Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Văn hóa môi trường trong hoạt động du lịch miền núi Việt Nam - nghiên cứu trường hợp Sa Pa và Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.52 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HI V NHN VN
-------

Nguyễn Thị Anh Hoa

Văn hóa môi tr-ờng trong hoạt động
du lịch miền núi việt nam
nghiên cứu tr-ờng hợp sa pa và ba vì

LUN VN THC SỸ DU LỊCH HỌC

HÀ NỘI - 2006

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X HI V NHN VN
------

Nguyễn thị anh hoa

Văn hóa môi tr-ờng trong hoạt động
du lịch miền núi việt nam
nghiên cứu tr-ờng hợp sa pa và ba vì

Chuyờn ngnh: Du lịch


LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: pgs. TS. NGUYN đình hòe

H NI - 2006

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Du lịch là một trong những ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với
môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa và điều kiện xã hội. Trong xu thế phát
triển xã hội hiện đại, đặc biệt ở các quốc gia phát triển, du lịch là một nhu cầu
không thể thiếu. Do những địi hỏi khách quan đó mà du lịch ngày càng phát
triển với nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du
lịch mua sắm, du lịch hội thảo, du lịch thể thao, du lịch thiên nhiên…
Du lịch đem lại sự thỏa mãn đa dạng cho du khách về nhu cầu hiểu biết
giải trí, cân bằng trạng thái tinh thần, thể lực sau những ngày lao động mệt nhọc
của nếp sống công nghiệp... Tuy nhiên, trong một thời gian dài, việc phát triển
du lịch mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các sản
phẩm du lịch với mục đích thu hút du khách. Việc làm này đem lại một nguồn
lợi đáng kể, song cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực như sự hủy hoại các hệ
sinh thái và nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, góp phần gia tăng các tệ nạn xã hội
như mại dâm, ma túy…, làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Những
yếu tố đó tác động đến sự phát triển bền vững hoạt động du lịch.
Sapa và Ba Vì là hai điểm du lịch miền núi ngày càng thu hút được sự
quan tâm của du khách và các nhà đầu tư. Từ năm 1990 cho đến nay, sự phát
triển mạnh mẽ của du lịch đã mang lại một nguồn lợi không nhỏ về kinh tế cho

địa phương những cũng tạo ra nguy cơ xuống cấp về mơi trường, văn hóa và xã
hội. Khi nghiên cứu về hoạt động du lịch ở hai điểm Sapa và Ba Vì cho thấy
hoạt động này đã có những ảnh hưởng xấu đến mơi trường tự nhiên, xã hội và
văn hóa của người dân bản địa. Để hướng tới xây dựng Sapa và Ba Vì thành
những điểm du lịch hấp dẫn nhưng bền vững cần phải có những giải pháp phù
hợp. Đó chính la lý do đề tài: “ Văn hóa mơi trường trong hoạt động du lịch
3


miền núi Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp Sapa và Ba Vì” được lựa chọn
để làm luận văn tốt nghiệp này.

2.Mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu

 Mục tiêu: Luận văn nhằm góp phần vào việc phát triển du lịch bền vững
thông qua việc làm rõ và nâng cao tính văn hóa mơi trường trong hoạt
động du lịch nói chung và du lịch miền núi nói riêng.
 Các nội dung nghiên cứu chính:
o Cơ sở lý luận về văn hóa mơi trường trong hoạt động du lịch nói chung
và du lịch miền núi Việt Nam nói riêng.
o Phương pháp đánh giá văn hóa mơi trường tại một điểm du lịch.
o Hiện trạng văn hóa mơi trường tại các điểm du lịch miền núi Sapa và
Ba Vì.
o Một số giải pháp phát triển văn hóa mơi trường trong hoạt động du
lịch.
 Phạm vi nghiên cứu:
Luận chỉ tập trung nghiên cứu một số điểm chính, mang tính đại diện và là
nơi thu hút nhiều du khách, đó là:

Tại Sapa:

o Khu vực thị trấn Sapa.
o Lâm viên Hàm Rồng
o Xã Tả Van, Hầu Thào
o Tuyến du lịch:
Sapa – Cát Cát

