Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Có Hiệu Quả Bản Đồ, Lược Đồ, Trò Chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.05 KB, 15 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong chương trình Tiểu học hiện hành, phân môn Địa lí lớp 4 đóng một
vai trò rất quan trọng. Mục tiêu dạy học phân môn Địa lí lớp 4 là cung cấp
cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và
các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước Việt Nam.
Bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện
tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; biết nêu thắc
mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; nhận
biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng địa lí; biết trình bày lại kết quả học
tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học
vào thực tiễn đời sống. Trong phân môn Địa lí, bản đồ và bảng số liệu được
sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi phát
hiện ra kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không phải để minh họa
cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ, bảng số liệu là đối tượng để học
sinh chủ động, tự lực (đến mức tối đa) khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn
của giáo viên. Việc sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và trò chơi trong dạy
học phân môn Địa lí là một trong những điều kiện quyết định sự thành công
của tiết dạy, vì nó làm tăng hiệu quả giờ dạy, học sinh có hứng thú trong học
tập, giờ học vui tươi thoải mái, các em được mở rộng tầm mắt ra xa hơn và nó
là phương tiện phát triển tư duy.
Để học sinh chủ động tích cực trong giờ học Địa lí, đòi hỏi người giáo
viên phải biết tổ chức, hướng dẫn, phải có phương pháp dạy học phù hợp để
lôi cuốn các em trong từng bài học, từng sự vật, hiện tượng địa lí. Muốn làm
được như vậy, ngoài kiến thức của giáo viên thì sử dụng những phương pháp
mới, phương pháp tích cực, việc sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ, tranh
ảnh và trò chơi trong dạy học Địa lí ở Tiểu học là vô cùng cần thiết.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
1.1) Về giáo viên
- Thực tiễn dạy học Địa lí ở hệ thống giáo dục nói chung và ở trường


Tiểu học nói riêng cho thấy: Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử
dụng các phương pháp dạy học Địa lí, chủ yếu dạy theo lối truyền thụ một
chiều, thầy giảng, trò nghe, nên ít đọng lại kiến thức địa lí trong tâm óc học
trò, chưa gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Địa lí, nên các giờ học còn
nặng nề, áp đặt.
- Một số ít giáo viên nắm kiến thức tổng thể về Địa lí còn mờ nhạt,
không hệ thống, giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào kiến thức sách giáo khoa,
ít nghiên cứu tài liệu nên dẫn đến bài giảng rời rạc, không lô-gic, học sinh có
thể hiểu ngay nhưng không biết các sự vật hiện tượng đó có liên quan đến
nhau.

1


- Đặc biệt đối với phân môn Địa lí thì việc sử dụng đồ dùng dạy học
(bản đồ, lược đồ, tranh ảnh) trong mỗi giờ lên lớp là việc làm thường nhật nó
có vai trò quan trọng trong việc khai thác nội dung của bài thì nhiều giáo viên
còn dạy chay do không có bản đồ, chưa sử dụng hết tác dụng của bản đồ
trong bài dạy, quan niệm dạy phần địa lý dân cư, kinh tế tách biệt với tự
nhiên, sử dụng bản đồ không hiệu quả.
- Số giáo viên đưa trò chơi vào dạy học các bài Địa lí còn ít chủ yếu
dạy học dựa vào hướng dẫn sách giáo viên, ít đầu tư suy nghĩ nên dẫn đến tiết
học không có sự đổi mới, khởi sắc.
1.2) Về học sinh
- Học sinh sử dụng bản đồ không thành thạo nên không khai thác được
nội dung của bài dẫn đến ngại học Địa lí.
- Thực tế những năm gần đây cho thấy thế hệ trẻ hiểu địa lí, thích học
môn Địa lí và nắm vững kiến thức địa lí còn hạn chế.
2. Kết quả, hiệu quả của hiện trạng trên
Ở Tiểu học môn Tự nhiên - Xã hội được kiểm chứng kết quả cụ thể ở

hai lần kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm. Nhìn chung so sánh với
môn Khoa học và phân môn Lịch sử thì phân môn Địa lí kết quả không cao.
Thông qua điều tra số giáo viên trực tiếp dạy học phân môn Địa lí cho
thấy giáo viên sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và trò chơi trong
dạy học Địa lí nhưng vẫn còn số ít giáo viên có sử dụng mà hiệu quả chưa
cao. Vì vậy, khi điều tra 23 em học sinh lớp 4B thì việc sử dụng bản đồ, lược
đồ, tranh ảnh và trò chơi để thai thác nội dung của bài chưa thành thạo dẫn
đến nắm kiến thức Địa lí của học sinh còn nhiều hạn chế.
Cụ thể là:
Bảng 1
Đạt
Chưa đạt
Nội dung
SL
TL
SL
TL
Biết khai thác nội dung từ bản đồ
10
43.5%
13
56.5%
(lược đồ), bảng số liệu.
Nắm được kiến thức Địa lí
12
52.2%
11
47.8%
Như vậy từ kết quả điều tra cho thấy số học sinh nắm được kiến thức
về địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ để khai thác nội dung bài là hạn

