Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tài liệu ôn thi công chức hành chánh nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.31 KB, 30 trang )

CHUYÊN ĐỀ 3
Các giai đoạn trong hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan HCNN
2. Áp dụng PL và các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật một hoạt động có tính tổ chức, mang tính quyền lực Nhà nước của các cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền nhằm thực hiện trong thực tế các quy phạm pháp luật
trong những tình huống cụ thể của cuộc sống.
* Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm
P.luật; hoặc trong những trường hợp khẩn cấp;
- Khi những quyền chủ thể và những nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật
không mặc nhiên phát sinh nếu không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền.
- Khi phát sinh tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan
hệ PL mà các bên đó không tự giải quyết được;
- Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát
thanh tra hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay
không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế; thí dụ: việc xác nhận di chúc, chứng thực thế
chấp, sao các văn bằng chứng chỉ...
* Áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực Nhà nước. Vì
vậy, hoạt động này chỉ do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành. Pháp luật
quy định mỗi loại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện một số những hoạt động áp dụng
pháp luật nhất định. Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành theo ý chí đơn phương của cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng; sự áp
dụng này có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan; trong
trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp
cưỡng chế Nhà nước.
- Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định chặt chẽ. Thí dụ: việc giải quyết một vụ án hành chính được điều chỉnh bởi luật tố
tụng hành chính hoặc việc xử phạt hành chính được điều chỉnh bởi những quy phạm thủ tục xử
phạt hành chính. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền và các bên có liên quan trong


quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục
- Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã
hội. Đối tượng của hoạt động áp dụng là những quan hệ xã hội cần sự điều chỉnh cá biệt, bổ
sung trên cơ sở những quy phạm pháp luật chung. Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, những
quy phạm pháp luật chung được cá biệt hoá, cụ thể hoá đối với những cá nhân, cơ quan, tổ
chức cụ thể.
- Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp luật, các cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền phải phân tích vụ việc, làm sáng tỏ nội dung của vụ việc,
từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.
Tóm lại, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của Nhà nước được
thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định nhằm cá biệt hoá những quy định của pháp luật vào những trường hợp cụ
thể đối với cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cụ thể.
1


Việc áp dụng pháp luật như là hình thức pháp luật thứ hai để quản lý Nhà nước. Còn hình
thức pháp luật thứ nhất để quản lý xã hội đó là hình thức sáng tạo pháp luật. Trong khi soạn
thảo và ban hành các quy phạm pháp luật, bằng cách này Nhà nước đã thực hiện việc quản lý
xã hội. Sau đó, Nhà nước cần can thiệp vào mỗi vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội; chỉ sau
khi nhà nước cho ban hành các văn bản áp dụng pháp luật thì lúc đó mới thực hiện quản lý xã
hội trực tiếp và cụ thể.
* Áp dụng pháp luật là hoạt động, một quá trình diễn ra theo một trình tự, một thủ tục nhất
định. Có thể là thủ tục hành chính, hoặc thủ tục tố tụng tư pháp. Nhưng dù đó là thủ nào thì áp
dụng pháp luật đều được thực hiện qua các giai đoạn sau:
- Thứ nhất: Phân tích những tình tiết thực tế của vụ việc.
Để giải quyết đúng những sự việc cụ thể có tính chất pháp lý nhất thiết phải hiểu được bản
chất của sự việc và cần tìm hiểu tất cả các tình tiết, tình huống, chứng cứ và thực tế của sự việc
đó.
Các tình huống thực tế, chính là cơ sở thực tế để giải quyết vấn đề đặt ra. Đó là cơ sở thực

tế để áp dụng pháp luật.
Những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải xem xét tất cả các
tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan. Việc xem xét các tình tiết thực tế
của vụ việc cũng đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ những ýêu tố pháp lý có liên quan với vụ việc
và cả những yếu tố không liên quan tới vụ việc. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ là xác định
các tình tiết, sự kiện của vụ việc mà còn phải đánh giá tầm quan trọng ý nghĩa về mặt pháp lý
của mọi tình tiết, sự kiện.
Trong giai đoạn này của quá trình áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu một cách khách
quan, toàn diện và đầy đủ mọi tình tiết của vụ việc; xác định tính chất, đặc trưng pháp lý của
vụ việc, tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi vụ việc.
- Thứ hai: Lựa chọn quy phạm pháp luật và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của nó để giải
quyết vụ việc. Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết vụ việc là hành vi tiếp theo
của quá trình áp dụng pháp luật. Trước hết cần đặt ra câu hỏi: quy phạm pháp luật thuộc ngành
luật nào điều chỉnh tình huống đó? Sau đó chọn quy phạm pháp luật cụ thể và nghiên cứu nội
dung nó. Khi đó người có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật cần phải phân tích nghiên
cứu quy phạm pháp luật dưới những góc độ sau:
+Phải khẳng định chắc chắn rằng văn bản quy phạm pháp luật đó là văn bản chính thức.
Không nên có quan niệm rằng trước kia hình như quy phạm pháp luật này đã điều chỉnh trong
các trường hợp đó, thì ngày nay cứ đem áp dụng.
+Phải tính toán chính xác xem văn bản quy phạm pháp luật này đã có văn bản khác thay thế
nó hay chưa, nói cách khác phải lựa chọn văn bản ở lần ban hành cuối cùng, gần nhất.
+Phải tìm hiểu xem quy phạm đó ở thời điểm hiện tại còn hiệu lực hay đã bị bãi bỏ.
+Xem xét quy phạm pháp luật đó có hiệu lực vào thời gian xẩy ra sự việc đang tiến hành hay
không.
Tóm lại, giai đoạn thứ hai của quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu: lựa chọn đúng quy phạm
pháp luật được trù tính cho trường hợp đó;
Xác định quy phạm được lựa chọn là đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật
và các văn bản quy phạm khác;
Xác định tính chân chính của văn bản QP chứa đựng quy phạm này;
Nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật.

- Thứ ba: Ra quyết định áp dụng pháp luật.
2


Đây là giai đoạn trung tâm của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này, những quyền
và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý
đối với người vi phạm được quyết định.
Khi ra quyết định, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải vô tư, khách quan,
không vụ lợi. Quyết định áp dụng pháp luật phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá
nhân được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Quyết định áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có cơ sở thực
tế và cơ sở pháp lý, theo dúng mẫu đã quy định. Nội dung của quyết định phải rõ ràng, chính
xác, nêu rõ trường hợp cụ thể, chủ thể cụ thể.
- Thứ tư: Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật.
Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng
pháp luật. Giai đoạn này gồm những hoạt động tổ chức nhằm bảo đảm về mặt vật chất, kỹ
thuật cho việc thực hiện đúng quyết định áp dụng pháp luật. Đồng thời cần tiến hành các hoạt
động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật, nhằm bảo đảm để quyết
định đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống XH.
Để áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả, bảo đảm tính đúng đắn, thống nhất cần phải giải
thích pháp luật.

3


CHUYÊN ĐỀ 4. HCNN VÀ CCHC GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Nền hành chính nhà nước gồm các yếu tố cấu thành:
- Một là, hệ thống thể chế quản lý xã hội theo luật pháp, bao gồm Hiến pháp, luật, pháp
lệnh và các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính .

- Hai là, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ
Chính phủ Trung ương tới chính quyền cơ sở.
- Ba là, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính bao gồm những người thực thi công vụ
trong bộ máy hành chính công quyền.
- Bốn là, nguồn tài chính nhà nước để bảo đảm thực thi công vụ của bộ máy và thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước.
Các yếu tố trên có một mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Để hoàn thiện nền hành chính
nhà nước phải cải cách đồng bộ cả bốn yếu tố. Thực tiễn đã chỉ rõ, mọi sự thay đổi về tổ chức
và cán bộ mà không dựa trên cơ sở đổi mới thể chế thì thay đổi đó mang tính chấp vá, không
có hệ thống và đem lại hiệu quả không cao.
b. Những đặc tính chủ yếu của nền hành chính Nhà nước ta.
Để xây dựng một nền hành chính phát triển, hiện đại của một Nhà nước "của dân, do dân
và vì dân", để có một hệ thống tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước có hiệu lực và hiệu
quả, điều cần thiết là phải xác định rõ những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ở
nước ta. Những đặc tính này vừa thể hiện đầy đủ bản chất và nét đặc thù của NN Việt Nam,
đồng thời kết hợp những đặc điểm chung của một nền hành chính phát triển theo xu hướng
chung của thời đại. Với ý nghĩa đó, nền HC NNViệt Nam có những đặc tính chủ yếu sau:
- Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
Nhà nước nói chung, hệ thống hành chính nói riêng có nhiệm vụ duy trì trật tự chung, lợi
ích chung của xã hội và bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền, trong đó Chính phủ là
khẳng định sự chiếm giữ và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện lợi ích của giai cấp
thống trị. Như vậy, hành chính không thể thoát ly chính trị mà phục vụ chính trị, thực hiện
những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Nền hành chính nhà
nước là trung tâm thực thi quyền lực của hệ thống quyền lực chính trị, hoạt động của nó có
ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính trị.
Nền hành chính lệ thuộc vào chính trị, tuy nhiên nó cũng có tính độc lập tương đối về
nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính.
Ở nước ta, nền hành chính nhà nước mang đầy đủ bản chất của một Nhà nước dân chủ,
"của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" dựa trên nền tảng của liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nền hành chính

ta còn lệ thuộc vào hệ thống chính trị trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh
đạo, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội có vai trò tham gia và giám sát hoạt
động của Nhà nước, trong đó nền hành chính là trọng tâm.
- Tính pháp quyền
Với tư cách là công cụ của công quyền, nền hành chính Nhà nước ta hoạt động dưới luật
theo những quy tắc quy phạm pháp luật, đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức trong xã
hội, mọi công chức và công dân phải tuân thủ. Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính
4


là một trong những điều kiện để xây dựng Nhà nước chính quy, hiện đại của một bộ máy
hành pháp có kỷ luật, kỷ cương.
Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, mọi công chức phải nắm vững quyền lực,
sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực thi
công vụ. Bên cạnh đó luôn quan tâm chú trọng đến việc nâng cao uy tín về chính trị, về phẩm
chất đạo đức và về năng lực trí tuệ. Phải kết hợp chặt chẽ yếu tố quyền lực và uy tín mới có
thể nâng cao được hiệu lực và hiệu quả của một nền hành chính công phục vụ dân.
- Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng
Nhiệm vụ của hành chính công là phục vụ công vụ và công dân. Đây là công việc hàng
ngày, thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật
điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, nền hành chính nhà nước phải đảm
bảo tính liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tính huống
nào, tránh làm "theo phong trào, chiến dịch" ,"đánh trống bỏ dùi". Tính liên tục trong tổ chức
và hoạt động quản lý nhà nước liên quan chặt chẽ đến công tác giữ gìn, lưu trữ các văn bản,
giấy tờ của cơ quan, tổ chức và của dân.
Tính liên tục và ổn định không loại trừ tính thích ứng. Chính vì vậy, ổn định ở đây mang
tính tương đối, không phải là cố định, không thay đổi. Nhà nước là một sản phẩm của xã hội.
Đời sống kinh tế xã hội luôn biến chuyển không ngừng, do đó nền hành chính nhà nước luôn
phải thích ứng với hoàn cảnh thực tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định, thích nghi với xu
thế của thời đại đáp ứng được những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn mới.

- Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao
Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là yêu cầu đòi hỏi của một nền hành chính phát
triển, khoa học, văn minh và hiện đại. Các hoạt động trong nền hành chính nhà nước có nội
dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức
chuyên môn sâu rộng. Công chức là những người thực thi công vụ, trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ. Vì lẽ đó trong hoạt động hành
chính nhà nước, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và quản lý của đội ngũ công chức phải là
những tiêu chuẩn hàng đầu. Để làm tốt điều này, chúng ta phải giải quyết tốt, đồng bộ một
loạt các vấn đề: Tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đãi ngộ công chức.
- Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ
Nền hành chính nhà nước được cấu tạo gồm một hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ
và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương mà trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên,
nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi cấp mỗi cơ quan,
mỗi công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được trao. Tuy nhiên, để tránh biến hệ
thống hành chính thành hệ thống quan liêu, cứng nhắc, chính hệ thống thứ bậc cũng cần sự
chủ động sáng tạo linh hoạt của mỗi cấp, mỗi cơ quan mỗi công chức để thực hiện luật pháp
và mệnh lệnh của cấp trên trong khuôn khổ phân công phân cấp, đúng thẩm quyền theo
nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Tính không vụ lợi.
Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân. Phải xây dựng
một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu doanh lợi, không đòi hỏi
người được phục vụ phải trả thù lao. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt cơ
bản giữa mục tiêu hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và của một doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Tính nhân đạo
5


Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, của dân và do dân vì dân. Dân chủ xã hội
chủ nghĩa thấm nhuần trong luật pháp. Tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân

là xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính. Cơ quan hành chính
và đội ngũ công chức không được quan liêu, cửa quyền hách dịch, gây phiền hà cho dân khi
thi hành công vụ. Mặt khác, hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hơn lúc
nào hết nền hành chính cần đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền kinh tế
thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính NN
2.1.Quan niệm về năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền HCNN.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng CSVN khoá VII đã xác định: " xây
dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước
hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc cuả Nhà nước". Cụ thể là tạo lập
một nền hành chính NN có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý NN một cách có hiệu
lực, hiệu quả .
Để thực hiện được mục tiêu trên, trước hết cần làm rõ và nhận thức đúng các khái niệm
năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền HCNN.
* Năng lực của nền hành chính nhà nước là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục
vụ dân của bộ máy hành chính. Nói một cách khác là khả năng huy động tổng hợp các yếu tố
tạo thành sức mạnh thực thi công quyền. Các yếu tố cấu thành năng lực của nền hành chính
nhà nước gồm:
-Hệ thống tổ chức hành chính được thiết lập trên cơ sở phân định rành mạch chức năng
thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ thống hành chính.
-Hệ thông thể chế, thủ tục hành chính được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý, tạo nên
cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy, thông suốt của bộ máy hành chính nhà
nước.
-Đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, trình độ và kỹ năng hành chính với cơ
cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ.
-Tổng thể các điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đủ để đảm bảo cho hoạt động công vụ có
hiệu quả (Công sản).
Năng lực của nền HCNN phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố trên. Năng lực của nền

HCNN quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý của một nhà nước; hiệu lực, hiệu quả thể hiện
và là thước đo, tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của nền hành chính nhà nước.
* Hiệu lực của nền hành chính nhà nước là sự thực hiện đúng, có kết quả chức năng quản
lý của bộ máy hành chính để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn,
hiệu lực của nền hành chính được biểu hiện ở sự nghiêm túc, khẩn trương, triệt để của tổ
chức và công dân trong việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước trên phạm vi toàn xã
hội.
Hiệu lực của nền HCNN phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thứ nhất, năng lực, chất lượng của nền hành chính (tổng hợp các yếu tố thể chế, tổ chức
bộ máy, đội ngũ công chức).
- Thứ hai, sự ủng hộ của nhân dân. Sự tín nhiệm của dân càng lớn thì hoạt động quản lý
của bộ máy hành chính càng cao.
6


