Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy - học tiếng Anh chuyên ngành ở trường đại học Y Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.48 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

VŨ THỊ TUYẾT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DẠY - HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2005

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

VŨ THỊ TUYẾT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DẠY - HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số:

601405



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Bích
HÀ NỘI - 2005
2


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại khoa Sư phạm - Đại
học Quốc gia Hà Nội và quá trình công tác của tác giả ở Trường Đại học Y
Hải Phòng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Hội đồng Đào tạo, Hội đồng khoa học khoa Sư phạm - Đại học Quốc
gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tác giả
trong suốt khóa học.
Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Y Hải
Phòng đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành nhiệm vụ.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo, Tiến sỹ
Nguyễn Ngọc Bích đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình hình
thành và hoàn chỉnh luận văn.
Tuy nhiên, do khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của tác
giả có hạn nên chắc rằng luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 6 năm 2005
Vũ Thị Tuyết

3



MỤC LỤC

Trang
Mở đầu

4

1. Lý do chọn đề tài

8

2. Mục đích nghiên cứu

8

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

8

4. Giả thuyết khoa học

8

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

8

6. Giới hạn của đề tài


9

7. Cái mới của luận văn

9

8. Phương pháp nghiên cứu

9

9. Dàn ý nội dung công trình

9

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

10

1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

10

1.1.1. Quản lý

10

1.1.2. Chất lượng

19


1.2. Một số vấn đề liên quan đến ngoại ngữ

22

1.2.1. Mục đích và yêu cầu của môn Ngoại ngữ

22

1.2.2. Tiếng Anh chuyên ngành

23

1.3. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

25

1.3.1. Các lĩnh vực và tiêu chí đánh giá chất lượng

25

1.3.2. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng

34

Chƣơng 2 : Thực trạng quản lý chất lƣợng dạy học Tiếng Anh
chuyên ngành ở Trƣờng Đại học y Hải Phòng

4

38



2.1. B mụn Ngoi ng

38

2.1.1. Tỡnh hỡnh chung ca B mụn

38

2.1.2. Tỡnh hỡnh i ng ging viờn Ting Anh

39

2.1.3. Nhim v ging dy

39

2.2. Thc trng qun lý cht lng dy - hc Ting Anh chuyờn
ngnh Trng i hc Y Hi Phũng.

40

2.2.1. Thc trng cht lng dy - hc Ting Anh chuyờn ngnh
Trng i hc Y Hi Phũng

40

2.2.2. Thc trng qun lý cht lng dy - hc Ting Anh chuyờn
ngnh Trng i hc Y Hi Phũng


50

2.2.3. ỏnh giỏ chung cụng tỏc qun lý cht lng dy - hc Ting
Anh chuyờn ngnh Trng i hc Y Hi Phũng

51

Chng 3 : Bin phỏp qun lý cht lng dy - hc Ting Anh
chuyờn ngnh Trng i hc Y Hi Phũng
[

54

3.1. Tổ chức đánh giá và phát triển ch-ơng trình
Tiếng Anh chuyên ngành

54

3.2. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực ở bộ môn Ngoại
ngữ

57

3.3. Tăng c-ờng quản lý các điều kiện đảm bảo
chất l-ợng

58

3.4. Bồi d-ỡng đội ngũ giảng viên


69

3.5. Tổ chức đánh giá giảng viên

71

3.6. Quản lý sinh viên

72

3.7. Quản lý cơ sở vật chất

76

Kết luận và khuyến nghị

80

5


1. KÕt luËn

80

2. KhuyÕn nghÞ

82


Danh môc tµi liÖu tham kh¶o vµ phô lôc

84

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đem lại những thành tựu đáng kể cho
giáo dục. Quy mô giáo dục phát triển mạnh, các loại hình đào tạo và nguồn lực
được đa dạng hóa, chất lượng giáo dục đang từng bước được cải thiện. Tuy
nhiên, như Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt nam
đã nêu, so với yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam,“Giáo dục- đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô lẫn
cơ cấu, và nhất là về chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn
ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa 18, tr.22. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII còn
nhấn mạnh, “Đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo
còn thấp. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa
học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh, sinh viên còn yếu”18,
tr.25.
Trong chiến lược phát triển con người toàn diện, Đảng và nhà nước ta
cùng với Bộ Giáo dục - Đào tạo rất quan tâm đến chất lượng của việc dạy và
học ở các cấp học, ngành học và ở các hình thức đào tạo. Nghị quyết Trung
ương II khóa VIII cũng đã chỉ rõ: “Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng
toàn diện, phải đảm bảo bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trang bị những kiến
thức cơ bản nhất, bồi dưỡng khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành
cho học sinh. Chú trọng yêu cầu cao về bồi dưỡng phát triển năng lực trí tuệ

trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ”18, tr.25.
Là một môn văn hóa cơ bản nên ngoại ngữ có vị trí và vai trò quan
trọng trong sự nghiệp giáo dục. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng chỉ thị về
7


việc tăng cường công tác dạy - học ngoại ngữ nhân dịp về thăm trường Đại
học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vào ngày 13-01-1972: “Đối với nước ta,
ngoại ngữ là môn rất quan trọng, rất cần thiết, rất cấp bách. Các đồng chí
phụ trách giáo dục phải rút kinh nghiệm để làm tốt giáo dục ngoại ngữ”. Việc
xác định vị trí của môn ngoại ngữ như vậy thật rõ ràng và chính xác. Quan
điểm này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của sự phát triển nền giáo dục
hiện đại. Ngoại ngữ không chỉ góp phần trang bị cho học sinh, sinh viên
những tri thức cần thiết về các đối tượng nhận thức thế giới khách quan thuộc
chuyên ngành ấy, mà nó còn là công cụ rất quan trọng giúp cho họ nắm chắc
hơn các tri thức cơ sở của các chuyên ngành khác, đồng thời giúp cho việc
phát triển năng lực trí tuệ của họ được thuận lợi hơn. Ngoại ngữ là công cụ
giao tiếp mới, giúp người học nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của mình
qua việc tiếp xúc, tìm hiểu và chọn lọc được những tri thức văn hóa không
những của riêng dân tộc có thứ tiếng đó, mà còn của cả loài người.
Ngoại ngữ là môn học cần thiết trong quá trình đào tạo và luôn có tác
dụng làm phát triển và hoàn thiện năng lực tư duy của người học vì ngoại ngữ
cũng như những ngôn ngữ nói chung gắn bó rất mật thiết với tư duy. Năng lực
tư duy chỉ được nâng lên một cách nhanh chóng khi trình độ ngoại ngữ đạt tới
mức tiếng nói mới ấy trở thành suy nghĩ của chính bản thân mình. Việc phát
triển và hoàn thiện năng lực tư duy cho thế hệ trẻ chính là nội dung cơ bản
trong yêu cầu nâng cao năng lực trí tuệ nói chung của nhà trường. Bởi vì suy
cho cùng thì năng lực sáng tạo trong lao động, công tác và nghiên cứu khoa
học luôn luôn tùy thuộc vào năng lực trí tuệ của mỗi người. Ở góc độ đó mà
xem xét thì việc tinh thông ngoại ngữ đóng vai trò to lớn trong việc phát huy

tính sáng tạo của những con người lao động mới. Không những thế, ngoại
ngữ thực sự có tác dụng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh và sinh
viên khi họ được trang bị công cụ để hiểu biết đúng về các nền văn hóa khác.
8


Nếu việc dạy - học ngoại ngữ được đặt đúng vị trí và tiến hành đúng
yêu cầu thì nó còn có tác dụng không nhỏ trong việc rèn luyện các đức tính
cần cù, khắc phục khó khăn và hăng say tìm hiểu cho người học. Vai trò, vị trí
và tác dụng của bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường là rất to lớn và đa dạng.
Song làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học ngoại ngữ nói
chung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng cho các đối tượng sinh viên một
cách có hiệu quả nhất, tốn ít thời gian và công của nhất là vấn đề thời sự và là
yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các nhà trường và giáo viên ngoại ngữ ở nước ta.
Trường Đại học Y Hải Phòng là một trong ba trường đại học lớn của
thành phố Hải Phòng. Sau 25 năm xây dựng và phát triển đã trở thành một
trường đại học có uy tín ở thành phố cảng với nhiệm vụ đào tạo các cán bộ y
tế ở bậc đại học, nghiên cứu khoa học y học phục vụ và phát triển kinh tế xã
hội. Trường còn là Trường Đại học Y đầu tiên ở vùng duyên hải phía bắc nằm
trong hệ thống các trường y thực hiện quy chế đào tạo đại học chính quy của
Bộ Giáo dục và Bộ Y tế. Từ những năm 1990 đến nay, ngoài mối quan hệ với
các tổ chức y tế thế giới, trường đã mở rộng quan hệ với các nước có sử dụng
tiếng Pháp. Trường cũng đã xúc tiến mở rộng quan hệ với một số trường đại
học y của Mỹ, Canada và các nước ở Đông Nam Á. Đây cũng là một trong
những lý do mà bộ môn Ngoại ngữ của trường càng cần phát triển Tiếng Anh
chuyên ngành hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nhu cầu cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao, toàn diện cho đất nước. Ban giám hiệu nhà
trường đã luôn phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các bộ môn
trong trường cũng được tạo mọi điều kiện để cải thiện chất lượng của môn
học. Đây cũng là một động lực đòi hỏi các bộ môn phải tự hoàn thiện hơn

