Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

giáo án tuần 1 khối 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.2 KB, 42 trang )

Tiếng Việt
Tiết1

: Ổn định tổ chức

I. Mục tiêu
- Học sinh cĩ nề nếp khi học Tiếng Việt .
- Thực hiện đúng, thành thạo các thao tác đưa bảng, hạ bảng, lấy sách, cầm sách .
- Rèn ý thức tự giác trong học tập .
II. Các hoạt động dạy và học :
- Kiểm tra sách Tiếng Việt, vở bài tập Tiếng Việt. Nhắc nhở HS bao bìa dán nhãn đầy
đủ.
- Kiểm tra bảng con, phấn, giẻ lau .
- Kiểm tra bộ chữ trong bộ đồ dùng học tiếng việt.
Tiếng Việt
Tiết2

-

: Ổn định tổ chức

Giáo viên hướng dẫn HS đưa bảng, hạ bảng, xóa bảng phải thực hiện đúng qui định
Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bảng cài
Hướng dẫn HS cách đứng lên, cầm sách khi đọc bài, thưa cô trước khi đọc.
Quy định các hiệu lệnh của GV .


Đạo đức
Em là học sinh lớp một
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :Giúp học sinh biết được :


- Trẻ em đến 6 tuổi đều được đi học .
- Biết tên trường, lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp
- Bước đầu biết giới thiệu tên mình, những điều mình thích trước lớp
2. Kỹ năng :
- HS thực hiện việc đi học hằng ngày , thực hiện những yêu cầu của GV ngay những ngày
đầu đến trường .
- HS mạnh dạn, tự tin khi giới thiệu bản thân mình trước lớp
3. Thái độ
-KNS : - HS thêm yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp
- Rèn cho HS kĩ năng lắng nghe tích cực và trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ngày đầu
tiên đi học, về trường lớp, thầy cô giáo
II .Chuẩn bị :
- GV : Điều 7 , 28 trong công ước quốc tế quyền trẻ em , một số bài hát : Ngày đầu tiên
đi học , trường em , đi học …
- HS : Vở bài tập đạo đức .
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định : (1’) hát
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách bài tập .
3. Giới thiệu bài (1’) : Em là học sinh lớp 1
- Giáo viên ghi bảng : 1 em nhắc lại
4. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1 :( 10 ) Thực hiện trò chơi “ Tên
bạn , tên tôi “ ( Bài tập 1 ) .
• Mục tiêu : Biết giới thiệu tên mình và tên
một số bạn bè trong lớp
• Hình thức : Nhóm , cá nhân
• Phương pháp : Trò chơi , thực hành
. Giáo viên nêu cách chơi , học sinh đứng
thành vòng tròn và điểm danh từ 1 tới hết ,

đầu tiên em thứ nhất giới thiệu tên mình .
Sau đó em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ
nhất, và tên mình . Em thứ 3 lại giới thiệu
tên bạn thứ nhất , bạn thứ 2 và tên mình . Cứ
như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong
vòng tròn đều được giới thiệu tên .
- Sau khi học sinh chơi xong . Giáo viên hỏi .
- Trò chơi giúp em điều gì ?
- Em cảm thấy như thế nào khi giới thiệu tên
mình với các bạn ?
* Tóm ý : Mỗi người đều có 1 cái tên . Trẻ em
cũng có quyền có họ tên .
Hoạt động 2 (7’) : Học sinh tự giới thiệu về sở
thích của mình .

Hoạt động của trò

- Học sinh chú ý lắng nghe cách chơi .
- Thực hiện theo yêu cầu của trò chơi .

- Mỗi nhóm 6 - 8 em chơi .
- Học sinh tự nêu .
- Sung sướng , tự hào , thú vị .
- 1 HS tóm ý .


• Mục tiêu: Hs mạnh dạn, tự tin khi trình
bày sở thích của bản thân
• Hình thức : Nhóm , cá nhân
• Phương pháp : Thực hành

- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy
và nêu yêu cầu . Em hãy dùng giấy thể hiện ý
thích của mình qua các hình vẽ .
- Mời một số em dán tranh của mình lên bảng
và giới thiệu sở thích của mình trước lớp .
* Tóm y : Mỗi người đều có điều mình thích và
không thích . Những điều đó có thể giống nhau
hoặc khác nhau giữa người này và người khác .
Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích
riêng của người khác .
Hoạt động 3 : (12’) Học sinh kể về ngày đầu
tiên đi học của mình .
• Mục tiêu: HS trình bày được suy nghĩ, ý
tưởng về ngày đầu tiên đi học
• Hình thức : Cả lớp
• Phương pháp : Hỏi đáp , kể chuyện
- Em đã mong chờ , chuẩn bị cho ngày đâu tiên
đi học như thế nào ?
- Mọi người trong gia đình đã quan tâm và
chuẩn bị cho em ra sao ?
- Ngày đầu tiên đến trường , em được gặp gỡ
những ai ?
- Em hãy nêu những điều em thích khi được là
học sinh lớp 1 . Vậy em sẽ làm gì để xứng
đáng là học sinh lớp 1 ?
* Tóm ý : Vào lớp 1 , em sẽ biết thêm nhiều
bạn mới , thầy cô giáo mới , em sẽ biết đọc ,
biết viết và học được nhiều điều mới lạ .
- Được đi học là niềm vui , là quyền lợi của trẻ
em .

- Em rất vui và tự hào là học sinh lớp 1 .
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật ngoan ,
thật giỏi .
* Củng cố : (4’)
- Gv yêu cầu học sinh hát bài : “ Ngày đầu tiên
đi học”
- Gv hỏi : Ngày đầu tiên đi học em gặp cô giáo
thầy giáo em cảm thấy như thế nào?
- Trẻ em đi học có quyền gì?
- Mỗi bạn đều có ý thích riêng của mình,
chúng ta phải tỏ thái độ như thế nào với ý thích
riêng của bạn?
- Chúng ta phải làm gì để xứng đáng là học
sinh lớp 1?
- Gv giảng và chốt ý, giáo dục học sinh qua bài
học.

