Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.9 KB, 37 trang )

Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ở mỗi thời đại, giáo dục luôn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay hơn bao giờ hết, giáo dục – đào tạo càng có
ý nghĩa quyết định không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cả đối với
công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
Giáo dục có mục đích rất cụ thể, khoa học và thiết thực. Mục đích của
giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân, vì sự tiến bộ của xã hội. Các cơ
cấu xã hội như các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các cơ quan nhà
nước ở các cấp; các đoàn thể quần chúng đều có chức năng giáo dục các thành
viên của mình theo phương hướng con người phát triển toàn diện, bởi ở đâu có
con người thì ở đó đều cần có sự quản lý, tổ chức, giáo dục con người.
Vấn đề đặt ra ở đây là việc giáo dục con người không thể hoàn toàn tiến
hành theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa, chủ quan, tuỳ tiện hoặc là những lời hô
hào kêu gọi chung chung… mà nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Do đó,
việc nghiên cứu Giáo dục học sẽ giúp cho các nhà quản lý, các cơ quan nhà
nước các cấp và các ngành tiến hành tổ chức, quản lý, giáo dục con người phù
hợp với những quan điểm khoa học, phù hợp với mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã
hội ở nước ta. Đặc biệt nghiên cứu giáo dục, nắm bắt các quy luật của giáo dục
là một yêu cầu có tính tất yếu đối với tất cả những người làm công tác giáo dục
(giáo dục trong nhà trường, giáo dục xã hội, giáo dục gia đình…). Ở nước ta
hiện nay, trong chiến lược phát triển đất nước con người được xem là mục tiêu,
là vị trí trung tâm, là động lực của sự phát triển đất nước. Góp phần hình thành
và phát triển nhân cách cho mỗi cá nhân đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Trong cuộc sống hiên tại, chúng ta thường nghe và chứng kiến nhiều vụ tự
tử mà nguyên nhân là những là những chuyện hết sức đơn giản, nhỏ nhặt: Có thể
thất tình, bị người yêu ruồng bỏ, bị nghi ngờ lấy trôm đồ, gia đình ngăn cấm
chuyện tình cảm, thầy cô giáo phạt hay bị cha mẹ mắn chưởi… hoặc đơn giản
chỉ vì muốn được “chết cùng nhau”. Những cái thương tâm chỉ vì muốn thoát


GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 1

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

khỏi rắc rối được người lớn cho là vụn vặt, nhỏ bé của các em đã để lại nỗi đau
dằn vặt cho gia đình, thầy cô và bạn bè.
Hội chứng tự tử ở trẻ vị thành niên đã giáng lên hồi chuông báo động. Theo
thống kê thì Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ bệnh nhân tự tử cao nhất
trong các trường hợp nhiễm độc cấp, trong đó lứa tuổi tự tử nhiều nhất là thanh
thiếu niên dưới 25 tuổi (chiếm 59,7%), 25,4% người dân nước ta có ý định tự tử;
15,6% có kế hoạch tự tử và 4,2% trong số đó đã tự tử. Trong 10.000 người trẻ
tuổi được hỏi trong cuộc khảo sát về tự tử, có khoảng hơn 400 em nghĩ đến
chuyện tử tử; hơn 100 em có suy nghĩ này đã tìm cách kết thúc cuộc sống với
thuốc ngủ, dao, nhảy lầu hay treo cổ. Hầu hết những người này đều đã từng trải
qua những giai đoạn hết sức chán chường, cảm thấy mình vô dụng và không còn
tha thiết với cuộc sống xung quanh.
Những lý do dẫn đến cái chết đều gây bất ngờ, thoảng thất cho không chỉ
người trong cuộc có liên quan trực tiếp mà còn rung động toàn xã hội. Các em
xem cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Một em gái ở thành phố Hồ Chí Minh bị mọi
người chế giễu vì quá béo mà tìm đến cái chết; một cậu thiếu niên ở Bến Tre bỏ
nhà đi bụi ba ngày sợ bố mẹ la mắng đã mua thuốc diệt cỏ uống; một nữ sinh
lớp 12 ở Thái Bình vì phản ứng hình phạt của cô giáo mà tìm đến cái chết trong
tích tắc; hay mới đây nhất, ba học sinh lớp 7 trường THCS Phan Chu Trinh (Đắt
Nông) đã cùng nhau tìm đến cái chết vì gặp phải những chuyện buồn gia đình.
Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cả xã hội phải nhình nhận lại việc giáo dục trẻ, hoặc

nói rộng hơn là phải đấu tranh để thay đổi cả tư tưởng của những bậc làm cha
mẹ, những người lớn – cách nhìn của học về việc học tập của con cái, quan niệm
về sự thành đạt trong xã hội.
Tần suất gia tăng đáng kể những vụ tự tử của trẻ vị thành niên trong thời
gian gần đây đã khiến cộng đồng bàng hoàng, xót xa và đặc biệt gây nên tâm lý
lo ngại cho những bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi mới lớn. Vậy đâu là
nguyên nhân dẫn tới thực trạng đau lòng này và làm thế nào để trẻ không nảy
sinh ước mơ dại dột. Đó là lý do tôi chọn: “Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 2

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

II. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu cơ sở lý luận nhằm phát hiện, mô tả được thực trạng vị
thành niên tự tử. Tìm ra nguyên nhân của vấn đề, thông qua đó đề xuất các giải
pháp và kiến nghị, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của việc
tự tử nói chung và lứa tuổi vị thành niên nói riêng. Từ đó giáo dục trẻ phát triển
toàn diện về mặt nhận thức, nhân cách và vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm
lý.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên.
- Tìm hiểu thực trạng tự tử ở trẻ vị thành niên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ vị thành
niên, khắc phục tình trạng tự tử ở các em.

IV. Đối tượng nghiên cứu
Nạn tự tử ở trẻ vị thành niên.
V. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Vấn nạn tự tử
- Trẻ vị thành niên.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- PP đọc tài liệu
- PP tổng kết kinh nghiệm
- PP lấy ý kiến chuyên gia.
- PP trò chuyện
VII. Đóng góp của đề tài
Đề tài nêu rõ thực trạng tự tử ở trẻ vị thành niên để được cá nhân, cơ
quan, tổ chức quan tâm góp phần giải quyết thực trạng này. Giáo dục thế hệ trẻ
nhận thức được hành động của mình và thoát khỏi tình trạng tự tử.
Từ việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân vị thành niên tự
tử, đề tài là một hồi chuông cảnh báo và thức tỉnh thế hệ trẻ cũng như các bậc
phụ huynh, nhà giáo dục và của cả cộng đồng về tác hại của việc tự tử gây ra.

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 3

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Một số khái niệm liên quan

1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một
cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà
Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh
những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Để hiểu rõ hơn khái niệm giáo dục (theo nghĩa rộng) cần làm sáng tỏ khái
niệm nhân cách và khái niệm xã hội hoá con người.
Hình thành nhân cách: Đó là quá trình phát triển con người về mặt sinh lý,
tâm lý và mặt xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất.
Quá trình này diễn ra do ảnh hưởng của các nhân tố bên trong (bẩm sinh, di
truyền, tính tích cực của chủ thể…), và các nhân tố bên ngoài (ảnh huởng của
hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, tác động giáo dục), do ảnh hưởng của
các tác động tự phát, ngẫu nhiên (tác động bên trong, bên ngoài chưa được kiểm
soát, điều khiển) và các tác động có mục đích, có tổ chức (kiểm soát được, điều
khiển được). Quá trình này làm biến đổi đứa trẻ với những tư chất vốn có của
con người thành một nhân cách.
Xã hội hoá con người: Đó là quá trình có tính chất xã hội hình thành nhân
cách. Quá trình này chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội; xã hội
tác động một cách có mục đích, có tổ chức tới cá nhân, mặt khác cá nhân tích
cực tái sản xuất các mối quan hệ xã hội bằng hoạt động, bằng sự tham gia tích
cực vào môi trường xã hội. Từ đó, giáo dục nói một cách khác là sự xã hội hoá
con nguời chỉ dưới những tác động có mục đích và có tổ chức.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là
quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng,
động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử
đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thẻ lực. Chức năng trội
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 4


SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sở vừa tác
động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi.
Giáo dưỡng (hay trau dồi học vấn): Dưới góc độ là quá trình thì đó là quá
trình con người lĩnh hội hệ thống tri thức nhất định về khoa học tự nhiên, xã hội
và về tư duy.
Dưới góc độ kết quả lĩnh hội thì đó là trình độ học vấn, nghĩa là trình độ
tri thức, kỹ năng kỹ xảo đã được lĩnh hội, chẳng hạn như người ta nói trình độ
THPT cơ sở, trình độ Đại học… Chức năng trội của nó là sự tác động đến ý thức
là chính.
Dạy học – đó là con đường, phương tiện của giáo dưỡng (trau dồi học
vấn) và giáo dục (nghĩa hẹp): Dưới góc độ quá trình thì dạy học là quá trình tác
động qua lại giữa giáo viên và học sinh, điều khiển hoạt động tâm lý của học
sinh để giúp họ tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, những
kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó phát triển năng
lực nhận thức và hình thành thế giới quan khoa học cho họ.
1.2. Khái niệm tự tử
Tự tử hay tự sát , tự vẫn là hành động của một người cố ý gây ra
cái chết cho chính mình. Tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc
do một số rối loạn tâm thần cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm
thần phân liệt, nghiện rượu và lạm dụng ma túy. Chịu áp lực hoặc gặp những
tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ
giữa các cá nhân (thất tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè....) có thể đóng một
vai trò quan trọng gây ra quyết định tự sát.
Tự sát với sự hỗ trợ của y tế (chết tự nguyện, hoặc quyền được chết) là
một đề tài gây tranh cãi về đạo đức có liên quan đến vấn đề của những người

bị bệnh nan y, phải chịu đau đớn cùng cực, hoặc có (nhận biết và hiểu) về chất
lượng cuộc sống cực tệ do bị thương tật hoặc bệnh tật. Tự hy sinh mình vì người
khác không phải luôn luôn bị xem như là tự sát, vì mục đích không phải là để
giết mình mà là để cứu những người khác, tuy nhiên, theo thuyết của Émile
Durkheim gọi những trường hợp như vậy là hành vi “tự sát vị tha”.
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 5

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

1.3. Khái niệm vị thành niên
Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là
lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành
niên - thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp
Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Thanh niên là từ
19 - 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi.
Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi. Hội KHHGĐVN xác định vị
thành niên - thanh niên là 10 - 24 tuổi.
- Vị thành niên: 10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:
+ giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi
+ giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi
- Thanh niên: 19 - 24 tuổi
- Thanh thiếu niên: 10 - 24 tuổi
Theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày 29/11/2005 tại kỳ họp

thứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công bố tại lệnh số
24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là “từ đủ 16 tuổi đến
30 tuổi”
Trên thế giới, các nước cũng có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau:
Nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định
từ 15 - 30 tuổi, có nước quy định tuổi “trần” của thanh niên là 29 tuổi (Trung
Quốc) hoặc 35 tuổi (Bangladesh), thậm chí tới 40 tuổi (Malaysia). Như vậy có
thể thấy rằng độ tuổi thanh niên còn được quy định rất khác nhau giữa các nước
trên thế giới.
2. Phân loại tự tử
- Tự hại: Tự gây tổn hại cho bản thân không phải là một hành động cố
gắng tự sát, tuy nhiên, ban đầu tự hại bị phân loại lầm như là một cố gắng tự sát.
Có một mối quan hệ nhận quả tương quan giữa tự hại và tự sát đó là cả hai đều
là dạng ảnh hưởng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm.
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 6

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

- An tử và Trợ tử: Những cá nhân muốn kết thúc cuộc sống của mình có
thể nhờ đến sự trợ giúp của người khác để đạt được cái chết. Những người trợ
giúp, thường là một thành viên trong gia đình hoặc bác sĩ, có thể giúp thực hiện
các hành động nếu các cá nhân thiếu năng lực vật lý để thực hiện hoặc giúp cung
cấp các phương tiện. Trợ tử là một vấn đề gây tranh cãi về mặt đạo đức và chính
trị ở nhiều nước trên thế giới
- Tự sát giết người: Tự sát giết người là một hành động mà trong đó một

cá nhân giết chết một hoặc nhiều người khác ngay lập tức trước hoặc cùng thời
điểm với chính anh ta. Nguyên nhân giết người trong tự sát giết người có thể
đơn thuần là một tội ác hoặc thủ phạm cảm thấy đó như là một hành động của sự
quan tâm đến những người thân yêu của mình trong bối cảnh bị trầm cảm nặng.
- Tấn công tự sát: Một cuộc tấn công tự sát khi kẻ tấn công gây ra một
hành động bạo lực đối với những người khác, thường là để đạt được một mục
tiêu quân sự hay chính trị, kết quả cũng bao gồm luôn cái chết của chính
mình. Đánh bom tự sát thường được coi là một hành động khủng bố.
- Tự sát tập thể: Một số vụ tự sát được thực hiện bởi áp lực ảnh hưởng của
bạn bè hoặc của một nhóm người. Tự sát tập thể có thể diễn ra chỉ với 2 người
theo một "hiệp ước tự sát" hoặc với sự tham gia của một nhóm nhiều người.
- Hiệp ước tự sát: Một hiệp ước tự sát tức là một vụ tự sát của hai hoặc
nhiều cá nhân theo một kế hoạch đã thỏa thuận. Kế hoạch có thể được chết cùng
nhau, hoặc riêng lẻ và cùng một thời điểm. Hiệp định tự sát thường được phân
biệt với tự sát tập thể. Những đề cập gần đây về những sự cố mà trong đó một
nhóm nhiều người đã tự sát cùng nhau vì cùng một lý do về ý thức hệ, thường
trong một bối cảnh tôn giáo, chính trị, quân sự hoặc bán quân sự. Hiệp định tự
sát, mặt khác, thường liên quan đến một nhóm ít người (chẳng hạn như các cặp
đã kết hôn, các thành viên trong gia đình, hoặc bạn bè) cùng có những động cơ
cá nhân mạnh mẽ.
- Tự sát phản đối: Tự sát phản đối hay còn gọi là tự sát vị tha là hành vi tự
sát dưới hình thức hy sinh bản thân để đạt được một mục tiêu, để phục vụ một

