Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khoá luận tốt nghiệp xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho nội dung dạy học phân số trong chương trình toán 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

N G U Y ỄN D Ư Ơ N G TH ÙY D U NG

XÂY DựNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHO
NỘI DƯNG DẠY HỌC PHÂN SỐ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 4

KHÓA LUẬN TỐT N G H IỆP Đ Ạ I HỌC
Chuyên ngành: G iáo dục Tiểu học

Hà Nội - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

N G U Y ỄN D Ư Ơ N G TH ÙY D U NG

XÂY DựNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHO
NỘI DUNG DẠY HỌC PHÂN SỐ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 4
KHÓA LUẬN TỐT N G H IỆP Đ Ạ I HỌC
Chuyên ngành: G iáo dục Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học
TS. Pham Đức Hiếu


Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội 2 và sự đồng ý của thày giáo hướng dẫn Phạm Đức Hiếu, em đã thực hiện
đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho nội dung dạy
học phân số ừong chương trình Toán 4”.
Để hoàn thành được khóa luận này, em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô
giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tận
tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Phạm Đức Hiếu đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Đồng thời, em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trường Tiểu học Lũng
Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình đánh giá.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ của em, người đã
có công sinh thành, dưỡng dục, cho em có cơ hội được bước chân vào giảng
đường Đại học. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn luôn ở bên cạnh động viên,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực
tế giảng dạy cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh
được những thiếu sót mà bản thân em chưa thể thấy được. Em rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, thảng 5 năm 2016
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Dương Thùy Dung



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Đức Hiếu. Những kết quả và số liệu trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Dương Thùy Dung


DANH MUC VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt

Trắc nghiệm khách quan

TNKQ

Phương pháp dạy học

PPDH

Sách giáo khoa

SGK


Học sinh

HS

Sách giáo khoa

GV

Nhà xuất bản

NXB


MUC
LUC



PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm yụ nghiên cứu............................................................... 3
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu............................................................. 4
4. Phưomg pháp nghiên cứu...........................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
6. Cấu trúc khóa luận.....................................................................................4
Khóa luận gồm: 3 chương.............................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................5
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN..................................................................5
1.1. Trắc nghiệm khách quan.........................................................................5

1.1.1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan.................................................... 5
1.1.2. Tình hình sử dụng trắc nghiệm khách quan trên thế giới và Việt
Nam................................................................................................................ 5
1.1.3. Hình thức của trắc nghiệm khách quan............................................... 7
1.1.4. Đặc điểm của trắc nghiệm khách quan............................................... 7
1.1.5. Vai trò của ưắc nghiệm khách quan.....................................................8
1.1.6. Các loại bài tập ưắc nghiệm khách quan thông dụng......................... 9
1.1.7. Nguyên tắc khi xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan............... 14


1.1.8. Những lưu ý cần tránh khi khi xây dựng bài tập trắc nghiệm khách
quan.............................................................................................................14
1.2. Nội dung dạy học về phân số trong chương trình Toán 4 ................ 16
1.2.1. Nội dung chủ yếu về dạy học phân số ừong chương trình Toán 4... 16
1.2.2. Đặc điểm dạy học phân số trong chương trình Toán 4 .................... 17
1.2.3. Chuẩn kiến thức kỹ năng phân số trong chương trình Toán 4......... 18
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
CHO NỘI DUNG PHÂN SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 4 ....... 20
2.1. Xây dựng quy trình thiết kế hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan20
2.1.1. Yêu càu khi thiết kế hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan.......20
2.1.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan........... 20
2.2. Bảng ma trận các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho nội dung phân
số ừong chương trình Toán 4 ......................................................................23
2.3. Hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan cho nội dung phân số
trong chương trình Toán 4 ..........................................................................27
2.3.1. Phân số và tính chất cơ bản của phân số.......................................... 27
2.3.2. So sánh phân số.................................................................................30
2.3.3. Các phép tính về phân s ố ..................................................................31
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN CHO NỘI DUNG DẠY HỌC PHÂN SỐ TRONG

CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 4 ...................................................................... 36
3.1. Mục đích đánh giá............................................................................... 36
3.2. Nội dung đánh g iá................................................................................36


