Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chiến lược bán hàng giá rẻ của trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.81 KB, 15 trang )

CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG GIÁ RẺ CỦA TRUNG QUỐC
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
I.
1.

Tổng quan về kinh tế Trung Quốc
Tổng quan về Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, còn được gọi là
Trung Quốc đại lục để phân biệt với Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông, là một quốc
gia có chủ quyền nằm tại Đông Á.
Đây là quốc gia đông dân cư nhất trên thế giới, với trên 1,35 tỷ. Trung Quốc là
quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ
đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu
tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma
Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối
với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho
Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của
vị thế chính trị Đài Loan.
Trung Quốc có diện tích khoảng 9,6 triệu km², là quốc gia có diện tích lục địa
lớn thứ nhì trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba sau Liên Bnag
Nga và Ca-na-đa

2.

Nền kinh tế Trung Quốc

Tính đến năm 2013, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới xét theo GDP danh
nghĩa, tổng giá trị khoảng 9.325,3 tỉ USD theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Nếu xét về GDP theo sức mua tương đương, Trung Quốc đạt 13.395 tỷ USD
vào năm 2013, cũng xếp thứ hai sau Hoa Kỳ.


Năm 2013, GDP PPP/người của Trung Quốc là 9.844 USD, trong khi GDP
danh nghĩa/người là 6.747 USD. Theo cả hai phương pháp, Trung Quốc đều đứng
sau khoảng 90 quốc gia (trong số 183 quốc gia trong danh sách của IMF) trong xếp
hạng GDP/người toàn cầu.
Từ khi thành lập vào năm 1949 cho đến cuối năm 1978, nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa có một kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Liên Xô. Sau khi Mao
Trạch Đông từ trần vào năm 1976 và Cách mạng văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình
và tập thể lãnh đạo mới của Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và chuyển đổi


theo hướng kinh tế hỗn hợp định hướng thị trường hơn dưới sự lãnh đạo độc đảng.
Tập thể hóa nông nghiệp bị tiệt trừ và đất ruộng được tư hữu hóa, trong khi đó
ngoại thương trở thành một trọng tâm mới quan trọng, dẫn đến việc thiết lập các
đặc khu kinh tế. Những doanh nghiệp quốc doanh không hiệu quả bị tái cơ cấu và
những doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa hoàn toàn, dẫn đến tình trạng thất
nghiệp lớn.
Trung Quốc hiện nay có đặc điểm chủ yếu là một nền kinh tế thị trường dựa
trên quyền sở hữu tài sản tư nhân, và là một trong các ví dụ hàng đầu về chủ nghĩa
tư bản nhà nước. Nhà nước vẫn chi phối trong những lĩnh vực "trụ cột" chiến lược
như sản xuất năng lượng và công nghiệp nặng, song doanh nghiệp tư nhân mở rộng
mạnh mẽ, với khoảng 30 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2008.
Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số
các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, dựa ở mức độ lớn vào tăng
trưởng do đầu tư và xuất khẩu. Theo IMF, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
của Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2010 là 10,5%. Trong giai đoạn 2007-2011,
tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tương đương với tổng tăng trưởng của các
quốc gia G7.
Năng suất cao, chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng tương đối thấp khiến
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về chế tạo. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc cần rất
nhiều năng lượng và không hiệu quả; Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ năng

lượng lớn nhất thế giới vào năm 2010, dựa vào than đá để cung cấp trên 70% nhu
cầu năng lượng trong nước, và vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nước nhập khẩu dầu
lớn nhất thế giới vào tháng 9 năm 2013.
Trung Quốc là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và là cường
quốc giao thương lớn nhất thế giới, với tổng giá trị mậu dịch quốc tế là 3.870 tỷ
USD trong năm 2012.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 2.850 tỷ USD vào cuối năm 2010, là
nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới cho đến đương thời.
Năm 2012, Trung Quốc là quốc gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
nhiều nhất thế giới, thu hút 253 tỷ USD. Trung Quốc cũng đầu tư ra hải ngoại, tổng
FDI ra ngoại quốc trong năm 2012 là 62,4 tỷ USD, các công ty Trung Quốc cũng
tiến hành những vụ thu mua lớn các hãng ngoại quốc.
Tỷ giá hối đoái bị định giá thấp gây xích mích giữa Trung Quốc với các nền
kinh tế lớn khác, và Trung Quốc cũng bị chỉ trích rộng rãi về việc chế tạo hàng giả


