Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Bộ Đề Hội Thi Tuổi Trẻ Bình Phước Tến Quân Vào Khoa Học Công Nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222 KB, 26 trang )

Phần II. ĐỀ TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo Luật Chuyển giao Công nghệ thì công nghệ nào hạn chế
chuyển giao?
a. Bảo vệ lợi ích quốc gia; Bảo vệ sức khỏe con người; Bảo vệ giá trị văn hoá
dân tộc;
b. Bảo vệ lợi ích quốc gia; tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao; phòng chống
thiên tai, dịch bệnh; sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
c. Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường; Thực hiện quy định của
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d. Cả a và c đều đúng.
Câu 2: Theo Luật sở hữu trí tuệ, điểm mấu chốt của kiểu dáng công nghiệp
là gì?
a. Tính thẩm mỹ, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng nét độc đáo, vẽ đẹp và
nâng cao tính tiện ích của sản phẩm.
b. Có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm, tái
tạo bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp.
c. Có tính cạnh tranh cao.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3. Theo nội dung quản lý Nhà nước quy định tại luật, pháp lệnh liên
quan thì thanh tra, kiểm tra hoạt động khoa học và công nghệ trong từng lĩnh
vực ở huyện gồm những nội dung nào?
a. Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật của
Nhà nước trong hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử
nghiệm, sử dụng, phổ biến kết quả hoạt động khoa học và công nghệ mà cụ thể là các
đề tài, dự án do huyện tổ chức và quản lý.
b. Nội dung thanh tra, kiểm tra về hoạt động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thông
qua việc tổ chức thực hiện các dự án áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
c. Cả a & b.
d. Thanh tra, kiểm tra đối với cá nhân trong việc thực hiện pháp luật của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Câu 4 : Theo Luật sở hữu trí tuệ, vì sao phải đăng ký kiểu dáng công


nghiệp ?
a. Vì để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức tạo ra sản
phẩm.
b. Vì để thuận lợi trong giao dịch thương mại và quốc tế.
c. Vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng
độc quyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao.
Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ
việc khai thác thành quả của mình.
d. Cả a & b đều đúng.


Câu 5: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, trường hợp nào sau đây có quyền nộp đơn
đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
a. Tác giả (người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng
chính công sức của mình).
b. Tác giả (người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng
chính công sức của mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của
mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc tổ chức, cá nhân giao việc, cung cấp
kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả hoặc ký hợp đồng thuê việc với tác giả và
không có thoả thuận khác trong hợp đồng này.
c. Tổ chức, cá nhân giao việc, cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác
giả hoặc ký hợp đồng thuê việc với tác giả và không có thoả thuận khác trong hợp
đồng này
d. Sở Khoa học và công nghệ các tỉnh, thành.
Câu 6: Theo Luật Đo lường, có bao nhiêu phép đo lượng hàng đóng gói
sẵn ?
a. 1 phép đo.
b. 2 phép đo.
c. 3 phép đo.
d. 4 phép đo.

Câu 7: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ
đối với giải pháp hữu ích là bao nhiêu năm:
a. 10 năm.
b. 15 năm.
c. 20 năm.
d. 25 năm.
Câu 8: Theo Luật chuyển giao công nghệ, có bao nhiêu phương thức
chuyển giao công nghệ?
a. 1 phương thức.
b. 2 phương thức.
c. 3 phương thức.
d. 4 phương thức.
Câu 9: Theo Luật Chuyển giao công nghệ, trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân trong hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi, địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn?
a. Chương trình, dự án phổ biến giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc công
nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phải
có nội dung chuyển giao công nghệ.
b. Tổ chức, cá nhân khi phổ biến, chuyển giao công nghệ nuôi trồng, bảo quản,
chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phải báo cáo cơ quan quản lý


nhà nước về khoa học và công nghệ tại địa phương nơi mình triển khai việc chuyển
giao công nghệ.
c. Tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc chuyển giao
công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản có trách nhiệm hướng dẫn công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến cho người sử
dụng và phải bồi thường thiệt hại phát sinh do việc cung cấp giống cây trồng, giống
vật nuôi và chuyển giao công nghệ gây ra.

d. Cả a, b & c đều đúng.
Câu 10: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Sở hữu trí tuệ bao gồm mấy nhóm?
a. 1 nhóm.
b. 2 nhóm.
c. 3 nhóm.
d. 4 nhóm.
Câu 11: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước
bảo hộ gồm:
a. Đối tượng quyền tác giả; Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; Đối tượng
quyền sở hữu nông nghiệp.
b. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; Đối tượng quyền sở hữa cá nhân; Đối
tượng quyền đối với giống cây trồng.
c. Đối tượng quyền tác giả; Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp; Đối tượng
quyền đối với giống cây trồng.
d. Cả a, b & c đều sai.
Câu 12: Theo Luật chuyển giao công nghệ, cơ quan, cá nhân có nghĩa vụ
gì trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ?
a. Bí mật.
b. Minh bạch.
c. Công khai.
d. Xử lý nhanh.
Câu 13: Theo Luật chuyển giao công nghệ, Công nghệ được khuyến khích
chuyển giao phải đáp ứng bao nhiêu yêu cầu?
a. Công nghệ được khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên
tiến đáp ứng 2 trong 8 yêu cầu.
b. Công nghệ được khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên
tiến đáp ứng 1 trong 8 yêu cầu.
c. Công nghệ được khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên
tiến đáp ứng 3 trong 8 yêu cầu.
d. Công nghệ được khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên

tiến đáp ứng 4 trong 8 yêu cầu.


Câu 14: Theo Luật chuyển giao công nghệ, các yêu cầu trong khuyến khích
chuyển giao công nghệ gồm?
a. Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; Bảo vệ sức khỏe con người;
b. Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới; Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
c. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái
tạo; Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; Phát triển ngành, nghề truyền thống.
d. Cả a, b & c đều đúng
Câu 15: Theo Luật chuyển giao công nghệ, công nghệ nào sau đây cấm
chuyển giao?
a. Công nghệ liên quan đến sức khỏe con người, tài nguyên và môi trường.
b. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và
ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
c. Công nghệ bảo vệ, phát triển giá trị văn hóa không thuộc văn hóa dân tộc Việt
Nam quy định.
đ. Công nghệ liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội do Nhà
nước quản lý.
Câu 16: Theo Nghị định số 87/2006/NĐ-CP, ngày 28/6/2006 của chính phủ
về tổ chức và hoạt động thanh tra khoa học thì thanh tra chuyên ngành
KH&CN được tổ chức dưới hình thức nào?
a. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt,
thanh tra đột xuất.
b. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở kế hoạch chương trình công
tác năm, định kỳ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c. Thanh tra, kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức,
các nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền giao.