chế. Vì vậy vấn đề đặt ra là giáo viên phải nắm được hệ thống kiến thức Địa
lí, có kĩ năng sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ và có phương pháp tổ chức
dạy học phù hợp, tích cực sáng tạo để giúp các em chủ động nắm kiến thức,
nhớ lâu, nhớ chính xác biết xâu chuỗi, biết liên kết mối quan hệ giữa đặc điểm
của vị trí, địa hình với khí hậu; giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con
người.
Để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí, giáo viên cần sử dụng hợp lý
các phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó “sử dụng có hiệu quả bản đồ,
lược đồ, trò chơi” trong dạy học Địa lí là cần thiết. Phương pháp này phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, với định hướng đổi mới

2


phương pháp dạy học hiện nay ở bậc Tiểu học theo phương châm “Nhẹ nhàng
hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”. Việc “sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược
đồ, trò chơi” sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho
học sinh. Qua đó học sinh tiếp thu kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên làm cho giờ học Địa lí sinh động hơn, tự nhiên hơn. Điều đó giúp các
em biết và hiểu địa lí sâu sắc hơn, tránh được sự gò bó, áp đặt trong lĩnh hội
kiến thức địa lí. Từ đó các em sẽ biết yêu thiên nhiêm, con người, quê hương,
đất nước; các em biết tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích
lịch sử văn hóa; các em sẽ tự hào về thiên nhiên và con người Việt Nam.
Từ thực trạng này, để giúp cho dạy - học đạt hiệu quả cao hơn thì cần
có các biện pháp thật hiệu quả. Vì thế tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm
“Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí lớp 4 thông qua việc sử
dụng bản đồ (lược đồ) và trò chơi”.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Giải pháp 1: Giáo viên phải nắm kiến thức Địa lí một cách có hệ thống.
Nói đến Địa lí là nói đến vị trí địa lí, địa hình, khí hậu; nói đến thiên
nhiên và hoạt động sản xuất của con người. Cứ như vậy kiến thức địa lí là một
chuỗi các đặc điểm về vị trí, địa hình về khí hậu về con người và hoạt động
sản xuất của con người ở vùng, miền đó. Việc nắm kiến thức địa lí logic chính
xác, có hệ thống của giáo viên là rất cần thiết, giúp học sinh định hướng và
hiểu đúng đặc điểm địa lí của một vùng miền đó.
Giải pháp 2: Thu thập thông tin, tư liệu Địa lí thiết thực trong thời điểm
hiện tại để phục vụ cho mỗi nội dung dạy học
Tất cả các tiết học Địa lí đều tìm hiểu đặc điểm về vị trí, giới hạn, khí
hậu, dân cư, kinh tế của một vùng miền. Đòi hỏi sự tìm tòi, thu thập các thông
tin, tư liệu có liên quan đến vùng miền đó là vô cùng cần thiết. Vì kiến thức
Địa lí được trình bày trong SGK và SGV hướng dẫn rất đơn giản, ngắn gọn,
nó như cái cốt, cái lõi để dựa vào đó giáo viên biết cách khai thác, hướng dẫn
giúp học sinh tìm đúng nội dung, hiểu chính xác kiến thức được truyền tải.
Đặc biệt với sự phát triển về kinh tế, xã hội ngày nay thì hoạt động kinh tế,
xã hội và thiên nhiên của vùng miền đó là thường xuyên thay đổi. Chính vì
vậy ngoài việc nắm vững kiến thức Địa lí trong sách giáo khoa Tiểu học nói
chung và của lớp 4 nói riêng giáo viên cần phải thu thập các thông tin, tư liệu
một cách cập nhật để truyền thụ đến học sinh một cách chính xác.
Giải pháp 3: Giáo viên chủ động, mạnh dạn đưa phương pháp mới vào
từng bài dạy cụ thể
Định hướng dạy học theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung
tâm, giáo viên đóng vai trò chủ đạo thì việc chủ động đưa phương pháp mới
vào dạy học Địa lí là cần thiết, phục vụ thiết thực cho dạy học nhẹ nhàng, tích
3


cực, ở mỗi bài học, tiết học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp.
Có thể một tiết học sử dụng nhiều phương pháp dạy học cốt sao để việc

