Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Sổ Tay Hướng Dẫn Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Câu Lạc Bộ Nông Dân Với Pháp Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.35 KB, 108 trang )

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
-----***-----

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ
NÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT



Hà Nội, tháng 11 năm 2007
1


CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN:

Nguyễn Hữu Mai
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
BIÊN TẬP:

Thiều Văn Giang
BIÊN SOẠN:

Phạm Tiến Nam
Nguyễn Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Thuý Loan
Chu Thị Thu Hà

2



PHẦN THỨ NHẤT
HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÂU LẠC BỘ NÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT
I. HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ NÔNG
DÂN VỚI PHÁP LUẬT:

1. Khái niệm, mục đích thành lập Câu lạc bộ
nông dân với pháp luật:
1.1. Câu lạc bộ pháp luật:
Câu lạc bộ là một tổ chức sinh hoạt pháp lý tự
nguyện của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp
luật, nhiệt tình tuyên truyền giáo dục pháp luật, vận
động chấp hành pháp luật và có tinh thần tham gia
đấu tranh bảo vệ pháp luật.
Hoạt động của câu lạc bộ pháp luật có tính chất
thường kỳ theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng
giữa các hội viên và tuân thủ các quy định của Quy
chế tổ chức, hoạt động của câu lạc bộ và pháp luật
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu lạc bộ đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương, cơ quan, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của ngành Tư pháp.
3


1.2 Câu lạc bộ nông dân với pháp luật:
- Câu lạc bộ nông dân với pháp luật là một tổ
chức sinh hoạt pháp lý tự nguyện của cán bộ, hội
viên, nông dân có cùng nguyện vọng tìm hiểu pháp
luật, trao đổi kinh nghiệm, thông tin pháp luật để

nâng cao nhận thức, hành vi ứng xử pháp luật của
các thành viên làm nòng cốt để phổ biến, giáo dục
pháp luật, tuyên truyền vận động chấp hành pháp
luật, tham gia bảo vệ an ninh, đoàn kết nội bộ,
phòng và ngăn ngừa vi phạm pháp luật ở nông thôn.
- CLB nông dân với pháp luật hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giữa các hội viên
và tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Tổ chức và
hoạt động CLB nông dân với pháp luật dưới sự lãnh
đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự
quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Hội Nông dân cơ sở,
đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của ngành Tư pháp.
+ CLB nông dân với pháp luật do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định
thành lập, do Hội Nông dân xã quản lý và tham gia
điều hành.
4


+ Thành viên CLB nông dân với pháp luật bao
gồm: cán bộ Hội Nông dân cơ sở; các nhóm nòng
cốt, cộng tác viên pháp luật ở các thôn, ấp, bản,
làng; những người tự nguyện tham gia câu lạc bộ.
+ Ban chủ nhiệm CLB nông dân với pháp luật
gồm: lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã, lãnh đạo Hội
Nông dân cơ sở, Ban Tư pháp xã và một số ban,
ngành có liên quan…
Đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã hoặc đồng
chí lãnh đạo Hội Nông dân xã làm chủ nhiệm CLB

nông dân với pháp luật.
1.3 Mục đích thành lập Câu lạc bộ nông dân với
pháp luật:
- Giúp cho Hội Nông dân cơ sở thực hiện nhiệm
vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận
động hội viên, nông dân chấp hành pháp luật, tham
gia giải quyết mâu thuẫn, vướng mắc trong nội bộ
nông dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội
nông thôn.
- Tạo điều kiện học hỏi, trao đổi kiến thức pháp
luật cần thiết cho thành viên CLB nông dân với
pháp luật và hội viên nông dân. Giúp các thành viên
CLB nông dân với pháp luật nắm vững pháp luật, có
5


điều kiện học tập, đề đạt, kiến nghị với các cơ quan
có thẩm quyền những quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến nông dân, những vấn đề có liên quan đến công
tác xây dựng và thi hành pháp luật ở địa phương.
- CLB nông dân với pháp luật phát huy tính tích
cực của mọi giới, mọi ngành trong công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật và thi hành pháp luật,
góp phần làm lành mạnh cuộc sống.
- Giúp hội viên nông dân nâng cao hiểu biết kiến
thức pháp luật, từ đó hình thành lòng tin pháp luật, ý
thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp
luật.
- Đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hoá, văn nghệ,
đời sống tinh thần và nhu cầu tìm hiểu kiến thức

pháp luật của nông dân nhất là những vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc ít người.
- Góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội ở cơ
sở vững mạnh
2. Các bước xây dựng câu lạc bộ nông dân với
pháp luật:
Bước 1: Nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật
của nông dân ở cơ sở (thôn, ấp, bản, làng)
6