- Th ba, c im t chc, vn hnh ca h thng chớnh tr. Hiu lc qun lý ca b mỏy
hnh chớnh ph thuc vo s lónh o, phng thc lónh o ca ng, s phõn cụng rnh
mch gia cỏc quyn lp phỏp, hnh phỏp, t phỏp.
* Hiu qu cu nn hnh chớnh nh nc l kt qu qun lý t c ca b mỏy hnh
chớnh trong s tng quan vi mc chi phớ cỏc ngun lc, trong mi quan h gia hiu
qu kinh t vi hiu qu xó hi. Hiu qu ca nn hnh chớnh c th hin :
-t mc tiờu (qun lý hnh chớnh) ti a vi mc chi phớ cỏc ngun lc nht nh.
-t mc tiờu nht nh vi mc chi phớ cỏc ngun lc ti thiu.
-t c mc tiờu khụng ch trong quan h vi chi phớ ngun lc (ti chớnh, nhõn lc ...)
m cũn trong quan h vi hiu qu xó hi.
Gia nng lc, hiu lc, hiu qu ca nn hnh chớnh cú mi quan h cht ch. Hot ng
qun lý hnh chớnh trc ht phi cao hiu lc, phi m bo c hiu lc. Mt khỏc,
mt nn hnh chớnh tt hot ng phi cú hiu qu. ng thi c hiu lc, hiu qu qun lý
u c quyt nh bi nng lc, cht lng ca nn hnh chớnh. nõng cao hiu lc, hiu
qu qun lý hnh chớnh phi tp trung xõy dng v hon thin cỏc yu t cu thnh nng lc

ca nn H.chớnh. Ngc li, ỏnh giỏ tin b v nng lc ca nn hnh chớnh phi da trờn
nhng tiờu chớ, thc o c th phn ỏnh hiu lc, hiu qu ca qun lý hnh chớnh.
Lõu nay trong nhn thc cha cú s phõn nh v nng lc, hiu lc, hiu qu ca nn
hnh chớnh, dn n s ln ln, thiu c th trong vic xỏc nh ni dung, gii phỏp cng nh
trong ỏnh giỏ kt qu v mc t c ca cụng cuc ci cỏch nn hnh chớnh nh nc.
Mun cú mt nn hnh chớnh tt cn gii quyt cỏc yu t cu thnh nn hnh chớnh nh
nc v hon thin cỏc iu kin, mụi trng nn hnh chớnh cú nng lc thc hin cú
hiu lc, hiu qu chc nng qun lý ca NN.

3. Nội dung của cải cách hành chính nhà nớc giai đoạn 2001 - 2010

3.1. Cải cách thể chế
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trớc hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trờng
định hớng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nớc.
Trong 5 năm tới, chú trọng một số thể chế then chốt sau đây :
+ Thể chế về thị trờng vốn và tiền tệ, thị trờng chứng khoán, thị trờng bất động sản, th trng khoa
hc v cụng ngh, th trng lao ng, th trng dch v.
+ Thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính, trớc hết là tổ chức và hoạt động
của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp;
+ Thể chế về quan hệ giữa Nhà nớc với nhân dân, nh : thu thập ý kiến của nhân dân trớc khi
quyết định các chủ trơng, chính sách quan trọng, trng cu dõn ý, x lý cỏc hnh vi trỏi phỏp lut
ca c quan v cỏn b, cụng chc nh nc trong khi thi hnh cụng v; thm quyn trỏch nhim
ca c quan hnh chớnh v ca tũa ỏn trong viờc gii quyt khiu kin ca nhõn dõn;
+ Thể chế về thẩm quyền quản lý nhà nớc đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nớc nói riêng; phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lý hành chính nhà nớc và quyền tự chủ
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
+ Rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những
quy định pháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp. Phỏt huy hiu qu ca c s
d liu quc gia v vn bn QPPL;


7


+ Tăng cờng năng lực của các cơ quan hành chính nhà nớc ở trung ơng và địa phơng trong
việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh
chờ nghị định và thông t hớng dẫn thi hành;
+ Để nâng cao chất lợng và tránh tình trạng thiếu khách quan, cục bộ trong việc xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật, cần thiết phải nghiên cứu đổi mới phơng thức, quy trình xây dựng
pháp luật từ khâu đầu cho đến khâu Chính phủ xem xét, quyết định hoặc thông qua để trình
Quốc hội;
+ Ban hành các quy định bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây
dựng pháp luật, t chc tt vic ly ý kin úng gúp ca cỏc tng lp nhõn dõn, ca nhng
ngi l i tng iu chnh ca vn bn trc khi ban hnh.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật phải đợc đăng Công báo hoặc yết thị, đa tin trên các phơng tiện thông tin đại chúng ngay sau khi ký ban hành để công dân và các tổ chức có điều kiện
tìm hiểu và thực hiện.
- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nớc, của cán bộ,
công chức
+ Cung cấp cho cán bộ, công chức đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nớc để
vận dụng, giải quyết công việc theo chức trách và thẩm quyền;
+ Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ thông tin công khai cho dân về chủ trơng,
chính sách của Nhà nớc, của chính quyền địa phơng; ch cỏn b lónh o ch cht ca cỏc
ngnh trung ng v a phng nh k trc tip gp g, i thoi gii quyt cỏc vn do
doanh nghip v nhõn dõn t ra.
+ Phát huy hiệu lực của các thiết chế thanh tra, kiểm sát và tài phán để bảo đảm hiệu lực
quản lý nhà nớc, giữ gìn kỷ cơng xã hội. Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan thanh tra và
Tòa hành chính trong việc giải quyết các khiếu kiện của dân đối với các cơ quan và cán bộ,
công chức;
+ Mở rộng dịch vụ t vấn pháp luật cho nhân dân, cho ngời nghèo, ngời thuộc diện chính sách
và đồng bào dân tộc ít ngời, vùng sâu, vùng xa. To iu kin cho cỏc Lut s hot ng t vn
cú hiu qu theo phỏp lut.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và
công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rờm rà, chồng
chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành
chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định.
Mu húa thng nht trong c nc cỏc loi giy t m cụng dõn hoc doanh nghip cn phi
lm khi cú yờu cu gii quyt cỏc cụng vic v sn xut, kinh doanh v i sng.
+ Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý
nghiêm ngời có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thởng những ngời hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ đợc giao.
+ Mở rộng thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức
ở các cơ quan hành chính nhà nớc các cấp. Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải
quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ
phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc.
+ Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ. Việc xác định
quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với
việc đánh giá, khen thởng, kỷ luật cán bộ, công chức.
8


9


3.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và chính quyền địa phơng các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nớc trong
tình hình mới.
+ Chớnh ph, cỏc B, c quan ngang b tp trung thc hin chc nng xõy dng, ban hnh

th ch, k hoch, chớnh sỏch, qun lý v mụ i vi s phỏt trin KTXH, ch o v kim tra
thc hin.
+ Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ và các Bộ trởng, Thủ trởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của tập thể và trách
nhiệm cá nhân trong cơ quan hành chính các cấp.
+ Định rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của chính quyền địa phơng các cấp phù hợp với
yêu cầu đổi mới sự phân cấp quản lý hành chính giữa trung ơng và địa phơng, gắn với các bớc
phát triển của cải cách kinh tế.
- Từng bớc điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và chính quyền địa phơng đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng
lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh
nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nớc
trực tiếp thực hiện.
- Đến năm 2005, về cơ bản ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp trung ơng - địa phơng, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phơng, nâng cao thẩm quyền và trách
nhiệm của chính quyền địa phơng, tăng cờng mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trớc
nhân dân địa phơng. Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. nh
rừ nhng loi vic a phng ton quyn quyt nh, nhng vic trc khi a phng quyt
nh phi cú ý kin ca trung ng v nhng vic phi thc hin theo quyt nh ca trung
ng.
- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ làm chức năng
quản lý nhà nớc. Trên cơ sở xác định, điều chỉnh chức năng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nớc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng, an ninh và đối ngoại, về mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực trong tình hình mới
mà định lại số lợng và cơ cấu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, làm cho bộ máy của Chính phủ gọn
nhẹ, chức trách rõ ràng, làm việc khoa học, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Điều chỉnh tổ chức
các cơ quan có chức năng quản lý nhà nớc cho phù hợp với cơ cấu của Chính phủ. Đổi tên một
số Bộ, cơ quan ngang Bộ cho phù hợp với nội dung và phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nớc.
+ Giảm mạnh các cơ quan thuộc CP và tổ chức trực thuộc Thủ tớng Chính phủ. Chỉ duy trì
một số ít cơ quan thuộc Chính phủ có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc
quản lý vĩ mô của CP.

