KIỂM TOÁN
Người soạn: Đào Diệu Hằng
1
NỘI DUNG MÔN HỌC
- Phần 1: Khái quát chung về kiểm toán
- Phần 2: Kiểm toán báo cáo tài chính
2
NỘI DUNG MÔN HỌC
Phần 1: Khái quát chung về kiểm toán
- Chương 1: Tổng quan về kiểm toán
- Chương 2: Hệ thống kiểm soát nội bộ và các khái niệm kiểm toán cơ
bản
- Chương 3: Phương pháp kiểm toán
- Chương 4: Kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán
3
NỘI DUNG MÔN HỌC
Phần 2: Kiểm toán báo cáo tài chính
- Chương 5: Kiểm toán vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền
- Chương 6: Kiểm toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn
- Chương 7: Kiểm toán nợ phải thu
- Chương 8: Kiểm toán hàng tồn kho
- Chương 9: Kiểm toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Chương 10: Kiểm toán doanh thu, thu nhập và chi phí
- Chương 11: Báo cáo kiểm toán
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.1 Định nghĩa
1.2 Chức năng và tác dụng của kiểm toán trong quản lý
1.3 Phân loại kiểm toán
1.4 Chuẩn mực kiểm toán
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.1 Định nghĩa
1.1.1 Vì sao phải có hoạt động kiểm toán
- Sự cách trở của thông tin;
- Thành kiến và động cơ của người cung cấp thông tin;
- Dữ liệu quá nhiều;
- Tính phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế;
- Để làm giảm rủi ro của thông tin.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.1.2 Khái niệm
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những
thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù
hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ
năng lực và độc lập.
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Các thuật ngữ trong định nghĩa:
- Thông tin được kiểm tra
- Các chuẩn mực được thiết lập
- Bằng chứng kiểm toán
- Báo cáo kiểm toán
- Kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.2 Chức năng và tác dụng của kiểm toán trong quản lý
- Chức năng xác minh, nhằm:
+ Khẳng định mức độ trung thực của các tài liệu;
+ Tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ, việc lập các bảng
khai tài chính;
- Chức năng bày tỏ ý kiến:
+ Kết quả xác minh về độ tin cậy của thông tin (Báo cáo kiểm toán);
+ Tư vấn (Thư quản lý).
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.2.2 Tác dụng của kiểm toán trong quản lý
- Kiểm toán tạo niềm tin cho những “người quan tâm”;
- Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt
động tài chính kế toán và hoạt động quản lý;
- Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý.
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.3 Phân loại kiểm toán
1.3.1 Phân loại theo đối tượng kiểm toán
- Kiểm toán hoạt động
- Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm toán báo cáo tài chính
11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Kiểm toán hoạt động:
Là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả đối với
hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức, từ đó đề xuất những
biện pháp cải tiến.
- Sự hữu hiệu: Là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu;
- Tính hiệu quả: So sánh giữa kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra.
12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Kiểm toán tuân thủ:
Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành một quy định nào
đó. Thuộc loại này có thể bao gồm:
- Kiểm tra của cơ quan thuế về việc chấp hành luật thuế của doanh
nghiệp;
- Sự kiểm tra của cơ quan Kiểm toán Nhà nước đối với các đơn vị có
sử dụng kinh phí của Nhà nước;
- Kiểm tra mức độ tuân thủ các quy chế ở những đơn vị trực thuộc do
cơ quan cấp trên tiến hành;
- Kiểm toán về việc chấp hành một số điều khoản trong hợp đồng của
từng bên.
13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Kiểm toán báo cáo tài chính:
Là kiểm tra và đưa ra ý kiến về sự trình bày trung thực và hợp lý của
báo cáo tài chính của một đơn vị.
- Chuẩn mực và chế độ kế toán được sử dụng là thước đo trong kiểm
toán báo cáo tài chính;
- Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính sẽ phục vụ cho đơn vị, Nhà nước
và các bên thứ 3, nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho các bên thứ 3
như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng… để họ đưa ra những quyết
định kinh tế của mình.
14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.3.2 Phân loại theo chủ thể kiểm toán
- Kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán Nhà nước
- Kiểm toán độc lập
15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Kiểm toán nội bộ:
Là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị,
phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị, do nhân viên của đơn vị thực
hiện.
