Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PP THẢO LUẬN NHÓM mô HÌNH VNEN ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 21 trang )

PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM LỚP 4
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lý luận:
Trong giáo dục phương pháp thảo luận nhóm đang được xã hội quan tâm
không chỉ ở bậc trung học mà kể cả ở bậc tiểu học. Theo tôi muốn cho học sinh
tiếp nhận kiến thức của bài học quan trọng nhất là phải phát huy được sự chủ động
tích cực của các em. Việc cải tiến phương pháp trong quá trình giảng dạy là rất cần
thiết và phải được coi trọng nhiều hơn nữa. Nhưng phải cải tiến phương pháp theo
cách nào?
Mặc dù người thầy có chuẩn bị nội dung của bài dạy kĩ lưỡng và phong phú
đa dạng đến đâu đi nữa mà sử dụng chưa đúng phương pháp thì chắc chắn sẽ làm
cho khả năng tiếp thu kiến thức nội dung bài học của học sinh sẽ bị hạn chế và kết
quả đạt được không như ý muốn của mình.
Vì vậy mà tôi luôn trăn trở điều này và tìm hiểu phải làm thế nào để tạo sự
yêu thích và hứng thú để cho các em học tập tốt hơn. Đối với cấp tiểu học, việc rèn
cho các em về các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để
các em có cơ hội giao lưu, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc
giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Thảo luận nhóm ngay trong lớp học, là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào
môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách
thích hợp. Nhưng việc thảo luận nhóm trong lớp học sẽ được tổ chức ra sao? Mục
tiêu của nó là gì? Cách thực hiện như thế nào? … là vấn đề mang nhiều thử thách
mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết. Vì vậy mà tôi đã chọn đề tài
báo cáo: “ Phương pháp thảo luận nhóm ở học sinh lớp 4”. Đó cũng là phương
pháp mà mô hình trường học mới VNEN đang thực hiện. Cách dạy học trong mô
hình trường học mới ngoài việc kế thừa cách dạy truyền thống còn quan tâm đến
sự tác động của môi trường lớp học, trường học, quan tâm tới mối quan hệ tương
tác giữa các học sinh, giữa học sinh với gia đình và cộng đồng. Lớp học là “hạt
nhân” trong Mô hình trường học mới Việt Nam. Bàn ghế không kê theo kiểu
1



truyền thống mà được bố trí lại đề học sinh ngồi theo nhóm, phù hợp với sự tương
tác giữa các bạn trong nhóm và giáo viên. Trong Mô hình trường học mới, Ban cán
sự lớp được đổi thành Hội động tự quản. Hội đồng tự quản được thành lập là vì
học sinh, do học sinh, do các em tự ứng cử, đề cử, bầu chọn. Các em được tự quản
và hoạt động của cả lớp.
Về không gian lớp học theo Mô hình trường học mới, có thêm các công cụ
cho Hội đồng tự quản tổ chức hoạt động như:
- Bàn ghế đơn để học sinh chủ động kê thành cụm giúp các em học tập theo
nhóm nhỏ.
- Thư viện lớp học, các góc học tập bộ môn luôn chứa các tài liệu, đồ dùng
trực quan để học sinh dễ dàng lấy ra, chủ động sử dụng trong quá trình học tập.
- Hòm thư góp ý để thường xuyên giáo viên biết được tâm tư, nguyện vọng
của tất cả học sinh trong lớp.
- Góc cộng đồng trưng bày sản vật truyền thống của địa phương được sử
dụng trong các bài học để tăng cường nội dung địa phương và giúp giáo dục tình
yêu quê hương của học sinh.
- Bản đồ cộng đồng thể hiện những thông tin cơ bản về khoảng cách từ nhà
đến trường của học sinh trong lớp. Đường giao thông, sông suối, địa điểm nguy
hiểm… được đánh dấu để học sinh phòng tránh.
-Thầy sẽ đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, hỗ trợ và học trò là người thực hiện.
- Phương pháp này kích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ
động.
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đoàn
kết cao.
- Học sinh hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều
chỉnh vốn tri thức của bản thân bằng phương pháp tự học và khám phá thêm những
kiến thức liên quan từ thực tiễn.
- Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của thầy, cô giáo, giúp hạn chế
rất nhiều những thói quen xấu mà học sinh thường mắc phải như không tập trung,

