Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ học SINH QUỐC tế PISA và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.64 KB, 34 trang )

Mục lục
Trang
I.Vài nét khái quát về chương trình PISA

2

II.Nội dung
1.Tiến trình thực hiện PISA
8
2.Vài nét sơ bộ về kết quả của dự án PISA

9

III.Tác động của PISA đến hệ thông giáo dục các nước
1.Đối với nước Đức
10
2.Đối với Phần Lan
13
3.Đối với nước Mỹ
15
4.Đối với Hong Kong
16
5.Đối với Hàn Quốc
17
IV.Việt Nam với chương trình PISA và bài học kinh nghiệm
V.Tài liệu tham khảo
31

Page 1

19




CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ
PISA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Tóm tắt: Bài chuyên đề giới thiệu khái quát về PISA, dự án nghiên cứu so
sánh giáo dục quốc tế lớn nhất từ trước đến nay và tác động của PISA đến hệ thống
giáo dục các nước, từ đó phân tích những cơ hội và những bài học kinh nghiệm
cho giáo dục Việt Nam khi tham gia PISA, như:
- Hiểu và tiếp cận được các chuẩn quốc tế về giáo dục;
- Học hỏi được kinh nghiệm giáo dục của các nước đã đạt được những thành
tích cao qua các kì PISA;
- Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm đánh giá giáo dục của PISA mà xây dựng
được cho Việt Nam một hệ thống đánh giá riêng;
- Tham gia vào mối quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục.
I: Vài nét khái quát về chương trình PISA.
1. PISA là gì?
Vài nét giới thiệu chung về dự án PISA
PISA là chữ viết tắt của “Programme for International Student Assessmentchương trình đánh giá học sinh quốc tế”, là dự án nghiên cứu so sánh, đánh giá
chất lượng giáo dục lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Dự án PISA được triển
khai với mục đích kiểm tra, đánh giá và so sánh trình độ học sinh ở độ tuổi 15 giữa
các nước trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới
-Organization for Economic Cooperation and Development) và các nước khác trên
thế giới do chính OECD khởi xướng và chỉ đạo.
2. Đặc điểm của PISA.

Page 2


*QUY MÔ
Dự án PISA được tổ chức định kì 3 năm một lần (lần đầu tiên vào năm

2000), với mục đích theo dõi liên tục việc quản lý tổ chức hệ thống giáo dục. Tuy
PISA không chỉ ra cho các nước cách thức cụ thể cho việc quản lý hệ thống trường
học nhưng những dữ liệu thu thập được (ở qui mô lớn, với độ tin cậy cao) từ PISA
chỉ ra thành công của nền giáo dục của một số nước và những hạn chế mà nền giáo
dục không ít nước mắc phải. Những kết quả này giúp cho các nước chưa thành
công về giáo dục nghiên cứu so sánh mô hình giáo dục của mình với những mô
hình giáo dục tốt nhất, từ đó rút ra những bài học quí báu cho việc cải cách hệ
thống giáo dục.
Ở mỗi nước, số lượng học sinh tham gia vào dự chương trình đánh giá này
dao động từ 4500 đến 10000 học sinh. Số lượng các nước (đặc biệt là các nước
không thuộc OECD) tham gia PISA qua các kì tăng lên rõ rệt: PISA 2000 có 43
nước tham gia (trong đó có 14 nước không thuộc khối OECD), vào năm 2003 tổng
số các nước tham gia PISA chỉ còn 41 (có 10 nước không thuộc khối OECD). Đến
PISA 2006, số nước tham gia lên đến 57 (trong đó có 27 nước không thuộc khối
OECD) và đến PISA 2009 có tới 65 nước tham gia (số nước không thuộc OECD
lên đến 33). Điều đó chứng tỏ ngày càng có nhiều quốc gia nhận thức được ý nghĩa
của PISA và quyết định tham gia để thông qua đó có được cái nhìn đúng đắn về
những mặt mạnh, yếu của hệ thống giáo dục nước mình và rút ra được những bài
học cải tổ cần thiết.
PISA đánh giá học sinh ở giai đoạn chuẩn bị kết thúc thời gian học tập bắt
buộc về những kiến thức và kĩ năng không chỉ cần thiết cho mỗi cá nhân trong việc
sống và làm việc trong xã hội mà còn quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc
gia về mặt xã hội, chính trị và kinh tế, trong đó tập trung vào bốn mảng năng lực
chính: Khoa học, Đọc hiểu, Toán học và Khả năng xử lý tình huống (Khả năng xử
lý tình huống bắt đầu được đưa vào từ PISA 2003). PISA 2000 đặt trọng tâm ở nội
dung đọc hiểu. PISA 2003 đặt trọng tâm là Toán học, trong đó đưa ra các tình
huống thực tế đòi hỏi khả năng tính toán. Trọng tâm của PISA 2006 là Khoa học tự
nhiên và của 2009 là Khả năng xử lý tình huống. Những kết quả của PISA cũng
chứa đựng những thông tin về mối liên hệ giữa năng lực của học sinh và những
nhân tố xã hội và nền văn hóa, hoàn cảnh gia đình và môi trường học tập.

Được tổ chức định kì, các kết quả PISA được sử dụng như một sự theo dõi
liên tục của việc quản lí tổ chức các hệ thống giáo dục. PISA cung cấp cho chính
phủ các nước tham gia dự án những kết quả mang tính thực nghiệm giúp họ định
hướng, điều chỉnh các vấn đề thuộc hệ thống giáo dục trên cơ sở dữ liệu mang quy
Page 3


mô lớn và đáng tin cậy. PISA kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị của nhà trường dành
cho học sinh để bước vào xã hội tri thức, nói cách khác là khả năng thích nghi của
học sinh đối với những thách thức của xã hội tri thức. Cuộc điều tra này đánh giá
học sinh ở giai đoạn chuẩn bị kết thúc thời gian học tập bắt buộc về kiến thức và kĩ
năng cần thiết cho việc sống và làm việc trong xã hội, tập trung vào ba mảng kỹ
năng: Khoa học, Đọc hiểu và Toán học. PISA tập trung vào những năng lực cơ bản
và mang tính trung tâm, những năng lực không chỉ quan trọng cho việc học tập và
đời sống của mỗi cá nhân mà còn quan trọng cho sự phát triển về mặt xã hội, chính
trị và kinh tế. Những kết quả rút ra từ PISA cũng bao gồm thông tin về mối liên hệ
giữa năng lực của học sinh và những nhân tố xã hội và nền văn hóa, cũng như môi
trường học tập. Tuy PISA không chỉ ra một cách cụ thể cho các nước biết họ cần
quản lí tổ chức hệ thống trường học thế nào nhưng những dữ liệu thu thập được từ
PISA chỉ ra thành công của nền giáo dục một số nước và những thách thức mà nền
giáo dục một số nước khác gặp phải. Nó cho phép các nước so sánh những mô
hình tốt nhất và từ đó phát triển, cải cách hệ thống giáo dục của họ.
*TÍNH NỔI BẬT




Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá kiến
thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15- độ tuổi kết thúc giáo dục
bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.