3.3. Tiến hành đánh giá..................................

36

3.3.1. Lựa chọn đối tượng và địa bàn đánh giá...........................................36
3.3.2. Phương pháp đánh giá........................................................................36
3.3.3. Thời gian và quy trình đánh giá....................................................... 36
3.4. Tiến trình đánh g iá................................................................................37
3.5. Kết quả đánh giá....................................................................................40
PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NG HỊ............................................................ 43
1. Kết luận....................................................................................................43
2. Kiến nghị..................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................45


MUC
LUC
BẢNG



Trang
Bảng 2.2. Bảng ma ữận các câu hỏi TNKQ cho nội dung phân số
trongchưomgtrìnhToán4................................................................. 23
Bảng 3.5. Bảng thống kê khảo sát ý kiến GV về mức độ khả thi của

hệ thống bài tập TNKQ nội dung phân số lớp 4 ................................

37


MUC
LUC
HÌNH



Trang
Hình 2.1.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập TNKQ

20


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu, đóng vai ừò quan ừọng trong
việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Dân tộc ta bao đời nay luôn coi
trọng ngưòi tài, bởi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Trải qua bao biến
cố lịch sử, việc đào tạo nhân tài vẫn luôn được coi trọng hàng đầu. Cũng bởi lẽ
vậy, giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm dù ở bất kì
quốc gia nào. Trong thời đại xã hội phát triển như ngày nay, khi khoa học công
nghệ tác động đến mọi mặt của cuộc sống, đất nước ta đang trong thòi kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục cũng phải đổi mói toàn diện để giải quyết
kịp thòi các nhiệm vụ mà xã hội đặt ra, đó là giáo dục con người phát triển một
cách toàn diện, hài hòa đủ các mặt tri thức, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất.
Cấp Tiểu họclà bậc học nền tảng của giáo dục. Điều 2, chương I, Luật phổ

cập giáo dục Tiểu học (1991) có ghi: “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng
của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xậy dựng và phát triển tình cảm
đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu
cho sự phát triển toàn diện nhân cách cho con người Việt Nam XHCN”. Mỗi
môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban
đầu về nhân cách của con người Việt Nam. Cùng với Tiếng Việt, Toán là môn
học có vai ưò vô cùng quan trọng ừong nhà trường Tiểu học.
Toán học cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, hệ thống tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo Toán học, qua đó phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng và phát triển
những thao tác trí tuệ càn thiết để nhận thức thế giới khách quan về mặt số
lượng và hình dạng như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng họp...
nhờ đó biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống. Môn Toán rèn cho HS
phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề

1


có căn cứ khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Môn Toán còn góp phần hình thành và
phát triển các phẩm chất của người HS như kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, ý thức
vượt khó khăn và làm việc một cách có khoa học, hệ thống. Đồng thời nó cũng
là công cụ để giúp HS học tập các bộ môn khác.
Ở bậc Tiểu học, môn Toán ở mỗi lớp có một vị trí, yêu cầu và nhiệm vụ khác
nhau. Riêng môn Toán lớp 4 có vai trò quan trọng đặc biệt vì nó hệ thống, khái
quát lại nội dung Toán ở lớp 1, 2, 3 đồng thời nâng cao, mở rộng và bổ sung
các kiến thức khác chưa có ở các lớp dưới. Môn Toán ở lớp 4 mở đầu cho giai
đoạn học tập sâu. Nội dung Toán 4 bao gồm 4 mạch kiến thức cơ bản là: số
học; Đại lượng và đo đại lượng; các yếu tố hình học và giải toán có lời văn.
Trong đó, mạch kiến thức về số học đóng vai ừò trọng tâm cốt lõi, chiếm
khoảng 70% nội dung kiến thức toàn bộ chương trình Toán 4.
Phân số là một mảng kiến thức quan trọng của tuyến kiến thức trọng tâm số