- Học sinh thực hiện vẽ tranh tự giới thiệu
về mình và gia đình mình qua tranh .

- 1 HS tóm ý .

-HS trả lời .
- Gọi dậy sớm , chuẩn bị sách vở .
- Bạn bè mới, thầy cô mới .
- Mong đến ngày khai giảng , mong nhìn
thấy trường lớp mới
- 1 HS tóm ý .

- Hs cả lớp hát bài “ Ngày đầu tiên đi

học.”
- Hs nêu miệng.
- Phải biết tôn trọng ý thích riêng của
bạn.


- Gv nhận xét tuyên dương.
- Cho HS nêu lại quyền của mình .
- Nêu ý nghĩa của việc học .
5. Dặn dò :
- Về chuẩn bị bài : Em là HS lớp 1 (tiết 2 )
- Nhận xét tiết học .


Tiếng Việt
Tiết 1 :Các nét cơ bản
I .Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS làm quen và nhận biết được các nét cơ bản
2. Kỹ năng : HS biết sử dụng các nét đã học để viết đúng, đẹp các con chữ .
3. Thái độ : - KNS: học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở khi tập viết
Học sinh biết chăm sóc bản thân thông qua tư thế ngồi viết
II . Chuẩn bị :
- GV : Các nét được viết trên tấm bìa cứng .
- HS : Bảng con, vở tập viết .
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Ổn định : (1’) Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra bộ thực hành học Tiếng Việt .
3. Giới thiệu bài mới : (1’) Hôm nay cô cùng các con đọc và viết các nét cơ bản, GV
ghi tựa bài lên bảng, 1 em nhắc .
4. Các hoạt động :

Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 (20’) : Giới thiệu tên các nét
cơ bản
• Phương pháp :Giảng giải
• Hình thức : cá nhân, lớp
HS quan sát, nhận xét
-GV viết mẫu và giới thiệu tên từng nét .
- Cá nhân gọi tên từng nét .
Nét ngang
Nét xiên phải
Nét xiên trái
Nét móc ngược
Nét móc xuôi
Nét móc 2 đầu
Nét cong phải
Nét cong trái
Nét sổ thẳng


Nét khuyết trên

Nét khuyết dưới

Nét cong kín
Hoạt động 2 (14’): Hướng dẫn viết nét cơ
bản .
• Hình thức : Lớp, cá nhân
• Phương pháp : Hỏi đáp
- GV hướng dẫn từng nét, GV đưa mẫu

từng nét lên bảng.
. Nét ngang nằm ở li thứ mấy của ô vở?
. Chiều dài của nét ngang là bao
nhiêu ?
. GV nhận xét cách viết bảng và sửa sai.
- Thực hiện tương tự cho các nét còn lại.
*. Củng cố (5’) :
- GV chỉ nét .
-Trò chơi : Ai nhanh ai đúng
- GV tổng kết trò chơi .

5. dặn dò (1’) :
- Về nhà ôn lại bài .
- Giáo viên nhận xét tiết học .

- HS quan sát , nhận xét .
- Ô li thứ 3
- Nửa ô vở
- HS viết nét ngang vào bảng con .
- Đọc lại tên nét .
- HS gọi tên
- Chia 2 đội, mỗi đội 5 em đội nào viết
được nhiều nét nhất là thắng .


Tiếng Việt
Tiết 2 : Các nét cơ bản
*Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1 (15’) : Viết bảng con

• Phương pháp : Giảng giải , thực
hành , vấn đáp .
• Hình thức : cá nhân, lớp .
- GV gọi tên từng nét .
- Yêu cầu học sinh gọi tên bất kỳ nét cơ
bản nào .
- Yêu cầu học sinh đọc tất cả các nét cơ
bản .
Hoạt động 2 (15’): Luyện viết vào vở
• Hình thức : Lớp, cá nhân .
• Phương pháp : Thực hành .
- GV viết mẫu từng dòng trên bảng.
- GV đi từng bàn, uốn nắn tư thế ngồi, cách
cầm bút để vở cho từng học sinh , nhắc các
em viết cẩn thận .
* Củng cố (5’) :
- GV thu vở chấm điểm .
- Nhận xét bài viết của học sinh .
- Trò chơi “ Nhanh tay lẹ mắt”
- Gv chia lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm
từ 6 đến 8 hs.
- Gv phổ biến luật chơi.
- Gv phát cho mỗi nhóm 1 bộ có các nét
- Gv đọc tên các nét cơ bản nào đó thì nhóm
đó tìm và cử 1 bạn giơ lên và đọc.
- Gv cho các nhóm thi đua chơi nhiều lần.
- Nhóm nào làm nhanh và đúng nhóm đó sẽ
thắng cuộc.
- Gv gọi hs đọc lại các nét cơ bản có trên
bảng.


5 . Dặn dò :
- Chuẩn bị bài : e
- Mỗi em mang 1 sợi dây ngắn và bộ chữ cái .
- Nhận xét tiết học

Hoạt động của Trò

- HS lần lượt viết vào bảng con .
- Từng em đứng lên đọc theo yêu cầu của
GV .
- Cả lớp đồng thanh .

- HS viết từng nét vào vở tập viết .

- HS thu vở .
- HS sửa sai .

- Mỗi nhóm nhận 1 bộ có các nét cơ bản.
- Các thi đua tìm các nét cơ bản theo yêu
cầu của gv.

- Hs đọc cá nhân, bàng, tổ, lớp.