chuyển tải nội dung bài học một cách dễ hiểu đến với mọi đối tượng học sinh
trong lớp. Sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học Địa lí góp phần nâng
cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Giải pháp 4: Sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và trò chơi
trong các tiết học Địa lí
Đặc trưng của phân môn Địa lí đó là tìm hiểu về vị trí, giới hạn, địa
hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển các yếu tố này
được thể hiện rất rõ trên bản đồ, lược đồ. Bản đồ, lược đồ và bảng số liệu
được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi,
khám phá kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn. Trong các tiết
học không sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc có bản đồ, lược đồ nhưng học sinh
không biết cách sử dụng thì sẽ không thai thác được nội dụng của bài, học
sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức một cách máy móc, gò bó. Chính vì vậy
việc hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và trò
chơi trong các tiết học địa lí sẽ giúp các em tích cực, chủ động tự tìm tòi,
khám phá kiến thức, gây hứng thú trong học tập, tiết học nhẹ nhàng giảm bớt
sự nhàm chán tạo cho các em thói quen thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên;
từ đó các em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em sẽ
tôn trọng và bảo vệ nó.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Giáo viên xác định đúng đặc trưng bộ môn, nắm vững kiến
thức Địa lí một cách có hệ thống.
Thực tế cho thấy một số ít giáo viên chưa xác định được đúng đặc
trưng của môn Địa lí, kiến thức về địa lí bị chưa nhiều, mỗi tiết lên lớp chỉ
cung cấp cho học sinh đủ, đúng kiến thức trong sách giáo khoa, ít mở rộng,
liên hệ những kiến thức về hiện tại, chưa thiết lập được cho học sinh mối
quan hệ giữa các yếu tố địa lí với nhau, hệ thống kiến thức không lôgic nên
dẫn đến tình trạng giáo viên cung cấp đến đâu thì học sinh chỉ hiểu và biết
đến đó, hết giờ học gấp sách lại là kiến thức cũng “gấp” lại luôn. Nên đối với
giáo viên việc đọc nhiều sách báo, nghiên cứu tài liệu, lấy thông tin, sư tầm tư

liệu có liên quan trong thời điểm hiện tại một cách cập nhật là điều hết sức
cần thiết và quan trọng đối với phân môn Địa lí.
Đặc trưng của môn học Địa lí đó là tất cả các bài dạy Địa lí là tìm hiểu
về yếu tố tự nhiên (vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật,
sông hồ, khí hậu, biển ...) về hoạt động kinh tế, con người của một vùng,
miền. Các yếu tố tự nhiên (vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động
thực vật, sông hồ, khí hậu, biển ...) được tìm hiểu, khai thác trên bản đồ, lược
đồ. Các yếu tố về tự nhiên có tác động qua lại với nhau; các yếu tố về tự
nhiên có tác động rất lớn hoạt động kinh tế, con người và ngược lại điều kiện
về con người, hoạt động kinh tế cũng tác động ngược lại đến yếu tố về tự
4


nhiên của vùng, miềm đó có nghĩa là giáo viên phải xác định được mối quan
hệ sâu sắc giữa các yếu tố địa lí.
Như vậy xác định được đặc trưng của môn học giúp giáo viên nắm
được nội dung của bài, từ đó xây dựng được phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học phù hợp, sẽ truyền thụ được hết nội dung kiến thức địa lí đến với các
em, giúp các em hiểu được sâu sắc được nội dung bài học.
Biện pháp 2: Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ),
bảng số liệu.
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, bản đồ (lược đồ) và
bảng số liệu được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh
tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn
chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ (lược
đồ) và bảng số liệu là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực (đến mức tối đa)
khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Bản đồ Địa lí là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt trái đất hoặc một khu
vực của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học,
phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thực hiện các thông tin về địa lí.

- Lược đồ là những bản đồ, nhưng thiếu yếu tố toán học (tỷ lệ bản đồ,
hệ thống kinh vĩ tuyến...) nên không sử dụng để đo, tính khoảng cách mà
dùng để nhận biết vị trí tương đối của một số đối tượng địa lí với một vài đặc
điểm của chúng.
- Các số liệu được tập hợp thành bảng gọi là bảng số liệu.
Do đó, khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ)
và bảng số liệu giáo viên phải thực hiện từng nội dung như sau:
a. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ)
+ Về phía giáo viên: Xác định kiến thức trong bài tối thiểu cần thiết để
biết cách làm việc với bản đồ như: Xác định phương hướng trên bản đồ, nắm
được kí hiệu trong bảng chú giải và có biểu tượng địa lí trên bản đồ. Soạn một
hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ, trong sách giáo khoa và trình độ học sinh
để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Các câu hỏi thể hiện dưới hình
thức tự luận (câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền...) hoặc trắc nghiệm.
+ Về phía học sinh: Học sinh phải được trang bị một số kiến thức tối
thiểu để biết cách làm việc với bản đồ như:
- Xác định được phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
- Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Xác định vị trí địa lý, giới hạn của các vùng miền trên bản đồ (lược
đồ).
- Nhận biết được vị trí, một số đặc điểm của đối tượng địa lý trên bản
đồ.
- Dựa vào màu sắc, kí hiệu phân biệt được độ cao, nhận biết núi, cao
nguyên, đồng bằng, vùng biển.
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để chỉ đúng tên dãy núi, cao nguyên, đồng

5


bằng, sông lớn của mỗi vùng miền.