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 7

SVTH: Võ Văn Hiệu



Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

nguyên nhân hay là kết quả của việc thiếu nhận thức về thực tế hoặc thiếu sự lựa
chọn thay thế. Các hình thức tự sát này thường là tự thiêu, tuyệt thực.
3. Những biểu hiện của đối tượng tự tử
Nhiều thanh thiếu niên khi tự tử sẽ biểu hiện những hành vi báo hiệu ý
định tự tử của họ mà chúng ta có thể quan sát được.
Các triệu chứng về sức khỏe tâm thần như trầm cảm hay rối loạn lưỡng
cực là những yếu tố chính gây ra những suy nghĩ tiêu cực, trong đó trầm cảm là
căn bệnh dễ gây nên ý nghĩ muốn tự tử nhất. Trầm cảm là một bệnh mãn tính và
có xu hướng tái diễn, đặc biệt là nếu nó không được điều trị kịp thời hay chỉ là
can thiệp một phần. Đôi khi những người sống cùng với bệnh nhân bị trầm cảm
dễ nhận ra dấu hiệu tái phát bệnh hơn là người bệnh, do đó, nên giúp người bệnh
thoát khỏi nỗi buồn, có chế độ ăn ngủ điều độ.
Hay lo lắng hoặc kích động: Theo tiến sĩ Ken Robbins, giáo sư về tâm
thần học tại Đại học Wisconsin, ở Madison, khoảng một nửa những người được
chẩn đoán là có triệu chứng bị “trầm cảm u sầu” đều có các biểu hiện hờ hững,
chán ăn và chỉ muốn được ở một mình. Một nửa còn lại được chẩn đoán có bệnh
“trầm cảm kích động” với những triệu chứng khác nhau như lo lắng, bồn chồn,
khó ngủ và mất tập trung. Thông thường những người bị “trầm cảm u sầu”
không có ý nghĩ hay hành động muốn giết chết hoặc làm đau bản thân mình, họ
chỉ muốn ở lại một mình và bắt mọi người làm mọi việc để có thể thoát khỏi sự
khó chịu, bức bí. Trong khi đó, những người càng bị kích động nhiều thì càng có
suy nghĩ muốn tự tử.
Sử dụng thuốc hoặc uống bia rượu quá nhiều: Dùng thuốc và bia rượu làm
“phương tiện”, với những người hay bị kích động và lo lắng thì đây là dấu hiệu
cảnh báo tự tử. Tiến sĩ Paula Clayton, giám đốc y tế của Tổ chức Phòng chống
tự sát Mỹ cho biết: “Bạn không phải là một người nghiện rượu hoặc lạm dụng
thuốc nhưng nếu dùng nó để có cảm giác tốt hơn hay để làm tê liệt cơ thể thì bạn
sẽ bị tổn thương hơn vì nó chỉ đánh lừa cảm xúc, suy nghĩ lệch lạc hơn và gây

bốc đồng”. Nghiên cứu cho thấy có tới 80% tất cả các vụ tự sát được thực hiện
đều trong thời điểm bị kích động này.
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 8

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

Ngoài triệu chứng trầm cảm hay lo lắng, người dự trữ nhiều thuốc trong
nhà cũng là một dấu hiệu cảnh báo kế hoạch muốn tự tử vì rất có thể người bệnh
lạm dụng mà dùng thuốc quá liều.
Tìm hiểu qua Internet cách tự tử: Dấu hiệu cho thấy ai đó đang có ý định
tự tử cũng có thể thấy trên máy vi tính. Những người muốn tự tử thường không
thể đưa ra kế hoạch tự sát mà sẽ hỏi hoặc tìm kiếm thông tin hướng dẫn, để tìm
kiếm về cách tự sát. Vì vậy nếu thấy một trong những dấu hiệu như trên, bạn
nên liên hệ với chuyên gia y tế để khám và chữa trị kịp thời cho họ.
Hơn nữa, những biểu hiện còn thể hiện rõ nét hơn khi người đó dọa tự tử
trực tiếp hoặc gián tiếp; Có thư tuyệt mệnh và bản kế hoạch tự tử; Có hành vị
chuẩn bị cho cái chết (chẳng hạn như sắp xếp cho tang lễ, viết di chúc, cho
đinhững tài sản giá trị); Bị ám ảnh về cái chết hay có những thay đổi trong hành
vi, diện mạo, suy nghĩ hoặc cảm xúc.
Có những thay đổi cách ăn uống và ngủ nghỉ; Trốn bạn bè, gia đình và bỏ
những thói quen thường nhật; Có hành động vũ phu, cục cằn, hoặc bỏ chạy khỏi
nhà. Cẩu thả trong cách ăn mặc hay có những câu nói như: “Con sẽ chẳng làm
phiền ai nữa đâu”, “Thôi! Mọi việc đều vô ích” hoặc “Con sẽ không còn gặp lại
ai nữa”… Đôi lúc trẻ còn có biểu hiện cười đùa vu vơ sau khi cảm thấy mệt mỏi.
4. Tác hại của nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

Tự vẫn tác động mạnh đến chúng ta vì bao chung quanh nó là một điều
cấm kỵ tuyệt đối. Dù ý thức hay vô thức, trong suy nghĩ chung, người ta vẫn cho
tự vẫn là hành động tuyệt vọng tột cùng, một điều xấu xa tột cùng mà một người
có thể làm. Chúng ta không ngạc nhiên về để này, vì tự vẫn là chống lại bản chất
thâm sâu nhất trong chúng ta, là ý chí sống. Do đó, dù được thông hiểu và
thương cảm, tự vẫn vẫn để lại một nỗi hổ thẹn và mơ hồ nào đó nơi người ở lại.
Cũng vậy, thường thường hơn, nó hủy hoại ký ức về người đã chết. Những bức
ảnh của người đó dần dần biến mất khỏi bức tường phòng, và chúng ta dè dặt
hoặc bưng bít khi nói về cái chết đó.

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 9

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

Còn tự tử là tự mình tìm một lối thoát ích kỷ, lối thoát cho một mình
người đó trong phút chốc. Nhưng sau đó để lại biết bao nhiêu gánh nặng cho cha
mẹ, bạn bè và cho chính bản thân.
“Ra đi” rồi sẽ để lại những niềm tiếc thương. Đặc biệt đó là sự tiếc thương
của cha mẹ. Để lại cho cha mẹ sự triền miên lo lắng, nỗi ân hận suốt cả cuộc đời
không lý giải được tại sao con mình lại như thế. Họ sẽ phải đối diện với dư luận
xã hội, sự dằn vặt bên trong vì cho rằng mình có lỗi. Người bị bỏ lại thường rơi
vào tình trạng đau buồn, đặc biệt có tính cách hủy hoại. Trong các cái chết, có lẽ
tự vẫn để lại tác hại nặng nề nhất cho người còn sống.
Bên cạnh đó, chắc chắn khi tự tử, bạn bè sẽ hụt hẫng. Đặc biệt, bạn bè sẽ
hoang mang và cảm thấy bất an. Để lại nỗi ngậm ngùi cho chính người bạn của

người đó. Điều mà bạn đã làm đôi lúc còn châm ngòi cho những ý định tiếp theo
còn tồn tại trong bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Hơn nữa, tự tử còn ảnh
hưởng lớn đến tâm lý của giáo viên, nhà trường và cả cho cộng đồng. Đó là hậu
quả lâu dài của quá trình giáo dục trong vấn đề xử lý các tình huống xã hội, từ
gia đình, hàng xóm, bạn bè, từ quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin đối với trẻ.
II. Thực trạng
1. Đặc trưng tâm lý trẻ vị thành niên
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang
tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng
thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: Thể
chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
- Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính
người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát
dục, điều kiện sống, hoạt động… của các em.
- Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát
triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống,
hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 10

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ
chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có
xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình,

của xã hội.
Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: Sự gia
tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn
trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ
sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.
Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biế nhiều, nhưng
còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít.
Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm
đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với
người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc
sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn.
Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng
thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như:dũng
cảm, tự chủ, độc lập… còn quan hệ với bạn gái như trẻ con.
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có
một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất,
và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau
này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: Trong thời kỳ này những cơ sở,
phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân
cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.
Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp
chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn
diện.
2. Thực trạng tự tử ở trẻ vị thành niên hiện nay
Theo Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, TP HCM, trong vòng một năm
(từ tháng 5/2007 - 5/2008), bệnh viện này tiếp nhận 310 ca tự tử dưới 16 tuổi,
trong đó 4 ca tử vong. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM trong vòng một
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 11


SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

tháng đã phải cấp cứu cho 4 trường hợp trẻ tự tử bằng thuốc diệt cỏ. Số liệu
thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM cũng cho thấy, có đến 47 trường
hợp trẻ tìm đến cái chết trong năm 2008. Những số liệu trên đã gióng lên hồi
chuông báo động về nạn tự tử vị thành niên.
Một nghiên cứu thực hiện tại TP Đà Nẵng vào năm 2004 cũng ghi nhận
gần 500 ca tự tử, tăng gấp 4 lần so với năm trước đó. Nguyên nhân dẫn đến tự tử
là do bức xúc về gia đình, xã hội, tình cảm, mắc bệnh mãn tính… Tại Hà Nội,
kết quả khảo sát trên hơn 5.000 người dân và hơn 500 bệnh nhân tự tử đến cấp
cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy 2,6% - 25% có ý định tự tử, 1% - 15%
từng có kế hoạch tự tử và 0,4% - 4,2% đã thực hiện hành vi tự tử. Tổng hợp từ 5
nghiên cứu về vấn đề tự tử ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay cho thấy, có
khoảng 2,6 đến 25,4% người từng có ý định tự tử, khoảng 1,1-15,6% số người
từng có kế hoạch tự tử, trong đó số người thực hiện hành vi tự tử là 0,4-4,2%.
Độ tuổi tự tử nhiều nhất là 15-30 tuổi. Trong số gần 10.500 trường hợp được
khảo sát, công bố năm 2010 có tới 25% đã tìm cách kết thúc cuộc sống của
mình, 73% đã trải qua cảm giác buồn chán và 7,5% có những hành động làm
đau bản thân nhằm thoát khỏi tâm lý căng thẳng; thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi
là nhóm có ý nghĩ tự tử cao nhất, nữ có ý nghĩ tự tử cao gấp 2 lần nam.
Có thể nhận thấy, hiện tượng thanh thiếu niên cũng như học sinh tự tử ở
Việt Nam đã và đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều nguyên nhân và được
chia thành các nhóm chính sau:
* Tự tử vì học tập: Không đạt được kết quả mong muốn trong học tập
như: thi rớt, bị điểm kém. Bị áp lực do gia đình, nhà trường kỳ vọng ở các em
quá cao trong học tập. Áp lực trong thi cử.

Từ năm 2005 trở lại đây, năm nào cũng có những cái chết thương tâm do
trượt đại học, do áp lực thi cử hay do bố mẹ mắng chửi vì việc học hành.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mỗi năm số thí
sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ chỉ chiếm chưa đến 30%, còn lại gần
70% thí sinh phải chấp nhận rời xa cánh cửa ĐH, CĐ. Song song với đó cứ sau
mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng, có khoảng 2, 3 vụ học sinh tự tử vì trượt đại học.
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 12

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

Bên cạnh đó, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm
cảm do trượt đại học cũng tăng đáng kể.
Mùa thi ĐH, CĐ mới đang đến gần, cùng nhìn lại các vụ tự tử vì thi cử
những năm vừa qua để gióng lên hồi chuông cảnh báo chăm sóc sức khỏe tinh
thần cho các sĩ tử trong đợt vượt vũ môn quan trọng này.
Khoảng thời gian tháng 7 - 8/2010 cũng liên tiếp xảy ra những vụ học
sinh tự tử vì cha mẹ bắt đi học thêm.
- Vì mẹ ép phải đi học hè, M.Ng. 15 tuổi, học sinh lớp 8 ở TP. Tân An,
Long An đã uống 30 viên thuốc Paracetamol để tự tử. Rất may, Ng. đã được các
bác sĩ cứu chữa kịp thời, giữ lại mạng sống. Lý giải cho hành động dại dột này,
Ng. nói: “Khi tỉnh dậy ở bệnh viện em cảm thấy hối hận và thương cha mẹ.
Nhưng em cũng mong người lớn hiểu được suy nghĩ của em”.
Cũng khoảng thời gian đó, một học sinh nam 15 tuổi ở quận Tân Bình, TP
HCM phải nhập viện cấp cứu ngộ độc thuốc an thần. Nam sinh này tìm đến cái
chết chỉ vì bố mẹ la mắng không chịu đi học thêm. Khi được bác sĩ hỏi, cậu học

sinh lớp 8 cho biết, không chịu đến lớp học thêm vì chán ngán với học ở lớp, hè
là dịp để xả hơi. Bố mẹ cứ nghĩ em lười biếng và la mắng. “Cho rằng bị xúc
phạm và làm nhục, nam sinh này đã uống chục viên thuốc an thần để tìm đến cái
chết” - một bác sĩ ở Khoa cấp cứu kể lại câu chuyện trên.
- Một học sinh lớp 9 ở TP HCM cũng do buồn chuyện học tập đã nhảy lầu
tự tử. Vụ việc xảy ra vào sáng 1/4/2010, tại Trường THCS Quang Trung (quận
Tân Bình, TP HCM). Do bài kiểm tra của em Phùng Bảo Tr. (15 tuổi, học sinh
lớp 9/5 Trường THCS Quang Trung) bị điểm kém nên bị giáo viên khiển trách
trước lớp. Lúc đó, Trân đã khóc rồi bất ngờ chạy nhanh ra cửa lớp lao từ tầng 3
xuống sân trường. Tr. được đưa đi cấp cứu trong tình trạng gãy chân, tràn dịch
phổi, chấn thương đầu và nhiều thương tích khác trên cơ thể.
- Cũng vì áp lực thi cử, đã xảy ra không ít vụ thí sinh tự tử do thi trượt.
Như trường hợp em Trịnh Công S. (HS lớp 12 chuyên Toán Trường THPT
chuyên Lê Khiết, trú huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) chết tại rẫy cách nhà
khoảng 3km. Được biết, sau khi thi đại học, đối chiếu với đáp án, thấy bài làm
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 13

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

của mình không tốt, S. đã bỏ nhà đi và trong lúc quẫn trí em đã uống thuốc sâu
tự tử.
- Trước đó, ngày 20/8/2009, em Nguyễn Thị V. (SN 1991, ở xã Yên Khê,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) đã tự tử bằng lá ngón do thất vọng trước kết
quả dự thi ĐH. Ngày 14/8/2006, em Nguyễn Thị Diệu T. (SN 1988, ở Nam
Định) cũng đã treo cổ tự tử trong phòng riêng sau khi biết tin mình thi trượt ĐH.

Nhiều học sinh đang chịu những áp lực quá lớn của việc phải thi đỗ đại học. Gần
đây nhất, vào ngày 5/3/2013, em Lê Chí H., học sinh lớp 7 trường THCS Hải
Xuân, Hải Năng, tỉnh Quảng Trị bị gia đình la mắng do mải chơi, không lo
chuyện học hành. Bứa xúc, H. đã nhảy sông tự tử.
- Tiếp đó, vào tháng 4/2011, một học sinh lớp 10 trường THPT Ngô
Quyền, Hải Phòng treo cổ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết bị thầy giáo
mắng trong giờ học môn Hóa.
- Sáng 10/7/2011 tại điểm thi Trường THPT Dân lập Lô-mô-lô-xôp (Hà
Nội) của ĐHQG Hà Nội trong môn thi Ngoại ngữ, cũng là môn thi cuối cùng
của đợt thi ĐH lần II. Sau khi bóc đề, tính thời gian làm bài được 15 phút, các
giám thị coi thi phát hiện em nữ sinh mang tài liệu và lập biên bản, đình chỉ thi
với trường hợp này. Trong khi các giám thị đang lập biên bản, với tâm trạng
hoảng loạn, thí sinh này đã chạy ra khỏi phòng thi, định nhảy qua lan can tự tử.
Rất may các cán bộ tại đây đã kịp thời ngăn cản hành động của em nữ sinh. Khi
được đưa xuống phòng y tế, nữ sinh khóc, hét rất to.
- Tiếp đó, ngày 13/7/2010, em Trịnh Công S, một học sinh giỏi của
trường chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) đã uống thuốc rầy tự vẫn bởi vì một bài
thi làm dang dở.
- Ngày 7/7/2010, nữ sinh N. T. H, sinh năm 1992, ở Lâm Đồng đã uống
thuốc trừ cỏ vì không nhận được giấy báo thi ĐH. Người nhà nạn nhân cho biết,
em H. đã nộp hồ sơ dự thi vào Trường ĐH Đà Lạt tại Trường THPT Tân Hà,
nhưng sát ngày diễn ra kỳ thi mà H. vẫn không nhận được giấy báo. Sau đó, em
H. lên Trường ĐH Đà Lạt nhờ kiểm tra thì phát hiện không có hồ sơ đăng ký dự

