Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Phân tích và đề xuất phương pháp giảng dạy nội dung phân tích định tính trong chương trình hóa học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
= = = S O CQ G 8 = = =

TRỊNH THỊ KIỀU LINH

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY NỘI DUNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH TRONG
CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỎ THÔNG
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa phân tích

Ngưòi hướng dẫn khoa học
ThS. v ũ THỊ KIM THOA

HÀ NỘI, 2016


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tói cô giáo ThS.
VŨ THỊ KIM THOA - Giảng viên trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 - ngưòi

trực tiếp hướng dẫn luôn nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để đề
tài của tôi hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa học Trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lọi và nhiệt tình giúp đỡ em
trong suốt thòi gian làm khóa luận.


Tôi cũng cảm ơn tới gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng, xong thời gian và kinh nghiệm bản thân còn nhiều
hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trịnh Thị Kiều Linh

__

___

X

Trịnh Thị Kiêu Lỉnh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HS

: Học sinh


GV

: Giáo viên

THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

ThS.

: Thạc sỹ

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

THCS

: Trung học cơ sở

HSG

: Học sinh giỏi

PPDH


: Phương pháp dạy học

Trịnh Thị Kiều Linh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

M ỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN............................................................................. 3
1.1 Phân tích chương trình phổ thông................................................................... 3
1.1.1 Phân tích chương trình phổ thông.............................................................. 3
1.1.2 Phân tích chương trình hóa học phổ thông [2,3]....................................... 3
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ của hóa học phân tích và mối liên hệ với việc giảng dạy
hóa học ở trường phổ thông........................................................................... 5
1.2.1. Đối tượng, nhiệm vụ của hóa học phân tích............................................. 5
1.2.2 Nội dung chủ yếu của hóa học phân tích ở trường phổ thông.................. 6
1.2.3 Mối quan hệ giữa hóa học phân tích và hóa học ở trường phổ thông...... 7
1.3 Các phương pháp giảng dạy được sử dụng trong giảng dạy hóa học phổ thông
[2,3]................................................................................................................ 8
1.3.1 Các phương pháp trực quan.........................................................................8
1.3.2 Phương pháp dùng lờ i..............................................................................10
CHƯƠNG 2: NỘI DƯNG................................................................................13
2.1. Chương trình hóa học lớp 10 [1]................................................................... 13
2.2. Chương trình hóa học lớp 11 [1]................................................................... 17
2.3. Chương trình hóa học lớp 12 [1]................................................................... 21
KẾT LUẬN......................................................................................................33

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 34

Trịnh Thị Kiều Lỉnh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về
chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Ngày 4/11/2013, Đảng
đã ra nghị quyết số 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, cho thấy quyết tâm đổi
mới nền giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết nêu rõ, giáo
dục cần chú trọng phát triển năng lực của ngưòi học, coi trọng dạy HS cách
học, từ đó hình thành và phát triển những phẩm chất của người công dân
ừong giai đoạn mới. Để thực hiện được những gì đã đặt ra đòi hỏi phải có sự
quyết tâm, đồng thuận cao của toàn xã hội và đặc biệt là sự tham gia đóng góp
đổi mới của các nhà sư phạm, các thầy giáo, cô giáo trong quá trình dạy học.
Do đó, việc nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng
tốt những kiến thức chuyên môn đóng góp vào thành công trong công cuộc
đổi mói là một việc làm cấp thiết đặt ra hiện nay.
Mặt khác, bộ môn hóa học cũng được nâng dần mức độ hiện đại nhằm
cung cấp đủ cơ sở lý thuyết cho các quá trình học tập. Hóa học phân tích là
một môn khoa học thực nghiệm độc lập, nó là chuyên ngành riêng của hóa
học gồm có phân tích định lượng và phân tích định tính.
Phân tích định tính có quan hệ mật thiết với chương trình hóa học phổ
thông, đặc biệt với các trường trung học phổ thông (IHPT) chuyên và bồi

dưỡng học sinh giỏi quốc qia, học sinh giỏi hóa học quốc tế. Nhờ phân tích
định tính ta xác định được chất hay mẫu phân tích gồm những nguyên tố nào
hay những ion, nhóm nguyên tử hoặc phân tử nào hoặc các phân tử nào tham
gia và phản ứng phân tích. Cụ thể, phân tích định tính là nền tảng của các bài
tập nhận biết, tách riêng, điều chế, xác định thành phần của chất trong dung
dịch, hỗn họp...

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

1


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

Phân tích định tính có vai trò quan trọng trong giảng dạy cũng như trong
thực hành thí nghiệm hóa học. Lý thuyết của phân tích định tính được trải dài
từ chương trình lớp 8 đến lớp 12. Vì vậy, bài tập và thực hành của phân tích
định tính khá rộng. Do đó đòi hỏi học sinh có kiến thức vững chắc, có kiến
thức rộng để giải bài tập cũng như khi tiến hành thí nghiệm. Đe giải quyết các
vấn đề trên chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức cũng như
vận dụng sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống thực tiễn của học sinh.
Như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức vững vàng, luôn tự học
hỏi, bồi dưỡng kiến thức cho bản thân và phương pháp dạy học thích họp để
hướng dẫn học sinh vận dụng và giải quyết vấn đề đặt ra.
Ngoài ra, thực tế cho thấy, một bộ phận sinh viên khi ra trường còn thiếu
kinh nghiệm trong việc vận dụng các kiến thức kĩ năng ở bậc đại học vào thực
tế giảng dạy, giáo viên quá lệ thuộc vào sách giáo khoa, ít có những sáng tạo.
Một số sinh viên sao nhãng trong việc học tập những môn chuyên ngành vì

nghĩ rằng giảng dạy ở bậc trung học phổ thông không dùng đến.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích và đề
xuất phương pháp giảng dạy nội dung phân tích định tính trong chương
trình hóa học phổ thông”. Với mục đích phân tích nội dung phân tích định
tính ừong chương trình hóa học phổ thông, tìm mối liên hệ giữa hóa học phân
tích và hóa học phổ thông, đề xuất một số phương pháp giảng dạy nội dung
hóa phân tích định tính, nhằm đưa quá trình nhận thức của học sinh đi đúng
hướng, tích cực hóa tư duy cho học sinh, phát huy tính chủ, động sáng tạo
trong học tập.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