d. Cả a, b & c đều đúng.
Câu 17: Theo Nghị định số 87/2006/NĐ-CP, ngày 28/6/2006 của chính phủ
về tổ chức và hoạt động thanh tra khoa học thì nội dung của hoạt động thanh tra
chuyên ngành KH&CN:
a. Thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoa học
và công nghệ (chủ yếu là về lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - đề tài, dự án, việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng hàng hóa, chống hàng hóa giả mạo nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý).


b. Thanh, kiểm tra các hoạt động chuyển giao công nghệ, đo lường, chất lượng
hàng hóa, chống hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
c. Thanh, kiểm tra lĩnh vực đo lường, chất lượng hàng hóa, việc ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
d. Cả b & c đều sai.
Câu 18 : Theo Luật Sở hữu trí tuệ, thanh kiểm tra về hàng hóa xâm phạm
quyền nhãn hiệu (hàng nhái), hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở
huyện gồm những nội dung gì?
a. Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật của
nhà nước trong việc phòng, chống sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lí và giả chất lượng ở địa phương.
b. Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức trong việc thực hiện pháp luật của nhà
nước trong việc phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lí và giả chất lượng ở địa phương.
c. Thanh tra, kiểm tra đối với cá nhân trong việc thực hiện pháp luật của nhà
nước trong việc phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lí và giả chất lượng ở địa phương.
d. Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật của
nhà nước trong việc phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu,

chỉ dẫn địa lí và giả chất lượng ở địa phương.
Câu 19: Theo Luật Đo lường, Nguyên tắc của hoạt động đo lường phải đảm
bảo?
a. Tính thống nhất, chính xác; An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi
trường ; Thuận lợi cho giao dịch thương mại trong nước và quốc tế; Bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân tham gia hoạt động đo lường.
b. Minh bạch, khách quan, chính xác, công bằng giữa các bên trong mua bán,
thanh toán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Phù hợp với thông lệ quốc tế ; Tôn trọng sự
thỏa thuận của các bên trong hoạt động đo lường trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy
định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
c. Cả a & b đều đúng.
d. Đảm bảo tính lợi nhuận, đáp ứng lợi ích của bên bán hàng hóa .
Câu 20 : Ý nghĩa của huy hiệu đoàn ?
a. Biểu thị lòng tin của tuổi trẻ đối với Đảng và Nhà nước. Biểu thị tính xung
kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
b. Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam. Biểu thị tính xung kích của
tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
c. Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam và lòng tin của tuổi trẻ đối
với Đảng và Nhà nước.


d. Biểu thị tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc và lòng tin của tuổi trẻ đối với Đảng và Nhà nước.
Câu 21: Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hệ thống tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp ?
a. 2 cấp.
b. 3 cấp.
c. 4 cấp.
d. 5 cấp.
Câu 22 : Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đoàn viên có những nhiệm

vụ nào?
a. Luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ, Tích cực học tập, lao động
rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và báo vệ tổ quốc; Liên hệ mật
thiêt với thanh niên, tích cực xây dựng Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh
viên Việt Nam, Đội TNTP HCM , giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành Đoàn
viên.
b. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng bảo vệ
Đảng và chính quyền. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn ; tích cực
tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đầy
đủ.
c. Luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ, Tích cực học tập, lao động
rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và báo vệ tổ quốc; Gương mẫu
chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng bảo vệ Đảng và chính quyền.
Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn ; tích cực tuyên truyền về tổ
chức Đoàn trong thanh niên, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đầy đủ.
d. Cả a & b đều đúng.
Câu 23 : Theo Luật Thanh niên, thanh niên có quyền và nghĩa vụ gì trong
hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường?
a. Được nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất và đời sống;
b. Trung thực và có tinh thần hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên; đấu tranh
chống các hành vi huỷ hoại tài nguyên, môi trường.
c. Được nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất và đời sống; Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài
nguyên; đấu tranh chống các hành vi huỷ hoại tài nguyên, môi trường.
d. Cả a & b đều đúng.



Câu 24: Tổ chức thanh niên bao gồm?
a. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh & Hội Liên hiệp thanh niên Việt
Nam.
b. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh & Hội sinh viên Việt Nam
c. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp thanh niên Việt
Nam; Hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được tổ chức và
hoạt động theo điều lệ của tổ chức và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
d. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp thanh niên Việt
Nam; Hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên.
Câu 25: Tỉnh Bình Phước có đường biên giới giáp tỉnh nào của Cam Pu
chia?
a. Môn-đun-ki-ri; Cra-chê và Kông-pông-chàm;
b. Môn-đun-ki-ri; Cra-chê và và Prây-veng;
c. Môn-đun-ki-ri; Cra-chê và và Kăm-pốt;
d. Môn-đun-ki-ri; Cra-chê.
Câu 26: Theo Luật Thanh niên, Nhà nước có trách nhiệm gì đối với thanh
niên trong học tập và hoạt động khoa học, công nghệ?
a. Có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình phổ cập
giáo dục, được học nghề, có cơ hội vươn lên học tập; miễn, giảm học phí, cấp học
bổng, cho vay tín dụng để thanh niên học tập; tạo điều kiện cho thanh niên tham gia
hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời
sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ;
khuyến khích sự đóng góp của tổ chức, cá nhân giúp đỡ thanh niên trong học tập và
nghiên cứu khoa học.
b. Có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ;
giáo dục hướng nghiệp, nâng cao năng lực tự học, kỹ năng thực hành, phương pháp
tư duy khoa học cho thanh niên.
c. Có trách nhiệm chăm lo cho thanh niên học tập, hoàn thành chương trình
phổ cập giáo dục, phát triển tài năng; phối hợp với nhà trường giáo dục thái độ học

tập đúng đắn, rèn luyện nền nếp học tập và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên.
d. Cả b & c đều đúng.
Câu 27: Theo Luật Thanh niên, thanh niên có quyền và nghĩa vụ?
a. Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến
pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
b. Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ.
c. Cả a & b đều đúng.
d. Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến
pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này; Được nghiên cứu
khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; Tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên; đấu tranh chống các
hành vi huỷ hoại tài nguyên, môi trường.


