Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

vận dụng kiến thức liên môn ngữ văn 6 đề tài Để học tốt văn bản Sự tích Hồ Gươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.58 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC
Tên tình huống:

Để học tốt văn bản “Sự tích Hồ Gươm”
(Bài 4 - Ngữ văn 6)

Nhóm học sinh thực hiện :
1. Nguyễn Tấn Công
- Lớp 6A1
2. Nguyễn Xuân Danh
- Lớp 6A1
3. Đặng Thị Tường Vy
- Lớp 6A1
Năm học: 2013 - 2014
1


CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana.
- Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám.
- Địa chỉ : xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk .
- Điện thoại : 05003.630044.
- Email: thcslevantam.pgdkrongana.edu.vn


- Họ và tên nhóm học sinh :
1/ Nguyễn Tấn Công 6A1
2/ Nguyễn Xuân Danh 6A1
3/ Đặng Thị Tường Vy 6A1.

2


BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
1. Tên tình huống :
ĐỂ HỌC TỐT VĂN BẢN “SỰ TÍCH HỒ GƯƠM” ( BÀI 4 - NGỮ VĂN 6)
Trong giờ ra chơi, sau khi học xong bài “Sự tích Hồ Gươm” ( Ngữ văn 6), em và các
bạn của mình trao đổi với nhau về bài học, có bạn vẫn còn mơ hồ chưa hiểu về một số nội
dung sau:
- Thời kì lịch sử bấy giờ mà văn bản nói đến.
- Về lí do tại sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần ở Thanh Hóa mà khi đòi
gươm lại ở hồ Tả Vọng (Hà Nội) ?
- Ý nghĩa của chi tiết “gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì
sáng le lói dưới mặt hồ xanh”.
Trong tình huống này em đã vận dụng kiến thức của một số môn học như: Lịch sử, Địa
lí, Giáo dục công dân và Công nghệ thông tin để giúp các bạn mình hiểu bài hơn, thấy
hứng thú hơn với môn Ngữ Văn ở trường THCS.

3


2. Mục tiêu giải quyết tình huống :
- Việc đọc – hiểu văn bản ở môn Ngữ Văn THCS hiện nay nói chung, ở học sinh lớp

6 trường em nói riêng còn đang là vấn đề rất nan giải. Tình trạng học sinh chán học và ít có
hứng thú với môn Văn là rất phổ biến.
- Việc vận dụng kiến thức của các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và
Công nghệ thông tin vào việc học Ngữ Văn là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong
việc bồi đắp những chỗ “hổng” kiến thức của học sinh ở môn Ngữ Văn nói riêng. Qua đó
làm cho hiệu quả của việc học Ngữ Văn nói chung được nâng cao, giúp học sinh có hứng
thú và niềm say mê với việc học Văn hơn, đồng thời giúp chúng em có kiến thức lịch sử,
địa lí, Giáo dục công dân, Tin học và kĩ năng về công nghệ thông tin sâu hơn, nhanh hơn.
Cụ thể, qua bài học này sẽ giúp chúng em nắm được những nội dung sau:
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết giàu ý nghĩa trong truyện.
- Hiểu được lịch sử hình thành tên gọi Hồ Gươm, vị trí địa lí của địa danh ấy; thông
qua các hình ảnh, … chúng em thấy rõ hơn giá trị của Văn học, giá trị di sản văn hóa cha
ông để lại. Từ đó thấy tự hào và biết ơn, biết quý trọng những anh hùng dân tộc có công
dựng nước và giữ nước, tự hào về truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc ta, đồng
thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị của nước
Việt Nam ta.
4


3. Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống :
Thực tế ở trường em trong những năm gần đây tình trạng học sinh học yếu, không thích
học môn Ngữ Văn (ở tiểu học là Tiếng Việt) là rất đáng lo. Nay gặp tình huống cụ thể này
chúng em mới thấy hết tầm quan trọng của việc học môn Ngữ Văn và việc vận dụng kiến
thức liên môn trong việc học môn học này.
Trong quá trình giải quyết tình huống trên, chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận
dụng kiến thức các môn học khác nhau để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu sâu hơn bài học này
như:
- Môn Lịch sử : Ngoài việc giới thiệu về hình ảnh người anh hùng Lê Lợi, còn giúp
các bạn hiểu rõ hơn về thời kì lịch sử thế kỉ 15, hiểu rõ hơn về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

