Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN ren ky nang ca hat cho tre 4t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.73 KB, 11 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.lý do chọn đề tài:

Trong xu hướng đổi mới giáo dục Mầm non ở nước ta hiện nay. Đặc biệt là
Giáo dục âm nhạc, ngày càng được quan tâm, chú trọng và được coi là một trong
những phương tiện đặc biệt để phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Nhờ ngôn ngữ biểu cảmn đặc biệt của âm nhạc trong việc phát triển thể
chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội và đặc biệt phát triển thẩm mỹ cho trẻ
ở lứa tuổi Mầm non. Hoạt động âm nhạc là một loại hình nghệ thuật được diễn tả
kết hợp các yếu tố âm nhạc như: Giai điệu, âm sắc, cường độ, hoà âm, cách cấu
tạo, hình thức. Bản chất thời gian trong âm nhạc là cả một quá trình truyền đạt sự
vận động của các tình cảm và các ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất.
Âm nhạc không những được liên kết chặt chẽ với nhau giữa người sáng tác
( nhạc sỹ ), người biểu diễn ( nghệ sỹ ) và người nghe ( thính giả ) mà còn là điều
kiện phương tiện hiệu qủa nhất để đưa vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc mối
quan hệ thẩm mỹ với “thế giới” âm nhạc.
Quan hệ thẩm mỹ với âm nhạc là sự phản ánh âm nhạc trong ý thức của
trẻ, sự hình thành những quan hệ giữa trẻ với các tác phẩm âm nhạc và các dạng
hoạt động âm nhạc.
Trong khi tác động đến tình cảm của trẻ, âm nhạc cũng đồng thời hình
thành ở trẻ tình cảm đạo đức. Đôi khi tác động của âm nhạc còn mạnh dạn hơn cả
lời khuyên, sự ra lệnh khiêm khắc. Chính vị vậy mà âm nhạc đã để lại trong lòng
trẻ thơ tình yêu Quê hương, yêu Thủ đô, yêu Tổ Quốc, gợi cho trẻ tình yêu thiên
nhiên, đất nước, con người, biết ơn những người đã cống hiến cho nhân dân…
Âm nhạc không những mở mang sự hiểu biết về các dân tộc khác mà còn nhen
nhóm trong lòng trẻ thơ tình hữu nghị Quốc tế.
Những trải nghiệm ban đầu để đánh giá cái đẹp trong âm nhạc, việc gắn bó
âm nhạc với sự phát triển trí tuệ thì đòi hỏi trí tuệ phải hoạt động tích cực, phải
chú ý quan sát, nhạy bén, tập trung ghi nhớ để tiếp thu đường nét, giai điệu, tiết
tấu âm nhạc. Từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát âm chính xác, biểu cảm,
mở rộng vốn từ.


Tính chất đa dạng của âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất,
ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Âm nhạc được coi là khả năng tốt
nhất để phát triển tai nghe, gắn với sự thay đổi nhịp tim, mạch, sự trao đổi tuần
hoàn máu, hô hấp, giãn nở cơ, tất cả những vận động của bàn tay, chân, lưng,
đầu, vai, toàn thân giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng..


Như vậy, việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở lứa tuổi Mầm
non nói chung và lứa tuổi M giáo nhỡ nói riêng đều góp phần thúc đẩy sự phát
triển nhân cách trẻ. Mối liên hệ giữa tất cả các mặt giáo dục thể hiện trong các
dạng và các hình thức phong phú của hoạt động âm nhạc là một vấn đề cơ bản và
cốt lõi. Sự nhảy cảm và tai nghe âm nhạc phát triển trong những mức độ phù hợp
se giúp trẻ hưởng ứng với những tình cảm và hành vi tốt đẹp, đẩy mạnh hoạt
động trí tuệ, thường xuyên hoàn thiện mọi vận động thể chất ở trẻ.
Đó cũng chính là những lý do thúc đẩy tôi đi sâu nghiên cứu,’’ một sô biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc trong việc rèn kỹ năng ca
hát cho trẻ Mẫu giáo lớn 4-5 tuổi.”
2.phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
2.1. Đối tượng:
- Trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Hương Mai – Huyện Việt Yên- Tỉnh
Bắc Giang.
- Khảo sát, dự giờ giáo viên chuyên đề Giáo dục âm nhạc
2.2. Phạm vi:
- Lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Dĩnh Kế - Thành phố Bắc giang - Tỉnh
Bắc giang.
3.Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi.
- Tìm hiểu giọng hát, khả năng phát triển năng khiếu của trẻ. Khả năng cảm thụ
nghệ thuật của trẻ, tai nghe âm nhạc.
- Giúp giáo viên biết lựa chọn bài hát phù hợp, tổ chức và vận dụng linh hoạt