Toán

Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Giúp HS

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình
- Bước đầu làm quen với sách giáo khoa, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong
giờ toán.
2. Kỹ năng : Thực hiện đúng các yêu cầu học toán .
3. Thái độ : Giáo dục học sinh gìn giữ sách, đồ dùng cẩn thận .
II. Chuẩn bị :
- GV : Sách Toán 1
- HS : Bộ đồ dùng Toán 1, sách Toán .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định : ( 1 ) Hát
2. Bài cũ : ( 4) Kiểm tra bộ đồ dùng học toán .
3. Giới thiệu bài mới : ( 1 )Cô cùng các con học tiết học đầu tiên của môn toán .
4.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1 (10’) : Hướng dẫn học sinh sử
dụng sách Toán .
• Phương pháp :Thuyết trình, giảng
giải .
• Hình thức : Cả lớp
- Cho HS xem sách Toán 1 .
- Hướng dẫn HS lấy sách, mở sách đến
trang có : “ Tiết học đầu tiên” .
- GV giới thiệu sách Toán 1 .
.Từ bìa đến tiết học đầu tiên .
. Saú mỗi tiết có 1 phiếu tên bài học ở
đầu trang .
- Cho HS thực hành gấp sách , mở sách .
Hoạt động 2 (14’): Hướng dẫn HS làm quen
với một số hoạt động học toán ở lớp 1
• Hình thức : Nhóm, cá nhân , lớp .

• Phương pháp : Trực quan, quan sát
- Yêu cầu mở SGK bài: Tiết học đầu tiên .
- GV tổng kết theo nội dung từng hình .
. Hình 1 : HS làm việc với que tính
. Hình 2 : Đo độ dài bằng thước .
. Hình 3 : Học chung lớp .
. Hình 4 : Học nhóm .
* Tóm ý : Học toán học cá nhân , tự tìm
hiểu là tốt nhất .
Hoạt động 3 (5’) : Những yêu cầu cần đạt
sau khi học Toán.
• Phương pháp : Thuyết trình, giảng
giải .

Hoạt động của Trò

- HS quan sát .
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV .
- HS quan sát sách toán Lớp 1 .
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV .
- HS thực hành .

- HS mở sách quan sát từng hình , thảo
luận học toán lớp 1 có những hoạt động
nào, sử dụng ĐDDH nào.

- 1 HS tóm ý .


• Hình thức : Lớp, cá nhân .

- GV nêu các yêu cầu trọng tâm .
. Đếm, đọc, viết số, so sánh 2 số .
. Làm tính cộng, tính trừ .
. Nhìn hình vẽ nêu được bài toán .
. Biết giải các bài toán .
. Biết đo độ dài, biết hôm nay là thứ
mấy , là ngày bao nhiêu, biết xem lịch .
. Biết cách học tập, suy nghĩ .
*Tóm ý : Muốn học tốt môn toán chúng ta
phải học bài và làm bài tập đầy đủ, chịu
khó suy nghĩ , tìm tòi …
Hoạt động 4 (4’) : GV giới thiệu bộ đồ
dùng học toán .
• Phương pháp : Quan sát , thực hành
• Hình thức : Lớp, cá nhân .
- GV giới thiệu từng đồ dùng học toán .
- Giới thiệu cách sử dụng .
- GV yêu cầu .
* Củng cố :
- GV hỏi tên các đồ dùng học toán .
- Trò chơi : Tìm đồ dùng học toán .
5 – Dặn dò :
-Về nhà chuẩn bị bài : Nhiều hơn ít hơn .
- Nhận xét tiết học .

- HS nhắc lại từng yêu cầu trọng tâm bài

- Một HS tóm ý.

- HS quan sát bộ đồ dùng học toán .

- HS làm theo GV .
- HS mở hộp lấy các đồ dùng theo yêu cầu
.
- HS trả lời – Nhận xét .
- Hai đội thi đua xem đội nào tìm được
nhiều đồ dùng học toán là đội đó thắng
cuộc .


Thủ Công

Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức : Học sinh biết một số loại giấy , bìa , và dụng cụ học thủ công ( thước kẻ,
bút chì, hồ dán )
2. Kỹ năng : Học sinh biết công dụng của các đồ dùng khi học thủ công .
3. Thái độ : Giáo dục học sinh yêu thích môn học .
TKNL : HS biết tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành, biết tái sử dụng các
loại giấy báo, lịch cũ để dùng trong các bài thủ công
BVMT : HS biết giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt giấy vụn ra lớp học
II. Chuẩn bị :
- GV : Các loại giấy màu , bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo , hồ dán , thước kẻ.
- HS : Các loại giấy màu , bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo , hồ dán , thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Ổn định : (1’) Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học thủ công .
3. Giới thiệu bài : (1’) Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em biết một số loại giấy , bìa
và dụng cụ học thủ công .
4. Các hoạt động :
Hoạt động của Thầy

Họat động 1 : (15’) Giới thiệu giấy , bìa .

Hình thức : Lớp , cá nhân

Phương pháp : Giảng giải , quan sát ,
hỏi đáp .
- Giáo viên đưa miếng giấy màu, bìa cho
học sinh xem .
- Em hãy nhận xét xem giấy và bìa
khác nhau ở điểm nào ?
- Giáo viên đưa quyển vở , yêu cầu học
sinh chỉ đâu là bìa , đâu là giấy .
- Giáo viên đưa miếng giấy màu và giới
thiệu . Giấy màu để học thủ công , mặt trước là
các màu xanh , đỏ , tím , vàng … mặt sau có
kẻ ô .
* Tóm ý : Giấy , bìa được làm từ bột của
nhiều loại cây : tre , nứa , bồ đề … giấy mỏng
là phần bên trong của quyển vở hay quyển
sách , bìa cứng dày hơn được đóng bên ngoài
quyển vở .
Hoạt động 2 : (15’) Giới thiệu dụng cụ học
thủ công .
Hình thức : Lớp , cá nhân .