học. HS được làm quen với phân số từ lớp 2 và đưa vào dạy hoàn chỉnh ở lớp
4. Mảng kiến thức này có liên quan rất nhiều đến các nội dung như: Phân số
thập phân, số thập phân, các phép tính của số thập phân..., mà các em sẽ học ở
lớp 5 sau này. Tuy rất quan trọng trong chương trình dạy học cũng như trong
thực tế cuộc sống, nhưng nội dung kiến thức về phân số tương đối khó, mang
tính trừu tượng cao nên đa phần HS Tiểu học gặp nhiều khó khăn trong việc
tiếp thu như nhầm lẫn các kiến thức và không nắm được bản chất của phân số.
Trong thực tế, nhiều GV chỉ chú trọng mục tiêu cung cấp kiến thức mà chưa
chú ý đến việc phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Việc sử dụng hệ
thống bài tập trong quá trình dạy học của GV còn lúng túng, chưa phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó đòi hỏi phải có một hệ
thống bài tập vừa rèn luyện được kiến thức, kĩ năng của HS, vừa phát huy được
tính tích cực trong học tập của các em. Hiện nay trên thế giói có một hình thức

2


bài tập rất phổ biến đó là bài tập TNKQ. Hình thức TNKQ vừa bộc lộ được
những ưu điểm như có thể rèn cho HS các kiến thức kĩ năng một cách bao quát
và khách quan, phát huy năng lực tư duy nhạy bén của HS, bên cạnh đó nó cũng
khắc phục được những hạn chế trong hình thức bài tập tự luận truyền thống.
Để đáp ứng những yêu cầu đổi mới về mục tiêu cấp học nêu trong Luật giáo
dục (2005) chương trình Toán không quá coi trọng tính cấu trúc, hạn chế đưa
vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lý thuyết thuần túy. Tăng tính thực
tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để HS được tăng cường luyện tập, thực hành,
rèn luyện kĩ năng tính toán vận dụng toán học vào đòi sống và các môn học
khác. Giúp HS phát triển tư duy lôgic, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động sáng tạo, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng
tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ qua học tập môn Toán.
Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới và cơ sở lý luận trên, nghiên cứu này

thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập TNKQ cho nội dung dạy học phân
số ừong chương trình Toán 4”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng hệ thống bài tập TNKQ
cho nội dung dạy học phân số trong chương trình Toán 4.
h. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, gồm: Lí luận về bài tập
TNKQ; mục tiêu, nội dung dạy học phân số trong chương trình Toán 4.
- Nhiệm vụ 2: Xây dựng quy trình thiết kế hệ thống bài tập TNKQ.
- Nhiệm vụ 3: Thiết kế hệ thống bài tập TNKQ cho nội dung dạy học phân
số trong chương trình Toán 4.

3


- Nhiệm vụ 4: Đánh giá hệ thống bài tập TNKQ đã xây dựng từ đó điều chỉnh
hoàn thiện hệ thống.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập TNKQ trong nội dung dạy học phân số lóp 4 Toán 4.
b. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phân số trong chưomg trình Toán 4.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu tổng họp tài liệu.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn ở nội dung phân số trong chương trình Toán 4 cấp Tiểu học
được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2005 - 2006.

6. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm: 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập TNKQ cho nội dung dạy học phân
số ừong chương trình Toán 4.
- Chương 3: Đánh giá hệ thống bài tập TNKQ cho nội dung dạy học phân số
trong chương trình Toán 4.

4


PHẦN NÔI DUNG
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Trắc nghiệm khách quan
1.1.1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan
Theo Từ điển Tiếng Việt (2009) của viện Ngôn ngữ học, NXB Trung Tâm
từ điển, theo nghĩa chữ Hán, "trắc" có nghĩa là "đo lường", "nghiệm" là "suy
xét", "chứng thực".
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường
năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.
TNKQ là phương pháp mà người ta dùng những bài tập ngắn có kèm theo
câu trả lòi để thực hiện những mục đích xác định (kiểm tra hoạt động nhận thức,
năng lực trí tuệ, kỹ năng của HS sau khi học xong một bài, một phần kiến
thức,...) [1; 55].
TNKQ là hình thức HS sử dụng các ký hiệu đơn giản như A, B, c,... để đưa
ra câu trả lời đúng. Thông thường có nhiều câu trả lời được đưa ra cho mỗi câu
hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời đúng nhất là đáp án của câu hỏi. Điểm của bài
trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần HS chọn câu trả lời đúng. Vì
không phụ thuộc vào người chấm nên việc cho điểm mang tính khách quan cao.
1.1.2. Tĩnh hình sử dụng trắc nghiệm khách quan trên thế giới và Việt Nam

