Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

đề cương ngữ văn 10 kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.13 KB, 62 trang )

Đề cương văn 10, Học kì 1
Người soạn : Cô Thu Trang
GV trường THPT Tạ Uyên, Yên Mô, Ninh Bình

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 10, HỌC KÌ 1
DANH SÁCH CÁC BÀI TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2. Khái quát văn học dân gian VN
3. Văn bản
4. Chiến thắng Mtao Mxây
5. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ
6. Tấm Cám
7. Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày
8. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
9. Ca dao hài hước
10.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
11.Tỏ lòng
12.Cảnh ngày hè
13.Nhàn
14.Đọc " Tiểu Thanh kí"
15.Thực hành pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Bài Cảm xúc mùa thu, Tại lậu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Thơ
Hai Kư của Ba Sô và các bài đọc thêm khả năng thi thấp, các em tự ôn nhé.
Lưu ý : Mỗi tỉnh thi theo đề riêng nên đề cương của cô Thu Trang chỉ mang tính tham
khảo, không phải là giới hạn ôn thi nhé
ĐỊNH HƯỚNG CÁCH ÔN TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI
Đề thi thường có 2 phần :
1. Đọc hiểu : Phần đọc hiểu, các em tải miễn phí tài liệu tại đây nhé :
/>2. Làm văn :
Ở lớp 10, các em ôn tập 2 dạng :văn tự sự ( kể chuyện ) và Nghị luận ( phân tích các
bài thơ )


I.Các dạng đề văn tự sự lớp 10
• Dạng 1: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
Đây là dạng bài đơn giản nhất, học sinh chỉ cầm nắm được cốt truyện là có thể làm
được.
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 1


Đề cương văn 10, Học kì 1
Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
Ví dụ : Nhập vai nhân vật An Dương Vương, kêt lại Truyện an Dương Vương và
Mị Châu Trọng Thủy theo ngôi kể thứ nhất.
• Dạng 2: Kể sáng tạo, ví dụ : Kể lại kỉ niệm về người thân trong gia đình
Chú ý tránh nhầm sang tả người thân ,tránh sa đà vào bày tỏ tình cảm của cá nhân
về nhân vật đó.
Ví dụ 2 :
-Thay đổi hay thêm phần kết cho Truyện an Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
-Hình dung cuộc gặp gỡ dưới thủy cung của hai nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy
trong Truyện an Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.
-Tưởng tượng gặp gỡ những người anh hùng trong giấc mơ….
II> Cách làm bài văn tự sự:
Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
+Hình thành ý tưởng
Định ra một chủ đề, một nội dung gắn liền với chủ đề ấy
Ví dụ: Nguyên Ngọc định ra việc viết một câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của anh Đề,
về cuộc đời, số phận của anh Đề trong mối liên hệ với cuộc đời, số phận chung của
dân tộc, đất nước.
+Dự kiến cốt truyện
– Chọn và xây dựng quan hệ giữa các nhân vật
-Chọn và triển khai tình huống

-Chọn chi tiết
2. Lập dàn ý
Dàn ý chung
a) Mở bài
Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…)
b) Thân bài
Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện
c) Kết bài
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 2


Đề cương văn 10, Học kì 1
Kết thúc câu chuyện (nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc, có ý
nghĩa).
Lưu ý: muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các
sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
Bài tập vận dụng :
Bạn bè thường giễu cợt tôi :”Đồ cha câm điếc”. Tôi muốn mình có một người cha tốt
hơn, không phải là một người cha bị câm điếc. Tôi chẳng cần gì hết. Tôi không muốn
sống trên đời này nữa…
Dựa theo những lời tâm sự trên, anh/ chị hãy viết một bài văn tự sự theo ngôi kể thứ
nhất. hãy kể về số phận, sự ân hận của một người con đã đối xử không tốt với cha
mình chỉ vì cha bị câm điếc
Hướng dẫn làm bài:
1. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
+Hình thành ý tưởng: Sẽ kể về câu chuyện mình đối xử không tốt với người cha bị
câm điếc
+Dự kiến cốt truyện : Sẽ mở đầu câu chuyện như thế nào?diễn biến ra sao?chuyện kết
thúc như thế nào?

-Hình dung diễn biến các sự việc xảy ra giữa tôi và cha
-Chọn và triển khai tình huống : con đã có những hành động đối xử như thế nào đối
với người cha bị câm điếc của mình ?Bạn bè giễu cợt ra sao?
-Chọn chi tiết :Những cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ của cha và con khi giao tiếp ( lưu ý
đây là người cha bị câm điếc )
2. Lập dàn ý
a) Mở bài
Giới thiệu câu chuyện:
Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện :Chuyện diễn ra ở đâu? khi nào?
Chọn nhân vật : nhân vật chính là tôi, người cha, bạn bè, ngoài ra còn có những nhân
vật phụ tùy theo diễn biến cốt truyện
b) Thân bài
Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện:
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 3


Đề cương văn 10, Học kì 1
Giai đoạn đầu: tôi sống tiêu cực buồn chán vì bị bạn bè chê cười
+Giới thiệu về người cha câm điếc
+Kể sơ qua về hoàn cảnh gia đình : anh chị em, mẹ , cha bị câm điếc
+Bạn bè giễu cợt như thế nào?
+Thái độ của tôi khi bị họ giễu cợt : tôi xấu hổ, tức giận như thế nào?tôi than thân
trách phận mình, về nhà đối xử không tốt với cha…
+Thái độ , hành động của cha như thế nào?
+Những dằn vặt, đau khổ, chán nản của nhân vật tôi: tôi không muốn sống trên đời
này nữa
Giai đoạn sau: Tôi nhận ra lỗi lầm và cảm thấy ân hận
+Nguyên nhân khách quan : tôi được mọi người giải thích->> thấu hiểu , thương cha
và ân hận vì mình đã đối xử không tốt với cha

+Nguyên nhân chủ quan : do bản thân tôi tự nhận ra lỗi lầm và sửa chữa
+Thái độ và hành động của tôi bày tỏ sự ân hận: tôi kính trọng, quan tâm , chăm sóc
cha nhiều hơn
+Niềm vui của cha khi tôi thay đổi thái độ…
c) Kết bài
Kết thúc câu chuyện :nêu cảm nghĩ của nhân vật ( tôi tự hào vì có người cha tốt, mặc
dù cha không thể nghe , không thể nói nhưng cha là người yêu thương tôi nhất, cha
luôn quan tâm và thấu hiểu tôi…)
Phần kết bài có thể đưa vào một chi tiết đặc sắc, có ý nghĩa
Lưu ý : Người cha bị câm điếc nên chỉ giao tiếp được bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, nụ
cười…Các em cần hình dung các cử chỉ của người câm để miêu tả sao cho chân thực

ÔN TẬP CÁC BÀI CỤ THỂ
1. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Câu hỏi :
• Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ được diễn ra bởi những quá trình nào?
• Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 4


Đề cương văn 10, Học kì 1
• Thông qua bài ca dao dưới đây, con người cũng đã thực hiện một hoạt động
giao tiếp. Hãy phân tích các nhân tố giao tiếp:
- Người nói là ai và nói với ai?
- Cuộc giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể nào?
- Người nói nói về vấn đề gì?
- Câu nói nhằm mục đích gì?
- Cách nói có hấp dẫn và có thuyết phục người nghe không?