(1418 – 1427) ở Thanh Hóa do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo đánh thắng giặc Minh
xâm lược, các bạn còn biết thêm lịch sử hình thành tên gọi Hồ Gươm…
- Môn Địa lí được vận dụng để giúp các bạn hiểu được vị trí địa lí của Hồ Gươm và
các danh lam khác liên quan ở Hà Nội.
- Môn Giáo dục công dân được vận dụng để giáo dục ý thức tự hào và biện pháp giữ
gìn, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Việc ứng dụng CNTT giúp chúng em có được những thông tin, những hình ảnh
nhanh nhất, chính xác nhất, sinh động nhất về lai lịch Hồ Gươm, về cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn,…
- Môn Ngữ Văn: giúp chúng em tìm hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước, yêu chuộng
hòa bình của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, đồng thời
giúp chúng em cảm nhận được vẻ đẹp của vị chủ tướng Lê Lợi, vẻ đẹp của một số chi tiết
giàu ý nghĩa trong câu chuyện.
4. Biện pháp giải quyết :
- Vận dụng Công nghệ thông tin để tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm
và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Đưa vào một số tài liệu và hình ảnh liên quan ).
- Vận dụng kiến thức các môn Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử để tìm hiểu cụ thể
hơn, sinh động hơn về nội dung bài học môn Ngữ Văn giúp các bạn hiểu rõ, hiểu sâu sắc
hơn ý nghĩa của bài “Sự tích Hồ Gươm”.
5. Thuyết minh quá trình giải quyết tình huống :
a. Về thời kì lịch sử :

5


Các bạn đã biết, đầu thế kỉ 15 đất nước ta đang trong tình cảnh bị giặc Minh ở
Trung Quốc sang xâm chiếm, đô hộ, chúng hết sức tàn bạo, độc ác, tham lam, coi dân ta
như cỏ rác. Trước tình cảnh ấy, Lê Lợi (1385 – 1433), một hào trưởng có uy tín lớn ở
vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), một người có lòng yêu nước, thương dân, cương trực,
khảng khái, nuôi chí lớn giết giặc cứu nước. Ông đã dốc hết tài sản để chiêu mộ nghĩa sĩ,

bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng, chọn Lam Sơn làm căn cứ. Nghe tin
Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về tụ
nghĩa ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi (1380 – 1442), người đã dâng Lê Lợi bản
“Bình Ngô sách” (Kế sách đánh Ngô), sau trở thành quân sư cho Lê Lợi.
Ngày 02 tháng 01 năm Mậu Tuất (7/2/1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn
và tự xưng là Bình Định Vương. Do lực lượng lúc đầu còn non yếu, nghĩa quân gặp nhiều
khó khăn, nguy nan như văn bản: “Sự tích Hồ Gươm” sách Ngữ Văn 6 đã viết. Cũng trong
thời gian ấy, tướng quân Lê Lai phải đóng giả Lê Lợi cùng toán quân cảm tử xông lên để
phá vòng vây của giặc để cứu thoát cho Lê Lợi và họ đã hi sinh anh dũng.
Cuộc khởi nghĩa nổ ra đến năm 1427 thì kết thúc thắng lợi vẻ vang. Ngày 15 tháng
4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô
về Thăng Long (Hà Nội). Một năm sau khi dẹp xong quân xâm lược, vua Lê Lợi cưỡi
thuyền rồng dạo chơi hồ Tả Vọng (còn gọi là hồ Lục Thủy vì nước hồ xanh ngắt quanh
6


năm). Thuyền ra tới giữa hồ, bỗng có một con rùa vàng rất to nổi lên làn nước xanh. Rùa
bơi đến trước thuyền rồng cúi đầu như có ý bái lạy và cất tiếng:
- Việc nước đã xong, xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Nhà vua hiểu ra, vội rút kiếm ra khỏi vỏ. Thanh gươm thần vụt rời tay vua bay về phía rùa
vàng. Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước mất tăm. Từ đó nhân dân gọi
hồ Tả Vọng là hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm).
b. Vị trí địa lí :
Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng
Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ,… với khu phố phía Tây do người Pháp quy hoạch
cách đây hơn một thế kỉ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng
Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

c. Về lịch sử :
Cách đây khoảng 6 thế kỉ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh

Kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của
các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ
ra nhánh chính của sông Hồng. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm.
7


Thời Lê Trung Hưng (thế kỉ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng
Long để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành
và trở thành một cơ quant rung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa
như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt binh) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng
trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam để xây dựng
cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung. Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng
và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thủy chiến của triều đình.
Đến đời Tự Đức (1847 – 1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng
chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấy hồ Thủy Quân để
xây dựng, mở mang Hà Nội.
Hồ mang tên Hoàn Kiếm vào thế kỉ 15. Gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi
gươm. Ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến tranh dân tộc chống quân Minh xâm lược
(1418 – 1427) do Lê Lợi lãnh đạo mà ta đã nói ở trên.