với số lượng lớn với hơn 90% lượng hàng giả và hàng nhái trên thế giới có nguồn
gốc xuất phát từ quốc gia này.
Trung Quốc từ lâu đã được coi là đế chế hàng “fake” khổng lồ nhất toàn cầu
như tại Quảng Châu, nơi được mệnh danh là "Thiên đường của hàng fake", những
nhãn hàng thời trang từ bình dân tới cao cấp được nhái lại và bày bán công khai
với giá rẻ. Và khá "ấn tượng" khi nhiều xưởng sản xuất hàng nhái tại Trung Quốc
còn làm giả sản phẩm chỉ dựa trên hình ảnh của hàng hóa trên các tạp chí thời
trang hoặc qua mạng Internet.
Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc (có thu nhập hàng năm từ 10.00060.000 USD) đạt trên 300 triệu vào năm 2012. Theo Hurun Report, số lượng tỷ
phú USD tại Trung Quốc tăng lên 251 vào năm 2012. Thị trường bán lẻ nội địa của
Trung Quốc có giá trị 20.000 tỷ tệ (3.200 tỷ USD) vào năm 2012 và tăng trưởng
trên 12%/năm vào năm 2013, trong khi thị trường xa xỉ phẩm phát triển mạnh, với
27,5% thị phần toàn cầu vào năm 2010. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc góp phần vào lạm phát tiêu thụ

nghiêm trọng, làm gia tăng các quy định của chính phủ. Trung Quốc có bất bình
đẳng kinh tế ở mức độ cao, và tăng lên trong các thập niên vừa qua.
Đến cuối năm 2012, số người nghèo tại khu vực nông thôn của Trung Quốc là
khoảng 98,99 triệu theo chuẩn nghèo Trung Quốc, chiếm 10,2% dân số khu vực
nông thôn. Một báo cáo của Đại học Bắc Kinh cho biết theo số liệu thu nhập năm
2012, 1% các gia đình giàu có nhất tại Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 giá trị tài sản
toàn quốc, 25% các gia đình nghèo nhất chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc.
Ngoài công nghệ sản xuất quy mô, nền kinh tế Trung Hoa lục địa còn có những
điểm nghiêm trọng trực tiếp liên quan đến tội phạm và những đường dây buôn
hàng giả. Hoa lục là nguồn xuất phát của 70% lượng hàng giả bị tịch thu trên toàn
thế giới trong khoảng những năm 2008-10. Tổng giá trị hàng giả trên thế giới là
khoảng 25 tỷ USD, tương đương với 2% tổng mậu dịch thế giới. Gộp chung các tổ
chức phạm pháp buôn người, buôn hàng tiêu thụ, dược phẩm, lâm sản và dã thú bị
nghiêm cấm, Các tỏo chức buôn hàng giả tại vùng Đông Á có lợi nhuận mỗi năm
lên khoảng 90 tỷ USD. Riêng tại Hoa kỳ thì 87% hàng giả bị nhà chức trách bắt
được là làm ở Hoa lục.
Hàng giả được bày bán công khai. Bắc Kinh tuy có ra tay dẹp bỏ hàng giả
nhưng phần thi hành lỏng lẻo, lại vì chính quyền tham nhũng nên nhà sản xuất vẫn
có thể hối lộ luồn lách để hoạt động như thường. Có địa phương như Yimu sống về
sản xuất hàng giả. Công nghệ hàng giả quy mô đến mức chính quyền ngần ngại


không dám dẹp bỏ vì đây là mối sinh nhai, cung cấp công ăn việc làm cho hàng
triệu người.

II.
1.

Các chính sách hỗ trợ chiến lược bán hàng giá rẻ
Chính sách mặt hàng

a. Chia sản phẩm làm nhiều cấp độ

Trung Quốc sản xuất ra nhiều cấp độ chất lượng hàng hóa: loại tốt, loại trung
bình và loại chất lượng thấp với giá cực rẻ.
Người ta lấy lãi của cấp độ này bù cho cấp độ khác, lấy lãi thu ở đầu vụ để
bù cho hàng hóa bán ở cuối vụ và trái vụ.
+

+

+

Hàng cấp độ 1 là những mặt hàng có chất lượng rất cao của những
thương hiệu lớn từ các nước như Ý, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Trong
phân khúc này hàng Việt Nam chưa với tới được.
Cấp độ 2 là những hàng hóa phục vụ cho tầng lớp có thu nhập trung bình
khá trở lên. Với chính sách ưu tiên của nhà nước, cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho đến nay chúng ta đã có nhiều
mặt hàng chiếm lĩnh được phân khúc này. Cụ thể là trong các siêu thị,
hàng hóa của Việt Nam đã chiếm số lượng lớn.
Nhưng ở cấp độ 3 là những mặt hàng có chất lượng trung bình, thấp với
giá rẻ hoặc cực rẻ để cung cấp cho đại đa số người dân vùng nông thôn
rộng lớn và dân nghèo thành thị trong suốt thời gian qua hàng Trung
Quốc giá rẻ đã gần như chiếm trọn phân khúc này.
b.