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được
tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực
hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động...
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai qua trình: tạo lập văn bản (do người nói hoặc
người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người đọc hoặc người nghe thực hiện).
Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
Các nhân tố của hoạt động giao tiếp băng ngôn ngữ :
Nhân vật giao tiếp : Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai ?
Hoàn cảnh giao tiếp : Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào ?
Nội dung giao tiếp : Nói, viết cái gì, về cái gì ?
Mục đích giao tiếp : Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì ?
Phương tiện và cách thức giao tiếp : Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì ?
b. Bài ca dao là một hoạt động giao tiếp
- người nói là người nông dân đang cày ruộng, nói với những người khác (đại từ
ai chỉ tất cả mọi người)
- Hoàn cảnh cụ thể: Lúc người nông dân đang cày ruộng vất vả, vào buổi trưa
nóng bức.
- Nội dung vấn đề: Nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy, dẻo thơm và sự làm
việc vất vả, đắng cay.
- Mục đích: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng, nâng niu thành quả
lao động mà mình đã đổ ra biết bao công sức mới có được thành quả đó.
- Cách nói rất cụ thể, có hình ảnh nên hấp dẫn và có sức thuyết phục.
2. KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Câu hỏi :
Nêu Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian VN? Hệ thống thể loại của văn học
dân gian Việt Nam? Những giá trị cơ bản của văn học dân gian

Trả lời :
Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 5


Đề cương văn 10, Học kì 1
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ
biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông
qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân
gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc
theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình
thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
- Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác tập thể.
Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này,
lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.
Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung
cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong
phú hơn, hoàn thiện hơn.
Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau.
Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần
nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý
thêm bớt, sửa chữa.
- Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong
đời sống cộng đồng.
Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập
thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân
gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài

hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).
Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động,
gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao
động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).
Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục
ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo,
Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho
trí khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho
tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực
tế. Vào trong các tác phẩm, nó được mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ
thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức
sống lâu bền cùng năm tháng.
- Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế,
nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức
kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,...).
Văn học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế
hệ xưa và nay.
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 6


Đề cương văn 10, Học kì 1
- Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà. Nó đã trở thành những
mẫu mực để đời sau học tập. Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
3. VĂN BẢN
Trình bày khái niệm và các đặc điểm của văn bản?
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm 1 hay nhiều câu,

nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau đây :
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn
vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một ( hoặc một số ) mục đích giao tiếp nhất định.
4. CHIẾN THẮNG MTAO- MXÂY
KIẾN THỨC CƠ BẢN :
Kiến thức cơ bản về bài Chiến thắng Mtao Mxây- trích sử thi Đăm Săn
1. Khái quát
Sử thi còn gọi là anh hùng ca, là thể loại tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm
trong lịch sử của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có
ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết cấu, sử thi
là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn. Các nhân vật chính của
sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý
chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu
khác thường.
I-li-át, ô-đi-xê của Hi Lạp ; Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na của Ân Độ ; Đăm Săn,
Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na) của Việt Nam ; … là những
tác phẩm sử thi đồ sộ còn lưu giữ được đến nay.
Sử thi anh hùng Tây Nguyên phản ánh cuộc sống Tây Nguyên ở giai đoạn tiền giai
cấp, khi xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã, nhưng xã hội phong kiến chưa hình thành.
Sự phân hoá giàu nghèo trong đời sống xã hội chưa sâu sắc, cá nhân hoàn toàn gắn bó
với cộng đồng thị tộc, quyền lợi và khát vọng của mỗi cá nhân hoàn toàn thống nhất
với quyền lợi và khát vọng của cộng đồng, ở giai đoạn lịch sử đó, các xung đột vũ
trang thường xảy ra giữa các bộ tộc để tranh giành đất đai, của cải và thế lực. Tham
gia chiến đấu và quyết tâm chiến thắng vì quyền lợi của cả bộ tộc trở thành nghĩa vụ
thiêng liêng của mỗi người. Trong đời sống xã hội, lao động và chinh phục thiên nhiên

Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />

Page 7


Đề cương văn 10, Học kì 1
đem lại phồn vinh cho bộ tộc mỗi thành viên coi đó là bổn phận và tự giác làm hết
mình.
Đó là cơ sở lịch sử, xã hội nảy sinh và nuôi dưỡng những thiên sử thi anh hùng!
Sô’phận, tính cách anh hùng của nhân vật anh hùng trong sử thi phản ánh số phận và
tính cách của chính bộ tộc ấy.
Nhìn chung, sử thi anh hùng Tây Nguyên có ba đề tài chính là hôn nhân chiến tranh và
lao động xây dựng, trong đó, đề tài chiến tranh là đề tài trung tâm, quan trọng hơn hai
đề tài kia, thu hút và hàm chứa hai đề tài đó.
Về phương diện nghệ thuật, sử thi anh hùng Tây Nguyên mang những đặc điểm cơ
bản của nghệ thuật sử thi nói chung : dung lượng đồ sộ, kết cấu trùng điệp, chia thành
chương khúc, ngôn ngữ trang trọng, giàu định ngữ, nhiều hình ảnh so sánh, phóng đại
tương phản, tượng trưng,… đó là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, bay bổng
hồn nhiên đậm màu sắc thần thoại- Sử thi anh hùng sử dụng lối văn xuôi có vần và
nhịp điệu cân xứng, đầy biến hoá : lúc trầm bổng, du dương, lúc hoành tráng, lúc trữ
tình sâu lắng, thiết tha,… phù hợp với đặc điểm diễn xướng được kể -hát theo làn điệu
của thể loại này.
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH
Cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây
a. Nguyên nhân chiến tranh
1.

Tù trưởng Mtao Mxây lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng làm rẫy, đã kéo đến cướp phá
buôn làng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Danh dự của một tù trưởng và bộ tộc bị xúc
phạm, hạnh phúc của gia đình và buôn làng bị đe doạ, người anh hùng Đăm Săn buộc
phải cầm khiên, giáo đứng lên chiên đấu.
Cuộc chiến đấu của Đăm Săn là cuộc chiên đấu chính nghĩa, vì thế, dân làng theo

chàng đi đánh Mtao Mxây. Đăm Săn không chỉ có sức khoẻ, võ nghệ cao cường, có
khiên giáo trong tay mà còn có cả chính nghĩa, lí tưởng chiên đấu nên đã được tiếp
thêm sức mạnh để quyết chiên quyết thắng.
b. Diễn biến trận đánh
Đăm Săn khiêu chiến và thái độ ngạo mạn của Mtao Mxây :
+ Nếu như Mtao Mxây hèn hạ, lừa lúc Đăm Săn và dân làng đi àm rẫy để cướp phá thì
Đăm Săn đến tận nhà Mtao Mxây lúc hắn đang ở nhà, gọi hắn xuống để giao chiến.
Mtao Mxây là một tù trưởng hung bạo, một tên kẻ cướp ; còn Đăm Săn là tù trưởng
anh hùng, tư thế và hành động đàng hoàng. Sự kiện Đăm Săn tới nhà Mtao Mxây
khiêu chiến thể hiện sự tương phản trong nhân cách hai nhân vật này.

Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 8


Đề cương văn 10, Học kì 1
Chàng gọi Mtao Mxây là “diêng” với hàm ý mỉa mai. (Diêng : chỉ người bạn kết
nghĩa). Đăm Săn và Mtao Mxây đã từng là “diêng” của nhau, là bạn kết nghĩa của
nhau. Thế mà nay Mtao Mxây đến cướp phá buôn làng của Đăm Săn, cướp vợ của
Đăm Săn. Mtao Mxây là kẻ phản bội tình bạn. Vì thế không thể nói chuyện bằng lời
mà phải “đọ dao” mới giải quyết được.
+ Lúc đầu, Mtao Mxây từ chối. Là kẻ gây tội ác nên hắn tỏ ra sợ hãi trước lời đe doạ
trừng phạt, nhưng vẫn trắng trỢn chọc tức Đăm Săn : “Tay ta đang còn bận ôm vợ hai
chúng ta ở trên nhà này cơ mà”.
+ Như lửa đổ thêm dầu, thái độ ngạo mạn của Mtao Mxây khiến Đăm Săn nổi cơn
thinh nộ. Lời của Đăm Săn như ra lệnh, quyết liệt hơn lần trước : “Xuống đi, ơ
Diêng…”.Thái độ của Đăm Săn rất dứt khoát, dồn kẻ thù vào cuộc giao đấu. Mtao
Mxây phải lựa chọn một trong hai con đường : một là chết thiêu cùng với ngôi nhà,
hai là bước vào giao đấu.
+ Mtao Mxây tỏ ra rất tầm thường, hắn từ trên sàn nhà xuống với nỗi lo bị đánh lén.

Nhưng Đăm Săn đàng hoàng, không thèm đâm “con lợn nái… dướị đất”, không thèm
đâm “con trâu… trong chuồng”, chỉ đâm kẻ thù khi chúng đang múa khiên và tay đang
cầm giáo, cầm gươm.
+ Mtao Mxây hiện ra với dáng vẻ dữ tợn như một vị ác thần, tay cầm khiên “tròn như
đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng”, lòng đầy lo sợ, nên “tần ngần do dự,
mỗi bước mỗi đắn đo”. Nhưng hắn vẫn phải bước vào cuộc giao đấu.
Hiệp đấu thứ nhất :
+ Vào cuộc giao đấu, Đăm Săn với tinh thần thượng võ, nhường cho địch thủ quyền
chủ động tẩn công. Mtao Mxây đùn đây, cất lời huênh hoang để đánh đòn tâm lí với
Đăm Săn. Hắn khoe sức mạnh, khỏe miếng võ của hắn là võ gia truyền, học được từ
thần thánh, thậm chí còn đem khoe cả bản chất tàn bạo của mình với mục đích uy hiếp
Đăm Săn.
Mtao Mxây đánh múa khiên, tỏ ra rất kém cỏi khiến cho Đăm Săn thấy buồn cười,
phải cất tiếng mỉa mai : “Ngươi múa chơi đây phải không, diêng?”.
Trước sức mạnh tấn công của Đăm Săn, hắn chỉ biết chạy, khi tung đòn lại không
trúng đích. Kẻ tàn bạo phi nghĩa thật thảm hại khi đối mặt với người anh hùng vượt
trội về tài năng và phẩm chất, chiên đâu vì chính nghĩa.
+ Đăm Săn vào trận với tư thế của người anh hùng, với tư cách người đi hỏi tội và
trừng phạt kẻ có tội. Chàng chiến đấu để bảo vệ danh dự, cứu vợ và bảo vệ yên bình
cho bộ tộc. Sức mạnh của chàng chính là sức mạnh của cộng đồng, được kết tinh từ
những khát vọng, ước mong cho cuộc sống bình yên, thịnh vượng. Tác giả dân gian đã
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 9


Đề cương văn 10, Học kì 1
thể hiện sức mạnh của dũng sĩ Đăm Săn trong cảm hứng sử thi đẫm chất hùng ca. cảnh
Đăm Săn múa khiên được miêu tả đầy hào hứng :
“Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốíc
tới nữa, chàng vượt một đồi lổ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía

tây”.
Sức mạnh của Đăm Săn trong trận chiên đấu có thể ví với sức manh của tự nhiên, trời
đất và vũ trụ.
+ Cuộc chiến diễn ra rất quyết liệt. Mtao Mxây đã đuốĩ sức, hắn bảo Hơ Nhị quăng
cho hắn một miêhg trầu. Nhưng Đăm Săn nhanh hơn đoạt được miếng trầu ấy. Chàng
nhai trầu và sức lực tăng lên gấp bội, chàng tiếp tục chiến đấu với sức mạnh mới.
Sự xuất hiện của nàng Hơ Nhị và miếng trầu vào thời điểm cuộc chiến đang quyết liệt
có ý nghĩa đặc biệt. Nàng là vỢ chính thức của Đăm Săn. Nay nàng đang lâm vào
cảnh bị bắt cóc. Đối với Mtao Mxây, nàng chỉ là một thứ của cải mà hắn đoạt được
sau vụ cướp bóc chứ giữa nàng và hắn không có chút tình nghĩa vỢ chồng. Miếng trầu
“nên duyên vợ chồng” của Hơ Nhị với Đăm Săn không thể trao vào tay kẻ thù. Hơ Nhị
trở thành trợ thủ trao vật thần kì cho Đăm Săn. Tình yêu đã tiếp thêm sức mạnh cho
chàng, chàng phóng giáo trúng đùi Mtao Mxây nhưng không thủng.
Hiệp đấu thứ hai :
+ Đăm Săn đã làm tất cả những gì có thể nhưng chưa giành được chiến thắng vì Mtao
Mxây được bảo vệ bởi lớp áo giáp sắt. Đăm Săn thấm mệt, chàng vừa chạy vừa ngủ,
mộng thấy ông Trời. Chi tiết này có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện quan niệm về cuộc chiến
đấu chính nghĩa của nhân vật anh hùng chống lại đối thủ luôn được sức mạnh siêu
nhiên trợ giúp. Chi tiết trợ giúp của ông Trời rất gần với sự tham gia của các vị thần
trên đỉnh ô-lim-pi-a vào cuộc chiến thành Tơ-roa được ghi lại trong hai trường ca I-liát và Ô-đi-xê.
+ Hiệp đấu thứ hai kết thúc với chiến thắng vẻ vang của Đăm Săn. Mtao Mxây thất thế
chạy trốn thật thảm hại. Hắn rúc vào cả chuồng lợn, chuồng trâu và cất lời cầu xin
Đăm Săn :
“ơ diêng, ơ điêng, để ta làm lễ cầu phúc cho điêng một trâu ! Ta cho thêm díêngmột
voi.”.
+ Trước khi đâm chết và cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường, Đăm Săn đã tuyên
án hắn. Tội ác của Mtao Mxây trời không dung, đất không tha, dù ở thời nào con
người cũng không chấp nhận. Hắn đáng bị trừng phạt như vậy. Việc bêu đầu hắn
ngoài đường là để răn đe những kẻ nào rắp ranh phản bạn và cướp phá buôn làng.


Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 10


Đề cương văn 10, Học kì 1
Hành động của Đăm Săn không thể hiện sự dã man, khát máu nên được dân chúng tán
thành, ủng hộ.
Đăm săn chiến thắng trở về
a. Thái độ và hành động của Đăm Săn với tôi tớ của Mtao Mxây
Mục đích của cuộc chiến là bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng, danh dự của bộ
tộc, là để cứu vợ, trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn cho dân Mục đích cao cả ây,
Đăm Săn đã đạt được. Chàng có thể kéo quân trở về trong hào quang chiên thắng.
2.

