Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

skkn một số phương pháp dạy học tích cực môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.57 KB, 11 trang )

ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO MÔN ĐỊA LÍ.
I. Phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực.
1. Định nghĩa:
Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của
giáo viên để trình bày một bài giảng, tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học
sinh có thể thu lượm được một cách có hệ thống.
2. Mục đích:
- Phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực được sử sụng trong tiết học nhằm
truyền đạt, thông báo nội dung bài học mà học sinh cần lĩnh hội.
- Đi sâu phân tích chi tiết, giải thích một số vấn đề có liên quan đến bào học thông
qua các con số, các dữ liệu cụ thể.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lí một cách có hệ thống, khoa học.
3. Ưu điểm:
- Truyền đạt cho học sinh một lượng lớn thông tin trong thời gian nhất đinh. Giaos
viên có thể lên kế hoạch và làm chủ được thời gian của tiết học.
- Dễ thay đổi thông tin hoặc điều chỉnh câu hỏi, nội dung cho phù hợp với trình độ
của học sinh ở các nhóm có năng lực học tập khác nhau.
4. Nhược điểm:
- Thời gian để giáo viên truyền đạt khá lớn chiếm khoàng trên 40% thời lượng của
tiết học.
- Dễ gây nhàm chán đối với học sinh nếu chỉ dung lời nói truyền đạt đến học sinh.
- Mặc dù là phương pháp truyền thống nhưng nhiều giáo viên khi vận dụng
phương Pháp này đã đưa thêm quá nhiều nội dung tích hợp liên quan làm cho bài học trở
nên quá nặng nề bởi có quá nhiều nội dung mà học sinh tiếp cận.
- Nhiều khi việc vận dụng phương pháp này không đạt được hiệu quả cao do giáo
viên làm việc nhiều và không bao quát được hết lớp học, không đánh giá được đúng
năng lực học tập của một số học sinh.


5. Sử dụng phương pháp thuyết trình theo phương hướng tích cực vào bài dạy:


Mục tiêu cơ bản của phương pháp thuyết trình là sử dụng phương pháp truyền
thống nhưng vẫn phát huy được tính tích cực của học sinh, vẫn làm cho học sinh chú ý,
tập trung vào bài học, hệ thống được thông tin bài học một cách cơ bản nhất. Đồng thời
giúp học sinh hình thành được các khía niệm riêng, phát triển được tư duy địa lí. Để đạt
được những mục tiêu này giáo viên cần:
- Xác định và biểu đạt chính xác các kiển thức khái quát bao gồm có các khái
niệm địa lí, hoặc các dấu hiệu bản chất biểu thị các mối quan hệ của các thành phần địa
lí. Giáo Viên có thể đặt câu hỏi, hoặc ra bài tập cho học sinh và rút ra khái niệm, bản
chất của vấn đề cần tìm hiểu.
- Chứng minh, cụ thể hoá: đây là bước vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó có tác
dụng khắc sâu các đặc điểm khái quát và giúp học sinh nắm vững chúng.
- Giải thích rõ ràng, chính xác: những khái niệm, luận điểm mà học sinh cảm thấy
khó khăn tiếp nhận thì giáo viên nên giải thích cặn kẽ cho học sinh. Có thể lấy kiến thức,
kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có của học sinh để giải thích, cũng có thể dùng chính những ví
dụ thực tiễn quanh học sinh để học sinh hiểu và nắm rõ những luận điểm đó.
6. Lưu ý khi sử dụng phương pháp:
- Đừng nói quá nhanh và nhiều. Một số nội dung có liên quan nên tích hợp vào bài
học cho phù hợp. Tránh tình trạng “ tham kiến thức” làm học sinh rối vì tiếp nhân quá
nhiều thông tin trong tiết dạy.
- Nên thay đổi cường độ, âm lượng giọng nói để nhấn mạnh hoặc làm cho học
sinh cảm nhận được sự nhiệt tình, sự cần thiết nắm bắt các thông tin và sụ cần thiết
tương tác giữa chính bản thân mình với giáo viên và các bạn cùng lớp.
- Nên sử dụng ngôn ngữ cử chỉ vào tiết dạy, đi lại di chuyển thường xuyên để học
sinh không thấy nhàm chán.
II. Phương pháp đàm thoại ( Vấn đáp)
1. Định nghĩa.


Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống
câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới: tự khai

phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc những kinh nghiệm
đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh mở rộng, củng cố, đào sâu, tổng
kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được, nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp
học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình
dạy học.
2. Mục đích:
- Nhằm phát huy tính tích cực độc lập nhận thức, phát triển được hứng thú học
tập, khát vọng tìm tòi khoa học.
- Giúp học sinh nắm vững tri thức cơ bản nhất, mở rộng đào sâu những khái niệm
định luật đã lĩnh hội, khắc phục được những nhận thức sai lệch mơ hồ thiếu chính xác.
- Giúp học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức sau bài học, phát triển kĩ
năng tư duy hệ thống hóa, khái quát hóa, khắc phục tình trạng nắm tri thức một cách rời
rạc.
- Giúp học sinh tự kiểm tra kiến thức của mình, giúp giáo viên đánh giá chất
lượng lĩnh hội của học sinh để củng cố, bổ sung kịp thời.
3. Ưu điểm.
- Phương pháp đàm thoại nếu được giáo viên vận dụng khéo léo và hiệu quả sẽ có
tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học, bồi dưỡng cho người học
năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập, làm
cho không khí lớp sôi nổi.
- Mặt khác phương pháp đàm thoại còn giúp giáo viên thường xuyên thu được tín
hiệu ngược từ kết quả học tập của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và
học nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả học tập ở mức độ cao hơn.
4. Nhược điểm: Nếu người giáo viên không có nghệ thuật tổ chức, điều khiển,
phương pháp đàm thoại có thể mang lại một số hạn chế nhất định như:


- Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch lên lớp.
- Biến đàm thoại thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và học sinh, giữa
các thành viên trong lớp với nhau.

5. Sử dụng phương pháp vấn đáp vào bài dạy:
- Thiết lập hệ thống câu hỏi trong nội dung bài dạy có quan hệ mật thiết lẫn nhau.
Câu hỏi làm tiền đề hoặc gợi mở những kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
- Các câu hỏi nhằm hướng học sinh tụt liên kết các kiến thức đã có với cái mới,
từ đó đưa ra nhận định về cái mà mình đang tìm hiểu và chứng minh.
- Các câu hỏi đưa ra cần phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau. Đối với
một số học sinh cần chia nhỏ các câu hỏi để đi đến mục tiêu cấn tiến tới.
6. Lưu ý khi sử dụng phương pháp.
- Các câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải có mụcđích rõ rang. Không tuỳ tiện,
trannhs nhưng câu hỏi quá rắc rồi, những từ ngũ khó hiểu vào nội dung câu hỏi.
-Luôn luôn lấy mục tiêu kiến thức nền tảng cho học sinh. Bất kể câu hỏi nào cũng
nhằm mục đích giúp học sinh nắm chuản kiến thức kĩ năng sau đó mới hướng đến mục
đích tích hơp và nâng cao kiến thức cho các nhóm học sinh khác nhau.
- Các câu hỏi trong hệ thống không nên quá bao quát, quá đơn điệu, không có tính
hướng học sinh tìm tòi.
III. Phương Pháp trực quan:
1. Định nghĩa:
Là tất cả các phương pháp nhằm mục đích sử dụng các phương tiện mang tính chất
trực quan vào bài giảng. Để học sinh có thể qua sát một phần nhỏ các sự vật, hiện tượng
địa lí. Từ đó đưa ra nhận định của chính mình về vấn đề được đặt ra.
Có thể chia các phương pháp trực quan thành: nhóm phương pháp trực quan thực
tiễn ( đi quan sát thực địa); Nhóm trực quan tạo hình và quy ước ( thông qua tranh ảnh,
bản đồ, atlat, video, bảng số liệu, các dạng biểu đồ…).
2. Mục đích:


- Giúp học sinh hình thành được tư duy địa lí qua việc quan sát các vấn đề, các sự vật xảy
-

ra trong tự hiên thông qua tranh ảnh, video, các chuyến tham quan thực tế…

Rèn luyện kĩ năng phân tích các dữ liệu địa lí cho học sinh.
Giúp học sinh có tư duy độc lập, kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn hiệu quả hơn.
Tích cực tìm hiểu nhuững điểm khác biệt của các hiện tượng tự nhiên, xã hội…
3. Ưu điểm.
Khi học sinh có kĩ năng sử dụng bản đồ thì cũng có thể tái tạo lại được hình ảnh các lãnh
thổ nghiên cứu với đặc những đặc điểm tự nhiên cơ bản của lãnh thổ đó như: Địa hình,

