PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ BẢY
----------
TÊN ĐỀ TÀI:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHE NÓI CHO HỌC
SINH LỚP 6 TRONG CÁC TIẾT DẠY.
Tác giả: PHẠM LÊ HUỲNH LIÊN
Năm học : 2015-2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cần Giuộc, ngày 05 tháng 4 năm 2016
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 6
trong các tiết dạy.
I. Sơ lược lý lịch :
- Bà: PHẠM LÊ HUỲNH LIÊN
- Năm sinh: 1971
- Nơi thường trú: Tổ 12 Ấp Trị Yên, xã Tân Kim, Huyện Cần Giuộc, Long An.
- Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Bảy.
- Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp môn Tiếng Anh khối 6,9.
II. Nội dung:
1/ Thực trạng công tác đặt ra yêu cầu phải giải quyết và nâng cao hiệu quả
công tác. Ý tưởng và quá trình hình thành sáng kiến của bản thân.
Nghe và nói là 2 kỹ năng quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và
học Tiếng Anh nói riêng. Đối với học sinh lớp 6, ngoài việc rèn luyện kỹ năng đọc
và viết trong quá trình học Tiếng Anh, thì việc rèn luyện nghe và nói rất cần thiết.
Trong nhiều năm qua, được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường,
tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa vận dụng được ngôn ngữ vào giao tiếp mặc dù
các em làm bài kiểm tra viết tương đối tốt. Việc giúp học sinh có thể giao tiếp
bằng ngoại ngữ thông qua hoạt động nghe và nói sẽ là động lực giúp các em yêu
thích môn học hơn.
Đầu năm học 2015-2016 được phân công dạy Tiếng Anh khối 6 – là lớp đầu
cấp Trung học cơ sở , tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Rèn luyện kỹ năng nghe nói
cho học sinh lớp 6 trong các tiết dạy.” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã thực hiện trong năm học
2014-2015, nhưng tôi thấy tâm đắc với nó nên tiếp tục áp dụng cho năm học 20152
2016 này với chương trình tiếng Anh lớp 6 thí điểm.
Các em học sinh lớp 6 mà tôi được phân công giảng dạy đều được học Tiếng
Anh từ lớp 3 của bậc Tiểu học. Lúc đầu năm nhận lớp, tôi đã làm một cuộc khảo
sát nhanh về vấn đáp như : “What’s your name?” , “How are you?” , “How old are
you?”, ….. Chỉ những câu hỏi đơn giản như thế, nhưng có khoảng 70% học sinh
biết trả lời và 30% học sinh không trả lời được. Ngoài ra, thống kê từ bài kiểm tra
học kỳ 1 (phần nói) năm học 2015-2016 tôi nhận được kết quả như sau :
Lớp
Sỉ số
64
65
66
Tổng cộng
46
44
46
136
Trên trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
39
84,8
33
75
38
82,6
110
80,9
Dưới trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
7
15,2
11
25
8
17,4
26
19,1
Từ thực trạng trên cho thấy tỉ lệ học sinh chưa thực hiện tốt kĩ năng nghe nói
chiếm 19,1 %. Để nâng con số 80,9% lên và giảm con số 19,1% xuống đến mức
có thể, tôi phải từng bước định hướng cho các em cách học cụ thể để các em có
hứng thú học tập hơn cho môn Tiếng Anh.
2/ Mục tiêu dự kiến cần đạt được:
- Giúp học sinh vận dụng ngôn ngữ vào thực tế thông qua việc luyện nghe và
nói Tiếng Anh. Từ đó giúp học sinh yêu thích môn học và học tập đạt kết quả cao
hơn.
- Thu hút học sinh luôn chú ý tham gia vào bài học bằng nhiều hình thức.
- Giúp học sinh có thái độ, động cơ học tập rõ ràng , đúng đắn.