Trong toàn bộ tác phẩm nói chung và trong đoạn trích nói riêng, qua lời người dẫn
truyện và lời nói của Đăm Săn, không có chi tiết nào nói về việc Đăm Săn gây chiếh
để cướp bóc và chiếm đoạt nô lệ. Đó không phải là mục đích chiến đấu của chàng. Khi
tù trưởng Mtao Mxây đã bị tiêu diệt, tôi tớ của hắn như rắn không đầu (họ cần một tù
trưởng anh hùng bảo vệ và dẫn dắt, cần có một cộng đồng để hoà nhập, để có cuộc
sống yên vui, thịnh vượng) ; Đăm Săn không cưỡng bức, không ép buộc tôi tớ của
Mtao Mxây theo mình. Chàng kêu gọi và cho họ quyền tự định đoạt số phận của mình.
Lòng nhân hậu, đức khoan dung của Đăm Săn đã giảm bớt nỗi đau khổ cho dân làng
trong chiến tranh và hoàn toàn thuyết phục họ tự nguyện theo chàng.
b. Thái độ và hành động của tôi tớ, dân làng Mtao Mxây
Đây là chiến tranh giữa các nhóm đồng tộc, cho nên sau khi tù trưởng thù địch bị tiêu
diệt thì tù trưởng chiến thắng có thể dung nạp tôi tớ của kẻ thù, cũng như người dân
phía bên kia có thể hoà nhập vào bộ tộc mới một cách nhanh chóng.
Vì thế, khi nghe lời kêu gọi của Đăm Săn và cảm phục trước khí phách anh hùng, tài
năng, sức manh của Đăm Săn, cảm mến đức khoan dung của chàng, tôi tớ, dân làng
Mtao Mxây đã tự nguyện theo Đăm Săn để bắt đầu một cuộc sống mới. Tác giả dân

gian miêu tả cảnh “chuyên nhà” của họ với một cảm xúc hào hứng, say mê :
“Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiên như mối.
Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang
của cải về nhiều như ong đi chuyển nừớc, như vò vẽ đi chuyên hoa, như bầy trai gái đi
giếng làng cõng nước”.
Qua đây, ta càng thấy vai trò quyết định của thủ lữửi trong chiến tranh và đời sông xã
hội thời bộ lạc, thấy được sự thông nhất cao độ giữa cá nhân anh hùng sử thi với cộng
đồng bộ tộc.
Lễ ăn mừng chiến thắng
Trong đoạn trích có hai cảnh được miêu tả rõ rệt : cảnh chiến tranh và cảnh ăn mừng
chiến thắng. Tác giả dân gian đã miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với cảm hứng mê
say, nhiệt thành, thể hiện thái độ, cách nhìn nhận về ý nghĩa thời đại của chiến tranh
bộ tộc và tầm vóc lịch sử của người anh hùng sử thi trong sự phát triển của cộng đồng.
3.

Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 11


Đề cương văn 10, Học kì 1
Lễ cúng người chết và thần linh, lễ ăn mừng chiến thắng
Đã có chiến tranh, tất yêu có đổ máu ỏ cả hai phía. Tác gia dân gian không miêu tả tỉ
mỉ, rùng rỢn cảnh máu đổ, nhưng người đọc phải ngâm hiêu điều này. Tưởng nhớ và
biết ơn người hi sinh là việc nghĩa. Lễ cứng người chêt sau chiên thắng là một nghi lễ
mang tính nhân đạo (đã được ông Trời, các vị thần linh và hương hồn của tổ tiên, ông
bà tiếp thêm sức mạnh chiên thắng thì cũng phải biết ghi lòng tạc dạ). Lễ cúng thần
linh, tạ ơn tổ tiên là nghi lễ tri ân rất thiêng liêng thể hiện ý thức xây đắp truyền thống
của các tộc người Tây Nguyên.
Nghi lễ này mang ý nghĩa chiến tranh bộ tộc và tầm vóc lịch sử của người anh hùng
trong sự phát triển của bộ tộc. Chiến tranh thời bộ tộc không nhằm hủy diệt sự sống

mà là một việc tất yếu để bảo vệ và phát triển cuộc sống trong hoà bình. Vì vậy, sau
chiến thắng của Đăm Săn, khi tiếng khiên giáo vừa dứt, cái ác, cái xâu, cái ti tiện, thấp
hèn bị quét sạch, thì cuộc sống lại tưng bừng như hội.
Lễ vật cúng thần, cúng tổ tiên thật hậu để mong muốn những điều thánh thiện : cầu
sức khoẻ, cầu bình yên, cầu thịnh vượng. Lễ ăn mừng thật tưng bừng, đầy đủ vật chất,
sang trọng về tinh thần, tràn ngập niềm vui, cả một cộng đồng hoà nhập thành một
khối trong niềm vui ở tương lai.
+ Tiếng cồng chiêng thể hiện sức mạnh tình thần, niềm vui sông của cộng đồng.
+ Khách khứa, dân làng, tôi tớ của Đăm Săn “đông nghịt” được đón tiếp trọng thể và
ăn uống no say thoả thích.
Khẳng định tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng
Đăm Săn là niềm tự hào của bộ tộc, là kết tính vẻ đẹp, tài năng, sức manh, ý chí của
cộng đồng. Trong bối cảnh của ngày hội chiến thắng, chàng hiện lên thật đẹp, vẻ đẹp
của một dũng sĩ. Sức mạnh của Đăm Săn “ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm
tưa sâm dậy”. Đăm Săn có lòng dũng cam vô song, là một nhân cách vẹn toàn, luôn đi
đầu trong công việc. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, chàng vừa bảo vệ được hạnh
phúc gia đình, vừa mang lại sự giàu mạnh và uy danh cho cộng đồng.
Đăm Săn có sức lôi cuốn các nhân vật quần chúng. Mối quan hệ qua lại giữa vai trò
của cá nhân và cộng đồng tạo nên ý nghĩa biểu trưng của hình tượng anh hùng sử thi :
sức mạnh, lí tưởng của Đăm Săn biểu trưng cho sức mạnh và lí tưởng của cộng đồng.
4. Những điểm nổi bật về nghệ thuật sử thi thể hiện trong đoạn trích
Nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi
Mỗi nhân vật sử thi đều có vai trò đối với diễn biến của các sự kiện sử thi.
Nhân vật Mtao Mxây với hành động cướp bóc buôn làng của Đăm Săn, bắt cóc vợ
Đăm Săn là nguyên nhân của cuộc chiến. Mtao Mxây thuộc loại nhân vật phản diện.
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 12


Đề cương văn 10, Học kì 1

Nhân vật Đăm Săn là nhân vật trung tâm của sử thi, quyết định sự diễn biến của cốt
truyện sử thi, có sức thuyết phục, lôi cuốn các nhân vật quần chúng.
Nhân vật ông Trời và Hơ Nhị đóng vai trò nhân vật trợ thủ của anh hùng. Ông Trời là
nhân vật trợ thủ thần kì, Hơ Nhị là nhân vật trợ thủ trao vật thần kì. Hành động trợ thủ
của những nhân vật này thê hiện quan niệm về cuộc chiến đấu chírth nghĩa của nhân
vật anh hùng.
Nhân vật quần chúng đóng vai trò hậu thuẫn cho nhân vật anh hùng, bị lôi cuốn bởi
những phẩm chất phi phàm của nhân vật anh hùng. Mối quan hệ giữa nhân vật anh
hùng và nhân vật quần chúng tạo nên ý nghĩa biểu trưng : người anh hùng sử thi biểu
trưng cho sức mạnh, lí tưởng của cả cộng đồng.
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của sử thi anh hùng
Ngôn ngữ của người kể khá sinh động, lỉnh hoạt. Khi miêu tả nhà Mtao Mxây, chân
dung Mtao Mxây, động tác chiến đấu và diễn biến của giao tranh, miêu tả vẻ đẹp của
Đăm Săn, khung cảnh tôi tớ theo Đăm Săn và không khí lễ hội chiên thắng,.. ; tác giả
dùng ngôn ngữ lúc thì trang trọng, giàu hình ảnh nhịp điệu, lúc thì dùng phép so sánh,
phóng đại.
Ngôn ngữ đôì thoại của các nhân vật được sử dụng nhiều và linh hoạt, giàu tính kịch.
Những câu ra lệnh, kêu gọi tạo nên không khí hùng tráng.
Trong ngôn ngữ người kể chuyện có xen vào ngôn ngữ đối thoại của người kể để lôi
cuốn người nghe, truyền cảm xúc cho người nghe.
BÀI TẬP:
Sau khi học đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây ” (trích sử thi Đăm Săn). Anh ( chị )
hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh với Mtao Mxây?
1. Mở bài:
a. Đăm Săn tự giới thiệu về mình và kể về hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến.
b. Đăm Săn giới thiệu chung về việc mình chiến thắng Mtao Mxây.
2. Thân bài: Đăm Săn kể lại diễn biến trận đánh:
a. Đăm Săn khiêu chiến và sự đáp lại của Mtao Mxây:
- Đăm Săn khiêu chiến với một thái độ quyết liệt và tự tin ở tài năng của mình.
- Mtao Mxây tỏ ra ngạo nghễ, chọc tức, nhưng liền sau đó tỏ ra run sơ, do dự, đắn đo.