+ Định rõ tính chất, phơng thức hoạt động của các tổ chức t vấn do Thủ tớng Chính phủ
thành lập. Chỉ thành lập các tổ chức này khi Chính phủ có yêu cầu chỉ đạo tập trung những
nhiệm vụ quan trọng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Các tổ chức này không có bộ
máy chuyên trách và biên chế riêng, bộ phận thờng trực đặt tại Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ có
liên quan nhiều nhất.
+ Trên cơ sở xác định đúng chức năng quản lý nhà nớc và phạm vi quản lý của mỗi Bộ, cơ
quan ngang Bộ, tách chức năng quản lý nhà nớc của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với toàn ngành,
lĩnh vực trong phạm vi cả nớc với việc chỉ đạo, điều hành các tổ chức sự nghiệp có tính chất
dịch vụ công trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
10


- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ.
+ Tách chức năng quản lý nhà nớc của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với ngành, lĩnh vực trong
phạm vi cả nớc với chức năng điều hành các tổ chức sự nghiệp công trực thuộc Bộ, cơ quan
ngang Bộ; theo đó, tách tổ chức hành chính với tổ chức sự nghiệp công để hoạt động theo các
cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả.
+ Cơ cấu lại tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP, làm
cho bộ máy tinh gọn, hợp lý, tơng xứng với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nớc của mỗi cơ
quan; định rõ tính chất và các loại hình tổ chức trực thuộc để tham mu và thực thi pháp luật.
- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phơng
+ Quy định các tiêu chí cụ thể đối với từng loại đơn vị HC ở nớc ta để đi đến ổn định, chấm
dứt tình trạng chia, tách nhiều nh thời gian qua.
+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phơng
trên cơ sở phân cấp rõ ràng và hợp lý giữa trung ơng và địa phơng, phân biệt chức năng, nhiệm
vụ của chính quyền ở đô thị với chính quyền ở nông thôn; tổ chức hợp lý HND và UBND ở
từng cấp căn cứ vào quy định của Hiến pháp (sửa đổi) và Luật Tổ chức HND và UBND (sửa
đổi).
+ Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo hớng trách nhiệm

rõ ràng, phân công rành mạch, bộ máy gọn nhẹ, tăng cờng tính chuyên nghiệp, giải quyết
nhanh công việc của cá nhân và tổ chức.
- Cải tiến phơng thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp:
+ Xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành
chính. Định rõ phận sự, thẩm quyền và trách nhiệm của ngời đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết
quả hoạt động của bộ máy do mình phụ trách.
+ Loại bỏ những việc làm hình thức, không có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giảm giấy
tờ hành chính. Tăng cờng trách nhiệm và năng lực của cơ Q H.chính trong giải quyết công việc
của cá nhân và tổ chức.
- Thực hiện từng bớc hiện đại hóa nền hành chính
+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống
HCNN; áp dụng các công cụ, phơng pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trong các cơ quan HCNN.
+ Tăng cờng đầu t để đến năm 2010, các cơ quan hành chính có trang thiết bị tơng đối hiện
đại, cơ quan hành chính cấp xã trong cả nớc có trụ sở và phơng tiện làm việc bảo đảm nhiệm vụ
quản lý; mạng tin học diện rộng của Chính phủ đợc thiết lập tới cấp xã.

3.3. Đổi mới, nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ, công chức

- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức:
Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
và cải cách hành chính:
+ Tiến hành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ CBCC nhằm xác định chính xác số lợng, chất lợng của toàn bộ đội ngũ CBCC, trên cơ sở đó quy hoạch, XD kế hoạch đào tạo, bồi d ỡng, quản
lý đội ngũ CBCC. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu CBCC để từng bớc chuyển sang quản lý cán
bộ, công chức bằng hệ thống tin học ở các cơ quan hành chính nhà nớc ở trung ơng và ở địa phơng;
+ Sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ,
chức danh CBCC. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với thực tiễn Việt Nam,

11



với yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tợng, làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực của
CBCC;
+ Xác định cơ cấu CBCC hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan hành chính
nhà nớc ở trung ơng và ở địa phơng, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội
ngũ CBCC. Cải tiến phơng pháp định biên làm căn cứ cho việc quyết định về số lợng, chất lợng
và cơ cấu CBCC phù hợp với khối lợng và chất lợng công việc của từng cơ quan hành chính;
+ Hoàn thiện chế độ tuyển dụng CBCC, thực hiện quy chế mới về đánh giá, khen thởng, kỷ
luật đối với CBCC để nâng cao chất lợng hoạt động công ) vụ. Cơ chế thi tuyển phải bảo đảm
tính dân chủ, công khai, chọn đúng ngời đủ tiêu chuẩn vào bộ máy nhà nớc, chú ý bảo đảm một
tỷ lệ thích đáng CBCC chức nữ trong các ngành, lĩnh vực khác nhau;
+ Xây dựng quy định thống nhất về tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp ở trung ơng và địa phơng để thực hiện đợc việc thờng xuyên đa ra khỏi bộ máy những
CBCC không đủ năng lực, trình độ, những ngời vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hóa, nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC;
+ Đổi mới, nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý CBCC, công
vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
+ Sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quản lý CBCC. Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý
CBCC của chính quyền địa phơng. Phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm
vụ và phân cấp về tài chính.
- Cải cách tiền lơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ
Cải cách tiền lơng theo quan điểm: coi tiền lơng là hình thức đầu t trực tiếp cho con ngời, đầu
t cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lợng CBCC và hoạt động công vụ.
Những việc chính là :
+ Nâng mức lơng tối thiểu cho CBCC đủ sống bằng lơng. Cải cách hệ thống thang lơng, bảng
lơng trên cơ sở xem xét tính chất và đặc điểm lao động của các loại CBCC; điều chỉnh bội số và
hệ số tiền lơng trong các thang, bảng lơng;
+ Chậm nhất đến năm 2005, thực hiện xong cải cách cơ bản chế độ tiền lơng đối với CBCC,
thực hiện tiền tệ hoá đầy đủ tiền lơng, điều chỉnh tiền lơng tơng ứng với nhịp độ tăng thu nhập
trong XH;
+ Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài tiền lơng theo ngạch, bậc, theo cấp

bậc chuyên môn, nghiệp vụ CBCC cho CBCC làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm,
độc hại;
+ Ban hành và thực hiện chế độ tiền thởng đối với CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và
các chế độ đãi ngộ khỏc ngoài T.lơng đối với CBCC.
- o tạo, bồi dỡng cán bộ, công chức
+ Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dỡng CBCC, xây dựng và triển khai kế hoạch về đào tạo,
bồi dỡng CBCC trong bộ máy hành chính nhà nớc theo từng loại: CBCC làm nhiệm vụ tham mu
hoạch định chính sách; CBCC các ngạch hành chính, sự nghiệp và cán bộ chính quyền cơ sở.
+ Tiếp tục đổi mới nội dung chơng trình và phơng thức đào tạo, bồi dỡng, chú trọng nâng cao
kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ CBCC theo chức trách, nhiệm vụ đang đảm nhận.
Mỗi loại CBCC có chơng trình, nội dung đào tạo và bồi dỡng phù hợp.
Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo không chính quy, đào tạo trong nớc và
gửi đi đào tạo ngoài nớc. Khuyến khích CBCC tự học có sự giúp đỡ của Nhà nớc.
+ Tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo bồi dỡng CBCC; điều chỉnh sự phân công giữa các cơ sở
đào tạo. Tạo điều kiện để Học viện Hành chính Quốc gia, các trờng đào tạo cán bộ của các tỉnh,

12


thành phố có thể chủ động đào tạo một bộ phận nhân lực phục vụ bộ máy hành chính nhà nớc ở
trung ơng và địa phơng.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
+ Tăng cờng các biện pháp giáo dục CBCC về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tuỵ
với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp CBCC. Tôn vinh nghề nghiệp, danh
dự của ngời CBCC.
+ Ban hành và thực hiện nghiêm Quy chế công vụ, gắn với thực hiện Quy chế dân chủ trong
các cơ quan hành chính nhà nớc, thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hóa hoạt động công
vụ, nhất là trong các công việc có quan hệ trực tiếp với công dân, trong lĩnh vực tài chính, ngân
sách; bảo đảm thực hiện kỷ cơng của bộ máy, nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của
đội ngũ CBCC.

+ Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nớc. Thực hiện
chế độ kiểm toán và các chế độ bảo vệ công sản và ngân sách nhà nớc.

3.4. Cải cách tài chính công
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ
thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ơng; đồng thời phát huy tính
chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phơng và các ngành trong việc điều hành
tài chính và ngân sách.
- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phơng của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều
kiện cho chính quyền địa phơng chủ động xử lý các công việc ở địa phơng; quyền quyết định
của các Bộ, Sở, Ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động
của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán đợc duyệt phù hợp với chế độ, chính
sách.
- Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ
công, trong 2 năm 2001 và 2002 thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành
chính, xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lợng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí
căn cứ vào kết quả và chất lợng hoạt động, hớng vào kiểm soát đầu ra, chất lợng chi tiêu theo
mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng
quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách.
- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công
+ Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ công. Nhà nớc có trách nhiệm chăm lo đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân, nhng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do
cơ quan nhà nớc trực tiếp đảm nhận. Trong từng lĩnh vực định rõ những công việc mà Nhà nớc
phải đầu t và trực tiếp thực hiện, những công việc cần phải chuyển để các tổ chức xã hội đảm
nhiệm. Nhà nớc có các chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức xã hội và
nhân dân trực tiếp làm các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dới sự hớng dẫn, hỗ trợ và
kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hành chính nhà nớc.
+ Xoá bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu xin - cho, ban hành các cơ chế, chính sách
thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện nh trờng đại học, bệnh
viện, viện nghiên cứu v.v... trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ

ngân sách nhà nớc và phần còn lại do các đơn vị tự trang trải.
- Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới, nh :
+ Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trờng, bệnh viện; chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức chuyển từ các đơn vị công lập
sang dân lập;
13


+ Cơ chế khuyến khích các nhà đầu t trong nớc, nớc ngoài đầu t phát triển các cơ sở đào tạo
dạy nghề, đại học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có chất lợng cao ở các thành phố, khu công
nghiệp; khuyến khích liên doanh và đầu t trực tiếp của nớc ngoài vào lĩnh vực này;
+ Thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng nh : vệ sinh đô thị, cấp, thoát nớc,
cây xanh công viên, nớc phục vụ nông nghiệp ...;
+ Thực hiện cơ chế hợp đồng một số dịch vụ công trong cơ quan hành chính.
- Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng
cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nớc, xóa bỏ tình trạng nhiều
đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực
hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều đợc công
bố công khai.

CHUYấN ấ 5: CễNG V - CễNG CHC
I. QUAN NIM CHUNG V CễNG V
14


1.1. Công vụ
Công vụ là một loại lao động (hoạt động) đặc biệt thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thi
hành luật pháp, sử dụng hiệu quả nguồn lực công (công sản, ngân sách) nhằm đáp ứng mục tiêu
của Nhà nước (chính trị) đã đề ra trong giai đoạn phát triển.
1.2. Nền công vụ

Nếu như công vụ dùng để chỉ các hoạt động cụ thể thực thi quyền lực quản lý hành chính
Nhà nước, thì “nền công vụ” mang ý nghĩa của hệ thống, nghĩa là nó chứa đựng bên trong nó
công vụ và các cơ sở, điều kiện để công vụ được tiến hành.
III. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC
3.1. Nghĩa vụ công chức (điều bắt buộc)
Nghĩa vụ của công chức hay nghĩa vụ trong công vụ là những gì công chức phải tuân thủ và
nghiêm chỉnh thực hiện. Đó cũng chính là trách nhiệm, bổn phận của công chức.
Nghĩa vụ của công chức trong thực hiện công vụ có một số điểm đáng chú ý:
Nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Nghĩa vụ của công chức mang tính bắt buộc, mang tính đơn phương và tính phải thi hành.
Nghĩa vụ do đạo đức công vụ điều chỉnh: Công chức phải trung thành, trung thực, không
thiên vị, không dối trá, không tự ý hiểu sai nội dung nghĩa vụ, nội dung nhiệm vụ.
Nghĩa vụ thực thi các hoạt động công vụ theo nguyên tắc hiệu lực hiệu quả, năng suất, chất
lượng.
Nghĩa vụ mang tính tác phong thể hiện hình thức hành vi ứng xử của công chức.
Ở nước ta, nghĩa vụ của cán bộ công chức được quy định gồm:
1. Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh
dự và lợi ích quốc gia;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
3. Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng
nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không được quan
liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;
6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy
của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của
pháp luật;
7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo phối hợp trong công tác
nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;

8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
9. Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ
của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành
nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
10. Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết
định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải
chấp hành quyết định thì phải báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải
chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
15


IV. NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM
Quy định những việc công chức không được làm nhằm mục đích để công chức khi thi hành
nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, đảm bảo khách quan, vô tư,
tuân thủ theo pháp luật. Những quy định này cũng nhằm để ngăn ngừa những hành vi tham
nhũng, hối lộ, cửa quyền, giữ gìn sự trong sạch của đội ngũ cán bộ công chức, góp phần xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân, do dân, vì nhân dân mà phục
vụ.
Quy định những gì công chức không được làm hoàn toàn giống nhau giữa các nước. Những
quy định đó phụ thuộc vào điều kiện và mức dộ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; phụ
thuộc vào văn hoá tổ chức và nhiều yếu tố khác.
Ở nước ta có khá nhiều văn bản quy định những điều công chức không được làm. Ngoài các
văn bản mang tính chất quy phạm pháp luật chung cho người lao động cũng như người sử dụng
lao động, còn có những quy định riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức.
Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định những việc cán bộ - công chức không được làm, đó
là:
1. Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái
thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.
2. Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.

3. Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều
hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hộp
danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư. Cán bộ, công
chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức,
cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí
mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà
việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.
4. Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì
trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm
việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài
trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức
không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này.
5. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó
không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực
tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
6. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ
hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự,
kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư hàng hoá,
giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.
Pháp lệnh quy định những việc cán bộ, công chức không được làm cả về tư cách, đạo đức và
quan hệ nhân thân trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Trong đó có 4 điều cấm chung cho
đội ngũ cán bộ, công chức và 2 điều cấm đối với cán bộ, công chức giữ cương vị lãnh đạo.
Ở đây, có những điều quy định cấm chung đối với cán bộ, công chức và có những điều áp
dụng riêng cho cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, thể hiện sự lưu ý tới trách nhiệm và
16


quyền hạn của người có chức vụ lãnh đạo. Chính từ những điều cầm này có thể thấy một phạm

vi rộng lớn mà cán bộ, công chức có thể làm ngoài nhiệm vụ, công vụ của mình để tham gia
đóng góp thêm cho xã hội, trau dồi trình độ chuyên môn và nâng cao thu nhập chính đáng của
bản thân mà không gây phương hại lợi ích quốc gia như trực tiếp tham gia dạy học, nghiên cứu
khoa học trực tiếp tham gia dạy học, nghiên cứu khoa học, khám bệnh, làm tư vấn trong những
trường hợp cho phép và thực hiện ngoài giờ làm việc cho Nhà nước.
Đối với điều quy định “người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng
của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành
nghề mà người đó trực tiếp quản lý Nhà nước” là những doanh nghiệp mà người đó trực tiếp ra
quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra thanh tra hoạt động của doanh
nghiệp. Điều này nhằm ngăn ngừa việc cán bộ, công chức sử dụng thông tin về chủ trương,
chính sách, biện pháp quản lý nhà nước của lĩnh vực mình quản lý để tạo những điều kiện đặc
biệt cho việc mưu cầu lợi ích riêng.
Điều quy định cấm việc sử dụng người có quan hệ nhân thân trong cơ quan, tổ chức nhằm
tránh để cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn cùng với người thân làm sai trong thực
thi nhiệm vụ, công vụ.
Ngoài ra, nhiều quy định cán bộ, công chức không được làm nằm trong các văn bản của các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
V. VIỆC TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CBCC
5.1. Tuyển dụng
Có thể nói việc tuyển dụng cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, đủ tiêu chuẩn vào những vị trí nhất định
của bộ máy Nhà nước. Để đạt được những yêu cầu trên, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức
phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bình đẳng: Tức là mọi công dân có nguyện vọng, có đủ điều kiện có cơ hội ngang
nhau được vào làm cán bộ, công chức.
Nguyên tắc công khai: Xuất phát từ các thiết chế dân chủ quy định trong Hiến pháp và Pháp
luật. Nguyên tắc này nhằm để kiểm soát hành vi của cơ quan, cá nhân có trách nhiệm làm công
tác tuyển dụng. Nội dung công khai có thể là: điều kiện tuyển dụng, chỉ tiêu tuyển dụng, thời
gian nộp hồ sơn, thời gian hướng dẫn nội dung, kế hoạch thi, chế độ ưu tiên...
Nguyên tắc tuyển dụng xuất phát từ nhu cầu thực tế: Tức là từ việc miêu tả thực tế công việc,

