Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

VAI TRÒ của SINH VIÊN TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN và PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT tài NGUYÊN nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.12 KB, 13 trang )

VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN VÀ PHỔ
BIẾN PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
Nguyễn Văn Tứ
Sinh viên lớp Luật Kinh Tế K37D, Trường Đại học Luật Huế
I.

Đặt vấn đề

Nước chiếm khoảng 70%- 75% trọng lượng cơ thể con người, nước giữ vai
trò quan trọng trong cơ thể như duy trì nhiệt độ trung bình, chuyên chở chất dinh
dưỡng và oxy đi nuôi tất cả các tế bào. Thế nhưng hiện nay nguồn nước đang bị
xâm phạm một cách không thương tiếc. Dường như con người chưa hiễu rõ những
tác động của mình đối với tài nguyên quan trọng nhất của họ- tài nguyên nước.
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, thế nhưng nước
không phải là tài nguyên thiên nhiên vô hạn. Với những hành động thiếu ý thức
của mình con người ngày càng xâm hại đến tài nguyên nước dẫn đến tình trạng cạn
kiệt dần. Nước ô nhiễm tràn ngập khắp mọi nơi, cây cối chết, sinh vật chết và rất
có thể sự sống của con người bị đe dọa trong tương lại không xa.
Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới, nước sạch là 1 trong 3 nhu cầu
thiết yếu nhất của con người, và trong 7 tỷ dân đang sinh sống trên thế giới, 1.1 tỷ
người đang sống không có nước sạch để dùng, 1.3 tỷ người không có điện để dùng,
769 triệu người không được tiếp cận với hệ thống nước sạch và 2.5 tỷ người đang
bị ảnh hưởng từ môi trường mất vệ sinh vì thiếu nước. 1 Đó là một con số khổng lồ
và sẽ tiếp tục tăng lên nếu không có biện pháp xử lí hiệu quả.
Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường nước xảy ra hầu hết ở tất cả các
địa phương; đặc biệt nghiêm trọng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu
công nghiệp. Theo đánh giá thì lượng nước thải sinh hoạt chiếm 350.000 – 400.000
m3 mỗi ngày và hơn 1000m3 rác mỗi ngày được thải ra ở khu vực Hà Nội; trong đó
1 Xem tại: />
1



chỉ có 10 % được xử lý còn lại đều không qua xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ,
sông ngòi.2
Tất cả điều đó đặt ra vấn đề phải sử dụng và kiểm soát được tình trạng ô
nhiễm môi trường nước. Đã có nhiều biện pháp đã và đang được triển khai, trong
đó phải kể đến công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước của
sinh viên. Sinh viên- bộ phận tri thức trẻ đã góp phần công sức vào hoạt động
tuyên truyền pháp luật bằng những hoạt động cụ thể đa dạng hướng đến mọi tầng
lớp cộng đồng dân cư trong xã hội.
Nội dung:
Khái quát chung về vai trò của sinh viên trong việc tuyên truyền và phổ
II.
1.

biến pháp luật tài nguyên nước. 1.1.
“Tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước”
Tuyên truyền pháp luật là việc củng cố, giới thiệu rộng rãi nội dung pháp
luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và thực hiện
đúng pháp luật.
Phổ biến pháp luật Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay
Từ và ngữ Hán - Việt (NXB Từ điển Bách Khoa – 2002) thì “ Phổ biến là làm cho
đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực
tiếp hay thông qua hình thức nào đó” hoặc làm cho mọi người đều biết đến. Phổ
biến pháp luật có đối tượng tác động rộng rãi, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu
sắc, bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban hành nhưng không được phổ
biến công khai mà chỉ được coi là một công cụ để Nhà nước dùng để trị dân. Bên
cạnh đó phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật
cho các đối tượng cụ thể. Ở những mức độ khác nhau, phổ biến pháp luật còn
nhằm làm cho các đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật để