b. Trình bày diễn biến cuộc chiến qua bốn hiệp:
- Hiệp một:
+ Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản
nhiên →Thể hiện bản lĩnh của Đăm Săn.
+ Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang.
- Hiệp hai:
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 13


Đề cương văn 10, Học kì 1
+ Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước
thấp →Thể hiện sức mạnh của Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây.
+ Mtao Mxây cầu cứu HơNhị quăng cho miếng trầu→càng yếu sức.
+ Đăm Săn đớp được miếng trầu→sức chàng tăng lên.
- Hiệp ba:
+ Đăm Săn múa dũng mãnh hơn và đuổi theo Mtao Mxây.
+ Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng áo của hắn không thủng. Chàng phải cầu
cứu thần linh.
- Hiệp bốn: Đăm Săn được thần linh giúp sức, đuổi theo và giết chết kẻ thù.
3. Kết bài: Kể kết thúc cuộc chiến ...
Đã từ lâu, tù trưởng Mtao Mxây nổi tiếng giàu có khắp vùng cao nguyên hùng vĩ. Hắn
cậy thế mạnh nên cho đám đầy tớ đến cướp vợ tôi là Hơ Nhị mang về nhà trong lúc tôi
đi vắng.
Nghe tin, tôi vội vã vác khiên đi tìm hắn. Nhà Mtao Mxây rất lớn, đầu sàn hiên đẽo
hình mặt trăng, đẩu cầu thang đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng này quả
là đẹp. cầu thang rộng bằng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng
một ché rượu lớn vẫn không sợ chật.
Tôi bắc tay lên miệng gọi to: "Mxây xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta
đấy!”. Mxây nói vọng ra: “Ta không xuống đâu. Tay ta còn đang bận ôm vợ hai chúng

ta ở trên nhà này cơ mà !”
Tôi tức giận thét lên: “Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi bổ
đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi chẻ ra kéo lửa, ta hun cối nhà của ngươi cho
mà xem!". Mxây biết tính tôi xưa nay nói là làm nên hoảng hốt hứa rằng từ từ sẽ
xuống, chỉ xin tỏi đừng đâm hẳn lúc hắn xuống cầu thang. Tôi cười nhạt bảo rằng đến
con lợn nái của hắn ở dưới đất tôi cũng chẳng thèm đâm nữa là.
Mtao Mxây buộc phải ra mặt. Bà con trong buôn kéo đến xem rất đông. Cái khiên của
hắn tròn như đầu cú, lưỡi gươm của hắn óng ánh bày sắc cầu vồng. Trông hắn dữ tợn
như một hung thần. Hắn đóng cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái ảo dày nút, đi từ
nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo giữa một đám đông
mịt mù như sương sớm.
Tôi thách thức: “Ngươi múa trước đi!”. Hắn đáp: “Ngươi mới là người mua trước. Ta
như gà làng mới mọc cựa kli-ê, như gà rửng mới mọc cựa ê-chăm chưa ai giẫm phải
mà đã gãy mất cánh". Tôi giục thêm lần nữa, Mtao Mxây rung khiên múa. Cái khiên
của hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Mặc cho hắn múa, tôi không nhúc nhích.
Tôi bật cười khinh bỉ: “Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô.
Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không?".
Chạm tự ái, Mtao Mxây trả lời: “Ta học ai à? Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác.
Có thần Rồng, ta học thần Rồng". Tôi khiêu khích: “Thế ư? Ta thì đâu có cậu mà học
cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ cỏ hai ta đây, ngươi múa đi ta xem nào!”. Mxây hùng
hổ quát: “Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 14


Đề cương văn 10, Học kì 1
binh, đã quen xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?”. Tôi chỉ thẳng vào mặt hắn : “Vậy thì
ngươi hãy xem ta đây!" rồii vung khiên múa. Một lần xốc tới, tôi vượt qua một quả
đồi. Một lần xốc tới nữa, tôi vượt một đồi lồ ô. Tôi chạy vun vút sang phía Đông, sang
phía Tày. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi Tây lại sang bãi Đông.

Hắn vung dao chém phập một nhát nhưng lại trúng cái chão cột trâu. Tôi chế giễu hắn:
“Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gi ?".
Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu, nhưng tôi đã đớp
được miếng trầu ấy và nhai ngấu nghiến. Sức mạnh trong tôi tăng lên gấp bội. Tôi bảo
Mxây: “ Bây giở ngươi lại chạy, ta đuổi coi !”. Hắn bỏ chạy, tôi rượt theo, vừa rượt
vừa múa khiên. Trên cao, gió thổi như bão. Tôi múa dưới thấp, gió như lốc cuốn. Chòi
lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi. Tiếng khiên của tôi vang lên như tiếng khiên đồng,
khiên kênh. Tôi chạy nước kiệu. quả núi ba lẩn rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.
Cây giáo thần chứa đầy những oan hồn của tôi nhắm đùi Mtao Mxây phóng tới. Tôi
đâm trúng đùi hần nhưng đùi hắn không thủng. Tôi đâm trúng người hắn, người hắn
cũng không thủng. Tôi đã thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ và mơ thấy ông Trời. Tôi than
thở: “Ối chao, chết mất thôi, ông Trời ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!”, ông
Trời bảo: “Thế ư, cháu? Vậy thl cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn
là được”. Tôi bừng tỉnh, chộp ngay cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch. Cái
giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. Hẳn tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng
lợn, tôi phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuống trâu, tôi phá lan chuồng trâu.
Cuổi cùng, hắn mệt quá ngã lăn quay ra đất.
Hắn lạy van rối rít: “Tha cho ta, ta sẽ làm lễ cầu phúc cho ngươi một con trâu, ta sẽ
cho ngươi thêm một con voi!”. Tôi chưa nguôi cơn giận, liền vặn hỏi hắn: "Sao ngươi
lại cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm
rồi sao?”. Dửt lời, tôi cắt đầu Mtao Mxây đern bêu ngoài đường rồi hỏi bà con, tôi tớ
trong buôn làng của hắn là có bằng lòng di theo tôi không. Mọi người đồng ý. Tôi hô
to: “ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!".
Đoàn người đông đúc ủn ùn kéo theo sau tôi đông như kiến tha mồi.
Thế là từ đó, tôi trở thành tù trưởng giàu có nhất, hùng mạnh nhất. Tôi mở tiệc tùng
linh đinh, ãn uống đông vui kéo dài suốt cả mùa khô. Cho đến lúc rượu đã nhạt, ché đã
phai , khách mới lần lượt ai về nhà nấy.
( Bài viết trên Inter net)
5. TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỴ CHÂU TRỌNG THỦY
KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tóm tắt :
Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim
Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương
Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị
Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 15