Câu 28: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền và trách nhiệm của tổ chức và cá
nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
a. Có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức,
cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
b. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở
bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không
bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại
cho quốc phòng, an ninh.
c. Đặt tên cho tác phẩm; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố
tác phẩm.
d. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén
hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và

uy tín của tác giả.
Câu 29: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức
cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện nào sau đây?
a. Có tính mới & Có khả năng áp dụng công nghiệp.
b. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
c. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc,
huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
d. Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Câu 30: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Sáng chế được coi là có khả năng áp
dụng công nghiệp nếu:
a. Thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm và áp dụng lặp đi
lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
b. Thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp
đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
c. Thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm.
d. áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả
ổn định.
Câu 31: Theo Luật Đo lường, Dấu định lượng là gì?
a. Là ký hiệu để công bố lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật đo lường.
b. Là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện
đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
c. Là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
d. Là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo.
Câu 32: Theo Luật Đo lường, cơ sở để thực hiện hợp tác quốc tế về đo
lường là gì?
a. Ký kết điều ước quốc tế về đo lường.


b. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

c. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
d. Cả a &c đều đúng.
Câu 33: Theo Luật Đo lường, chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
được xác định theo nguyên tắc nào?
a. Phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về
giá.
b. Phải bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc.
c. Phải bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc, phù
hợp với nội dung, khối lượng, tính chất và thời hạn hoàn thành việc kiểm định, hiệu
chuẩn, thử nghiệm.
d. Cả a & b đều đúng.
Câu 34: Theo Luật Đo lường, Người tiêu dùng có nghĩa vụ:
a. Thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoạt động đo
lường của tổ chức, cá nhân xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu
dùng;
b. Không được lợi dụng quy định về đo lường để xâm hại lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
c. Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu
đo lường đối với chuẩn đo lường trong quá trình sử dụng; Bảo đảm các điều kiện vận
chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.
d. Cả a & b đều đúng.
Câu 35: Theo Luật Đo lường, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện việc quản lý nhà nước về đo lường là gì?
a. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường; Thực hiện kiểm tra nhà nước
về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn theo phân
cấp.
b. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra
về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
c. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy
định của pháp luật.

d. Cả a, b & c đều đúng.
Câu 36: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, đâu là đối tượng không thuộc phạm vi
bảo hộ quyền tác giả?
a. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh
vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.


b. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác
được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
c. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa
học.
d. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
Câu 37: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh khi nào?
a. Khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất
nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ,
đã công bố hay chưa.
b. Khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ
tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây
phương hại đến quyền tác giả.
c. Cả a & b đều sai.
d. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm
vi và thời hạn bảo hộ theo quy định.
Câu 38: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, trường hợp nào sau đây sử dụng tác
phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:
a. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình
phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
b. Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các
buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức
nào.
c. Cả a & b đều đúng.

d. Biểu diễn các tác phẩm văn học, nghệ thuật có đăng ký bằng độc quyền.
Câu 39: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát
sóng là năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được
thực hiện. Vậy nếu chương trình phát sóng được thực hiện vào năm 1964 thì
thời điểm chấm dứt quyền của tổ chức phát sóng là khi nào?
a. Vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 năm 2015.
b. Vào thời điểm 24 giờ ngày 30 tháng 12 năm 2015.
c. Vào thời điểm 01 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2016
d.Vào 24 giờ, ngày 01 tháng 01 của 2016.
Câu 40: Theo Luật Sở hữu trí tuệ, trường hợp nào giấy chứng nhận đăng
ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cấp, đổi lại:
a. Khi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký
quyền liên quan bị mất, hư hỏng và thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan.


b. Khi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký
quyền liên quan bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan.
c. Khi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký
quyền liên quan bị mất, hư hỏng.
d. Khi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký
quyền liên quan thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.


PHẦN THI III: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG - 21 CÂU.
Câu 1: Vì sao nói “Môi trường là nguồn tài nguyên của con người”? Theo
bạn bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Thanh niên cần phải làm gì để
tham gia bảo vệ môi trường ?
Gợi ý trả lời:

- Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết
cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các
dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió,... Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp
và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái
đất và không gian bao quanh trái đất.
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn
quay trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như nước ngọt, đất,
sinh vật, v.v... là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử dụng sẽ trở lại dạng ban
đầu.
Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biến đổi hoặc suy
thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo. Ví dụ như
tài nguyên khoáng sản, gien di truyền. Tài nguyên khoáng sản sau khi khai thác từ
mỏ, sẽ được chế biến thành các vật liệu của con người, do đó sẽ cạn kiệt theo thời
gian. Tài nguyên gen di truyền của các loài sinh vật quý hiếm, có thể mất đi cùng với
sự khai thác quá mức và các thay đổi về môi trường sống.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai
thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản
phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống.
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường :
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm không chỉ của riêng một tổ chức, cá nhân nào
mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Câu 2 : Vì sao chúng ta phải trồng cây gây rừng, phải bảo vệ rừng?
Gợi ý trả lời:
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ
khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sự sống. Không có rừng, tất cả mọi sinh
vật trên Trái đất kể cả con người sẽ không thể hô hấp, khó có thể sinh tồn và phát
triển.
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra
nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài

quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Đây là nguồn thực phẩm, nguồn
nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị
trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.


Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa
không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt
khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo
thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ
thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú,
vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị
xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.
Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa
rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng
dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy
quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng
trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống
trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó
những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng
càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại
động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu
trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Nói tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng
tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai
thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả
mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng.
Câu 3: Giải pháp để nâng cao chất lượng cao su thiên nhiên? Trong các
giải pháp đó thì giải pháp nào quan trọng nhất?

Gợi ý trả lời:
- Giải pháp nâng cao chất lượng cao su thiên nhiên gồm:
+ Ban hành và soát xét các qui trình chuẩn chế biến cao su;
+ Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất;
+ Áp dụng ISO/ICE 17025:2005 và ISO 9001
+ Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao.
- Trong các giải pháp trên thì gải pháp thứ 4 là quan trọng nhất bởi vì: Đầu tư
nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao là đầu tư chiều sâu, đầu tư nguồn chất
xám lâu dài để phát triển vững chắc cao su thiên nhiên.
Do vây, tại các công ty cao su thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức
các khóa huấn luyện, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý chất lượng giữa các
công ty thành viên. Mở thêm các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
làm công tác quản lý chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xã hội
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 4: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhiều nhà máy chế biến
mủ cao su, tuy nhiên vấn đề nước thải chế biển mủ cao su làm ô nhiễm môi
trường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy theo bạn giải pháp nào vừa


làm cải thiện ô nhiễm môi trường vừa giảm thiểu chi phí xử lý được các chế máy
chế biến cao su sử dụng nhiều hiện nay?
Gợi ý trả lời:
Nước thải chế biến mủ cao su là một trong những loại nước thải có nồng độ
chất ô nhiễm cao thuộc loại bậc nhất của nước thải công nghiệp. Do đó yêu cầu về
công nghệ có khả năng xử lý nước thải đến giới hạn cho phép và có chi phí bình quân
thấp, chi phí quản lý và vận hành không quá cao là điều không phải dễ dàng thực
hiện.
Trong các giải pháp sử lý nước thải phải kể đến hệ thống xử lý với quá trình cơ
học (bể lắng cát, bể điều hòa thổi khí nén), tiếp theo là quá trình sinh học kỵ khí (sử
dụng bể UASB) và được xử lý triệt để tại hệ thống hồ làm thoáng cơ học - hồ sinh