Đền Ngọc Sơn

8


Cầu Thê Húc
d. Về lí do Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần ở sông Lương (một đoạn của
sông Chu thuộc địa phận Thanh Hóa ngày nay) mà nơi trả gươm lại là hồ Tả Vọng
nằm giữa kinh thành Thăng Long – Hà Nội :
Như lịch sử đã chép, thời Lê Lợi, Thanh Hóa được coi là Tây Kinh, Tây Đô, còn

Thăng Long (Hà Nộ ngày nay) gọi là Đông Kinh, Đông Đô. Vậy nhà Lê có hai “đô thành”, một ở “chốn Tổ nơi phát tích”, một ở nơi lên ngôi vua.
Vua chọn địa điểm mượn - trả gươm theo chu trình từ Tây sang Đông hàm ý nghĩa
Triết học, Mỹ học Á Đông. Hướng Đông là hướng mặt trời mọc, hướng Tây là hướng mặt
trời lặn. Mượn kiếm ở phương Tây (Thanh Hóa) nơi mặt trời lặn nhằm ngụ ý: thời cuộc
lúc đó đen tối, bi thảm. Trả kiếm ở phương Đông (Thăng Long) nơi mặt trời mọc thể hiện
vận hội nước nhà hưng thịnh, một rạng đông, một bình minh mới bắt đầu.
Lê Lợi chọn việc trả kiếm ở nơi hồ biếc giữa kinh thành muốn chứng tỏ cho thần
linh và bàn dân thiên hạ thấy tấm lòng quang minh chính đại của mình. Và lễ thức Mượn –
Trả gươm ngược theo sự vận hành của mặt trời cũng nói lên cơ trời, vận nước đã thay đổi
“qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai”. “Càn khôn bĩ rồi lại thái – Nhật nguyệt hối rồi lại minh”
(Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo). Quả thực, sau cuộc chiến thắng giặc Minh của Lê Lợi,
nước Đại Việt ta đã ca khúc khải hoàn và mở nền thái bình thịnh trị dài lâu trong lịch sử.

9


e. Ý nghĩa của chi tiết “ gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật
gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”:
Các bạn chưa hiểu ngụ ý của ông cha ta hay sao? Chi tiết “gươm và rùa đã chìm
đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”. Đó chính là ý
nguyện yêu chuộng hòa bình, ý nguyện đoàn kết một lòng, tinh thần yêu nước của dân tộc
ta và sự nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn luôn cảnh giác trước mọi kẻ thù phá hoại đất
nước. Nếu đất nước có kẻ thù xâm lược, thanh gươm kia lại sẽ được dùng để tiêu diệt
chúng. Thêm nữa, việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng còn dẫn tới việc thay đổi một địa
danh: hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Gươm. Điều đó càng làm cho địa danh trở nên
thiêng thiêng hơn.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống :
Ngày nay, Hồ Hoàn Kiếm là một trong những di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng
làm nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội và là điểm đến không thể thiếu của khách du lịch mỗi khi
có dịp đến đây. Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn

liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những
khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa
bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp với những di tích độc đáo (tháp Rùa, tượng vua Lý Thái
Tổ, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút,…).
Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm - cầm
bút), đức, văn, tài, võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời
10


xanh). Hồ Gươm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và Tháp Rùa lung linh bóng nước là
hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam. Do vậy, nhiều văn nhân,
nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

Tháp Bút
Thế hệ chúng ta phải biết tự hào, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống,
những di sản, di tích lịch sử và những gì tốt đẹp mà cha ông chúng ta đã dày công gây
dựng và để lại cho con cháu đời sau.
Qua việc giải quyết tình huống trên, nhóm chúng em rất mong các bạn học sinh thấy
được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn để hiểu sâu, hiểu rõ hơn nội
dung của các môn học trong nhà trường phổ thông và biết cách vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các tình huống thực tiễn xảy ra. Từ đó các bạn cũng thấy rằng tất cả
những điều chúng ta được học từ các môn học đều có tác dụng và ý nghĩa lớn trong đời
sống, không kiến thức nào, không môn học nào được gọi là chủ yếu, là quan trọng hơn
môn học nào nữa. Đồng thời, thông qua việc giải quyết tình huống này sẽ kích thích được
tinh thần, thái độ, nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn của các bạn đối với môn Ngữ Văn nói
riêng, với phong trào học tập nói chung.
Trong quá trình giải quyết tình huống có thể còn những thiếu sót, hạn chế nhất định,
rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Bình Hòa, ngày 10 tháng 01 năm 2014

Những người thực hiện :
11


Nguyễn Tấn Công
Nguyễn Xuân Danh
Đặng Thị Tường Vy

12



×