3/ Các giải pháp đã thực hiện, những cách làm cụ thể để đạt được mục tiêu
đã định hướng :
Nghe – nói – đọc – viết là 4 kỹ năng quan trọng trong quá trình học ngoại
ngữ. Nghe và nói là 2 kỹ năng bổ sung cho nhau và không thể tách rời nhau. Rèn
luyện tốt 2 kỹ năng này là một thành công lớn của người học ngoại ngữ. Để đạt
3
được các mục tiêu trên, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau :
- Dạy học sinh đọc đúng từ vựng, và lặp lại nhiều lần.
- Sử dụng tích cực và có hiệu quả các đồ dùng dạy học sẵn có .
- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua các hoạt động cặp,
nhóm.
- Lồng ghép trò chơi vào bài học để tiết học sinh động hơn.
3.1 Dạy học sinh đọc đúng từ vựng, và lặp lại nhiều lần:
Mỗi chúng ta ai cũng thích nói được một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.
Trong môi trường Phổ thông cơ sở của địa phương ta, đa số học sinh đều được học
Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai bắt buộc. Ngoài việc dạy từ vựng, cấu trúc
ngữ pháp cho học sinh, tôi cũng thường chú trọng luyện cho các em nghe và nói
trong mỗi tiết học bằng nhiều hình thức như :
- Rèn cho học sinh đọc đúng, chú ý những âm cuối, cách nối vần, …
Ví dụ: + Khi học từ vựng “every day” thay vì nhấn trọng âm ở vần 1 thì các
em hay đọc nhầm ở vần 2 ; hoặc “museum” thay vì nhấn trọng âm ở vần 2 thì các
em hay đọc nhầm ở vần 1,….
+ Học sinh thường có thói quen lười đọc các âm cuối như /s/ , /z/ , /k/,
…. . Giáo viên cần rèn cho các em thường xuyên về các âm này, vì chỉ khi mình
đọc đúng thì mình mới có thể nghe người khác nói được. ( plants , rulers , book,
…)
+ Những bài đối thoại hoặc đàm thoại trong CD của bộ sách giáo
khoa trung học cơ sở đã được ghi âm rất chuẩn cho học sinh học theo. Trong mỗi
tiết dạy, tôi thường cho học sinh nghe máy, phân tích cho các em thấy những từ
vựng nào trong đoạn văn hoặc đoạn đàm thoại mà người ta thường đọc nối vần để
các em bắt chước. Chẳng hạn như, thay vì đọc “She is a teacher.” một cách rời rạc
từng chữ , thì các em nên đọc nối âm /z/ của “is” với “a” , hoặc “I live in the city.”
thì đọc nối âm /v/ của “live” với “in”, và vv…. .
+ Công việc rèn cách đọc này phải được lặp đi lặp lại hàng ngày trong
4
lớp thì học sinh sẽ có thói quen nghe nói rất tốt.
+ Ngoài ra, học sinh còn phải biết thường xuyên nói “Hello” hoặc
“Good morning”, “How are you?”, “I’m fine, thank you. And you?”,…. với người
khác, phải biết thường xuyên nói “Thank you” hoặc “Sorry” với bạn cùng lớp, ….
Thói quen này cần được lặp đi lặp lại và học sinh sẽ không còn cảm thấy mắc cỡ
trong giao tiếp nữa.
Để làm được điều này, giáo viên phải là người thường xuyên nói Tiếng Anh
trong các tiết học. Học sinh nghe hoài sẽ thành thói quen, và các em sẽ nhanh
chóng hiểu được giáo viên nói điều gì. Lâu dần, tự nhiên các em sẽ nói được
Tiếng Anh với những câu đơn giản mà các em được học trong bài và phù hợp với
tình huống thực tế trong lớp đang xảy ra.
Ví dụ: Sau khi học xong Unit 8 – Skills 1 - Speaking, học sinh có thể tranh
nhau kể về các môn thể thao mà mình thường tham gia “I usually go jogging with
my dad in the morning. How about you?” , “My sister and I sometimes go
swimming on Sunday. How about you?”, “I never play chess in the morning. How
about you?”, … .