2


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Phân tích chương trình phỗ thông
1.1.1 Phân tích chương trình phổ thông
Phân tích chương trình phổ thông là việc làm nhằm nghiên cứu cấu trúc
chương trình, nội dung kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa phổ
thông và cách tổ chức dạy học cho học sinh các nội dung kiến thức cụ thể.
1.1.2 Phân tích chương trình hóa học phổ thông [2,3]
Chương trình hóa học phổ thông được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc
đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại, tính thực tiễn, tính sư phạm và đảm bảo
tính đặc thù bộ môn hóa học. Sự đảm bảo các nguyên tắc này được thể hiện cụ
thể:

Thứ nhất, chương trình hóa học được xây dựng theo một logic chặt chẽ,
các kiến thức hóa học được hình thành và phát triển một cách liên tục, ngày
càng phức tạp và tiến gàn đến những kiến thức, quy luật hiện đại.
Thứ hai, chương trình hóa học phổ thông được xây dựng từ hai hệ thống
kiến thức về chất và phản ứng hóa học. Hai khái niệm này được hình thành và
phát triển song song và hỗ ttợ lẫn nhau dựa trên cơ sở các kiến thức lí thuyết
chủ đạo của chương trình.
Thứ ba. chương trình xây dựng chủ yếu theo nguyên tắc đường thẳng,
các kiến thức khái niệm được hình thành một lần không lặp lại, nhưng được
bổ sung phát triển dần qua nhiều sự kiện khác nhau. Đồng thời có một số kiến
thức được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm đảm bảo sự phát triển khái
niệm, kiến thức hóa học ừên cơ sở các lí thuyết khác nhau để đảm bảo phù
họp với nhận thức của học sinh theo lứa tuổi.
Thứ tư, trong toàn bộ chương trình, các kiến thức về học thuyết cơ sở,
định luật hóa học và các khái niệm hóa học, các chất được bố trí, sắp xếp xen

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

3


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

kẽ nhau đảm bảo vai trò chủ đạo của lí thuyết và tính hiệu quả của nhận thức,
logic phát triển của khái niệm...
Ý nghĩa của việc phân tích chương trình hóa học phổ thông
Đối với giáo viên:
- Trang bị cho GV những kiến thức cơ bản về chương trình hóa học phổ

thông, từ đó giáo viên đề xuất các phương pháp giảng dạy, thiết kế hoạt động
dạy học, hình thức tổ chức dạy học một cách logic và khoa học phù hợp với
từng nội dung kiến thức, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường.
- Giúp cho giáo viên có thái độ chuyên càn, hăng say nghiên cứu trau dồi
kiến thức chuyên môn.
- Giúp giáo viên có cái nhìn xuyên suốt, tổng thể về nội dung chương
trình hóa học phổ thông.
- Giúp cho giáo viên xây dựng được kế hoạch dạy học đối với môn học,
từng chương, từng bài, từng mục.
- Giúp cho giáo viên xây dựng được bảng năng lực cần được hình thành
đối với học sinh THPT.
- Giúp cho giáo viên có được phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực
cần có ở ngưòi học.
Đổi với sinh viên sư phạm:
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chương trình hóa học
phổ thông: Chương trình Giáo dục phổ thông, chương trình tự chọn THPT,
chương trình chuyên sâu THPT môn hóa học.
- Giúp sinh viên tiếp thu kiến thức ở bậc đại học một cách có chủ định,
tự động, tự giác.
- Rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng cơ bản: Nghiên cứu văn bản
chương trình, phân tích quan điểm xây dựng và phát triển chương trình, phân
tích mạch kiến thức kĩ năng, phân tích chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Giúp sinh viên tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù họp.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

4


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoa Hóa học

- Rèn luyện cho sinh viên thái độ chuyên cần, hăng say học tập, nghiên
cứu và tìm hiểu những vấn đề trong chương trình hóa học.
- Kích thích tư duy phản biện ở sinh viên, khả năng vận dụng sáng tạo
những kiến thức, kĩ năng vào thực hành giảng dạy hóa học ở trường phổ
thông.
1.2. Đổi tương, nhiêm vu của hóa hoc phân tích và mối liên hê với viêc
giảng dạy hóa học ở trường phổ thông.
1.2.1. Đối tượng, nhiệm vụ của hóa học phân tích
Hóa học phân tích ngành khoa học nghiên cứu phát hiện thành phần định
tính cũng như định lượng của các chất, nguyên tố trong những đối tượng
khảo sát khác nhau. Vì vậy, hóa phân tích thường được chia thành: Phân tích
định tính và phân tích định lượng.
Phân tích định tính giúp ta xác định được chất hay mẫu phân tích gồm
những nguyên tố nào, những ion, những nhóm nguyên tử hoặc phân tử (các
gốc hoặc nhóm chức) có tính chất đặc trưng tham gia vào phản ứng phân tích.
Phân tích định lượng cho ta khả năng xác định hàm lượng của các cấu tử
trong đối tượng phân tích (thường đánh giá theo %). Khi tiến hành phân tích
thường tiến hành phân tích định tính trước vì kết quả phân tích định tính ở
một mức độ nào đó mang màu sắc định lượng và có thể định hướng cho người
phân tích đề ra những quy trình định lượng hợp lí.
Hóa học phân tích giúp phát triển và hoàn thiện lí thuyết về các phương
pháp phân tích hóa học và hóa lý trên cơ sở khoa học, nghiên cứu, hoàn thiện
các thủ thuật các phương pháp nghiên cứu, kể cả phương pháp tự động hóa.
Nghiên cứu các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp phức tạp sau đó
định lượng chúng, nghiên cứu các phương pháp làm giàu vi cấu tử.
Nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp phân tích các hợp chất tự
nhiên của môi trường xung quanh, các vật liệu kĩ thuật....