2 Xem tại: />
2


thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biên pháp luật thường được thực hiện thông
qua các hội nghị, các cuộc tập huấn, ...
Tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước hiểu theo nghĩa rộng
là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc
thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật tài nguyên nước (xây dựng chương
trình, kế hoạch TTPBPL3; triển khai chương trình, kế hoạch TTPBPL tài nguyên
nước thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp TTPBPL tài nguyên nước;
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế
hoạch TTPBPL tài nguyên nước). Hiểu theo nghĩa hẹp là: truyền đạt tinh thần, nội
dung pháp luật tài nguyên nước cho đối tượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri
thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp
luật hiện hành.
Vai trò của sinh viên trong việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài
nguyên nước là vị trí, chức năng của sinh viên xét trong toàn xã hội nói chung về
việc bằng hành vi của mình thực hiện việc truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật
tài nguyên nước cho đối tượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật,
tình cảm, hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành.
1.2.

Đặc điểm vai trò của sinh viên trong việc “Tuyên truyền và phổ biến
pháp luật tài nguyên nước”

Thứ nhất, Số lượng sinh viên đông đảo, chiếm tỷ lệ lớn tạo sự lan tỏa nhanh
chóng trong công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước
Theo thống của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tính đến tháng 9/2015 cả nước có
khoảng 2.36 triệu sinh viên đại học, cao đẳng. Hơn 2.36 triệu sinh viên trên 90

triệu dân là một tỷ lệ không hề nhỏ, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 256 sinh viên /1
vạn dân4. Với số lượng sinh viên đông đảo sẽ góp phần quan trọng trong việc tuyên
3 TTPBPL: Tuyên truyền phổ biến pháp luật
4 Dự báo tình hình sinh viên, một số vấn đề đặt ra tại NQĐHĐBTQHSV nhiệm kỳ 2013- 2018

3


truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước hiện nay. Khi một sinh viên nhận
thức được quy định của pháp luật về tài nguyên nước sẽ lan tỏa cho nhiều sinh viên
khác và toàn bộ cộng đồng cùng biết và thực hiện đúng quy định, dần dần nhiều
sinh viên sẽ cùng lan tỏa cho bạn bè, người thân, những người xung quanh như vậy
sẽ góp phần hiệu quả trong công tác bảo vệ, khai thác tài nguyên nước một cách
khoa học, hiệu quả và bền vững.
Thứ 2, Tư tưởng và trình độ văn hóa
Sinh viên với tinh thần xông pha, nhiệt huyết và đầy sáng tạo luôn muốn
đóng góp công sức và trí tuệ của mình hay nói cách khác là muốn khẳng định vai
trò của mình cho xã hội, cho đất nước nên luôn tích cực đi đầu trong công tác bảo
vệ tài nguyên nước và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, nhiều sáng tạo khoa học
xuất phát từ sinh viên ứng dụng vào thực tiễn góp phần cãi thiện nguồn nước hạn
chế ô nhiễm cũng như kiểm soát môi trường nước. Chính những hành động cụ thể
đó, sinh viên đã trực tiếp khẳng định vai trò của mình trong việc thể hiện sự quan
tâm đặc biệt của mình đến nguồn nước và gián tiếp tuyên truyền vận động mọi
người xung quanh cùng hưởng ứng, hành động thiết thực bảo vệ nguồn nước.
Thứ 3, Dồi dào kỹ năng
Chính những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc tập thể cũng như kỹ năng
thuyết phục người khác bên cạnh sự tự tin,năng động đã giúp cho sinh viên trong
việc thực hiện pháp luật hiệu quả. Thực hiện pháp luật ở đây là việc tuyên truyền
và phổ biến pháp luật tài nguyên nước. Bằng các kỹ năng của mình, thông qua các
chương trình, hội thảo, ... về tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước,

sinh viên sẽ thuyết phục, vận động, truyền tải kiến thức pháp luật về vấn đề này
cho những đối tượng khác (sinh viên, cộng đồng khác,...).