Kiểm toán nội bộ thường đảm trách kiểm toán những lĩnh vực sau:
- Kiểm tra về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, và
đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chúng;
- Kiểm tra các thông tin hoạt động và thông tin tài chính;
- Kiểm tra tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, kể cả các quy
định không thuộc lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp;
- Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ…
16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Kiểm toán Nhà nước:
Là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện các chức
năng kiểm toán tài sản công, do các công chức của Nhà nước tiến
hành và chủ yếu là thực hiện kiểm toán tuân thủ.
- Hoạt động của kiểm toán Nhà nước được thực hiện bởi nhiều cơ quan
chức năng như cơ quan thuế, thanh tra…
- Lĩnh vực được quan tâm đặc biệt là hoạt động của cơ quan kiểm toán
quốc gia để kiểm tra việc sử dụng ngân sách của các cơ quan công
quyền, việc sử dụng các nguồn lực trong các dự án, các chương
trình cấp quốc gia…
17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Kiểm toán độc lập:
Là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu
của khách hàng, được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc những
tổ chức kiểm toán độc lập.
- Thường thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
- Cung cấp các dịch vụ khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân
thủ, tư vấn về kế toán, thuế, tài chính…
18
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Sơ đồ 1.1: Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm
toán
viên độc
lập, có
năng
lực
Báo cáo tài chính
Thu thập và đánh
giá các bằng
chứng
Trung thực, hợp lý
Các quy định về kế
toán và các quy định
pháp lý khác có liên
quan
19
Báo cáo
kiểm toán và
thư quản lý
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.4 Chuẩn mực kiểm toán (GAAS)
Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và
về việc xử lý các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kiểm
toán. Gồm 37 chuẩn mực và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, được
chia thành 2 nhóm:
- Nhóm chuẩn mực chung
- Nhóm chuẩn mực thực hành
- Nhóm chuẩn mực báo cáo
20
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Nhóm chuẩn mực chung:
Được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của một cuộc kiểm toán. Cụ
thể:
- Việc kiểm toán phải do một người hay một nhóm người được đào tạo
nghiệp vụ tương xứng và thành thạo chuyên môn như một kiểm toán
viên thực hiện;
- Trong tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc kiểm toán, kiểm toán viên
phải giữ một thái độ độc lập;
- Kiểm toán viên phải duy trì sự thận trọng nghề nghiệp đúng mực
trong suốt cuộc kiểm toán (lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, lập
báo cáo kiểm toán).
21
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Nhóm chuẩn mực thực hành
Yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ khi thực hiện công việc kiểm
toán thực tế. Cụ thể:
- Phải lập kế hoạch chu đáo cho công việc kiểm toán và giám sát chặt
chẽ những người giúp việc nếu có;
- Phải hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch
kiểm toán và xác định nội dung, thời gian và qui mô của các thử
nghiệm sẽ thực hiện;
- Phải thu được đầy đủ bằng chứng có hiệu lực thông qua việc kiểm tra,
quan sát, thẩm vấn và xác nhận để có được những cơ sở hợp lý cho
ý kiến về báo cáo tài chính được kiểm toán.
22
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Các chuẩn mực báo cáo
Cung cấp cho kiểm toán viên những chỉ dẫn để lập báo cáo kiểm
toán. Cụ thể:
- BCKT phải xác nhận bảng khai tài chính có được trình bày phù hợp
với những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi hay không;
- BCKT phải chỉ ra các trường hợp không nhất quán về nguyên tắc
giữa kỳ này với các kỳ trước;
- Phải xem xét các khai báo trên bảng khai tài chính có đầy đủ một
cách hợp lý không trừ những trường hợp khác được chỉ ra trong báo
cáo;
- BCKT phải đưa ra ý kiến về toàn bộ bảng khai tài chính hoặc khẳng
định không thể đưa ra ý kiến được kèm theo việc nêu rõ lý do.
23
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ CÁC KHÁI
NIỆM KIỂM TOÁN CƠ BẢN
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ
2.2 Các khái niệm kiểm toán cơ bản
24
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ CÁC KHÁI
NIỆM KIỂM TOÁN CƠ BẢN
2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.1 Định nghĩa
Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản
trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung
cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện 3 mục tiêu:
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy;
- Các luật lệ và quy định được tuân thủ;
- Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
25