a. Thể giới
Phương pháp này được sử dụng rất thịnh hành ở các nước phương Tây, đặc
biệt là ở Mỹ. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, người ta đã sử dụng phương pháp này
để phát hiện ra năng khiếu và xu hướng nghề nghiệp của học sinh. Sang thế kỷ
XX, họ đã bắt đầu áp dụng phương pháp trắc nghiệm vào quá trình dạy học.
E.Thom Dike là người đàu tiên đã dùng trắc nghiệm như một phương pháp:
“khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ, kiến thức của HS.

5


Ở Pháp, năm 1905 nhà tâm lý học A.Binet cộng tác với bác sĩ T.Simon để
xây dựng trắc nghiệm trí tuệ của ttẻ từ 3 -1 5 tuổi. Trắc nghiệm Binet - T.Simon
là trắc nghiệm được tiêu chuẩn hóa đầu tiên không chỉ ở nội dung ữắc nghiệm
mà còn ở cả thủ tục thực hiện và cách xử lý những tài liệu thu được. Hiện nay,
phương pháp này được sử dụng trong các kỳ thi đặc biệt là ngoại ngữ và lựa
chọn nghề.
Ở Anh, hiện nay đã thành lập Hội đồng toàn quốc hàng năm quyết định các
mẫu trắc nghiệm cho các trường trung học.
Ở Trung Quốc, kỳ thi tuyển sinh Đại học đã thống nhất toàn quốc bằng
phương pháp TNKQ.
b. Việt Nam
Trong thập kỷ 70 (thế kỷ XX) đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến việc sử dụng TNKQ như: Thử dùng phương pháp Test để điều tra tình hình
nhận thức của HS về một số khái niệm trong chương trình sinh vật học đại
cương của GS. Trần Bá Hoành (1971) hay đề tài: “Bước đầu nghiên cứu nhận
thức tăm lý của sinh viên Đại học Sư phạm ” (1976) của Nguyễn Như An.
Năm 1993, trường Đại học Bách khoa Hà Nội có Hội thảo khoa học nghiên
cứu về trắc nghiệm và ứng dụng của nó ở bậc Đại học.
Sau đó, một số tác giả đã viết và in thành sách như cuốn: “Những cơ sở kiểm

tra trắc nghiệm ” của Lâm Quang Thiệp hay “Trắc nghiệm và đo lường thành
quả học tập ” của Dương Triệu Thống.
Kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường Đại học - Cao đẳng năm
2006, lần đầu tiên hình thức thi TNKQ được áp dụng với môn Ngoại ngữ.
PGS.TS Nguyễn Hữu Lân đánh giá đó là: “Một khâu đột phá, một cuộc cách
mạng đầu tiên trong chiến lược cải cách giáo dục nói chung”.

6


Từ đó tới giờ, hình thức thi trắc nghiệm được áp dụng rộng rãi hơn vói các
môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh.
Tình hình trên cho thấy, TNKQ đang được sử dụng khá phổ biến trong các
lĩnh vực khoa học. Song cũng càn thấy rằng nó vẫn còn mới mẻ trong thực tiễn
giáo dục nước ta.
1.1.3. Hình thức của trắc nghiệm khách quan
Một đề thi TNKQ gồm nhiều câu hỏi, thời gian dành cho HS trả lời mỗi câu
hỏi ít. Mỗi câu hỏi TNKQ thường gồm hai phàn: phần thông tin và phàn lựa
chọn.
1.1.4. Đặc điểm của trắc nghiệm khách quan
a. ưu điểm
- Trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến
thức cụ thể, đi vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức, chống khuynh
hướng học tủ.
- Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài.
- Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan.
- Các câu hỏi, đáp án được quy định về số lượng, nội dung và đã chuẩn hóa
nên dễ dàng sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp và xử lý kết
quả.
- Trắc nghiệm nếu được sử dụng thích họp có thể gây được hứng thú và tính

tích cực học tập cho HS.
b. Hạn chế
- Các bài tập trắc nghiệm chủ yếu rèn trí nhớ máy móc.
- Trắc nghiệm kiến thức không cho GV biết tư tưởng, sự nhiệt tình, thái độ,
hứng thú của HS với vấn đề được nêu ra.
- Khó soạn các câu hỏi.