trong thực tế. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao
hiệu quả cho trẻ ca hát một cách tốt nhất.
4.Phương pháp nghiên cứu:
-Để đề tài thực hiện tốt các nhiệm vụ và đạt được mục đích nghiên cứu tôi đã sử
dụng một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá những tài liệu có liên quan đến đề
tài để sử dụng hoạt động giáo dục âm nhạc trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ
Mẫu giáo nhỡ.
4.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và dùng lời minh hoạ.
- Đồ dùng trực quan phải được cân nhắc kỹ và kết hợp với dùng lời ngắn gọn để
giới thiệu cho trẻ nắm được bài hát sắp học một cách phong phú, đa dạng. Tuỳ


theo tính chất, mức độ đơn giản, hay phức tạp của bài hát để lựa chọn, sử dụng
linh hoạt cho phù hợp với khả năng nhận thức của nhóm trẻ.
4.3. Phương pháp quan sát.
Dự giờ, quan sát các hoạt động của trẻ và hoạt động của cô trên các hình
thức cho trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc qua việc rèn kỹ năng ca hát.
4.4. Phương pháp đàm thoại.
Qua đàm thoại để giúp trẻ phát triển khả năng ca hát được tốt, cần phải dựa
vào đặc điểm của trẻ để giúp trẻ có khả năng cảm thụ nghệ thuật một cách tốt
nhất từ đó trẻ phát triển thính giác, ngôn ngữ nhằm dần hình thành ở trẻ năng
khiếu âm nhạc.
4.5. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm:
Tổng kết quá trình nghiên cứu để rút kinh nghiệm
NỘI DUNG
1.cơ sơ lý luận:
Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống con người, có ảnh hưởng
trực tiếp đến con người bằng tác động của âm nhạc và lời ca. Trong đó không chỉ

có sự thể hiện tình cảm của con người mà con khơi dậy ở người nghe những hiểu
biết nhất định.
Khi âm nhạc trực tiếp tác động vào lĩnh vực tình cảm con người và còn có
khả năng thống nhất con người trong cùng nỗi xúc động và trở thành phương tiện
giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần đến ngôn ngữ. Những
rung cảm hết sức tế nhị của niềm vui, đau khổ, day dứt, suy tư, ước vọng, nghi
ngờ, tin tưởng đối với các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống
một cách đầy đủ và đa dạng.
Đối với trẻ Mầm non, Giáo dục thẩm mỹ ( âm nhạc ) là một trong những
nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với trẻ, và là việc cần phải tiến
hành một cách nghiêm túc ngay từ tuổi mầm non. Lưa tuổi Mầm non là thời kỳ
“Hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ, ở lưa tuổi này, thời kỳ tâm hồn trẻ rất nhạy
cảm, dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của
trẻ bay bổng và phong phú. Do vậy, năng khiếu nghệ thuật của trẻ cũng thường
được nảy sinh.
Từ những tháng tuổi đầu tiên, trẻ đã có những biểu hiện hưởng ứng xúc
cảm với tiếng hát trong khi còn chưa hiểu nội dung bài hát. Giọng hát là một
nhạc cụ tự nhiên mà trẻ có được rất sớm-từ khi còn chưa biết nói. Vì thế mà hoạt