khí hậu, thuỷ văn, khoáng sản….
- Phát triển tư duy logic khi kết nối các dữ liệu trên bản đồ với nhau.
- Các số liệu trên biểu đồ hoặc bảng số liệu giúp học sinh phân tích và đánh giá các vấn đề
xã hội xảy ra trong thực tiễn.
4. Nhược điểm.
a. Đối với nhóm phương pháp trực quan thực tiễn:
- Chương trình trung học cơ sở có thời lượng ngắn. Nên thời gian để tìm tòi hoặc thực tế
bên ngoài rất ít, chỉ thông qua một vài tiết địa lí địa phương. Nên đòi hỏi học sinh phải
làm việc nhiều.
- Việc tìm đến các khu vực xa nơi ở cũng rất khó khăn do kinh phí hạn hẹp. Chủ yếu các
em vẫn học ở địa phương là chủ yếu.
b. Đối với nhóm phương pháp trực quan tạo hình và quy ước:
- Mang tính chất khái quát cao nên Các sự vật, đối tượng địa lí không thể hiện được hết
trên bản đồ nên nhiều yếu tố vẫn chưa được khai thác hết.
- Các sự vật, hiện tượng mang tính chất ổn định. Không thể hiện được các dữ liệu thực tế
đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.
- Nhiều học sinh không nắm vững các kiến thức cơ bản thì không phân tích được hết các
tiềm năng mà bản đồ, biểu đồ mang lại.
- Việc sử dụng băng đĩa hình còn phụ thuộc nhiều vào thiết bị dạy học của trường: máy
chiếu, điện đài, hệ thống âm thanh…
5. Sử dụng phương pháp trực quan vào bài dạy:
a. Nhóm phương pháp trực quan thực tiễn:
Đối với nhóm phương pháp này trong chương trình THCS chiếm thời lượng rất ít.

Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tham quan, tìm hiểu các đối tượng địa lí ngay
chinh tại địa phương mình.


Giáo viên nên đặt những câu hỏi yêu cầu học sinh quan sát địa danh trước khi đến
lớp thông qua phiếu học tập hoặc làm bài thu hoạch nhỏ trong phạm vi hiểu biết của
mình. Hoặc trực tiếp dẫn học sinh tham quan và yêu cầu các nhóm thảo luận với nhau
ngay trên lớp.
Ngoài mục tiêu mà bài học đưa ra cần cho học sinh thấy thấy được sự cần thiết để
bảo vệ tài nguyên của địa phương hoặc tôn vinh các giá trị văn hoá xã hôi, trau dồi tình
yêu quê hương đất nước cho mỗi học sinh.
b. Nhóm phương pháp trực quan tạo hình và quy ước.
Đây là nhóm phương pháp không thể thiếu trong quá trình dạy học địa lí. Bất cứ giáo
viên nào khi tham gia giảng dạy địa lí cũng sử dụng phương pháp này. Tuỳ vào nội dung
kiến thức và kĩ năng cần đạt mà giáo viên có thể xây dụng các bài giảng khác nhau. Bao
gồm:
- Sử dụng bản đồ giáo khoa và atlat địa lí: Việc sử dụng bản đồ được xem là ngôn ngữ
thứ hai của nhà địa lí giúp học sinh có thể hệ thống hoá các kiến thức liên quan. Việc
hướng đãn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ có thể tiến hành theo thứ tự như sau:
˖ Cho học sinh quan sát và đọc hoặc giới thiệu tên của bản đồ để học sinh biết
đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.
˖ Đọc bản chú giải cuả bản đồ để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản
đồ được thể hiện như thế nào.
˖ Xác định vị trí của đối tượng dựa vào các kí hiệu trên bản đồ.
˖ Tìm ra một số đặc điểm của đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ dựa vào
kí hiệu bản đồ.
˖ Xác lập các mối quan hệ giữa đối tượng và hiện tượng địa lí qua bản đồ.
˖ Vận dụng các kiến thức địa lí để giải thích các đặc điểm của đối tượng, hiện
tượng địa lí và tư duy để suy ra những kiến thức mà bản đồ không thể hiện
trực tiếp.

- Sử dụng tranh, ảnh địa lí: bản chất của phương pháp này là hình thành các biểu tượng,
khái niệm địa lí từ tranh ảnh địa lí một cách cụ thể, sinh động. Phương pháp này cũng
giúp học sinh khắc sâu bản chất của vấn đề.