* Giáo viên hướng dẫn để các em thực hiện các bước với bản đồ (lược đồ):
+ Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
+ Bước 2: Xem chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
+ Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
+ Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm
đơn giản của đối tượng.
+ Bước 5: Xác lập mối hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành
phần như địa hình, khí hậu và sông ngòi. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất
của con người ...Trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức từ bản đồ
và kiến thức Địa lí để so sánh, phân tích.
* Ví dụ 1: Bài 5 “Tây Nguyên”.
- Những kiến thức trong bài cần khai thác qua bản đồ:
+ Nhận biết vị trí của Tây Nguyên.
+ Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh làm việc với bản đồ.
- Cho học sinh quan sát lược đồ Tây Nguyên - trang 82
Câu 1: Đánh dấu x vào ô sau ý đúng:
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn Nam ?
Phía Bắc
Phía Đông
Phía Nam
Phía Tây
Câu 2: Điền tên các cao nguyên vào bảng sau theo hướng từ Bắc xuống Nam.
Thứ tự
1
2
3
4

Tên cao nguyên


* Ví dụ 2: Bài 11 “Đồng bằng Bắc Bộ”
Để hướng dẫn học sinh tìm vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.
- Bước 1: Giáo viên treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và yêu cầu
học sinh chú ý lên bản đồ.
- Bước 2: Giáo viên chỉ bản đồ vị trí đồng bằng Bắc Bộ.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng chỉ vị trí đồng bằng
Bắc Bộ trên bản đồ và rút ra nhận xét về hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ:
Đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng tam giác với đỉnh Việt Trì và cạnh đáy là
đường bờ biển, kéo dài từ Quảng Ninh xuống tận Ninh Bình.
- Bước 4: Giáo viên phát cho học sinh lược đồ lấy từ sách giáo khoa.
- Bước 5: Học sinh dựa vào kí hiệu, xác định và tô màu vùng đồng
bằng Bắc Bộ trên lược đồ đó.
Giáo viên chọn 1 hoặc 2 bài đẹp khen ngợi trước lớp và yêu cầu nhóm
6


học sinh đó nhắc lại hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.
b. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu
Để giúp học sinh khai thác được kiến thức từ bảng số liệu giáo viên cần
phải:
- Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua bảng số liệu.
- Soạn một hệ thống các câu hỏi dựa vào bảng số liệu và trình độ của
học sinh để gợi ý cho học sinh tự khám phá ra kiến thức mới. Các câu hỏi
được thể hiện dưới nhiều hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực so sánh, đối chiếu phân tích các số
liệu.
- Sử dụng được bảng số liệu để nêu đặc điểm về diện tích, khí hậu,
nông nghiệp, hoạt động sản xuất … (năng suất thu hoạch).
* Hướng dẫn các em khai thác bảng số liệu theo các bước sau:

+ Bước 1: Nắm bắt được mục đích làm việc với bảng số liệu.
+ Bước 2: Đọc tên bảng số liệu.
+ Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm
với các số liệu ở từng cột.
+ Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số
liệu để rút ra nhận xét.
* Ví dụ 3: Bài 21 “Thành phố Hồ Chí Minh”
- Kiến thức trong bài học sinh cần nắm được qua bảng số liệu:
+ Nhận biết được diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh.
+ So sánh về diện tích và số dân của Thành phố Hồ Chí Minh với các
Thành phố khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
- Hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với bảng số liệu:
Câu 1: Đọc tên các cột trong bảng số liệu ?
Câu 2: Các số liệu trong bảng được ghi vào thời gian nào và được biểu
thị theo đơn vị nào ?
Câu 3: Năm 2003, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và dân số là
bao nhiêu ?
Câu 4: Diện tích và dân số của Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ mấy
trong các Thành phố trong bảng ?
Tóm lại: Qua việc khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ tôi thấy học
sinh ham thích môn học, các em hiểu bài nhanh khắc sâu kiến thức cho học
sinh.
Biện pháp 3: Giáo viên phối hợp sử dụng tranh ảnh, phim, mô hình, vật
thật để hình thành các khái niệm.
Ngày nay với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực học tập của học sinh thì các phương tiện dạy học hiện đại, ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngày càng trở nên quan trọng trong quá
trình lĩnh hội tri thức mới, cùng với bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thì tranh ảnh
cũng rất thiết thực và quan trọng trong các tiết học Địa lí. Tranh ảnh không