Tính độc đáo của PISA cũng thể hiện ở những vấn đề:

- Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các hiệu trưởng, giáo viên
và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho các câu hỏi như “Nhà trường của chúng
ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc
sống của người trưởng thành chưa?”...
- Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các
chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các
kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lý
giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các
vấn đề.
- Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứ
cần thiết trong nhà trường. Để trở thành những người học suốt đời có hiệu quả,
thanh niên không những phải có kiến thức và kỹ năng mà còn cả ý thức về lý do và
cách học. PISA không những đo cả việc thực hiện của học sinh về đọc hiểu, toán
và khoa học mà còn hỏi học sinh cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng như các
chiến lược học tập.
Page 4


3. Mục đích của PISA
Mục đích tổng quát của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ
tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các
thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra chương trình đánh giá
PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau:
(1) Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu,
Toán học và Khoa học của học sinh ở độ tuổi 15.
(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh.
(3) Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết
quả học tập của học sinh.


4. Mục tiêu của PISA
Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết
thúc phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách
thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào.
Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến
thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các
chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ
thông”.
Để làm được việc đó PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu
có thể so sánh được ở tầm quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về
trình độ đọc hiểu, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15.
5. Các lĩnh vực đánh giá của PISA
Như trên đã nói, PISA tập trung đánh giá vào bốn mảng năng lực
chính:Toán học; Đọc hiểu; Khoa học và Năng lực giải quyết vấn đề.
* Năng lực Toán học: Là khả năng nhận biết vai trò của Toán học trong đời
sống, đưa ra những nhận định có cơ sở vững chắc và sử dụng Toán học để phục vụ
đời sống với tư cách là một công dân gương mẫu, tiên tiến, mong muốn xây dựng
Page 5


và đóng góp có ích cho xã hội. Năng lực Toán học thể hiện ở khả năng phân tích,
suy luận và trao đổi đáp án của học sinh khi các em đưa ra một bài toán và giải
quyết nó theo cách tối ưu nhất.
* Năng lực Đọc hiểu: Là khả năng hiểu, sử dụng và cảm nhận những văn
bản viết nhằm đạt được những mục tiêu trong cuộc sống, mở mang kiến thức và
tiềm năng để cống hiến cho xã hội. Năng lực đọc hiểu trong PISA được đánh giá
sâu hơn bằng việc đưa ra một tiêu chí mới, mang tính chủ động hơn, đó là học sinh
không chỉ cần hiểu bài đọc mà còn cần phải nêu cảm nhận về bài đọc ấy.
* Năng lực Khoa học :Là khả năng sử dụng những kiến thức khoa học,

phân tích câu hỏi và rút ra những kết luận hợp lí có cơ sở nhằm đưa ra những quyết
định đúng đắn về thế giới tự nhiên và những thay đổi con người nên tạo ra đối với
thế giới tự nhiên.
* Năng lực Giải quyết vấn đề: Là khả năng nhận biết và giải quyết các tình
huống thật trong cuộc sống thông qua quá trình nhận thức. Đó là các tình huống
không có một cách giải quyết đơn giản rõ ràng nào và giải pháp của chúng yêu cầu
ứng dụng cả ba năng lực Toán học, Đọc và Khoa học.
6. Các lĩnh vực năng lực phổ thông (literacy domain) được đánh giá
trong PISA
Khái niệm (literacy -tạm dịch là năng lực phổ thông): là một khái niệm quan
trọng trong việc xác định nội dung đánh giá của PISA.Việc xác định khái niệm này
xuất phát từ quan tâm tới những điều mà một học sinh sau giai đoạn giáo dục cơ sở
cần biết, trân trọng và có khả năng thực hiện – những điều cần thiết chuẩn bị cho
cuộc sống trong một xã hội hiện đại. Các lĩnh vực năng lực phổ thông về làm toán,
về khoa học, về đọc hiểu được sử dụng trong PISA.
Năng lực làm toán phổ thông (mathematic literacy): Năng lực của một cá
nhân để nhận biết về vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào toán học để
đưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được các nhu cầu của
đời sống cá nhân vừa như một công dân biết suy luận, có mối quan tâm và có tính
xây dựng. Đó là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng (trao đổi thông
tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán
học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau.
Năng lực đọc hiểu phổ thông (reading literacy): Năng lực của một cá nhân
để hiểu, sử dụng và phản ánh trên văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, nâng cao
kiến thức và tiềm năng của cá nhân đó và tham gia vào đời sống xã hội. Trong định
Page 6


nghĩa này cần lưu ý: Khái niệm biết đọc như là sự giải mã và thấu hiểu tư liệu bao
hàm cả việc hiểu, sử dụng và phản hồi về những thông tin với nhiều mục đích khác

nhau.
Năng lực khoa học phổ thông (science literacy): Năng lực của một cá nhân
biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên
chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên và thông qua hoạt động
của con người, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên.
7. Đối tượng đánh giá
Học sinh trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng
đến 16 tuổi 2 tháng) đang theo học ở chương trình phổ thông và giáo dục thường
xuyên. Một tỷ lệ học sinh được chọn theo mẫu ngẫu nhiên, không phân biệt đang
học lớp nào, sẽ được chọn để tiến hành đánh giá, tuy nhiên các quốc gia tham gia
có thể chọn một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung của PISA nếu thấy cần có các phân tích
chi tiết hơn về tình hình giáo dục trong nước.
8. Những quốc gia đã tham gia PISA
Tất cả các nước thành viên OECD, cùng với một số quốc gia đối tác khác.
Kỳ đánh giá năm 2000 có 43 nước tham gia, năm 2003 có 41 nước, năm 2006 có
57 nước và năm 2009 có 67 nước trong đó Đông Nam Á có các nước Thailand,
Indonesia tham gia từ năm 2000, Singapore từ năm 2009, Việt Nam đã tham gia
năm 2012. Năm 2011 đã tiến hành thử nghiệm ở Việt Nam và tỉnh Gia Lai có trong
danh sách các tỉnh tham gia thử nghiệm do đó trong các ngày từ 25 đến 28/11/2010
Văn phòng PISA Việt Nam đã tiến hành khảo sát, tập huấn ở tỉnh.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA là cuộc khảo sát tin cậy về kiến
thức và kỹ năng của học sinh song chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn
khi lần đầu tiên Việt Nam tham gia PISA.