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 14

SVTH: Võ Văn Hiệu



Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

thi của em tại đây. Trong lúc quẫn trí, em H. đã viết một bức thư để lại cho gia
đình rồi uống thuốc trừ cỏ tự tử.
- Sự việc xảy ra tối 1/7/2005, em Lê Thị Th. sinh năm 1985 quê ở Hà
Tĩnh nhảy từ cầu Bến Thủy xuống sông Lam tự vẫn. Sau khi sự việc xảy ra dư
luận mới ngỡ ngàng vì hành động đáng trách và cũng đáng thương đó của Th.
Th vốn là học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử lớp 11 nhưng hai năm liền (20042005) dù liên tiếp cố gắng, ôn luyện và kỳ vọng rất nhiều em vẫn không thi đậu
ĐH. Thất vọng vì bản thân, bế tắc Th đã tìm tới cái chết đã tự giải thoát cho
mình.
- Sự việc không dừng lại ở đó, sau đó không lâu, chiều 2/8/2005, em Trần
Duy Hùng sinh năm 1987, trú tại Nam Định đã thắt cổ tự tử sau khi biết tin mình
trượt ĐH. Hùng vốn là học sinh giỏi, em là con trai cả và là niềm tự hào của cả
nhà. Hàng xóm cho biết bố mẹ rất kỳ vọng vào cậu, tạo nên một áp lực lớn. Vì
thế khi biết kết quả không như kỳ vọng, em đã tìm đến cái chết để giải thoát,
trốn tránh chính bản thân mình.
- Sáng ngày 13/4/2013, lực lượng tìm kiếm cứu nạn cùng người thân đã
vớt được thi thể em Lê Văn Vũ, 15 tuổi, học sinh lớp 9 Trường THCS Mỹ Châu
(trú xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), nhảy cầu tự tử vì bị giáo viên môn
giáo dục công dân ghi vào sổ đầu bài sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
- Tối 14/5/2013, tại cầu Đak Bla, thành phố Kon Tum (thuộc địa phận
phường Lê Lợi), một nữ sinh đã nhảy xuống sông Đăk Bla tự tử. Nữ sinh này là
Phú Thị Duyên (16 tuổi), học lớp 10 (cư trú tại thôn 10 xã Đăk La, huyện Đăk
Hà – Kon Tum). Bức thư tuyệt mệnh mà cô gái để lại là lời trách móc cha mẹ ép
học quá sức
Ngày nay, thi đỗ ĐH đã trở thành mục tiêu quan trọng, thậm chí bắt buộc
phải đạt được với nhiều học sinh. Bản thân các em học sinh cũng mong mình có
tấm bằng đại học. Cha mẹ các em nuôi con 12 năm học cũng kỳ vọng con sẽ đỗ
đạt, thành tài. Nhiều người cho rằng, chỉ khi đỗ ĐH, có tấm bằng thì mới kiếm

được công việc tốt, mới được gọi là thành công.

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 15

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

Áp lực học hành khiến nhiều học sinh không thể vượt qua sức ép tâm lý.
Vì thế, thi đỗ ĐH đã trở thành gánh nặng ghê gớm cho mỗi học sinh. 12 năm ăn
học, phấn đấu cũng để thi ĐH. Mà đã thi thì phải đỗ, có vậy thì “cá chép” mới
“hóa rồng”. Và khi không thể “hóa rồng”, đó là sự thất bại cho các em và cả gia
đình.
Và chính sự kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô, bạn bè vô hình đã trở thành áp lực đối
với các em. Trước sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, các sĩ tử cũng tự nhận
thức được nhiệm vụ nặng nề của mình trong kỳ thi ĐH. Nếu không làm được
bài, tức là các em đã phụ công của cha mẹ.
Sau khi thi, nếu biết mình không thể đỗ được ĐH, thêm vào đó là những
lời chê trách không đáng có của cha mẹ, nhiều em đã không thể vượt qua sức ép
tâm lý, rồi nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Từ đó dẫn tới những hành động
hủy hoại bản thân, tự tử như là một sự giải thoát hay một sự chuộc lỗi.
ĐH không phải là cánh cửa duy nhất để đi đến thành công. Có rất nhiều người
thành đạt mà không hề có bằng ĐH. Các bậc cha mẹ hãy giảm bớt những áp lực
cho con cái, nên động viên, an ủi khi các em vấp ngã. Còn các em học sinh hãy
tự trang bị cho mình bản lĩnh, ý chí để vượt qua những khó khăn, thử thách
trong cuộc sống.
Bức tranh đối nghịch giữa một bên điểm số rất cao, được dư luận ca ngợi,

một bên điểm số thấp, bị đánh giá thua kém kèm theo nhiều nhận xét không hay,
sự thất vọng của phụ huynh, đã tạo tâm trạng tuyệt vọng cùng cực cho những
bạn trẻ trong độ tuổi tâm lý nhiều nhiễu động này. Cuối cùng, đẩy các em học
sinh trên phải tìm tới cái chết như một sự giải thoát gây bao đau đớn cho gia
đình và xã hội.
Đây là lời cảnh tỉnh đến những bậc phụ huynh, nhà trường và chính bản
thân các em học sinh cần phải biết cân bằng và xắp xếp hợp lý giữa thời gian
học tập và nghỉ ngơi để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
* Tự tử vì gia đình: Gia đình có nhiều xung đột không thể giải quyết: cha
mẹ thường cãi vã nhau, anh em hiềm khích,… Bị gia đình người thân ruồng bỏ.
Bị gia đình la mắng.
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 16

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

- 11/03/2014 Bị bố mắng vì kết quả học tập không tốt, H. chạy ra khỏi
nhà và đi thẳng đến sông để tự tử. Nạn nhận là Nguyễn Thị H. (SN 1997), đang
là học sinh lớp 11 một trường THPT ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
21/05/2012 Do buồn chuyện gia đình vì cha mẹ ly hôn, một nữ sinh lớn 9 tại
trường THCS Nguyễn Tri Phương, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng
Nam đã tử vong do uống thuốc trừ sâu tự sát.
- Trước đó, hồi tháng 2 năm nay, một học sinh lớp 9 cũng tự tử khiến cả
gia đình suy sụp. Em là học sinh lớp 9 trường THCS xã Cẩm Điền, huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương mà nguyên nhân cũng xuất phát từ gia đình.
- Ngày 5/11/2013 , em Nguyễn Quốc Anh (17 tuổi, học sinh lớp 12,