Trịnh Thị Kiều Lỉnh

5


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

Giúp đỡ các ngành khoa học kĩ thuật khác dùng phân tích hóa học để
kiểm tra các quá trình nghiên cứu.
Xây dựng phương pháp tự động phân tích, kiểm tra các quá trình kĩ thuật
ngay trực tiếp trong hiện trường, điều khiển các quá trình đó bằng cách ứng
dụng máy tính để điều khiển sự hoạt động của các máy móc phân tích với
những phần mềm thích họp.
Đối với trường trung học phổ thông, hóa học phân tích đặc biệt là phân
tích định lượng giúp giáo viên xây dựng đúng, chính xác và sáng tạo các bài
tập hóa học mang đặc tính định lượng. Hóa học phân tích góp phàn làm cho
học sinh nắm vững một cách tự giác và có hệ thống những sự kiện điển hình,
những khái niệm, những định luật và lí thuyết cơ bản áp dụng những hiểu biết
đó vào việc học tập, lao động và thực tiễn cuộc sống. Hóa học phân tích làm
cho học sinh lĩnh hội được kiến thức về các nguyên tắc khoa học của nền sản
xuất hóa học, về ứng dụng của hóa học trong ngành sản xuất và quốc phòng.
Hóa học phân tích giúp cho học sinh rèn kĩ năng về thực hành hóa học như:
cân, đong, pha chế, mô tả, ghi chép, tra cứu....
Hóa học phân tích có vai trò lớn trong việc rèn luyện ý thức bảo vệ môi
trường, khai thác tài nguyên, khoáng sản phục vụ cho sự phát triển, công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, những nội dung hóa học phân tích góp phần cung cấp cho

người học một vốn hiểu biết tương đối hoàn chỉnh, có tính chất kĩ thuật
tổng hợp để trên cơ sở đó, để người học có thể tham gia có hiệu quả vào
công cuộc lao động, bảo vệ tổ quốc hoặc tiếp tục học thêm.
1.2.2 Nội dung chủ yếu của hóa học phân tích ở trường phổ thông
Hóa học phân tích ở trường phổ thông chủ yếu có 2 phần: Phân tích
định tính, phân tích định lượng (phân tích hóa học và phân tích công cụ).

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

6


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

1.2.2.1 Phân tích định tính
Nội dung hóa học phân tích định tính xuất hiện trong chưcmg trình hóa
học từ lớp 8 đến lớp 12 thông qua các dạng bài tập: Nhận biết, tách ...
- Nguyên tắc nhận biết: để nhận biết một ion ttong dung dịch, người ta
thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặc trưng
như: một chất kết tủa, một họp chất có màu hoặc một chất khí khó tan sủi bọt,
bay khỏi dung dịch
- Nguyên tắc tách chất: dựa vào phản ứng đặc trưng của từng chất để
tách chúng ra khỏi hỗn họp. Sau đó, dùng phản ứng hóa học thích họp để tái
tạo lại chất ban đầu cần tách.
1.2.2.2 Phân tích định lượng
Nội dung hóa học phân tích định lượng xuất hiện trong chương trình hóa
học từ lớp 8 đến lớp 12 thông qua các dạng bài tập: Xác định hàm lượng,
tính %, tính hiệu suất, xác định công thức phân tử, tính toán một đại lượng

khi có các dữ kiện cụ thể.. .(sử dụng phương pháp phân tích hóa học và phân
tích lí hóa).
1.2.3 Mối quan hệ giữa hóa học phân tích và hóa học ở trường phổ thông
Hóa học phân tích có mối quan hệ mật thiết với chưomg trình hóa học
phổ thông. Cụ thể, phân tích định tính là nền tảng của các bài tập nhận biết,
tách riêng, điều chế xác định thành phần của các chất, dung dịch, hỗn họp...
Phân tích định lượng hóa học là cơ sở để làm các bài tập mang tính chất định
lượng, xác định hàm lượng của các ch ấ t... Trong đó, phân tích công cụ là cơ
sở để trình bày được lí thuyết về phản ứng oxi hóa khử, điện phân và sự ăn
mòn điện hóa và giải các bài tập có liên quan.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

7


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

1.3 Các phương pháp giảng dạy được sử dụng trong giảng dạy hóa học
phổ thông [2,3]
1.3.1 Các phương pháp trực quan
Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng
những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, ương và
sau khi nắm tài liệu mói khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo.


Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu: Trong phương pháp nghiên cứu, HS không
tiếp thu kiến thức đã được chuẩn bị sẵn mà phải tự giành lấy kiến thức đã
được chuẩn bị sẵn mà phải tự giành lấy kiến thức qua tư duy độc lập, tích cực
sáng tạo có tính chất sinh sản và không chỉ hướng vào việc nắm vững kiến
thức mà cả phương pháp đi tới kiến thức đó.
Phương pháp nghiên cứu thường được áp dụng, để giúp HS phát hiện
một tính chất mới, hoặc dẫn tới một khái niệm mới... gọi là phương pháp
nghiên cứu từng phần. Nó cũng có thể được áp dụng để nghiên cứu một nội
dung hoặc một vấn đề trọn vẹn dưới dạng bài tập nghiên cứu.
Các bước tiến hành bài tập nghiên cứu:
+ Bước 1: Đặt vấn đề, xác định mục đích nghiên cứu.
+ Bước 2: Lập kế hoạch nghiên cứu. Đề xuất các giả thuyết. Lập kế
hoạch giải theo giả thuyết.
+ Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải theo giả thuyết.
+ Bước 4: Kết luận về kết quả nghiên cứu.
Muốn cho HS giành lấy kiến thức mói một cách tích cực, tự giác, tự lực
càn gây được nhu cầu nhận thức, động cơ, hứng thú học tập của của họ. Mâu
thuẫn khách quan luôn luôn chứa đựng trong các tài liệu học tập nhưng không
phải bao giờ nó cũng biến thành mâu thuẫn chủ quan, nội tại của HS. Muốn
biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan ta phải dùng đến các

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

8


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học


biện pháp sư phạm. Kết luận rút ra được từ sự nghiên cứu là kiến thức mới, là
điều chỉ có HS chưa biết còn khoa học và GV đã biết từ lâu. Vì vậy, ở đây
không có chuyện nghiên cứu thất bại, không đi đến kết quả nào, đó là sự khác
với công việc nghiên cứu của các nhà khoa học.
Việc xây dựng các giả thuyết cho việc nghiên cứu có tác dụng rất lớn
trong việc tạo động cơ, hứng thú của HS. Nhờ việc tập dượt xây dựng các giả
thuyết mà khả năng suy luận, trí tưởng tượng của HS được phát triển. Chính
vì vậy mà người ta thường nói “giả thuyết là phòng thí nghiệm của tư duy”.


Phương pháp minh họa

Trong phương pháp minh họa: trước tiên GV trình bày những kiến thức
mới, những cách giải quyết đã chuẩn bị sẵn, sau đó mới tiến hành thí nghiệm
để minh họa và xác nhận những điều vừa được trình bày.
Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh họa có 2 mức độ.
Mức độ 1: HS thu được kiến thức về tính chất của các chất và các hiện
tượng từ lời nói GV, sau đó GV biểu diễn thí nghiệm để minh họa những kiến
thức vừa thông báo cho HS.
Mức độ 1 áp dụng cho các hiện tượng đơn giản.
Mức độ 2: GV mô tả các sự vật và quá trình, GV nhắc lại những kiến
thức đã học có liên quan dùng để giải thích bản chất của hiện tượng, GV giải
thích các hiện tượng rồi rút ra kết luận về những mối liên hệ giữa các hiện
tượng mà HS không thể nhận thấy được trong quan sát trực tiếp. Sau đó GV
biểu diễn thí nghiệm để minh họa.
Mức độ 2 áp dụng cho các quá trình phức tạp.
Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh họa thì hoạt động nhận
thức của HS là thụ động, ở đây HS thu được kiến thức trước tiên là lòi nói của
GV, còn việc biểu diễn thí nghiệm chỉ nhằm khẳng định hoặc cụ thể hóa các

thông báo bằng lời của GV. Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh họa
tốn ít thời gian hơn so với phương pháp nghiên cứu.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

9


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

Trong thực tế dạy học việc biểu diễn thí nghiệm theo phưomg pháp
nghiên cứu hay minh họa phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu là đơn giản hay
phức tạp. Nếu HS đã có kĩ năng quan sát và suy luận tốt, có yêu càu cao về sự
phát triển tính tự lực của HS và có điều kiện thòi gian thì nên biểu diễn thí
nghiệm theo phương pháp nghiên cứu. Những nội dung khó, phức tạp nên
dùng phương pháp minh họa. Điều quan trọng là phải biết sử dụng một cách
hợp lí các phương pháp.
1.3.2 Phương pháp dùng lời
•Phươngpháp trần thuật
Thời gian trình bày ngắn hơn, nội dung truyền đạt ít hơn so với diễn đạt.
Chủ yếu dùng giói thiệu tiểu sử các nhà bác học, lịch sử phát minh ra định
luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn, sự tìm ra tia âm cực ...
•Phươngpháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình là phương pháp mang tính chất thông báo - tái
hiện. GV dùng lời để thông báo kiến thức mới còn HS thì nghe, hiểu, ghi nhớ
và tái hiện.
Đối với một vấn đề trọn vẹn sự thuyết trình nêu vấn đề càn trải qua 4
bước:

+ Bước 1: Đặt vấn đề.
+ Bước 2: Phát biểu vấn đề.
+ Bước 3: Giải quyết vấn đề.
+ Bước 4: Kết luận vấn đề.
Yêu cầu đối với phương pháp thuyết trình là phải bảo đảm
+Tính khoa học, tính giáo dục và tính thiết thực của nội dung trình bày.
• Tính chặt chẽ về mặt logic.
• Tính thuyết phục.
• Tính truyền cảm.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

10


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm chính sau:
+ Cho phép chuyền đạt những nội dung khó, phức tạp mà HS không thể
tự tìm hiểu lấy được.
+Do nội dung được trình bày logic, lập luận chặt chẽ hoặc hùng biện
giúp phát triển tư duy khoa học và ngôn ngữ ở HS. HS sẽ học được cách trình
bày một vấn đề, một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống.
+ Lời giảng của GV có thể gây cảm xúc và ấn tượng mạnh mẽ, có tác
dụng rất lớn trong việc giáo dục tình cảm, thái độ ở HS.
+Tiết kiệm thời gian nhất. Có thể truyền đạt một lượng thông tin lớn cho
nhiều HS trong một thòi gian hạn chế.