động hát luôn cùng với trẻ lúc vui chơi, giúp trẻ tổ chức trò chơi, hoạt động sáng
tạo. Trẻ vừa hát vừa kết hợp với những dạng hoạt động âm nhạc khác như: múa,
trò chơi âm nhạc. Ca hát đặc biệt gần gũi và phù hợp với trẻ. Sức diễn cảm của
giọng hát cùng những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp rất thu hút trẻ. Bài hát là
hình thức thể hiện một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống,
nó khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực với cái đẹp, cái thiện và nhiều lúc
còn có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn những cách truyền đạt thông tin khác.
Quá trình dạy hát đòi hỏi trẻ hoạt động trí tuệ một cách tích cực. Trẻ học
cách so sánh xem mình và các bạn hát thế nào? ( ai dừng lại? ai hát vội? Ai hát
sai?...), lắng nghe sự tiến hành giai điệu âm nhạc, sự thay đổi tiết tấu âm nhạc,

đối chiếu tính chất khác nhau của các tiết nhạc câu nhạc để từ đó đánh giá chất
lượng biểu diễn.
Vì vậy, hoạt động giáo dục âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng phải
được đặc biệt coi trọng. Bởi nó đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các
nhiệm vụ giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động khác nhằm
phát triển toàn diện, hài hoá nhân cách trẻ.
Việc rèn luyện cho trẻ có năng khiếu âm nhạc, trẻ không chỉ có được kỹ
năng ca hát mà ở đây trẻ còn được tiếp xúc, và có tình cảm về thiên nhiên, con
người, quê hương đất nước qua các bài hát. Với giọng hát truyền cảm không
những dễ đi sâu vào lòng trẻ mà còn được củng cố bằng con đường cảm thụ nghệ
thuật và cung cấp những hiểu biết thú vị về đời sống tinh thần, góp phần phát
triển năng khiếu thẩm mỹ một cách tích cực và hoàn thiện hơn.
Khi đến cuối tuổi Mẫu giáo, đòi hỏi trẻ phải hoàn thiện dần về nhân cách,
phải có ngôn ngữ chuẩn để giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây chính là cơ
sở để phát triển các quá trình tâm lý, giúp cho đời sống tình thần trẻ có một chất
lượng mới, một phong cách âm nhạc mới. Muốn trẻ có được điều đó thì trước
tiên chúng ta phải thực sự chú trọng đến phát triển, phát huy năng khiếu âm nhạc
cho trẻ thông qua các tác phẩm âm nhạc để rèn luyện, xướng âm, để trẻ được biểu
diễn với 1 phong cách tự nhiên.
Muốn trẻ có kỹ năng ca hát tốt, có khả năng phát triển năng khiếu âm nhạc,
thì trước tiên người giáo viên phải có năng khiếu âm nhạc, phải biết đàn, hát
chuẩn để có thể vừa đàn, vừa hát khi dạy trẻ với 1 chất giọng tốt, truyền cảm, có
sức thuyết phục người nghe. Khi hát, giáo viên phải biết kết hợp điệu bộ, cử chỉ,
nét mặt 1 cách hài hoà với 1 phong cách tự nhiên, tự tin để giúp trẻ cảm thụ nghệ


thuật, hứng thú nghe cô hát. Từ đó trẻ ghi nhớ một cách có chủ định, như vậy
mới gây được sức thuyết phục cho trẻ.
Sau nhiều năm thực hiện chuyên đề Giáo dục âm nhạc, trình độ kiến thức
và kỹ năng thực hành nghệ thuật của giáo viên mầm non đã được nâng cao, điều