thiếu vị trí nào thì tuyển dụng cán bộ, công chức vào vị trí đó đảm bảo đúng chuyên môn ngành
nghề đào tạo, đúng trình độ, nhằm khắc phục tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” trong bộ máy của
chúng ta hiện nay.
Nguyên tắc chất lượng: Nguyên tắc này đảm bảo chọn được người giỏi vào làm việc trong cơ
quan nhà nước.
Nguyên tắc ưu tiên: Là việc tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với một số đối tượng nhất định,
phù hợip với pháp luật, xuất phát từ chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Công tác tuyển dụng công chức chủ yếu được thực hiệnthông qua kỳ thi tuyển. Người trúng
tuyển là người phải có số điểm của mỗi lần thi đạt từ điểm 5 trở lên theo thang điểm 10, được
lấy từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu biên chế. Người trúng tuyển phải trải
qua thời gian tập sự theo quy định. Hết thời gian tập sự, người tập sự phải làm báo cáo kết quả
tập sự, người hướng dẫn tập sự có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người tập sự, báo cáo
17


với cơ quan sử dụng công chức. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm
chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Nếu người tập sự đạt yêu cầu của ngạch thì
đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm chính thức vào
ngạch. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% hệ số lương khởi điểm của ngạch
được tuyển dụng và các quyền lợi khác như công chức trong cơ quan.

CHUYÊN ĐỀ 6. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước

18


Bộ máy hành chính nhà nước được thiết lập để thực thi quyền hành pháp. Quyền hành pháp
là quyền thi hành pháp luật. Để thi hành pháp luật, các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà
nước theo sự quy định của pháp luật có quyền lập quy và quyền hành chính.

1.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của nền hành chính nhà nước, ngoài
nguyên tắc chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ có thể nêu lên những
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước CHXHCN Việt Nam như
sau:
- Dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lý, phục vụ lợi ích chung của quốc gia
và lợi ích của công dân. Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính nhà nước ta là bảo vệ và
phục vụ lợi ích chung của quốc gia và phục vụ lợi ích của công dân một cách mẫn cán, có hiệu
lực và hiệu quả.
Bộ máy HCNN phải được tổ chức gọn nhẹ, ít tầng, nấc, gần dân nhất để giải quyết mọi công
việc hàng ngày của dân một cách nhanh nhất. Mọi hoạt động thuộc hành chính nhà nước đều có
mục đích phục vụ dân và phải do dân giám sát.
- Quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật.
Nền hành chính dân chủ và có hiệu lực phải là một nền hành chính quán triệt sâu sắc và thể
hiện đầy đủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Một nền hành chính như vậy phải thực thi có
hiệu lực quyền hành pháp trong khuôn khổ quyền lực nhà nước thống nhất, không phân chia, có
sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các chức năng của quyền lực nhà nước.
Khác với thuyết “phân lập ba quyền” của Nhà nước tư sản. Nhà nước Việt Nam có sự phân
định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ba loại cơ quan nhà nước: Quốc hội (lập pháp);
Chính phủ (hành pháp) và Toà án (tư pháp), có sự phân công, phối hợp cân bằng và thống nhất
giữa ba cơ quan này trong một tổng thể quyền lực nhà nước thống nhất không phân chia.
- Tập trung dân chủ.
Xuất phát từ bản chất của một nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, đặc điểm của một Nhà
nước đơn nhất và để phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền hành chính Nhà
nước ta phải đảm bảo tăng cường tính thống nấht, tập trung cao, có quyền lực chính trị cũng
như quyền lực kinh tế tập trung vững chắc vào Nhà nước (trung ương), song song với việc mở
rộng tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo tinh thần vận dụng hợp lý các
phương thức lập quyền, phân quyền, tản quyền, chủ quyền, đồng quản lý... trên cơ sở nguyên
tắc cơ bản là tập trung, dân chủ. Mọi biểu hiện của tư tưởng phân tán, vô chính phủ, có màu sắc
“cát cứ địa phương” hay “phép vua thua lệ làng” hoặc mọi biểu hiện của bệnh tập trung quan

liêu đều không được chấp nhận và phải được ngăn chặn kịp thời.
- Kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ.
Yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và lĩnh vực nhằm vào yêu cầu phát triển thống nhất
về các mặt: chiến lược, quy hoạch và phân bố đầu tư tạo ngành; chính sách về tiến bộ khoa học
- công nghệ; thể chế hoá các chính sách thành pháp luật; đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ,
công chức khoa học kỹ thuật và quản lý lành nghề, không phân biệt thành phần kinh tế - xã hội,
lãnh thổ, và cấp quản lý.
Yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ là đảm bảo sự phát triển tổng thể các ngành, các
lĩnh vực, các mặt hoạt động chính trị - khoa học - văn hoá - xã hội trên một đơn vị hành chính lãnh thổ, nhằm thực hiện quản lý toàn diện của nhà nước và khai thác có hiệu quả tối đa mọi
tiềm năng trên lãnh thổ, không phân biệt ngành, thành phần kinh tế - xã hội, và cấp quản lý.
19


Quản lý theo ngành hay lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ phải được kết hợp thống nhất theo
luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của một hệ thống hành chính nhà nước thông suốt từ
trung ương tới địa phương và cơ sở.
- Phân biệt và kết hợp sự quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh.
Nhà nước nói chung và bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng không thực hiện chức năng
kinh doanh và không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh đối với những vấn đề mà
theo luật thuộc quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất - kinh doanh. Do trình độ phát triển kinh tế
- xã hội ngày càng cao, trình độ dân trí ngày càng được mở rộng, do xu hướng quốc tế hoá của
nền kinh tế và do chính sách mở cửa của nhà nước ta, các mối quan hệ trong xã hội ngày nay
trở nên càng phong phù và phức tạp hơn. Sự tham gia của dân vào những công việc mà trước
kia là độc quyền của Nhà nước ngày càng nhiều thông qua những tổ chức quần chúng hết sức
đa dạng và phong phú. Sự đan xen ngày càng nhiều và phức tạp giữa khu vực công và tư ngày
càng tác động tới phương thức điều hành và lq của bộ máy hành chính nhà nước. Đó là quá
trình tất yếu của “xã hội hoá”. Mặt khác, tuy bộ máy hành chính nhà nước không phải là một tổ
chức kinh doanh, song để tăng cường hiệu quả và hiệu năng của bộ máy, viêệ áp dụng và kết
hợp đúng mức những nguyên tắc quản lý kinh doanh vào các hoạt động hành chính nhà nước
ngày càng trở thành những đòi hỏi bức xúc.

