Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tiểu văn hóa ngõ phố trong đời sống đô thị tỉnh lị Việt Nam ( Nghiên cứu trường hợp thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 104 trang )


VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN XÃ HỘI HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM THỊ QUỲNH TRANG






TIỂU VĂN HOÁ NGÕ PHỐ TRONG ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ
TỈNH LỊ VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An)



CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 623130


LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC














Hà Nội – 2009


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Đối tượng nghiên cứu 8
6. Phạm vi nghiên cứu 8
7. Giả thuyết nghiên cứu 8
8. Định nghĩa, thao tác hoá khái niệm và khung phân tích 8
9. Phương pháp nghiên cứu 11
10. Kết cấu của đề tài…………………………………………………………… 11

CHƢƠNG I
Cơ sở lý luận nghiên cứu về văn hoá ngõ phố trong đô thị tỉnh lị ở Việt Nam
1.1. Đô thị và đô thị hoá 12

1.1.1 Đô thị 12
1.1.2 Đô thị hoá 13
1.1.3 Đô thị hoá tại Việt Nam 14
1.1.4 Phân loại đô thị 15
1.2 Văn hoá đô thị và vai trò của văn hoá trong phát triển đô thị 16
1.2.1 Văn hoá đô thị 16
1.2.2. Những cơ sở hình thành văn hoá đô thị 19
1.3 Ngõ phố trong đô thị Việt Nam 20
1.4 Tiểu văn hoá và tiểu văn hoá ngõ phố 21

CHƢƠNG II
Thực trạng tiểu văn hoá ngõ phố ở thành phố Vinh
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Vinh 23
2.2 Nguồn gốc hình thành các ngõ phố ở Vinh 27
2.3 Đặc điểm của văn hoá ngõ phố 28

2

2.3.1 Đặc điểm về địa lý, dân cư và cơ sở hạ tầng 28
2.3.2 Đặc điểm kinh tế 39
2.3.3 Quan hệ của cư dân trong ngõ 41
2.3.4 Nhóm xã hội, hoạt động cộng đồng và không gian
công cộng trong ngõ 49
2.3.5 Ngõ phố trong các hình thức cư trú của người dân 62
2.3.6 Những bất cập còn tồn tại trong văn hoá ngõ phố 64
CHƢƠNG III
Vai trò của tiểu văn hóa ngõ phố, các yếu tố tác động đến và các giải pháp
đối với tiểu văn hoá ngõ phố
3.1 Vai trò của tiểu văn hoá ngõ phố 66
3.2 Các yếu tố tác động đến tiểu văn hoá ngõ phố 69

3.2.1 Quy hoạch đô thị 69
3.2.2 Yếu tố tăng trưởng kinh tế 72
3.2.3 Yếu tố di cư và quá trình cơ động về cư trú trong đô thị 72
3.2.4. Quá trình giao lưu văn hóa. 73
3.3. Kiến nghị giải pháp gìn giữ phát huy tính tích cực của tiểu văn
hóa ngõ phố trong môi trường đô thị hiện đại. 75
3.3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức và quan điểm: 75
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với xây dựng và quản lý văn hóa đô thị: 77
3.3.2.1 Xây dựng thiết chế văn hoá ngõ phố 77
3.3.2.2 Duy trì, phát huy các sinh hoạt cộng đồng và các nhóm xã hội 80
3.3.2.3 Hoàn thiện và nhân rộng mô hình ngõ phố văn minh 81
3.3.3 Nhóm giải pháp đối với quy hoạch đô thị: 84
3.3.3.1 Đối với các ngõ phố đang tồn tại hiện nay 84
3.3.3.2 Đối với các khu vực đang chuẩn bị trở thành ngõ phố. 86
3.3.3.3 Nuôi dưỡng và phát huy các giá trị văn hóa ngõ phố
trong các không gian cư trú khác. 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. BẢNG
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa số năm ở và biết hàng xóm trong ngõ 43
Bảng 2.2 Mối quan hệ giữa số năm ở và mức độ hiểu biết về hàng xóm 43
Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa mức độ qua nhà hàng xóm chơi với số năm cư trú 46
Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa mức độ qua nhà hàng xóm chơi với độ tuổi 46
Bảng 2.5: Mối quan hệ giữa mức độ tham gia hoạt động thể dục thể thao
trong ngõ với độ tuổi .55

Bảng 2.6 : Mức độ tham dự họp tổ dân phố so với độ tuổi người trả lời .59

2. BIỂU
Biểu 2.1: Số thế hệ sống trong một gia đình trong ngõ phố .30
Biểu 2.2 Các kiểu kiến trúc nhà ở chủ yếu trong ngõ phố .35
Biểu 2.3: Số hộ trong ngõ đến chia sẻ khi hàng xóm có việc quan trọng .47
Biểu 2.4 Lựa chọn hình thức cư trú theo sở thích .63


4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Ngõ phố (hay còn gọi là “hẻm phố”) là một loại hình cư trú rất đặc trưng của
đô thị Việt Nam, khác với các loại hình cư trú tồn tại tại các đô thị ở các nước phát
triển. Văn hóa ngõ phố thể hiện nét văn hóa đặc sắc của người Việt trong môi
trường đô thị. Đằng sau phố xá ồn ào là những ngõ phỗ lưu giữ những giá trị truyền
thống của người Việt, thể hiện lối sống, cách ứng xử với môi trường thiên nhiên và
xã hội của người Việt. Nhưng cũng chính từ cái ngõ ngách chật chội đó cũng nảy
sinh rất nhiều mâu thuẫn, vấn đề xã hội, bố cục quy hoạch thiếu hợp lý, kém văn
minh là nguy cơ của hỏa hoạn, ngập lụt và ô nhiễm môi trường… Vì vậy văn hóa
ngõ phố cần được nhìn nhận sâu sắc và có những nghiên cứu nghiêm túc hơn nữa.
Hiện tại vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quy
hoạch đô thị quan tâm, một số nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhắc
đến văn hóa ngõ phố như một nét văn hóa cần gìn giữ và tính toán cẩn trọng khi quy
hoạch lại đô thị trung tâm Sài Gòn. Tuy nhiên việc này chỉ dừng lại ở các hội thảo
khoa học và các bài viết tản mạn trên các tạp chí, chứ chưa thực sự có một công
trình nghiên cứu với các phương pháp xã hội học định tính hay định lượng thực sự
chuyên sâu. Hơn nữa các khảo cứu đó hầu hết là ở các thành phố lớn (Sài Gòn, Hà
Nội), các thành phố với bề dày lịch sử và không gian văn hóa đa chiều, mức độ đô

thị hóa cao hơn nhiều so với các đô thị tỉnh lị khác. Chính vì vậy đề tài này tác giả
chọn đối tượng nghiên cứu là văn hóa ngõ phố trong các đô thị tỉnh lị ở Việt Nam,
với trường hợp cụ thể là Thành phố Vinh – Nghệ An.
Thành phố Vinh có tuổi đời hơn 200 năm, tuy nhiên vì lí do chiến tranh và
thiên tai, nhịp phát triển của thành phố bị đứt đoạn nhiều lần, nên cho đến nay vẫn
là một thành phố trẻ, như phần lớn các đô thị tỉnh lị khác ở nước ta. Ra khỏi chiến
tranh từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Vinh được quy hoạch lại gần như từ
đầu, nên không có tình trạng ngõ ngách chật hẹp và dài hun hút với vô số nhánh rẽ
như ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà nội. Vì vậy, ngõ phố ở Vinh có quy mô nhỏ,
không gian tụ cư khá rõ, rất dễ trở thành một đợn vị cư trú được xác định.