trường THPT Phước Bình, phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình
Phước) đã treo cổ tự tử tại nhà vì nghĩ rằng: “Chết để mẹ bớt khổ”
- Sáng 22/3/2012, một học sinh lớp 7 trường THCS Đoàn Thị Điểm đã
treo cổ tự vẫn vì bị mẹ mắng. Gia đình vội đưa em đến Bệnh viện Thanh Quang
cấp cứu nhưng em đã tử vong..
- Ngày 26/3/2014, hai nữ sinh là bạn thân cùng uống thuốc trừ sâu tự tử
tại đồi Quan Âm (Lâm Đồng). Vụ việc xảy ra vào khoảng 5h tại khu đồi Quan
Âm (phường B’Lao, Bảo Lộc, Lâm Đồng). Vào thời điểm trên, hai nữ sinh lớp
12A2 trường THPT tư thục Bá Thiên, TP Bảo Lộc là Nguyễn Thị Mỹ Linh
Huyền Trang (16 tuổi) và Đồng Yến Thư (17 tuổi) đã uống 2 chai thuốc trừ sâu
tự tử. Được biết các em nhiều lần đòi tự tử vì không chịu nổi hoàn cảnh khó
khăn của gia đình.
- Ngày 23/4/2014, trên cầu Bình Phước 1, P. An Phú Đông, Q.12,
TP.HCM. Một học sinh lớp 12 của Trung tâm GDTX Q.Gò Vấp đã nhảy xuống
cầu để tự vẫn do buồn vì chia tay lớp học. Sau khi sự việc xảy ra, Đội cứu nạn cứu hộ thuộc Sở CS PCCC TP.HCM có mặt tại hiện trường tiến hành công tác
tìm kiếm. Đến hơn 8 giờ cùng ngày, thi thể nạn nhân mới được tìm thấy.
- Sáng ngày 23/2, từ lúc trời còn tối, chưa nhìn rõ người đi đường, một cô
gái quê ở Thái Bình đã đi bộ lên cầu Vĩnh Tuy – Hà Nội với mục đích tìm cho
mình một lối giải thoát. May mắn, trong lúc đang đấu tranh tư tưởng, cô đã được
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 17

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

hai CSGT phát hiện cứu kịp thời. Cũng trong sáng ngày 23 này một nữ sinh học
lớp 12 tại Trung Tâm Giáo dục thường xuyên quận Gò Vấp đã nhảy xuống cầu

Bình Phước 1 để tự tử. Nạn nhân là Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (18 tuổi, ngụ Thủ
Đức). Nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do tranh cãi với cha của mình.
- Chiều 24/5/2006, 5 học sinh nữ sinh năm 1993, học lớp 7 trường THCS
Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương rủ nhau trầm mình tập thể tại
đoạn sông Hương chảy qua địa phận xã. Các em dùng khăn buộc tay nhau nhảy
xuống sông, để lại 5 bức thư gửi cho gia đình và nhà trường cùng một nội dung
xin vĩnh biệt thầy giáo, bạn bè vì bị gia đình mắng mỏ và bị phân biệt đối xử
nam nữ. Trước đó, các em đã từng “ăn thề”, kết nghĩa chị em và từng định bỏ
nhà đi nhưng không thành.
- Ngày 8-4-2013, em Huỳnh Thị Ngọc T, SN 2002, trú tại ấp 9, xã Vị
Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. T là học sinh lớp 5A3 trường Tiểu học
thị trấn Nàng Mau 1, huyện Vị Thủy đã nhảy sông tự vẫn do bị bố mẹ mắng vì
không làm bài tập đầy đủ.
- Một ngày đầu tháng 9-2013, tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội
người dân bàn tán xôn xao vì cái chết của cậu bé 12 tuổi do nguyên nhân bị
bỏng nặng. .Về căn nguyên dẫn đến vụ việc đau lòng này là do quá cô đơn trong
chính ngôi nhà của mình và bị tổn thương về mặt tâm lý quá lớn khiến cậu bé
túng quẫn rồi tìm cách tự giải thoát bản thân ra khỏi những bi kịch mình đang
hứng chịu.
Những cái chết thương tâm như trên hầu như đều có một mẫu số chung.
Các em tự tử sau khi bị cha mẹ - là những người thân yêu nhất, la mắng, xỉ vả.
Tất nhiên, đa phần các em bị la mắng, hay chửi bới, đánh đập,… là vì đã có
những sai phạm hay lỗi lầm nào đó hoặc do thành tích học tập kém. Nhưng cũng
không ít trường hợp các em đã bị cha mẹ la mắng, chửi bới, thậm chí nhục mạ,
xúc phạm.
Theo nhiều bậc cha mẹ, việc đánh con là chuyện bình thường trong cuộc
sống gia đình, với mục đích tốt đẹp là “giáo dục” cho nên người! Để biện minh
cho việc này, họ thường nhắc lại câu nói của các cụ xưa kia: “Thương cho đòn
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng


Trang 18

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Một bà mẹ đã nói: “Trẻ con rất chóng quên nên
phải đánh cho nhớ, đòn đau nhớ lâu”. Và bà mẹ này đã cất sẵn cái roi mây trong
góc nhà, mỗi khi con không nghe lời, làm vỡ cái cốc, đi chơi bẩn hoặc vi phạm
quy định gì đó của cha mẹ là bị ăn đòn ngay. Có những ông bố đã sắm sẵn sợi
dây xích sắt trong nhà, dùng để trói con khi mắc lỗi.
Dù đang sống trong một xã hội đã khác xa thời phong kiến, lạc hậu, thật
đáng ngạc nhiên là chuyện đánh con để giáo dục con vẫn được nhiều bậc cha mẹ
đồng tình. Chính vì thế, những người hàng xóm xung quanh cũng rất thờ ơ,
không can thiệp khi nhà bên cạnh có chuyện cha mẹ đánh mắng con cái. Dù là
đánh rất nặng, rất ác.
Đối với những đứa trẻ đang ở tuổi ăn tuổi lớn, rõ ràng gia đình, bao gồm
cha mẹ, anh chị em, ông bà là chỗ dựa tinh thần duy nhất. Vì vậy, khi đã bị áp
lực từ bên ngoài, lẽ ra phải được những người thân yêu của mình che chở, bênh
vực thì lại không những không nhận được mà lại bị dội thêm bằng những lời la
mắng, chửi rủa. Ngay cả những em không tìm đến cái chết thì trong tiềm thức
của mình, những trận đòn đau, những lời la mắng nặng nề, thậm chí oan ức của
cha mẹ hầu như sẽ để lại những vết thương tâm lý theo các em mãi trong suốt
cuộc đời.
Chẳng lẽ chúng ta chỉ biết “khoanh tay đứng nhìn” để những cái chết vô
lý, đau lòng như vậy tiếp tục xảy ra mà không có ai phải chịu trách nhiệm ?
Mạng sống của con người là vô giá và luôn được pháp luật ở bất kỳ quốc gia nào
bảo vệ. Việc xâm hại đến tính mạng con người, dù ở hình thức nào, cố ý hay vô
ý - đều luôn bị xem là hành vi phạm tội.

Theo luật sư Vũ Hữu Thiên Ân (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh), không
thể qui kết trách nhiệm của cha mẹ trong việc này được. Vì về mặt ý thức, cha
mẹ không bao giờ mong muốn con mình tự tử, chết. Việc la mắng, đánh đập (tất
nhiên là phải ở mức độ vừa phải, chứ la mắng hay đánh đập nặng quá thì cũng
có thể bị xem là phạm tội), là nhằm mục đích tốt: Giáo dục con cái. Hơn nữa,
hành vi la mắng của cha mẹ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết
cho con mình. Do vậy, cha mẹ không có trách nhiệm gì trong việc này. Có
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 19

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

chăng là có lỗi về mặt đạo đức. Vì việc đánh đập, la mắng con cái là vi phạm
nguyên tắc trong luật Hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên, quan điểm của luật sư Trần Hồng Phong ( Đoàn luật sư TP.Hồ
Chí Minh) lại khá bất ngờ. Dù rất thông cảm với nỗi đau không ai muốn là con
mình đã chết đi, thì theo luật sư Phong, trong trường hợp này cha mẹ của trẻ tự
tử phải bị xem xét trách nhiệm – thậm chí là trách nhiệm hình sự. Luật sư Phong
nói: “Tôi thấy sự việc này có dấu hiệu của tội bức tử. Theo đó, người nào có
hành vi “đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, hoặc làm nhục người lệ thuộc
mình làm người đó tự sát” là phạm tội bức tử. Con cái chính là người lệ thuộc
vào cha mẹ. Đối chiếu với điều luật, chỉ còn thiếu yếu tố cha mẹ “thường
xuyên” hay không “thường xuyên” la mắng, đánh đập con cái – chính là hành vi
“ức hiếp”, “làm nhục”, mà thôi. Còn việc cha mẹ dù không muốn con mình tự tử
- tức là xét về mặt ý thức, không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội này.
Hay nói cách khác, tôi cho rằng bậc cha mẹ nào thường xuyên la mắng, đánh