Đề cương văn 10, Học kì 1
trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà
phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng
Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua
chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành
ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành
ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà
chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong
sáng thêm.
2. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng
tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân
dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
3. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch
mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng
Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ
sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Phân tích
1. Nhân vật An Dương Vương
Truyện có thể chia làm hai phần. Phần một (từ đầu đến… không dám đốc chiến bèn
xin hoà): An Dương vương xây thành, chế nỏ giữ nước. Phần còn lại: Bi kịch tình yêu
của Mị Châu – Trọng Thuỷ gắn liền với thất bại của nước Âu Lạc. Cả hai phần của

truyện đều thể hiện rõ nhận thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò và trách
nhiệm của cha con An Dương Vương trước lịch sử.
a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần, đánh Triệu Đà
An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của mười tám đời Hùng Vương. Thời
ấy, Văn Lang đã cố bờ cõi và nền văn hiến riêng. Vì vậy, việc chống giặc giữ nước là
vấn để sống còn của dân tộc. An Dương vương đã tiến hành dời đô từ vùng núi Nghĩa
Lĩnh, Phong Châu (Phú Thọ) vể vùng đổng bằng Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày
nay) để phát triển sản xuất và mò rộng lưu thông rồi bắt tay ngay vào việc xây thành.
Đó là quyết sách đúng đắn chứng tỏ trí tuệ sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của An
Dương Vương.
Việc xây thành bằng đất gặp nhiều khó khăn. Chuyện kể rằng thành cứ đắp ban ngày
thì ban đêm lại đổ, xây mãi không xong. Người xưa giải thích hiện tượng ấy là do sự
phá hoại của ma quỷ. Lược bỏ yếu tố hoang đường, ta có thể thấy những khó khăn
trong thực tế mà An Dương vương gặp phải khi tiến hành công việc xây thành. Đó là
do ông chưa nắm được đặc điểm của đất đồng bằng, do kĩ thuật còn hạn chế và chưa
biết dựa vào sức dân.
Sau này, được sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp đỡ, An Dương Vương xây thành
chi trong vòng nửa tháng là xong. Hành động lập đàn trai giới, đón mời cụ già vào
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 16


Đề cương văn 10, Học kì 1
điện hỏi kế xây thành, ra cửa Đông đợi sứ Thanh Giang, nghe lời Rùa Vàng diệt trừ
yêu quái,… thể hiện thái độ trân trọng hiền tài của An Dương Vương trong việc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Sự giúp đỡ của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của
An Dương vứơng là hợp ý trời, hợp lòng người, cho nên được dân chủng ủng hộ.
An Dương Vương trước hết là một nhà quân sự xuất sắc. Ông đã biết xây thành cao,
đào hào sâu để bảo vệ kinh đô. An Dương Vương được Cao Lỗ hỗ trợ trong việc chế
tạo ra cung nỏ để chống quân xâm lược. Sức mạnh của thứ vũ khí ấy đã được các tác

giả dân gian kì diệu hoá, thần thánh hoá bằng hình tượng nỏ thần.
Hình tượng then chốt của truyện là chiếc lẫy thần. Rùa Vàng giúp vua xây xong Loa
Thành và cho nhà vua vũ khí để bảo vệ đất nước. Nỏ thắn tượng trưng cho sức mạnh
của nhà nước Âu Lạc, tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và khát vọng chiến thắng
ngoại xâm của tổ tiên ta thuở ấy.
Chiếc nỏ thẩn có khả năng bắn một phát giết hàng vạn giặc vừa là sản phẩm của trí
tưởng tượng bay bổng, vừa phản ánh trình độ chế tạo và sủ dụng vũ khí chiến đấu của
người Âu Lạc. Quân ta đã chế tạo ra cung nỏ và đúc được mũi tôn bằng đồng. Vũ khí
ấy tuy thô sơ nhưng không kém phần lợi hại trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.
Khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược, vì An Dương Vương có nỏ thần trong tay nên
quân Triệu Đà thua to, không dám đối đầu, bèn xin hoà. Chiến thắng của An Dương
vương chứng tỏ sức mạnh quân sự của nhá nước Âu Lạc lúc bấy giờ, đồng thời khẳng
định ý chí, tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Đây là bài học tích cực trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước.
b. An Dương Vương để mất nước
Sau chiến thắng, An Dương vương sinh ra chủ quan, quên rằng nguy cơ xâm lược của
kẻ thù phương Bắc luôn luôn tồn tại.
Chúng ta đau xót cho cha con An Dương vương vì sai lầm tai hại nên dẫn đến thảm
hoạ mất nước. Nhà vua không phân tích được hành động cầu hoà rồi cầu hôn cho con
trai của Triệu Đà thực chất là âm mưu thâm độc, chuẩn bị cho cuộc xâm lược tiếp
theo. Thất bại của An Dương vương không phải chờ tới khi quân giặc tiến đến chân
thành mới bộc lộ, mà bộc lộ ngay từ Khi nhà vua mất cảnh giác, đồng ý cho Trọng
Thuỷ vào thành.
Ông đã bằng lòng gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ, lại còn cho ở rể, việc đó có khác chi
“Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”?! Đây là sự hoà hiếu thiếu cảnh giác, tạo cơ hội
thuận lợi cho kẻ thù phá từ trong phá ra. Mầm mống mất nước khởi nguồn từ đây.
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 17



Đề cương văn 10, Học kì 1
Sau chiến thắng, An Dương Vương không quan tâm đến việc củng cố lực lượng,
không dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân để chống giặc mà lại ỷ vào vũ khí, vào sự
hỗ trợ của thần linh, Những nhược điểm ấy khi kẻ thù nắm được tất dẫn đến thất bại
không thể tránh khỏi.
Nghe tin báo Triệu Đà lại cất quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương cậy có nỏ
thần vẫn điểm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?".
Thái độ chủ quan khinh địch đó đã dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại
thảm hại. Tới khi giặc đã tiến sát chân thành, An Dường Vương mới cẩm lấy nỏ, thấy
lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy; Trong cơn cùng quẫn, An Dương Vương chi còn cách
đem theo con gái lên ngựa, bỏ thành mà chạy về phương Nam.
Cha con An Dương Vương đã cùng đường mà quân thù thì cứ theo dấu lông ngỗng
của Mị Châu rắc dọc đường truy đuổi sát sau lưng. Quả là cha con An Dương Vương
đã mất thế trời che, đất chở.
Khi Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó thì
An Dương Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân
về hành động vô tình phản quốc của Mị châu. Nhà vua tự tay chém chết cô con gái
yêu dấu, cũng là tự xử một cách nghiêm khắc, quyết liệt đối với sai lầm của bản thân.
Nhưng tất cả đểu đã quá muộn màng. Câu chuyện kết thúc thật bi thảm!
Hành động rút gươm chém Mị Châu thể hiện lập trường dứt khoát của An Dương
Vương lá đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, đổng thời thể hiện sự
tĩnh ngộ muộn màng trước lỗi lầm nghiêm trọng của mình.
Đây là cái giá mà ông phải trả cho sai lầm không thể sửa chữa, liên quan đến vận
mệnh đất nước và dân tộc.
Hai cha con An Đương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác nên đã trực tiếp làm tiêu
vong sự nghiệp và đẩy Âu Lạc vhò thảm hoạ mất nước. Đó là bài học xương máu về
thái độ mất cảnh giác dối với kẻ thù dành cho những người đứng đầu, chịu trách
nhiệm về sự tổn vong của quốc gia.
Hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng xuống thuỷ phủ là
yếu tố kì ảo phản ánh thải độ và tìm cảm cuá nhân dân đối với ông. Nhân dân thương

tiếc vị vua tài ba, ann dũng nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón
người anh hùng bất tử thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của người xưa.
An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình. Cách xử lí
này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao
dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 18


Đề cương văn 10, Học kì 1
tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế
nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho
hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân
dân ta.