4


2.

Thực trạng việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước của
sinh viên đến cộng đồng dân cư
Vai trò của sinh viên trong việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài

nguyên nước đã và đang được cộng đồng xã hội quan tâm và chú trọng, nó xuất
phát từ nhiều khía cạnh nhưng phải kể đến những tác động của công tác tuyên
tuyền và phổ biến của sinh viên mang đến cộng đồng dân cư về lĩnh pháp luật tài
nguyên nước. Đồng thời, tài nguyên nước hiện nay ngày càng chịu sức ép lớn từ
các hoạt động của con người, biến đổi của tự nhiên dẫn đến chất lượng tài nguyên
nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiểu về tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền
và phổ biến pháp luật tài nguyên nước đến cộng đồng xã hội, sinh viên dưới sự
lãnh đạo của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Đoàn
Thanh niên cấp cơ sở đã phát động chiến dịch, hoạt động tuyên truyền và phổ biến
pháp luật tài nguyên nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc tuyên truyền và
phổ biến pháp luật nói chung và tài nguyên nước nói riêng đã được triển khai thực
hiện từ sớm, trên toàn quốc đã diễn ra nhiều chuỗi hoạt động để bảo vệ, tuyên
truyền pháp luật tài nguyên nước cụ thể hóa bằng các chủ đề với nhiều hoạt động
khác nhau:
Thứ nhất, Đầu tháng 3 năm 2016, tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Liên chi đoàn
Khoa Tài nguyên nước( Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) thực hiên
chiến dịch tuyên truyền với chủ đề “ Nguồn nước được cải thiện, công việc sẽ tốt
đẹp hơn”. Tham gia chiến dịch tuyên truyền có hơn 40 sinh viên thuộc Liên chi

đoàn khoa cùng các các cán bộ, giáo viên trong Khoa. Chiến dịch diễn ra với nhiều
hoạt động có ý nghĩa: Đạp xe tuyên truyền bảo vệ nguồn nước; Tổ chức tuyên
truyền pháp luật tài nguyên nước; Thu thập cam kết bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài

5


nguyên nước; Thu gom rác thải bảo vệ môi trường nước quanh khu vực Hồ Hoàn
Kiếm…5
Thứ hai, Chương trình “ Hãy làm sạch biển” đã nhận được sự đồng hành
của 4.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện trong cả nước tham gia dọn rác trên
bãi biển. Với lời kêu gọi “ Nếu chúng ta chưa làm được điều gì lớn lao cho miền
Trung thì trước hết hãy đóng góp bằng những hành động nhỏ như không xả rác ra
biển” của Ban tổ chức đã kêu gọi được nhiều bạn sinh viên, thanh niên tham gia
hành trình tại các bãi biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
trong 4 ngày liên tiếp với 63 tiếng đồng hồ di chuyển, thành quả là 7.5 km đường
bờ biển được dọn sạch rác; nhiều suất quà được trao cho ngư dân. 6Đây là chiến
dịch đầy ý nghĩa và nhân văn, nó không chỉ là hành động tuổi trẻ hướng về ngư
dân miền trung yêu thương trong lúc khó khăn mà chính những hành động đẹp này
đã mang tính thông điệp truyền tải đến mọi người biết về tầm quan trọng của môi
trường nước, cần phải tuân thủ pháp luật tài nguyên nước của tất cả các cơ quan
hoạt động sản xuất để hạn chế tác động đến môi trường.
Thứ ba, “ Hiệp sỹ nước sạch” là dự án do 3 bạn trẻ đến từ Đà Nẵng sáng lập
và giành giải Nhất trong cuộc thi Hành động vì nguồn nước 2015 do Câu lạc bộ
Sách và hành động, Đại sự quán Israel, Đoàn TNCS Nawapi phối hợp tổ chức. Với
thành phần tham gia của dự án đa số là những sinh viên quan tâm về môi trường,
hướng đến các bạn trường Tiểu học tại Đà Nẵng. Dự án đã được triển khai tại 2
trường tiểu học Hòa Phú và Hòa Tiến ( Đà Nẵng). Phương pháp ứng dụng là lồng
ghép giáo dục nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của các bạn nhỏ: các buổi thuyết
trình của nhóm với chủ đề “ Tìm hiểu vai trò của nguồn nước”; “ Cách tiết kiệm