Đây là khâu đầu tiên và là một khâu quan trọng
không thể thiếu. Nếu làm tốt việc điều tra, khảo sát
nắm tình hình thực tế về chính trị, kinh tế, xã hội
của địa phương sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng kế
hoạch thành lập CLB nông dân với pháp luật phù
hợp với thực tế, đáp ứng được nhu cầu của hội viên,
nông dân.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thành lập CLB
nông dân với pháp luật
Kế hoạch thành lập CLB nông dân với pháp luật
cần phải xây dựng cụ thể, chi tiết để việc thực hiện
được thuận lợi. Thông thường một bản kế hoạch cần
có những nội dung chính sau:
- Sự cần thiết phải xây dựng CLB nông dân với
pháp luật
- Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập CLB nông
dân với pháp luật
- Tiêu chí chọn địa điểm CLB nông dân với pháp
luật (tình hình an ninh trật tự, vị trí giao thông thuận

tiện…).
- Đối tượng tham gia CLB nông dân với pháp luật
(hội viên, nông dân, những người am hiểu pháp
luật…).
7


- Tổ chức của CLB nông dân với pháp luật (dự
kiến Ban chủ nhiệm, số lượng hội viên, nguyên tắc
hoạt động).
- Nội dung và hình thức sinh hoạt của CLB nông
dân với pháp luật.
- Kinh phí thực hiện.
- Trách nhiệm các cơ quan, ban ngành (UBND,
Tư pháp, Hội Nông dân và các đoàn thể) trong việc
phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của CLB
nông dân với pháp luật.
Sau khi kết thúc việc khảo sát, điều tra, Hội
Nông dân cơ sở (Ban chỉ đạo 26 ở xã) phải báo cáo
kết quả điều tra khảo sát và trình kế hoạch thành lập
CLB nông dân với pháp luật lên Hội cấp trên, cấp
uỷ Đảng, chính quyền cơ sở để phê duyệt.
Bước 3: Ban Chủ nhiệm lâm thời vận động
thành lập CLB nông dân với pháp luật
- Xây dựng Quy chế hoạt động của CLB nông
dân với pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, vị
trí, vai trò, nội dung hoạt động và tổ chức của CLB
nông dân với pháp luật nhằm thu hút được nhiều hội
viên, nông dân tham gia.

8


- Chuẩn bị cơ sở vật chất và kinh phí để ra mắt
CLB nông dân với pháp luật.
Bước 4: Tổ chức lễ ra mắt CLB nông dân với
pháp luật
Đây là một khâu quan trọng, là hình thức công
khai hoá tổ chức và hoạt động của CLB nông dân
với pháp luật. Trong buổi lễ ra mắt CLB nông dân
với pháp luật cần thực hiện một số công việc sau:
- Công bố quyết định thành lập CLB nông dân
với pháp luật.
- Công bố Ban Chủ nhiệm lâm thời của CLB
nông dân với pháp luật hoặc tiến hành bầu Ban Chủ
nhiệm.
- Công bố danh sách thành viên CLB nông dân
với pháp luật.
- Thảo luận, thông qua Quy chế hoạt động của
CLB nông dân với pháp luật.
3. Nội dung Quy chế hoạt động của CLB nông
dân với pháp luật:
Quy chế hoạt động của CLB nông dân với pháp
luật phải được xây dựng chi tiết, cụ thể, đúng pháp
9


luật và thuần phong mỹ tục của nhân dân, bao gồm
các nội dung chính sau:
- Những quy định chung (khái niệm, mục đích

hoạt động, đối tượng tham gia CLB nông dân với
pháp luật…)
- Tổ chức, hoạt động của CLB nông dân với pháp
luật và các uỷ viên của Ban Chủ nhiệm, số lượng
hội viên, nguyên tắc hoạt động của CLB nông dân
với pháp luật và Ban chủ nhiệm, các hình thức sinh
hoạt của CLB nông dân với pháp luật …
- Quyền và nghĩa vụ của Chủ nhiệm và Ban chủ
nhiệm:
+ Đối với Chủ nhiệm: Chủ nhiệm là người chịu
trách nhiệm điều hành chung và chịu trách nhiệm
toàn bộ các mặt hoạt động của CLB nông dân với
pháp luật; có trách nhiệm lập kế hoạch hoạt động
ngắn hạn, dài hạn của CLB nông dân với pháp luật;
quản lý việc thu, chi tài chớnh của CLB nông dân
với pháp luật; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm và
báo cáo kết quả hoạt động của CLB nông dân với
pháp luật với người có trách nhiệm và cơ quan chủ
quản.
10