Page 7


II. NỘI DUNG
1. Tiến trình thực hiện PISA
Ở mỗi nước, số lượng học sinh tham gia vào dự chương trình đánh giá này

dao động từ 4500 đến 10000 học sinh.
Số lượng các nước (đặc biệt là các nước không thuộc OECD) tham gia PISA
qua các kì tăng lên rõ rệt: PISA 2000 có 43 nước tham gia (trong đó có 14 nước
không thuộc khối OECD), vào năm 2003 tổng số các nước tham gia PISA chỉ còn
41 (có 10 nước không thuộc khối OECD). Đến PISA 2006, số nước tham gia lên
đến 57 (trong đó có 27 nước không thuộc khối OECD) và đến PISA 2009 có tới 65
nước tham gia (số nước không thuộc OECD lên đến 33). Điều đó chứng tỏ ngày
càng có nhiều quốc gia nhận thức được ý nghĩa của PISA và quyết định tham gia
để thông qua đó có được cái nhìn đúng đắn về những mặt mạnh, yếu của hệ thống
giáo dục nước mình và rút ra được những bài học cải tổ cần thiết.
Việc thực hiện PISA bao gồm khâu thiết kế bài kiểm tra và chọn trường thực
nghiệm. Nhìn chung, các bước tiến hành thiết kế bài kiểm tra qua các kì PISA
được diễn ra như sau :
1. Lập đề cương
2. Phát triển dữ liệu
3. Thu thập dữ liệu từ các nước
4. Đánh giá dữ liệu quốc gia
5. Gửi bản mẫu thử nghiệm
6. Chuyển ngữ bản mẫu
7. Tập huấn cho giáo viên chấm điểm
8. Thử nghiệm tại các nước thành viên
10. Công bố công trình nghiên cứu chính thức
Page 8


11. Tập huấn chính thức cho giáo viên chấm điểm
12. Chính thức tiến hành ở các nước thành viên
Việc chọn trường thực nghiệm bao gồm các bước như sau:
1. Xác định thời lượng của bài kiểm tra và độ tuổi của học sinh
2. Xác định nguồn nhu cầu nơi thực nghiệm

3. Xác định số lượng học sinh sẽ tham gia thực nghiệm
4. Thiết lập và mô tả cấu trúc trường thực nghiệm
5. Xác định trường bị loại
6. Cách xử lí đối với những trường có quy mô nhỏ
7. Phân lớp để tiến hành kiểm tra
8. Xác định số lượng thành viên trong một nhóm thực nghiệm
9. Phân bố thí sinh theo nhóm
10. Chọn trường thí điểm
11. Đánh số trường thí điểm
12. Thiết lập bảng theo dõi
2. Vài nét sơ bộ về kết quả của dự án PISA qua các kỳ
Vài nét sơ bộ về kết quả của dự án PISA qua các kì Dưới đây là kết quả của
các nước đứng đầu về các môn qua 3 kì PISA.
Các nước đứng đầu về khoa học từ 2000 - 2006
2000

2003

Page 9

2006


1. Hàn Quốc 552
2. Nhật Bản 550
3. Phần Lan 538
4. Anh 532
5. Canada 529

1. Phần Lan, Nhật Bản 548

2. Hồng Kông* 539
3. Hàn Quốc 538
4. Úc, Liechtenstein, Ma Cao 525
5. Hà Lan 524

1. Phần Lan 563
2. Hồng Kông 542
3. Canada 534
4. Đài Loan* 532
5. Estonia*, Nhật 531

III. Tác động của PISA đến hệ thống giáo dục các nước
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, sự công bố kết quả khảo sát của
PISA lần đầu tiên (2000) được xem như “một sự cảnh tỉnh thô bạo” về thực trạng
nền giáo dục các nước tham gia PISA. Trước PISA chưa có một cuộc điều tra nào
so sánh trình độ học sinh giữa các nước, bởi thế không ít quốc gia đã ngỡ ngàng về
kết quả đánh giá trình độ học sinh của nước mình, đặc biệt là trong mối tương quan
với các nước khác. Nhiều cường quốc lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Đức xưa nay vẫn
rất tự hào cho rằng nền giáo dục của mình là ưu việt nhất, là nơi sản sinh ra những
nhân tài, các nhà bác học. Đặc biệt, nền giáo dục của Đức - từng được xem là niềm
tự hào châu Âu, là nơi sản sinh ra các vĩ nhân mọi thời đại, nhưng kết quả yếu kém
sau hai lần điều tra (đứng dưới mức trung bình OECD) đã khiến toàn xã hội đứng
trước tình trạng “tự vấn”.
Kết quả khảo sát qua các kì PISA cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh các
nước. Kết quả năm 2006 cho thấy học sinh Hàn Quốc đã nâng được số điểm đạt
được trong môn đọc lên 31 điểm trong vòng một năm chỉ bằng cách tập trung phát
triển các mũi nhọn. Trong cùng khoảng thời gian đó, học sinh Ba Lan cũng nâng
được thành tích của mình trong môn đọc lên 29 điểm. Học sinh các nước Mexico
và Hy Lạp lại có được những sự tiến bộ hết sức đáng kể trong môn Toán. Tuy
nhiên, nhìn chung kết quả học tập của học sinh các nước trong khối OECD không

mấy thay đổi trong những năm gần đây mặc dù khoản tiền đầu tư cho giáo dục của
các nước này đã tăng khoảng 39% từ năm 1995 đến năm 2004.
*Nói về ảnh hưởng của PISA đối với hệ thống giáo dục các nước không thể không
kể đến tác động đối với giáo dục của một số nước sau:
1. Đối với nước Đức
Kết quả của nước Đức qua các kì PISA (điểm số và số thứ tự xếp hạng)
Năm
2000

Toán
490 (19)

Khoa học tự nhiên
487 (20)
Page 10

Đọc
484 (21)


2003
2006

503 (16)
504 (20)

502 (15)
516 (13)

491 (18)

495 (18)