nước sạch”; “ Cùng chúng em bảo vệ nước sạch”; vẽ tranh tuyên truyền, triễn lãm
5 Xem tại: />6 Xem tại: />
6


tranh ảnh có liên quan đến chủ đề nước, diễn kịch tương ứng về chủ để nguồn
nước….Tất cả các hoạt động đã giúp các em hiểu rõ hơn vì sao chúng ta không nên
vứt rác bừa bãi…7 Đối tượng để tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên
nước hướng đến cộng đồng dân cư không ngoại trừ bất kì ai, do đó dự án hướng
đến các em nhỏ là điều rất ý nghĩa, những tư tưởng những hành động phải được
hình thành càng sớm càng tốt. Trẻ em như một tờ giấy trắng. Các em biết việc nào
đúng, việc nào sai đều do người lớn chỉ dạy. Nếu trẻ biết tiết kiệm từng giọt nước,
biết tái sử dụng nước sẽ góp phần thay đổi hành vi của bố mẹ, khiến bố mẹ thấy
việc mình làm chưa đúng và thay đổi bản thân.
Thứ tư, hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật của sinh viên hoạt
động dưới hình thức các câu lạc bộ đội nhóm diễn ra khá phổ biến và đa dạng hoạt
động. Mỗi trường đại học hầu như đều tổ chức xây dựng nhiều Câu lạc bộ về nhiều
lĩnh vực khác nhau: Câu lạc bộ Hiến máu, CLB Luật Gia, CLB Công tác xã hội….
tùy vào mục đích xây dựng và từng đặc thù của CLB mà hoạt động chính sẽ hướng
đến. Ví dụ như: CLB Sinh viên Tuyên truyề Pháp luật thuộc Khoa Luật- Đại học
Mở TP HCM đã tổ chức những buổi tọa đàm về Luật Tài nguyên nước. Tại buổi
tọa đàm với phương pháp là các đội tranh luận với nhau về những vấn đề xoay
quanh các lĩnh vực: Vai trò của nước; Bảo vệ tài nguyên nước; Thực trạng môi
trường nước tại Việt Nam và thế giới; Những hệ lụy….Buổi tọa đàm diễn ra một
cách sôi nổi và đầy hào hững. Không những giúp các thành viên củng cố, bổ sung
kiến thức pháp luật cho nhau mà còn giúp các bạn phản ứng nhanh với các tình
huống. Mô hình xây dựng các hoạt động này nên được nhân rộng để các câu lạc bộ
ở các trường học hỏi, việc này tuy không phải mới lạ nhưng hiệu quả luôn đạt
được, vừa rèn luyện kĩ năng tranh luận, trau dồi kiến thức theo từng môn học sẽ tạo
điều kiện cho các thành viên được học hỏi, khơi nguồn hứng thú.