7


chỉ là hình ảnh minh họa cho bài giảng của giáo viên mà nó còn chứa ẩn kiến
thức bên trong. Qua việc khai thác tranh ảnh giáo viên dễ dàng hình thành các
khái niệm Địa lí còn học sinh có thể lĩnh hội các kiến thức phần Địa Lí một
cách dễ dàng và hứng thú.
Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà người ta có nhiều cách phân loại
khái niệm khác nhau. Hình thành khái niệm địa lí chung có thể tiến hành theo
4 bước:
Bước 1: Hình thành biểu tượng đúng bằng cách cho học sinh quan sát
(trực tiếp hoặc gián tiếp) đồng thời hình thành khái niệm khai thác những hiểu
biết sẵn có của học sinh về các đối tượng quan sát.
Bước 2: Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm ra
các dấu hiệu chung, bản chất của các đối tượng.
Bước 3: Cho học sinh đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh
hội được đầy đủ và vững chắc các dấu hiệu chung của đối tượng.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. Sau đó giáo viên và học
sinh cùng trao đổi thảo luận, xác nhận và hoàn thiện các dấu hiệu chung của
đối tượng, nhằm đưa ra khái niệm đúng về đối tượng.
* Ví dụ 1: Hình thành khái niệm về đảo ở bài 29 “Biển, đảo và quần đảo”
- Tôi cho học sinh quan sát một hòn đảo bằng tranh ảnh.
- Khai thác kinh nghiệm sống của các em bằng cách đặt một số câu hỏi:
+ Trong lớp ta, em nào đã nhìn thấy đảo ? Các em nhìn thấy khi nào ?
Ở đâu ?
+ Em hãy tả hoặc vẽ một hòn đảo mà em đã nhìn thấy ?
- Sau khi khai thác kinh nghiệm sống của các em, tôi đặt tiếp câu hỏi để
các em phát hiện dấu hiệu chung và bản chất của đảo: Đất nổi, có nước bao
bọc xung quanh.
- Nêu khái niệm: Đảo là bộ phận nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có

nước biển và đại dương bao bọc.
* Ví dụ 2: Khi dạy bài 7, 8 “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây
Nguyên”
Giáo viên hình thành biểu tượng rừng rụng lá trong mùa khô (rừng
khộp) cho học sinh thông qua tranh ảnh hình 7.
Những đặc điểm của rừng rụng lá mùa khô (rừng khộp) mà học sinh có
thể quan sát từ tranh ảnh là:
+ Rừng thưa.
+ Chỉ có một loại cây.
Hệ thống câu hỏi bài tập hướng dẫn học sinh quan sát bằng tranh vẽ
như sau:
Câu 1: Em hãy đọc tên của bức ảnh và nhắc lại mục đích làm việc với ảnh
(H7) “Rừng khộp” ? Nhận xét đặc điểm rừng khộp vào mùa khô ?
Câu2: Đánh dấu x vào

sau những ý em cho là đúng:
8


Rừng khộp:
+ Rừng chỉ có một loại cây
+ Rừng có nhiều loại cây
Câu 3: a) Các cây trong rừng khộp có kích thước gần như nhau hay rất khác
nhau? (gần như nhau)
b) Các cây trong rừng khộp trông xanh tốt hay xơ xác ? Vì sao ? (xơ
xác vì rụng lá gần hết).
Câu 4: Cảnh rừng khộp giống hoặc khác với cảnh rừng rậm nhiệt đới ở những
điểm nào? (học sinh quan sát hai bức tranh 6 và 7 để trả lời).
* Ví dụ 3: Khi dạy bài 28 “Thành phố Đà Nẵng”
- Giáo viên phát cho các nhóm học sinh tranh ảnh và thông tin về một