Phương pháp : Giảng giải , quan sát
.- Giáo viên đưa cho học sinh xem : thước
kẻ , bút chì , keo , hồ dán và giới thiệu công
dụng của từng vật .
. Thước kẻ : Làm bằng nhựa , gỗ , dùng


Hoạt động của Trò

- Học sinh quan sát .
- Giấy mỏng , bìa dày hơn .
- 2 học sinh chỉ .
- Học sinh quan sát và chú ý nghe .

- 1 HS tóm ý.

Học sinh quan sát và chú ý lắng nghe
- Cá nhân , cả lớp


để đo .
. Bút chì : Dùng để kẻ .
. Kéo : Dùng để cắt giấy , bìa .
- Một số HS trả lời .
. Hồ dán : Dùng để dán .
- Giáo viên lần lượt đưa từng dụng cụ , - HS nêu
yêu cầu học sinh gọi tên .
* Củng cố : (3’)
- Giáo viên đưa từng loại giấy , yêu cầu - Thi đua giữa các tổ .
học sinh gọi đúng tên các loại giấy .
- Yêu cầu học sinh nêu tên các dụng cụ
học thủ công .
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy ; giấy trắng , giấy màu , hồ dán để học bài xé , dán
hình chữ nhật , hình tam giác .
- Nhận xét tiết học .



Ôn Tiếng Việt
Ôn nét cơ bản : nét ngang, nét xiên phải, nét xiên trái
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Học sinh viết, đọc đúng tên các nét cơ bản .
2. Kỹ năng : Biết vận dụng nét cơ bản để viết các con chữ .
3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác học tập .
II. Chuẩn bị :
- GV : Các nét cơ bản viết mẫu vào bìa cứng .
- HS : Bảng con, vở viết .
III. Các hoạt động dạy và học :
Các hoạt động của Thầy
Các hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : (15’) Luyện viết bảng con
• Hình thức : Cá nhân, cả lớp
• Phương pháp : Trực quan, làm mẫu
.-Giáo viên viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách - Học sinh viết vào bảng con mỗi nét 3 lần
viết .
- Nét ngang
- Nét xiên phải
- Nét xiên trái
- Học sinh nêu .
- Nêu tên 3 nét vừa viết .
Hoạt động 2 : (15’) Viết vào vở
• Hình thức : Cả lớp
• Phương pháp : Thực hành
- Giáo viên viết mẫu từng dòng .
- GVchỉnh sửa cho HS .
* Củng cố : 5’

- Nêu tên nét vừa viết .
- Thi viết đẹp nét cơ bản
* Dặn dò : 1’
- Về nhà viết bảng con 3 nét vừa ôn .
- Nhận xét tiết học .

- Học sinh viết vào vở
- Học sinh nêu .
- Mỗi tổ 3 em lên bảng viết 3 nét vừa ôn .


Tiếng Việt
Tiết 1 : e
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức : Học sinh nhận biết và làm quen được chữ và âm e .
Trả lời được từ 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
2. Kỹ năng :- Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự
vật có âm e .
- HS tìm được tiếng có âm e .
- Viết đúng chữ e .
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các tranh vẽ trong SGK có chủ đề :
“ Lớp học “ .
4. Thái độ : Giúp HS yêu thích môn Tiếng Việt .
BVMT: HS thấy được vẻ đẹp của môi trường tự nhiên thông qua từ: me, ve. Từ
đó HS có ý thức bảo vệ loài động, thực vật
II. Chuẩn bị :
- GV : Tranh minh họa các tiếng : bé, mẹ, xe, ve,chữ mẫu, sợi dây . Tranh minh hoạ
phần luyện nói .
- HS : Bộ chữ, sợi dây, bảng con .
III. Các loại hoạt động dạy và học :

1. Ổn định : (1’) Hát
2. Kiểm tra Bài cũ : Các nét cơ bản
- Nêu tên các nét cơ bản đã học ?
- GV nêu tên nét cơ bản - HS viết bảng con .
- GV nhận xét .
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
3. Giới thiệu bài : (2’)
• Hình thức : Lớp , cá nhân
• Phương pháp : Trực quan , hỏi đáp
- HS quan sát và nêu tranh vẽ
.- Giáo viên lần lượt treo tranh hỏi :
. Vẽ em bé
. Tranh vẽ ai ?
. Quả me
. Tranh vẽ cái gỉ ?
. Bé đi xe đạp .
. Em bé đang làm gì ?
. Con ve
. Tranh vẽ con gì ?
- Giáo viên gắn chữ : bé , me , xe , ve dưới
tranh .
* Tóm ý : bé , me , xe , ve là các tiếng giống - Học sinh nhắc tựa bài
nhau là đều có âm e - Giáo viên gắn chữ e
lên bảng .
- Học sinh nhắc lại cấu tạo chữ e .
- Hôm nay cô giới thiệu cho các con chữ e
4. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : ( 8 )Nhận diện chữ


Hình thức : Lớp, cá nhân

Phương pháp : Trực quan, hỏi đáp
- Giáo viên tô lại chữ e đã viết sẵn nói - Học sinh quan sát .
chữ e gồm một nét thắt .
- Giáo viên thao tác thắt chéo sợi dây tạo - Học sinh thực hiện .
thành chữ e .
- Yêu cầu học sinh lấy dây thực hiện .
- Học sinh giơ chữ e .
- Hãy tìm chữ e trong bộ ghép chữ .