Phương pháp đàm thoại tìm tòi
Đàm thoại tìm tòi là phương pháp ừao đổi giữa GV và HS trong đó GV

nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic chặt chẽ với nhau để HS suy
lý, phán đoán, quan sát, tự đi đến kết luận và qua đó mà lĩnh hội kiến thức.
GV nên sử dụng thường xuyên phương pháp đàm thoại tìm tòi để huy
động vốn kiến thức cũ, đã có của HS khi hình thành khái niệm hoặc nêu ra
các vấn đề, yêu cầu HS quan sát phương tiện trực quan, phân tích.
Các yêu cầu sư phạm đối với vẩn đáp tìm tòi là:
+ Phải làm cho HS ý thức được mục đích của toàn bộ hay một phần lớn
của cuộc đàm thoại.
+ Hệ thống câu hỏi phải được lựa chọn và sắp xếp họp lý, gắn bó vói
nhau thành một thể thống nhất.
+ Các câu hỏi được chia thành đơn giản và phức tạp. số lượng và tính
chất phức tạp của các câu hỏi phụ thuộc vào tính phức tạp của đối tượng
nghiên cứu, kiến thức cần thiết để tiếp thu tài liệu mới, trình độ phát triển của
HS.
+ Sau khi giải quyết xong một vấn đề cần tổng kết lại kết quả việc giải
quyết vấn đề nêu ra.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

11


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học


+ Phải đảm bảo nguyên tắc đàm thoại với cả lớp và không bị động “theo
đuôi” lớp. Muốn vậy càn đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ rồi mói chỉ định một
HS trả lời, không chiều theo ý muốn của HS khi lệch khỏi trọng tâm của vấn
đề.


Cho học sinh dùng sách giáo khoa
Trước đây SGK chỉ cho HS dùng ở nhà, trên lóp GV thường yêu càu HS

cất SGK đi để tập trung nghe giảng.
Việc biên soạn lại chương trình và SGK đổi mới là để HS có thể dùng
sách tự học còn GV dựa vào những gợi ý về mặt phương pháp của cách tổ
chức các hoạt động dạy học giúp HS tự lực giành lấy kiến thức mới. Vì vậy
càn tập cho HS có kỹ năng dùng sách , độc lập thu nhận một số kiến thức từ
sách, bồi dưỡng năng lực tự học.
Thực tế cho thấy rất nhiều kiến thức trong sách HS có thể đọc hiểu được,
thế mà GV cứ giảng từ đầu đến cuối bài học. Làm như vậy sẽ tạo cho HS tính
ỷ lại và không thể có nhiều thời gian dành cho việc tổ chức hoạt động dạy học
những kiến thức khó, nhằm phát triển tư duy. Với cách dạy như vậy rất dễ
“cháy giáo án” và dàn trải, không thể hiện đâu là các kiến thức trọng tâm, chất
lượng dạy học thấp.
Có những bài có thể cho HS hoàn toàn tự đọc sách, sau đó trả lòi câu hỏi
như những bài về sản xuất hóa học, lịch sử phát triển của một học thuyết.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

12


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoa Hóa học

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
2.1. Chương trình hóa học lớp 10 [1]
Những nội dung về phân tích định tính trong chương trình hóa học lớp
10 bao gồm:

- Nhận biết ion clorua bằng dung dịch AgNƠ3, xuất hiện kết tủa màu
trắng không tan trong các dung dịch axit mạnh.
Ag+ + Cl- - > AgCli
- Phân biệt các ion F , C1, B r, I bằng dung dịch AgNƠ3, xuất hiện các
kết tủa có màu sắc khác nhau:
NaF + AgNƠ3 —» không phản ứng
NaCl + AgNƠ3 —>AgCll (màu trắng) + NaNƠ3
NaBr + AgNƠ3 —>AgBrl (màu vàng nhạt) + NaNƠ3
Nai + AgNƠ3 —>A gll (màu vàng) + NaNƠ3
- Nhận biết ion suníat (SO42'), dùng dung dịch BaCỈ2, sản phẩn cho kết
tủa trắng không tan trong axit.
Ba2+ + SO42' —>BaSƠ4Ì (màu trắng)
- Nhận biết ion suníua (S2'), cách nhận biết này được học trong phần tính
chất của muối suníiia đó là phản ứng đặc trưng của ion s 2'. Các muối sunfua
tạo thành có màu đặc trưng: CdS (màu vàng), CuS, FeS, Ag2S... màu đen.
Pb2+ + s 2- -> PbS
Cd2+ + s 2- -> CdSịvàng
Cu2+ + s 2' -> CuSịđen
Fe2+ + s 2- -> FeSịđen
2Ag+ + s 2- -H. Ag2S ịđen

Để phục vụ tốt cho giảng dạy hóa học phổ thông, những kiến thức liên

quan đến phần nội dung trên sinh viên sư phạm được học ở bậc đại học trong
học phần hóa học phân tích 3(Thực hành hóa học phân ích) bao gồm:

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

13


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

- Nhận biết các ion F", Cl", Br", I"
+ Phản ứng phát hiện ion F' bằng phản ứng tạo phức vói Zr (IV) phức
chất của Zr với F' khá bền và có màu đỏ. Phản ứng làm mất màu phức chất sắt
(III) thioxianat, khi có mặt ion F", dung dịch mất màu đỏ do chuyển thành
phức chất không màu.
Fe(SCN)3 + 3F -►FeF3 + 3SCN"
+ Các ion Cl", Br", I" :Phản ứng với dung dịch AgN0 3 tạo được các bạc
halogenua ít tan có màu sắc khác nhau (AgCl màu trắng, AgBr màu trắng ngà,
Agl màu vàng), các muối này đều không tan trong các axit.
Cl- + Ag+ -> A gC lị^g
Br' + Ag+ —>AgBrị^gngà
I- + Ag+ -H. A glịvàng
lon I' còn được phát hiện bằng phản ứng oxi hóa ion I' bằng ion NO2'
trong môi trường axit sản phẩm tạo thành là I2.
2 HNO2 + 31- + 2H+ -> I3- + 2NO + 2H20