số danh lam thắng cảnh đẹp như: Bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, bảo
tàng Chăm.
+ Nhóm 1, 2: Bán đảo Sơn Trà, thông tin trên bán đảo có rừng cây xanh
tốt, có nhiều động vạt hoang dã (khỉ, hươu, nai...) và nhiều cảnh đẹp. Phía
nam bán đảo có những dải đất dài với những bãi tắm đẹp như Mĩ Khê, Mĩ An.
+ Nhóm 3, 4: Núi Ngũ Hành Sơn, thông tin, đây là dãy núi có 6 ngọn
núi quây quần thành môt cụm (đó là Thuỷ Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn). Các núi
có nhiều hang động đẹp, có đền chùa với cảnh sắc tĩnh mịch, huyền ảo, kì vĩ.
+ Nhóm 5, 6: Bảo tàng Chăm, thông tin, đây là nơi lưu giữ và trưng bày
nhiều tượng thần và tượng vũ nữ bằng đá và đất nung (một loại đất cổ).Từ
bảo tàng cho thấy sự phát triển rực rỡ của nền nghệ thuật điêu khắc Chăm thế
kỉ XVII, XVIII.
- Tôi yêu cầu các nhóm đọc thông tin cho nhau nghe rồi dựa vào đó lựa
chọn thông tin giới thiệu về cảnh đẹp của mình cho khách du lịch.
- Các nhóm giả sử mình là hướng dẫn viên du lịch thảo luận nội dung
giới thiệu cảnh đẹp cho khách du lịch (dựa vào thông tin giáo viên cung cấp).
- Sau đó 3 nhóm đại diện trình bày, có tranh ảnh minh hoạ.
Từ những tranh ảnh hình thành cho các em về đối tượng địa lí, khắc sâu
kiến thức cho các em.
Việc sử dụng mô hình vật thật trong phân môn Địa lí rất quan trọng.
Khi vật thật hoặc cảnh quan không thể mang vào lớp để dạy học được giáo
viên thường dùng mô hình để thay thế. Mô hình có ưu điểm hơn tranh ảnh vì
thể hiện được không gian ba chiều, tuy chỉ gần đúng với vật thật nhưng có tác
dụng minh họa rất cao như mô hình nhà sàn, các dạng địa hình tên mặt đất
(đồng bằng, cao nguyên).
* Ví dụ 4: Khi dạy bài 2 “Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn”
- Để tìm hiểu bản làng với nhà sàn của đồng bào dân tộc ít người, tôi
cho học sinh quan sát mô hình nhà sàn và trả lời câu hỏi.
+ Nhà sàn làm bằng vật liệu gì ? Được xây dựng như thế nào ? Vì sao
mà họ lại làm như vậy ?

9


- Học sinh quan sát và nhận biết: Nhà sàn làm bằng vật liệu tự nhiên
của rừng tre, nứa, tầng dưới bỏ trống, tầng hai ở. Vì vùng núi ẩm thấp nhiều
thú dữ nên đồng bào ở đây phải làm như vậy.
Tóm lại: Sử dụng tranh ảnh, mô hình là khuynh hướng ngày càng
tăng trong quá trình dạy học, giúp học sinh có hứng thú tiếp thu kiến thức
nhanh và khắc sâu kiến thức.
Biện pháp 4: Tổ chức chơi trò chơi trong phân môn Địa lí
Có thể nói cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu được của
học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ
một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống và học tập của trẻ.
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của
học sinh hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các kiến thức
của các em nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết
của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động
học tập trên lớp, làm không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, giúp quá
trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí học sinh tiểu học là: “ Học mà chơi, chơi mà học”.
Chính vì vậy vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục.
Trong dạy học Địa lí trò chơi vô cùng quan trọng là phương pháp củng
cố kiến thức, chốt kiến thức một cách khéo léo, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.
Muốn vậy giáo viên phải sử dụng trò chơi theo các bước sau:
+ Bước 1: Lựa chọn trò chơi.
Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên lựa
chọn trò chơi cho phù hợp, sao cho trò chơi nào cũng trả lời được câu hỏi:
Với mục đích, nội dung của bài học này, có thể lựa chọn những loại trò chơi
nào? Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò chơi

và tổ chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt.Thông thường đối
với những bài học giới thiệu địa danh có thể sử dụng trò chơi “Em tập làm
hướng dẫn viên du lịch”; đối với những bài ôn tập, có thể sử dụng trò chơi
“Ô chữ kì diệu”, hoặc “Hái hoa dân chủ”; mỗi bài học về đồng bằng Bắc Bộ,
đồng bằng Nam Bộ, đồng bàng duyên hải miền Trung có liên quan đến các
con sông, có thể sử dụng trò chơi “Ra câu đố”. Sau khi lựa chọn trò chơi,
giáo viên chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế
hoạch chơi, kể cả những phần thưởng cho những người tham gia và người
thắng cuộc.
+ Bước 2: Giới thiệu và tổ chức trò chơi.
Giáo viên nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu,
cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh .
Giáo viên giới thiệu một cách hẫp dẫn, ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, giới
thiệu và giải thích phải đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò
chơi, cách chơi. Nếu học sinh chưa biết trò chơi đó giáo viên giải thích và cho

10


học sinh chơi thử trước; nếu học sinh đã biết và nắm vững trò chơi giáo viên
không cần giải thích nhiều chỉ cần nêu luật chơi.
+ Bước 3: Tổ chức tiến hành trò chơi.
Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướng dẫn và giải thích xong nên
cho học sinh chơi thử vài lần và như vậy các em sẽ nắm vững cách chơi, cũng
có thể khi cho học sinh chơi thử xong giáo viên rút kinh nghiệm và điều chỉnh
một vài yêu cầu nếu thấy cần thiết. Trong khi học sinh chơi giáo viên là trọng
tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét đánh giá đúng đắn khách
quan. Để trò chơi thực sự sôi động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ của tập thể
đồng thời giáo viên kịp thời uốn nắn các trường hợp không trung thực hoặc vi
phạm luật chơi.