7


- Các câu trắc nghiệm có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và
khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi tự luận
soạn kỹ.
- Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này so vói các câu hỏi khác và HS càn
nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
- Không đánh giá được kĩ năng trình bày văn bản của HS.
1.1.5. Vai trò của trắc nghiệm khách quan
TNKQ dùng trong kiểm tra đánh giá có hiệu quả cao hom so với các phưomg
pháp khác như:
- Phạm vi kiến thức rộng, bao quát, tránh được việc học lệch, học tủ của HS.
- Đánh giá chính xác mức độ nhận thức của HS trong quá trình dạy học.
- Không mất nhiều thời gian
Hiện nay, với quan điểm dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm thì
TNKQ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
- Sử dụng vào việc lập kế hoạch giảng dạy: TNKQ được sử dụng nhằm mục
đích kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau một năm học đồng thời giúp nhà
trường tìm những điểm yếu kém trong giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy
học.
- Sử dụng trong việc tự học của HS: HS làm những bài tập TNKQ sau khi
học bài mới sẽ tạo cho các em thói quen học bài cũ theo một cách mói không

còn thụ động nữa. Mặt khác tạo hứng thú cho các em trong việc tìm kiếm và
lĩnh hội kiến thức.
- Sử dụng trong khâu học bài mói: GV có thể cho HS làm câu hỏi TNKQ,
cho HS lựa chọn phưomg án nào là đúng nhất và phát vấn thêm HS tại sao lại
chọn câu đó. Từ đó HS phải tìm tòi tài liệu mới trả lời được. GV phải khéo léo
dẫn dắt HS vào bài mới và đây là biện pháp rất có hiệu quả.

8


- Sử dụng ữong khâu ôn tập, củng cố, hoàn thiện và nâng cao: Sau mỗi bài,
mỗi chương đều nên có những bài kiểm tra bằng hình thức TNKQ sẽ giúp HS
nhớ lâu kiến thức mà không phải học vẹt như trước đây.
Như vậy, để đổi mới PPDH một trong những phương pháp có hiệu quả là sử
dụng bài tập TNKQ.
1.1.6. Các loại bài tập trắc nghiệm khách quan thông dụng
a. Trắc nghiệm Đúng - Sai (Yes/No Questions)
Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi), HS đưa
ra nhận định và lựa chọn một trong hai phương án trả lời Đúng hoặc Sai.
❖ Ưu điểm: Là loại câu hỏi đơn giản dùng để TNKQ kiến thức về sự kiện,
vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách
quan khi chấm.
❖ Nhược điểm: HS có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp. HS Giỏi có thể
không thoả mãn khi buộc phải chọn Đúng - Sai khi câu hỏi viết chưa kỹ càng.
VD: Đúng ghi Đ, sai ghi

s vào ô trống: 1

b. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ịMultỉple choise questions)
Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất. Loại này thường có hai phần: Phần

đàu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin càn thiết hoặc nêu
một câu hỏi. Phần sau là các phương án để chọn thường được đánh dấu bằng
các chữ cái A, B, c, D hoặc các con số 1 ,2 ,3 ,4 . Trong các phương án đã chọn
chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất còn các
phương án khác được đưa vào với tác dụng gây nhiễu. Khi soạn thảo loại trắc

9


nghiệm này thường người soạn cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có
vẻ “hợp lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng.
Ngoài ra phần dẫn có thể là một câu bỏ lửng và phần sau là đoạn bổ sung để
phần dẫn trở nên họp lý.
• Ưu điểm:
GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy
học khác nhau, chẳng hạn như:
• Xác định mối tương quan nhân quả.
• Nhận biết các điều sai lầm.
• Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau.
• Định nghĩa các khái niệm.
• Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
• Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa 2 hay nhiều vật.
• Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện.
• Xác định thức tự hay cách sắp đặt nhiều vật.
• Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều lần so với
các loại TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên.
Tính giá trị tốt hơn với bài ừắc nghiệm có nhiều câu lựa chọn, người ta có
thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, định luật, tổng quát hoá rất
hữu hiệu.