7 Xem tại: />
7


Ngoài ra, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước được diễn
ra bằng các hình thức khác như: hội thảo, đàm thoại, cuộc thi tuyên truyền pháp
luật…. Trong đó, sinh viên đóng vai trò là người thực hiện, người tổ chức để
hướng đến những cá nhân tổ chức tham gia tiếp cận được những kiến thức bổ ích
về pháp luật tài nguyên nước một cách dễ dàng, sinh động.
Vai trò của sinh viên trong tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên
nước được thực hiện bằng cách này hay cách khác đều nhằm phát huy vai trò xung
kích, tình nguyện, nhiệt huyết của sinh viên tham gia các hoạt động bảo vệ, sử
dụng có hiệu quả tài nguyên nước. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tài nguyên
nước của sinh viên góp phần là cầu nối để chuyển tải và đưa pháp luật vào cuộc
sống, giúp nâng cao nhận thức và tác động trực tiếp đến ý thức của cộng đồng dân
cư, kể cả các bạn học sinh, sinh viên cùng trang lứa. Các hoạt động này tạo sự quan
tâm đối với pháp luật nói chung và pháp luật tài nguyên nước nói riêng. Từ đó để
mọi người hiểu biết và ý thức việc tuân thủ pháp luật môi trường ngày càng nâng
cao.
Với từng đối tượng hướng khác nhau mà các hoạt động tuyên truyền của
sinh viên thay đổi về hình thức thực hiện. Điều đó tạo sự linh hoạt, đổi mới để
truyền tải nội dung đến cộng đồng dân cư được hiệu quả và phù hợp với khả năng
tiếp cận của họ. Nội dung của việc tuyên truyền và phổ biến thường cung cấp
những thông tin hữu ích về lĩnh vực môi trường, pháp luật về môi trường nói
chung và về tài nguyên nước nói riêng. Những thông tin này thường trực quan,
thực tế đó có thể là những con số về ô nhiễm môi trường nước bị ô nhiễm, hay là
những mức xử phạt mà cá nhân tổ chức có thể bị xử phạt do những hành vi tác
động xấu đến môi trường… Thông qua đó, cộng đồng dân cư- đối tượng được
hướng đến có thể hình dung một cách khái quát những điều đang diễn ra và ý thức
được suy nghĩ và hành động của bản thân.


8


Đặc biệt, sinh viên thuộc các hệ đào tạo Luật thì càng có những cơ hội để
nâng cao việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước. Trong môi
trường đào tạo được tiếp xúc với hệ thống văn bản pháp luật liên quan, có điều
kiện để nghiên cứu những kiến thức pháp luật, đồng thời với những đặc điểm bản
năng mà mình sẵn có thì sinh viên ngành Luật lại càng thể hiện được khả năng
tuyên truyền và phổ biến pháp luật.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài
nguyên nước đến cộng đồng dân cư, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn nhất định.
Điều đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của tuyên truyền và phổ
biến pháp luật.
Một là, Phạm vi tuyên truyền và phổ biến chỉ đang dừng lại ở quy mô nhỏ,
chưa xây dựng được nhiều hoạt động có sự phối kết hợp của nhiều bộ phận sinh
viên ở các tổ chức đào tạo giáo dục.
Hai là, Hình thức được sinh viên triển khai đa dạng, phong phú nhưng việc
phát huy hết khả năng tuyên truyền và phổ biến pháp luật còn là vấn đề cần phải
nói. Việc tổ chức, xây dựng kế hoạch cụ thể của từng hoạt động tuyên truyền và
phổ biến chưa làm bật lên được nội dung cần tuyên truyền để mọi người có thể tiếp
cận được; hay trình độ của người tuyên truyền và phổ biến chưa phù hợp để thực
hiện…
Ba là, nguồn kinh phí để sinh viên thực hiện việc tuyên truyền và phổ biến
pháp luật có từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nhìn chung còn hạn hẹp, điều này
ảnh hưởng đến việc cung cấp các cơ sở vật chất, trang bị…Để thực hiện được
những chuỗi hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước với quy
mô lớn- liên tỉnh cần có nhiều nguồn đóng góp để sinh viên thực hiện, tuy nhiên
vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn.


9


3.