Hoạt động 2 : (8’) Nhận diện âm và phát âm
.
• Hình thức : Cá nhân , lớp
• Phương pháp : Trực quan , thực hành
- Giáo viên phát âm mẫu e
- Hướng dẫn cách phát âm : Khi phát âm e
miệng mở hẹp , không tròn môi .
- Giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh .
- Tìm tiếng có chữ e .
Hoạt động 3 : (10’)
• Hình thức : Lớp , cá nhân
• Phương pháp : Thực hành
- Giáo viên viết mẫu lên bảng chữ e , vừa
viết vừa hướng dẫn quy trình viết : Điểm bắt
đầu từ phía trên đường kẻ thứ nhất , viết nét
thắt đụng đường kẻ thứ 3 cao 1 thân, điểm
kết thúc nằm trên đường kẻ thứ nhất .


- Học sinh phát âm : cá nhân , nhóm , cả lớp
.
- Nhận xét bạn phát âm .
- Học sinh tìm tiếng có chữ e .

- Học sinh quan sát .
- Học sinh thực hiện .
- HS nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút .
- Học sinh viết bảng con .

- Hướng dẫn học sinh viết chữ trên không
- Nhắc học sinh tư thế ngồi viết .
- Hướng dẫn học sinh viết chữ e vào bảng
con (Giáo viên theo dõi , uốn nắn các em)
- Giáo viên kiểm tra , nhận xét .
*Trò chơi : (4’)
- Cho học sinh thi đua : Tìm tiếng có - HS tìm tiếng có âm e .
chứa âm e , rồi gắn lên bảng .
- Đại diện mỗi tổ 4 em lên thực hiện .


Tiếng việt
Tiết 2 : e

* Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1 : Luyện đọc
• Hình thức : Lớp , nhóm , cá nhân
• Phương pháp : Luyện tập , thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK quan

sát trang bên trái .
- Nêu cho cô những bức tranh này vẽ gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc bài .
Hoạt động 2 : Luyện viết
• Hình thức : Lớp cá nhân .
• Phương pháp : Thực hành
- Giáo viên yêu cầu HS nêu tư thế ngồi
viết , cách cầm bút .
- Giáo viên nêu lại quy trình viết con chữ
e.

- Giáo viên tô mẫu chữ thứ nhất .
-Yêu cầu học sinh tô chữ trong vở tập viết
Hoạt động 3 : Luyện nói theo tranh
• Hình thức : Nhóm , cá nhân
• Phương pháp : Quan sát , đàm thoại
giảng giải .
+ Tranh 1 :
- Giáo viên treo tranh thứ nhất đặt câu
hỏi .
. Bức tranh nói về loài vật nào ?
. Các con vật này đang làm gì ?
- Học sinh trả lới chưa đúng , giáo viên có
thể đặt câu hỏi gợi ý thêm .
* Tóm ý : Chim mẹ dạy chim con học hát .
+Tranh 2 : - Giới thiệu tranh 2 hỏi :
. Bức tranh này vẽ về con vật nào ?
Các con vật này đang làm gỉ ?
* Tóm ý : Ve đang học kéo đàn vi-ô-lông
(Còn gọi là vĩ cầm) .

- Tranh 3+4+5 : GV chia lớp 6 nhóm : thảo
luận , quan sát .
. Nhóm 1, 2 quan sát tranh 3
. Nhóm 3,4 quan sát tranh 4
. Nhóm 5,6 quan sát tranh 5
+ Tranh3 : Giáo viên yêu cầu : Dựa vào

Hoạt động của Trò

- 1 hay 2 học sinh nêu tên tranh
- Vẽ các bạn đang học bài .
- Cá nhân nhóm lớp .

- Học sinh nêu tư thế ngồi viết , cách cầm
bút .

- Học sinh quan sát .
- Học sinh thực hiện .

- Học sinh quan sát trả lời theo nội dung
tranh .
- Chim mẹ và chim con .
- Chim mẹ dạy chim con học hát .

- Học sinh quan sát và trả lời .
- Các chú ve đang tập kéo đàn .

- Học sinh thảo luận , quan sát theo nhóm
tìm nội dung tranh .



tranh 3 , nhóm 1 đặt câu hỏi cho nhóm hai
trả lới .
- Tương tự các nhóm khác nêu nội dung
tranh .
- Giáo viên chốt từng tranh .
+ Tranh 4 : Thầy giáo gấu đang dạy cho
các bạn gấu học bài chữ e .
+ Tranh 5 : Các em học sinh tập đọc chữ e
- Trong các bức tranh các em quan sát có
các điểm gì giống nhau ?
- Em thích bức tranh nào nhất vì sao ?
* Tóm ý : Xung quanh các em ai cũng phải
học tập. Chúng ta có quyền được đi học và
chăm chỉ học tập .
* Củng cố ( 3 )
- Đọc trang trái ?
- Đọc trang phải ?
- Chơi trò chơi : Tìm tiếng có chữ e .
- Gv chia lớp thành 2 dãy. Mỗi dãy chọn 5
em thi đua tiếp sức.
- Gv phổ biến luật chơi.
- Gv đưa bảng phụ đã có ghi một số tiếng
có âm e. Yêu cầu học sinh lên thi đua tìm
tiếng có âm e.
- Em đầu lên gạch tiếng có âm e xong
truyền cho em tiếp theo cho đến hết.
- Dãy nào làm nhanh và đúng đội đó sẽ
thắng cuộc.
- GV nhận xét tuyên dương.

* Dặn dò : (2 )
- Xem trước bài 2: b
- Giáo viên nhận xét tiết học .

- Học sinh nhóm 1 hỏi , học sinh nhóm 2
trả lời .
- Tranh 3 vẽ các bạn ếch đang học nhóm

- Học sinh tự nêu : Các bạn đang tập phát
âm e .
- Tất cả đang học bài .
-HS nêu ý kiến của mình .

-1 Học sinh đọc .
-1 Học sinh đọc .
- HS thi đua
- Đại diện 2 dãy cử ra 5 em hs.