Để nâng cao tính tự quản, khuyến khích các đơn vị kinh doanh hoạt động có hiệu quả trong
cơ chế thị trường và phát huy sáng tạo của công dân cộng thêm những đặc thù nhất định của sản
xuất - kinh doanh, việc tách các đơn vị này ra khỏi bộ máy hành chính nhà nước là hợp lý và
cần thiết.
- Phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán.
Hệ thống hành chính nhà nước là tổng thể các cơ cấu tổ chức và định chế nhà nước có chức
năng thực thi quyền hành pháp, quản lý công việc công hàng ngày của Nhà nước. Nó được tạo
thành bởi một hệ thống các pháp nhân có quyền lập quy, có thẩm quyền ra những quyết định
hành chính và quản lý điều hành, tổ chức, kiểm tra các tổ chức và các hoạt động của hệ thống
hành chính nhà nước và của công dân. Xét nội dung công việc của hành chính nhà nước, cần
phân biệt rõ hành chính điều hành và hành chính tài phán.
+ Hành chính điều hành thực hiện chức năng quản lý hàng ngày, dựa trên các nghị quyết của
Đảng, nghị quyết Quốc hội, có nhiệm vụ và quyền hạn dự đoán tình hình, ra quyết định về các
mặt (kế hoạch, chính sách cụ thể, chủ trương, biện pháp...), tổ chức, chỉ đạo phối hợp, kiểm tra.
Về mặt pháp luật, đó là ra những văn bản dưới luật để thực hiện chức năng quản lý. Về mặt
chính trị, là phục tùng và phục vụ chính trị, chấp hành và thực hiện những quyết định mang ý
nghĩa chính trị của các cơ quan có thẩm quyền. Trong việc thực hiện chức năng quản lý đó,
hành chính điều hành phải thể hiện, giữ gìn, phát huy đầy đủ bản chất của một nhà nước dân
chủ và pháp quyền, tôn trọng pháp luật. Mọi sự vi phạm quyền con người và quyền công dân,
dưới dạng văn bản hành chính hay dưới dạng hành động thực tế, trái với pháp luật nói chung và
pháp luật hành chính nói riêng, đều xem là hành vi hành chính bất hợp pháp.
Pháp luật công (công pháp) nói chung và luật hành chính nói riêng mang tính một chiều,
không bình đẳng giữa hai bên: một bên là cơ quan nhà nước hay nhà chức trách nắm công
quyền và một bên là công dân - tư nhân, có quyền và nghĩa vụ được ghi trong Hiến pháp và
pháp luật, phải tuân thủ pháp luật và chịu sự quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Về mặt
pháp lý, quan hệ giữa cơ quan nhà nước với công dân, cũng như giữa cơ quan nhà nước cấp
trên với cơ quan nhà nước cấp dưới là quan hệ không bình đẳng, là quan hệ quyền uy, phụ
thuộc, phục tùng. Mặt khác, cơ quan hành chính nhà nước sinh ra để phục vụ dân, chịu sự giám
20



sát của dân, và tuân thủ pháp luật hành chính là phục vụ dân một cách vô tư, đúng pháp luật,
liên tục, hàng ngày, không cửa quyền, lạm quyền, trì trệ và tham nhũng. Để đảm bảo tính dân
chủ cao của nền hành chính và xét xử kịp thời những vi phạm pháp luật hành chính của các cơ
quan, các công chức hành chính đối với công dân, sự ra đời của tài phán hành chính là một tất
yếu khách quan.
+ Hành chính tài phán có chức năng giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân đối
với các quyết định và hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước theo trật tự tố
tụng tư pháp. Hành chính tài phán cần phải đi song song với hành chính điều hành nhưng độc
lập với cơ quan hành chính điều hành.
- Kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ một Thủ trưởng. Trong hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước có hai loại cơ quan: (i) cơ quan thẩm quyền chung - hoạt động theo chế độ
tập thể quyết định trong một phạm vi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định, ví dụ: Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và (ii) cơ quan thẩm quyền riêng - hoạt động theo chế độ một
Thủ trưởng quyết định. Theo chế độ một Thủ trưởng này cá nhân chịu trách nhiệm quyết định
những vấn đề quan trọng, ví dụ: Bộ trưởng ở các Bộ, các Tổng cục trưởng trong các Tổng cục,
và các Thủ trưởng trong các công sở hành chính hay sự nghiệp.
Đối với những tổ chức, cơ quan làm việc theo chế độ tập thể phải đảm bảo nguyên tắc tập thể
thực sự, tránh dân chủ và tập thể hình thức. Mặc dầu trách nhiệm tập thể song mỗi cá nhân
được phân công chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công, đồng thời phải cùng
chia sẻ trách nhiệm chung của tập thể, tránh sự lẩn tránh, vô trách nhiệm. Đối với các cơ quan
tổ chức làm việc theo chế độ một Thủ trưởng thì Thủ trưởng cơ quan phải biết phát huy sức
mạnh tập thể, có phong cách làm việc dân chủ, tránh chuyên quyền, độc đoán.

21


VẼ SƠ ĐỖ
Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính NN (cơ quan thực hiện quyền hành pháp)
CHÍNH PHỦ


Bộ, ngành

Cơ quan thuộc CP

UBND cấp tỉnh

Các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND

UBND cấp huyện

Các cơ quan
chuyên môn

UBND cấp xã

Các chức danh
chuyên môn

Ghi chú: nếu hỏi cơ quan hành phápthì có HĐND, còn cơ quan HCNN thì không có HĐND
Mối quan hệ giữa cơ quan HCNN ở TW (CP, Bộ) với cơ quan HCNN địa phương (UBND,
cơ quan chuyên môn thuộc UBND) theo quan điểm phân cấp:
*Mối quan hệ giữa Chính phủ và UBND thể hiện qua nội dung cơ bản sau:
- Chính phủ lãnh đạo UBND các cấp thực hiện pháp luật và các nhiệm vụ đã được CP phân
cấp;
- UBND phải chấp hành văn bản của CP và TT CP, đặc biệt những văn bản quy định về
phân cấp quản lý;
- UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm b/c với CP;
- CP kiểm tra, đôn đốc hoạt động của UBND;

- TT CP có quyền đình chỉ, bãi bỏcác văn bản sai trái của UBND cấp tỉnh và Chủ tịch UBND
cấp tỉnh.
* Quan hệ giữa Bộ, cơ quan ngang bộ với UBND các cấp:
- UBND các cấp phải chấp hành văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộvề
ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền đình chỉ việc thi hành, đề nghị TT CP
bãi bỏ những văn bản do UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực thuộc TW ban hành trái
với các quy định của ngành do mình quản lý.
- Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện sự kiểm tra đối với UBND về chuyên môn.
- Quan hệ giữa Bộ, cơ quan ngang bọ với cơ quan chuyên môn thuộc UBND: trong công tác
cán bộ và chỉ đạo chuyên môn.
22


CHUYÊN ĐỀ 7. KỸ NĂNG SOẠN THẢO VB QUẢN LÝ HCNN
2.1. Khái niệm về văn bản quản lý hành chính nhà nước
văn bản quản lý hành chính nhà nước hiểu là những quyết định và thông tin quản lý thành
văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành
chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ
chức và công dân.
Các thành tố của khái niệm văn bản quản lý hành chính nhà nước được cấu kết bởi đặc trưng
là: luôn được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định, và được Nhà
nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp thuyết phục, tổ chức, hành chính, kinh tế, cưỡng
chế.
2.2. Phân loại văn bản quản lý hành chính nhà nước
a. Các tiêu chí phân loại văn bản
Văn bản có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau tuỳ theo mục đích v à nhiều nội
dung phân loại. Các tiêu chí đó có thể là:
- Phân loại theo tác giả, theo từng loại cơ quan đã xây dựng và ban hành. Theo tiêu chí này