+ Đối với các Phó chủ nhiệm và Uỷ viờn: thực
hiện cỏc cụng việc theo sự phân công của Chủ
nhiệm. Phó Chủ nhiệm thay mặt Chủ nhiệm giải
quyết các công việc khi được Chủ nhiệm phân công
và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm về những
công việc được giao.
- Quyền và nghĩa vụ của hội viờn:
Quyền của hội viờn:

+ Được cấp thẻ hội viờn CLB nông dân với pháp
luật;
+ Được tham gia vào tất cả các hoạt động và các
kỳ sinh hoạt của CLB nông dân với pháp luật; được
tọa đàm, trao đổi và tập huấn về các chuyên đề pháp
luật, được tạo điều kiện để giao lưu học hỏi kinh
nghiệm với các CLB khác ở trong và ngoài địa
phương mỡnh;
+ Được ứng cử, đề cử, bầu vào Ban chủ nhiệm
CLB nông dân với pháp luật;
+ Được thảo luận góp ý kiến xây dựng về các
hoạt động của CLB nông dân với pháp luật và Ban
chủ nhiệm, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến

11


của mỡnh về cỏc cụng việc của CLB nông dân với
pháp luật;
+ Được cung cấp thông tin về pháp luật, mượn
sách, báo, tài liệu liên quan để nghiên cứu, tỡm hiểu
phỏp luật;
+ Được yêu cầu CLB nông dân với pháp luật bảo
vệ quyền, lợi ích chính đáng của mỡnh trước pháp
luật khi bị xâm hại;
+ Hội viờn cú quyền làm đơn xin ra khỏi CLB
nông dân với pháp luật;
Nghĩa vụ của hội viờn:
+ Chấp hành nghiờm chỉnh chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

+ Tụn trọng, chấp hành Quy chế hoạt động của
CLB nông dân với pháp luật;
+ Tham gia đầy đủ các hoạt động, sinh hoạt của
CLB nông dân với pháp luật;
+ Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
mọi tầng lớp nhân dân; vận động và giới thiệu các
hội viên mới với Ban chủ nhiệm để Ban chủ nhiệm

12


kết nạp; tham gia giáo dục, cảm hoá những đối
tượng vi phạm pháp luật;
+ Thực hiện các công việc được Ban chủ nhiệm
giao;
+ Giữ gỡn uy tớn của Cõu lạc bộ; khụng được
dùng danh nghĩa hội viên, thẻ hội viên của Câu lạc
bộ để làm việc khác ngoài mục đích tuyờn truyền,
phổ biến phỏp luật;
+ Đóng hội phí đầy đủ theo quy định;
- Kinh phí hoạt động của CLB nông dân với pháp
luật (tạo nguồn thu, chi, thực hiện tài chính công
khai).
- Khen thưởng, kỷ luật.
- Điều khoản thi hành.
Quy chế hoạt động của CLB nông dân với pháp
luật sẽ được các hội viên biểu quyết thông qua và
trình UBND xã phê duyệt.

13



II. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ
NÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT:

1. Xây dựng nội dung hoạt động của Câu lạc
bộ nông dân với pháp luật:
Nội dung hoạt động của CLB nông dân với pháp
luật là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả và sự
tồn tại của CLB nông dân với pháp luật. Nội dung
hoạt động CLB nông dân với pháp luật cần phải
phong phú, hấp dẫn, thiết thực và luôn được bổ
sung, điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng của các thành viên trong từng thời gian và phù
hợp với tình hình địa phương.
* Thành phần tham gia xây dựng nội dung hoạt
động của CLB nông dân với pháp luật:
- Ban chủ nhiệm CLB nông dân với pháp luật.
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã.
- Cán bộ Tư pháp xã.
- Các ban, ngành có liên quan.
- Một số người am hiểu pháp luật.
- Có thể mời thêm cán bộ Tư pháp huyện, tỉnh
chuyên trách lĩnh vực pháp luật đang được dự định
đưa vào sinh hoạt CLB nông dân với pháp luật.
14