Các biện pháp để phát huy và nâng cao vai trò của sinh viên trong tuyên
truyền và phổ biến pháp luật tài nguyên nước
Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi tuyên tuyền và phổ biến pháp luật tài

nguyên nước. Trên thực tế, các chương trình, hoạt động của sinh viên nhằm
tuyên truyền pháp luật tài nguyên nước đến cộng đồng đã được triển khai nhưng
còn lẻ tẻ, mang tính hưởng ứng tạm thời chỉ ở trong phạm vi một số trường đại
học, cao đẳng hay cũng chỉ diễn ra ở một số tỉnh, thành phố lớn có số lượng lớn
sinh viên đang sinh sống và học tập. Do đó, hiệu quả của công tác tuyên truyền
chưa đạt được kết quả cao. Để khắc phục tình trạng này thì cần phải có sự phối
kết hợp, đồng tâm hiệp lực giửa các cá nhân, tổ chức liên quan, từ đó có thể tổ
chức được các chương trình, hội thảo,... tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài
nguyên nước đến cộng đồng mang tính liên trường, liên Tỉnh, liên khu vực
(miền Bắc- miền Trung- miền Nam) và xuyên Quốc gia. Tạo nên một làn sóng
lan tỏa đến cộng đồng không chỉ trong nước mà cả cộng đồng quốc tế, tạo được
thói quen, thái độ, những hành động đẹp, cư xử đẹp của con người đối với
nguồn nước, để việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật tương thích, xứng với
tầm quan trọng của tài nguyên nước hiện nay.
Thứ hai, sinh viên cần làm đa dạng, phong phú hơn các hình thức tuyên
truyền và phổ biến pháp đến cộng đồng. Ngoài các hình thức truyền thống, phổ
biến đang được sử dụng như: tuyên truyền pháp luật thông qua hình thức đi bộ,
đạp xe tuyên truyền hay thông qua hình thức tọa đàm, hội thảo khoa học. Để
hiệu quả hơn cho công tác này sinh viên cần phối kết hợp đồng bộ các hình thức
như trực tiếp truyền miệng đến cộng đồng thông qua các buổi sinh hoạt tuyên
truyền (đặc biệt là sinh viên Luật), thành lập các câu lạc bộ về tài nguyên nước

trong các trường đại học để có thể trao đổi và tranh luận thường xuyên về vấn
đề này, sinh viên có thể nghiên cứu và biên soạn phát hành các nguồn tài liệu
10


(sách, tạp chí,...) mang đặc trưng của sinh viên về tuyên truyền bảo vệ tài
nguyên nước để phát miễn phí cho người dân. Ngoài ra cần phát huy vai trò của
hoạt động truyền thanh trong các cơ sở trường đại học để hằng
tuần/tháng/quý/năm có thể truyền tải các vấn đề về tài nguyên nước giữa sinh
viên với sinh viên trong trường kết hợp tổ chức các buổi văn hóa văn nghệ chủ
đề về tài nguyên nước. Qua các hình thức khác nhau nhưng xuất phát từ một
mục đích đó là truyền tải những quy định của pháp luật tài nguyên nước đến với
cộng đồng sẽ góp phần làm hiệu quả hơn công tác tuyên truyền từ chính những
sinh viên, những ngươi đang ngồi trên ghế nhà trường.
Thứ ba, để làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật tài nguyên nước thì đòi
hỏi người làm công tác tuyên truyền (ở đây là sinh viên) cần phải có những kiến
thức pháp lý nhất định, sự nhiệt tình, tâm huyết , tận tụy với công tác tuyên
truyền. Để có được những yếu tố trên sinh viên cần tích cực học tập không
ngừng nâng cao trình độ, đặc biệt là kiến thức cơ bản về pháp luật về tài nguyên
nước trong đó vai trò của những sinh viên đang được đào tạo Luật là vô cùng
quan trọng bởi lẽ sinh viên Luật chính là những người được tiếp xúc, hiểu và
nắm chắc các kiến thức thức về pháp luật tài nguyên nước đầu tiên.
Thứ tư, để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền và phổ biến pháp
luật tài nguyên nước thì bên cận những nỗ lực từ phía sinh viên thì cũng rất cần
sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức đoàn thanh niên trường học, các cá nhân
tổ chức khác trong và ngoài nước trong việc huy động nguồn kinh phí góp phần
trang trải, chi phí cho các hoạt động. Đồng thời, sinh viên cần được thường
xuyên cung cấp tài liệu, số liệu, tình hình tài nguyên nước trong nước và thế
giới thông qua các kênh trực tiếp như hội thảo, đối thoại,...để có thể có những
động thái tích cực, hiệu quả trong hơn trong công tác tuyên truyền và phổ biến