Có thể nói, nước Đức đã có kết quả khá tồi tệ ở kì PISA 2000. Cả 3 kĩ
năng Toán và Khoa học tự nhiên và Đọc hiểu đều đạt mức thập hơn mức trung
bình OECD, đặc biệt kĩ năng Đọc hiểu của học sinh Đức kém xa mức điểm trung
bình của các nước OECD. Trong khi đó, tất cả các nước Tây Âu (ngoại trừ Lichten-xten và Lucxem-bua) đều có kết quả cao hơn mức trung bình. Phần Lan đạt kết
quả cao nhất ở môn Đọc hiểu, tiếp đến là Canada, Niu Di Lân và Úc.
- Ở môn Đọc hiểu (trọng tâm đánh giá của PISA năm này), mức điểm của
học sinh Đức kém xa mức điểm trung bình của các nước OECD (trong khi các
nước Tây Âu, ngoại trừ Lich-ten-xten và Luc-xem-buốc) đều có kết quả cao hơn
mức trung bình. Trong số những quốc gia tham gia, sự chênh lệch về trình độ giữa
những học sinh đạt điểm cao nhất và những học sinh đạt điểm kém nhất của Đức là
cao nhất (kết quả của Đức không cao do điểm của các học sinh kém kéo xuống).
Học sinh Đức đặc biệt kém trong những bài tập đòi hỏi tư duy, đánh giá. Gần 25%
số học sinh Đức chỉ có thể đọc ở mức độ sơ đẳng (tỉ lệ trung bình của OECD là
18%, ở những nước như Hàn Quốc, Phần Lan, Canada, Úc và Thụy Điển tỉ lệ này
chỉ khoảng 15%). Những học sinh này được coi hoàn toàn không có khả năng tự
học suốt đời. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong khả năng đọc
hiểu do học sinh không ham thích đọc sách. 42% trong số học sinh Đức được hỏi
nói rằng họ hoàn toàn không thích đọc sách.
- Ở môn Toán, kết quả của học sinh Đức cũng dưới mức trung bình của
các nước OECD (cùng với Mỹ, Tây Ban Nha và một số nước Đông Âu. Chỉ có
1,3% số học sinh Đức có khả năng tính toán độc lập (mức đánh giá cao nhất, trình
độ V) và chỉ một nửa số học sinh Đức giải được những bài tập trong sách giáo
khoa, 25% học sinh dưới 15 tuổi chỉ làm được những bài tập Toán ở mức sơ đẳng,
trình độ I (những học sinh này được xem như ở mức báo động về trình độ Toán,
hổng trầm trọng kiến thức về Toán).
- Ở môn Khoa học, kết quả của nước Đức cũng tương tự như ở môn
Toán, Đức nằm trong tốp cuối, trong khi Hàn Quốc, Nhật tiếp tục đạt kết quả cao
nhất, tiếp đến là Phần Lan, Anh, Canada, Niu Di Lân và Úc. Chỉ có 3% học sinh

Đức đạt trình độ cao nhất (trình độ V). Hơn 25% học sinh dưới 15 tuổi chỉ đạt mức
độ sơ đẳng hoặc kém hơn. Đức tỏ ra yếu kém trong việc giúp đỡ các học sinh kém.
Những học sinh kém nhất ở các nước khác như Hàn Quốc, Anh hay Áo cũng có
kết quả cao hơn nhiều so với học sinh yếu nhất của Đức. Học sinh Đức có những
yếu kém trầm trọng trong việc hiểu và ứng dụng các kiến thức khoa học. Điều đó

Page 11


chứng tỏ việc dạy các môn khoa học ở Đức chưa có tính thực tiễn và chưa hướng
đến việc giải quyết vấn đề.
Phân tích tại sao?
- Ở Đức, địa vị xã hội có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Chỉ
có 10% số học sinh từ các gia đình khá giả có trình độ kém ở mức báo động về đọc
hiểu, trong khi ở những nhóm học sinh khác thì tỉ lệ này lên tới 20 đến 30%. Gần
một nửa số học sinh ở trường Gymnasium (trường chọn cho học sinh khá giỏi để
tạo nguồn vào đại học) xuất thân từ gia đình khá giả và chỉ có 10% xuất thân từ gia
đình có địa vị thấp trong xã hội. Ngược lại, gần 40% số học sinh ở trường
Hauptschule (dạy nghề) xuất thân từ gia đình có địa vị thấp trong xã hội và chỉ có
10% xuất thân từ gia đình giàu có.
- Có sự khác bịêt lớn trong so sánh trình độ giữa các học sinh bản xứ và
các học sinh từ những gia đình nhập cư ở Đức. Hơn 30% số học sinh có cha mẹ
gốc Đức chọn theo học trường Gymnasium, trong khi chỉ có 15% học sinh nhập cư
theo học loại trường này. Ngược lại, trong khi chỉ có 25% học sinh gốc Đức theo
học trường Hauptschule thì tỉ lệ này ở học sinh nhập cư lên đến 50%.
- Sự chênh lệch về trình độ giữa các học sinh ở Đức là khá lớn: Trong số các
quốc gia tham gia, Đức cũng là nước có sự chênh lệch lớn nhất về trình độ giữa
những học sinh đạt điểm cao nhất và những học sinh đạt điểm thấp nhất.
- Học sinh Đức đặc biệt kém trong các bài tập đòi hỏi sự tư duy, đánh giá.
Trình độ của học sinh cũng rất khác nhau. Kết quả của nước Đức không được cao

vì bị điểm của các học sinh yếu kém kéo xuống. Ở Đức, 13% học sinh nằm trong
khung điểm kém nhất và gần 10% thậm chí còn không đạt nổi mức này. Điều này
chỉ ra rằng gần 25% số học sinh Đức chỉ có thể đọc ở mức độ sơ đẳng (tỉ lệ trung
bình của OECD là 18%). Những học sinh này cũng được coi là hoàn toàn không có
khả năng tự học suốt đời. Ở những nước như Hàn Quốc, Phần Lan, Canada, Úc và
Thụy Điển, tỉ lệ này chỉ ở khoảng 15%, thấp hơn nhiều so với nước Đức.
Năm 2003, Đức có tiến bộ hơn năm 2000 nhưng không cải thiện đáng kể.
Năm 2000, về tổng thể Đức đứng thứ 25/32 (nếu tính cả các nước không thuộc
OECD), xếp dưới mức trung bình ở tất cả các môn, đứng thứ 21/27 nước OECD về
Đọc hiểu, 19/27 về Toán, 20/27 về Khoa học. Năm 2003, kết quả của Đức có tiến
bộ hơn nhưng chưa đáng kể, Đức đứng 16/30 về Toán, 18/30 về Đọc hiểu, 15/30
về Khoa học và 15/30 về Giải quyết tình huống. Thế nhưng, sang đến PISA năm
2006, lần đầu tiên học sinh Đức đã đạt kết quả cao hơn mức trung bình các nước
OECD (trừ kĩ năng Đọc hiểu), giáo dục Đức đã nhảy lên tốp 10 ở môn Khoa học.
Trong môn khoa học, kết quả của học sinh Đức đã vượt qua mức trung bình của 57
Page 12


nước tham gia. Các nhà hoạch định chính sách giáo dục coi đây là một thành công
lớn. Tuy nhiên trong các môn như Đọc hiểu và Toán học, học sinh Đức không có
tiến bộ đáng kể so với PISA 2000 và PISA 2003. Trong 30 nước OECD tham gia,
Đức đứng thứ 8, điểm số học sinh nam và nữ khá đồng đều. Tuy ở môn Đọc hiểu
và Toán không được thành công như ở môn Khoa học, nhưng xét một cách tổng
quan học sinh Đức đã vượt lên xếp thứ 14 trong số 30 nước OECD. Điều này
chứng tỏ nước Đức đã có những tác động đúng hướng nhằm cải thiện đáng kể và
nhanh chóng tình hình giáo dục của mình. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Liên bang,
Annette Schavan và Trưởng Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa của
Đức, Jurgen Zollner, đã nhận xét khá lạc quan về kết quả PISA 2006: “Chúng ta
đang đi đúng đường nhưng không được phép ngủ quên trong chiến thắng”. “Chúng
ta đã nằm trong top 10, tuy nhiên vẫn chưa phải là người đứng đầu”, Heino von