• Nhược điểm:
Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu
còn lại (câu nhiễu) cũng có vẻ họp lý. Ngoài ra cần soạn câu hỏi để đo được
mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.

10


Có những HS có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay
hơn đáp án thì sẽ làm cho HS đó cảm thấy không thoả mãn.
Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh
vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng
loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ.


Khi thiết kế loại câu hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý:
- Câu dẫn cần có nội dung ngắn ngọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa và diễn đạt

rõ ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần
phải được nhấn mạnh để HS không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn
để HS hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì.
- Câu chọn cũng phải rõ ràng và dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với
câu dẫn, có cấu trúc song song.
- Nên có tốt nhất từ 3 - 5 câu lựa chọn trở lên, nếu số phương án lựa chọn
ít thì yếu tố đoán mò hay may rủi được tăng lên. Nhưng ngược lại nếu có quá
nhiều phương án lựa chọn thì người soạn khó soạn và HS mất nhiều thời gian
để đọc câu hỏi.
- Phải chắc chắn chỉ có một phương án ừả lời đúng, các phương án còn lại
thật sự nhiễu. Nhưng cần cố gắng sau phần nhiễu này không nhằm mục đích
chính là gây nhiễu hay gài bẫy HS mà là để phân loại HS.

- Không được đưa vào hai câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ
nên viết một kiến thức nào đó.
- Các câu trả lời đúng nhất cần phải được đặt ở vị trí khác nhau, sắp xếp
theo thứ tự ngẫu nhiên.
- Trong một số trường họp chúng ta có thể có thêm một số phương án như:
không có câu trả lời nào là đúng nhất hoặc 2 câu trả lời nào đó là đúng nhất để
HS còn lưỡng lự sẽ lựa chọn.

11


VD: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Trong các phân số sau, phân số lớn nhất là:
27
A. —
45

18
B. —
45

31

c. —
45

_ 34
D. —
45


c. Trắc nghiệm điền khuyết ịSupply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer)
Đây là dạng TNKQ có câu trả lời tương đối tự do. Thường chúng ta nêu ra
một mệnh đề có khuyết một bộ phận, HS nghĩ ra nội dung trả lời thích họp để
điền vào chỗ ừống, thường là những câu trả lời có nội dung ngắn ngọn hoặc
một vài từ.
❖ Ưu điểm: HS có cơ hội trình bày những câu ừả lời khác thường, phát
huy óc sáng kiến. HS không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ, nghĩ ra, tìm câu
trả lời. Việc chấm điểm dạng này cũng tương đối nhanh hơn tự luận và cách
soạn cũng phần nào dễ hơn trắc nghiệm nhiều lựa chọn, song thường rắc rối và
khó khăn hơn những dạng TNKQ khác.
❖ Nhược điểm: Khi soạn dạng trắc nghiệm này thường dễ mắc phải sai
lầm là trích nguyên văn các câu và từ trong SGK. Đồng thời phạm vi kiểm tra
của câu hỏi này thường chỉ giới hạn ở những chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài
cũng mất thời gian hơn.


Lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm này: Mỗi câu nên chủ có một hoặc hai

chỗ trống ở giữa hoặc ở cuối câu. Các khoảng trống nên có độ dài thích họp và
bằng nhau đề hạn chế sự đoán mò của HS.
VD: Viết thương của mỗi phép chia sau (theo mẫu):
3
3 :5 = “ : Ba phần năm
a) 7: 11 = ...........................................
b) 9 : 14 = ...........................................
c) 12 : 17 = ...........................................