5

Nhìn chung ở Vinh có 4 hình thức cư trú cơ bản sau đây:
- Hình thức tụ cư theo xóm: thường ở các xã thuộc địa bàn thành phố
- Hình thức chung cư
- Hình thức phố
- Hình thức nhà phân lô ở các khu đô thị mới
- Hình thức ngõ phố
Qua quan sát cho thấy năm kiểu hình cư trú này cũng khá phổ biến ở các đô
thị tỉnh lị. Nghiên cứu vấn đề văn hóa ngõ phố ở Vinh, vì vậy cũng có thể đại diện
được cho nhiều đô thị tỉnh lị khác.
Như vậy văn hóa ngõ phố có thể là một tiểu văn hóa, phân biệt được với văn
hóa của các hình thức cư trú khác ở đô thị hay không. Văn hóa ngõ phố đã và đang
tồn tại, biến đổi như thế nào; có những đặc trưng gì; đang đặt ra những vấn đề gì;
cần phải ứng xử với nó như thế nào…đang là những câu hỏi chưa có lời giải đáp về
cả lý luận và thực tiễn. Chính vì lẽ đó nghiên cứu về văn hóa ngõ phố là rất cần thiết
và có ý nghĩa thiết thực trong quy hoạch đô thị, xây dựng và quản lý văn hóa đô thị.
Mặt khác, thực tiễn về vấn đề này cũng hết sức phong phú và sinh động, đủ để
nghiên cứu và tổng kết. Hay nói cách khác vấn đề thực sự đã chín muồi, vừa cần

thiết nghiên cứu, vừa có thể nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa ngõ phố
cả về mặt kiến trúc và lối sống cũng như cách tổ chức sinh hoạt. Cụ thể như sau:
Hẻm phố Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh (Kỷ yếu hội thảo : “Bảo tồn và phát
triển các tiểu văn hóa ở hẻm
1
phố trong quá trình cải tạo Thành phố Hồ Chí
Minh”), Trường ĐH Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu
Đô thị và phát triển, Nxb. Công An Nhân dân, 2006.
Cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả được trình bày trong hội thảo vấn
đề “Bảo tồn và phát triển các tiểu văn hóa ở hẻm phố trong quá trình cải tạo Thành
phố Hồ Chí Minh”. Cho đến nay có thể nói các nhà nghiên cứu đô thị thành phố Hồ

1
Hẻm phố: (Miền Nam) Tương đương với đơn vị “Ngõ phố” ở Miền Bắc.

6

Chí Minh là những người khởi xướng xu hướng nghiên cứu này. Cuốn sách cũng
như cuộc hội thảo đã chỉ ra những vấn đề của hẻm phố Sài Gòn nói riêng và hẻm
phố các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung. Các bài viết “ Hẻm phố - Một không gian
văn hóa đặc trưng của đô thị Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, “Hẻm phố
- Gạch nối của làng xã với đô thị” của T.S Đỗ Kim Liên, “Những màu sắc của hẻm
phố Sài Gòn” của Th.S Trần Quang Ánh,… đã mô tả và phân tích cuộc sống nơi
những con hẻm nhỏ của Sài Gòn dưới nhiều chiều cạnh: văn hóa, tôn giáo, sinh hoạt
cộng đồng, mạng lưới xã hội… và các vấn đề bất cập của thực trạng loại hình cư trú
này ví dụ như cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, kiến trúc… Một số bài viết khác
đã đề ra những biện pháp, cách thức nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển hẻm phố
như: “Xây dựng không gian công cộng thân thiện cho hẻm phố Sài Gòn của

PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa và GS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân,“Những cơ sở và giải
pháp bảo tồn và phát triển hẻm phố trong quá trình cải tạo”-T.S Trần Ngọc Khánh
Một công trình khác có nhắc đến văn hoá ngõ phố ở đô thị tỉnh lị: Văn hóa
đô thị với thực tiễn Thành phố Vinh, Phạm Xuân Cần, Nxb. Nghệ An, 2008.
Cuốn sách được viết khi Thành phố Vinh đang đứng trước ngưỡng cửa của
đô thị loại 1, để xứng tầm với vị trí đô thị Trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc
Trung Bộ, tất yếu phải mở rộng địa giới hành chính, thu nạp thêm cư dân nông
nghiệp vào thành phố. Trước tình hình đó cuốn sách như một cuốn sổ tay cho các
nhà quản lý đô thị Vinh nhằm xây dựng Vinh với một nền văn hóa đô thị để nó
không chỉ là sản phẩm mà còn là động lực của sự phát triển. Mặc dù chỉ với vài
trang sách viết về văn hoá ngõ phố nhưng tác giả đã đưa ra những nhận xét sâu sắc
về giá trị của loại hình văn hoá này. Tác giả đã chỉ ra nguồn gốc hình thành và
những đặc điểm cơ bản của loại hình văn hoá này.
Một tác phẩm khác cùng chủ đề đó là cuốn Ngõ phố người đời, Hoàng Đạo
Kính, Nhà xuất bản Văn học, 2005.
GS. TS. KTS. Hoàng Đạo Kính là người am hiểu về Hà Nội và có nhiều tác
phẩm viết về Kiến trúc Hà Nội. Cuốn sách lần này ông không chỉ khai thác khía
cạnh kiến trúc của ngõ phố Hà Nội mà còn đưa ra những cái nhìn tinh tế, cảm nhận

7

sâu sắc về cuộc sống, văn hóa nơi những ngõ phố nhỏ chật hẹp ở Thủ đô. Cuốn sách
tập hợp nhiều bài tản văn về các vấn đề của đời sống đô thị, có thể xem như là “triết
lý đô thị”. Ngõ phố người đời là sự đúc kết của những chiêm nghiệm sâu sắc từ sự
từng trải và tâm huyết của vị Kiến trúc sư với sự thay da đổi thịt từng ngày của đô
thị Việt. Những nhận định của Hoàng Đạo Kính đã giúp cho tác giả đề tài trả lời
những điều còn băn khoăn trong đời sống đô thị. Nhãn quan nhìn từ kiến trúc đô thị
nhưng vấn đề đặt ra không chỉ dừng lại ở đó của tác giả cuốn sách đã mở rộng nhận
thức của người đọc.
Nhìn chung các nghiên cứu về Văn hoá ngõ phố không nhiều, chủ yếu mới

chỉ là những bài viết tản mạn trên các tạp chí khoa học hay hội thảo chuyên đề. Các
nghiên cứu đã chỉ ra được những nguồn gốc cơ bản hình thành nên ngõ phố ở đô thị
Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định được các giá trị của văn hoá ngõ
phố: như gìn giữ tính cố kết cộng đồng của văn hoá truyền thống. Tuy nhiên bên
cạnh đó còn nhiều yếu tố bất cập, thiếu văn minh cần xử lí. Các nghiên cứu đó chủ
yếu tập trung vào 2 đô thị lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Không một nghiên cứu nào về đề tài trên đã từng được thực hiện ở các đô thị cấp
tỉnh lị, nơi chưa cắt hẳn ràng buộc với nông thôn. Đặc biệt chưa một nghiên cứu nào
nhìn nhận ngõ phố như một đơn vị văn hoá được “chỉ mặt đặt tên” từ đó gợi ý các
giải pháp từ nhận thức đến hành động đối với các cấp quản lý.
3. Mục đích nghiên cứu:
Bước đầu nghiên cứu về tiểu văn hóa ngõ phố tại đô thị tỉnh lị ở Việt Nam,
qua trường hợp điển hình là thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, chỉ ra có sự tồn tại một
loại hình tiểu văn hóa với các đặc trưng về kinh tế - xã hội, lối sống, phong cách
sinh hoạt và các hoạt động cộng đồng, xuất phát từ hình thức cư trú ngõ phố. Phân
tích các giá trị tốt đẹp cần bảo tồn, phát huy, cũng như những yếu tố tiêu cực cần
khắc phục của văn hóa ngõ phố, từ đó đề xuất các giải pháp duy trì và phát huy các
giá trị tích cực của văn hóa ngõ phố trong môi trường đô thị Việt Nam hiện đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ mục đích nêu trên đề tài có những nhiệm vụ chính sau đây:

8

- Khảo sát thực tiễn để mô tả, nhận diện và chỉ ra sự tồn tại của một loại hình
tiểu văn hóa ngõ phố, từ đó khắc họa một bức tranh cơ bản về văn hóa ngõ phố với
một số đặc trưng như: nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa lý; đặc điểm kết cấu dân
cư; cơ cấu xã hội, cách thức tổ chức đời sống cá nhân và cộng đồng. Từ đó, phân
tích các chức năng, vai trò của văn hóa ngõ phố trong quá trình phát triển đô thị
cũng như những vấn đề đang đặt ra cần phải xử lý ở loại hình tiểu văn hóa này.
- Dự báo xu hướng biến đổi, phát triển của tiểu văn hóa ngõ phố trong xu

hướng phát triển của đô thị Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp về nhận thức và hành động, nhằm bảo tồn và phát
huy những giá trị ưu trội của văn hóa ngõ phố trong môi trường đô thị Việt Nam.
5. Đối tƣợng nghiên cứu: Tiểu văn hóa ngõ phố
6. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp Thành phố Vinh – Nghệ An.
7. Giả thuyết nghiên cứu:
- Có một loại hình tiểu văn hóa ngõ phố với các nét đặc trưng khác biệt với
các loại hình văn hóa cư trú khác tại thành phố Vinh.
- Tại thành phố Vinh, tiểu văn hóa ngõ phố là nơi lưu giữ và nuôi dưỡng
nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong môi trường đô thị hiện đại, dồng thời nó
cũng chứa đựng và phát sinh những mặt trái, bất cập.
- Tiểu văn hóa ngõ phố ở thành phố Vinh đang đứng trước những thách thức
do quá trình đô thị hóa quá nhanh, cần phải có quan điểm và giải pháp thích hợp.
8. Định nghĩa, thao tác hoá khái niệm và khung phân tích
Các nhà xã hội học nói rằng chứng nào sự khác biệt về văn hóa được biểu hiện cụ
thể trong lối sống – bao gồm tổng thể các biểu tượng và ý niệm, các giá trị và
chuẩn mực, các khuôn mẫu và thể chế, kể cả các sở thích trong thể thao và nghệ
thuật, các mốt trong ăn mặc và trang điểm – thành những đặc trưng rõ rệt và
những đặc trưng này có thể tái tạo trong đời sống xã hội để có thể phân biệt giữa
nhóm này với nhóm kia, giai tầng này với giai tầng khác, chừng đó có thể nói đến
sự tồn tại của một tiểu văn hóa.[8, tr. 192]

9

Như vậy thuật ngữ tiểu văn hóa mô tả những nhóm người không những sống
chung trong bối cảnh của một nền văn hóa rộng lớn, mà còn sống thực sự trong bối
cảnh tiểu văn hóa của riêng mình. Nhìn một cách khái quát, người ta có thể chia các
tiểu văn hóa thành hai loại chính, đó là tiểu văn hóa theo vùng địa lý và tiểu văn hóa
theo đặc trưng xã hội.
Ngõ phố là đơn vị cư trú đứng sau đường hoặc phố. Vậy loại hình tiểu văn

hóa ngõ phố mà chúng ta đang đề cập thuộc loại hình tiểu văn hóa nào? Nghe ra có
vẻ hợp lý khi đặt loại hình này vào nhóm tiểu văn hóa theo vùng địa lý, vì dẫu sao
đây là văn hóa của một nhóm người cùng chia sẻ chung về khu vực cư trú là xóm
ngõ của mình. Nhưng theo tác giả đây là loại hình tiểu văn hóa thiên về đặc trưng
xã hội nhiều hơn. Vì thực tế một ngõ phố là quá nhỏ để nói đến như một khu vực
địa lý có cùng điều kiện lịch sử- xã hội hay tự nhiên, khí hậu mà từ đó hình thành
nên những bản sắc của ngõ phố đó. Những ngõ phố của đô thị Việt từ xưa đến nay
thường xuất phát từ những cư dân làm chung một nghề (phường hội, khu tập thể cơ
quan…) hay là những người có điều kiện kinh tế tương tự nhau, có những sinh hoạt
chung và chia sẻ chung các nguồn lực với nhau mà từ đó hình thành nên bản sắc đặc
trưng của ngõ phố nhiều hơn là xuất phát tự đặc điểm tự nhiên, địa vực.
Theo cách phân loại đó Tiểu văn hóa ngõ phố được hiểu là loại hình tiểu văn hóa
hình thành từ lối cư trú của cư dân thành thị theo ngõ phố (đơn vị hành chính đứng
sau ngõ phố) với những đặc trưng rõ rệt về đặc điểm địa lý dân cư (vị trí, kích
thước, kiến trúc cảnh quan, quy mô nguồn gốc dân cư, không gian tập thể), kinh tế
(nghề nghiệp, cơ sở sản xuất), các loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng (hoạt
động tôn giáo, hoạt động văn hóa, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động chính trị)
và mạng lưới xã hội (quan hệ giữa các hộ gia đình, giữa các cá nhân) cũng như các
nhóm xã hội đặc trưng (nhóm nghề nghiệp, nhóm người nhập cư, nhóm theo giới,
nhóm theo độ tuổi) của ngõ phố phân biệt với các tiểu văn hóa theo loại hình cư trú
khác ở đô thị.

10



TIỂU VĂN HÓA NGÕ PHỐ
Đặc điểm địa lý
dân cư, cư trú
Loại hình hoạt động

cộng đồng
Quan hệ xã hội
Vị trí ngõ
Kích thước
Kiến trúc,
cảnh quan
Quy mô,
nguồn gốc
dân cư
Hoạt động
văn hóa
Hoạt động
chính trị -
XH
Hoạt động
sản xuất
Giữa các
hộ, Dòng
họ(nếu có)
Giữa các cá
nhân
Các nhóm
xã hội
Nhóm nghề nghiệp (viên
chức, lao động, hưu trí,…)
bán…)
Nhóm người nhập cư (nông thôn,
tỉnh khác…) và nhóm cư dân gốc
Nhóm theo giới (nam, nữ)
Nhóm theo độ tuổi (thiếu

nhi, thanh niên, người
già….)
Đặc điểm kinh tế
Nghề nghiệp
Cơ sở sản
xuất, kinh
doanh dịch
vụ
Hoạt động
vui chơi,
giải trí
Không gian
công cộng
Nhà ở và
cơ sở hạ
tầng
- 11 -
9. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu được điều tra một lần theo lát cắt ngang. Nhằm đạt được mục
đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu về lịch sử hình thành, các
đặc trưng văn hóa của thành phố Vinh; các tài liệu đã nghiên cứu vấn đề tương tự.
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn người dân trong ngõ về lối sống, văn hóa ngõ phố.
Phỏng vấn cán bộ cơ sở về nhận thức và ứng xử với văn hóa ngõ phố. Đề tài đã thực
hiện 5 phỏng vấn sâu người dân và cán bộ cơ sở. Tuy nhiên trong quá trình điều tra
định lượng (bảng hỏi) điều tra viên kết hợp khai thác các thông tin định tính để phục
vụ cho quá trình phân tích và khai thác số liệu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cuộc sống, lối ứng xử với thiên nhiên và xã
hội của người dân trong ngõ phố. Quan sát mối quan hệ, các hoạt động cộng đồng và