văn bản có thể là văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân…
- Phân loại theo tên loại, có thể bao gồm: nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư,
thông báo, báo cáo…
- Phân loại theo nội dung, được sắp xếp theo từng vấn đề được đưa ra trong trích yếu của văn
bản: văn bản về đề xuất nhập khẩu, văn bản về hộ tịch, văn bản về công chứng,…
- Phân loại theo mục đích biên soạn, dựa vào chức năng của các cơ quan quản lý hành chính
nhà nước có thể phân chia văn bản quản lý hành chính nhà nước thành các loại như: văn bản
lãnh đạo chung, văn bản xây dựng và chỉ đạo kế hoạch trong quản lý, tổ chức bộ máy, quản lý
cán bộ, kiểm tra và kiểm soát, thực hiện công tác thống kê,…
- Phân loại theo thời gian ban hành, có thể là của các năm tháng khác nhau.
- Phân loại theo kỹ thuật chế tác, ngôn ngữ thể hiện,…
- Phân loại theo tính chất pháp lý, văn bản có thể là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
cá biệt cụ thể (văn bản áp dụng pháp luật),
b. Phân loại văn bản quản lý hành chính nhà nước theo tính chất pháp lý và loại hình
quản lý chuyên môn (cần đặc biệt chú ý nắm vững trong quá trình soạn thảo và sử dụng văn
bản để tạo ra một công cụ điều hành hữu hiệu).
Theo tính chất pháp lý và loại hình quản lý chuyên môn văn bản quản lý hành chính nhà
nước bao gồm các loại sau đây:
- Văn bản quy phạm dưới luật (do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành còn gọi là văn
bản lập quy) bao gồm các văn bản được ban hành trên cơ sở luật và để thực hiện luật như: nghị
quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt), bao gồm các văn bản nhằm giải phóng quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong áp dụng pháp luật của các cơ quan có
thẩm quyền.
- Văn bản hành chính thông thường gồm các loại: công văn, công điện; thông cáo; thông báo;
báo cáo; tờ trình; biên bản; đề án, phương án; kế hoạch, chương trình; diễn văn; các loại giấy
(giấy mời, giấy đi đường, giấy quyền nhiệm, giấy nghỉ phép…); các loại phiếu (phiếu gửi,
phiếu báo…).
23



- Văn bản chuyên môn – kỹ thuật:
+ Văn bản chuyên môn trong lĩnh vực như: tài chính, tư pháp, ngoại giao…
+ Văn bản kỹ thuật trong các lĩnh vực như: xây dựng, kiến trúc, trắc địa, bản đồ, khí tượng,
thuỷ văn…
2.3. Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước.
a. Hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước
Văn bản quản lý hành chính nhà nước tuỳ theo tính chất và nội dung được quy định trực tiếp
hoặc giao tiếp về thời gian có hiệu lực, không gian áp dụng và đối tượng thi hành. Thời điểm có
hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công
báo. Trừ trường hợp văn bản quy định cụ thể ngày có hiệu lực hoặc quy định hiệu lực hồi tố.
Các văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực từ thời điểm ký ban hành, trừ trường hợp văn bản
đó quy định ngày có liệu lực khác. Về không và đối tượng áp dụng văn bản quản lý hành chính
nhà nước cũng tuỳ theo từng loại văn bản mà có phạm vi và mức độ khác nhau.
Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm
vi cả nước và được áp dụng đối với đối tượng trong phạm vi điều chỉnh.
Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương có hiệu
lực trong phạm vi địa phương của mình.
Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở
Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Văn bản không chứa đụng quy phạm pháp luật có hiệu lực với phạm vi hẹp, cụ thể, đối tượng
rõ ràng, được chỉ định đích danh hoặc tuỳ theo nội dung ban hành. Các loại văn bản này được
ban hành trên cơ sở pháp lý của các loại văn bản quy phạm pháp luật nên có hiệu lực tuỳ thuộc
văn bản quy phạm pháp luật: một quyết định, công văn yêu cầu căn cứ vào các văn bản pháp lý
cao hơn đã hết hiệu lực thì sẽ không có hiệu lực.
b. Nguyên tắc áp dụng văn bản
Điều 83 của Luật BHVBQPPL – 2008 quy định các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm

pháp luật. Các nguyên tắc này cũng có thể áp dụng đối với các loại văn bản quản lý hành chính
nhà nước nói chung. Các nguyên tắc đó là:
(1) Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp
dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp
văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
(2) Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành mà có quy định
khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
(4) Trong trường hợp văn bản mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách
nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn
bản mới.
III. KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ HCNN
3.1. Những yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản
Trong quá trình soạn thảo văn bản đảm bảo thực hiện các yêu cầu chung sau đây:
- Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng trong xây dựng và ban hành văn bản.
24


- Văn bản được ban hành phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và phạm vi hoạt
động của cơ quan, tức là phải giải đáp được các vấn đề: văn bản sắp ban hành thuộc thẩm
quyền pháp lý của ai và thuộc loại nào? Phạm vi tác động của văn bản đến đâu? Trật tự pháp lý
được xác định như thế nào? Văn bản dự định ban hành có gì mâu thuẫn với các văn bản khác
của cơ quan hoặc của cơ quan khác?
- Nắm vững nội dung văn bản cần soạn thảo, phương thức giải quyết công việc đưa ra phải rõ
ràng, phù hợp. Văn bản phải thiết thực, đáp ứng các nhu cầu thực tế đặt ra, phù hợp với pháp
luật hiện hành, không trái với các văn bản của cấp trên, có tính khả thi.
- Văn bản phải được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức, văn phong.
- Người soạn thảo văn bản cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn bản dựa trên
kiến thức cơ bản và hiểu biết về quản lý hành chính và pháp luật.
3.2. Những yêu cầu về nội dung.
a. Văn bản phải có tính mục đích rõ ràng

Trước khi soạn thảo văn bản cần xác định mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của nó. Tính mục
đích của văn bản còn thể hiện ở mức độ phản ánh các mục tiêu trong đường lối, chính sách của
Đảng, nghị quyết của các cơ quan quyền lực cùng cấp và các văn bản của cơ quan quản lý hành
chính nhà nước cấp trên, áp dụng vào giải quyết những công việc cụ thể ở một ngành, một cấp
nhất định nhằm đảm bảo triển khai được sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền các cấp và
nguyện vọng của nhân dân vào thực tiễn hoạt động của ngành, cấp mình một cách kịp thời và
sáng tạo.
Căn cứ vào tính mục đích của nội dung văn bản có thể xác định tính thích hợp của nó với
mục đích sử dụng. Tính thích hợp thể hiện ở sự đồng nhất nội dung và hình thức văn bản. Về
nội dung, văn bản được chuẩn bị ban hành phải hết sức thiết thực, đáp ứng được tối đa những
yêu cầu thực tế đòi hỏi, phù hợp với pháp luật hiện hành. Về hình thức, văn bản phải được thể
hiện trong những văn bản thích hợp, thí dụ: không dùng chỉ thị thay cho thông báo và ngược
lại, hoặc công văn thay cho thông tin và ngược lại…
b. Văn bản có tính khoa học
Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo:
- Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin được xử lý và đảm
bảo chính xác: sự kiện và số liệu chính xác, đúng thực tế và còn hiện thời.
- Lôgích về nội dung: sự nhất quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ.
- Thể thức văn bản theo quy định.
- Tính hệ thống của văn bản (tính thống nhất).
c. Văn bản phải có tính khả thi
Tính khả thi là hệ quả của sự kết hợp đúng đắn và hợp lý các yêu cầu tính mục đích, tính phổ
thông đại chúng, tính khoa học, tính bắt buộc thực hiện. Ngoài ra, để các nội dung của văn bản
được thi hành đầy đủ và nhanh chóng, văn bản còn phải tính tới sự phù hợp với trình độ, năng
lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành. Nếu đặt ra các quy định, mệnh lệnh vượt quá khả
năng kinh tế thì không có cơ sở, điều kiện vật chất để thực hiện, tức là văn bản “không có tính
khả thi”, làm tổn hại với tuy tín của cơ quan ban hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vi
phạm pháp luật. Ngược lại, nếu văn bản chứa đựng các nội dung lạc hậu sẽ không kích thích sự
năng động, sáng tạo của các chủ thể và làm lãng phí thời gian và tài sản của Nhà nước. Do đó,
khi quy định các quyền cho chủ thể được hưởng phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện

các quyền đó. Đồng thời, phải nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện
văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể.
25


×