Meyer, Giám đốc Trung tâm OECD tại Berlin nhận xét về kết quả đạt được ở lĩnh
vực Khoa học. Trong 30 nước OECD tham gia, Đức đứng thứ 8. Điểm số của học
sinh nam và học sinh nữ là khá đồng đều.
Tóm lại, kết quả của học sinh Đức qua 3 kì PISA đã giúp Đức đưa ra những
cải cách quyết liệt và đồng bộ:
- Bộ Giáo dục cam kết đưa giáo dục Đức vào top 5 nước đứng đầu OECD
sau 10 năm. Nước Đức sẽ chuyển từ hệ thống sàng lọc học sinh theo 3 cấp độ sang
hệ thống giáo dục toàn diện (comprehensive schooling) như của Phần Lan. Năm
2002, chính phủ Đức đã dành một khoản ngân sách 4 tỉ Euro cho các bang để xây
mới 10.000 trường học toàn diện từ 2002-2006.
- Tăng ngân sách cho giáo dục: từ 1998- 2002 ngân sách chi cho giáo dục
tăng 21% và ngân sách giáo dục và nghiên cứu sẽ tăng từ 5.3% lên 6% GDP bắt
đầu từ năm 2010.
- Từ năm 2001, Đức lập ra một cơ quan độc lập để xây dựng các tiêu chuẩn
đánh giá trình độ của học sinh áp dụng chung cho toàn quốc (thông qua tháng
12.2003). Bộ tiêu chuẩn đánh giá chung này (áp dụng thí điểm từ năm 2004- 2005)
đưa ra những tiêu chí cụ thể đánh giá trình độ tối thiểu của học sinh ở từng độ tuổi
về tất cả các môn học với mục đích cân bằng trình độ học sinh giữa các bang, tuy
nhiên, quyền tự chủ của các bang, các trường trong việc xây dựng chương trình,
lựa chọn sách giáo khoa, phương pháp dạy học vần được tôn trọng. Thêm nữa, Đức
cũng lập ra một ủy ban gồm các chuyên gia giáo dục hàng đầu để giám sát chất
lượng giáo dục trên cả nước.
2.Đối với Phần Lan

Page 13


Khảo sát qua 3 kì PISA cho thấy học sinh Phần Lan đứng đầu tuyệt đối về kĩ
năng đọc hiểu và trong tốp đứng đầu về Toán và Khoa học tự nhiên. Ngoài thành
tích xếp hạng, kết quả khảo sát còn cho thấy tính ưu việt của giáo dục Phần Lan,

thể hiện ở chỗ:
- Trình độ học sinh đạt không chỉ đạt ở mức cao nhất mà còn đồng đều nhất
(mức độ chênh lệch giữa thành tích cao nhất và thấp nhất của học sinh là thấp
nhất);
- Chênh lệch trình độ giữa các vùng miền và giữa các trường là không đáng
kể;
- Các nhóm ngôn ngữ và các điều kiện xã hội, kinh tế của gia đình ảnh
hưởng không lớn đến thành tích học sinh như ở các nước khác. Ở Phần Lan hoàn
cảnh gia đình (địa vị xã hội, trình độ học vấn của cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia
đình) không ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh (về điểm này Phần Lan chỉ
thua Iceland);
- Số giờ học sinh Phần Lan phải học trong tuần ít hơn so với các nước
OECD khác và chi phí giáo dục lại chỉ ở mức trung bình so với các nước này.
Trung bình, học sinh Phần Lan ở độ tuổi 15 học 30 giờ một tuần (kể cả giờ học
trên lớp và ngoại khóa), trong khi mức trung bình của các nước OECD là 35 giờ,
và ở Hàn Quốc là 50 giờ. Nếu tính riêng về Toán, trung bình 1 tuần học sinh Phần
Lan học 4,5 giờ, trong khi mức trung bình của OECD là 7 giờ. Theo đánh giá của
các chuyên gia giáo dục Phần Lan, sở dĩ giáo dục Phần Lan đạt được những kết
quả như trên là do một số nguyên nhân chính như sau:
- Giáo dục hoàn toàn miễn phí (kể cả sách vở, giấy bút và chăm sóc y tế, ăn
trưa, đi lại, dạy phụ đạo,...) và bình đẳng cho mọi người, không phân biệt nơi sinh
sống, giới tính, điều kiện kinh tế gia đình hay các nhóm dân có gốc văn hóa và
ngôn ngữ khác với Phần Lan. Mọi học sinh đều bình đẳng và nhận được dịch vụ
giáo dục tốt nhất. Giáo dục Phần Lan là một dịch vụ phúc lợi được tổ chức khoa
học và văn minh nhất.
- Triết lý giáo dục toàn diện. Phần Lan khác các nước khác ở chỗ không áp
dụng hệ thống sàng lọc, phân loại học sinh thành các trường chuyên lớp chọn. Học
sinh Phần Lan không hề bị áp lực thi cử và cạnh tranh không lành mạnh. Trong
suốt 9 năm học, học sinh không phải dự bất cứ một kì thi toàn quốc nào.
- Một đội ngũ giáo viên có tâm và có tầm. Do nghề giáo viên được xã hội

coi trọng bậc nhất ở Phần Lan nên các trường đại học lựa chọn được những sinh
viên ưu tú nhất. Giáo viên Phần Lan hoàn toàn độc lập về chuyên môn và có quyền
Page 14