học, đã đáp ứng những yêu cầu đặt ra. Hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ
cao su như vừa nêu trên là một hệ thống xử lý có sự kết hợp hài hòa giữa tính công
nghệ và tính kinh tế với việc xây dụng hệ thống mới trên cơ sở tận dụng công trình có
sẵn. Hệ thống cho chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải với chí phí
xử lý bình quân cho 1 m3 là 2500 VNĐ. Ngoài ra công nghệ xử lý còn phát huy tính
linh động nghĩa là trong quá trình vận hành có thể điều chỉnh được theo sự thay đổi
lượng nước thải của nhà máy.
Câu 5: Hiện nay việc ứng dụng công nghệ tưới phun mưa dùng năng
lượng Mặt trời trong sản xuất nông nghiệp đang trở nên phổ biến, bạn hãy cho
biết những lợi ích của công nghệ này? Nêu ứng dụng trong thực tế?
Gợi ý trả lời:
Công nghệ tưới phun mưa dùng năng lượng Mặt trời tuy mới được đưa vào sản
xuất trong những năm gần đây nhưng đã trở nên quen thuộc với người nông dân vì nó
mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có điều kiện mở rộng diện tích canh
tác, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản suất trên đơn vị diện tích, đồng thời
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Công nghệ này được thực hiện nhằm tận dụng ánh sáng Mặt Trời, thông qua hệ
thống kết nối được lắp đặt như pin, bộ sạc, bộ ắc quy, bộ chuyển đổi để tạo ra dòng
điện. Khi có điện, người nông dân sẽ sử dụng nguồn điện này gắn vào mô tơ bơm
tưới phun cho cây trồng.
Tuy chi phí đầu tư để lắp đặt hệ thống công nghệ này hơi cao (khoảng 100
triệu đồng, tưới được khoảng 4.000m 2 đất sản xuất) nhưng tuổi thọ sử dụng khá lâu,
khoảng 15 năm.
Ở Bình Phước việc áp dụng công nghệ này vào chăm sóc vườn tiêu, cà phê, ca
cao có diện tích lớn là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Câu 6: Lợi ích khi sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng?
Gợi ý trả lời:
Việc sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH), phân bón hữu cơ trong canh tác cây
trồng đang là xu hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhằm bảo đảm
an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường mà vẫn đảm bảo năng

suất, chất lượng cho trồng trọt, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền
vững.


Trước đây, để tăng năng suất và sản lượng trong trồng trọt, người dân thường
sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên,
việc sử dụng này chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà không bảo đảm thâm canh cây
trồng bền vững, vì các sản phẩm có nguồn gốc từ chất hóa học làm cho đất đai ngày
càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi
sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất càng nhiều dẫn đến
phát sinh một số dịch hại không dự báo trước, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người và gây ô nhiễm môi trường.
Do đó, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và sản xuất ra CPSH, phân
bón hữu cơ được đẩy mạnh để thay thế phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có
nguồn gốc hóa học đã được hầu hết các nước quan tâm vì nó có nhiều ưu điểm vượt
trội như:
Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và cây trồng; Không
gây ô nhiễm môi trường sinh thái; Cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng,…)
trong môi trường đất nói riêng và môi trường sống nói chung; Không làm hại kết cấu
đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất;
Đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng và chất lượng
nông sản phẩm; Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng
khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như
các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác; Có khả năng phân hủy,
chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp,
công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường…
Sử dụng CPSH trong nông nghiệp được xem là ứng dụng khoa học - kỹ thuật
có ý nghĩa thiết thực. Trong đó có trồng trọt, sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn
chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa
học trong việc phòng và trị bệnh cho cây trồng là khuynh hướng đúng nhằm tránh

ảnh hưởng đến cây trồng và con người, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra
sản phẩm có uy tín, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài
nước.
Tuy nhiên, việc sử dụng các CPSH ở Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là nhóm
CPSH phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng do điều kiện canh tác chưa tập trung, còn
mang tính hộ nhỏ lẻ nên chưa có giá trị chuyển giao, khuyến cáo người sử dụng, nhà
sản xuất chưa đầu tư quảng cáo sản phẩm… Vì vậy, CPSH phòng trừ sâu bệnh ở
nước ta chủ yếu ở trong phòng thí nghiệm và quy mô sản xuất thử, khả năng bảo
quản các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học còn tốn nhiều chi phí dẫn đến
giá thành cao.
Câu 7: Ưu điểm khi sử dụng công nghệ trong nước để chế biến hạt điều?
Trong chế biến hạt điều công đoạn nào là quan trọng và mất nhiều thời gian, lao
động nhất?
Gợi ý trả lời:
Trước đây nhân dân ta chủ yếu là sử dụng lao động thủ công để chế biến hạt
điều. Việc đưa thiết bị vào quá trình chế biến đã giúp giải quyết bài toán khan hiếm
lao động, ngoài ra, sử dụng thiết bị còn giải quyết vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm mà các nước đưa ra với yêu cầu ngày càng cao. Điều này lao động chân
tay không thể đảm bảo được.


Hiện nay ở các cơ sở chế biến điều hầu như đã đưa các ứng dụng của khoa học
công nghệ vào sản xuất, chế biến, trong đó có hơn 80% thiết bị tại các nhà máy chế
biến đều do các công ty, cơ sở sản xuất trong nước sản xuất.
Đây là kết quả của chương trình KC07 thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010
với mục tiêu chung là nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Chương trình nghiên cứu được triển khai trên 4
lĩnh vực: cơ khí nông nghiệp, chế biến bảo quản nông sản, ngành nghề nông thôn và
môi trường. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng trên được Hội đồng khoa học cấp nhà
nước đánh giá xuất sắc nhờ những thông số như: máy cắt hạt điều giảm tỷ lệ hạt bể từ