*Lưu ý:
- Thời gian xây dựng nội dung hoạt động của

CLB nông dân với pháp luật nên tiến hành vào đầu
năm và được xem xét, điều chỉnh vào đầu các quý.
- Căn cứ xác định nội dung hoạt động: Ban chủ
nhiệm căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội,
tình hình thực hiện pháp luật ở địa phương, nhiệm
vụ của Hội Nông dân cơ sở, đặc điểm tập quán của
người dân… để lựa chọn nội dung hoạt động cho
thiết thực, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của
các thành viên CLB nông dân với pháp luật và hội
viên, nông dân.
- Nội dung hoạt động của CLB nông dân với pháp
luật phải được đa số thành viên tán thành.
- Sau khi xác định nội dung hoạt động cần lập kế
hoạch hoạt động cụ thể trong năm (quý, tháng) của
CLB nông dân với pháp luật. Kế hoạch hoạt động
này cần được thông báo tại trụ sở CLB nông dân với
pháp luật để các thành viên biết từ 7 đến 10 ngày
trước khi mời họ thông qua.
2. Nội dung hoạt động của CLB nông dân với
pháp luật:
15


2.1 Các hoạt động của CLB nông dân với pháp
luật:
Căn cứ theo mục đích, đối tượng tham gia, nội
dung hoạt động CLB nông dân với pháp luật cần
phù hợp với nông dân và đặc điểm kinh tế, chính trị,
xã hội ở từng địa phương, bám sát thực tiễn cuộc
sống trên cơ sở định hướng chính trị, pháp luật đúng

đắn. Do đó, hoạt động của CLB nông dân với pháp
luật phải hết sức đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
CLB nông dân với pháp luật cần tập trung vào
những hoạt động sau:
- Tổ chức các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ nông dân
với pháp luật thường xuyên, theo định kỳ.
- Tổ chức các buổi nói chuyện, toạ đàm, hội thảo
về các nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến
nông dân hoặc những nội dung pháp luật nông dân
quan tâm.
- Tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dục pháp
luật, hái hoa dân chủ, giải đáp pháp luật.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các
chương trình giao lưu văn hoá, văn nghệ, xây dựng
các tiểu phẩm có nội dung pháp luật.
16


- Cung cấp các thông tin pháp luật, văn bản pháp
luật đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của nông dân.
- Trao đổi kinh nghiệm phổ biến giáo dục pháp
luật và trợ giúp pháp lý. Những khó khăn, vướng
mắc cần giải quyết.
- Xây dựng điều kiện vật chất cần thiết, kinh phí
để đảm bảo hoạt động của Câu lạc bộ nông dân với
pháp luật.
2.2 Các yếu tố cần thiết phải xác định trong mỗi
nội dung hoạt động:
- Người chủ trì: Căn cứ vào yêu cầu của từng nội
dung hoạt động để dự kiến người chủ trì. Người chủ

trì có thể là: Chủ nhiệm CLB nông dân với pháp
luật, Phó Chủ nhiệm CLB nông dân với pháp luật,
hoặc một chuyên gia, cán bộ Tư pháp được mời…
- Người phối hợp: Là người hỗ trợ, phối hợp với
người chủ trì trong việc triển khai, tổ chức thực hiện
hoạt động CLB nông dân với pháp luật.
- Thời gian thực hiện: là khoảng thời gian cần
thiết để triển khai và hoàn thành hoạt động; cần xác
định rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc hoạt
động (kết thúc một chuyên đề).
17