Thử nghiệm với hàng kém chất lượng trước

Trung Quốc khi đưa bất kỳ loại hàng hóa nào đó họ đưa hàng kém chất
lượng sang Việt Nam đầu tiên. Sau khi bán được và đối với người dân mua chán

rồi không mua nữa lập tức Trung Quốc cải tiến chất lượng khá hơn, thay đổi mẫu
mã để đưa sang.
Đẩy mạng sản xuất những mặt hàng nước ngoài còn hạn chế
Có những nhóm hàng hiện nay hàng Trung Quốc hầu như vẫn chiếm lĩnh toàn
bộ như cặp tóc, dây lưng, ví da, đồ chơi trẻ em, đồ chơi điện tử, đồ khô… Tại Việt
Nam thì những mặt hàng này chúng ta sản xuất chưa nhiều, chưa đa dạng chủng
loại, mẫu mã,…
c.


2.

Chính sách thị trường
a. Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với các nước phát triển
Trong những năm cuối của thế kỷ 20, Chính phủ Trung Quốc đã nhận
ra tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường đang ngày càng phát triển
của mình thông qua việc tăng cường các mối quan hệ quốc tế đối với
những nước phát triển như Mỹ, EU…- thị trường tiềm năng vơi nền kinh
tế giàu mạnh nhưng không có những lợi thế về chi phí, nhân công như
Trung Quôc.
Trong những chuyến viếng thăm nước ngoài , các nhà lãnh đạo Trung
Quốc luôn chủ động cho các đoàn doanh nghiệp hộ tống và đồng thời tổ
chức các buổi xúc tiến thương mại ngay trong chuyến thăm.
Năm 2013 Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Năm
2010, giá trị thương mại song phương đạt 385,3 tỷ USD (trong đó xuất
khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng trưởng 30% lên 91,9 tỷ USD, nhập
khẩu tăng trưởng 23,1% lên 364,9 tỷ USD). Năm 2010, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào Trung Quốc là 4 tỉ USD, tăng 13,31%
trong khi đó FDI của Trung Quốc vào Mỹ là 1,4 tỉ USD tăng 81%.
Trong chuyến thăm của chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Mỹ (tháng 1/ 2011),

Trung Quốc đã kí được 6 hợp đồng thương mại với các công ty Mỹ ở
Houston đạt 600 triệu USD, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã ký
các thỏa thuận nhập khẩu đậu nành Mỹ trị giá 1,8 tỉ USD, nâng kim
ngạch thương mại giữa hai bên đạt 400 tỷ USD (cao hơn 100 tỷ USD so
với 30 năm kể từ ngày Trung - Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao).Hai bên
nhất trí về 70 thỏa thuận kinh tế trị giá hơn 45 tỷ USD.
Nhờ những nỗ lực trong hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc,
lượng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc có cơ hội thâm nhập vào Mỹ với
số lượng lớn , năm 2009 Trung Quốc thay thế Canada trở thành nước
cung ứng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ lớn nhất và Mỹ đã trở thành một
nước nhập siêu từ Trung Quốc đồng thời trở thành con nợ lớn nhất của
Trung Quốc.

Bảng 1: Số liệu thương mại buôn bán giữa Trung Quốc và Mỹ năm 1980-2010


Đơn vị:Tỷ USD
Năm
1980
1985
1990
1995
2000
2005
2006
2007
2008
2009
2010


Xuất khẩu của Mỹ
3.8
3.9
4.8
11.7
16.3
41.8
55.2
65.2
71.5
69.9
91.9

Nhật khẩu của Mỹ
1.1
3.9
15.2
45.6
100.1
243.5
287.8
321.5
337.8
286.4
364.9

Nguồn: Số liệu của ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ
b. Đẩy mạnh khai thác thị trường các nước đang phát triển, các nước
chậm phát triển
Trung Quốc hiện tạo đang thức đẩy tìm kiếm và mở rộng thị trường