trên 30% của nước ngoài xuống còn dưới 10% (so với lao động thủ công trên 10%), 1
máy có thể cắt 1.600 kg hạt/ca, tương đương 10 - 12 lao động.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công nghệ chế biến điều trong nước còn rẻ hơn
khoảng 40% - 50% so với thiết bị nước ngoài.
Tuy nhiên, công nghệ chế biến điều trong nước vẫn có những hạn chế nhất
định như: Tính chính xác chưa cao, sức bền vật liệu và tuổi thọ chưa cao.
- Trong chế biến hạt điều công đoạn cắt tách vỏ hạt điều là khâu quan trọng và
tốn nhiều lao động nhất.
Câu 8: Hộp đen là gì? Thiết kế chế tạo hộp đen như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Hộp đen là tên gọi của một loại thiết bị lưu trữ thông tin thường được gắn trên
các phương tiện giao thông và được thiết kế đặc biệt phù hợp riêng với từng loại
phương tiện khác nhau. Có 2 loại hộp đen phổ biến là hộp đen cho máy bay và trên
các phương tiện xe cơ giới (cụ thể là ôtô).
Hộp đen được thiết kế đặc biệt giúp nó chịu được va đập (3.400 Gs), và tồn tại
được dưới sức ép (227 kg/6,5 cm2), nhiệt độ (1.100oC) mà không hư hại, chịu được
nước muối (dưới đáy biển) 24-30 ngày không gỉ.
Hộp đen ngày nay đã được cải tiến nhiều, gồm 2 phần chính: thiết bị ghi dữ
liệu chuyến bay (FDR) và thiết bị ghi âm buồng lái (CVR). Các thông tin hành trình
mà hộp đen ghi lại bao gồm tất cả hoạt động các máy bay từ khi bắt đầu cất cánh.
FDR được nối với các thiết bị cảm ứng đặt ở nhiều nơi trên máy bay cung cấp các
thông số thay đổi theo thời gian về hướng di chuyển, về tốc độ, về độ cao của máy
bay, chênh lệch áp suất, điều khiển của tay lái, tình trạng nhiên liệu... Mỗi thông tin
được ghi lại dưới dạng đường lỗ trong một dải kim loại mỏng. Thiết bị ghi này (FDR)
được đặt chắc chắn trong một chiếc hộp để chống va đập, rất kín và không bắt lửa.
Trong trường hợp tai nạn nó vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Riêng CVR được nối với
những micro đặt trong buồng lái để ghi lại những âm thanh như lời nói, tiếng bật
công tắc, tiếng gõ cửa...). Thường có 4 cái, đặt trên đầu phi công chính, phi công phụ,
phi công thứ 3 (nếu có) và ở giữa buồng lái. FDR có thể ghi dữ liệu 25 giờ và CVR
thì ghi trong khoảng 2 giờ.

Có tên gọi "hộp đen" vì ban đầu thiết bị này thường được sơn màu đen. Ngày
nay nó được sơn các màu sáng, thường là màu cam để dễ tìm kiếm. Ngoài ra, hộp đen
còn được trang bị một hệ thống dẫn giúp định vị vị trí của nó, rất cần khi nó bị rơi
xuống nước (ULB). Thiết bị này có 2 "mắt thần", khi nước ngập đến mắt thần, thiết
bị sẽ phát ra sóng âm thanh ở 37,5 kHz với tần suất 1 lần/giây trong suốt 30 ngày.


Ngày nay, hộp đen không chỉ dùng trên máy bay mà còn dùng trên nhiều phương tiện
khác như xe hơi, tàu lửa...
Câu 9: Khí sinh học (KSH) được sản xuất như thế nào? Trong thực tế khí
sinh học đã được ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
Gợi ý trả lời:
Khí sinh học được sản xuất như thế nào?
KSH được sản xuất để phục vụ các mục đích khác nhau. Để sản xuất KSH,
người ta xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị sản xuất KSH, gọi tắt là thiết bị KSH.
Nguyên liệu để sản xuất ra KSH là chất hữu cơ như phân động vật, các loại
thực vật như bèo, cỏ, rơm rạ các chất thải hữu cơ như rác sinh hoạt hữu cơ, bùn cống,
nước thải công nghiệp (đường, rượu bia, đồ hộp, lò mổ, chế biến tinh bột, giấy, cao
su, dược phẩm…). Nguyên liệu được nạp vào thiết bị KSH. Thiết bị tạo ra điều kiện
thuận lợi (kỵ khí, nhiệt độ thích hợp…) để nguyên liệu được phân giải kỵ khí và tạo
ra KSH.
Trong quá trình phân giải, chỉ một phần nguyên liệu được chuyển hóa thành
KSH, phần còn lại ko phân giải hết được gọi là phụ phẩm khí sinh học. Như vậy thiết
bị KSH có hai sản phảm là KSH và phụ phẩm KSH.
Trong thực tế khí sinh học được ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
KSH được sử dụng trong rất nhiêu mục đích khác nhau: đun nấu, thắp sáng,
chạy các động cơ (máy bơm, máy xay sát,…) phát điện, chạy ô tô. Khí sinh học còn
được ứng dụng để sấy chè, ấp trứng, sưởi ấm cho gà con, chạy tủ lạnh, chiếu sáng
cho tằm. Trong bảo quản nông sản, khí sinh học được dùng để diệt sâu mọt hoặc bảo
quản hoa quả tươi.

Câu 10: Dấu CR có khác gì so với dấu CS trước đây? Trên thị trường hiện
nay có nhiều loại MBH mang nhiều nhãn hiệu khác nhau. Làm thế nào để biết
loại MBH mang nhãn hiệu nào của DN nào đã được kiểm soát về chất lượng
theo quy định hiện hành?
Gợi ý trả lời:
Dấu CR có khác gì so với dấu CS trước đây?
Mức chất lượng của MBH gắn dấu CS (theo Tiêu chuẩn Việt Nam) trước đây và
gắn dấu CR (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hiện nay là như nhau, nhưng quá
trình đánh giá để được gắn dấu là khác nhau.
1. Để được gắn dấu CS, doanh nghiệp sản xuất MBH tự thực hiện việc đánh giá
sự phù hợp của MBH với tiêu chuẩn bằng thử nghiệm (nếu có trang thiết bị thử
nghiệm phù hợp với quy định của TCVN 5756:2001, hoặc gửi mẫu thử nghiệm đến
một tổ chức được chỉ định thử nghiệm chất lượng MBH) và thực hiện việc công bố
phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5756:2001 tại Chi cục TCĐLCL tỉnh, thành phố.
2. Để được gắn dấu hợp quy CR, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu MBH phải
được tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định tiến hành
đánh giá chứng nhận, nếu phù hợp quy chuẩn, doanh nghiệp được cấp giấy chứng


nhận thời hạn không quá 3 năm; phải gắn dấu CR lên MBH trước khi đưa ra lưu
thông và phải thực hiện công bố hợp quy tại Chi cục TCĐLCL tỉnh, thành phố.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại MBH mang nhiều nhãn hiệu khác
nhau. Làm thế nào để biết loại MBH mang nhãn hiệu nào của DN nào đã được
kiểm soát về chất lượng theo quy định hiện hành?
Đối với những MBH được sản xuất trong nước có đăng ký kinh doanh, nhập
khẩu chính ngạch có thể tham khảo nhãn hiệu và tên doanh nghiệp trên website của
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng () trong danh sách
doanh nghiệp đã công bố phù hợp tiêu chuẩn, gắn dấu CS hoặc dán tem “đã kiểm tra”
(trước 15/11/2008) và danh sách doanh nghiệp đã chứng nhận hợp quy, gắn dấu CR
theo quy định của QCVN 2:2008/BKHCN. Các MBH không thuộc các danh sách