- Hs tham gia trò chơi tìm tiếng có âm e.


Toán

Nhiều hơn , ít hơn
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Sau bài học , học sinh biết :
- So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật .
- Biết chọn đối tượng cùng loại để so sánh với đối tượng khác .
2. Kĩ năng : - Biết sử dụng các từ “ nhiều hơn “ “ ít hơn “ để so sánh số lượng của hai
nhóm đồ vật .

- Rèn kĩ năng nối với vật tương ứng để so sánh .
3. Thái độ : HS bước đầu yêu thích môn học thông qua những hình ảnh quen thuộc gắn
với cuộc sống .
II. Chuẩn bị :
- GV : Tranh tron SGK và một số nhóm đồ vật : ly , muỗng , lọ hoa , . . .
- HS : SGK , vở bài tập toán 1 , bộ đồ dùng toán 1 .
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Ổn định : (1’) Hát
2. Bài cũ : (3’)
-Yêu cầu HS nêu tên các vật dụng phục vụ cho môn học toán .
-Giáo viên kiểm tra SGK, vở BT toán và đồ dùng học toán .
- Giáo viên nhận xét .
3. Giới thiệu bài :(1’)
- Giáo viên giới thiệu tựa bài - 1 học sinh nhắc
4.Các hoạt động :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : (15’) Khái niệm về nhiều hơn ,
ít hơn
• Hình thức : Lớp , cá nhân
• Phương pháp : Trực quan , thực hành
- Giáo viên lấy khoảng 5 cái cốc (ly)và một - 1 học sinh lên thực hiện .
số thìa 4 cái , mời học sinh lên đặt vào mỗi
cốc một chiếc thìa .
- Còn cốc nào chưa có thìa ? Giáo viên nêu : - 1 học sinh lên chỉ .
khi đặt vào mỗi cốc một cái thìa thì vẫn còn
một chiếc cốc chưa có thìa ta nói :”Số cốc - Học sinh nhắc lại :”Số cốc nhiều hơn số
thìa” .
nhiều hơn số thìa”
- Giáo viên nêu : Khi đặt vào mỗi cái cốc 1

cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn - Học sinh nhắc lại : “số thìa ít hơn số
cốc “ - cá nhân , lớp
lại ta nói :”số thìa ít hơn số cốc “
Hoạt động 2 : (15’) Hướng dẫn học sinh quan
sát hình vẽ ở SGK, giới thiệu cách so sánh .
• Hình thức : Lớp , cá nhân
• Phương pháp : Hỏi đáp , thực hành
- Giáo viên cho học sinh mở VBT
+ Hình 1 : Hai hàng cây bên lề đường ( cây - Học sinh mở VBT
táo và cây xanh )
- Sau khi nối xong em có nhận xét gì ? (so -Học sinh thực hiện nối vào SGK
sánh)


- Em có nhận xét gì về số cây táo với số cây
xanh bên lề đường đối diện ?
* Tóm ý : Số cây táo nhiều hơn số cây xanh,
còn số cây xanh thì ít hơn số cây táo
+ Hình 2 : Giáo viên nêu yêu cầu
- So sánh số bông hoa và số quả cam trên bàn
như thế nào ?
- Sau khi nối xong em có nhận xét gỉ ?

- Học sinh nêu : dư 1 cây táo. Vậy số cây
táo nhiều hơn số cây xanh
- Học sinh nhắc lại : cá nhân , cả lớp
- Học sinh thực hiện nối vào hình
- Học sinh nêu

* Tóm ý : Số bông hoa nhiều hơn số quả cam, - Học sinh nhắc lại : cá nhân , lớp

còn số quả cam ít hơn số bông hoa
+ Hình 3, 4 , 5, 6, 7 : Thực hiện tương tự rồi - Học sinh thực hiện .
rút ra kết luận về nhiều hơn , ít hơn .
* Củng cố : - Trò chơi “ Ai nhanh hơn”
- Gv phổ biến luật chơi.
- Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 học
sinh. GV phát cho mỗi đội 1 bộ có hình ảnh
hoặc đồ vật.
- Yêu cầu hs làm theo hiệu lệnh của giáo viên.
- Đội nào thực hiện nhanh và đúng thì đội đó
sẽ thắng cuộc.
- Gv chuẩn bị cho 2 hs chơi vài lần
- Đội nào thắng được ho đỏ, đội nào thua
được hoa vàng.
-GV nêu:
+ Lượt 1: Hãy tìm số con gà nhiều hơn số con
thỏ.
+ Lượt 2: Hãy tìm và gắn số o tô nhiều hơn số
máy bay.
- Gv nhận xét và tuyên dương.
4. Dặn dò :
-Chuẩn bị bài : hình vuông , hình tròn .
- Nhận xét tiết học .


Tự nhiên – Xã hội

Cơ thể chúng ta
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức : Sau bai này HS

- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể : đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên
ngoài cơ thể như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng
2. Kỹ năng : Nắm được một số cử động của đầu, cổ, mình, chân tay.
Phân biệt được bên trái, bên phải cơ thể
3. Thái độ :
KNS: - Kĩ năng tự nhận thức về bản thân và cơ thể
- Kĩ năng giao tiếp khi tham gia các hoạt động học tập. Ngoài ra HS còn thể
hiện sự cảm thông với những người khiếm khuyết .
II. Chuẩn bị :
- GV : Các hình trong SGK phóng to .
- HS : Sưu tầm tranh ảnh về cơ thể người – SGK .
III. Các hoạt động :
1.
Ổn định :(1’) Hát
2.
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra SGK , vở bài tập .
3.
Giới thiệu bài mới:
- Giới thiệu bài mới : Cơ thể chúng ta
- GV ghi tựa lên bảng - HS nhắc lại .
4. Các hoạt động :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoat động 1: (10’) Quan sát tranh

Mục tiêu: Nhận
biết được 3 phần chính của cơ thể

Hình thức :Nhóm,
cả lớp .