Sapa – Tả Phìn

Sapa – Cầu Mây

Sapa – Thác Bạc
4

Sa Pa – Bãi đá cổ


Tại Ba Vì:
o Vườn Quốc gia Ba Vì
o Khu du lịch Ao Vua
o Khu du lịch Khoang Xanh

3. Nội dung, kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo nội dung chính
của luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Văn hóa mơi trường và vấn đề văn hóa mơi trường trong hoạt
động du lịch miền núi Việt Nam.
o Giới thiệu tổng quan về khái niệm VHMT.
o Phân tích những điều kiện hình thành VHMT trong thời hiện đại.
o Xác định nội dung, kết cấu và tiêu chí của VHMT trong hoạt động du lịch
miền núi

o Phân tích đặc điểm của loại hình du lịch miền núi Việt Nam và vai trò của
VHMT đối với loại hình du lịch này.
Chương 2: Phương pháp và quá trình nghiên cứu.
Giới thiệu các phương pháp và quá trình nghiên cứu của đề tài gồm:
o Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.
o Phương pháp phân tích hệ thống
o Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
o Phương pháp phỏng vấn
o Phương pháp quan sát.
o Phương pháp kiến tạo chỉ số
Chương 3: Hiện trạng VHMT trong hoạt động du lịch tại Sa Pa và Ba Vì

5


o Giới thiệu khái quát về hai điểm du lịch mà đề tài nghiên cứu là Sa Pa và
Ba Vì (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...)
o Áp dụng phương pháp kiến tạo chỉ số để đánh giá VHMT Sa Pa và Ba Vì
trong thời điểm tháng 8 năm 2006.
Chương 4 : Những giải pháp phát triển văn hóa môi trường trong hoạt động
du lịch ở Sa Pa và Ba Vì.
o Dựa trên những đặc điểm của hoạt động du lịch miền núi Việt Nam, đưa
ra những giải pháp về phát triển VHMT đối với loại hình du lịch này.
o Dựa trên kết quả đánh giá ở chương 3 về VHMT tại điểm du lịch Sa Pa
và Ba Vì, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khác phục những tiêu chí
về VHMT cịn chưa đạt được hoặc đạt ở mức độ thấp.
Kết luận :
Tổng kết những nội dung chính mà luận văn đã làm được :
o Tổng quan tài liệu và đưa ra khái niệm VHMT trong hoạt động du lịch
miền núi.

o Đưa ra phương pháp đánh giá VHMT tại một điểm du lịch.
o Đánh gía VHMT tại điểm du lịch Sa Pa, Ba Vì
o Đưa ra những giải pháp chung nhằm phát triển VHMT trong hoạt động du
lịch và những giải pháp cụ thể cho điểm du lịch Sa Pa và Ba Vì.

6


Chương 1: VĂN HĨA MƠI TRƯỜNG VÀ VẤN ĐỀ VĂN HĨA MƠI TRƯỜNG
TRONG DU LỊCH MIỀN NÚI VIỆT NAM

1.1 Văn hóa mơi trường:
o Khái niệm Văn hóa:
Văn hóa là một khái niệm rộng. Nó có mặt trong mọi hoạt động của con
người. Hay nói cách khác, mọi hoạt động của con người đều cần phải có văn hóa.
Ngày nay chúng ta đã quen thuộc những cụm từ và khái niệm về văn hóa có liên
quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó,ví dụ như: Văn hóa thương mại, Văn hóa
doanh nghiệp, Văn hóa thể thao, Văn hóa giao tiếp, Văn hóa du lịch, rồi Văn hóa
đọc, Văn hóa ẩm thực, Văn hóa nghe- nhìn…Những cụm từ này bao hàm tất cả nội
dung, hình thức thể hiện, những tiêu chí về mặt văn hóa gắn liền với những đặc thù
của lĩnh vực khoa học, kinh tế hay xã hội mà nó mang tên.
Vậy Văn hóa là gì? Có hàng trăm định nghĩa khác nhau về Văn hóa, ở đây
có thể trích dẫn một định nghĩa về văn hóa trong từ điển Tiếng Việt của trung tâm
từ điển học như sau: “ Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử “[20, tr.1062]
Định nghĩa về văn hóa có thể có rất nhiều, song chúng ta có thể xác định
được những nội dung cơ bản của văn hóa trong các mặt [3, tr.2]:
- Văn hóa vật chất.
- Văn hóa tinh thần (Nhận thức, ứng xử, tổ chức đời sống, văn học nghệ thuật…)
Trong một góc nhìn rộng lớn thì tất cả những gì khơng phải là tự nhiên,

những gì do con người sáng tạo ra phục vụ chính bản thân con người và được chọn
lọc qua thời gian là văn hóa. Tuy nhiên những nhóm thành tựu văn hóa mà chúng
ta đã xác định ở trên thì khơng phải hồn tồn độc lập, riêng rẽ mà có sự ảnh
7