- Địa điểm: Là nơi tiến hành hoạt động của CLB
nông dân với pháp luật, có thể là tại hội trường, nhà
văn hoá thôn hoặc tại nhà dân được lựa chọn… phù
hợp với nội dung hoạt động.
- Các phương tiện: Loa đài, đầu video, bảng biểu,
bút, những tài liệu pháp luật cần thiết... để phục vụ
cho hoạt động.
- Kinh phí: là khoản tiền cần thiết để tổ chức thực
hiện hoạt động.
- Kết quả: Là kết quả cần đạt được của từng hoạt
động. Ví dụ: Kết quả có thể là số người được tiếp
thu một nội dung pháp luật mới ban hành; số người
có thể trở thành tuyên truyền viên về nội dung đó
đến từng thôn, bản…
3. Sinh hoạt CLB nông dân với pháp luật:
Sinh hoạt CLB nông dân với pháp luật là một
hoạt động quan trọng, thường xuyên của CLB nông

dân với pháp luật.
3.1 Hình thức sinh hoạt CLB nông dân với
pháp luật:
- CLB nông dân với pháp luật sinh hoạt định kỳ
tháng 1 lần.
18


- Hình thức sinh hoạt của CLB nông dân với pháp
luật phải đa dạng, hấp dẫn, phong phú và phù hợp
với mục đích, đối tượng, đặc điểm kinh tế, chính trị
ở địa phương.
Một số hình thức sinh hoạt có thể sử dụng:
- Diễn giải kết hợp hỏi đáp: áp dụng cho nói
chuyện chuyên đề, kết hợp với các phương tiện trực
quan khác để truyền đạt; dành thời gian trả lời câu
hỏi sau khi diễn giải.
- Toạ đàm, diễn đàn: khi cần trao đổi các vấn đề
mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm. Nội
dung đề tài nên hẹp và cụ thể. Cần thông báo trước
nội dung toạ đàm cho mọi người tham gia.
- Báo cáo: áp dụng khi muốn cung cấp thông tin,
về chính trị, văn bản luật pháp hoặc báo cáo kết quả
hoạt động của CLB nông dân với pháp luật.
- Các loại hình nghệ thuật (tuồng, chèo, kịch,
hoạt cảnh, ca hát…): lồng ghép nội dung tuyên
truyền cho dễ hiểu, dễ nhớ. Tạo không khí thoải
mái, nội dung sinh động.
- Lồng ghép các hình thức như:
19



+ Toạ đàm kết hợp trao đổi, thảo luận, nghe báo
cáo;
+ Nói chuyện chuyên đề kết hợp hái hoa dân chủ;
+ Trao đổi nội dung và xem tiểu phẩm văn nghệ;
+ Bình luận nội dung và tổ chức các trò chơi liên
quan đến nội dung;
+ Tổ chức hội thi, xây dựng tủ sách pháp luật;
- Có thể lồng ghép với các CLB khác do Hội tổ
chức để sinh hoạt có hiệu quả hơn.
3.2 Nội dung sinh hoạt CLB nông dân với pháp
luật:
- Thông báo những văn bản pháp luật mới liên
quan trực tiếp đến nông dân.
- Kết quả trợ giúp pháp lý, phổ biến pháp luật,
hoà giải, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nông
dân.
- Những vụ việc tồn đọng phức tạp.
- Trao đổi kinh nghiệm về tuyên truyền, phổ biến
pháp luật.
- Khó khăn vướng mắc cần giải quyết.

20


3.3 Địa điểm: CLB nông dân với pháp luật cần
phải có địa điểm sinh hoạt ổn định.
3.4 Kinh phí: cần có nguồn kinh phí, cơ sở vật
chất, tài liệu đảm bảo cho sinh hoạt thường xuyên

của CLB nông dân với pháp luật …
4. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tuyên
truyền viên pháp luật tại thôn, ấp, bản, làng:
Để phổ biến giáo dục pháp luật, hướng dẫn, giải
thích, trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân tại
các thôn, ấp, bản, làng một cách kịp thời, thường
xuyên, liên tục, CLB nông dân với pháp luật cần
xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên
pháp luật tại các thôn, ấp, bản, làng. Mỗi thôn, ấp,
bản, làng xây dựng một tổ cộng tác viên, tuyên
truyền viên pháp luật từ 3 -5 người bao gồm các
đồng chí cán bộ Hội, một số hội viên, nông dân có
trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật, có lòng
nhiệt tình và hăng hái tham gia tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho cộng
đồng.
* Nhiệm vụ của mạng lưới cộng tác viên, tuyên
truyền viên pháp luật tại thôn, ấp, bản, làng:
21


- Là lực lượng nòng cốt trong việc phổ biến,
tuyên truyền pháp luật, giải thích, hướng dẫn cho
hội viên nông dân thực hiện đúng pháp luật.
- Là lực lượng nòng cốt trong tổ hoà giải ở thôn,
ấp, bản, làng, ở chi, tổ Hội.
- Nắm bắt kịp thời những bức xúc của hội viên,
nông dân để giúp đỡ họ và phản ánh với cấp trên.
- Phổ biến, tuyên truyền những nội dung văn bản
pháp luật mới, có liên quan đến hội viên, nông dân.