kiện cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động nghệ thuật ở trường Mầm non đã
được trang bị tương đối phong phú. Đặc biệt, nhiều trường Mầm non đã có phòng
hoạt động âm nhạc. Những điều kiện này giúp cho việc triển khai các hoạt động
nghệ thuật ở trường Mầm non có nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên việc tiến hành hoạt động nghệ thuật thông qua thực hiện
“chương trình giáo dục âm nhạc” theo hướng đổi mới trong trường Mầm non vẫn
còn nhiều vấn đề bất cập, đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn còn hạn
chế, chưa có năng khiếu âm nhạc, trẻ bước đầu có khả năng tiếp thu và cảm thụ
nghệ thuật còn gặp nhiều khó khăn
2.thực trạng:
2.1. Thuận lợi:
- Giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi có ngôn ngữ chuẩn, có năng khiếu âm nhạc,
nắm vững phương pháp dạy trẻ hoạt động âm nhạc.
- Về trẻ: 100% trẻ có cùng độ tuổi trong một lớp, sự nhận thức và có khả
năng cảm thụ nghệ thuật tương đối đồng đều do trẻ được đi học sớm qua các lớp
2-3-4 tuổi.
- Cơ sở vật chất đảm bảo có phòng âm nhạc đủ diện tích, ánh sáng, đồ
dùng phục vụ hoạt động âm nhạc tương đối đầy đủ.
2.2. Khó khăn:
Một số trẻ có bộ máy phát âm k ém, chưa phát triển hoàn thiện nên ảnh
hưởng đến kỹ năng hoạt động
- Qua khảo sát thực tế các cháu ở lớp cho thấy:
Tổng số trẻ : 33 cháu, trong đó:
+ Số trẻ có năng khiếu âm nhạc, có giọng hát tốt, hát chuẩn nhạc, phong
cách biểu diễn tự nhiên: 6/33 = 18,2%
+ Số trẻ hát chuẩn nhạc nhưng chưa biết thể hiện tình cảm, chưa có phong
cách biểu diễn : 15/33 cháu A = 45,6%.
+ Số trẻ thuộc bài hát nhưng chưa hát chưa chuẩn nhạc: 12/33 cháu =
36,4%
- Một số trẻ do thể lực yếu không hiếu động nên chưa hoà đồng với tập thể.

Do vậy, trẻ này chưa hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc


- Do khi trẻ được học bài hát này nhưng giáo viên không thường xuyên cho
trẻ ôn luyện, lồng ghép vào môn học khác, chủ đề khác mà cho trẻ học tiếp dẫn
đến trẻ bị quên đi bài hát và quên khả năng biểu diễn nghệ thuật của mình. Sau
đây tôi xin đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc
trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, cụ thể như sau:
3 .các biện pháp giải quyết vấn đề:
3.1. biện pháp 1,Chuẩn bị trước khi tổ chức tiết học nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy
thoải mái và tham gia giờ học tích cực.
- Trong giờ học rèn tính tập thể: Cả lớp, nhóm tập trung chú ý, tính tự tập
độc lập. Khi trẻ biểu diễn các bài hát, điệu múa, tính chất giá trị của các trò chơi
âm nhạc giúp trẻ nhút nhát, thiếu tự tin sẽ trở nên mạnh dạn, hồn nhiên hơn trong
hoạt động, hoà nhập tốt hơn trong cộng đồng.
Sự thay đổi, luân phiên các hoạt động âm nhạc trong tiết học hát, nghe hát,
vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc còn đòi hỏi trẻ sự chú ý, độ nhanh nhạy,
tính tổ chức nhằm: Giáo dục trẻ biết kiểm chế, biết điều khiển, vận động sao cho
phù hợp với âm nhạc; Giáo dục ý chí: Trẻ vượt qua cái tôi của bản thân ( Cố gắng
thực hiện yêu cầu của cô, có lúc hát được những bài hát mà trẻ không thích. Do
đó, trẻ phải vượt qua sở thích cá nhân để thực hiện cùng các bạn.)
- Cần lựa chọn những bài hát ngắn, vừa phải, dễ thuộc, phù hợp với âm
vực giọng của trẻ.
- Cho trẻ những ấn tượng làm quen với tác phẩm âm nhạc đa dạng qua
nghe trẻ hát xem trên băng hình.
- Phát triển cảm xúc âm nhạc, khả năng tai nghe, cảm giác tiết tấu, hình
thành giọng hát và những động tác biểu cảm.
- Chuẩn bị về sự an toàn tâm lỹ cho trẻ: Giáo viên phải tôn trọng trẻ, mọi
hành động của trẻ luôn được đề cao và đặt sự tin tưởng ở trẻ. Từ đó, đặt tâm trạng
an toàn, tâm trạng này cần được củng cố và phát triển cao, nó có thể trở thành sự

nhận thức, tự giác và tự tin, thúc đẩy sự phát triển ý tưởng.
- Chuẩn bị nhạc cụ âm nhạc như : Đàn, bộ gõ phát ra âm: o-o-o hay ưmưm-ưm hay ùng-tùng-tùng.
- Giáo viên cho trẻ hoàn toàn tự do diễn đạt, tự do nghĩ, tự do cảm nhận và
thể hiện ý tưởng của mình. Giúp trẻ phát triển khả năng hứng thú với đời sống, từ
đó lôi cuốn trẻ sáng tạo.
- Giáo viên phải có năng khiếu về âm nhạc, nắm chắc yêu cầu, kỹ năng ca
hát để dạy trẻ.