2. Nhân vật Mỵ Châu – Trọng Thủy
Mị Châu sai lầm ờ tình yêu mù quáng nên vô tình đã tự biến mình thành tòng
phạm với giặc. Nàng ngây thơ chân thật đến mức nhạ dạ cả tin. Nàng dám giấu cha
cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần mà quên rằng đó là con trai của kẻ thú. Từ đó, Mị
Châu đã tiếp tay cho Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật vũ khí lợi hại của quốc gia, dẫn tới
thảm hoạ đất nước rơi vào tay giặc. Trên đường trốn chạy, nàng lại tiếp tục rắc lông
ngỗng chĩ đường cho giặc truy đuổi vua cha. Hai hành động ấy của Mị Châu là trọng
tội. Nhiều người cho rằng những hành động trên là vô tình nhưng xét cho cùng thì vl
Mị Châu quá tin yêu Trọng Thuỷ nên đã mù quáng nghe theo lời chồng. Rùa Vàng gọi
đích danh nàng là giặc quả không sai vì nàng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trọng Thuỷ là nhân vật đáng thương nhưng cũng thật đáng ghét. Chàng chấp nhận
làm công cụ thực hiện ý đồ xâm lược của cha. Tuy là con rể An Dương vương nhưng
thực chất Trọng Thuỷ là tên gián điệp lợi hại cài vào đất Âu Lạc, Bằng mọi thủ đoạn
xảo quyệt, Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để đánh tráo lẫy thần, sau đó nói dối là về
thăm cha để mang lẫy thần về nước. Triệu Đà có được lẫy thần, cả mừng liền cất binh

sang đánh chiếm Âu Lạc một lần nữa.
Trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng tin chổng thì Trọng Thuỷ lại lừa dối nàng và rắp
tâm chiếm đoạt lẫy thần. Tuy vậy, những ngày ở Loa Thành, sống bên người vợ đẹp
người, ngoan nết, Trọng Thuỷ đã nảy sinh tình yêu thật sự với Mị Châu. Mâu thuẫn
giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ là tham vọng chiếm
được Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp cũng bắt đầu nảy sinh. Nhưng hai
tham vọng đó không thể dung hoà. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thuỷ
phải vui hưởng vinh quang thì chàng lại đau khổ đến mức tự tử vì ân hận và thương
tiếc Mị Châu. Trọng Thuỷ tự tử vì hiểu ra rằng không thể giải quyết mâu thuẫn gay gắt
trong con người mình. Cái chết của chàng đã gợi chút xót xa, tội nghiệp trong lòng
mọi
người.
Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ éo le là do luôn bị âm mưu xâm lược của Triệu Đà
chi phối. Vì vậy, kết thúc bi thảm của mối tình đó thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến
tranh phi nghĩa.
Tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ thắm thiết nhưng bi thầm. Nhân dân ta không ca
ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm thương xót vì hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến
tranh làm cho tan vỡ. Mối oan tình ấy đã được đển bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 19


Đề cương văn 10, Học kì 1
nước. Đây là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng chiến tranh xâm lược, là tiếng nói
nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ.
3. "Cốt lõi lịch sử" của truyện là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực
về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. Cái cốt lõi ấy đã
được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần
kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và
của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai - giếng nước”…. Chính việc thêm vào

truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh
động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật
lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.
4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay vẫn
chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để
rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ
thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một
mối tình rất đẹp trong lịch sử.
Sức sống của truyền thống An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy còn khơi
nguồn cho những cảm hứng thi ca. Các tác giả như Tố Hữu, Trần Đăng Khoa...
đều đã có những sáng tác lấy cảm hứng từ tác phẩm này. Ví dụ trong bài thơ
"Tâm sự" rút trong tập thơ "Ra trận" của nhà thơ Tố Hữu, có đoạn viết:
... Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biểu sâu...
ĐỀ LUYỆN TẬP :
Đề 1 : Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, bằng lời
của anh (chị) với một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
• Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
- An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên
nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa,
Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
2. Thân bài:
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 20



Đề cương văn 10, Học kì 1
• Diễn biến cùa chuyện:
- An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.
- Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.
- Rùa Vàng cho An Dương Vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.
- Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương vương có nỏ thán bắn một phát
chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, phải rút vể nước.
- Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thuỳ. An Dương Vương
chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.
- Trọng Thuỳ lấy cắp lẫy thần. Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương
mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy vể phương Nam.
3. Kết bài:
Kết thúc câu chuyện:
- Rùa Vàng chỉ đích danh Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm toan chém
đẩu Mị Châu.
- Trọng Thuỷ vừa đuổi theo tới nơi, lấy thân đỡ lưỡi gươm thay cho Mị Châu.
II. BÀI LÀM
( Bài viết trên Inter net)
Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương, An Dương Vương Thục
Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu
Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khẻ, hay còn
gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.
An Dương Vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên
đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách
thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba nãm ấy, nhà vua bỗng thấy có
một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước
cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong
được!”. Mừng rỡ, An Dương vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: "Ta
đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?”. Cụ già thong
thả đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thi mới thành công." Nói

xong, cụ già từ biệt ra đi.
Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo
với An Dương Vương rằng muốn xây được thảnh thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái
thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rủa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái
thi chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn
ngàn trượng nèn gọi là thảnh Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 21


Đề cương văn 10, Học kì 1
chia tay. An Dương Vương cảm tạ nói: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong Nay nếu
có giặc ngoài đến thì lấy gi mà chống ?". Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An
Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thi sẽ không lo gì
nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đỏng. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra
chiếc nỏ lớn, lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra
bắn, mỗi phắt chết hàng vạn lên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu,
cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng
vẻ vang của vị vua tài giỏi.
Thấy không nuổt nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm
mưu thâm hiểm khác. Hấn cho con trai là Trọng Thuỷ qua cầu hôn Mị Châu, con gái
yêu của An Dương Vương Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép
Trọng Thuỳ được ở rể trong Loa Thành.
Theo lởi cha dặn, Trọng Thuỷ ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng
được bí mật của nò thần Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chồng nên đã đưa
Trọng Thuỷ vào tận nơi cất giấu nỏ thần Trọng Thuỷ chế ra chiếc lẫy giống y như thật
rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ nói với vợ : "Tình vợ
chổng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha,
nếu đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì lảm

dấu ?". Mị Châu ngây thơ đáp : "Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp
biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau".
Trọng Thuỷ về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo
hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thẩn, An Dương Vương vẫn ngồi ung
dung đánh cờ và cười nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Quân Đà tiến sát cổng thành,
vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.
Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chạy đến đâu
quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương
Vương cùng đường bèn kêu lớn: "Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!". Ngay lập
tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mà nói với An Dương Vương rằng: “Kẻ
ngồi sau lưng chính là giặc đó!”. Hiểu ra cớ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm
định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thuỷ cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát
kiếm oan nghiệt của An Dương vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt
nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hoà,
vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xoá đã ngăn bước
chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chổng, nức nở.
Đề bài 2 : Sau khi tự tử ở giếng nước Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy
đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
( Bài viết trên Inter net)
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 22