của mình sang các nước đang phát triển trong Đông Nam Á, Châu Phi,
Mỹ La Tinh…
Chính phủ Trung Quốc sử dụng các biện pháp hỗ trợ ngoại giao như
cho vay tín dụng, hỗ trợ công nghệ dùng sức ảnh hưởng lớn của mình để
buộc các thị trường yếu hơn mở cửa cho hàng hóa của mình. Những
chính sách này tỏ ra rât có hiệu quả đối với thị trường Châu Phi
Từ năm 2004 cho đến nay, Trung Quốc Và các nước Châu Phi không
ngừng phát triển các mỗi quan hệ qua lại lẫn nhau, Trung Quốc hiện nay
là bạn bè thân thiết của 40 nước Châu Phi. Nhờ đó, chỉ trong vòng 10
năm từ 1997-2007 khối lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và
Châu Phi đã tăng lên gấp 6 lần, mậu dịch hai chiều tăng lên từ 10 tỷ USD
năm 2000 đến gần 50 tỷ USD cuôi năm 2006 và đến năm 2010 là hơn
100 tỷ USD.
Nhờ vào ưu thế công xưởng sản xuất hàng hóa giá rẻ lớn nhất thế giới
với giá nhân công chi phí rẻ, bên cạnh việc Trung Quốc đã học được cách
tổ chức và quản lý sản xuất, sao chép những hàng hóa nhận gia công rồi
sản xuất quy mô lớn và chào bán ồ ạt trên thị trường quốc tế với giá rẻ
hơn nhiều lần. Số hàng hóa rẻ này đè bẹp khả năng sản xuất và chiếm
lĩnh thị trường các quốc gia nghèo từ châu Phi, châu Mỹ Latinh đến châu
Á.


Trung Quốc hiện nay là bạn hàng lớn thứ 3 của Châu Phi, sau Mĩ và
Liên Hiệp Châu Âu. Trong khi các hàng chế biến của Châu Phi chưa vào
Trung Quốc được bao nhiêu, lượng xuất khẩu từ Trung Quốc qua Châu
Phi tăng lên 10 lần trong năm 2006. Lục địa đen là nơi tiêu thụ nhiều
hàng hóa của Trung Quốc. Khác với các thị trường khó tính như Nhật
Bản, châu Âu và Mỹ, thị trường châu Phi thường rất cởi mở trước hàng
hóa giá rẻ đến từ đất nước đông dân nhất hành tinh. Hàng dệt may, ô tô,
máy móc của Trung Quốc xuất hiện ngày một nhiều tại châu Phi, đóng

góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt hiện nay của nước này
Đôi với Mỹ Latinh, Mỹ tăng cường sức cảnh hưởng của mình bằng cách
cho các nước này vay những khoản vay thương mại ưu đãi, chỉ trong
vòng 3 năm Trung Quốc đã đem lại cho Mỹ Latinh những khoản vay có
giá trị lên tới 50 tỷ USD cùng với đó là những ky kết bề thương mại tự do
với những cam kết vè mở cửa thị trường cho hàng hóa Trung Quốc.
Chinh vì thế Nam Mỹ cũng trở thành nước tiêu thụ hàng hóa lớn của
Trung Quốc
Những thành công tương tự cũng được Trung Quốc lập lại ở Đông
Nam Á và Trung Á.
c. Mở rộng mậu dịch biên giới
Trong những năm vừa qua thì Trung Quôc luôn tăng cường mở rộng
buôn bán mậu dịch vơi các nước giáp biên giới của mình nhất như
Campuchia, Lào, Muanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Bằng nhiều hình thức miễn giảm thuế cho những cư dân sống ở biên
giơi của Trung Quốc và các nước thì kim ngạch thương mại giữa Trung
Quốc với từng quốc gia trên đã tăng nhanh từ năm 1990, mạnh nhất là
vào năm 2000. Dựa vào tầm vóc của nền kinh tế, Thái Lan dẫn đầu
những nước nhỏ hơn của Tiểu vùng trong hoạt động mậu dịch với Trung
Quốc, kế tiếp là Việt Nam. Tuy nhiên tổng khối lượng mậu dịch Trung
Quốc-Myanmar đã gia tăng gần 6 tỉ đô la trong khoảng thời gian từ năm
2001 đến 2011, trong cùng thời gian kim ngạch giữa Trung Quốc với Lào
tăng 1,2 tỉ đô la . Nhiều phần gia tăng mậu dịch giữa Trung Quốc với
từng nước Myanmar và Lào đã diễn ra qua sự hợp tác xuyên biên giới
quốc tế
Bảng 2: Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và 5 nước tiểu vùng
Mê Kông