của mình.Tránh trường hợp chỉ khi có sự việc lớn về tài nguyên nước xảy ra

11


mới bắt đầu mở các cuộc họp báo, hội thảo, cung cấp tài liệu liên quan về vấn
đề tài nguyên nước
III.

Kết luận

Thiên nhiên luôn ban tặng cho ta biết bao nhiêu nguồn sống như đất, nước,
không khí, bầu trời, gió… thế nhưng những nguồn năng lượng ấy không được bảo
vệ thì sẽ không thể nào bền lâu và không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt
là nước. Một hành tinh được coi là có sự sống nếu như nơi đó xuất hiện nguồn
nước. Nước là một nguồn tài nguyên quyết định đến sự sống của con người trên
trái đất cũng như trên các hành tinh khác. Con người cần thể hiện vai trò của mình
trong việc bảo vệ, sử dụng và kiểm soát tài nguyên nước một cách có hiệu quả.
Một trong những vai trò cần kể đến đó là tầng lớp thanh niên- sinh viên năng động
sáng tạo, nhiệt tình và tâm huyết. Sinh viên đang từng ngày từng giờ có những
hành động đẹp, hiệu quả để khẳng định vai trò của mình trong việc bảo vệ môi
trường nước. Bằng việc đa dạng về hình thức, phong phú về phương pháp sinh
viên đã, đang và sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đến cộng đồng những kiến thức
pháp lý về tài nguyên nước để giúp cho cộng đồng dân cư có thể hiểu thêm về
pháp luật từ đó thể hiện niềm tin vào pháp luật và có những hành động phù hợp,
đúng với pháp luật tài nguyên nước. Để làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật
cũng như thể hiện rõ nét vai trò của sinh viên đối với tài nguyên nước thì đòi hỏi
cần có sự phối kết hợp, sự vào cuộc của các cá nhân tổ chức liên quan, ở đây đoàn
thanh niên trường học trong việc vận động nguồn kinh phí, cung cấp tài liệu liên
quan đến tài nguyên nước. Tóm lại, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với

cuộc sống thì tất cả chúng ta đã rõ, vấn đề là tất cả chúng ta (ở đây là sinh viên) đã,
đang và sẽ làm gì để đóng góp vai trò của mình trong việc sử dụng, bảo vệ, kiểm
soát nguồn nước hiệu quả. Để chứng minh cho vấn đề trên thì TÔI VÀ BẠN HÃY
CÙNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC- ĐỂ BẢO VỆ CHÍNH
CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA!
12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
Ngọc Hà, Ngày nước thế giới, Báo Thế thao và Văn hóa,
/>
3.

n20140321164210737.htm, ngày 21/03/2014
Bình An, Hiệp sĩ nước sạch, Báo

Đà

Nẵng

điện

tử,

/>
2466064/, truy cập ngày 24/01/2016.

Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam, Moi truong deal.com,
/>
5.

nuoc-tai-viet-nam.html, truy cập ngày 04/09/2014.
Ngọc Minh, Sinh viên tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, Bộ Tài nguyên và
Môi trường Cục Quản lý tài nguyên nước, />language=vi&nv=news&op=Hoat-dong-cua-dia-phuong%2FSinh-vien-

6.

tuyen-truyen-bao-ve-nguon-nuoc-4880, truy cập ngày 20/03/2016.
Chiến dịch “ Hãy làm sạch biển” đi qua 4 tỉnh miền Trung, Di sản
xanh, />articleid=63955&sitepageid=30, truy cập ngày 13/ 05/2016.

13



×