Trong quá trình sử dụng tranh ảnh địa lí vào bài dạy giáo viên có thể thực hiện như
sau:
˖ Nêu tên của bức tranh nhằm cho học sinh biết bức tranh đó nói về hiện tượng
địa lí nào? ở đâu?
˖ Chỉ ra các đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí trên bức tranh.
˖ Nêu biểu tượng và khái niệm địa lí trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của
nó.
˖ Vận dụng kiến thức để giải thích các đặc điểm thuộc tính của đối tượng.
˖ Trong quá trình sử dụng tranh ảnh giáo viên nên triệt để khai thác các hình ảnh
minh hoạ trong sách giáo khoa. Tránh lạm dụng tranh ảnh cho bài dạy.
- Sử dụng băng, đĩa, video…: Việc sử dụng video cung cấp những hình động tạo
điều kiện thuận lợi để học sinh khai thác kiến thức.
Việc sử dụng băng đĩa hình có thể tiến hành như sau:
˖ Định hướng nhận thức: bước này nhằm làm cho học sinh biết được mục đích
và yêu cầu, những vấ đề chính cần tìm hiểu.
˖ Cho học sinh xem đoạn băng đĩa, đặt câu hỏi nhằm kiểm tra nhận thức của học
sinh qua đoạn băng đĩa.
˖ Gợi ý cho học sinh nhưng ý quan trọng nhất của đoạn băng
˖ Yêu câu học sinh nêu ý chínhđã nhận thức qua đoạn băng vừa xem. Và chốt
kiến thức cho học sinh.
- Sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê: giúp học sinh nắm bắt các đặc điểm của đối tượng,
hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội. Việc sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê có thể
được thực hiện như sau:
˖ Đọc tên biểu đồ/bảng số liệu để biết biểu đồ/ bảng số liệu thể hiện đối tượng địa
lí nào.

˖ Tìm hiểu xem các đại lượng trên biểu đồ/ bảng số liệu thể hiện các đại lượng
nào, thời gian, địa điểm…
˖ Đối chiếu, so sánh các đại lượng trên biểu đồ/ bảng số liệu để rút ra nhận xét về
các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ.
IV. Phương pháp hình thành mối quan hệ nhân quả.
1. Định nghĩa.


Là phương pháp sử dụng những mối quan hệ một chiều giữa các sự vật, hiện tượng
địa lí trong đó có hai thành phần: một bên là nhân một bên là quả ( chỉ có nhân sinh ra
quả). Các mối quan hệ này thể hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau,
giữa các hiện tượng kinh tế xã hội với nhau và giữa tự nhiên với kinh tế xã hội.
Trong phương pháp này các mối quan hệ mà giáo viên sử dụng có thể được phân
ra:
˖ Quan hệ nhân quả đơn giản và quan hệ nhân quả phức tạp.
˖ Quan hệ nhân quả trực tiếp và quan hệ nhân quả gián tiếp.
2. Mục đích:
- Giúp học sinh tư duy, sử dụng kiến thức của mình để tìm ra nguyên nhân hình
thành của một sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc kinh tế xã hội.
- Giúp học sinh hình thành hệ thống khái niệm liên quan tới bài học. Ví dụ: khái
niệm về hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, khái niệm về suy thoái tài nguyên, sinh
vật…
- Thông qua mối quan hệ nhân quả giups học sinh hình thành và phát triển năng lực
học tập, năng lực tư duy và khám phá.
3. Ưu điểm:
- Hình thành các khái niệm cho học sinh trong thời lượng nhất định. Làm chủ được
tình hình.
- Giúp học sinh xây dựng được các sơ đồ thể hiện nhân quả.
- Hệ thống kiến thức chính xác, khoa học tránh tình trạng học vẹt, nhanh quên.
4. Áp dụng phương pháp hình thành mối quan hệ nhân quả vào bài học.

Khi hướng dẫn học sinh xá lập mối quan hệ nhân quả giáo viên nên giúp học sinh
nhận đinh rõ:
- Đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả.
- Các nguyên nhân này hình thành độc lập hay cũng với những nguyên nhân khác
cho ra kết quả của hiện tượng địa lí.
- Hình thành sơ đồ sơ cấp hoặc thứ cấp cho các nguyên nhân hình thành nên kết
V.

quả khác nhau.
Phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lý


1.

