Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.61 KB, 2 trang )

Lịch sử đã từng nghi nhận rất nhiều cái tên mà chính những con
người mang những cài tên đó là cột mốc quan trọng trong sự phát
triển của loài người. Những con người đó chính là những người đã
thay đổi thế giới và góp phần mang đến thế giới mà chúng ta đang
sống hiện giờ. Và trong chúng ta, ai cũng đã từng có suy nghĩ rằng
mình sẽ trở thành một người vĩ đại, được ghi dấu trong lịch sử, góp
phần thay đổi thế giới như vậy. Nhưng khi bàn luận về vấn đề đó,
tiểu thuyết gia người Nga Lev Tolstoy đã nói rằng: “ Người người ai
cũng muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi
chính mình”.
Thế giới của chúng ta đã trải qua biết bao biến động từ khi loài người
mới xuất hiện cho đến nay. Lịch sử đã ghi dấu biết bao cột mốc quan
trọng cùng với những con người gắn liền với cột mốc đó và sự thay
đổi to lớn mà họ đã mang đến cho thế giới này. Vậy thay đổi thế giới
là gì? Thay đổi thế giới chính bác bỏ thế giới cũ và xác lập thế giới
bằng những điều mới mẻ cho sự phát triển toàn diện. Trên thế giới
có rất nhiều người đã từng thay đổi thế giới, họ chính là: Albert
Einstein – người đã phát triển thuyết tương tổng quát mang đến cái
nhìn mới cho vật lý hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tựu vĩ đại
của dân tộc ta – người đã sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam hay
chính là Bill Gates và Paul Allen– người đã sáng lập ra phần mềm
Microsoft, và còn rất nhiều người khác nữa. Bên cạnh sự thay đổi thế
giới, chúng ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thay đổi chính mình. Thay
đổi bản thân là thay đổi những thói quen, tư tưởng, hành động suy
nghĩ trước đó của bản thân. Nói tóm lại, Lev Tolstoy muốn nói rằng
chúng ta ai cũng muốn trở thành một người vĩ đại, thay đổi thế giới
theo suy nghĩ, tư tưởng của bản thân mà không muốn bản thân mình
thay đổi theo thế giới. Hay nói sâu xa hơn câu nói trên chính là muốn
khuyên chúng ta nếu muốn thay đổi thế giới thì chúng ta cần phải
thay đổi bản thân mình trước.
Sự thật là vậy, trong chúng ta ai cũng tồn tại một cái “tôi” và chính cái


“tôi” quá lớn ấy đã khiến chúng ta trở nên bảo thủ và cố chấp luôn
cho bản thân mình đúng. Vậy nên mỗi khi gặp khó khăn, bắt gặp
những điều trái với tư tưởng, hành động mà chúng ta vẫn thường
làm chúng ta liền nghĩ rằng điều đó là sai và cần phải thay đổi mà
quên đi việc nhìn lại bản thân, xem xét lại sự việc theo nhiều khía
cạnh khác nhau. Hành động đó chính là sự phủ định về những thiếu
sót của bản thân, tự thu mình trong cái vỏ bọc của bản thân và tự
cho bản thân là hoàn hảo. Những con người như vậy luôn phủ nhận


việc tự hoàn thiện bản thân và luôn chỉ nghĩ về bản thân đầu tiên.
Thử hỏi những con người như vậy có thể thay đổi được thế giới
trong khi chính bản thân họ còn không chấp nhận được sự thay
đổi? . Con người vốn dĩ không ai sinh ra mà hoàn hảo cả, chúng ta
vốn dĩ luôn mắc phải sai lầm nhưng cái quan trọng là biết nhìn nhận
những sai lầm và sửa chữa, đó mới là cách để tự hoàn thiện bản
thân mình từng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi người cần
phải biết thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực, thay đổi
những điều không đúng của bản thân và biết bảo vệ những điều
đúng đắn. Chính những người như vậy mới là người có tầm nhìn xa
trông rộng, có cái nhìn nhận mỗi sự việc theo nhiều chiều hướng
khác nhau, biến nhận định đúng sai từ đó mới có thể mang lí tưởng
đúng đắn của mình để thay đổi thế giới. Chính Geogre Bernanrd
Shaw cũng đã từng nói rằng: “Người không thể thay đổi cách nghĩ
chẳng thể thay đổi bất cứ điều gì”. Điều này khẳng định một lần nữa
những người không biết thay đổi bản thân mình thì không thể thay
đổi được gì cả.
Theo như những gì chúng ta đã nói, thay đổi bản thân là điều cần
thiết tuy nhiên cũng có người lại cho rằng phải chẳng thay đổi bản
thân là a dua, hùa theo số đông, không bảo vệ lập trường của bản

thân? Điều đó là hoàn toàn sai trái vì thay đổi bản thân là nhìn nhận
sai lầm của bản thân và sửa chữa sai lầm đó. Còn a dua, hùa theo
số đông là sự thay đổi không suy nghĩ đúng sai tốt xấu, điều này
hoàn toàn trái ngược với ý kiến trên cùa Lev Tolstoy.
Thông qua ý kiên trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng bản thân mình
không phải lúc nào cũng là tuyệt đối vì vậy chúng ta không nên bảo
thủ cho rằng thế giới cần thay đổi theo chúng ta mà là chính chúng ta
cần thay đổi. Chúng ta ngoài việc chấp nhận thay đổi của bản thân
thì cũng cần tự trau đồi thêm cho mình những điều mà chúng ta còn
thiếu sót thông qua sự học tập không ngừng nghỉ. Như Lê-nin từng
nói rằng: “Học, học nữa, học mãi”
Nói tóm lại, trước khi có suy nghĩ về việc thế giới phải thay đổi theo
những gì chúng ta cho là đúng thì chúng ta cần nhìn nhận lại bản
thân. Bản thân chúng ta trước hết cần phải biết chấp nhận thay đổi
và hoàn thiện nó từng ngày, những ngườ luôn sợ hãi trước sự thay
đổi hay bảo thủ cố chấp sẽ mãi sống trong thế giới nhỏ bé của họ và
không thay đổi được gì vì chính bản thân họ còn không thay đổi
được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×