Phương pháp :
Quan sát, trực quan gợi mở .
Hoạt động theo nhóm 2 HS , lần lượt chỉ
.+ Bước 1 : Thực hiện hoạt động .
- GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang trên tranh và nói theo yêu cầu của GV .
4/SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên
ngoài của cơ thể ?
- GV quan sát và nhắc nhở các em .
- Hoạt động theo lớp .
+ Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động .
- GV treo tranh trang 4 SGK phóng to . - Đầu, mình, tay và chân .
- Yêu cầu HS nói tên các bộ phận của cơ
- Một HS tóm ý .
thể .
* Kết luận: Cơ thể chúng ta có đầu, mình
và tay chân.
Hoạt động 2 : (10’) Quan sát tranh
• Mục tiêu: Nắm được một số cử động
của đầu, mình, chân tay
• Hình thức :Cá nhân , nhóm, lớp .
• Phương pháp : Trực quan, quan sát,
thực hành , trò chơi .


+ Bước 1 : Giao nhiệm vụ và thực hiện
hoạt động .
- Quan sát hình ở trang 5/SGK . Hãy chỉ
và nói xem các bạn trong từng hình, đang
làm gì ?

- Qua các hoạt động của các bạn trong
từng hình . Các em nói với nhau xem cơ thể
chúng ta gồm mấy phần ?
+ Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động .
-Biểu diễn lại từng hoạt động của đầu,
mình và tay chân ?
- Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ?
* Kết luận : Cơ thể chúng ta gồm 3 phần đó
là : đầu, mình và tay chân .
Hoạt động 3 :(10’) Tập thể dục
• Hình thức : Cả lớp, cá nhân
• Phương pháp : Thực hành
- Hướng dẫn cả lớp học bài hát :
“ Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay.
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi.”
- GV làm mẫu từng động tác vừa làm
vừa hát .
* Kết luận : Muốn cho cơ thể phát triển
tốt , các em cần tập thể dục hàng ngày .
*Củng cố : (5’) Trò chơi “ Ai nhanh, ai
đúng”
- Gọi 1HS lên nói tên các bộ phận bên
ngoài cơ thể , 1 HS chỉ vào bạn khác đang
đứng trước lớp .

5. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị tiết 2 bài : Chúng ta đang lớn .
-Nhận xét tiết học .


HS quan sát thảo luận theo nhóm, cử 1 đại
diện trình bày.
- Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : đầu, mình
và tay chân.

- Một số em lên biểu diễn trước lớp, cả lớp
quan sát .
- 3 em trả lời .

- HS chú ý và tập hát từng câu theo GV .
- Hát cả bài .
- HS làm theo GV .
- Cả lớp vừa hát vừa thực hiện .
- Một HS tóm ý .
- Chia 2 nhóm mỗi nhóm 5 em .
- HS chơi theo yêu cầu của GV.
- Nhóm nào nói được tên bộ phận nhiều
nhất là chiến thắng .


Tiếng việt
Tiết 1 : b
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức : Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm b .
Trả lời được từ 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
2. Kỹ năng : Ghép được âm b với âm e tạo thành tiếng be .
- Viết đúng , đẹp chữ b , be .
- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật , sự vật .
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Các hoạt động học tập khác nhau của

trẻ em và của các con vật .
3. Thái độ : BVMT: Giáo dục HS chăm sóc, bảo vệ vật nuôi và thường xuyên vệ sinh
chuồng trại cho sạch sẽ thông qua từ : bê
HCM: Giáo dục HS biết kính trọng, lễ phép với ông bà qua từ : bà
II . Chuẩn bị :
- GV : . Tranh tranh minh họa cho các tiếng : bé , bê , bà , bóng .
. Mẫu chữ b và tiếng be .
. Tranh minh hoạ phần luyện nói .
- HS : SGK , bộ chữ ,bảng con .
III. Các hoạt động :
1. Ổn định : (1’) Hát
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Cho học sinh đọc cá nhân chữ e .
- Gọi 4-5 HS lên bảng chỉ chữ e có trong các tiếng :bé , me , xe , ve .
- Giáo viên nhận xét
Hoạt động của thầy
3. Giới thiệu bài : (5’)
• Hình thức : Lớp , cá nhân
• Phương pháp : Trực quan ,vấn đáp .
- Giáo viên lần lượt treo từng tranh ở SGK /6
hỏi học sinh tranh vẽ ai , vẽ cái gì ?
- GV gắn từng tiếng dưới tranh : bé , bê, bà ,
bóng .
- Các tiếng trên giống nhau ở điểm nào ?
* Tóm ý : bé, bê, bà , bóng là các tiếng giống
nhau là đều có âm b .
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con một âm
mới là âm b và chữ b .
- Giáo viên gắn chữ b lên bảng .
4.Các hoạt động :

Hoạt động 1 : (7’) Nhận diện chữ
• Hình thức : Lớp, cá nhân
• Phương pháp : Trực quan, hỏi đáp
- GV viết bảng chữ b và nói : Đây là chữ b
(bờ).
- GV phát âm bờ : Hướng dẫn HS phát âm môi
ngậm lại , bật hơi ra , có tiếng thanh .

Hoạt động của trò

- Học sinh quan sát và trả lời : Vẽ bé ,
bê , bà , bóng .
- Giống nhau đều có âm b .
- Một HS nhắc lại .

- HS phát âm cá nhân , nhóm , lớp .