không gian công cộng của cư dân trong ngõ.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi: Nhằm đo lường hiểu biết, thái độ của người
dân về văn hóa ngõ phố, quan hệ của cư dân trong ngõ, các hoạt động cộng, lối sống,
quan hệ xã hội, các giá trị được quy định thể hiện trong mỗi ngõ phố.
- Mô tả mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tầng.
B1: chọn phường: Hiện Thành phố Vinh có 25 phường xã, trước sự phong phú về tính
chất của các ngõ phố trong các phường của thành phố Vinh, đề tài tập trung nghiên
cứu những phường đã phát triển tương đối lâu đời và mang một số đặc thù của văn hoá
đô thị Vinh bao gồm: Phường Hồng Sơn, Phường Lê Lợi, Phường Hưng Phúc.
Phường Hồng Sơn là phường có lịch sử lâu đời, bên cạnh đó còn có chợ Vinh là
chợ trung tâm lớn nhất của thành phố; Phường Lê Lợi có kinh tế phát triển bậc nhất
Thành phố, địa bàn phường có Quốc Lộ 1A chạy qua, có bến xe, ga tàu và chợ Ga-
chợ lớn thứ 2 thành phố; Hưng Phúc là một phường mới được tách ra từ một phần
phường Hưng Bình và một phần của phường Hưng Dũng, là một phường trung tâm
thành phố, có cụm biệt thự cao cấp, mới quy hoạch và tương đối hiện đại.
B2: Chọn ngõ: Từ 3 phường nêu trên, chọn mỗi phường 4 ngõ ngẫu nhiên
B3: Chọn hộ gia đình: Trên cơ sở danh sách các hộ dân trong các ngõ phố, chọn ngẫu
nhiên theo bước nhảy 3, 175 hộ gia đình làm mẫu khảo sát.
- 12 -
10. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung luận văn sẽ được trình bày theo các chương sau:
Chương I: Cơ sở lý luận nghiên cứu về văn hóa ngõ phố trong đô thị tỉnh lị Việt Nam
Chương II: Thực trạng tiểu văn hóa ngõ ở thành phố Vinh
Chương III: Vai trò, yếu tố tác động và các giải pháp đối với tiểu văn hoá ngõ phố
- 13 -
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA NGÕ PHỐ
TRONG ĐÔ THỊ TỈNH LỊ Ở VIỆT NAM

1.1 Đô thị và đô thị hoá
1.1.1 Đô thị
Đô thị xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người và trải qua những giai đoạn
phát triển quan trọng. Mỗi quốc gia đều có hàng trăm đô thị lớn nhỏ các loại. Tiêu
chuẩn để được gọi là đô thị ở các nước khác nhau có thể khác nhau, tiêu chuẩn đó
cũng thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên những tiêu chí để nhận
dạng và dùng để phân biệt đô thị và nông thôn thì dù đã có những biến đổi nhất định,
nhưng tương đối giống nhau trên toàn thế giới hay nhất quán qua các thời kỳ lịch sử.
Đô thị là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khác nhau có
những định nghĩa về đô thị khác nhau tuỳ theo mục đích, chức năng và nhiệm vụ của
ngành. Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam, đô thị là:
“Không gian cư trú của của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động
trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp” [28, tr.836]
Xã hội học định nghĩa đô thị dựa trên cấu trúc xã hội và chức năng mà nó thực
hiện, xem đô thị như là những hình thức tổ chức xã hội có xuất xứ địa lý mang những
đặc trưng nhất định.
- Có số dân tương đối đông, mật độ dân số cao và không thuần nhất
- Có một phần dân cư làm các công việc phi nông nghiệp và có một số chuyên gia.
- Theo Max Weber một đô thị phải đảm nhận những chức năng thị trường và ít
nhất phải có một phần quyền lực quản lý điều hành
- Các đô thị thể hiện những hình thức tương tác, trong đó một cá nhân được biết
đến không phải như một nhân cách đầy đủ theo nghĩa là ít nhất có một số tương tác với
người khác không phải như cá nhân mà là với vai trò mà họ đảm nhận.
- Các đô thị đòi hỏi một “gắn kết xã hội” dựa trên luật lệ hợp lý.
Một định nghĩa khác đó là: Đô thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức
cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người, được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Là nơi tập hợp của một số lượng lớn dân cư trên một lãnh thổ hạn chế.
- Đại bộ phận dân cư sống ở đây làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
- 14 -
- Là môi trường trực tiếp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội

và cá nhân.
- Giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn xung quanh và cả toàn xã hội.
Tuy nhiên dù sử dụng định nghĩa hay cách tiếp cận nào thì đô thị trước hết là nơi
cư trú của đa phần cư dân phi nông nghiệp, có quy mô dân số lớn với mật độ dân số
cao. Từ góc độ xã hội học mọi đô thị được cấu thành từ hai nhóm thành tố chủ yếu
sau:
- Các thành tố không gian vật chất: Gồm môi trường không gian hình thể do con
người tạo ra, bao gồm không gian kiến trúc, quy hoạch cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và cả điều kiện khí hậu sinh thái tự nhiên.
- Các thành tố tổ chức – xã hội: Đó là cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ đô
thị với tất cả những thể chế luật lệ hiện hành tại đó.
Đây là hai nhóm yếu tố không thể tách rời cấu thành nên đời sống đô thị.
1.1.2 Đô thị hoá
Lịch sử loài người đã chứng kiến hai cuộc cách mạng đô thị. Cuộc cách mạng
thứ nhất diễn ra cách nay khoảng 8000 năm, với sự xuất hiện của các khu định cư kiểu
đô thị như thành phố Jericho thuộc Ixrael ngày nay. Cuộc cách mạng đô thị thứ hai gắn
liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ giữa thế kỷ 18 ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đây
thực sự là một cuộc cách mạng sâu rộng và làm xuất hiện những hiện tượng xã hội
chưa từng thấy trong lịch sử. Các dòng người di cư mạnh mẽ từ nông thôn vào đô thị
khiến cho dân số đô thị tăng đột ngột, các đô thị ngày một phình to ra và thôn tính
nông thôn cả về đất đai lẫn đời sống. Ngày nay chúng ta lại chứng kiến những điều
tương tự trong cuộc cách mạng đô thị lần thứ ba đang diễn ra ở các nước đang phát
triển. Những hiện tượng đó được khái quát thành khái niệm “đô thị hoá” trong xã hội
học và một số ngành khoa học xã hội khác.
Cũng như khái niệm đô thị, tuỳ theo góc độ tiếp cận, người ta có những định
nghĩa khác nhau về đô thị hoá. Một cách chung nhất, theo Từ điển Bách khoa Việt
Nam, đô thị hoá được định nghĩa như sau:
Đô thị hoá là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân
cư, những vùng không phải đô thị trở thành đô thị.[28, tr.836]
- 15 -