Hoặc sau Unit 11 – A closer look 1, học sinh sẽ râm ran nói với bạn mình là
“Every day, we can reduce rubbish, water, electricity, gas, noise, ….” , “Every
day, we can reuse water, plastic bottles, plastic bags, paper, ….”, or “Every day,
we can recycle plastic bottles, plastic bags, paper, glass ….”
Vận dụng ngay kiến thức vừa học vào thực tế và có thể dùng ngoại ngữ để
chuyển tải thông tin đến bạn bè làm cho các em rất thích thú, kể cả người nói và
người nghe đều cảm thấy thích thú. Từ đó kích thích lòng say mê học tập môn
ngoại ngữ của các em.
Điểm mới và cải tiến của giải pháp này so với trước đây là học sinh sử dụng
được ngoại ngữ một cách sinh động hơn và giao tiếp tốt hơn bằng ngôn ngữ khác.
3.2 Sử dụng tích cực và có hiệu quả các đồ dùng dạy học sẵn có:
Đặc thù của môn Tiếng Anh là có nhiều tranh ảnh và đồ dùng học tập trực
5
quan trong lớp. Tùy tình hình thực tế của từng bài học mà giáo viên cho học sinh
vận dụng ngôn ngữ một cách tích cực nhất.
Ví dụ: Unit 10 - trang 44 sách Tiếng Anh lớp 6 thí điểm:
Học sinh có thể nhìn tranh để miêu tả về ngôi nhà của mình trong tương lai :
“My future house will be on the ocean. There will be a swimming pool and tall
trees around the house. Some robots will help me do the housework in the kitchen
and in the living room, …….”
Sau đó giáo viên dành ra khoảng 5 phút cho các em tự miêu tả về lớp học,
phòng ngủ, nhà bếp,…. của mình theo tinh thần “Thầy chủ đạo – trò chủ động” thì
không khí lớp sẽ rất là sinh động.
Điểm nổi bật của giải pháp này là sau bài học, học sinh thường vận dụng
Tiếng Anh để trò chuyện với bạn bè bằng khả năng của mình.
3.3 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua các hoạt động
cặp, nhóm
Hoạt động đối thoại và đàm thoại với bạn bè là hoạt động tích
cực và hiệu quả nhất trong việc rèn luyện kỹ năng nghe và nói. Tuy nhiên, trong
một lớp học, bao giờ cũng có những học sinh rất dạn dĩ và cũng có những học sinh
rất nhút nhát. Do đó, trước tiên giáo viên cần phải thu hút học sinh luôn chú ý
tham gia vào bài học bằng nhiều hình thức:
- Cần tạo không khí học tập nhẹ nhàng, không áp lực. Giáo viên không nên
quá nghiêm khắc khi bước vào lớp. Đừng tạo áp lực cho học sinh bằng cuốn sổ
“trả bài” ở đầu mỗi tiết học. Tôi thường cho điểm học sinh trong suốt quá trình
6
giảng dạy để khích lệ các em chú ý, tìm tòi và cố gắng trả lời câu hỏi của giáo
viên.
- Giáo viên nên tập thói quen mỉm cười trên lớp, luôn nói “Thank you” để tạo cho
học sinh có thói quen nói lời cám ơn với người khác vì giáo viên sẽ là hình mẫu
cho học sinh noi theo. Ngoài ra, giáo viên cũng nên thường xuyên khen ngợi và
hạn chế chê trách học sinh trước lớp, như vậy sẽ làm cho học sinh bớt rụt rè hơn.
Trong thực tế, ai cũng có thể nói được như trên , nhưng làm được thật là
không đơn giản. Vì thầy cô nào cũng muốn cho học trò mình học giỏi nên đôi khi
đòi hỏi các em quá cao, tạo cho các em áp lực nặng nề về môn học. Chúng ta thử
cố gắng tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, không áp lực đi, chúng ta sẽ thấy hiệu
quả đáng mong muốn.