Âm nhạc vẫn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo
dục Mầm non. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục
thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể
chất cho trẻ. Giáo dục âm nhạc được thực hiện với mục đích nâng cao khả năng
thực hành, giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật thông qua các tác phẩm âm nhạc.
Sự hiểu biết sâu rộng kết hợp với những điều kiện đã nêu trên tạo nền tảng
cho sự phát triển an toàn tâm lý cho trẻ. Giáo viên phải biết chấp nhận tất cả
những vận động mà trẻ thực hiện, không xét tới đẹp hay chưa đẹp, hát có hay
hoặc không hay, đúng nhạc, chuẩn nhạc hay không, hát vận động đủ, thừa hoặc
thiếu. Mà chủ yếu, trước hết là để trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Từ đó, trẻ
thích thú sáng tạo, cởi mở hơn và thể hiện tình cảm của mình từ chính những điều
mà trẻ cảm nhận.
3.2. biện pháp 2, Chú ý rèn nề nếp, kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ.
- Cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về
hàng và tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và linh hoạt qua
việc cho trẻ lên biểu diễn.
- Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún ký chân, cuộn tay, lắc
mông nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Tạo điều kiện cho trẻ sự thoả thuận và tự chọn các vận động theo ý thích
và sự sáng tạo của trẻ. Cô cần dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện
các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn.

3.3. biện pháp 3. Rèn kỹ năng ca hát trong giờ hoạt động âm nhạc.
Từ những chuẩn bị đã nêu trên, để trẻ có khả năng cảm thụ được nghệ
thuật âm nhạc một cách tốt nhất giáo viên phải luôn chú trọng đến việc rèn kỹ
năng ca hát cho trẻ. Trước hết phải cho trẻ làm quen với lời của bài hát, dạy trẻ
học thuộc bài hát.
- Khi dạy trẻ hát, giáo viên phải giúp trẻ hát một cách tự nhiên, diễn cảm
bài hát phù hợp với độ tuổi trên cơ sở rung cảm thực sự với nội dung bài hát bằng
những kỹ năng ca hát nhất định.
Ví dụ: Khi dạy bài hát ru ( bài “Chim mẹ, chim con” ) cô cần giúp trẻ nhận
thấy tính chất êm dịu, yên tĩnh của bài hát. Vì vậy cần phải hát nhẹ nhàng, du
dương với tốc độ chậm rãi, tiết tấu đều đặn, âm lượng vừa phải. Với bài hát hành
khúc ( bài “Đường em đi”, bài “Đội kèn tí hon” ) cần phải nhấn mạnh tiết tấu
nhịp đi, dồn dập, âm thanh trong và sáng.


- Chú trọng đến chất lượng ca hát của trẻ để phát triển âm nhạc và rèn kỹ
năng ca hát, giáo viên cần:
+ Rèn trẻ có tư thế hát: Tư thế hát đúng, cần rèn trẻ có tư thế đẹp là đứng
thẳng hoặc ngồi thẳng. Khi hát, cho trẻ ngồi không dựa vào lưng vào thành ghế,
tay đặt lên đùi, cần giữ thẳng, không căng cứng, không ngoẹo cổ. Miệng cần phải
mở tròn, không mở quá to. Hàm dưới hơi tự do, môi linh hoạt, co giãn mềm mại.
Sau khi thuộc bài hát, tốt nhất là cho trẻ đứng hát, vì khi đó, hơi thở sâu hơn, vận
động tự do hơn, âm thanh cũng vang lên rõ rệt. Khi đứng hát chú ý rèn trẻ giữ
đầu cho thẳng, tay buông xuôi theo người một cách tự nhiên.
+ Rèn tổ chức âm thanh: Luyện tập cho trẻ một cách có hệ thống, trẻ sẽ
dần biết điều khiển các cơ quan phát thanh, hướng âm thanh về phía trước ( đến
chân răng). Để trẻ biết hát ngân dài, cần bắt đầu dạy trẻ tập kéo dài âm thanh khi
kết thúc tiết nhạc, câu nhạc. Từ đó trẻ có giọng hát tự nhiên, âm thanh sáng sủa,
nhẹ nhàng, không gào thét và căng thẳng.
+ Rèn trẻ có cách thở đúng trong ca hát: Cho trẻ biết hít vào một lượng hơi