trên đang được bày bán trên thị trường có thể từ nguồn nhập lậu, nhập tiểu ngạch.
Hãy cảnh giác với các loại mũ này.
Câu 11: Lợi ích của Internet?
Gợi ý trả lời:
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một
trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện
trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và
chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các
lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên
Internet.
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các
trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web).
Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa.
Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp
quang, v.v.; còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng
các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL, và nó có thể được truy nhập bằng
cách sử dụng Internet. Đặc biệt trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 nhờ sự phát triển của
các trình duyệt web và hệ quản trị nội dung nguồn mở đã khiến cho website trở nên
phổ biến hơn, thế hệ web 2.0 cũng góp phần đẩy cuộc cách mạng web lên cao trào,
biến web trở thành một dạng phần mềm trực tuyến hay phần mềm như một dịch vụ.
Các cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không
dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.
Câu 12: Khoa học môi trường là gì? Khoa học môi trường nghiên cứu
những gì?
Gợi ý trả lời:
Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác
qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường
sống của con người trên trái đất.
Các nghiên cứu môi trường rất đa dạng được phân chia theo nhiều cách khác
nhau, có thể chia ra làm 4 loại chủ yếu:



- Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần môi trường (tự nhiên hoặc nhân tạo)
có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh
thái, khu công nghiệp, đô thị, nông thôn v.v... ở đây, khoa học môi trường tập trung
nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của
môi trường sống.
- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm bảo vệ chất lượng môi trường
sống của con người.
- Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã
hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trái đất, quốc gia, vùng lãnh thổ,
ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu về phương pháp như mô hình hoá, phân tích hoá học, vật lý, sinh
vật phục vụ cho ba nội dung trên.
Câu 13 : Thanh niên có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý nhà nước và
xã hội? Trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên trong học tập và khoa học
công nghệ? Mục tiêu chiến lược phát triển KH-CN giai đoạn 2011-2020?
Gợi ý trả lời:
- Theo luật Thanh niên, thanh niên có quyền và nghĩa vụ sau :
Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Thanh niên được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan,
tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách,
pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác.
Thanh niên có nghĩa vụ tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên trong học tập và khoa học
công nghệ:
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên hoàn thành chương trình

phổ cập giáo dục, được học nghề, có cơ hội vươn lên học tập ở trình độ cao hơn;
- Miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay tín dụng để thanh niên học tập;
cấp sách giáo khoa, hỗ trợ về đời sống cho thanh niên của hộ nghèo hoàn thành
chương trình phổ cập giáo dục;
- Tạo điều kiện cho thanh niên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hỗ trợ thực hiện các ý tưởng sáng tạo
trong hoạt động khoa học và công nghệ.
- Mục tiêu chiến lược phát triển KH-CN giai đoạn 2011-2020?
Chiến lược phát triển KH-CN giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu đến năm 2020,
KH-CN Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; Phát triển đồng
bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ,
đáp ứng yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Phấn đấu
đưa Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN trong một số lĩnh vực KH-CN.
Câu 14 : Những thách thức trong phát triển khoa học công nghệ biển ?
Gợi ý trả lời:


Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách “ưu ái” nhất định đối với KHCN
biển còn gặp nhiều thách thức:
Thứ nhất: KHCN biển rất chậm được đổi mới về cơ chế quản lý hoạt động,
thiếu chiến lược và chính sách KHCN riêng nên KHCN biển chưa thực sự trở thành
động lực phát triển kinh tế biển cũng như đáp ứng yêu cầu bảo đảm chủ quyền biển,
đảo.
Thứ hai: Kinh tế biển có xuất phát điểm thấp, chưa phát triển theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nên thiếu “vốn” trầm trọng cho công tác đầu tư vào KHCN.
Các sản phẩm được làm từ những Chương trình, Dự án và kể cả công trình KHCN
cấp Nhà nước cũng không phải cái nào cũng là “đơn đặt hàng” từ chính nhu cầu sản
xuất, kinh doanh và quản lý nên “thị trường” KHCN biển ở nước ta phát triển rất
chậm, cơ chế tài chính cũng chưa phù hợp với đặc trưng nghề biển, một nghề đòi hỏi
xuất đầu tư lớn song lại phải chịu nhiều rủi ro.

Thứ ba: Nguồn nhân lực để phát triển KHCN biển cũng là một vấn đề lớn khi
khi lực lượng mỏng, phân tán, thiếu cán bộ chuyên gia đầu ngành ở những hướng
chuyên sâu, mũi nhọn quan trọng. Trong khi đó, việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán
bộ làm KHCN biển còn nhiều bất cập, cơ sở và quy mô đào tạo còn nhỏ lẻ và các
định hướng, chương trình đào tạo về biển chưa toàn diện, thiếu cập nhật và chưa
được tiêu chuẩn hóa.
Mặt khác, việc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông có chiều hướng phức tạp,
kéo dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế
về KHCN và công nghệ biển, mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng không gian
hoạt động của KHCN biển nước ta trong thời gian tới.
Để khắc phục những hạn chế trên, vừa qua Tổng cục Biển và Hải đảo Việt
Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển KHCN biển ở Việt nam đến năm 2020 được
xác định là văn bản cụ thể hóa tư tưởng của Chiến lược Biển Việt Nam đến 2020 để
thực hiện Chiến lược biển trong lĩnh vực KHCN biển. Trong đó tiếp tục khẳng định
vụ trí, vai trò không thể thay thế của KHCN biển trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, trong phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an
ninh quốc phòng của nước ta.
Câu 15 : Theo bạn việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công
nghệ trong điều tra nghiên cứu cũng như khai thác tiềm năng biển được xác
định như thế nào ?
Gợi ý trả lời:
Tiềm năng tài nguyên biển của Việt Nam khá phong phú và có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển và
ứng dụng khoa học công nghệ trong điều tra nghiên cứu cũng như khai thác tiềm
năng biển được xác định là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy nền kinh
tế biển phát triển mạnh mẽ hơn.
Dựa trên lợi thế về tài nguyên biển, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác bền
vững biển, hải đảo, trong đó yêu cầu các cấp, các ngành phải phát triển mạnh mẽ
khoa học công nghệ, làm cho khoa học công nghệ thực sự là động lực quan trọng



nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức , nâng cao năng suất
chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế…
Đặc biệt những quan điểm chỉ đạo phát triển KHCN biển của Việt Nam đã
được cụ thể hóa ở tầm cao hơn trong Luật biển Việt Nam vừa mới ban hành. Trong
đó, đề cập khá rõ ràng đến chính sách phát triển và quản lý biển, hải đảo cũng
như phát triển kinh tế biển. Đây là các yếu tố vô cùng quan trọng, tạo cơ hội mới
song cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ mới cho việc phát triển và ứng dụng KHCN biển.
Những vấn đề mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHCN biển đã được xác
định cụ thể trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 cũng như trong Đề án
Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020.
Câu 16: Những thách thức sau khi Việt Nam gia nhậpWTO?
Gợi ý trả lời:
Gia nhập WTO, Việt Nam đã điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng
minh bạch và thông thoáng hơn; ban hành nhiều văn bản pháp lý để thực hiện cam
kết đa phương; mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải
cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức trong tiến
trình hội nhập kinh tế thế giới, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao...
Tuy nhiên sau khi ra nhập WTO, Việt Nam gặp nhiều thách thức:
Cạnh tranh khốc liệt diễn ra, không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn ngay cả
thị trường trong nước. Trong điều kiện hội nhập, các biến động của thị trường thế
giới tác động rất nhanh, mạnh đến thị trường trong nước, nhất là các yếu tố có tính ổn
định kém của kinh tế toàn cầu như thị trường dầu mỏ, dòng vốn đầu tư vào thị trường
tài chính. Nếu năng lực dự báo không tốt, khả năng phản ứng chính sách không kịp
thời và kém hiệu quả, sẽ lúng túng, bị động, dẫn đến rối loạn thị trường, thậm chí
khủng hoảng. Hội nhập, với việc tăng thu hút đầu tư, nếu không được thẩm định kỹ
lưỡng sẽ dễ xảy ra tình trạng chuyển dịch ô nhiễm môi trường xuyên biên giới. Sự
bùng nổ thông tin và việc di chuyển thể nhân để triển khai dự án đầu tư cũng tạo ra
các thách thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ an ninh quốc

gia...
Thời gian gia nhập WTO chưa đủ dài, nhưng là một thời đoạn đặc biệt, với
những cơ hội to lớn và thách thức nặng nề được đặt ra đối với Việt Nam trong quá
trình phát triển và tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế,
Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội cũng như chưa đương đầu có hiệu quả đối với
những thách thức.
Những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn
cầu đã làm bộc lộ những bất cập trong cơ cấu kinh tế và mô hình phát triển của chúng
ta. Để có thể vượt qua những khó khăn, thách thức và phát triển bền vững trong hội
nhập kinh tế thế giới, Việt Nam cần thay đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức đề
kháng của nền kinh tế trước những “cú sốc” từ bên ngoài; hình thành đồng bộ các yếu
tố kinh tế thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các
thành phần kinh tế; tăng tỷ trọng các nhân tố năng suất tổng hợp (chất lượng nguồn
nhân lực, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, nâng cao hiệu quả
pháp lý...) thay cho việc tăng vốn và khai thác tài nguyên như hiện nay; phát triển
mạnh nguồn nhân lực trên tất cả các loại hình: Cán bộ quản lý Nhà nước, quản trị
doanh nghiệp; chuyên gia kinh tế kỹ thuật và công nhân, để có thể vừa tiếp nhận


được những dự án đầu tư công nghệ cao, vừa nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước
và quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt nam cần phát triển khoa học công nghệ
theo định hướng bền vững; xử lý đúng đắn mối quan hệ Nhà nước và thị trường, khắc
phục những hình thái can thiệp theo kiểu hành chính trái với quy luật phát triển của
kinh tế thị trường, hoặc buông lỏng quản lý nhà nước để thị trường tự điều tiết.
Câu 17: Theo bạn làm cách nào để đưa các ứng dụng khoa học công nghệ
vào đời sống nhanh nhất?
Gợi ý trả lời:
Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng giúp chuyển tải các kết quả nghiên cứu,
ứng dụng khoa học - công nghệ; cập nhật thông tin và thành tựu mới và nâng cao
kiến thức về khoa học - công nghệ cho người dân. Ở các nước phát triển như Trung

Quốc, Nhật Bản, Anh… việc tổ chức Ngày hội Khoa học với các hoạt động như: xem
lại lịch sử phát triển khoa học; thảo luận những vấn đề phát triển khoa học, đạo đức
khoa học... hay Tuần lễ Khoa học là một cách thức truyền thông rất hữu hiệu để đưa
khoa học đến với công chúng.
Một công trình nghiên cứu khoa học, một ý tưởng sáng tạo, một công nghệ mới
sẽ không có giá trị nếu như ít người biết đến và không được áp dụng, ứng dụng trong
thực tiễn. Truyền thông sẽ giúp chuyển tải các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
KHCN, cập nhật thông tin KHCN mới, nâng cao kiến thức về KHCN cho người dân.
Ở Bình Phước đã tổ chức được một số hoạt động như: Ngày hội Sáng tạo trẻ,
hay ở một số tỉnh, thành tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Vũ trụ thế giới, tổ chức Ngày hội
Thiên văn vũ trụ với nhiều hoạt động giúp giới trẻ yêu thích tìm tòi khoa học.
Trong thời gian tới nước ta nói chung và Bình Phước nói riêng cần tìm ra cách
thức tổ chức cũng nhu tăng cường học hỏi kinh nghiệm tổ chức Ngày hội Khoa học,
Tuần lễ Khoa học… ở một số nước trên thế giới, qua đó cung cấp cho chúng ta những
ý tưởng có thể được khai thác hiệu quả và điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh Việt
Nam.
Câu 18: Theo bạn chuyển giao công nghệ có ý nghĩa như thế nào đối với
sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao kỹ năng, kiến thức, công nghệ,
bí quyết sản xuất để đảm bảo công nghệ và các yếu tố liên quan có thể được đông đảo
người sử dụng, dễ dàng tiếp cận hơn. Đồng thời, giúp người sử dụng mở rộng mục
tiêu trong việc tối ưu hóa lợi ích của công nghệ và áp dụng vào các sản phẩm, quy
trình, ứng dụng, nguyên vật liệu, dịch vụ,... Hiện nay Việt Nam đang cần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh quốc gia và thu hút vốn FDI.
Đối với Việt Nam, chuyển giao công nghệ chính là bước ngoặt của Công
nghiệp Việt Nam”, là cơ hội để chia sẻ những cơ hội của ngành Công nghiệp Việt
Nam; tạo cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm duy trì và gia tăng vốn đầu tư nước ngoài;
lĩnh hội tri thức mới để tối đa hóa cơ hội mở rộng thị trường, đồng thời cũng là dịp để
các nhà sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, đồng thời thu hẹp khoảng

cách giữa các nhà công nghiệp Việt Nam và công nghiệp các nước trong khu vực và
trên thế giới để đạt được các mục tiêu chung.