nói chuyện riêng, đùa giỡn …
2


- Phần lớn học sinh đều dùng phương pháp tư duy và suy luận để giải quyết vấn đề.
Nên những kiến thức mà các em thu thập được sẽ khắc sâu hơn và dễ nhớ hơn.
- Thảo luận nhóm là rèn cho học sinh một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, tương
tác trẻ với trẻ. Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng. Biết lắng nghe
và biết thừa nhận ý kiến của người khác. Biết ngắt lời một cách hợp lí. Biết phản
đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối. Biết thuyết phục người khác và đáp lại
sự thuyết phục. Kỹ năng tạo môi trường hợp tác đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự
gắn kết giữa các thành viên. Kỹ năng xây dựng niềm tin đây là kỹ năng tránh đi sự
mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khó khăn về học tập. Kỹ năng giải quyết
mâu thuẫn đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây mách lòng
nhau.
-Việc rèn cho học sinh thảo luận nhóm là hết sức cần thiết, để tạo điều kiện các em
có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ nhau góp phần vào việc giáo dục toàn
diện nhân cách cho học sinh.
II. Thực trạng của vấn đề:
Trong chương trình học tập của học sinh tiểu học có những bài liên hệ từ thực
tế rất nhiều. Nếu chỉ dạy suông theo sách giáo khoa học sinh cảm thấy rất nhàm
chán, đòi hỏi người thầy phải linh hoạt vận dụng phương pháp dạy học sao cho làm
sáng tỏ vấn đề, khám phá những tri thức mới có liên quan, tạo sự tích cực trong
học sinh, tiết học trở nên hứng thú hơn.
Tuy nhiên hiện nay, không nên cho rằng bất cứ bài nào cũng cần phải có
thảo luận nhóm để chứng tỏ là có quan tâm đến đổi mới phương pháp giảng dạy.
Trên thực tế, chỉ những bài mà có tình huống cần thảo luận thì mới nên cho nhóm
thảo luận. Còn không thì không nhất thiết phải có thảo luận nhóm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Nội dung

Vấn đề đặt ra liệu khả năng học sinh có thể tự khám phá được không? Có
vừa sức với các em hay không? Vấn đề có sức lôi cuốn không? Người giáo viên
phải biết từng đối tượng lớp học cũng như khả năng và trình độ của học sinh.

3


Trong nội dung của bài giảng có chứa đựng nhiều vấn đề học tập, trong đó
vấn đề trọng tâm là cơ sở để nhận thức các vấn đề khác. Việc lựa chọn vấn đề là
yếu tố quan trọng nhất.
Lựa chọn vấn đề học tập cần chú ý một số điều kiện sau đây:
- Vấn đề trọng tâm, chứa đựng thông tin mới.
- Vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ.
- Vấn đề học tập phải vừa sức của học sinh và tương ứng với thời gian làm việc.
Trong thực tế, vấn đề đưa ra thường ngắn gọn và thời gian học sinh làm việc
khoảng từ 5 phút đến 10 phút. Chúng ta sẽ áp dụng ở những bài học có nội dung
ngắn gọn, rõ ràng và sử dụng thời gian kiểm tra và củng cố bài. Tuy nhiên đối với
các môn học ở lớp 4 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) thì giáo viên
thực hiện theo lô gô đã in sẵn trong sách nếu có thay đổi lô gô thì phải qua sự
thống nhất của tổ chuyên môn và được vận dụng ở tất cả các môn học như tiết
Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, ...
Đề tài thảo luận nên là những vấn đề mở (chưa biết đối với học sinh) thì mới
gây được yêu thích và hứng thú học tập cho học sinh.
Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi:
- Mở
- Dễ hiểu: khi đọc lên chỉ hiểu theo một nghĩa. Câu hỏi chỉ bao hàm từ một đến hai
ý mà thôi.
- Phù hợp với sự hiểu biết và đặc điểm của học sinh tiểu học.
- Đúng văn phạm.
Câu hỏi thảo luận thường là những câu suy luận:

-…làm gì?
- …thế nào?
-….làm cách nào?
- Vì sao…?
- Chọn câu nào cho phù hợp?
- Có thể đó là một nội dung chứa kiến thức đã có sẵn các em đọc và thảo luận với
nhau để nắm bắt kiến thức (nếu cần thì phải có sự hỗ trợ của giáo viên).
4


II. Chuẩn bị của giáo viên:
Trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị:
- Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài này là gì?
- Những vấn để thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?
- Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu
rõ về nhiệm vụ cụ thể của nhóm mình phải làm gì?
- Nên chia lớp ra làm mấy nhóm?
- Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?
- Số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng:
giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống.
- Dạy trên lớp hay dạy tại phòng máy đèn chiếu?
- Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết.
- Học sinh phải chuẩn bị những gì?
- Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò.
- Thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới xem sách giáo khoa.
- Làm những bài tập Ứng dụng của giờ học liền truớc.
- Chuẩn bị bài thuyết trình về vấn đề mà giáo viên đã dặn trước (đối với trưởng
nhóm), học sinh làm việc này chỉ khi nội dung thảo luận xoay quanh vấn đề mà

nhóm đã thống nhất.
Thảo luận nhóm có thể thực hiện dưới hai hình thức:
1. Thảo luận nhóm lớn (6 - 8 học sinh)
2. Thảo luận nhóm nhỏ ( 2 - 3 học sinh)
3. Tiến hành thảo luận: gồm 3 bước cơ bản
a. Chuẩn bị thảo luận
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài học và chuẩn bị nội dung phát biểu.
- Học sinh đều phải hoàn thành công việc, đều phải được lĩnh hội kiến thức. Thành

công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân.Vì thế trẻ cần phải hợp tác
chặt chẽ với nhau. Mỗi thành viên trong nhóm phải tìm được cho mình một đáp án
5


chính xác. Cần ưu tiên cho những bạn yếu hơn đưa ra đáp án trước nhất và dễ nhất
để các bạn này có cơ hội tham gia vào hoạt động chung của nhóm.
- Hướng dẫn cách thực hiện, phân bổ thời gian hợp lý. Việc phân công trách nhiệm
của mỗi thành viên trong nhóm là do chính nhóm đó đề xuất và thống nhất. Mỗi
thành viên đều được làm tổ trưởng, làm thư ký, làm báo
cáo viên. Mỗi em trong nhóm đều phải có trách nhiệm trong nhóm mình.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động, đồng thời
ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng hoặc máy chiếu…
b) Tiến hành thảo luận:
- Giám sát của người thầy: Khi học sinh tiến hành hoạt động, giáo viên chuyển từ
vị trí người hướng dẫn, hỗ trợ sang vị trí người theo dõi. Nhiệm vụ của giáo viên
lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm, từ đó có thể có những can
thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả. Muốn vậy khi theo dõi hoạt động nhóm, giáo
viên cần:
- Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện. Không nên tranh thủ
làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận.