đập con cái, làm cho con của họ tự tử thì người đó phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội bức tử”.
Tổn thương về mặt tâm lý của con trẻ nếu không được sự sẻ chia của
người lớn, của bạn bè sẽ rất dễ biến thành những hố sâu tình cảm khiến trẻ khó
vượt qua. Bố mẹ thỏa sức quát mắng con trước đông người, nạt nộ hoặc than thở
khó khăn mỗi lúc con xin tiền đóng học; đay nghiến khi con mắc khuyết điểm
hay kể lể công nuôi nấng con mỗi ngày… Những việc này tưởng chừng rất nhỏ
nhưng lại tạo nên tâm lý rất không tốt ở trẻ nhỏ, dễ gây cho trẻ sự tổn thương
hay cảm giác tủi thân.
Chuyên gia tâm lý Phạm Minh cho biết: Trẻ con có cách tư duy theo lối
riêng và đôi khi chúng rất “sâu sắc” trong lối tư duy của mình. Mỗi bậc cha mẹ,
ngoài việc quan tâm, sâu sát với suy nghĩ của con cái còn phải trau dồi và tinh tế
trong cách sẻ chia, ứng xử với con. Nên dành thời gian, tâm sức để tìm hiểu tâm
tư, nguyện vọng của con và kỹ năng “làm bạn” với con, giúp con vượt qua các
vấn đề, trở ngại của bản thân. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên có lối sống, lối
suy nghĩ quá áp đặt cho con cái, tạo cho con áp lực nặng nề trong học tập, trong
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 20

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

các mối quan hệ bạn bè, tránh để con cái có suy nghĩ, hành động tiêu cực, bất
cần và tìm đến cách giải quyết tiêu cực.
* Tự tử do tình cảm: Bị ngăn cấm trong tình yêu, tình bạn. Đổ vỡ trong
tình yêu, sụp đổ khi đang thần tượng một ai đó hay do trầm cảm: Rối loạn sức
khỏe, cảm xúc, tinh thần gặp khó khăn. Phải chịu những đợt khủng hoảng kéo

dài, có cảm giác cô đơn không còn ai để tâm sự, chia sẻ; Mặc cảm với tội lỗi
như bị cưỡng hiếp, không dám đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn, bế
tắc trong cuộc sống; Do các em không tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
- Tối hôm 27/4/2014, người thân cùng bạn bè vô cùng bàng hoàng khi
phát hiện vụ việc nữ sinh có tên L. đã tự tử. L. hiện đang học lớp 11 trường
THPT T.S (Thanh Hóa) và nguyên nhân của vụ việc được cho là do L. đã cãi
nhau với người yêu
- Ngày 31/3/2012, người dân TP Pleiku, Gia Lai tá hỏa vì một cậu học trò
lớp 8 treo cổ tự tử vì nghi bạn gái phản bội.
- Ngày 24/5/2006: Bị gia đình ngăn cản vì yêu đương quá sớm, chểnh
mảng việc học hành, “cặp tình nhân” là học sinh cấp 2 đã rủ nhau uống thuốc
ngủ tự tử ngay tại nhà cô bé. Khoảng 20h, bố của Đ.T.T.T. (sinh năm 1990) ở
quận Long Biên - Hà Nội đi làm về, phát hiện con gái cùng bạn trai là Đ.X.T.
(sinh năm 1991) đã uống thuốc ngủ tự tử tại gia đình. Được phát hiện sớm và
đưa đi cấp cứu kịp thời, 2 em đã được các bác sỹ cứu sống.
- Ngày 23/08/2013. Bị gia đình ngăn cản chuyện tình cảm, H.T.M T. (19
tuổi, ở đường Dư Hàng, quận Lê Chân - Hải Phòng) đã tìm đến cái chết bằng
cách thắt cổ tự tử.
- Chủ nhật, ngày 16/03/2014 , Cặp đôi nam nữ người Mông tại tỉnh Lai
Châu đã ăn lá ngón tự tử vì không thể lấy nhau. Nam thanh niên được xác định
là Sùng A Sa (SN 1991, trú xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường). Nạn nhân nữ là
Vàng Thị Dua (SN 1999, trú xã Pa Tần, huyện Phong Thổ, đang học lớp 9
Trường THCS Pa Tần).

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 21

SVTH: Võ Văn Hiệu



Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

- Ngày 13/2/2014 Buồn rầu vì chuyện tình cảm, Nguyễn Vy Ni (SN 1994)
là sinh viên ĐH Duy Tân – Đà Nẵng đã đóng cửa trong phòng, không chịu ăn
uống rồi tìm đến cái chết.
- Ngày 14/2/2014, Nguyễn Thị Huệ (trú ở xóm 13, thôn Đục Khê, xã
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) nhảy cầu Đục Khê, thuộc xã Hương Sơn
tự tử. Một số công an đang làm nhiệm vụ kiểm soát vé thắng cảnh Chùa Hương
gần đó phát hiện sự việc vội chạy ra cứu nhưng không kịp. Nguyên nhân được
biết là do thất tình.
Liên tiếp các vụ tự tử do mâu thuẫn với người yêu và do vấn đề tâm lý.
Chỉ một phút bồng bột, thiếu suy nghĩ, các bạn trẻ đã cướp đi mạng sống của
chính mình và để lại nỗi đau khôn nguôi cho những người ở lại.
GS.TS Lê Thị Quý lý giải: “Nhìn chung, những trường hợp tự tử vì tình hầu
như do khủng hoảng về tâm lý và tinh thần mà không được giải tỏa kịp thời nên
dẫn đến sự bế tắc trong suy nghĩ và hành động. Những người ở trong hoàn cảnh
đó thường không thể tìm ra lối thoát, và điều duy nhất họ nghĩ tới để thoát khỏi
tất cả là cái chết”.
“Những người tự tử vì tình trong thời gian vừa qua đều là những người
còn rất trẻ, đang ở trong giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời, vậy mà chỉ vì những
mâu thuẫn nhỏ không giải quyết được trong chuyện tình cảm đã dại dột tự kết
liễu đời mình, hành vi ấy không chỉ gây đau đớn cho gia đình, mà còn làm xấu
đi bức tranh chung của xã hội” - PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung
tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) nhận định.
Trước những vụ giới trẻ 9X tự tử vì tình, các chuyên gia đều đồng tình
rằng, những người tự tử vừa mạnh mẽ vừa yếu ớt, vừa dũng cảm vừa hèn nhát.
Dũng cảm là vì họ dám chọn cái chết, còn hèn nhát là vì họ dùng cái chết để giải
quyết những bế tắc trong cuộc sống.
“Đứng ở góc độ khách quan, thì hành vị tự tử chỉ có thể khiến cho người

ta thấy đáng thương một phần nhỏ, còn chung quy lại, hành vi tiêu cực ấy hoàn
toàn đáng trách. Bởi một khi tự tử, thì người đầu tiên bị tổn thương, người cảm