vừa đủ để hát hết một câu hay một tiết nhạc và hát một cách nhẹ nhàng ( Nhưng
không tiến hành bất cứ một bài tập luyện hơi thở nào cho trẻ trong tiết học âm
nhạc ). Giáo viên phải theo dõi, điều khiển trẻ khéo léo để trẻ biết lấy hơi vào đầu
câu nhạc chứ không lấy hơi vào giữa các từ. Với trẻ chưa biết lấy hơi, hát hay bị
đứt đoạn cô cân tập cho trẻ hát những câu ngắn trước sau đó mới ghép vào câu
dài của cả câu nhạc, tiết nhạc.
Ví dụ: Bài hát “Cá vàng bơi”. Cho trẻ hát câu ngắn trước “Hai vây xinh
xinh”, sau đó mới ghép “Hai vây xinh xinh, cán vàng bơi trong bể nước”. Khi trẻ
đã hát được những tiết nhạc ngắn, trẻ chỉ cần hít hơi nhẹ là có thể hát được những
tiết nhạc dài hơn nhưng trẻ cần phải hít sâu hơn và biết cách giữ hơi, cách điều
khiển hơi thở thì với bài hát dài, ngắn khác nhau trẻ đều có thể hát được.
- Rèn trẻ hát rõ lời: Để góp phần truyền đạt bài hát một cách diễn cảm, cô
cần chú ý rèn trẻ hát rõ lời, hát đúng, hát rành mạch.
Với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, trước hết có thể cho trẻ đọc tập thể ở những âm
cao theo tiết tấu bài hát và với bài có tốc độ nhanh để tăng cường độ xúc cảm với
bài hát làm sâu sắc thêm hình tượng âm nhạc, tránh cuộc tập luyện dưới hình
thức khô khan.
- Rèn trẻ hát chính xác, đúng âm điệu, nhịp điệu bài hát: Hát chính xác còn
phụ thuộc vào mức độ phát triển tai nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát


thanh. Nếu trẻ phân biệt được rõ độ cao, thấp, to, nhỏ của âm thanh, ghi nhớ được
giai điệu thì trẻ dễ dàng hát được chính xác.
- Tạo điều kiện cho trẻ hát từng nhóm nhỏ, hát tốp ca, đơn ca để trẻ thấy
mình hát rõ hơn, biết được mức độ biểu diễn của bản thân.
- Có những trẻ hay hát sai, có thể do tính rụt rè hoặc thiếu sự chú ý. Khi
tập hát cô cần động viên, khen ngợi trẻ, cho trẻ ngồi gần cô hoặc xen lẫn những
trẻ hát tốt.
- Khi trẻ đã hát chính xác, cô cần chú trọng trẻ hát tập thể, hát đồng đều để
trẻ biết hoà giọng mình trong giọng hát chung và hát một cách nhịp nhàng. Cô