Đô thị hoá được định nghĩa dựa trên cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh
tế là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống
trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị.
Theo cách tiếp cận đó thì quá trình đô thị hoá được đơn giản hoá thành quá
trình gia tăng dân số sống ở đô thị. Nếu vậy thì không thể nào giải thích được tầm
quan trọng của đô thị hoá cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện
đại. Chính vì vậy ngày nay quan điểm về đô thị hoá đã có phần thay đổi khi mà người
ta bắt đầu tính đến mặt xã hội của quá trình này. John Macionis viết: “Đô thị hóa
không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội mà còn chuyển thể nhiều kiểu mẫu
của đời sống xã hội”[21, tr. 690]. Theo đó đô thị hoá là một quá trình lớn bao trùm mà
trong đó có nhiều quá trình nhỏ diễn ra. Đó không chỉ là quá trình gia tăng dân số đô
thị hay mở rộng diện tích đô thị, mà còn là những quá trình làm thay đổi mạnh mẽ về
mặt xã hội như: thay đổi cơ cấu xã hội nghề nghiệp của những người nông dân vừa trở
thành thị dân, sự lan tỏa và phát triển của lối sống và văn hoá đô thị… Nói một cách
khái quát thì đô thị hoá là quá trình tổ chức lại phương thức và môi trường cư trú của
con người. Đây là một cuộc thay đổi toàn diện và sâu sắc, không thể cưỡng lại và cũng
không thể đảo ngược. Đó thực sự là một cuộc lột xác cho những nơi mà nó đi qua.
1.1.3 Đô thị hoá tại Việt Nam
Đô thị hoá là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi
quốc gia. Việt Nam cũng là một trong các nước đang phát triển đang trải qua giai đoạn
đô thị hoá mãnh liệt và sâu sắc với những đặc điểm chung như đã nói ở trên. Quá trình
đô thị hoá ở Việt Nam thực chất trước hết là quá trình biến làng thành phố, từ nông
thôn trở thành đô thị, từ đô thị hành chính thành những đô thị đa chức năng. Cùng với
sự phát triển kinh tế chúng ta đang ở trong một cuộc cách mạng về đô thị, với sự hình
thành các đô thị mới, mở rộng, nâng cấp, nâng hạng hàng loạt đô thị khác. Dân số đô
thị đang tăng nhanh chưa từng thấy. Sự bùng nổ đó cũng kéo theo nhiều hệ luỵ khó
tránh khỏi.
PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục [3, tr. 68] đánh giá có ba nghịch lý trong quá
trình đô thị hoá ở Việt Nam đó là:
- Đô thị hoá xảy ra trước công nghiệp hoá: Ở các nước phát triển đi trước thì trước

khi phát triển các đô thị hiện đại thì họ đã có ít nhất từ 30-50 năm công nghiệp hoá.
Chính cuộc cách mạng công nghiệp hoá đã chuyển hoá phương thức sản xuất nông
- 16 -
nghiệp của cư dân nông thôn sang lao động công nghiệp dịch vụ với những cư dân
thành thị. Nó không những tạo tiền đề về kinh tế mà còn tạo tiền đề vè văn hoá, lối
sống cho cư dân, giúp họ bước vào cuộc sống đô thị ít bỡ ngỡ hơn. Ở Việt Nam thì quá
trình này diễn ra ngược lại. Sự di cư dân số vào đô thị tăng nhanh và sớm hơn tốc độ
công nghiệp, dịch vụ, điều này dẫn đến tình trạng đô thị hoá cưỡng bức.
- Hạ tầng kỹ thuật đi sau: Trải qua cách mạng công nghiệp trước nên hạ tầng kỹ
thuật của các nước phát triển có thể chịu đựng tốt làn sóng nhập cư lao động chứ
không như ở nước ta. Khảo sát đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nhiều đô thị
ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 10-15% đất đô thị, trong khi yêu cầu tối thiểu cần từ
30-35%.
- Thôn tính đất vành đai: Năm 1996 chiến lược phát triển đô thị Việt Nam vạch kế
hoạch cho tổng thể đất đô thị đến 2020 là 460.000 ha, thì đến 2006 đã thực hiện trên
477.000 ha, vượt kế hoạch 14 năm. Điều này đi ngược nguyên tắc giữ các vành đai
xanh để đảm bảo phát triển bền vững. Xoá đi ranh giới địa lý giữa các thành phố, lấy
đi những vùng đất màu mỡ luôn cung cấp rau xanh thực phẩm và các loại rau quả, thủ
tiêu những lá phổi xanh, không gian nghỉ dưỡng mà lẽ ra nhất thiết phải gìn giữ.
1.1.4 Phân loại đô thị
Để quản lý đô thị các nước đều có quy định pháp luật về phân loại hay xếp hạng
đô thị. Ở nước ta văn bản pháp luật quy định hiện hành về vấn đề này là Nghị định 71
ra ngày 5/10/2001 của Chính phủ. Theo đó, đô thị được hiểu bao gồm thành phố, thị
xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Đô thị nước ta
được chia làm 6 loại từ loại đặc biệt đến loại năm.
Đô thị loại đặc biệt: có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và
quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp từ 90% trở lên, quy mô dân số từ 1,5 triệu người, mật độ bình quân từ 15.000
người/km2 trở lên. Nước ta có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh.
Đô thị loại 1: là đô thị rất lớn có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc cả nước, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 85%
trở lên, quy mô dân số từ 50 vạn người, mật độ bình quân từ 12.000 người/ km2.
- 17 -
Đô thị loại 2: là đô thị loại lớn, có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở
lên, quy mô dân số từ 25 vạn người, mật độ bình quân từ 10.000 người/ km2.
Đô thị loại 3: Là đô thị trung bình lớn, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 75%
trở lên, quy mô dân số từ 10 vạn người, mật độ bình quân từ 8.000 người/ km2.
Đô thị loại 4: là đô thị trung bình nhỏ, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70%
trở lên, quy mô dân số từ 5 vạn người, mật độ bình quân từ 6.000 người/ km2.
Đô thị loại 5: là đô thị loại nhỏ, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65 % trở lên,
quy mô dân số từ 4.000 người, mật độ bình quân từ 2.000 người/ km2
Hiện Việt Nam có 7 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công
nhận đô thị loại 1là: Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang và Cần Thơ.
Đi liền với phân loại đô thị, Nghị định của Chính phủ cũng quy định phân cấp
quản lý đô thị theo ba cấp: trung ương, tỉnh và huyện.
Thành phố trực thuộc Trung ương là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát
triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực
phát triển cho cả quốc gia/vùng lãnh thổ chứ không còn nằm bó hẹp trong phạm vi một
tỉnh. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều
cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải. Kể từ ngày
1/1/2004, Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Thành phố trực thuộc tỉnh là một đơn vị hành chính tương đương với cấp quận,
huyện, thị xã, chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân của tỉnh. Và đó cũng là
trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục của một tỉnh. Một số thành phố lớn
trực thuộc tỉnh còn được giữ vai trò làm trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, của cả
một vùng (liên tỉnh). Không phải tỉnh nào cũng có thành phố trực thuộc mà thay vào
đó là thị xã giữ vai trò là tỉnh lị. Song lại có tỉnh có tới hơn một thành phố trực thuộc.