lon Br" và I" còn được phát hiện bằng phản ứng với nước clo, khi thêm
dần nước clo vào dung dịch chứa I", I" bị oxi hóa thành I2 và nhận biết bằng hồ

tinh bột tạo thành dung dịch có màu xanh đặc trưng. Vói dung dịch Br" xảy ra
phản ứng oxi hóa Br" thành Br2.
Cl2 + 31 -►2C1- + 13
CỈ2 + 2Br —>2C1 + Br2
Ngoài ra còn phản ứng oxi hóa C1, B r, I bằng Mn04" ừong môi trường
axit ở các giá trị pH khác nhau.
Ở pH = 0, E = E^n04_/Mn2+ = 1,51 V, MnCV oxi hóa được cả Cl\ Br", I"
0 pH = 3, E = EMn04 _ịMn2+ <E°C12/2C1- nhưng EMn0ị_ ịMn2+ > E°Bi2/2Brnên MnƠ4 oxi hóa được B r, I

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

14


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ở pH = 5, E -

Khoa Hóa học

^Mn04-/M n2

+ <E°Bi2/2Br- nhưng Emn 0 4 - / M n 2 + > E°I2/2I- nên

MnCV chỉ oxi hóa được I" thành I2.
Để phát hiện các halogenua trong hỗn hợp, dung dung dịch Mn(V
khoảng 1% trong môi trường đệm axetat (pH~5). Lúc này I" sẽ bị oxi hóa
thành I2 và bị chiết hết vào dung dịch CCI4 hoặc CHCI3.
Sau khi tách lớp dung môi hữu cơ ra bằng H2SO4 đến pH = 3 và thêm
MnCV dư, Br2 tạo ra sẽ bị chiết vào lớp CHCI3 tạo một lớp màu vàng da cam.

Tách lóp dung môi hữu cơ, khử KMnƠ4 dư bằng Na2SƠ3, lọc kết tủa
MnO(OH)2 và tìm Cl" bằng dung dịch AgNƠ3- Nhận biết ion s 2'
+ Phản ứng với HC1, cho H2S bay ra, có mùi trứng thối đặc trưng, hoặc
hóa đen giấy tẩm Pb(CĩỈ3COO)2.
s 2' + 2H+ -►H2s t
+ Phản ứng vói dung dịch AgNŨ3, khi có KCN ion Ag+ tạo vói s 2' kết
tủa Ag2S màu đen.
Ag+ + s 2"—>Ag2S ịđen
- Phản ứng phát hiện ion sunfat (SO42 ): Phản ứng với ion Ba2+’ tạo kết
tủa trắng BaSƠ4.
Ba2+ + SO42' —>BaS04 ịtrắng
Như vậy, trong chương trình hóa học phân tích, sinh viên không chỉ
được học các phản ứng phân biệt các halogenua trong các lọ hóa chất mất
nhãn mà còn được nghiên cứu các phản ứng nhận biết ịphát hiện) các ỉon này
bằng những phản ứng phức tạp hơn. Điều này giúp hình thành ở sinh viên
năng lực giải quyết các vẩn đề trong thực tể cuộc sống, năng lực nghiên cứu
khoa học, giúp sinh viên có thể xây dựng các qui trình phân tích phát hiện các
ion trong các mẫu thực.

__

___

X

Trịnh Thị Kiêu Linh

15



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

Với giảng dạy hóa học phổ thông, không nên thiết kế những bài tập nhận
biết các halogenua có F vì trong chương trình hóa học phổ thông không đề
cập phản ứng đặc trưng để nhận biết F. Nếu có chỉ là bài tập về phân biệt
các dung dịch halogenua bị mất nhãn.
Khỉ áp dụng phần nội dung này trong giảng dạy hóa học phổ thông GV
nên tập trung vào những phản ứng đơn giản, dễ nhớ. Ngoài ra có thể bổ sung
một số phản ứng nhận biết halogenua bằng MnOậ , nhận biết T bằng NOĩ,
nhận biết s2'bằng Ag+ trong CN~ khi bồi dưỡng HS giỏi.
GV có thể hướng dẫn HS giải thích khả năng phản ứng của các
halogenua với MnOặ tại các giá trị pH khác nhau, hay phản ứng nhận biết

s2~bằng Ag+ trong dung dịch có chứa CN~ (mặc dù CN~ tạo phức khá bền với
Ag+) khi giảng dạy THPT chuyên.
Khỉ giảng dạy các bài thực hành, GV có thể thiết kế các tình huống học
tập để có thể kích thích năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Ví dụ: Nhận
biết ỉon SO42 khỉ trong phòng thí nghiệm không có dung dịch Ba2+. Học sinh
có thể sẽ nghĩ tới Ca2+ và tiến hành thí nghiệm nhận biết, hay ở mức cao hơn
GV có thể pha các dung dịch Ca2+ và SO42' sao cho khi HS làm thí nghiệm kết
tủa không xuất hiện để gợi ý học sinh về điều kiện xuất hiện kết tủa (K S(CaS04 )
= lữ 4’6).
Thiết kể các bài tập tách các chất halogenua dựa vào phản ứng oxi hóa
c t, B r, ỉ bằng MnOị trong môi trường axit ở các giá trị pH khác nhau cho
HS giỏi, THPT chuyên, HS tham gia kì thi olỉmpic hóa học...
Để giảng dạy tắt phần kiến thức này trong chương trình THPT, tôi có
để xuất một số phương pháp giảng dạy sau:
- Phương pháp dạy học theo nhóm khi học về phần phân biệt các ion

halogen dựa vào màu sắc của kết tủa tạo thành, khi tác dụng vói dung dịch
bạc nitrat vì phần trước HS đã được học về cách nhận biết ion Cl' từ bài trước,