tự chủ lớn hơn nhiều so với các nước khác. Kĩ năng sư phạm được đặc biệt chú
trọng.
- Đội ngũ giáo viên tư vấn và giáo viên đặc biệt. Giáo viên tư vấn có trách
nhiệm đưa ra phương pháp học tập tốt nhất cho từng học sinh và giúp học sinh lựa
chọn ngành học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Giáo viên đặc biệt phụ đạo tại trường
cho học sinh yếu để có thể theo kịp trình độ các học sinh khác (tất cả điều này
được qui định trong Chương trình chuẩn quốc gia).
- Cách đánh giá thành tích học tập rất văn minh, chỉ mang tính khuyến khích
và có mục đích chủ yếu là nâng đỡ, đưa ra những thông tin của trường và học sinh
giúp cho trường và học sinh trên cơ sở thực trạng đó mà cải tiến hoạt động dạy và
học được tốt hơn. Ở Phần Lan không có kì thi tốt nghiệp chung cho tòan quốc,
không có xếp hạng các trường và không tồn tại khái niệm thanh tra giáo dục.
- Ý nghĩa của giáo dục được tòan xã hội đánh giá cao và trình độ được giáo
dục của toàn dân cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn chung của thế giới.
- Hệ thống giáo dục linh hoạt và dựa trên sự phân quyền. Định hướng giáo
dục được qui định thông qua luật, nghị định và chuẩn giáo dục quốc gia. Chính
quyền các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục dựa trên luật,
nghị định và chuẩn giáo dục quốc gia. Trường và giáo viên tự chủ về nội dung và
cách thức đào tạo.
- Sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các trường với nhau, giữa các cấp
độ quản lý, giữa các trường với các tổ chức xã hội liên quan đến giáo dục như phúc
lợi, bảo hiểm, giao thông, bệnh viện, thư viện, các hiệp hội,....
- Cuối cùng là triết lý giáo dục “tất cả vì học sinh”. Phần Lan đã xây dựng
thành công một quan niệm học tập tích cực cho toàn xã hội.
3.Đối với nước Mỹ .

Nước Mỹ là một ví dụ điển hình cho thấy mức độ đầu tư nhiều cho giáo dục
không phải bao giờ cũng mang lại những hiệu quả tương xứng. Mĩ là nước đầu tư
cho giáo dục có thể nói là cao nhất nhất thế giới (chỉ thua Thụy Sĩ) nhưng kết quả
của giáo dục lại chỉ ở mức thấp, chỉ hơn Na Uy, Ý, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Thổ Nhĩ
Kì và Mê xi cô. Theo số liệu điều tra, Mỹ không chỉ là một trong những nước dẫn
đầu về thu nhập bình quân đầu người (khoảng 36000 US$- theo số liệu điều tra
năm 2003) mà còn là một quốc gia dẫn đầu về chi phí cho giáo dục tính theo đầu
học sinh (gần 8000 US$), tuy nhiên kết quả của các học sinh Mỹ trong PISA lại
không cao (xem bảng dưới).
Page 15


- Kết quả PISA năm 2003 Mỹ xếp thứ 26 ở môn Toán (có sự tiến bộ rất ít so
với năm 2000) và thứ 20 ở môn Khoa học trên tổng số 32 nước OECD tham gia
(do lỗi in ấn nên không có kết quả môn Đọc hiểu).
- Kết quả PISA năm 2006 cho thấy học sinh Mỹ đạt điểm tương đối thấp ở
môn Toán và Khoa học. Cụ thể, Mỹ xếp thứ 25 ở môn Toán và thứ 21 trong 30
nước thành viên OECD. Roy Romer, nguyên thống đốc bang Colorado, chánh
thanh tra trường Angeles Unified School District cho rằng kết quả của học sinh Mỹ
trong các kì PISA đã chứng tỏ hơn nữa tình trạng suy thoái của nền giáo dục Mỹ.
Nguyên thống đốc bang West Virginia, Bob Wise nhấn mạnh “Kết quả đánh giá về
học sinh Mỹ trong các kỳ thi của PISA đã gửi một thông điệp hết sức rõ ràng đến
các nhà cầm quyền, các nhà giáo dục và người dân Mỹ rằng nền giáo dục của
chúng ta đang ngày càng tụt hậu hơn so với thế giới. Thất bại ở các kỳ Olimpic chỉ
là sự tổn thất về danh dự quốc gia, nhưng sự thể hiện tầm thường trong các kì thi
của PISA là một dự đoán cho khả năng cạnh tranh yếu kém của lao động Mỹ trong
thị trường lao động toàn cầu hết sức khắc nghiệt ngày nay .
Kết quả của một số nước châu Á
Trong các nước châu Á, nổi lên có một số nước có kết quả cao qua các kì
PISA, điển hình là Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản.

4.Đối với Hồng Kông
- Sự chênh lệch kết quả của học sinh Hồng Kông là không lớn, mức chênh
lệch điểm của học sinh cao điểm nhất và kém điểm nhất ở Hồng Kông trong 3 lĩnh
vực Đọc hiểu, Toán và Khoa học là 277, 309 và 280, trong khi mức trung bình của
OECD là 328, 329 và 325. Điều này cho thấy giáo dục Hồng Kông đồng đều với
tất cả các đối tượng.
- Học sinh 15 tuổi Hồng Kông có kết quả tốt hơn nhiều so với các nước
khác có cùng điều kiện kinh tế chính trị. Chênh lệch điểm giữa học sinh có các
điều kiện khác nhau cũng không lớn. Nghề nghiệp và trình độ học vấn của cha mẹ
ít có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. - Những học sinh có điếm số
kém của Hồng Kông cũng cao điểm hơn nhiều so với những học sinh điểm kém
của các nước có cùng điều kiện kinh tế chính trị. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm
chu đáo của nhà trường cũng như giáo viên Hồng Kông đối với những học sinh
yếu kém .
*Dưới đây là kết quả của Hồng Kông qua các kì PISA
Trong ngoặc là vị trí của Hồng Kông trong bảng xếp hạng
Page 16


- Nói chung, kết quả của Hồng Kông năm 2000 khá tốt so với các nước khác
trên thế giới. Hồng Kông đạt vị trí thứ nhất trong Toán học, thứ 3 trong Khoa học
và thứ 6 về Đọc hiểu. Trong bảng Toán, Hồng Kông được 560 điểm, vượt xa các
nước khác, trừ Nhật (557) và Hàn Quốc (547). Trong bảng Khoa học, Hồng Kông
đạt 541 điểm và trong bảng Đọc kết hợp đạt 525 điểm, chỉ sau Phần Lan (546).
Trong bảng đọc đơn, Hồng Kông đứng thứ 6 nhưng khoảng cách với các nước
đứng trên không đáng kể.
- Năm 2003, kết quả của Hồng Kông khá tốt trong cả bốn lĩnh vự kiểm tra.
Hồng Kông đạt vị trí thứ nhất trong Toán, thứ 2 trong kĩ năng giải quyết vấn đề,
thứ 3 trong Khoa học và thứ 10 trong Đọc hiểu. Tất cả các điểm số đều trên mức
trung bình của OECD.