Bên cạnh việc cắt giảm thuế để đẩy mạnh buôn bán mậu dịch biên

giới, Trung Quốc còn tăng cường đào tạo các chuyên viên, nguồn nhân
lực thành thạo tiếng Thái, Miến Điện, và Việt Nam ở gần biên giới, hỗ trợ
dân di cư sang các nước biên giới sinh sống để tăng cường cac mối quan
hệ buôn bán…
Để tạo dễ dàng và tăng tiến mậu dịch dọc biên giới và xa khỏi biên
giới thiên lý với Myanmar, Lào, Việt Nam, Trung Quốc đã bung ra mạng
lưới hạ tầng cơ sở giao thông như những vòi bạch tuộc vươn ra muôn
hướng về phía các quốc gia. Điển hình như, thỏa thuận với Myanmar để
kiến thiết đường sắt nối biên giới Miền Trung với duyên hải phía tây,
trông ra vịnh Bengal, chính phủ Lào cũng chấp thuận đề nghị của Trung
Quốc về việc kiến tạo một tuyến đường sắt xuyên biên giới nối thủ đô
Vientiane với tỉnh Luang Namtha sát biên giới Trung Quốc


Đến năm 1998 Bộ Kinh tế mậu dịch đối ngoại kết hợp với Bộ khoa
học kỹ thuật của Trung Quốc đề ra chiến lược mang tính thế kỷ “ Lấy
khoa học kỹ thuật thúc đẩy mạnh mậu dịch” bao gồm 5 nội dung
+ Trong 3 năm xây dựng các cơ sở sản phẩm xuất khẩu kỹ thuật cao
của 5 ngành: tin học, công nghệ sinh học, vật liệu xây dựng, điện
gia dụng, điện tử tiêu dùng
+ Đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu hàng công nghệ cao, đối vơi sản phẩm
xuất khẩu chủ đạo cần có bản quyền xuat khẩu.
+ Trong 2-3 năm cần tạo ra môi trường khai thac kỹ thuật cao một
cách ổn định
+ Hình thành môi trường khai thác kỹ thuật cao, đẩy mạnh chuyển
dịch kỹ thuật để phát triển kinh tê
+ Tổ chức các xí nghiệp, cơ sở xuât khẩu sản phẩm kỹ thuật cao cần
đạt chứng nhận tiêu chuẩn ISO.
3.


Chính sách hỗ trợ khác
a. Chính sách về thuế
Trung Quốc có thực hiện một chương trình khuyến khích về thuế.
Thuế suất GTGT chung là 17%, song đối với các mặt hàng thiết yếu như
nông nghiệp hay hàng chuyên dụng chỉ chịu mức 13%. Những doanh
nghiệp nhỏ (doanh thu hàng năm dưới 1 triệu NDT, hoặc bán buôn đạt
dưới 1,8 triệu NDT) chịu GTGT 6%.
Không giống như những đối tượng chịu GTGT khác, kinh doanh nhỏ
không được hoàn thuế đầu vào cho GTGT trả cho hàng mua của họ.
Nhiều quy chế khác nhau áp dụng cho việc giảm thuế. Có thể được giảm
thuế tính theo thời gian thành lập doanh nghiệp. Một số loại hàng hoá
được miễn GTGT.
Để khuyến khích xuất khẩu, năm 1999, Tổng cục thuế đã tăng mức
hoàn thuế GTGT mấy lần, và mức cao nhất là 17% (tức là hoàn thuế
100%) đối với một số loại hàng chế biến để xuất khẩu.
Thuế được giảm trong trường hợp hàng hoá nằm trong danh mục
được Chính phủ Trung Quốc xếp là cần thiết cho sự phát triển của một
ngành kinh tế chủ lực, chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao.
Chính sách của Trung Quốc là khuyến khích các doanh nghiệp trong
và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao. Cụ thể, về ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Trung Quốc quy định chính sách
ưu đãi thuế có phạm vi áp dụng rộng hơn Việt Nam, ưu đãi đi kèm với


các điều kiện như: phải sở hữu phần mềm tự phát triển, trình độ của nhân
sự, % chi phí cho R&D, doanh thu bán phần mềm, doanh thu từ xuất
khẩu, thứ hạng trong tổng sắp các doanh nghiệp hàng đầu…
Chính sách ưu đãi đi kèm điều kiện của Trung Quốc nhằm tăng cường
trình độ phát triển của doanh nghiệp, tăng cường hàm lượng sáng tạo
trong nghiên cứu, phát triển, tăng tỷ trọng xuất khẩu và đầu tư dài hạn.