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 22

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

thấy xót xa và đau đớn nhất chính là những người trong gia đình nạn nhân chứ
không phải ai khác” – ông Trịnh Hòa Bình lý giải.
Về giải pháp để hạn chế tối đa những trường hợp đáng tiếc xảy ra, GS.TS
Lê Thị Quý cho rằng, bản thân mỗi bạn trẻ nên tự trang bị cho mình những kiến
thức cần thiết, nên mở rộng lòng mình và tích cực tham gia các hoạt động xã
hội, tiếp xúc với cuộc sống lành mạnh để tránh xa những ý nghĩ tiêu cực. Bên
cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng nên sát sao theo dõi con cái, học sinh, sẵn
sàng chia sẻ mỗi khi các bạn trẻ gặp vấn đề, bởi nếu những bế tắc trong cuộc
sống được giải tỏa một cách kịp thời thì chắc chắn sẽ không còn những cảnh tự
tử đáng tiếc xảy ra.
* Tự tử do các yếu tố xã hội như: Bị nghi lấy trộm đồ, bị xử phạt do vi
phạp quy tắc giao thông,…
- Ngày 28/2, bị nghi ngờ ăn trộm đồ đạc, nữ sinh M.T lớp 12 Anh THPT
chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) thắt cổ tự tử trong kí túc xá.
- Trước đó, ngày 10/2/2012, cháu Lương Thị H, sinh năm 1997, học sinh
một trường cấp 2 tại Hải Dương đã tự tử vì bị cho rằng ăn trộm quần áo tại một
cửa hàng.
- Mới đây, chiều 7/3/2014, nhiều giáo viên và học sinh trường THPT Thái

Phiên (Hải Phòng) hoảng hốt khi thấy N.H.D (SN 1998, trú phường Đông Hải 1,
quận Hải An), nữ sinh lớp 10 của trường, nhảy từ hành lang tầng 2 tòa nhà Ban
giám hiệu xuống sân trường. Nhà trường và gia đình đã nhanh chóng đưa em đi
cấp cứu. Theo bác sĩ, D. bị chấn thương cột sống, chấn thương sọ não, tụ huyết
vùng đầu. Sau khi điều trị, tình trạng sức khỏe của nữ sinh đã có tiến triển tốt
hơn. Theo gia đình, D. nhảy lầu tự tử do trước đó bị nhà trường truy hỏi về việc
em làm mất vé xe và ở trường một bạn khác bị mất xe đạp điện.
- Một học sinh lớp 10 đã treo cổ tự tử vào trưa 19/8/2013 sau khi bị Công
an xã Đam B’ri (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) gọi lên lấy lời khai liên quan đến vụ
trộm cắp tài sản. Nạn nhân là em Lê Hoàng Triệu Khang (15 tuổi, ở thôn 12, xã
Đam B’ri).

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 23

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên

- Ngày 3/12/2012, em Nguyễn Thanh T., học sinh lớp 3, Trường Tiểu học
Bình Nhì 1, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đã uống thuốc sâu tự tử vì bị nghi
trộm tiền.
Những cái chết thương tâm của các em đã để lại nổi đau lớn, dai dẳng cho
gia đình, bạn bè, thầy cô. Theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý thì đây là giai
đoạn “khủng hoảng tâm lí của tuổi mới lớn” nên khiến các em có các hành động
nông nổi và bột phát. Nhưng có lẽ cái tính cách “nhạy cảm” này của các em đã
để lại hậu quả khó ngờ cho những người ở lại.
Trước những cái chết thương tâm tuổi học trò này, một lần nữa xã hội cần

lên tiếng cảnh báo để chúng ta có cách xử lý mềm dẻo hơn, không thể vì nguyên
nhân nhỏ hay với một số tiền ít ỏi mà đẩy các em vào con đường tuyệt vọng. Có
một điều dễ nhận thấy từ lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, trong cuộc sống,
ai cũng có lúc thất vọng, nhưng không ai thất vọng cũng sẽ dẫn đến tự tử khi họ
có sự gần gũi, chia sẻ và thông cảm từ gia đình, từ bè bạn, từ thầy cô.
Ở Việt Nam, hiện tượng học sinh tự tử là vấn đề chưa nhận được sự quan
tâm thỏa đáng, vẫn chưa có một thống kê cụ thể nào về vấn đề này. Những vụ
việc được báo đài đưa tin chỉ là những vụ việc điển hình, trên thực tế còn không
ít những vụ việc học sinh tự tử mà dư luận xã hội chưa được biết đến. Theo
thống kê của Trung tâm phòng chống khủng khoảng tâm lý (PCP), ở Việt Nam
thanh niên từ 15 - 24 tuổi là nhóm lứa tuổi có ý định tự tử cao nhất, trong đó tỷ
lệ nữ cao gấp hai lần so với nam. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh
niên Việt Nam (năm 2010) đối với hơn 10.000 người trong nhóm tuổi này cho
thấy, 4,1% người nghĩ đến chuyện tự tử, 25% đã tìm cách kết thúc cuộc sống.
Theo bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, hiện tình
trạng trẻ vị thành niên tìm đến tự tử ngày càng trở nên bức xúc. Việt Nam là một
trong các nước có tỷ lệ bệnh nhân tự tử cao nhất trong các trường hợp nhiễm độc
cấp, trong đó lứa tuổi tự tử nhiều nhất là thanh thiếu niên dưới 25 tuổi (chiếm
59,7%). Điều đáng lưu ý là phần lớn bệnh nhân tự tử đều có triệu chứng trầm
cảm (khoảng 57,1% số bệnh nhân). Theo bác sĩ Tuấn, nguyên nhân dẫn đến
hành vi tự tử thường là do bệnh nhân gặp phải những biến cố về tình cảm
GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 24

SVTH: Võ Văn Hiệu


Vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên


(61,6%). Ngoài ra còn vì lý do tiền bạc (14,8%); bệnh tật (7,4%) và áp lực học
hành thi cử (chiếm 3,5%). Phương thức tự tử phổ biến của các bệnh nhân là
uống thuốc độc hay uống các loại hoá chất (chiếm tới 97,7%), thông dụng nhất
là các loại phục vụ cho nông nghiệp như thuốc diệt sâu rầy có hay không có phốt
pho hữu cơ, thuốc diệt cỏ.
Theo một cuộc khảo sát của TS. Ngô Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện
Tâm thần ban ngày Mai Hương, có đến 19,46 % học sinh trong độ tuổi từ 10 -16
gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần. Trong khi đó, hiểu biết của xã hội, thậm chí
ngay trong ngành y tế về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh còn rất
nghèo nàn. Thực tế những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe
tinh thần đang nổi lên như stress, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, tự sát của học sinh,
các biểu hiện suy nhược và rối loạn cơ thể.
TS Ngô Thanh Hồi cho biết, trẻ em vô tình bị đẩy vào những tình huống
buộc phải tự lập cũng như phải đối mặt với quá nhiều tác động có hại do mặt trái
của nền kinh tế thị trường, trong khi các em không có cơ hội được trang bị đầy
đủ kiến thức cần thiết về tâm lý. Hiện nay, trong nhà trường luôn luôn có một tỉ
lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Theo đó, có 15,94% học sinh có rối
nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp học, việc lạm dụng chất gây
nghiện đang tăng lên nhanh chóng trong cộng đồng thanh thiếu niên. Trong số
các vụ tự sát, thì 10% ở độ tuổi từ 10 - 17.
Nghiên cứu 21.960 thanh thiếu niên Hà Nội phát hiện 3,7% em có rối loạn
hành vi. Khảo sát sức khỏe tinh thần học sinh trường học thành phố Hà Nội
bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên
mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10
- 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tinh thần chung là 19,46 %. Tỷ lệ
này đối với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội thành, ngoại thành không có
gì khác biệt.
Những khó khăn về ứng xử của học sinh trong nghiên cứu của Bệnh viện
Mai Hương chiếm 9,23%. Lứa tuổi từ 10 - 11 có tỷ lệ 42 - 46% gặp khó khăn về
ứng xử. Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong ứng xử giữa học

GVHD: ThS. GVC. Võ Đình Dũng

Trang 25

SVTH: Võ Văn Hiệu


×