Trong môn Toán, Hồng Kông bảo vệ được vị trí thứ nhất trong điểm toán
kết hợp. Không những thế, Hồng Kông còn đứng thứ nhất trong tỉ lệ học sinh đạt
trình độ cao môn toán. Có 30.7% học sinh đạt mức V hoặc VI. Kết quả này cho
thấy học sinh Hồng Kông có khả năng hiểu và giải quyết tốt các vấn đề toán học
cao cấp cũng như các tình huống trong cuộc sống.
Trong môn Khoa Học, Hồng Kông đạt 539 điểm, dứng thứ 3 trong số 41
nước. Học sinh Hồng Kông đạt điểm cao hơn học sinh các nước trong khu vực
OECD trong cả 4 lĩnh vực của Khoa học, đặc biệt là “hiểu khái niệm” và “nhận
dạng chứng cứ”. Kết quả này thể hiện điểm mạnh của giáo dục Hồng Kông là khoa
học tự nhiên và đề cao phương pháp dạy học điều tra trong khoa học ở các trường
nơi đây.
Trong Đọc hiểu, Hông Kông không đạt được kết quả cao như trong Pisa
2000 khi tụt từ vị trí số 6 (525 điểm) xuống thứ 10 (510 điểm). Sự tụt dốc này có
thể là do sự tụt dốc của học sinh giỏi. Tỉ lệ học sinh đạt mức độ IV và V giảm
trong khi tỉ lệ đạt mức I và II lại tăng.
Trong Kĩ năng giải quyết vấn đề, Hồng kông đạt vị trí số 2 với 548 điểm.
Trên 1/3 học sinh Hồng Kông đạt mức 3 tức là có khả năng giải quyết những vấn
đề trong giao tiếp và suy nghĩ.
- Trong Pisa 2006: Hồng Kông đạt kết quả rất cao khi lọt vào top 5 trong cả
3 kĩ năng kiểm tra là Khoa học tự nhiên, Toán và Đọc hiểu. Hồng Kông xếp thứ 2
trong bảng Khoa học với 542 điểm, chỉ sau Phần Lan (563 điểm). Trong Toán học,
Hồng Kông tiếp tục nằm trong top đầu, xếp thứ 3 với 547 điểm, sau Trung Quốc và
Phần Lan. Hồng Kông cũng giành vị trí thứ 3 trong môn Đọc hiểu với 536 điểm,
sau Hàn Quốc và Phần Lan. Đây là một tiến bộ lớn so với năm 2003 khi Hồng
Kông chỉ giành được vị trí thứ 10 trong Đọc hiểu.
Page 17


5.Đối với Hàn Quốc
- Ở PISA 2000:Hàn Quốc giành vị trí thứ 6 trong môn Đọc hiểu (với 525)

điểm sau Phần Lan, Canada, Niu Di Lân, Úc, Ai-len nhưng sự chênh lệch điểm là
không đáng kể. Hàn Quốc đạt vị trí thứ hai trong môn Toán với 547 điểm, chỉ sau
Nhật Bản (557 điểm). Đặc biệt Hàn Quốc đạt số điểm cao nhất trong môn Khoa
học tự nhiên với 552 điểm.
- Ở PISA 2003:
Trong môn Đọc hiểu, Hàn Quốc đã đạt một bước tiến lớn khi vươn lên vị trí
thứ 2 với 534 điểm, chỉ sau Phần Lan (543 điểm). Mức trung bình của OECD trong
môn Đọc hiểu là 494 điểm.
Trong môn Toán, Hàn Quốc giữ vững vị trí số 2 với 542 điểm, cao hơn 42
điểm so với mức trung bình của OECD. Hàn Quốc tụt 2 bậc trong bảng Khoa học
tự nhiên khi chỉ giành được vị trí thứ 3 với 538 điểm sau Phần Lan (548 điểm) và
Nhật Bản (548 điểm).
Đặc biệt, trong một môn mới được đưa ra kiểm tra trong đợt này: Kĩ năng giải
quyết vấn đề, Hàn Quốc giành vị trí đầu bảng với 550 điểm trong khi mức trung
bình của OECD là 500 điểm.
- Trong PISA 2006 :Hàn Quốc tụt mạnh so với năm 2003 trong môn Khoa
học tự nhiên khi chỉ đứng vị trí số 11 với 522 điểm, bằng với Lich-ten-xten. Tuy
nhiên, trong môn Đọc hiểu, Hàn Quốc tiếp tục tiến bộ và giành vị trí thứ nhất với
556 điểm, tăng 31 điểm so với năm 2000. Sự tiến bộ này chủ yếu là nhờ sự tiến bộ
trong khả năng đọc hiểu của những học sinh giỏi hơn. Trong môn Toán, Hàn Quốc
cùng Phần Lan, Trung Quốc, và Hồng Kông thể hiện sự vượt trội hơn hẳn so với
các nước còn lại. Hàn Quốc chia sẻ vị trí số 3 với Hồng Kông với 547 điểm, chỉ
kém nước đứng đầu là Trung Quốc 2 điểm.
Trong ngoặc là vị trí của Hàn Quốc trong bảng xếp hạng. Một số nguyên
nhân dẫn đến kết quả cao của Hàn Quốc tại PISA:
- Giáo viên Hàn Quốc thực sự tâm huyết và cống hiến cho nghề. Các giáo
viên ngày càng hứng thú với môn học mình dạy, ham học hỏi để bồi dưỡng sự
nghiệp. Mặc dù không phải là ngành có thu nhập cao nhất nhưng giáo dục là ngành
được trân trọng và ngưỡng mộ nhất.
- Các cuộc thi của Hàn Quốc có tính cạnh tranh cao và việc định hướng cho

học sinh trong một môi trường cạnh tranh, có đào thải và phân loại rõ ràng đã
khiến cho học sinh Hàn Quốc có một thái độ học nghiêm túc và cố gắng. Thái độ
Page 18


nghiêm túc trong các kì thi, đặc biệt là PISA là một yếu tố dẫn đến thành công của
học sinh Hàn Quốc trong chương trình này. Trong khi ở một số nước, việc tham
gia vào PISA là tự nguyện, học sinh do đó có tâm lý chủ quan coi thường hoặc
không quan tâm thì học sinh Hàn Quốc, một khi đã được lựa chọn tham gia, phải
tham gia một cách nghiêm túc.