Hiện tại, Trung Quốc tiếp tục duy trì mức ưu đãi như những năm
2000, tuy nhiên lại quy định thêm các điều kiện, tiêu chí xét chọn đối
tượng thụ hưởng. Như vậy so với Việt Nam, chính sách ưu đãi thuế
TNDN của Trung Quốc tập trung hơn về lĩnh vực hoạt động và đối tượng
thụ hưởng.
Về ưu đãi thuế giá trị gia tăng (GTGT), với chính sách “nộp ngay,
hoàn ngay”, Trung Quốc cho phép doanh nghiệp phát triển phần mềm,
bán sản phẩm phần mềm độc quyền hoặc nhập khẩu phần mềm để nội địa
hóa được khấu trừ thuế đầu vào, khi số thuế GTGT phải nộp vượt quá
3%, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả ngay.
Ngoài ra, nhằm tăng cường việc đổi mới, chuyển giao công nghệ,
Trung Quốc còn kèm theo điều kiện buộc doanh nghiệp nước ngoài phải
chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước khi muốn tham gia
thị trường của mình.
Các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sản xuất một số loại hàng
hoá công nghệ cao, hoặc hàng hoá định hướng xuất khẩu không phải trả
thuế cho những thiết bị nhập khẩu mà Trung Quốc chưa sản xuất được,
song cần thiết cho doanh nghiệp đó. Tổng cục Hải quan Trung Quốc
thỉnh thoảng cũng thông báo thuế ưu đãi cho những mặt hàng đem lại lợi
ích cho các lĩnh vực kinh tế then chốt, nhất là ngành ôtô.
Giảm thuế xuất khẩu:Để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu,
Bộ Tài chính Trung Quốc đã áp dụng chính sách thuế khích lệ đối với
hơn 600 mặt hàng xuất khẩu. Thuế xuất khẩu được chiết khấu trên các
sản phẩm bao gồm giầy dép, đồ chơi và đồ lưu niệm trong phạm vi từ 5 17%.
- Các mặt hàng thuộc nhóm vật tư, nguyên liệu: Phân bón hóa học,
các loại thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản rau quả, thực phẩm, các
loại tấm lợp (tôn, nhựa), sản phẩm gỗ nguyên liệu (gỗ dán, gỗ
thông xẻ, ván MDF).



-

b.

Các sản phẩm nông nghiệp: Các loại trái cây, các loại rau củ
quả.Về vay vốn, các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã cấp các
khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng
mức lãi suất ưu đãi, với lãi suất hiện chỉ ở mức 4 - 5%/năm. Với lãi
suất thấp, lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu ngày càng tăng.
Các doanh nghiệp nước ngoài chỉ cần mua hàng, nguyên vật liệu
của Trung Quốc thì được hỗ trợ lãi suất 0% cho 30% giá trị đơn
hàng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Trung Quốc cũng hỗ trợ
cho vay vốn với lãi suất chỉ từ 1 - 2% để khuyến khích doanh
nghiệp xuất khẩu đầu tư xây dựng nhà máy, công xưởng. Những
điều kiện đó đã giúp doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất ra
những sản phẩm số lượng lớn với chi phí rẻ nhất.

Chính sách phi thuế

Trung Quốc áp dụng chủ yếu các hình thức hạn ngạch, giấy phép hoặc
chế độ đăng ký đặc định nhập khẩu. Trung Quốc áp dụng các mức thuế
nhập khẩu tương đối cao và chính sách phi thuế quan khá chặt chẽ. Thuế
suất trung bình phổ thông đối với rau chủ yếu khoảng 70% (thuế suất
MFN tương ứng là 13%), trừ một số mặt hàng như nấm, măng, hành khô
hoặc sơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80%-90% (nhưng
thuế suất MFN vẫn là 13%); nhưng các loại hạt giống rau có thuế suất
MFN khoảng 0-8%, các loại đậu, lạc thuế MFN khoảng 30%.
Chính sách kinh tế hướng xuất khẩu: Chính phủ Trung Quốc thực hiện
từ việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng (được đầu tư thông qua các tập đoàn kinh tế
thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương), hỗ trợ cơ sở pháp lý, linh

hoạt trong điều hành chính sách tài chính thông qua vận hành các quỹ hỗ
trợ xuất khẩu và chính sách ngoại hối, tỷ giá trong hỗ trợ và tạo điều kiện
xuất khẩu.
Chính sách tiền tệ
Đầu năm 1994, Trung Quốc đã áp dụng cho đồng Nhân dân tệ (NDT)
phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT lên
8,7 NDT/USD. Những thay đổi của chính sách tỷ giá đã giúp cho cán cân
thương mại Trung Quốc được cải thiện, mức tăng kim ngạch xuất khẩu
luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế Trung Quốc.
c.