Với không khí lớp học không áp lực như trên, học sinh sẽ cảm thấy rất thoải
mái học tập. Tuy nhiên, trong 1 lớp học trên 40 học sinh như hiện nay, không phải
em nào cũng năng động, tích cực, tự giác học tập như giáo viên mong muốn. Có
một số học sinh không thường xuyên tham gia vào bài học do lười và thiếu tập
trung. Ngoài ra, vẫn có một số em không thường xuyên tham gia vào bài học do
tính rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin. Nắm bắt được tâm lý này của một số học sinh,
tôi đã phân tích cho học sinh hiểu và cùng các học sinh của tôi có một “giao kèo”
đặc biệt trong tiết học Tiếng Anh như sau:
- Phân tích: ở đây tôi chỉ đề cập đến các học sinh chưa ngoan và các học sinh
rụt rè, nhút nhát. Các em không thường xuyên tham gia vào bài học với 2 lý do:
thứ nhất là do các em nghịch ngợm, hay nói chuyện trong giờ học và thiếu tập
trung nghe thầy cô giảng bài; thứ hai là do các em có hiểu bài nhưng lại quá nhút
nhát, thiếu tự tin, cứ luôn núp bóng sau các học sinh giỏi và không dám giơ tay
phát biểu vì sợ nói sai sẽ bị các bạn cười.
- “Giao kèo” đặc biệt giữa thầy và trò: qua phân tích như trên, các em học
sinh đều thừa nhận với tôi về “điểm yếu” của mình và tất cả đều đồng ý thỏa thuận
với tôi thực hiện “giao kèo” như sau: trong quá trình giảng bài, bất cứ lúc nào giáo
7
viên đặt câu hỏi, và sau 3 tiếng “three, two, one” mà các em vẫn không giơ tay
phát biểu sẽ bị “chép bài lại”. Tôi muốn nói rõ hơn về cụm từ “chép bài lại” trong
“hợp đồng giao kèo” của thầy trò tôi như sau: tôi dùng cụm từ này để buộc các
học sinh lười học và nhút nhát phải tham gia vào bài học với các lý do sau đây:
+ Thứ nhất, đối với các học sinh lười học, khi tôi hỏi về nghĩa của các từ
vựng mà tôi dặn các em soạn bài trước ở nhà, nếu các em không soạn bài, thì
trong khi tôi đếm và cố tình kéo dài cụm từ “three, two, one…” là các em đã có đủ
thời gian để hỏi đáp án của người bên cạnh rồi. Tôi nghĩ rằng, vì sợ bị chép bài lại
nên các học sinh này sẽ cố gắng tìm vị cứu tinh bên cạnh để hỏi, và như thế là các
em đã một lần học từ vựng đó, khi các em đứng lên đọc lại từ vựng đó là thêm
một lần nữa học lấy nó.
+ Thứ hai, đối với các học sinh quá nhút nhát, các em có soạn bài, biết rõ
đáp án cần trả lời, nhưng không dám giơ tay. Tương tự như trên, tôi đếm và cố
tình kéo dài cụm từ “three, two, one…” để động viên các em mạnh dạn giơ tay
phát biểu hơn. Tôi muốn các em thấy rằng mình cũng có thể phát biểu trước đám
đông chứ không phải chỉ có học sinh giỏi mới làm được điều đó. Lâu dần thành
thói quen, các em sẽ không còn cảm thấy rụt rè trong giờ học nữa.