(xem phụ lục 1, 2, 3).
Qua nhiều năm giảng dạy ở bộ môn Ngoại ngữ, tôi nhận thấy vấn đề
chất lượng môn học tuy đã được quan tâm, nhưng chưa thực sự đáp ứng mục

9


tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của toàn trường. Thực tế hiện nay cho thấy
vẫn còn có một bộ phận sinh viên của trường chưa ý thức được đầy đủ vị trí,
vai trò của môn ngoại ngữ cho nên đã nảy sinh tình trạng chưa thực sự hào
hứng với môn học này và chưa học tập một cách tích cực. Tình trạng này
cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môn học, đồng thời cũng là
điều làm cho tôi luôn trăn trở suy nghĩ và tìm cách cải tiến.
Đã có nhiều nhà ngôn ngữ học và giảng viên ngoại ngữ luận bàn về
thực trạng và đóng góp các ý kiến nhằm cải tiến chất lượng giảng dạy và
học tập môn học này. Một số bài tiêu biểu mà tôi tham khảo đã đề cập đến
một khía cạnh trong các hoạt động giảng dạy như phương pháp giảng dạy,
chương trình giảng dạy, việc kiểm tra đánh giá chất lượng nhưng chủ yếu là ở
các trường chuyên ngữ. Cho đến nay, chưa có một luận văn nào nghiên cứu
một cách toàn diện về quản lý chất lượng dạy-học và hiệu quả của việc sử
dụng ngoại ngữ chuyên ngành ở các trường đại học không chuyên ngữ.
Chất lượng dạy học có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đào tạo.
Quản lý chất lượng dạy học có vai trò quyết định trong việc phát triển và nâng
cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo đại học nói chung, và
Trường Đại học Y Hải phòng nói riêng.
Ngoại ngữ cần có những đóng góp gì cho việc phát triển kiến thức
chuyên môn và nghiệp vụ là câu hỏi lớn đã và đang được đặt ra cho các nhà
quản lý và những người trực tiếp giảng dạy ngoại ngữ. Việc làm thế nào để
quản lý tốt chất lượng dạy - học ngoại ngữ là vấn đề cấp thiết, và đó cũng
chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học Tiếng Anh chuyên ngành ở Trường Đại học Y Hải Phòng” cho luận

văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục. Tôi thực hiện đề tài này với mong
muốn xây dựng các biện pháp khả thi trên cơ sở lý luận khoa học và kinh

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Đinh Quang Báo (2003), Mối quan hệ giữa các yếu tố chính cấu thành
chất lượng giáo dục, Hội thảo làm thế nào nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo, Báo Nhân dân - Bộ Gáo dục và đào tạo.
2. Đặng Quốc Bảo (2003), Bài giảng Phát triển nhà trường - một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2002), Bài giảng Mối quan hệ kinh tế-giáo dục trong quá
trình phát triển bền vững cộng đồng, tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục
Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo (2001), Bài giảng Kinh tế học giáo dục - một số vấn đề lý
luận thực tiễn và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục,
tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
5. Đặng Quốc Bảo (2003), Bài giảng Quản lý cơ sở vật chất-sư phạm, quản lý
tài chính trong quá trình giáo dục, tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục
Hà Nội.
6. Mai Thanh Bình (2001), Dạy học ngoại ngữ - những bước thăng trầm đã
qua, thực trạng hiện nay và hướng phát triển trong giai đoạn tới, kỷ yếu hội
thảo khoa học quốc gia ĐH ngoại ngữ - ĐHQGHN.
7. Bộ trƣởng Bộ Giáo dục (1983), Quyết định 943 về việc nâng cao chất
lượng dạy học môn ngoại ngữ.
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Bài giảng Những quan
điểm giáo dục hiện đại, tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội

9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Chuyên đề Lý luận đại
cương về quản lý, tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội

11


10. Nguyễn Đức Chính (2003), Những vấn đề cơ bản trong đánh giá chất
lượng giáo dục - đào tạo, Hội thảo làm thế nào nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo, Báo nhân dân - Bộ giáo dục và đào tạo.
11. Nguyễn Đức Chính (2003), Chuyên đề Đánh giá giảng viên đại học Tài
liệu bồi dưỡng nhiệm vụ quản lý cho lớp cao học Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Chính (2004), Chương trình đào tạo và đánh giá chương trình
đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng nhiệm vụ quản lý cho lớp cao học Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội .
14. Đỗ Thị Châu (2001), Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngoại ngữ
trong sự nghiệp CNH - HĐH, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia ĐH ngoại
ngữ - ĐHQGHN.
15.Vũ Quốc Chung - Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả,
NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
16. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
17. Nguyễn Tiến Đạt (2003), Giáo dục so sánh, Tài liệu cho lớp Cao học
Quản lý giáo dục, Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai BCH TW
khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức (2003), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
20. Đặng Xuân Hải (2003), Lý luận dạy học nói chung và dạy đại học nói
riêng, Tài liệu cho các lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.

21. Đặng Xuân Hải (2003), Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý
giáo dục và đào tạo, Chuyên đề bồi dưỡng nhiệm vụ quản lý cho lớp cao
học Hà Nội.

12


22. Đặng Xuân Hải (2003), Quản lý nhà nước về giáo dục-đào tạo, Chuyên
đề bồi dưỡng nhiệm vụ quản lýcho lớp cao học Hà Nội.
23. Đặng Xuân Hải (2003), Quản lý giáo dục và đào tạo trong mối quan hệ với
cộng đồng xã hội, Đề cương bài giảng cho lớp Cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
24. Bùi Hiền (1999), Phương pháp hiện đại dạy - học ngoại ngữ, NXB. Đại
học quốc gia, Hà Nội.
25. Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng về đo lường và đánh giá thành quả học
tập trong giáo dục, Hà Nội .
26. Thái Hoàng Nguyên (2003), Sổ tay người dạy Tiếng Anh, NXB. Giáo
dục Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Bài đọc thêm 2, Về khái niệm chất lượng
trong giáo dục và đào tạo, Chuyên đề những quan điểm giáo dục hiện đại,
tài liệu cho các lớp cao học, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Tâm lý học quản lý theo cách tiếp cận hành
vi tổ chức, tài liệu cho các lớp cao học Hà Nội .
29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Quản lý nguồn nhân lực, Tài liệu bồi dưỡng
nhiệm vụ quản lý, cho các lớp cao học Hà Nội .
30. Vũ Văn Tảo - Trần Văn Hà (1996), Học giải quyết vấn đề – một hướng
mới trong công tác giáo dục, đào tạo, NXB Hà Nội.
31. Nguyễn Quang Toản (2005), Khái quát áp dụng mô hình quản lý tập
trung vào chất lượng của bộ ISO 9000: 2000 để quản lý giáo dục Đại
học, Báo cáo tại Đại học quốc gia Hà Nội.
32. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Làm gì để đổi mới cách học trong học sinh,

sinh viên, Tạp chí Giáo dục và thời đại, số 12 .
33. Đào Hồng Thu (2003), Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật công nghệ với
việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ những thập kỷ đầu thế kỷ 21
– Cơ sở lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học Đại
học ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà Nội .
13


34. Lâm Quang Thiệp (2003), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tài liệu
cho các lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Lân Trung (2001), Xây dựng giáo trình, đề cương bài giảng và
giáo án đáp ứng những đòi hỏi mới của giáo học pháp hiện đại, Kỷ yếu
Hội nghị nghiên cứu khoa học Đại học ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà
Nội .
36. Nguyễn Xuân Thơm (1997), Giải pháp hiệu quả cho việc học Tiếng
Anh chuyên ngành, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học Đại học ngoại
ngữ Đại học quốc gia Hà Nội.
37. Trƣờng Đại học Y Hải Phòng (2003), Quản lý và đánh giá sinh viên,
Tài liệu cho lớp đào tạo lại, Hải Phòng.
38. Nguyễn Quang Uẩn (1996), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
39. Hoàng Văn Vân (2001), Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hợp lý và
có hiệu quả ở đầu thế kỷ 21, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học Đại
học ngoại ngữ Đại học quốc gia Hà Nội.
PHẦN TIẾNG ANH
40. Gretchen Bloom (1982), The language of medicine in English, Regent
Publishing company, Inc .
41. Myra Pallack Sadker, David Miller Sadler (1991), Teachers, schools
and society, Mc Graw Hill, Inc.
42. G. V. Rogova (1983), Method of teaching English, Moscow .

43. P. L. Ur (1996), A course in learning English, C. U. P., Cambridge.
44. P. L. Sandler (1989), English for medical profession, B.B.C. English.

14



×