__

___

X

Trịnh Thị Kiêu Lỉnh

16


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

mà các ion F , Br', I" và Cl" đều thuộc nhóm halogen. Từ đó, mà cho HS thảo
luận theo nhóm để giải quyết vấn đề học tập mà GV đưa ra.
- Phương pháp trực quan kết họp với các phương pháp dùng lòi, khi dạy
xong cách nhận biết sau đó cho HS quan sát video thí nghiệm, tiến hành thí
nghiệm nhận biết đó. Trong khi quan sát, làm thí nghiệm GV nói về hóa chất,
cho chất nào vào chất nào, những chú ý của phản ứng...Sử dụng video khi
những phản ứng GV không thể tiến hành do không có hóa chất, phản ứng độc
hại.. .nếu không thì nên tiến hành thí nghiệm để gây hứng thú cho giờ học.
- Phương pháp đàm thoại gọi mở để hướng dẫn HS cách nhận biết ion
SO42' dựa vào SGK, bảng tính tan để đưa ra thuốc thử và dấu hiệu nhận biết

ion đó vì phần trước đó HS được học về đặc trưng của muối sunfat.

2.2. Chương trình hóa học lớp 11 [1]
Trong chương trình hóa học phổ thông phần kiến thức về phân tích định
tính bao gồm:
- Nhận biết ion nitrat (NO3 ) bằng phản ứng vói bột đồng trong dung
dịch H2SO4 loãng, đun nóng nhẹ, phản ứng tạo thành dung dịch màu xanh, khí
NO không màu thoát ra và bị oxi của không khí oxi hóa thành NO2 màu nâu

đỏ.
3Cu + 8H+ + 2 NO3 -> 3Cu2+ + 2NOt + 4H20
2NO + 02(kk) -> 2 NO2
- Nhận biết ion photphat (PO43 ), dùng dung dịch muối bạc nitrat có kết
tủa màu vàng xuất hiện.
3Ag+ + PO43' -» Ag3PƠ4Ì (vàng)
- Nhận biết ion amoni (NĨỈ4+) qua phản ứng đặc trưng của muối amoni
khi tác dụng với dung dịch kiềm.
NH4+ + OH -> NH3T + H20
- Nhận biết khí amoniac, bằng quỳ tím ẩm hóa xanh.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

17


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

- Nhận biết ion CO32' qua tính chất hóa học đặc trưng khi tác dụng vói
axit, giải phóng khí CO2.
CO32 + 2H+ -> C 0 2t + H20

HCO3- + H+^ C 0 2t + H20

- Nhận biết ion silicat ( S1O32'), phản ứng tạo thành axit silicic H2SÌO3 là
chất ở dạng keo không tạn trong nước, dễ mất nước khi đun nóng.
Na2Si03 + CO2 + H2O —> Na2C03 + H2SĨ03 4* Các phần kiến thức liên quan trong chương trình hóa học phân tích ở
bậc đại học sử dụng trong giảng dạy hóa học lớp 11
- Nhận biết ion NO3 :
+ Phản ứng của Cu và H2SO4 đặc, trong môi trường axit H2SO4 đặc ion
NO3' oxi hóa Cu tạo thành NO và sau đó NO bị oxi hóa bởi không khí tạo

thành NO2 màu nâu.
3Cu + 8H+ + 2 NO3 -> 3Cu2+ + 2NOt + 4H20
2NO + 02 (kk) “>2 NO2
+ Phản ứng của FeS04 và H2SO4 đặc, ion NO3 bị Fe2+ khử thành NO
ừong môi trường

H2SO4, NO sinh ra tạo vói FeS04 thành phức chất

[FeN0 ]S04 màu nâu xuất hiện ở ranh giới tiếp xúc của H2SO4 đặc và dung
dịch nước.
+ Thuốc thử Griess: Khử NO3 thành NO2 bằng bột Zn sau đó cho thuốc
thử Griess thuốc thử tác dụng với ion NO2 cho màu đỏ của hợp chất azo.
- Nhận biết ion amoni (NĨỈ4+):
+ lon NFLt+ là một axit yếu và NH3 dễ bay hơi nên khi đun vói dung dịch
kiềm thì ion NĨỈ4+ sẽ bị đuổi khỏi dung dịch.
NH4+ + OH" -> NH3Í + H20

+ Phản ứng vói thuốc thử Netle, cho kết tủa keo màu nâu đỏ. Nếu nồng
độ ion NFLị+ rất bé thì ta được dung dịch keo màu da cam.


Trịnh Thị Kiều Lỉnh

18


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

NH4+ + OH"

NH3t + H20

2HgLị2"+ 2NH3 -> 2HgNH3I2 + 4T
2HgNH3I2 -> NH2Hg2I3 ị nâuđỏ + NH4+ + r
NH4+ + 2 0 H" +Hgl42-^ NH2Hg2I3 ị„âuđỏ + 2H20 + r
- Nhận biết ion P 0 43":
+ Phản ứng với amonimolipdat (NH4)2Moơ4, trong dung dịch HN0 3 các
ion photphat tạo với amonimolipdat kết tủa vàng amoniphotphomolipdat.
H3P0 4 + 12M o0 42"+ 3NH4+ + 21H+ -> (NH4)3H4[P(Mo20 7)6] i + 10H2O
Kết tủa amoniphotphomolipdat tan được trong kiềm dư trong dung dịch
NH3.
(NH4)3H4[P(Mo20 7)6] i + 240H- -> 3 NĨỈ4+ + 12Mo042- + P 0 43- + 14H20
+ lon P 0 43' tạo được kết tủa trắng tinh thể ZnNH4P 0 4 ở pH «6 và
MgNH4P 0 4pH « 9.
Mg2+ + NH4+ + P 0 43- -> MgNH4P 0 4i
- Nhận biết ion cacbonat (C032'):
+ Phản ứng vói các axit, giải phóng C 0 2 và để nhận biết C 0 2 dừng nước
vôi trong Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2. Các dung dịch này hóa đục khi gặp C 0 2,
nhưng có dư C 0 2 thì dung dịch lại trong suốt.