+ Bước 4: Nhận xét đánh giá kết quả.
Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách
quan công bằng giáo viên thống kê những ưu, nhược điểm của từng cá nhân,
từng đội cụ thể: Về thời gian, ai hoàn thành trước, kết quả đúng hay sai, số
người vi phạm luật lệ. Dựa vào yêu cầu, nội dung chơi và kết quả. Giáo viên
tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Giáo viên dành ít
phút biểu dương khen ngợi những cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt động
tích cực.
a. Trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”
Ví dụ khi dạy bài “Dãy Hoàng Liên Sơn”
Giáo viên chuẩn bị 3 thẻ chữ có ghi
1. Hoàng Liên Sơn

2. Sa Pa

3. Phan-xi-păng

Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội cử 1 đại
diện lên bốc thăm; bốc được thẻ chữ nào thì sẽ thuyết minh về địa danh ấy,
bài thuyết minh có thể do một người trình bày, hoặc nhiều người trong đội
cùng tham gia. Đội nào có bài thuyết minh đúng, hay, có thêm tư liệu là đội
thắng cuộc. Thời gian chơi: 5 phút.
Qua hình thức chơi này, các em rất ham thích và khắc sâu được kiến
thức của bài. Đó cũng là một trong cách rèn các em được nói, được trình bày
những hiểu biết của mình sau cuối tiết học.
b. Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
Ví dụ khi dạy bài 31 “Ôn tập”
- Giáo viên tổ chức lớp thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân
chủ để củng cố và ôn tập các kiến thức của bài đã học. Mỗi nhóm cử 3 đại
diện để thành lập đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền đổi người,

giáo viên tổ chức thành các vòng thi như sau:
* Vòng 1: Ai chỉ đúng ?
- Giáo viên chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: Dãy núi
Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ,
các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Hà Nội,

11


Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, biển
Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Nhiệm vụ của các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào
đội đó phải chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Nếu chỉ đúng vị trí đội
ghi được 3 điểm; nếu chỉ sai đội đó bị trừ 1 điểm. Thời gian chơi 5 phút.
* Vòng 2: Ai kể đúng?
- Giáo viên chuẩn bị các bông hoa, trong có ghi dãy núi Hoàng Liên
Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên
hải miền Trung.
- Giáo viên yêu cầu nhiệm vụ các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm trúng
địa danh nào, phải kể tên các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội
của dân tộc đó. Nêu đúng tên các dân tộc và kể được những đặc điểm chính
đội đó sẽ ghi được 10 điểm; nếu sai đội đó không ghi điểm. Thời gian chơi: 5
phút.
c. Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
Ví dụ khi dạy bài 32 “Ôn tập”
- Giáo viên chuẩn bị 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
- Sau đó giáo viên nêu nhiệm vụ cho các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi
ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì rung chuông xin trả lời
trước. Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng đội ghi được 5 điểm. Ô chữ hàng
dọc trả lời đúng đội ghi được 20 điểm. Nếu giải sai đội đó không ghi được

điểm. Các đội đều có quyền đặt bông hoa hy vọng ở mỗi lần trước khi giải ô
chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số điểm của mình.
Thời gian chơi: 15 phút.
- Giáo viên có ô chữ sau:
1
V
Ư
A
L
U
A
2
B
I
Ê
N
Đ
Ô
N
G
3
Ê
Đ
Ê
4
T
R
Ư
Ơ
N

G
S
A
5
P
H
A
N
X
I
P
Ă
N
G
6
N
A
M
B
Ô
7
M
U
Ô
I
- Giáo viên đặt câu hỏi tìm ra ô chữ như sau:
1) Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói tới đồng bằng Nam Bộ ? (vựa lúa)
2)Vùng biển nước ta là bộ phận của biển này ? (biển Đông)
3) Đây là tên một dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên mà có 3 chữ cái ? (Ê
Đê)

4) Tên của một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hoà ? (Trường Sa)
5) Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà của Tổ quốc ? (Phan-xi-păng)
6) Tên đồng bằng lớn nhất nước ta ? (Nam Bộ)
7) Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn ? (Muối)
Ô chữ hàng dọc: Việt Nam

12


d. Trò chơi “Ra câu đố”
- Ngoài các trò chơi đã nêu tôi thường tổ chức trò chơi ra câu đố sau khi
đã học xong các bài về đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng
duyên hải miền Trung có liên quan đến các con sông tôi ra các câu đố. Thời
gian thi trong 2 phút theo tổ, tổ nào trả lời đúng tổ đó sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Câu đố về “Các con sông”
+ Sông gì tên gọi đã xanh ? (sông Lam)
+ Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng ? (sông Hồng)
+ Sông gì mà có chín rồng ? (Cửu Long)
+ Sông gì lấp lánh chiến công đời Trần ? (Bạch Đằng)
+
Làng quan họ có con sông
Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì ? (sông Cầu)
+ Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời ? (sông Mã)
+
Sông gì chẳng thể nổi lên
Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? (sông Đáy)
+
Hai dòng sông trước, sông sau
Hỏi hai sông ấy ở đâu ? Sông nào ? (sông Tiền, sông Hậu)
(Đó là tên những con sông nào)

Tóm lại: Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí ở bậc Tiểu học - đặc
biệt với học sinh Lớp 4 là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát
huy tính tích cực say mê học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức Địa lí cho
các em, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc
Tiểu học nói chung, Lớp 4 nói riêng theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận
thức của người học.