+ Thực ra, mục đích thực hiện “giao kèo” này của tôi là một chút kinh
nghiệm nhỏ nhằm thu hút học sinh tham gia vào bào học. Áp dụng phương pháp
này, tôi thấy lớp học sôi động hẳn lên. Khi tôi vừa đặt câu hỏi, thì đâu đó râm ran
có tiếng “chỉ tôi với”, “chữ này nghĩa là gì vậy bạn”,….. nghe thật buồn cười mà
cũng thật đáng yêu (tất nhiên là không gây ồn ào ảnh hưởng đến các lớp bên
cạnh). Nếu có học sinh nào đó không kịp giơ tay phát biểu mà bị chép bài lại thì
nội dung bài chép lại chính là bài sẽ được kiểm tra miệng vào tiết sau, hoặc sẽ là
một trong những bài ôn tập kiểm tra 1 tiết sắp tới. Tôi không cho các em chép
những câu như là “em hứa sẽ chú ý nghe giảng bài,…”, vì như thế vừa mất thời
gian của các em, lại vừa không có tác dụng học tập. Đa số những học sinh bị chép
phạt đều là những em không có năng khiếu về môn Tiếng Anh. Các em nói rằng
8
em học bài hoài mà vẫn không thuộc, vì vậy các em cũng không cảm thấy nặng nề
khi bị chép bài lại. Tôi thường nói đùa với các học sinh tôi là “Bài học thì không
thể bỏ đi, mà nó chỉ chuyển từ dạng ‘nói’ sang dạng ‘viết’, …”
- Sau khi tạo tâm lý tự tin giao tiếp cho hầu hết học sinh, giáo viên thường
xuyên yêu cầu các em hoạt động cặp hoặc nhóm. Học sinh có thể diễn đạt lại một
bài đối thoại có sẵn trong sách giáo khoa, hoặc có thể tạo ra một bài đối thoại
tương tự .
Điểm nổi bật và sáng tạo của giải pháp này là giúp các học sinh trung bình
yếu có thể mạnh dạn hơn trong giao tiếp Tiếng Anh.
3.4 Lồng ghép trò chơi vào bài học để tiết học sinh động hơn.
Học mà chơi – chơi mà học là phương pháp tích cực và được nhiều giáo
viên áp dụng trong việc dạy học nói chung và dạy Tiếng Anh nói riêng. Bằng
những thủ thuật khéo léo, giáo viên đã từng bước dẫn dắt học sinh tham gia vào
bài học một cách hiệu quả.
- Thay vì kiểm tra từ vựng ở đầu tiết học, tôi thay bằng trò chơi “Slap the
board”. Cũng là hình thức kiểm tra từ vựng, nhưng được thực hiện giữa 2 học sinh
hoặc 2 đội để có sự cạnh tranh trong học tập. Vì muốn chiến thắng đội bạn, học
sinh sẽ tự giác học bài và học một cách tích cực hơn.
- Chỉ cần dành ra 5 phút cho trò chơi mỗi tuần 1 – 2 lần sẽ mang lại hiệu quả
học tập rất cao. Ví dụ, sau khi hoàn thành bài học, tôi cho học sinh đóng tập sách
lại và đưa ra một chủ đề “Look for the words with letter C”, học sinh sẽ nêu đáp
án mà các em biết như “cat, chair, car, cold, cool, …..” . Rồi tôi lần lượt thay đổi
chủ đề thành “Look for the words with letter A hoặc K hoặc N, ….” Trò chơi này
rất dễ thực hiện và ít tốn thời gian, học sinh trung bình yếu cũng có thể tham gia
được.
Điểm nổi bật của giải pháp này là giúp học sinh không cảm thấy áp lực tâm
lý trong học tập và tự giác học bài hơn.
Tất cả các giải pháp trên đều nhằm đạt được mục tiêu dự kiến đã đề ra. Đặc
9
biệt là giúp cho học sinh có thái độ, động cơ học tập rõ ràng , đúng đắn hơn. Các
em sẽ tự giác học hơn và như thế sẽ dẫn đến kết quả học tập cao hơn.
4/ Hiệu quả đạt được ra sao? Nêu rõ phạm vi áp dụng của sáng kiến, so
sánh hiệu quả đạt được trước và sau khi triển khai áp dụng sáng kiến.