- GV tô lại chữ b đã viết trên bảng nói : Chữ b
gồm 2 nét : nét khuyết trên và nét thắt .
- HS quan sát nhận xét , nêu cấu tạo chữ
- So sánh chữ b và chữ e đã học, em thấy có b .
điểm gì giống nhau và khác nhau ?
- Giống nhau : Nét thắt của e và nét
khuyết của b.
- GV thao tác chữ b trên sợi dây .
- Khác nhau : Chữ b có thêm nét thắt .
- Tìm trong bộ chữ, chữ b
- HS làm theo GV .
Hoạt động 2 (10’) : Ghép chữ và phát âm

• Hình thức : Lớp, nhóm , cá nhân
• Phương pháp : Thực hành
- GV nói : Giờ trước chúng ta học chữ và âm e,
bài này chúng ta học thêm chữ và âm b. Am và - HS quan sát
chữ b ghép với âm và chữ e cho ta tiếng be .
- GV viết lên bảng chữ “be” và hướng dẫn HS
mẫu ghép tiếng be .
- HS sử dụng bộ ghép chữ :be .
- Hay ghép be
- Tiếng be âm nào đứng trước âm nào đứng sau
- Âm b đứng trước, âm e đứng sau.
?
- GV phát âm mẫu tiếng “be” .
- GV chú ý sửa sai cho HS .
Hoạt động 3 (10’) : Hướng dẫn viết chữ trên - HS đọc theo : Lớp, nhóm, bàn, cá nhân
.
bảng con .
• Hình thức : Lớp, cá nhân
• Phương pháp : Thực hành
+ Hướng dẫn viết chữ: b
- GV viết chữ mẫu b và nói đây là con chữ
bờ, chữ ghi âm bờ gọi là chữ bê.
- Hướng dẫn quy trình viết nét khuyết trên
đường kẻ thứ 2, viết nét khuyết trên nối với
- Hs quan sát
nét thắt, dừng bút trên đường kẻ thứ 3

- Hướng dẫn HS viết trên không, trên mặt bàn
bằng ngón trỏ.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Hướng dẫn HS viết bảng con.
- HS viết bảng con
- GV nhận xét sửa sai.
+ Hướng dẫn viết chữ “be”
- GV viết chữ mẫu , hướng dẫn cách viết chữ - Học sinh quan sát
be .
- Giáo viên lưu ý cho chữ HS e cách chữ b một
li , sao cho 2 chữ không sát vào nhau cũng
không cách xa nhau .


-Học sinh viết bảng con .

- Hướng dẫn học sinh viết bảng con .
- Giáo viên nhận xét , sửa lỗi cho học sinh . - Mỗi nhóm cử 4 bạn thi đua.
*Trò chơi : (4’) “ Ai nhanh hơn”
- Gv chia lớp thành nhiều nhóm.
- Hs tìm tiếng có âm b, gạch chân có
- Mỗi nhóm cử 4 em học sinh.
âm b.
- Gv phổ biến luật chơi.
- Gv phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa có ghi câu.
Yêu cầu các nhóm tìm tiếng có mang âm b
gạch chân dưới tiếng có chứa âm b.
- Hs đọc cá nhân, bàn, tổ, lớp
Đội nào làm nhanh và đúnh đội dó sẽ thắng
cuộc.
- Gv gọi hs đọc âm vừa tìm được.
- Gv nhận xét và tuyên dương.



Tiếng việt
Tiết 2 : b

* Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1: (5’) Luyện đọc
• Hình thức : Lớp , cá nhân
• Phương pháp : Luyện tập
- Cho HS phát âm lại âm b và tiếng be , chú
ý sửa sai cho học sinh .
- Yêu cầu học sinh mở SGK , phát âm b , be
.
Hoạt động 2 : (10’) Luyện viết
• Hình thức : Lớp , cá nhân
• Phương pháp : Luyện tập
- Giáo viên nêu lại quy trình viết
- Giáo viên tô mẫu chữ thứ nhất , hướng
dẫn học sinh cách nối nét giữa chữ b và e
- Học sinh viết vào vở .

Hoạt động 3 : (12’) Luyện nói
• Hình thức : Lớp, cá nhân
• Phương pháp : Trực quan, đàm thoại
- Giáo viên lần lượt treo từng tranh ở
SGK/7, đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm
hiểu nội dung tranh .
. Ai đang học bài ?
. Ai đang tập viết chữ e ?
. Ban voi đang làm gì ? Bạn ấy có biết

đọc chữ không ?
. Ai đang kẻ vở ?
. Hai bạn gái đang làm gì ?
. Các bức tranh này có gì giống nhau và
có gì khác nhau ?

Hoạt động của trò

- HS phát âm cá nhân , nhóm , lớp .
- Học sinh phát âm cá nhân,lớp, nhóm , bàn

- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hiện

- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi .
- Chim non đang học bài .
- Bạn gấu đang tập viết chữ e .
- Bạn voi đang đọc sách , bạn không biết
chữ vì bạn cầm sách ngược .
- Em bé đang kẻ vở .
- Đang chơi xếp hình .
- Giống : Ai cũng đều tập trung vào công
việc của mình .
- Khác : Vẽ các con vật khác nhau và các
công việc khác nhau .

* Tóm ý : Các bức tranh vẽ mỗi bạn đang
làm công việc khác nhau đọc , tập viết.
Nhưng các bạn đều rất chăm chú vào việc - Một HS tóm ý .
học tập của mình . Muốn học giỏi khi học

các con phải tập trung vào việc học tập .


* Củng cố : (4’)
- Trò chơi : “tìm chữ vừa học “
- Hai nhóm thi đua .
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một đoạn
văn bản ngắn , học sinh tìm , gạch chân chữ
vừa học .
- Giáo viên nhận xét - Tuyên dương .
5. Dặn dò :
- Dặn dò học sinh làm bài tập ở sách BT/3 . Chuẩn bị bài 3 .
- Giáo viên nhận xét tiết học .


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×