12



d) 21 : 50 = ..........................................
d. Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items)
Đây là một dạng đặc biệt của dạng TNKQ nhiều lựa chọn, dạng câu hỏi này
thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi (hay câu dẫn) một cột
là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa chọn), yêu cầu HS phải tìm cách
ghép các câu trả lòi ở cột này với câu hỏi ở cột khác sau cho hợp lý.
❖ Ưu điểm: Câu hỏi TNKQ ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thường phù
hợp tâm lý HS. Chúng ta có thể dùng dạng câu hỏi này để đo (đánh giá) các
loại trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận
biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
❖ Nhược điểm: Loại câu hỏi này không thích hợp cho việc thẩm định các
khả năng như sắp đặt và vận dụng kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đạt
được mục đích đánh giá trí năng cao đòi hỏi rất nhiều công phu. Ngoài ra nếu
chúng ta tạo danh sách mỗi cột dài thì HS tốn nhiều thời gian cho HS đọc mỗi
cột trước khi ghép đôi.
❖ Lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm ghép đôi:
- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại và có
liên quan với nhau (HS có thể dễ nhầm lẫn).
- Cột câu hỏi và cột câu ữả lời không nên bằng nhau, nên tạo nên những
câu trả lời dư ra để tạo cho HS sự cân nhắc khi lựa chọn.
- Thứ tự các câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để HS
càn suy nghĩ khi lựa chọn, tránh đoán mò.

13


/

r


M

ĩ

VD: Nôi môi phép chia với thương của nó viêt dưới dạng phân sô:

1.1.7. Nguyên tắc khỉ xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan
- Câu trắc nghiệm phải đảm bảo đánh giá được mức độ tối thiểu về kiến thức
lý thuyết theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã đề ra.
- Câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy, độ phân biệt và
độ khó phù hợp.
- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm phải phủ hết nội dung lý thuyết của môn
học
1.1.8. Những lưu ỷ cần tránh khỉ khỉ xây dựng bài tập trắc nghiệm khách
quan
Những câu hỏi TNKQ ở trên đều có nêu các nguyên tắc hay yêu cầu khi soạn
chúng. Bên cạnh những điều đó thì có một số điều đã được kiểm nghiệm trong
thực tế và cần tránh khi xây dựng bài tập TNKQ:
- Chưa kiểm tra ngữ pháp Tiếng việt làn cuối, chưa kiểm tra câu hỏi đã được
sử dụng ở kì kiểm tra trước đó hay chưa? Độ khó của câu hỏi như thế nào?
- Ra hàng loạt câu hỏi rồi sau đó mới đưa ra câu trả lời cho từng câu hỏi.

14


- Xây dựng câu hỏi một cách chủ quan theo ý của người ra câu hỏi, không
dựa vào kết cấu của chương trình học. Cơ cấu câu hỏi phải dựa vào tầm quan
trọng của từng chương, bài.
- Phần đáp án hoặc quá rõ (HS không có kiến thức vẫn có thể trả lời được)
hoặc quá chung chung (gây tranh cãi).

- Các câu trả lòi loại bỏ nhau.
- Viết các câu trả lòi cùng một lúc. Các câu trả lời đúng nên viết trước.
- Thiếu căn cứ đối với các câu trả lời sai. Các câu trả lòi sai phải họp lý, nên
dùng các từ quen thuộc đối với ngưòi làm bài trong các câu trả lời sai, nếu có
từ dễ nhận trong câu trả lời đúng thì nên để các từ này xuất hiện trong các câu
trả lời sai.
- Dùng nhiều các từ thái quá, mang tính tuyệt đối hóa như “tất cả”, “luôn
luôn”, “ không bao giờ”, “ hiếm khi”, ... hoặc các từ có ý nghĩa mập mờ như:
“thường là”, “tiêu biểu là”, “có lẽ” hoặc các từ nhóm “tất cả những câu trên là
đúng”, “không câu nào trên đây là đúng”, ... cần thận trọng khi dùng các từ/cụm
từ vừa nêu.
- Dùng các câu phủ định 2 lần.
- Đưa ra quá nhiều câu trả lời, tối đa nên 4.
- Hình thức bên ngoài của các câu trả lòi khác xa nhau. Các câu trả lời dạng
lựa chọn nên có cùng độ dài và cấu trúc ngữ pháp.
- Phần đáp án có các nội dung quá sát nhau.
- Một số câu hỏi cho gợi ý trả lời cho các câu hỏi khác.
- Lặp lại nội dung hỏi trong các câu hỏi khác nhau (toàn bộ câu hỏi hoặc một
phần câu hỏi) tuy hình thức trình bày các câu hỏi khác nhau.
- Dùng từ địa phương trong các câu hỏi.

15


×