Việc phá giá đồng NDT, cho phép tỷ giá đồng NDT được định giá
thấp hơn giá trị thực tế của nó, thực chất là chính sách trợ giá cho người
tiêu dùng nước ngoài mua hàng Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc được
bán với giá rẻ, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa tăng lên. Đặc biệt,
năm 2005, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chính sách thả
nổi tỷ giá, cho phép biến động tới 0,3% /ngày. Do vậy, lượng hàng hóa
xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng mỗi năm 20%, gấp nhiều lần so
với hàng hóa của Mỹ vào Trung Quốc.
Cải cách cơ chế quản lý ngoại thương, tăng sức cạnh tranh của hàng
hóa Trung quốc.
Kể từ khi mở cửa thị trường Trung Quốc không ngừng gia tăng hoạt
động ngoại thương của mình về quy mô. Chỉ sau 20 năm từ năm 1978
đến năm 2002, từ vị tri thứ 32 thế giơi bằng những thành công rực rỡ của
quá trình mở cửa Trung QUốc đã vươn lên thứ 5 về ngoại thường của thế
giới
Kể từ năm 2001 sau khi tham gia vào WTO, Trung Quốc đanh dấu
những bước ngoặt mới trong chính sách ngoại thương. Cụ thể, trước năm

2011 ngoại thương của Trung Quôc chủ yếu quản lý bằng thuế và hạn
ngạch, sau 2001 Trung Quốc thay đổi quản lý ngoại thương bằng hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật. Các chiến lược để quản lý ngoại thương của
Trung Quốc
- Chiến lược về sản phẩm
+ Giai đoạn 1
d.

Trước khi mở cửa nền kinh tế Trung Quốc còn lạc hậu, chưa có gì
ngòai tài nguyên thiên nhiên và lao động, Trung Quốc vì thế để tận
dụng lợi thế tuyệt đối của quốc gia, Tung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm thô chủ yêu là nông ản và khoáng sản.Sau đo chuyển đổi
xuất khẩu sản phẩm thô ssang xuất khẩu ản phẩm công nghiệp nhẹ, sử
dụng nhiều lao động: may mặc, quần áo…
Giai đoạn 2
Khi nền kinh té Trung Quốc bắt đầu phát triển và tich lũy được
một số kinh nghiệm thì Trung Quốc bắt đầu chú ý đế các thị trường
lạc hậu và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm công nghiệp nặng- hóa
chất: xe máy, điện tử… sang thị trường này thay vì xuất khẩu công
nghiệp nhẹ nhiều lao động
+ Giai đọan 3
+


Khi nền kinh tế đã phát triển mạnh và ổn định, Trung Quốc đẩy
mạnh sản xuất và xuất khẩu các nghành công nghiệp trình độ cao,
công nghệ tiên tiến để phù hợp với mục tiêu phát triển của quốc gia
- Chiến lược về thị trường
Trung Quốc thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để đảm bảo
xuất khẩu tăng nhanh, ổn định nhằm thực hiện các mục tiue của xuất

khẩu.
III.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1. Tăng cường liên doanh, liên kết hơn nữa giữa các doanh nghiệp
với nhau.
Học tập Trung Quốc, để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng đã thành lập được những tập đoàn
như tập đoàn dệt may. Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải tăng cường liên
doanh, liên kết hơn nữa giữa các doanh nghiệp với nhau để có thể hợp
lực giải quyết những hợp đồng lớn, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn
nhằm nâng cao uy tín với khách hàng nước ngoài.
Đổi mới, tăng cường trang thiết bị công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa
được các mặt hàng xuất khẩu
Thực tế cho thấy, ở Trung Quốc lương bình quân của công nhân cao
hơn ta khá nhiều nhưng giá hàng xuất khẩu của họ ra thị trường quốc tế
rất cạnh tranh. Điều này chứng tỏ việc cạnh tranh không còn là vấn đề giá
nhân công rẻ mà mấu chốt là công nghệ bởi giá lao động rẻ chỉ là lợi thế
nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh.
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các quá trình sản
xuất được tự động hoá thì giá nhân công rẻ không còn là thế mạnh như
trước. Vì vậy, Việt Nam cần phải không ngừng đổi mới, tăng cường trang
thiết bị công nghệ tiên tiến, nhanh chóng sản xuất được những sản phẩm
đòi hỏi kỹ thuật cao, để đa dạng hóa được các mặt hàng xuất khẩu, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nâng cao được giá trị
kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ
là vấn đề sống còn.
Để thực hiện được giải pháp này thì Việt Nam phải thu hút vốn đầu tư,
tranh thủ các nguồn tài trợ, vay vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc
tế để đầu tư mở rộng, phát triển quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị,