- Di chuyển, quan sát toàn bộ lớp để giám sát được mọi hoạt động.
- Lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó, giáo viên có thể có
những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng em, hướng thảo luận của từng
nhóm để điều chỉnh kịp thời.
- Quan sát để xem có học sinh nào không tham gia vào hoạt động nhóm hay
không? Nếu có, giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí hoạt động chung của
nhóm.
- Nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động thật hay không.
- Có khi vấn đề trong SGK là nguyên nhân gây nên sự thay đổi không khí hoạt
động của nhóm. Nếu vấn đề quá khó, học sinh không đủ khả năng giải quyết,
ngược lại vấn đề quá dễ, khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp
này đều có thể làm giảm đi độ bầu không khí sôi nổi thảo luận trong lớp. Lúc này,
giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời bằng cách dừng lại và hỗ trợ thêm cho học
sinh.
6


- Khen ngợi và khuyến khích, gợi ý nếu thật sự cần thiết.
- Nhắc nhở thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời
gian quy định.
- Trong suốt buổi thảo luận nhóm, GV cần đi vòng quanh từng nhóm và lắng nghe
ý kiến cá nhân học sinh trong nhóm. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên
xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm.
c) Kết thúc hoạt động nhóm:
Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp có thể trình bày dưới hình thức
nói, viết hoặc kết hợp cả hai. Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên cho cả
lớp góp ý.
Các thành viên trong lớp phát biểu bổ sung hoặc tranh luận đúng, sai và trao
đổi ý kiến chung có liên quan tới những gì vừa trình bày. Về việc phản hồi lại ý
kiến sau khi học sinh phát biểu là việc làm rất quan trọng, phải đánh giá được phần

trả lời của học sinh đúng, sai hay thiếu sót chỗ nào, kịp thời bổ sung rồi mới được
kết thúc phần thảo luận.
- Giáo viên tóm tắt lại tất cả các ý chính và làm rõ bất kì chỗ nào còn khác nhau về
ý kiến.
- Giáo viên chốt lại các ý kiến đưa ra định hướng đúng những vấn đề và học sinh
cần nhớ sau khi thảo luận.
- GV nhận xét, hệ thống hóa tất cả những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt
ra.
- Cho học sinh ghi chép vào vở.
Sau đây là những ví dụ minh họa một số môn học ở lớp 4:
Môn Toán
BÀI 20. BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ.
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (t1)
A Hoạt động cơ bản

7


Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Nghĩ ra một biểu thức có chứa chữ”:
a. Mỗi bạn trong nhóm nêu một ví dụ về biểu thức có chứa một chữ, một ví dụ về
biểu thức có chứa hai chữ:
Chẳng hạn: 8 + b; a – 2; m × 4; n : 5; …
a + b ; a – b; a × b ; a : b; …
Sau đó cả nhóm nhận xét và thống nhất các biểu thức.
b. Nhóm thảo luận và nghĩ ra một biểu thức có chứa ba chữ:
Ví dụ: a + b + c; a – b – c; a × b × c; a × b : c; …
Hoạt động 2: Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn:
a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.
* Nếu a = 3, b = 2; c = 4 thì a + b + c = 3 + 2 + 4 = 9 ; ta nói giá trị của biểu
thức a + b + c với a = 3, b = 2; c = 4 là 9

* Nếu a = 4, b = 0; c = 2 thì a + b + c = 4 + 0 + 2 = 6 ; ta nói giá trị của biểu
thức a + b + c với a = 4, b = 0; c = 2 là 6

Hoạt động 3: Viết tiếp vào chỗ chấm:
a. Giá trị của biểu thức a+b+c với a = 4, b = 2 và c = 3 là 4 + 2 + 3 = 6 + 3 = 9.
b. Giá trị của biểu thức a + (b + c) với a = 4, b = 2 và c = 3 là 4 + (2 + 3) = 9.
c. Giá trị của biểu thức a-b+c với a = 8, b = 5 và c = 7 là 8 - 5 + 7 = 3 + 7= 10.
d.Giá trị của biểu thức m × n+P với m=5, n= 9 và p=10 là 5 × 9 + 7 = 45 + 10=55.
Sau khi thảo luận các em đã nắm vững phần lý thuyết thì học sinh sẽ dễ dàng
thực hành sau:
B Hoạt động thực hành:

Hoạt động 1: Tính giá trị của biểu thức m + n - p, nếu
a. m = 5, n = 7, p = 8 thì m + n - p = 5 + 7 - 8 = 12 - 8 = 4
b. m = 10, n = 13, p = 20 thì m + n - p = 10 + 13 - 20 = 23 - 20 = 3
8


Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
a
6

b
3

c
3

a+b+c
6+3+3 = 12


10 2

6

10+2+ 6=18

12 3

5 12+3+5 = 20

30

5

7

30+ 5+7=42

a-b+c
6-3+3=6
10 -2+ 6 =
14
12-3 + 5 =
14
30 -5+ 7 =
32

a + b ×c
6 + 3 × 3 = 15


(a + b) : c
(6 + 3) : 3 = 3

10 + 2 × 6 =22

(10 + 2) : 6 = 2

12+3 × 5 = 27

(12 + 3) : 5 = 3

30 + 5 × 7= 65

(30 + 5) : 7 = 5

Hoạt động 5: Tính
a) a + b × c với a = 3; b = 5; c = 7 thì a + b × c = 3 + 5 × 7 = 3 + 35 = 40
b) a - b : c Với a = 40; b = 60; c = 6 thì a - b : c = 40 - 60 : 6 = 40 -10 = 30
c) a × b : c với a = 18; b = 6; c = 3 thì a × b : c = 18 × 6 : 3 = 48 : 3 = 16
- Nhóm trưởng kiểm tra kết quả của các bạn trong nhóm.
- GV kiểm tra kết quả của từng nhóm.
Tiếng Việt:
BÀI 15A. CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (t1)
A

Hoạt động cơ bản:

9



Hoạt động1: Quan sát bức tranh sau đây và nhận xét :
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? (Các bạn nhỏ trong tranh đang thả diều).
- Cảnh và người trong tranh gợi cho em liên tưởng đến điều gì? (Cảnh và người
trong tranh gợi cho em liên tưởng đến cảnh các bạn thả diều ở nông thôn Việt
Nam).

Hoạt động 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài bài sau
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

10


Sau khi nghe đọc thì học sinh sẽ thay nhau đọc các từ ngữ và lời giải
nghĩa

Hoạt động 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Mục đồng: trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu.
- Huyền ảo: đẹp một cách kỳ lạ và bí ẩn, nửa thực, nửa hư.
- Khát vọng: điều mong muốn. đòi hỏi rất mạnh mẽ.
- Tuổi ngọc ngà: tuổi thơ, tuổi đẹp đẽ.
- Khát khao: mong muốn, đòi hỏi tha thiết.

Hoạt động 4: Cùng luyện đọc
a) Đọc từ ngữ: bãi tả, trầm bổng, huyền ảo, khổng lồ, nỗi khát, khao
b) Đọc câu:
- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,...// như gọi thấp xuống những vì sao sơm.
- Tôi đã ngửa cổ/ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay
xuống từ trời// và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay
đi!”


11


c) Đọc đoạn bài: Thay nhau đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài.
- Bạn thứ nhất đọc từ đầu đến những vì sao sớm.
- Bạn thứ hai đọc tiếp theo đến hết.
Học sinh đã đọc các từ ngữ và nội dung của bài, các em sẽ thảo luận , tìm
nội dung bài học trên.

Hoạt động 5:
1) Tác giả chọn những chi tiết nào để miêu tả cánh diều? (Tác giả chọn những chi
tiết để tả cánh diều là Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều nhiều có
loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè, ... tiếng sáo diều vi vu trầm bổng).
2) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ những niềm vui lớn như thế nào? (Trò chơi thả
diều đem lại cho trẻ những niềm vui lớn là: Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui
sướng đến phát dại nhìn lên trời. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm
thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng).
3) Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ những ước mơ đẹp như thế nào? (Trò chơi thả
diều đem lại cho trẻ những ước mơ đẹp là: Suốt một thời mới lớn bạn đã ngửa cổ
chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng tha thiết
cầu xin: Bay đi diều ơi ! bay đi!).
4) Qua mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
b. Cánh diều khêu gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
c Cánh diều đem đến bao nhiêu niềm vui cho tuổi thơ.
***
Tiếng Việt:
BÀI 15A. CÁNH DIỀU TUỔI THƠ (t3)
B Hoạt đông thực hành:


Hoạt động 3: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được miêu tả trong mỗi bức tranh sau:
12


Từng cặp đôi thay nhau nêu tên đồ chơi hoặc trò chơi được miêu tả trong
mỗi bức tranh và thống nhất đáp án.
Tranh
Tranh 1

Đồ chơi
diều

Trò chơi
thả diều

Tranh 2

đầu sư tử

múa sư tử

đèn gió; đèn ông sao

rước đèn,

Tranh 3

dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhảy dây, cho búp bê ăn bột,
nhà cửa; đồ chơi nấu bếp


xếp hình nhà cửa, nấu cơm

Tranh 4

màn hình, bộ xếp hình

trò chơi điện tử, lắp ghép hình,

Tranh 5

dây thừng, ná

kéo co, bán chim

Tranh 6

khăn bịt mắt

bịt mắt bắt dê

Hoạt động 4: Thay nhau hỏi và trả lời
a) Trò chơi bạn gái thường ưa thích: Búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa,trồng nụ,
trồng hoa, chơi thuyền, chơi ô ăn quan,nhảy lò cò, bày cỗ,...
-Trò chơi bạn gái, bạn trai đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử,xếp
hình, cắm trại,đu quay, bịt mắt bắt dê, cầu trượt,...
b) Trò chơi, đồ chơi có ích, có ích:
13



-Thả diều (thú vị, khỏe), rước đèn ông sao chơi các đồ chơi ấy (vui), bày cỗ (vui,
rèn khéo tay), chơi búp bê (rèn tính chu đáo, dịu dàng), nhảy dây (nhanh, khỏe),
trồng nụ, trồng hoa (vui, khỏe), trò chơi điện tử, xếp hình (rèn trí thông minh),
cắm trại (rèn khéo tay, nhanh nhẹn), đu quay (rèn tính dũng cảm), bịt mắt bắt dê
(vui, rèn trí thông minh, cầu trượt (không sợ độ cao), ném vòng vào cổ chai (tinh
mắt, khéo tay), tàu hỏa trên không vòng tròn trên phi cơ, đua mô tô trên sàn
quay,cưỡi ngựa (rèn dũng cảm)
- Những trò chơi có hại, có hại như (súng phun nước làm ướt người khác, đấu kiếm
dễ làm nhau bị thương, súng cao su giết hại chim, phá hại môi trường, gây nguy
hiểm nếu lỡ tay bắn người khác.
Các nhóm thảo luận cặp đôi và đồng ý thống, các em hiểu bài và vận dụng
làm được vào các hoạt động còn lại.
***
Môn Khoa học
BÀI 14: VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI TIẾT KIỆM NƯỚC
A

Hoạt động cơ bản:

Hoạt động 1: Liên hệ thực tế và trả lời
Nước cần cho cuộc sống con người và động vật như thế nào? (Nước cần cho
cuộc sống của con người: uống, tắm rửa, sinh hoạt …và cung cấp nước cho cơ
thể và môi trường sống của nhiều động, thực vật…)

3

4
Hoạt động 2: Quan sát các hình 1-8 và trả lời:

14


5

6


7

a) Nêu hoạt động của mỗi hình (H 1: uống8nước, H2: Tưới nước; H3: Trâu lội và
uống nước; H4: Cấy lúa; H5: Nước cần để chế biến thực phẩm; H6: Bơi lội:
H7: Tưới nước; H8: lướt ván)
b) Nước có vai trò đối với đời sống sinh hoạt của con người:
+ Nước giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng hòa tan, giúp cơ thể thải ra các
chất thừa, chất độc hại.
+ Nước dùng để uống, nấu cơm, nấu canh
+ Tắm, giặt quần áo, lau nhà, đi bơi, đi vệ sinh,...
c) Nước có vai trò trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
+ Trồng lúa, tưới rau, tưới cây....
15


+ Chạy máy bơm nước, tạo ra điện, làm đá, sản xuất xi măng, gạch men, làm thịt
hộp, cá hộp, ...
d) Nếu không có nước con người và động thực vật sẽ không sống nổi, sẽ chết khát,
cơ thể sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn.