Câu 19: Bạn nhận xét thế nào về chất lượng đề tài khoa học của sinh viên
Việt Nam hiện nay. Một số ý kiến cho rằng những đề tài đó đều mang tính lý
thuyết, không có tính thực tiễn. Quan điểm của bạn như thế nào đối với ý kiến
trên?
Gợi ý trả lời:
- Nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có ý nghĩa rất to lớn, qua đó
giúp sinh viên vừa củng cố kiến thức đã học, vừa có điều kiện phát huy tính năng
động, sáng tạo trong tiếp cận các vấn đề khoa học, tìm các giải pháp công nghệ phù
hợp giải quyết những vấn đề từ trong cuộc sống.
Thông qua công tác nghiên cứu khoa học, sinh viên tạo cho mình khả năng làm
việc độc lập, thói quen nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và công
tác.
Nét nổi bật của công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên những năm học
gần đây là số lượng, chất lượng của các đề tài đã có bước phát triển nhảy vọt. Nhiều
đề tài đã góp phần giải quyết được những vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn.
- Quan điểm cho rằng những đề tài của sinh viên đều mang tính lý thuyết và
không có tính thực tiễn là chưa đúng. Bởi vì trên thực tế đã có nhiều đề tài nghiên
cứu của sinh viên được đánh giá cao góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống.
Chúng ta cần khuyến khích các bạn sinh viên hơn nữa trrong việc xây dựng các
đề tài khoa học, qua đó có thể thu hút sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên và
có nhiều cơ hội để lựa chọn những đề tài hay, sáng tạo và có tính thực tiễn cao, áp
dụng vào trong thực tiễn đời sống.
Câu 20: Là cán bộ trẻ, bạn có quan điểm như thế nào trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong lĩnh vực công tác của bạn?
Gợi ý trả lời:

Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học ong nghệ nói chung và của
ngành tin học nói riêng với những tính năng ưu việt và sự tiện dụng và được ứng
dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành
trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời
sống của con người.
Tin học đã thâm nhập mãnh mẽ vào Việt Nam, nhiều lĩnh vực hoạt động từ
lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự động hóa công nghiệp ... đến các lĩnh
vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng tin học. Máy tính là
công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại ngày nay. Hoạt động của một máy
tính là xử lý các thông tin đưa vào theo một chương trình đã được lập sẵn nhằm đưa
ra kết quả phục vụ yêu cầu nào đó của người sử dụng.
Riêng tôi, là cán bộ trẻ công tác trong ngành .....(dựa trên lĩnh vực ngành
của cá nhân để thấy được những lợi ích của ứng dụng tin học cụ thể trong lĩnh
vực công tác của thí sinh đó để chấm điểm).


Câu 21: Bên cạnh những lợi ích của công nghệ thông tin là những mặt trái
của nó, trong đó có vấn đề tội phạm công nghệ thông tin, suy nghĩ của bạn về
vấn đề này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Cuộc cách mạng Công nghệ thông tin mới chỉ khởi đầu từ những năm cuối của
thế kỷ XX, bắt nguồn bằng việc phát minh ra máy tính điện tử (Computer) và thực sự
bùng phát khi mạng thông tin toàn cầu (Internet) được sử dụng rộng rãi. Thực tiiễn
cho thấy máy tính và công nghệ kỹ thuật số đi kèm đã và đang thay thế các công nghệ
trước đây trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Cũng như bất kỳ một thành tựu khoa học nào của nhân loại, khi mà các thành
tựu càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội thì càng dễ bị lợi dụng, sử
dụng hoặc là mục tiêu của tội phạm. Các thành tựu do công nghệ thông tin đem lại
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, trên thế giới đã hình thành một khái niệm
mới về tội phạm - tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay còn được biết đến

với các tên khác nhau như: tội phạm mạng (Cyber Crimes), tội phạm máy tính hay tội
phạm liên quan đến máy tính (Computer Crimes). Điển hình là các hành vi đánh cắp,
làm giả thẻ tín dụng, mở sàn giao dịch trực tuyến lừa đảo đa cấp, cá độ bóng đá…
ngày càng diễn biến phức tạp. Đây là loại tội phạm khá tinh vi, phạm vi hoạt động
rộng gây nên sự kho khăn trong công tác quản lý và truy tìm tội phạm. Điều này đòi
hỏi lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao phải phối hợp với các
đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, xử lý kịp thời,
đồng thời đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức cần phải trang bị cho mình những kiến thức,
thông tin về an toàn mạng để tự bảo vệ mình khỏi những mối nguy hại có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị chức trách cần có những cảnh báo, hỗ trợ cần
thiết và kịp thời khi có các vấn đề liên quan đến an ninh mạng quốc gia xảy ra, giúp
giảm thiểu thiệt hại cũng như tạo được sự an tâm cho người dùng Internet trong nước,
xây dựng nên một nền thương mại điện tử vững mạnh hòa cùng nền thương mại điện
tử toàn cầu.


PHẦN THI IV : ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ KH&CN CƠ SỞ
- Ở phần thi này, mỗi đội dự thi sẽ tham gia thi viết ít nhất 01 đề tài, dự án
KHCN cấp cơ sở (theo biểu mẫu đăng ký gửi kèm).
- Nội dung: Đề xuất các ý tưởng, nghiên cứu KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả
công tác chuyên môn của đơn vị, ứng dụng vào đời sống, sản xuất, phát triển kinh tế
xã hội. Khuyến khích các đề tài, dự án có tính mới, có khả năng ứng dụng rộng rãi.
- Hình thức: Thi viết và thuyết trình.
+ Phần viết: Đề tài, dự án phải được đánh máy, trình bày rõ ràng trên giấy khổ
A4 gửi về Ban tổ chức Hội thi để Ban giám khảo chấm điểm trước 10 ngày khi diễn
ra Hội thi. Bài viết phải có tính mới, tính khả thi cao, phù hợp với từng địa phương,
đơn vị. Bài viết phải đảm bảo không xảy ra sự tranh chấp về quyền tác giả, nếu có
tranh chấp xảy ra trong hoặc sau khi diễn ra cuộc thi các đội và cá nhân viết đề tài, dự
án phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
+ Phần thuyết trình: BTC sẽ chọn ra 5 đề tài tiêu biểu nhất để tham gia phần thi

thuyết trình. Danh sách đề tài, dự án tham gia thuyết trình sẽ được thong báo ngay
sau khi khai mạc Hội thi.
BTC khuyến khích tác giả hoặc nhóm tác giả sử dụng minh họa bằng các hình
thức trực quan, sinh động. Ban Giám khảo có thể đặt câu hỏi phản biện để làm rõ vấn
đề nếu thấy cần thiết. Thời gian cho phần thi này là 10 phút (thí sinh phải chuẩn bị
trước các phương tiện thuyết trình), quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm (quá tròn
01 phút trừ 01 điểm).
- Tổng điểm cho phần thi này là 40 điểm.


×