1.2 Văn hoá đô thị và vai trò của văn hoá trong phát triển đô thị
1.2.1 Văn hoá đô thị
Văn hoá là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, là một khái niệm
vừa gần gũi vừa trừu tượng và có tầm bao quát rộng. Hiện nay có tới hơn 200 định
- 18 -
nghĩa về văn hoá, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích và phương pháp nghiên
cứu của mình để đưa ra một định nghĩa thích hợp của riêng mình.
UNESCO định nghĩa về văn hoá như sau: “ Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng
thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá
trị, những tập tục và những tín ngưỡng.”(Tuyên bố về những chính sách văn hoá, Hội
nghị quốc tế do UNESCO chủ trì, Mehicô, 1982).
Nhà khoa học Pháp Édouard Herriot (1872-1957) cũng đưa ra một định nghĩa
bất hủ về văn hoá: “ Văn hoá là cái còn lại khi ta đã quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta
đã học tất cả” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, Thư ngỏ gửi bạn yêu văn hoá và thích văn
hoá học,

27/11/2007)
Có nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu văn hoá, trong đó cách tiếp cận theo cấu
trúc hai bậc của GS.TS Phạm Đức Dương là một cách tiếp cận theo chiều sâu của văn
hoá, nhưng không bị nhiễu bởi chiều sâu của lịch sử. Ông cho rằng, “văn hoá được
xem như một chỉnh thể với cấu trúc hai tầng”
- Cấu trúc bề mặt (biểu tầng): Như là những biến số bao gồm tất cả những biểu
hiện văn hoá trong mọi mặt của đời sống, thường xuyên thay đổi, gần như đứt đoạn
(yếu tố động) nhất là trong lúc cộng sinh văn hoá, giao lưu văn hoá.
- Cấu trúc chiều sâu (cơ tầng) Như là những hằng số tiềm ẩn trong tâm thức chúng
ta, ít biến đổi, mang tính liên tục. Đó là những giá trị, những nhân cách đạo đức, nếp
sống… Những giá trị đó quy định sự lựa chọn của mỗi thành viên, mỗi cộng đồng,
điều chỉnh sự biến đổi trên kiến trúc bề mặt. Đến lượt mình những biến đổi trên bề mặt

sẽ thẩm thấu vào cấu trúc chiều sâu, làm thay đổi dần những hệ giá trị, những quan
niệm.”.[7, 3/1999]
Văn hoá đô thị là một khái niệm phổ biến nhưng lại chưa được ai định nghĩa. Tuy
nhiên, nói văn hoá đô thị hay văn hoá làng xã là muốn khu biệt nó vào trong một
khung cảnh cụ thể, hoặc là ở nông thôn hoặc là ở đô thị- hai phương thức cư trú chính
của con người. Đây là hai nhóm đối chứng với nhau. Theo cách tiếp cận hai tầng về
văn hoá đã nêu trên, thì ở Việt Nam văn hoá đô thị và văn hoá nông thôn đều có chung
một xuất phát điểm từ lớp sâu nhất của cơ tầng văn hoá Việt đó là văn hoá làng xã.
- 19 -
Đỗ Lai Thuý viết: “Đành rằng Việt Nam có đô thị, nhưng đô thị xuất hiện muộn, và
chất đô (tức tính chất hành chính) bao giờ cũng lấn át tính chất thị (tức tính chất
thương mại). Bởi vậy đô thị là một đơn vị hành chính hơn là một đơn vị kinh tế. Vì
thế, suốt trong lịch sử Việt Nam, bao giờ cũng là những hòn cô đảo trên cái biển tiểu
nông và bị nông thôn bao vây và chi phối. Một xã hội như vậy là môi trường lý tưởng
để hình thành và bảo lưu con người tiểu nông, cái cốt lõi để tạo ra con người làng xã…
Con người làng xã với các đặc tính: tính cộng đồng, thói duy tình, tính thiết thực, bám
làng bám ruộng… khiến cho con người làng xã một tâm lý hướng nội… Chúng ta đều
biết, mỗi người Việt Nam, kể cả con người Việt Nam hiện đại hôm nay, dù sống ở
thành thị một vài đời, thậm chí ở cả những siêu đô thị hiện đại nước ngoài, thì trong
thẳm sâu tiềm thức của mình vẫn có một anh nhà quê trú ẩn.”[24, tr. 112 đến tr. 130]
Sự khác nhau về mối quan hệ cư trú và môi trường thiên nhiên – sinh thái giữa
nông thôn với đô thị cho thấy: quan hệ cư trú - ứng xử ở nông thôn qua nhiều tầng nấc
trong nhà, ngoài ngõ mới ra đến thiên hạ (xã hội); còn ở đô thị từ gia đình ra phố đã là
thiên hạ (xã hội), nhất là tại các đô thị lớn. Môi trường sống ở nông thôn được khắc
hoạ bằng nhiều thể khối kiến trúc ẩn mình giữa thiên nhiên. Tại đô thị trái lại, môi
trường sống chủ yếu được đặc tả bởi các thể khối kiến trúc có điểm xuyến bới những
công trình thiên nhiên mang tính nhân tạo. Từ cái khung và cái nền đó, văn hoá đô thị
hẳn nhiên có những nét đặc trưng so với văn hoá nông thôn.
Thứ nhất, lối sống văn hoá đô thị tuỳ thuộc vào các dịch vụ công, từ nhà ở đến
ăn uống, đi lại cho đến các sinh hoạt cá nhân khác. Trong khi ở nông thôn mỗi gia đình

có thể tạo dựng một hệ sinh thái tự cung tự cấp cho chính mình.
Thứ hai, trong văn hoá đô thị, tốc độ đô thị hoá càng cao thì hệ số sử dụng các
phương tiện giao thông lớn càng tăng lên vì không gian giao tiếp của cư dân đô thị
rộng hơn và phức tạp hơn nhiều so với ở nông thôn.
Thứ ba, Văn hoá đô thị có tính phân hoá cao và rõ nét. Dân số đô thị chủ yếu
làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp với sự đa dạng về ngành nghề, trình độ, thành
phần… tạo ra sự phân hoá trong lối sống. Đô thị càng lớn, mật độ dân số càng cao thì
sự phân hoá này càng sâu sắc và rõ nét.
Thứ tư, văn hoá đô thị được đặc trưng ở hoạt động ứng xử đa phương hoá, đa
dạng hoá theo hướng ngày càng rộng mở. Quan hệ ứng xử của cư dân đô thị cũng như
cư dân nông thôn đều diễn biến xung quanh các chiều thiên nhiên, xã hội và bản thân.
- 20 -
Nhưng tại đô thị các quan hệ đó đa dạng hơn, cư dân đô thị có nhiều quan hệ giao tiếp
ẩn danh, ngẫu nhiên và giao tiếp công cộng hơn. Tính cách ứng xử ở đô thị cũng khác
với nông thôn vì thường thiên về quan hệ pháp luật, thị trường, do đó văn hoá ứng xử
ở đô thị thường duy lý hơn, lạnh lùng hơn.
Thứ năm, văn hoá đô thị là phức hợp văn hoá bác học, văn hoá dân gian và văn
hoá đại chúng. Sự tương tác của ba dạng văn hoá đó tạo nên đặc trưng của văn hoá đô
thị, khiến văn hoá đô thị diễn biến phức tạp.
Theo Nguyễn Thanh Tuấn, có thể quan niệm: văn hoá đô thị là tổng thể các tri
thức, kinh nghiệm và giá trị vật chất, tinh thần, kể cả các hoạt động văn hoá để tôn
vinh và sản sinh, truyền bá, thực hành các tri thức, kinh nghiệm và giá trị chân, thiện,
mỹ nhằm làm giàu tính người hơn trong đời sống đô thị. [26, tr. 29]
1.2.2. Những cơ sở hình thành văn hoá đô thị
Theo Lê Như Hoa, văn hoá đô thị được xây dựng trên cơ sở sự phân công lao
động, sự điều hành các thiết chế dịch vụ, quá trình giao tiếp và sự hứng thú sử dụng
thời gian rỗi. [9, tr. 61]
Trong quá trình đô thị hoá, với sự phát triển của công nghiệp và thương mại đã
làm đa dạng hoá các ngành nghề ở đô thị. Sự phát triển đòi hỏi trình độ chuyên môn
hoá cao đã tạo ra sự phân công lao động sâu sắc trong xã hội đô thị. Khác với sự sản