- Định kỳ tham gia sinh hoạt CLB nông dân với
pháp luật.
- Tích cực tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, vai
trò, nội dung, hoạt động của CLB nông dân với
pháp luật để thu hút thêm nhiều hội viên, nông dân
tham gia sinh hoạt CLB nông dân với pháp luật.
- Đưa nội dung pháp luật vào hoạt động của các
loại hình CLB khác.
- Tham gia giáo dục, cảm hoá những đối tượng
vi phạm pháp luật.
4

22


III. CÁC HÌNH THỨC PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CÓ
THỂ ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ
NÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT.

1. Tuyên truyền miệng:
Tuyên truyền miệng là hình thức mà cán bộ CLB
nông dân với pháp luật trực tiếp nói với hội viên,
nông dân về các chính sách pháp luật nhằm nâng
cao nhận thức pháp luật, niềm tin pháp luật và ý
thức tự giác tuân thủ pháp luật cho hội viên, nông
dân.
1.1 Kỹ năng tuyên truyền miệng:
- Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe:
Giữa cán bộ tuyên truyền và hội viên, nông dân,
nhất là lần đầu bao giờ cũng có hàng rào tâm lý

ngăn cách. Vì vậy, phải gây thiện cảm ban đầu tạo
ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố
được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Dáng vẻ
bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời nói
ban đầu tươi cười có lời chào mừng chúc tụng hoặc
có câu mở đầu dí dỏm, hài hước, công bố thời gian
làm việc rõ ràng, thoải mái... đều gây được thiện
cảm ban đầu cho người nghe.
23


- Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói:
Nghệ thuật tuyên truyền miệng là tạo sự hấp dẫn,
gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngôn ngữ.
Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm. Tránh
lối nói đều đều. Giọng nói, âm lượng phải thay đổi
theo nội dung, phải nhấn mạnh vào những điểm
quan trọng. Trong câu cần có từ, cụm từ được nhấn
mạnh, điệu bộ có tác dụng kích thích sự chú ý của
người nghe. Động tác, điệu bộ, nét mặt cần phải phù
hợp với nội dung và giọng nói để nhân hiệu quả
tuyên truyền của lời nói. Người nói cần đưa ra số
liệu, sự kiện để minh hoạ, đặt câu hỏi để tăng thêm
sự chú ý của người nghe.
Việc sử dụng hợp lý, chính xác ý tứ, hình ảnh
trong thơ văn, ca dao, dân ca vào buổi tuyên truyền
pháp luật cũng làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục
đối với người nghe.
- Bảo đảm tính nhất quán, lôgíc trong tuyên
truyền miệng:

Người nói cần tôn trọng tính nhất quán, lôgíc
trong tuyên truyền miệng. Từ bố cục bài nói, diễn
24


đạt các đoạn văn, liên kết giữa các đoạn văn đến
cách nói đều phải rõ ràng, mạch lạc, lôgíc. Người
nghe cần được dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp, từ gần đến xa, hoặc từ xa đến gần. Dù
diễn giải rộng hay hẹp đều phải luôn bám sát nội
dung trọng tâm của vấn đề.
Ngoài những kỹ năng trên, cán bộ CLB nông dân
với pháp luật muốn tuyên truyền tốt phải nắm vững
nội dung văn bản pháp luật, chuẩn bị kỹ càng,
không được nói những điều trái với chủ trương,
đường lối của Đảng, quan điểm pháp luật, trái với
tinh thần văn bản được truyền đạt. Phải nắm được
nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đối tượng, tình hình
thực hiện pháp luật ở cơ sở… Đối với đồng bào dân
tộc ít người, để việc phổ biến thu được kết quả thì
người cán bộ tuyên truyền phải là người biết tiếng
dân tộc, am hiểu phong tục tập quán của đồng bào.
1.2 Cách thức tổ chức một buổi nói chuyện
pháp luật cho nông dân:
Tổ chức một buổi nói chuyện pháp luật cho nông
dân gồm có 2 bước: bước chuẩn bị và bước tiến
hành.
25



×