2.


dây truyền sản xuất tiên tiến hiện đại để có thế đáp ứng được các yêu cầu
ngày càng cao của thị trường thế giới.
3.

Việt Nam cần chuyển từ cạnh tranh đơn thuần dựa trên lợi thế về
giá nhân công thấp sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng và đổi
mới tăng chất lượng dịch vụ
Trung Quốc với những lợi thế như lao động, công nghệ, nguyên
vật liệu, vốn… đã phát triển sản xuất hàng loạt với giá rẻ, không quan
tâm đến số lượng nhỏ vì sản xuất nhỏ sẽ khó hơn.
Như vậy không có nghĩa Trung Quốc lớn mạnh như thế thì Việt
Nam nhỏ bé của chúng ta không có chỗ đứng trong việc sản xuất mặt
hàng mang tính cạnh tranh cao để xuất khẩu. Việt Nam cần chuyển từ
cạnh tranh đơn thuần dựa trên lợi thế về giá nhân công thấp sang cạnh
tranh bằng giá trị gia tăng và đổi mới tăng chất lượng dịch vụ.
Việt Nam vẫn có thể phát triển được bằng cách cung cấp sản
phẩm cho các thị trường nhỏ hơn, thị trường dành cho sản phẩm đắt
tiền, tinh xảo, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao và phẩm chất tốt. Có
thể nói rằng chính những sản phẩm loại này là những hàng có nhu cầu
cao tại các nước phát triển và có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận.

4.

Xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, vùng miền, doanh
nghiệp
Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế
cũng như chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm

cuả mình là con đường mà những nhà sản xuất Trung Quốc đã thực
hiện thành công. Để thực hiện được việc này, các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải đề ra những chiến lược dài hạn dựa trên sự kết hợp hài
hòa các giải pháp về nâng cao chất lượng, công tác marketing, không
ngừng nâng cao năng lực của mình

5.

Thực hiện theo các quy tắc mang tính quốc tế
Thực hiện những quy tắc đã được chấp nhận mang tính chất
quốc tế trong việc điều hành doanh nghiệp như ứng dụng công nghệ
mã số mã vạch vào họat động của doanh nghiệp, ứng dụng hệ thống
quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO…
Hiện nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều yêu cầu sản
phẩm phải có mã số mã vạch mới được nhập khẩu nên nếu một khi
sản phẩm của Việt Nam không có mã số mã vạch thì khó có thể bán


được, hoặc muốn bán thì phải chấp nhận để bạn hàng nước sở tại gia
công, đóng gói lại - tốn kém, phức tạp, dễ mất thị trường. Hoặc như
Mỹ là một trong những quốc gia đề xướng ra ISO 9000 nên các sản
phẩm dệt may bán ở thị trường này phải đạt tiêu chuẩn ISO... Đặc biệt
chú trọng đến hàng rào kỹ thuật về chống bán phá giá, xuất xứ, môi
trường, điều kiện làm việc… để bảo đảm phát triển bền vững.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Với thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu nhân lực trong
cạnh tranh quốc tế nên Việt Nam cần sớm có chính sách hỗ trợ, khuyến
khích, thu hút và đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh; công nhân kỹ thuật
cho ngành.
Cũng giống như Trung Quốc, Việt nam cần phải tăng cường hợp tác

với các công ty nước ngoài để học hỏi các kinh nghiệm quản lý, chuyển
giao các công nghệ hiện đại…Vẫn duy trì một mức độ nhất định xuất
khẩu bằng hình thức gia công để giải quyết việc làm; từng bước khắc
phục điều kiện sản xuất lạc hậu; học hỏi kinh nghiệm marketing quốc tế,
tổ chức quản lý sản xuất; tiếp thu và từng bước đổi mới công nghệ, tích
luỹ nguồn lực tài chính, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện
xuất khẩu trực tiếp một cách có hiệu quả.
6.



×