đánh đàn để trẻ hát theo nhạc, rèn luyện cho trẻ sự chú ý nghẹ nhạc để hát.
Như vậy, việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ chính là việc rèn trẻ biết giữ đúng tư thế
duyên dáng khi hát. Biết lấy hơi sau mỗi câu hát, hát tự nhiên, hát có độ vang và
diễn cảm. Hát rõ lời, hát đúng và rành mạch. Trẻ biết bắt đầu và kết thúc bài hát,
hát hoà hợp, diễn cảm, đúng âm điệu, nhịp điệu từ đó giúp trẻ có năng khiếu âm
nhạc.
3.4. biện pháp 4, Kết hợp rèn kỹ năng ca hát trong các giờ hoạt động có chủ
đích.
Theo phương pháp dạy tích hợp các bộ môn. Âm nhạc có thể lồng ghép kết
hợp trong tất cả các hoạt động học có chủ đích, để giúp cho hoạt động học tập
thêm sinh động.
Ví dụ:
+ Hoạt động LQMTXQ đề tài “Động vật nuôi trong gia đình” có các bài
hát : “Một con vịt, Gà trống, Mè con và cún con, Vì sao chim hay hót.”
+ Hoạt động Làm quen với toán, đề tài “Đếm, nhận biết nhóm, số” có bài
“Tập đếm; Ta học đếm...”
+ Hoạt động làm quen với văn học: Đề tài “Cái bát xinh xinh” có thể tổ
chức cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
Khi được lồng ghép các bài hát trong các giờ học cũng chính là việc rèn
cho trẻ có kỹ năng ca hát.
3.5. biện pháp 5, Tổ chức ôn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và ôn luyện thông qua lễ
hội.
- Tổ chức ôn luyện thông qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, lao
động, vệ sinh, hoạt động nêu gương để giúp trẻ củng cố lại các bài hát cũng như
củng cố kỹ năng ca hát cho trẻ.


- Thông qua hoạt động tổ chức lễ hội, cô tổ chức hoạt động âm nhạc theo
một chương trình biểu diễn văn nghệ, cần cho 100% trẻ được tham gia nhằm giúp
trẻ hứng thú và mạnh dạn khi tham gia biểu diễn văn nghệ.

Ví dụ: Lễ hội vui Tết trung thu, Tết thiếu nhi, 20/11, 8/3, 19/5...
3.6 biện pháp 6. Phối kết hợp với phụ huynh
Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ đề thông báo kịp thời để các bậc
phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.
Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu mở: Lon bia, sữa các loại; Quần áo,
dụng cụ hoá trang
4.hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
qua quá trình nghiên cứu “ một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo
dục âm nhạc trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ Mẫu giáo lớn 4-5 tuổi.” Lớp
mầu giáo 4-5 tuổi b1 tôi nhận thấy trẻ có kỹ năng ca hát mà giờ hoạt động âm
nhạc cũng trở nên sinh động, thoải mái, trẻ hoạt động hứng thú và tích cực hơn.
Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt ,tự tin và nhanh nhẹn hơn.
tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ kết quả đạt dược trên trẻ so với đầu năm như
sau:
Kết quả cho thấy: Tổng số 33 cháu
- Số trẻ hát chuẩn nhạc, chất giọng biểu diễn tốt, có phong cách tự nhiên:
17/33=51,5%
- Số trẻ hát chuẩn mực, biết thể hiện tình cảm nhưng chưa có phong cách
biểu diễn: 11/33=33,3%
- Số trẻ hát chuẩn nhạc nhưng chưa biết thể hiện tình cảm, chưa có phong
cách biểu diễn: 5/33=15,2%
Trên đây là những thành công của tôi, đã có kết quả tốt trong việc rèn trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi có kỹ năng ca hát.
KẾT LUẬN

Việc rèn trẻ có kỹ năng ca hát cho trẻ không những giúp trẻ học tốt và
hứng thú môn âm nhạc là điều mà giáo viên nào cũng mong đạt được.
Vì vậy, cần tận dụng các phương pháp, biện pháp lồng ghép các hoạt động
khác sao cho phù hợp và gây được hứng thú với trẻ. Cần cố gắng trao đổi, học



hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp và không ngừng luyện tập âm nhạc cho
bản thân.
Giáo viên cần gàn gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi, động
viên, sửa sai kịp thời và tạo môi trường học tập tốt cho trẻ. Cần thấy được tầm
quan trọng trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ để giúp trẻ vừa có khả năng cảm
thụ nghệ thuật lại vừa có khả năng phát triển năng khiếu về âm nhạc sau này. Bên
cạnh đó, cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh, các ban ngành đoàn thể để
tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được tham gia biểu diễn văn nghệ giúp trẻ mạnh dạn,
tự tin không những trong hoạt động âm nhạc mà còn trong cả cuộc sống hiện tại
của trẻ.
Bản thân tôi cũng tự ra được nhiều kinh nghiệm và rất mong được sự tham
gia đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được áp dụng và đạt hiệu quả
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Yên



×