Định nghĩa: Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và

giáo viên hoặc những người học với nhau.
2. Mục đích
Mục đích thảo luận là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các ý
kiến bình luận khác nhau của học sinh và trong những trường hợp nhất định, nó mang lại
sự thay đổi thái độ của những người tham gia.
3. Ưu điểm:
Phương pháp thảo luận giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn
đề học tập trên cơ sở nhìn nhận chúng (các vấn đề) một cách có suy nghĩ, phân tích
chúng có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được óc tư duy khoa học.
Giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các
phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức (như các phương pháp tìm đọc sách, tài liệu
tham khảo, làm thí nghiệm…)
Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân nhờ cách lập
luận logic trên cơ sở các sự kiện, thông tin của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp.

Về phía giáo viên: quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ
tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được
hiệu quả giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học
sinh.
4. Nhược điểm:
- Thời gian eo hẹp, sự sắp xếp thời khóa biểu chưa hợp lí hoặc cơ sở vật chất thiếu
thốn nên phương pháp này ít được sử dụng.
- Phương pháp này chưa được chú trọng đúng mức, chưa được coi là phương
pháp dạy học học chính thức.
- Phương pháp này còn có thể gây tranh cãi, mất thời gian.
5. Áp dụng phương pháp thảo luận:
- Để thảo luận đạt kết quả tốt người giáo viên cần quan tâm đến các khâu quan
trọng sau:
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận
+ Tiến hành thảo luận


+ Tổng kết thảo luận.
- Kết quả thảo luận phụ thuộc vào quan hệ giữa giáo viên và học sinh, điều kiện
cơ sở vật chất của nhà trường và chủ đề đưa ra thảo luận vì vậy phải có sự hợp tác của
học sinh.
- Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cuãng nên để học sinh trình bày, thảo
luận kết quả của nhóm trước tập thể.
VI.

Phương pháp báo cáo trong dạy học Địa lý

1. Khái niệm
Báo cáo được tiến hành sau khi tổng kết chương, tổng kết chương trình nhằm hệ
thống hóa kiến thức đã học. Ngoài ra, báo cáo còn được tiến hành sau khi khảo sát điều

tra các đối tượng địa lí ở địa phương.
Nội dung báo cáo trong địa lí rất phong phú. Đó là các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã
hội của địa phương, quốc gia, khu vực…
2. Mục đích: Phương pháp này nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiên thức đã học
3. Ưu điểm: Phương pháp này rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sau:
- Nói giao tiếp và trình bày quan điểm của mình trước người khác.
- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tài liệu tham khảo, số
liệu điều tra, khảo sát trên thực địa…
- Hiểu được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, dù là đơn giản.
- Hiểu những vấn đề được trình bày một cách kĩ lưỡng theo hướng “học qua làm”.
- Đối đáp và thảo luận, tranh luận với người khác một cách logic.
- Hợp tác với các bạn trong nhóm, tổ, lớp.
4. Nhược điểm
- Mất nhiều thời gian
- Phải có kiến thức địa lí sâu, rộng.
- Phải thu thập nhiều thông tin, số liệu.
5. Áp dụng phương pháp báo cáo vào bài học:
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh chủ đề báo cáo gắn với nội dung chương trình.


- Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị đề cương, phương tiện để báo cáo, kĩ
thuật trình bày.
- Thảo luận báo cáo: học sinh, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày để
đánh giá kết quả làm việc của nhóm và sự chuẩn bị bài của các thành viên trong lớp.
VI. Kiến nghị.
Sau khi tìm hiểu một số phương pháp dạy học tích cực tôi nhận thất một số ý kiến
như sau:
- Đối với giáo viên: phải truyền đạt đầy đủ nội dung, kiến thức kĩ năng cho học
sinh. Tích hợp, nâng cao, sử dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng. việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng đòi hỏi sự linh hoạt của giáo viên. Không

nhất thiết phải sử dụng thật nhiều phương pháp dạy học. điều căn bản nhất vãn là mục
tiêu khơi gợi được sự yêu thích, tính tích cực của học sinh vào tiết dạy.
- Đối với học sinh: trong quá trình học tập, học sinh nên tham gia vào các hoạt động
mà giáo viên tổ chức. Đồng thời tự lực thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra
thể hiện tính sáng tạop và năng lực của bản thân. Cần nắm vững lí thuyết và có sự kết
hợp với thực hành. Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tiễn.
- Đối với nhà trường: Cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng… để
tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng
phương pháp tích cực trong giảng dạy bộ môn.



×