hưởng, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau. Chẳng hạn, khơng phải tất cả các
thành tựu văn hóa vật chất đều đem lại lợi ích cho tất cả mọi người ở các mức độ
khác nhau. Văn hóa ứng xử sẽ làm chức năng điều chỉnh lợi ích của các thành phần
trong các mối quan hệ đó.
o Khái niệm Môi trường:
Thuật ngữ môi trường là một khái niệm đa nghĩa có thể dùng trong nhiều
trường hợp khác nhau. Trước hết “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu
tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên
nhiên” ( chương1, điều 1, Luật bảo vệ môi trường- 2005).
Môi trường sống của con người là một phạm trù hẹp hơn của khái niệm môi
trường. Theo chức năng, môi trường sống được chia làm ba loại [10,tr.9-10]:
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn
tại khách quan bao quanh con người.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo
nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng
đồng dân cư.
Môi trường nhân tạo là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người sáng
tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Trong luận văn này còn đề cập đến một khái niệm mơi trường đó là Môi trường
du lịch: “ là môi trường tự nhiên bao gồm tồn bộ khơng gian lãnh thổ: đất, nước,
khơng khí, các hệ sinh thái, các hệ động vật, thực vật, cơng trình kiến trúc và cảnh
quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động du lịch” (Quy chế bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực du lịch) [5, tr.1]

o Khái niệm Văn hóa mơi trường:
8


Trong mối quan hệ giữa con người với môi trường xã hội thì văn hóa mơi
trường là việc điều chỉnh thái độ, hành vi ứng xử của những cá nhân hay những
nhóm người có những lợi ích khác nhau nhưng lại liên quan đến nhau trong một xã
hội đã được định hình. Hay nói cách khác việc điều chỉnh các hành vi ứng xử là từ
cả hai phía để đạt được sự hài hịa về lợi ích và phát triển bền vững. Tuy nhiên
trong mối quan hệ giữa con người với mơi trường tự nhiên thì việc điều chỉnh hành
vi ứng xử chỉ thuộc về một phía: con người. Con người sẽ quyết định những điều
kiện sống căn bản của mình thơng qua thái độ ứng xử với mơi trường tự nhiên.
Ngay từ khi xuất hiện, con người đã sống giữa mơi trường sống của mình.
Con người phải tận dụng và ứng phó với mơi trường xung quanh để tồn tại. Vì vậy
VHMT tuy tên gọi mới xuất hiện gần đây nhưng gốc của nó đã có từ xa xưa gắn
với lịch sử của nhân loại. Đó là phương thức ứng xử với môi trường tự nhiên và xã
hội trong quá trình tồn tại của con người.
Vậy thế nào là VHMT? đến nay đã có một số tác giả đưa ra những ý kiến về
khái niệm này. Xuất phát từ việc phân tích văn hóa Việt Nam là loại hình văn hóa
gốc nơng nghiệp, hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là nông nghiệp trồng lúa nươcmột phương thức sản xuất mà sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.tác
giả Nguyễn Quang cho rằng “…thái độ biết ơn thiên nhiên, u q thiên nhiên- đó
chính là VHMT ”[20,tr.10]. Tác giả cho rằng VHMT có mặt trong nhiều lĩnh vực
của đời sống ví như việc Bác Hồ phát động tết trồng cây đã trở thành nét đẹp văn
hóa làm phong phú thêm VHMT. Việc phát động phong trào đường phố “xanh,
sạch, đẹp” đó là việc đưa VHMT vào cuộc sống. VHMT là thành tố của văn hóa đơ
thị, văn hóa làng xã. Theo tác giả thì điểm quan trọng nhất trong VHMT chính là
nhận thức được tác động của con người (cá nhân và tập thể) đối với mơi trường
sống trước mắt và lâu dài. Từ đó giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ thiên nhiên bắt

9



đầu bằng những hành động hết sức nhỏ bé đến những hành động mang tính tồn
cầu.
Trong cuốn “Một số vấn đề xã hội- nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, 2001”, tác giả Hà Huy Thành chủ biên
đã dành trọn vẹn chương IV viết về văn hóa mơi trường. Trên cơ sở khái niệm văn
hóa và khái niệm mơi trường, tác giả đưa ra khái niệm VHMT: “VHMT là tổng
hợp những tri thức, giá trị, chuẩn mực, biểu trưng về việc khai thác tài nguyên và
ứng xử với môi trường của con người được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn trong
q trình tương tác với tự nhiên”[23, tr.253]. Ngồi việc phân tích những điểm tích
cực và điểm hạn chế của VHMT Việt Nam truyền thống, và VHMT Việt Nam hiện
đại, tác giả còn đưa ra vấn đề xã hội hóa và thể chế hóa và hiệu lực hố VHMT.
Việc xã hội hố VHMT bao gồm hai q trình, đó là giáo dục thế hệ trẻ và
tăng cường yếu tố tham gia của các cộng đồng vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
Vấn đề thể chế hoá và hiệu lực hoá VHMT là một bộ phận hợp thành khơng
thể thiếu để VHMT có thể đi vào thực tiễn, phát huy tác dụng. Thực chất của q
trình này chính là vấn đề hiện thực hố cơng tác quản lý mơi trường:
“Hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường (điều này được
coi là liên quan đến VHMT vì các văn bản Pháp luật bảo vệ môi trường được xét
với tư cách là một hệ thống chuẩn mực thành văn)”[23,tr.283]
Nói đến vấn đề hiệu lực hố là nói đến việc phải bằng cách nào đó hiện thực
hố được những mục đích đã đề ra. Cũng theo tác giả Hà Huy Thành thì có hai
phương cách để có thể đạt được điều này:

10


Tài liệu tham khảo


Tiếng Việt
1. Bùi Tuấn Anh- Vai trò của cộng đồng trong sự phát triển DLBV, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, 5/2001.
2. Trịnh Lê Anh- Môi trường xã hội- nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền
vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, 3/2005.
3. Trần Thúy Anh- Tập bài giảng Cơ sở Văn hóa du lịch, Đại học
KHXH&NV- Khoa Du lịch học, 2001.
4. Lê Huy Bá- Bàn về hành vi ứng xử bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và mơi
trường, Tạp chí BVMT 7/ 2004.
5. Bộ tài nguyên môi trường- Quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch, số
02/2003/QĐ-BTNMT.
6. Nguyễn Cẩn- Lưu Đức Hải, Hướng dẫn thực tập về các khoa học trái đất và
đa dạng sinh học tại VQG Ba Vì. Đại học KHTN- Khoa Mơi trường.
7. Douglas Haingworth- Xóa đói giảm nghèo thơng qua du lịch đại trà, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, 7/2006
8. Phạm Tiến Dũng- Một số giải pháp đảm bảo phát triển DLBV ở Sa Pa,
Luận văn cử nhân, Đại học KHTN- Khoa Môi trường, 2002.
9. Nguyễn Hồng Hà- Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống con người
Việt Nam, Viện Văn hóa& nxb. Văn hóa thơng tin, 2005.
10.Lưu Đức Hải- Cơ sở khoa học môi trường, nxb. Đại học quốc gia, 2002.
11.Phạm Hoàng Hải- Sa pa giữa trời mây trắng, nxb. Chính trị quốc gia, 2003.
12.Đỗ Dỗn Hồng- Phan Xi Păng nhìn ngược từ nóc nhà Đơng Dương, Báo
An ninh thế giới, 1/4/2006.

11


13.Nguyễn Đình Hịe- Phát triển du lịch bền vững, Tập bài giảng chun đề ,
2005.

14.Nguyễn Đình Hịe- Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, nxb. Đại học quốc gia
Hà nội, 2001.
15.Đỗ Thị Thanh Huyền- Sự tham gia của cộng đồng vùng đệm trong phát
triển DLBV tại VQG Ba Vì, Luận văn thạc sỹ, Đại học KHTN- ĐHQGHN,
2001.
16.Đinh Trung Kiên- Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội, 2004.
17.Phạm Trung Lương( chủ biên )- Tài nguyên và môi trường du lịch Việt
Nam, nxb. Giáo dục, 2001.
18. Phạm Trung Lương- Phát triển DLBV có sự tham gia của cộng đồng, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, 3/2001.
19.Vĩnh Nguyên, Sa Pa điểm du lịch hấp dẫn, Báo điện tử Netnam, 2/12/2004.
20.Nguyễn Quang- Gắn kết văn hóa đơ thị, văn hóa làng xã với văn hóa mơi
trường, Tạp chí BVMT, 8/2001.
21. Quốc hội khóa IX Luật bảo vệ mơi trường và nghị định hướng dẫn thi
hành, nxb. Chính trị quốc gia, 2002.
22.Hà Huy Thành- Một số vấn đề xã hội- nhân văn trong việc sử dụng hợp lý
tài nguyên và BVMT ở VN, nxb. Khoa học xã hội, 2001.
23.Trần Ngọc Thêm- Cơ sở văn hóa Việt Nam, nxb. Giáo dục, 1999.
24.Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, nxb. Đà Nẵng, 1997.
25.UBND tỉnh Lào Cai, Sa Pa tiềm năng và triển vọng, , trang thông tin điện tử
tỉnh Lào Cai 17/1/2003.

12


Tiếng Anh

26. Humana Charles. World Human Rights Guide, 3rd.ed. New York: Oxford
Univ. Press, 1992.

27. Mark. E Grindley- Combined gindings of Tourism Research in Sa Pa, Sa
Pa community tourism planning Workshop, 1998.
28.Poh Poh Wong- Tourism in Sautheast Asia, Association of Southeast Asian
Nations, 1991.
29.Songwit chuamsakul- Hill tribes and trekking, Tourism in Thailand, 1998.
30. World Bank Intergration Gender Issnes in Development, ,, New York:
Oxford Univ. Press, 2001.

13



×