Hoạt động 3: Đọc hội thoại và thảo luận
a) Đóng vai Lan, Hùng, bác Minh và đọc hội trong hướng dẫn học.
b) Vì sao lại có tình trạng thiếu nước ? (Nước trên Trái Đất chủ yếu là nước
mặn, nước ngọt rất ít mà phần lớn lại bị đóng băng ở những có nhiệt độ thấp.

Trong sinh hoạt và sản xuất con người lại chỉ dùng được nước ngọt).
c) Chúng ta cần sử dụng tiết kiệm nước.
Hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình.

Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận
a) Quan sát các hình 9, 10.

a

b

a

b

a

9
b) Nhận xét việc sử dụng nước thể hiện trong hình 9, 10:

1
0

b

16


(H9a: Chưa biết tiết kiệm nước nên h9b không có nước sử dụng; H10a: Biết dùng
nước tiết kiệm nên H10b có nước sử dụng)


Hoạt động 5: Thảo luận và hoàn thành bảng

1
1

Bảng 1
Tiết kiệm nước
Những việc nên làm
- Khóa vòi nước khi không sử dụng

Những việc không nên làm
- Không xả nước tràn lan
17


-Sử dụng một lượng nước vừa đủ cho vệ - Không tưới nước tràn lan ra ngoài
sinh cá nhân, cho sinh hoạt hàng ngày

- Không làm vỡ ống nước

- Thấy ống nước bị vỡ gọi ngay thợ sửa - Khi đánh không xả nước chảy tràn lan
chữa

ra chậu

- Đánh răng phải đựng nước vào ca rồi - Rửa tay, chân không nên xả nước thừa
khóa vòi nước

chảy quá nhiều


- Tưới nước vừa đủ cho cây; …
...
Sau khi các nhóm đã hoàn thành bảng 1 thì đại diện nhóm báo cáo, cả lớp
thống nhất đáp án (Nếu em chưa hiểu thì các bạn hay thầy, cô sẽ hỗ trợ). Các em sẽ
vận dụng những hiểu biết của mình để áp dụng làm vào hoạt động 6.

Hoạt động 6: Đọc và trả lời câu hỏi
+Vì sao chúng ta cần tiết kiệm nước? (Chúng ta cần tiết kiệm nước để không chỉ
tiết kiệm tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác dùng).
- Học sinh trình bày -nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, thống nhất.
*Giáo dục học sinh sử dụng tiết kiệm nước ở trường, lớp, ở nhà cũng như ở
mọi nơi khi sử dụng nước.

- GV nhận xét tiết học và ghi nhận kết quả việc làm của HS.
IV. KẾT LUẬN
Kết qủa đạt được trong quá trình nghiên cứu và khảo sát cho thấy sau khi
thực hiện đề tài đạt kết quả như sau:
Lớp 42
Tổng số: 31 học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá

Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện đề tài
67,7 %
32,3 %

Trung bình


0%

Yếu

0%
18


Cộng
100 %
1. Bài học kinh nghiệm:
- Về thời gian: một tiết học 40 phút người thầy phải truyền tải nhiều nội dung của
bài học, nếu dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, giáo viên không dạy hết bài.
- Về việc chia nhóm: số học sinh mỗi lớp hiện nay từ 29 em trở lên, nếu chia lớp
thành 4 nhóm thì sẽ quá đông còn nếu chia làm nhiều nhóm thì không đủ không
gian để thảo luận, hoặc chia nhóm như hiện nay có thể chấp nhận được nhưng
giáo viên khó bao quát được lớp, khó phát hiện học sinh nào còn thụ động.
- Về tâm lí: Một số học sinh sẽ ỷ lại vào nhóm trưởng, nếu giáo viên không bao
quát lớp tốt sẽ có nhiều em thụ động, không tích cực.
- Về việc đánh giá kết quả học nhóm còn gặp khó khăn.
- Hiện nay cũng chưa có văn bản nào quy định cho việc đánh giá thảo luận nhóm
(hoặc làm việc theo nhóm học tập ở trường và ở nhà). Đây cũng là một hạn chế bởi
lẽ nếu có điểm số đánh giá, thì chất lượng thảo luận nhóm chắc là sẽ khác vì nó bắt
buộc học sinh phải cố gắng tối đa.
2. Những kiến nghị, đề xuất
Mặc dù phương pháp này vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhưng
nó cũng tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc dạy và học. Trường tiểu học
của tôi đang dạy trong nhiều năm qua là 1 trong 9 trường của thành phố Pleiku tổ
chức giảng dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam (Mô hình VNEN), những

buổi báo cáo chuyên đề, thao giảng, hội giảng…nghiên cứu về phương pháp thảo
luận nhóm trong lớp học rất tích cực. Đây cũng là đề tài phần lớn giáo viên tích
cực tham gia.
Trong thời gian qua tôi cũng dự giờ một số đồng nghiệp, cho thấy ưu điểm
của việc thảo luận nhóm, đa số học sinh hoạt động rất tích cực khi giải quyết vấn
đề. Giáo viên đầu tư nhiều về câu hỏi, phiếu thảo luận, điều hành tốt…
Tuy nhiên vẫn còn thấy một vài nhược điểm: Vấn đề được đưa ra thảo luận
quá dễ hoặc kết quả đã có trong sách giáo khoa khiến học sinh không có gì để
tranh cãi để giải quyết vấn đề hay câu hỏi quá dài, chứa đựng nhiều nội dung khó

19


hiểu nên khi thảo luận học sinh vẫn còn chưa rõ vấn đề cần thảo luận. Học sinh vẫn
còn chưa quen với việc thảo luận nhóm, vẫn còn chưa tự giác học tập.
Tôi hy vọng BGH nhà trường cùng quý thầy, cô sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem
xét và đề ra biện pháp hay một tiêu chí nào đó cho việc đánh giá kết quả hoạt động
nhóm ngày càng khoa học, công bằng và khách quan hơn. Tôi mong rằng hình
thức đổi mới phương pháp giảng dạy thảo luận nhóm sẽ ngày càng được áp dụng
phổ biến đại trà và càng nhiều người hưởng ứng hơn.
Bài viết này chắc chắn không tránh được những thiếu sót, kính mong quý
thầy, cô góp ý để tôi có thể hoàn thiện một cách tốt nhất. Xin chân thành cám ơn!

20


XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
…………………………………………………………………………………………………………….....…………………………………………
……………………………………………………………………………………...…………………….……………………………………………
……………………………………………………………………...……………………………………..……………………………………………

…………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………....…………………………………………
……………………………………………………………………………………...……………………..……………………………………………
……………………………………………………………………...……………………………………..……………………………………………
…………………………………………………………...………………………………………..……………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….…………...…………………………………………
………………………………………………………………………………………………………...………………………………………………
……………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………...……………………………………….……………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….………...…………………………………………
………………………………………………………………………………………..………………...………………………………………………
………………………………………………………………………………………....………………………………………………………………
…………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………
………………………………………..…………………………………….…………….…………………...………………………………………
………………………………….………………………………………………….……………..……...……………………………………………
……………………………………………………………………...…………………………………….………..
……………………………………
…………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………...………………………..……………………………………
……………………………………………………………………………………...……………………….…………………………………………
……………………………………………………………………...……………………………………………...
……………………………………
…………………………………………………………...……………………………………………………..………………………………………
…………………………………………………………………………………………...……………..…………..…………………………………
……………………………………………………………………………………...…………………..…………...
…………………………………..

……………………………………………………..………………...……………..………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………..………………………………………………………………………………………

21



×