Sau một năm học thực hiện các giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh có hứng
thú học tập và có tiến bộ rõ rệt. Làm một cuộc khảo sát vấn đáp ở cuối năm học,
tôi nhận thấy kết quả chuyển biến thật khả quan. Khoảng 97% học sinh trong lớp
có thể giao tiếp được bằng Tiếng Anh với giáo viên và bạn bè ở mức độ của học
sinh lớp 6. Điều đó chứng minh rằng sau khi thực hiện theo sáng kiến này, thì kỹ
năng nghe nói của học sinh phát triển rõ rệt, kéo theo tinh thần và thái độ học tập
của các em dành cho bộ môn Tiếng Anh cũng tích cực hơn.
So sánh kết quả học tập của học sinh ở các lớp 6 mà tôi đang phụ trách, tôi
nhận thấy có sự thay đổi như sau:
* Kết quả thống kê từ bài kiểm tra học kỳ 1 (phần nói) năm học 2015-2016
như sau:
Lớp
Sỉ số
64
65
66
Tổng cộng
46
44
46
136
Trên trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
39
84,8
33
75
38
82,6
110
80,9
Dưới trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
7
15,2
11
25
8
17,4
26
19,1
Trên trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
43
97,7
42
95,5
46
100
131
97,8
Dưới trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
1
2,3
2
4,5
0
0
3
2,2
* Kết quả cuối năm:
Lớp
Sỉ số
64
65
66
Tổng cộng
44
44
46
134
Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh trên trung bình tăng lên và chất lượng
10
bộ môn vì thế cũng được nâng lên.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 học tốt môn Tiếng Anh
mà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và ứng dụng trong nhiều năm. Tôi nhận
thấy rằng, nó góp phần rất lớn trong việc giúp học sinh ngày càng giao tiếp tốt hơn
bằng Tiếng Anh. Đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh khi sử dụng ngoại ngữ. Như vậy sáng kiến kinh nghiệm này đã thực hiện
đúng quan điểm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THCS của Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho môn
Tiếng Anh.
Tuy nhiên, trong quá trình viết đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chia sẽ, góp ý từ thầy cô và đồng
nghiệp để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn và giảng dạy tốt hơn. Các giải
pháp này cũng có thể áp dụng để dạy cho học sinh các khối lớp 6, 7 của Trường
THCS Nguyễn Thị Bảy nói chung và các trường bạn nói riêng.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
Người viết
(Ký, đóng dấu)
(ký, ghi rõ họ tên)
Phạm Lê Huỳnh Liên
BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Kèm theo sáng kiến kinh nghiệm)
- Tên đề tài, SKKN: Rèn luyện kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 6 trong các tiết
dạy.
- Tên tác giả: Phạm Lê Huỳnh Liên
- Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Thị Bảy
Tiêu chuẩn
Điểm
chuẩn
1. Đề tài sáng kiến có yếu tố mới và sáng
tạo:
3
11
Điểm
của HĐ
cơ sở
Điểm
của HĐ
cấp
huyện
Điểm
của HĐ
ngành
GD
Điểm
của HĐ
cấp
tỉnh
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với
mức độ khá
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với
mức độ trung bình
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với
mức độ ít
- Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
giải pháp đã có trước đây
2. Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng:
- Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc
ngoài tỉnh
- Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có
thể nhân ra ở một số nơi trong tỉnh
- Có khả năng áp dụng ở mức độ ít trong
đơn vị
- Không có khả năng áp dụng trong đơn vị
3. Đề tài sáng kiến có tính hiệu quả:
- Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp sở, ngành,
huyện, thành phố
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp trường,
phòng, ban, tổ, khối
- Không có hiệu quả cụ thể
Tổng cộng
Xác nhận của Hội đồng khoa học cơ sở:
Xác nhận của Hội đồng khoa học cấp…..
12
3
2
1,5
1
0
3
3
2
1
0
4
4
3
2
0
10