Đề cương văn 10, Học kì 1
 Nhớ lời dặn của Mị Châu trước lúc chia tay, Trọng Thủy dẫn đầu một toán quân cứ
lần theo dấu lông ngỗng mà tìm ra đường chạy trốn của cha con An Dương Vương.
Đến bờ biển Đông thì một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt chàng: Mị Châu chết
gục bên vũng máu, đầu lìa khỏi cổ bởi một đường gươm sắc. Trọng Thủy ôm xác
người vợ xinh đẹp về táng ở Loa Thành. Đau đớn, dằn vặt khôn nguôi, mấy hôm sau,
khi soi mình xuống giếng, chàng tưởng chừng như thấy bóng dáng Mị Châu thấp

thoáng trong làn nước nên lao đầu xuống mà chết.
Dưới thủy cung, hồn chàng lang thang đi tìm kiếm Mị Châu. Long Vương thương xót
nên cho hai người gặp mặt. Nhìn vẻ uất hận còn đọng đầy trong đôi mắt đẫm lệ của
người vợ trẻ đã vì mình mà phải chết thảm khốc, Trọng Thủy bật khóc. Tiếng khóc
nghẹn ngào, thống thiết của chàng khiến sỏi đá cũng phải mủi lòng. Trọng Thủy quỳ
xuống, van xin Mị Châu tha thứ cho tội lỗi của mình:
-Nàng ơi! Mong nàng hiểu cho ta, ta không thể nào làm khác được! Ta không dám
chống lại lệnh của vua cha! Vì muốn thôn tính Âu Lạc mà cha ta bắt ta phải vờ cầu
hôn nàng để nhân đó dò la bí mật của nỏ thần. Nàng tin yêu ta nên không giấu diếm
điều gì. Ta đã lợi dụng sự ngây thơ, cả tin của nàng để làm điều ám muội.

Sắc giận trên gương mặt Mị Châu vẫn chưa nguôi. Nàng trách:
-Thiếp một lòng tin yêu chàng, sao chàng nỡ lừa dối thiếp?
Trọng Thủy giãi bày:
-Quả là lúc đầu, ta rắp tẩm lừa dối cha con nàng, nhưng sau một thời gian chung sống,
ta thực sự yêu nàng. Vợ chồng một ngày nên nghĩa, làm sao ta có thể quên ? Câu hỏi
của ta lúc chia tay nàng trước khi về nước cũng xuất phát từ ước muốn sum họp sau
khi chiến tranh kết thúc, ta và nàng sẽ sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng đó chỉ là ảo
tưởng mà thôi! Lúc ta nhận ra sự tàn bạo, nghiệt ngã của một cuộc chiến tranh phi
nghĩa thì đã quá muộn màng! Vì mù quáng tuân theo lệnh cha, ta đã trở thành kẻ phản
bội đáng bị người đời lên án và phỉ nhổ. Ta đã trả giá bằng chính sinh mạng của mình
và tin chắc rằng cha ta – dẫu là kẻ chiến thắng – cũng không thể vui hưởng vinh quang
trước cái chết oan khiên của đứa con trai mà ông đặt nhiều kì vọng. Mị Châu ơi! Ta
muốn ngàn lần cầu xin nàng rộng lòng tha thứ!
Nước mắt Mị Châu vẫn lã chã tuôn rơi. Nàng vừa giận, vừa thương Trọng Thủy – một
nạn nhân khốn khổ của cuộc chiến tranh xâm lược. Hai vợ chồng ôm nhau khóc. Kì lạ
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 23



Đề cương văn 10, Học kì 1
thay, những giọt lệ của họ biến thành những hạt châu lóng lánh. Họ sống bên nhau
dưới đáy biển khơi. Tương truyền rằng, những giọt nước mắt – hạt châu ấy nếu ai may
mắn tìm được, đem về rửa bằng nước giếng ở Loa Thành thì nó sẽ sáng ngời.
Đề 3 : Giả sử lúc hai cha con An Dương Vương lên ngựa chạy trốn, Mỵ Châu
không rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy, Hãy tưởng tượng và kể lại đoạn
kết của câu chuyện theo lời Mỵ Châu.
ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI
Đề 4 : Đề thi Ngữ Văn hay và khó về “Truyện An Dương Vương và Mị Châu
Trọng Thủy”
Đề bài:
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá
bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha”.
Lại có người viết:
Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu
Cảnh báo một trái tim khờ dại.
Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề – Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8- 2009)
Thông qua việc phân tích nhân vật Mị Châu, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên
và đưa ra quan điểm của bản thân mình.

Hướng dẫn cách làm
Yêu cầu về kỹ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết giải thích ý kiến, biết phân tích dẫn
chứng để làm sáng tỏ nhận định. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy,
văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức
Giải thích ý kiến

– Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời
luận tội nghiêm khắc.
– Ý kiến thứ hai (phát biểu ở dạng tác phẩm thơ) thiên về tìm nguyên nhân của sự sai
lầm, đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tình
yêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu.
Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 24


Đề cương văn 10, Học kì 1
Mỗi ý kiến một quan điểm đánh giá khác nhau về nhân vật Mị Châu, kẻ kết tội, người
bênh vực. Đó cũng là sự phong phú trong tiếp nhận văn học, sự hấp dẫn mà hình
tượng văn học tạo ra.
Phân tích nhân vật Mị Châu, bình luận những ý kiến trên.
Phân tích nhân vật
– Giới thiệu khái quát về nhân vật
– Sự sai lầm của Mị Châu:
+ Mị Châu không chỉ là một người dân của đất nước Âu Lạc mà còn là một nàng công
chúa, có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia, nhưng nàng đã ngây thơ không cảnh
giác, coi bí mật quốc gia như tài sản riêng của gia đình. Nàng cho Trọng Thuỷ xem nỏ
thần, lại còn giảng giải cho y cách sử dụng nỏ. Hành động đó đã vô tình tiếp tay cho
kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu Lạc.
+ Khi chiến tranh xảy ra, Mị Châu vẫn rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn. Một lần
nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc chạy theo, đưa hai cha con đến chỗ
cùng đường tuyệt lộ. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng trước lúc rơi đầu.
– Nguyên nhân của sự sai lầm: sự thiếu cảnh giác của bản thân nàng.
– Hậu quả của sự sai lầm: Dân tộc rơi vào chiến tranh, loạn lạc, nước mất, nhà tan.
Nàng chết dưới lưỡi kiếm oan nghiệt của cha.
– Thái độ của tác giả dân gian với sai lầm đó của Mị Châu:
+ Tác giả dân gian đã để thần Kim Quy hiện lên quát lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính

là giặc đó”. Câu nói ấy cũng đồng thời là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân
dân cho hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu. Đó cũng là bài học đắt giá về
mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân với trách nhiệm công dân.
+ Hình ảnh máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc, xác của nàng biến thành ngọc
thành là những yếu tố kì ảo, minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của
nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thể
hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng.
Bình luận hai ý kiến
– Ý kiến thứ nhất đúng khi luận tội Mị Châu với những hậu quả mà sai lầm của nàng
đã gây ra. Ý kiến thứ hai tỏ ra có lý khi tìm nguyên nhân của sự sai lầm là do bản chất
của trái tim yêu.
– Tuy nhiên, cần đặt tình yêu đôi lứa trong mối quan hệ với vận mệnh quốc gia, vận
mệnh
cộng đồng, để thấy: Trong một đất nước nhiều giặc giã, luôn đứng trước nguy cơ của
những cuộc xâm lược, một nàng công chúa chỉ biết lắng nghe tiếng nói của con tim,
của tình yêu mà vô tình với sự sống còn của xã tắc chính là có tội.

Người soạn : Cô Thu Trang, Website : />
Page 25


×