IV. Việt Nam với chương trình PISA và bài học kinh nghiệm
Tham gia PISA 2012: Bước tiến tích cực trong hội nhập quốc tế về GD của
VN
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:
“Có thể nói rằng, tham gia PISA là một bước tiến tích cực trong việc hội
nhập quốc tế về giáo dục(GD) của nước ta. Những dữ liệu thu thập được(ở quy mô
lớn, độ tin cậy cao) từ PISA giúp cho chúng ta có cơ sở để so sánh” mặt bằng” GD
quốc gia với GD quốc tế, biết được những điểm mạnh, điểm yếu của nền GD nước
nhà. Dựa trên kết quả PISA, OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính
sách GD quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách GD cho các quốc gia.
Những kết quả, đề xuất này sẽ góp phần chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới căn
bản, toàn diện GD Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI. Mặt khác, kết quả PISA sẽ gợi ý cho chúng ta đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạyhọc.
Đối với mỗi HS, tham gia làm các bài thi của PISA, các em sẽ được mở rộng
hiểu biết về thế giới, cọ xát với những tình huống thực tiễn mà HS các nước phát
triển đang gặp và giải quyết. Cùng với đó, các em sẽ học được cách tư duy qua các
trả lời câu hỏi của PISA, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn. Từ đó góp phần giúp các em điều chỉnh cách học tập, nghiên cứu của

mình.”
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, Việt Nam đã rất nghiêm túc tuân thủ các yêu
cầu kỹ thuật và các nguyên tắc của OECD. Kết quả thực hiện phản ánh đúng năng
Page 19


lực của học sinh, đáng tin cậy. Học sinh VN đã nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn
thành bài thi, đạt kết quả tốt. Điều đó cho thấy HS VN học rất khá, không thua kém
gì HS OECD.
Những khó khăn, thuận lợi của Việt Nam khi tham gia chương trình
PISA và công tác chuẩn bị các kì đánh giá tiếp theo
*Khó khăn
Các tài liệu tham khảo bằng tiếng việt rất ít chủ yếu bằng tiếng nước ngoài
nên việc tìm hiểu và tiếp cận với Chương trình PISA rất hạn chế. Thêm vào đó,
GV và HS Việt Nam chỉ mới được làm quen với các dạng đề thi của PISA qua một
lần thử nghiệm trên phạm vi rất hẹp; cách dạy-học và đánh giá hiện nay ở Việt
Nam cũng chưa thật sự phù hợp, nên nếu không chuẩn bị kỹ cho HS làm quen với
tư duy của các dạng đề thi của PISA, HS sẽ khó khăn trong việc thực hiện bài thi,
mặc dù các kiến thức đòi hỏi ở người học trong các đề thi của PISA không hoàn
toàn xa lạ với HS Việt Nam.
Lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế với đối tượng
học sinh rất đông và đa dạng về trình độ, lại yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt
như PISA, chúng ta nhận thấy rằng, Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức
và dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn
rất mỏng.
*Thuận lợi
Tham gia PISA 2012, Việt Nam có thuận lợi là gần đây, trong quá trình thực
hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, chúng ta đã xây dựng được
một đội ngũ chuyên gia cơ bản có thể đảm đương được các yêu cầu kỹ thuật của
OECD khi triển khai PISA tại Việt Nam.

Công tác chuẩn bị cho kì thi tiếp theo:
Có thể nói đến nay, chúng ta đã chuẩn bị khá đầy đủ các điều kiện về cơ sở
vất chất, trang thiết bị và con người để bước vào kỳ khảo sát chính thức PISA. Việt
Nam đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo hướng dẫn của OECD và năng
lực của đội ngũ chuyên gia VN được OECD đánh giá cao. Đến thời điểm này, các
trường cũng đã sẵn sàng về mọi mặt, kể cả chuẩn bị tâm thế cho GV và HS tham
gia PISA.
Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật, phương pháp của
PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra

Page 20


đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng - của từng
điạ phương (không phải là đánh giá kết quả của các cá nhân các học sinh).
Thực nghiệm ở Việt Nam
Theo mẫu khảo sát chính thức mà OECD lựa chọn Việt Nam có 162 trường
thuộc 59 tỉnh, thành phố không có trường rơi vào mẫu khảo sát là Điện Biên, Lai
Châu, Bắc Kạn và Cần Thơ. Đối tượng HS tham gia PISA ở Việt Nam là những
HS sinh năm 1996, chủ yếu rơi vào lớp 10 THPT chính quy, ngoài ra cũng có một
số HS trường nghề, trường THCS, trung tâm GDTX rơi vào mẫu khảo sát.

Kết quả của Việt Nam khi tham gia chương trình PISA
Lần đầu tiên học sinh Việt Nam tham gia chương trình đánh giá PISA
(2012) và xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu
trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, kết quả này đã gây bất ngờ cho cả thế giới”.
Năng lực toán học Việt Nam vượt chuẩn quốc tế
Phân tích về kết quả đạt được của học sinh Việt Nam tại kỳ thi PISA, theo
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển, lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ
PISA 2012. Việt Nam đứng thứ 17/65. Điểm trung bình Mean Score là 494 thì Việt

Nam đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của HS VN ở top cao hơn chuẩn năng
lực của OECD.
Đối với lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65, điểm trung bình là
496 thì Việt Nam đạt 508, như vậy, năng lực Đọc hiểu của HS VN cao hơn chuẩn
năng lực của OECD.
Lĩnh vực Khoa học: Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình Mean Score
là 501 thì Việt Nam đạt 528. Kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp
hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có
điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm 500.
So sánh kết quả
Năng lực toán học Việt Nam vượt chuẩn quốc tế
Page 21


Phân tích về kết quả đạt được của học sinh Việt Nam tại kỳ thi PISA, theo
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển, lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ
PISA 2012. Việt Nam đứng thứ 17/65. Điểm trung bình Mean Score là 494 thì Việt
Nam đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của HS VN ở top cao hơn chuẩn năng
lực của OECD.
Đối với lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65, điểm trung bình là
496 thì Việt Nam đạt 508, như vậy, năng lực Đọc hiểu của HS VN cao hơn chuẩn
năng lực của OECD (xem bảng dưới).

Mean score in
PISA 2012:
496
1

Shanghai-China


570

2

Hong Kong

545

3

Singapore

542

4

Japan

538

5

Korea

536

6

Finland


524

7

Chinese Taipei

523

Page 22


8

Canada

523

9

Ireland

523

10

Poland

518

11


Liechtenstein

516

12

Estonia

516

13

Australia

512

14

New Zealand

512

15

Netherlands

511

16


Macao-China

509

16

Switzerland

509

16

Belgium

509

19

Germany

508

19

Viet Nam

508

Page 23



21

France

505

22

Norway

504

23

United kingdom

499

24

United States

498

25

Denmark


496

26

Czech republic

493

27

Austria

490

28

Italy

490

29

Latvia

489

30

Luxembourg


488

31

Portugal

488

32

Spain

488

33

Hungary

488

Page 24


34

Israel

486

35


Croatia

485

36

Iceland

483

37

Sweden

483

38

Slovenia

481

39

Lithuania

477

40


Greece

477

41

Russian Federation

475

42

Turkey

475

43

Slovak Republic

463

44

Cyprus

449

45


Serbia

446

46

United Arab Emirates

442

Page 25


×