PHẦN III: KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trên đây là một số kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học phân
môn Địa lí lớp 4 thông qua việc sử dụng bản đồ (lược đồ) và trò chơi”. Khi
tôi áp dụng những kinh nghiệm này thì học sinh lớp của tôi phụ trách đã:
- Biết sử dụng thành thạo bản đồ (lược đồ), bảng số liệu để khai thác
kiến thức.
- Biết sưu tầm tranh ảnh, mô hình ... làm phong phú cho tiết học.
- Ngoài ra các em biết chơi các trò chơi trong phần củng cố bài và cho
các tiết ôn tập.
Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2
Đạt
Chưa đạt
Nội dung
SL
TL
SL
TL
Biết khai thác nội dung từ bản đồ
22
95.7%
1

4.3%
(lược đồ), bảng số liệu.
Nắm được kiến thức Địa lí.
23
100%
0
0%
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, đối chứng kết
quả của Bảng 1 và Bảng 2, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
13


- Học sinh phải biết sử dụng thành thạo bản đồ (lược đồ), bảng số liệu,
tranh ảnh đúng lúc, đúng chỗ để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh.
- Tích cực sưu tầm tranh ảnh các tư liệu có liên quan đến bài dạy, tranh
ảnh đưa ra phải đẹp vừa có ý nghĩa dạy văn hóa vừa phải mang ý nghĩa giáo
dục thẩm mĩ.
- Tổ chức trò chơi học tập sát với bài dạy để học sinh được “Học mà
chơi, chơi mà học”.
II. Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT
1. Đối với giáo viên
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy để học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp
4 giáo viên nên:
- Tổ chức cho học sinh thăm quan với các danh lam thắng cảnh đẹp của
địa phương và đất nước.
- Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh, tự làm đồ
dùng để phục vụ cho bài giảng.
- Bổ sung thêm một số tranh ảnh, tư liệu để giáo viên có điều kiện
giảng dạy được tốt hơn.

2. Đối với nhà trường
- Thường xuyên mở các chuyên đề về sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh
ảnh và trò chơi trong phân môn Địa lí để giáo viên học tập rút kinh nghiệm
trong các đợt hội họp.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (nếu có điều kiện) cho giáo viên và
học sinh tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương
và của đất nước.
3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
- Cần thường xuyên quan tâm mở các chuyên đề về sử dụng bản đồ,
lược đồ, tranh ảnh và trò chơi trong phân môn Địa lí. Có những tiết giảng
chuẩn để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm và áp dụng có hiệu quả vào quá
trình giảng dạy.
- Tăng cường thêm về trang thiết bị phục vụ cho môn học.
4. Lời kết
Tóm lại, để dạy tốt một tiết học phân môn Địa lí, giáo viên cần phải có
sự đầu tư về đồ dùng, thiết bị dạy học (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, . . .), phải
sử dụng thành thạo bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, trò chơi; tìm hiểu, sưu tầm
thông tin từ nhiều nguồn, tham khảo tài liệu có liên quan, có đầu tư sáng tạo
và biết chia sẻ cùng đồng nghiệp trong soạn giảng. Có như vậy, giáo viên mới
có đủ cơ sở để tự tin, vững vàng tổ chức những giờ dạy học nhẹ nhàng, hiệu
quả. Vì đối với giờ học Địa lí, nếu là 1 tiết học tốt sẽ để lại cho tâm hồn trẻ
những dấu ấn tốt đẹp, giúp cho trẻ có cách nhìn thêm rộng mở, thêm yêu
thương con người và đất nước Việt Nam, yêu sự sống trên trái đất, quyết tâm

14


đấu tranh bảo vệ bầu không khí trong lành và cùng nhau giữ gìn, bảo vệ môi
trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy học phân

môn Địa lí lớp 4 thông qua việc sử dụng bản đồ (lược đồ) và trò chơi”. Tuy
nhiên thời gian nghiên cứu; kinh nghiệm sư phạm của bản thân chưa nhiều, vì
thế những thiếu sót trong quá trình viết và trình bày của tôi là không thể tránh
khỏi.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, BGH Nhà
trường và của Quý ban để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Hà Lai, tháng 03 năm 2011
Người viết

Hoàng Thị Lương

15



×