xuất nông nghiệp thuần nhất ở nông thôn, đô thị với khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu
dùng cao đã hình thành một khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Đó là lĩnh vực
dịch vụ, đây được xem như là một yếu tố quan trọng hình thành nên văn hoá đô thị,
một trong những yếu tố quan trọng để đo lường tốc độ phát triển của đô thị. Dịch vụ
đáp ứng mọi nhu cầu từ cơ bản nhất đến cao cấp nhất của cư dân đô thị. Vai trò của
dịch vụ rất quan trọng và chi phối đến mọi mặt của đời sống cư dân đô thị. Sự phát
triển của dịch vụ và phân công lao động sâu sắc đã ảnh hưởng lớn đến hình thức giao
tiếp của cư dân đô thị. Ở nông thôn các mối quan hệ chủ yếu mang tính sơ cấp, mọi
người giao tiếp với nhau thân tình cởi mở, dựa trên mối quan hệ thân tộc họ hàng hay
hàng xóm láng giềng nên họ hiểu rõ về cuộc sống cũng như đời tư của nhau. Thì ở đô
thị với hệ thống quan hệ xã hội đa dạng và mang tính chức năng cao khiến cho con
người đô thị giao tiếp với nhau chủ yếu mang tính ẩn danh, có mục đích và lạnh lùng
hơn. Alvin Toffler gọi đó là “con người môđun”: “Có ý thức hay không, chúng ta xác
định mối quan hệ của chúng ta với hầu hết mọi người theo chức năng. Chừng nào mà
- 21 -
chúng ta không dính líu với các vấn đề của người bán giày ở nhà ông ta, thì đối với
chúng ta ông ta hoàn toàn có thể thay thế được bởi những người bán hàng khác có
cùng khả năng. Như thế chúng ta đang áp dụng nguyên lý môđun cho các mối quan hệ
con người. Chúng ta đã tạo ra người có thể vứt bỏ được: người môđun.” [23, tr 40]
Sự phân công và bổ sung lao động, sự hình thành các thiết chế dịch vụ và sự
giao tiếp là một trong những nguyên nhân của sự hứng thú sử dụng thời gian rỗi. Việc
sử dụng thời gian rỗi của cư dân đô thị đa dạng và khác biệt giữa các nhóm xã hội
khác nhau.
Như vậy bốn nhóm yếu tố: Sự phân công lao động, sự điều hành các thiết chế
dịch vụ, quá trình giao tiếp và sự hứng thú sử dụng thời gian rỗi là những cơ sở nền
tảng để hình thành văn hoá đô thị. Muốn phát triển văn hoá đô thị bền vững, các chính
sách chủ trương đưa ra cần căn cứ toàn diện và sâu sắc đến những cơ sở trên.
1.3 Ngõ phố trong đô thị Việt Nam
Đô thị là một cơ thể sống mà chúng ta có thể tiếp cận từ nhiều chiều cạnh. Về khía
cạnh văn hoá xét theo không gian cư trú có thể chia đô thị làm hai phần: động và tĩnh.

“Thành phố động” là nơi với nhiều trục lộ giao thông, các dãy phố san sát hàng quán,
các toà nhà cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại nhộn nhịp phồn hoa. “Thành phố
tĩnh” chính là cái thành phố sau thành phố động đó với không gian yên tĩnh và ít xô bồ
hơn. Hình thức biểu hiện của thành phố tĩnh chính là các con hẻm, con ngõ như một hệ
thống chân rết chạy dọc theo các đường phố, phân bổ khắp thành phố.
Ngõ phố (Miền bắc), hẻm (Miền Nam) là đơn vị giao thông đứng sau đường hoặc phố.
Đó là một con đường nhỏ hẹp nối liền với một đại lộ (street), một trục đường chính
của thành phố (avenue) hoặc là nhánh rẽ ngắn của một con đường có nhiều cây cao
hai bên lề (boulevard). Song, ngõ phố không chỉ là đường đi,quan trọng hơn, đó là nơi
cư trú của các hộ gia đình, sống lâu đời trong một không gian khá chật hẹp.[8, tr 24]
Ngõ hay hẻm là một trong những đặc trưng dễ nhận thấy nhất của cấu trúc
không gian cư trú của đô thị Việt Nam. “Ở phương Tây, nhà ở đô thị được quy hoạch
theo các tiểu khu ở và được kết hợp bởi các đơn nguyên nhà cao tầng, với hệ thống
dịch vụ xã hội đi kèm khá hoàn chỉnh. Kiểu cấu trúc này tạo ra văn hoá chung cư với
các quan hệ lạnh lùng, ít cảm xúc. Kiểu nhà ống xếp chạy san sát các dãy phố lại tạo ra
lối văn hoá thương mại chức năng với tính cộng đồng thấp. Các cá nhân quan hệ với
nhau theo kiểu ẩn danh và nhất thời. Trong khi đó, hẻm (ngõ) phố của Việt Nam là
- 22 -
một không gian văn hoá theo nghĩa năm chiều: ba chiều không gian cơ học, một chiều
của thời gian và một chiều của tâm linh” [10, tr. 47]. Theo chiều thời gian mỗi ngõ phố
có số phận riêng, nó chứng kiến các mốc son lịch sử quan trọng của thành phố cũng
như của người dân trong ngõ, lưu giữ những chứng tích lịch sử- văn hoá quan trọng.
Theo chiều tâm linh, ngõ phố là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, lưu giữ các giá trị văn hoá
tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, các giá trị văn hoá cộng đồng, tình làng nghĩa xóm.
Một trong những đặc trưng của ngõ phố Việt Nam đó là sự đan xen giữa không
gian ở, sinh hoạt và làm việc với ranh giới không thực sự rõ nét và khác nhau giữa các
con ngõ. Có ngõ chỉ đơn thuần với chức năng cư trú và sinh hoạt nhưng có ngõ ngoài
chức năng đó ra còn là nơi làm việc, sản xuất, đặc trưng nhất là những ngõ nghề hay
ngõ lao động nghèo. Cơ cấu lao động của cư dân trong ngõ phần nào quyết định không
khí sinh hoạt chung của ngõ. Những ngõ với phần lớn là công nhân viên chức làm việc