C 0 32- + 2H+

C 02í + H20

C 0 2 + Ba(OH)2 —> BaC0 3 + H20
BaC0 3 + 2C0 2 + H20 -> Ba(HC0 3)2
- Nhận biết ion silicat (Si032'):
+ Phản ứng tạo thành axit silicic: Khi axit hóa các dung dịch silicat thì
tạo thành kết tủa trắng keo axit silicic. Tùy điều kiện phản ứng có thể có kết
tủa gen hoặc tạo thành dung dịch keo. Việc thêm muối NH4C1 hoặc NH4N0 3
và khi đun nóng làm cho kết tủa keo đông tụ dễ hơn.

Trịnh Thị Kiều Lỉnh

19


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

+ Phản ứng vói amoni molipdat: lon silicat tạo với (NfLị)2MoC)4 trong
dung dịch HNO3 phức chất silicimolipdat tan màu vàng
H2S1O3 + 16H+ + I2M0O42" -> Si(Mo20 7)68' + 9H20
+ Phức silicimolipdat bị benzidin và nhiều chất khử khác khử thành họp
chất màu xanh.
Như vậy, với 3 cách nhận biết ion NO3 trong chương trình được học ở
bậc đại học khỉ giảng dạy ở THPT giáo viên chỉ cho HS nhận biết ỉon này
bằng phản ứng của Cu và H2SO4 đặc. Với cách nhận biết này dùng cả khi dạy
chương trình cơ bản và chương trình nâng cao. Còn hai cách nhận biết còn lại

có thể mở rộng chho HS giỏi, chuyên...
Phản ứng của NO3' với FeSŨ4 trong H2SO4 đặc và thuốc thử Grỉess GV
bỏ qua vì không có trong SGK. Cách này sẽ được dùng để nhận biết trong các
trường hợp hạn chế thuốc thử khi bồi dưỡng HS giỏi, HS tham gia thi
Olympic hóa học.
Với ỉon amoni và cacbonat, các phản ứng đặc trưng được vận dụng
trong giảng dạy hóa học phổ thông từ bậc THCS. Đặc biệt với c o ỉ ' đã xuất
hiện trong nhiều bài tập nhận biết cũng như bài tập tính toán định lượng.
Phản ứng của NH4 + với thuốc thử Netle có thể được mở rộng thêm với
ban khoa học tự nhiên hay THPT chuyên trong khi giảng dạy các bài thực
hành và chỉ yêu cầu học sinh viết phản ứng tổng hợp cuối cùng, hay khi thiết
kể các bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để nhận biết NH4 + mà
đáp án đúng là thuốc thử Netle cũng là một cách ghi nhớ tốt phần nội dung
kiến thức này, tạo thuận lợi cho việc học tập ở các bậc học tiếp theo.
Trong chương trình hóa học phổ thông, ion PO43' được nhận biết bằng
phản ứng tạo kết tủa vàng với Ag+, tuy vậy phản ứng này chỉ dùng để phân
biệt PO43' với những hóa chất khác trong các bài tập về phân biệt các lọ hóa
chất mất nhãn. Đây không phải phản ứng đặc trưng để nhận biết PO43', và vì

__

___

X

Trịnh Thị Kiêu Lỉnh

20



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoa Hóa học

vậy GV khi thiết kế bài tập cần chú ý không đưa dạng bài tập nhận biết sự có
mặt của PO43' trong các dung dịch.
Thiết kể các bài tập phân biết, tách các chất phù hợp với từng đối tượng
HS.
Để giảng dạy tốt phần kiến thức này trong chương trình THPT\ GV có
thể sử dụng một số phương pháp giảng dạy sau:
- Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu, được dùng khi dạy
phần nhận biết ion NO3' trong môi trường axit (điều kiện phản ứng xảy ra).
GV cho HS đưa ra dự đoán khi cho Cu tác dụng vói dung dịch NaNƠ3 và Cu
tác dụng vói NaNƠ3 có mặt của H2SO4 đặc. Sau đó, làm thí nghiệm của hai
phản ứng trên và yêu cầu HS nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng và
rút ra nhận xét.
- Phương pháp thuyết trình khi học về nhận biết ion silicat thông qua
phản ứng tạo axit silixic vì phần này là phần mới HS chưa được học đây là
kiến thức mới.
- Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa, khi dạy phàn nhận
biết ion amoni và cacbonat, kiến thức này HS đã được học ở các lớp dưới vì
vậy khi học lại phần này GV nên sự dụng thí nghiệm theo phương pháp minh
họa, để chứng minh về tính chất của các ion đó.
- Sử dụng bài tập: có tác dụng ôn luyện, củng cố hiệu quả nhất, nó giúp
HS có được nhiều kĩ năng đồng thời khắc sâu những gì mà các em đã lĩnh hội
được.
2.3. Chưong trình hóa học lóp 12 [1]
Trong chương trình hóa học phổ thông lớp 12 phần kiến thức liên quan
đến phân tích định tính bao gồm:
Ngoài phần nhận biết các ion trong những bài học về chất, trong chương

trình hóa học lớp 12 còn có một chương riêng về phân tích định tính. Vói
chương trình nâng cao các cation được nghiên cứu theo nhóm.

__

___

X

Trịnh Thị Kiêu Lỉnh

21


×