hành chính thì thường sạch sẽ, yên tĩnh, trong khi đó những ngõ phố với đa số thành
phần là những người buôn bán nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì khá nhộn nhịp và
náo nhiệt với đầy đủ các hoạt động sống: ăn ở, sinh hoạt, sản xuất, buôn bán.
Các ngõ phố đô thị Việt Nam có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau nhưng
đa phần là mang tính chất tự phát. Khi quy hoạch thành phố, các nhà quy hoạch chỉ
quan tâm đến xây dựng và phát triển các trục đường giao thông chính, các khu thị tứ
chứ không quy hoạch và quản lý chi tiết các khu dân cư sống ở mặt sau của các đường
phố, đó chính là các ngõ phố. Chính vì vậy mà ngõ phố Việt Nam hình thành thiếu quy
hoạch, chằng chịt và ngoằn nghèo với cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém, ít cây xanh và
không gian sinh hoạt cộng đồng. Kiến trúc nhà ở trong ngõ cũng vì thế mà lộn xộn,
không đồng bộ và thiếu bản sắc. Hiện tượng lấn chiếm và sử dụng trái phép đất công
là hiện tượng phổ biến làm cho ngõ đã hẹp lại càng trở nên chật chội và tối tăm.
Nhưng chính những con hẻm chật chội tối tăm đó là nơi gìn giữ những giá trị
văn hoá tinh thần truyền thống của người Việt. Trong nhịp phát triển sôi động của đô
thị, lối sống ẩn danh, thực dụng và lạnh lùng ngày càng sâu sắc và rõ nét trong những
mối quan hệ của cư dân đô thị, thì ở trong mỗi con ngõ, tình làng nghĩa xóm, lối sống
cộng đồng “tối lửa tắt đèn có nhau” vẫn luôn được gìn giữ và trân trọng.
1.4 Tiểu văn hoá và tiểu văn hoá ngõ phố
Các nhà xã hội học nói rằng chừng nào sự khác biệt về văn hóa được biểu hiện cụ
thể trong lối sống – bao gồm tổng thể các biểu tượng và ý niệm, các giá trị và chuẩn
- 23 -
mực, các khuôn mẫu và thể chế, kể cả các sở thích trong thể thao và nghệ thuật, các
mốt trong ăn mặc và trang điểm – thành những đặc trưng rõ rệt và những đặc trưng
này có thể tái tạo trong đời sống xã hội để có thể phân biệt giữa nhóm này với nhóm
kia, giai tầng này với giai tầng khác, chừng đó có thể nói đến sự tồn tại của một tiểu
văn hóa.[8. tr. 192]
Như vậy thuật ngữ tiểu văn hóa mô tả những nhóm người không những sống
chung trong bối cảnh của một nền văn hóa rộng lớn, mà còn sống thực sự trong bối
cảnh tiểu văn hóa của riêng mình. Nhìn một cách khái quát, người ta có thể chia các
tiểu văn hóa thành hai loại chính, đó là tiểu văn hóa theo vùng địa lý và tiểu văn hóa

theo đặc trưng xã hội.
Loại hình tiểu văn hóa ngõ phố mà chúng ta đang đề cập thuộc loại hình tiểu
văn hóa nào? Nghe ra có vẻ hợp lý khi đặt loại hình này vào nhóm tiểu văn hóa theo
vùng địa lý, vì dẫu sao đây là văn hóa của một nhóm người cùng chia sẻ chung về khu
vực cư trú là xóm ngõ của mình. Nhưng thực tế đây là loại hình tiểu văn hóa thiên về
đặc trưng xã hội nhiều hơn. Vì một ngõ phố là quá bé nhỏ để nói đến như một khu vực
địa lý có cùng điều kiện lịch sử- xã hội hay tự nhiên, khí hậu mà từ đó hình thành nên
những bản sắc của ngõ phố đó. Những ngõ phố văn hóa của đô thị Việt từ xưa đến nay
thường xuất phát từ những cư dân làm chung một nghề (phường hội, khu tập thể cơ
quan…), hay là những người có điều kiện kinh tế tương tự nhau, có những sinh hoạt
chung và chia sẻ chung các nguồn lực với nhau, mà từ đó hình thành nên bản sắc đặc
trưng của ngõ phố nhiều hơn là xuất phát tự đặc điểm tự nhiên, địa vực.
Theo cách phân loại đó Tiểu văn hóa ngõ phố được hiểu là loại hình tiểu văn
hóa hình thành từ lối cư trú của cư dân thành thị theo ngõ phố, với những đặc trưng
rõ rệt về đặc điểm địa lý dân cư (vị trí, kích thước, kiến trúc cảnh quan, quy mô nguồn
gốc dân cư, không gian tập thể); kinh tế (nghề nghiệp, cơ sở sản xuất); các loại hình
sinh hoạt văn hóa cộng đồng (hoạt động tôn giáo, hoạt động văn hóa, hoạt động vui
chơi giải trí, hoạt động chính trị); mạng lưới xã hội (quan hệ giữa các hộ gia đình,
giữa các cá nhân) cũng như các nhóm xã hội đặc trưng (nhóm nghề nghiệp, nhóm
người nhập cư, nhóm theo giới, nhóm theo độ tuổi) và, cuối cùng quan trọng nhất là
lối sống, với đặc trưng là tính cộng đồng cao. Có thể nói tựu trung lại ngõ phố là nơi
lưu giữ và tiếp tục phát huy những giá trị của văn hóa làng xã Việt Nam trong môi
trường đô thị hiện đại.
- 24 -
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG TIỂU VĂN HOÁ NGÕ PHỐ Ở THÀNH PHỐ VINH
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Vinh
Từ đời Trần cho đến cuối thế kỷ 19, lị sở của Nghệ An đóng ở Lam Thành- Phù
Thạch. Vinh lúc ấy chỉ là một đồn luỹ nhằm bảo vệ cho lị sở. Tuy nhiên, tại đây cũng
đã có các hoạt động thương mại, nghề thủ công, giao lưu văn hoá khá nhộn nhịp.

Vị trí đắc địa của Nghệ An đã lọt vào “mắt xanh” của thiên tài Nguyễn Huệ.
Hoàng đế Quang Trung đã có chủ trương, đồng thời tổ chức xây dựng Phượng Hoàng
Trung đô ở Vinh. Ngày 1/10/1788, Vua Quang Trung gửi chiếu cho La sơn Phu tử
Nguyễn Thiếp, chọn Vinh để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Năm 1792, Vua
Quang Trung đột ngột băng hà, để lại cả sự nghiệp và Trung đô Phượng Hoàng thành
xây dở. Mặc dù chưa được xây dựng hoàn chỉnh và cũng chưa có những ảnh hưởng to
lớn, trực tiếp đến đời sống của Vinh đương thời, nhưng Phượng Hoàng Trung Đô có
một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và sâu sắc đối với lịch sử hình thành và phát triển của
Vinh. Nó làm tăng lên nhiều lần kích thước và chiều dày văn hoá lịch sử của thành
Vinh. Đó cũng là một niềm tự hào, một điểm tựa có ý nghĩa lịch sử và tâm linh sâu sắc
cho các thế hệ người dân Vinh.
Tuy nhiên không nên gọi đó là ngày thành lập thành phố Vinh, hoặc ngày ra đời
Vinh với tư cách một đô thị.
Tháng 5 năm 1804, vua Gia Long xuống chiếu cho Tả quân Lê Văn Duyệt đốc
thúc việc xây thành đắp luỹ để chuyển dời lị sở Nghệ An từ Lam Thành- Phù Thạch về
Vinh ngày nay. Đây là một cái mốc quan trọng đánh dấu chính thức việc Vinh trở
thành trung tâm hành chính của tỉnh Nghệ An, trở thành một trong 29 doanh trấn của
cả nước ta thời kỳ đó. Tuy vậy, nền kinh tế của Vinh chủ yếu vẫn dựa trên nông
nghiệp, tự cung tự cấp là chính. Đô thị Vinh, vì vậy về khía cạnh văn hoá vẫn nghiêng
về yếu tố đô, yếu tố thành, hơn là yếu tố thị.
Và, Vinh chỉ thật sự chuyển thành đô thị đúng nghĩa cùng với cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897- 1914).
Ngày 20/7/1885, người Pháp chiếm thành Nghệ An. Ngày 12/7/1899, vua
Thành Thái ra đạo dụ thành lập trung tâm đô thị Vinh cùng với các đô thị khác là
Thanh Hoá, Huế, Hội An, Quy Nhơn, Phan Thiết. Sau đó một ngày đạo dụ này được
Khâm sứ Trung Kỳ phê duyệt. Đây là văn bản chính thức đầu tiên của nhà nước gọi
Vinh là đô thị, mà chính xác là trung tâm đô thị (centre urbain).

×