Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BỆNH TĂNG HUYẾT áp và CÁCH điều TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.91 KB, 11 trang )

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
1. Tăng huyết áp (THA) là gì ?
1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo Phân Hội THA Việt Nam/Hội Tim
mạch học Việt Nam 2014 (VSH/VNHA 2014):
- Tại phòng khám, khi bệnh nhân có trị số huyết áp (HA) ≥ 140/90 mmHg.
- Tại nhà, khi đo nhiều lần đúng phương pháp với trị số HA >135/85 mmHg.
- Đo HA bằng máy HA lưu động 24 giờ với trị số HA bình quân >130/80
mmHg.
1.2. Phác đồ chẩn đoán THA theo VSH/VNHA 2015:

Khám THA lần1

THA cấp cứu
≥ 180/120 mmHg

Đo HA, hỏi tiền sử và khám thực thể
HA≥ 140/90 mmHg

Khám THA lần 2
HA≥ 140/90 mmHg có tổn thương cơ quan
đích, hoặc Đái tháo đường, hoặc Bệnh thận
mạn, hoặc HA≥ 180/110 mmHg



Chẩn đoán
THA

Không
HA: 140-170/90-109 mmHg


Đo HA phòng
khám lần 3
≥ 140/90 mmHg
chẩn đoán THA

Đo Holter 24 h nếu có sẵn:
Chẩn đoán THA: HA ngày
HATT≥ 135 mmHg hoặc
HATTr≥ 85 mmHg

Tự đo HA tại nhà nếu có
sẵn: HATB 5 ngày, chẩn
đoán THA
HATT≥ 135 mmHg hoặc
HATTr≥ 85 mmHg


2. Phân độ THA theo Tổ chức Y tế Thế giới/Hội Tăng huyết áp Quốc tế
2003 (WHO/ISH 2003):
Phân độ HA

HATT (mmHg) và/hoặc

HATTr (mmHg)

Tối ưu

<120

<80


Bình thường

<130

<85

Bình thường cao

130-139

85-89

Tăng HA độ 1

140-159

90-99

Tăng HA độ 2

160-179

100-109

Tăng HA độ 3

≥180

≥110


Tăng HATT đơn độc

≥140

<90

* Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn HATT hay HATr cao nhất.
3. Phân loại tăng HA:
3.1. Theo tính chất:
- Tăng HA thường xuyên.
- Tăng HA dao động: HA có lúc cao, có lúc bình thường.
- Tăng HATT đơn độc: Khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr <90 mmHg.
- Tăng HATTr đơn độc: Khi HATT < 140 mmHg và HATTr ≥ 90 mmHg.


- Tăng HA áo choàng trắng và hiệu ứng áo choàng trắng: Một số bệnh nhân
HA thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám bác sỹ trong khi HA đo tại
nhà bình thường hoặc HA liên tục ban ngày bình thường.
- Tăng HA ẩn dấu hoặc tăng HA lưu động đơn độc: HA bình thường tại
phòng khám và tăng HA tại nhà hoặc tăng HA liên tục ban ngày.
- Tăng HA áo choàng trắng (HA phòng khám) và tăng HA ẩn dấu được chẩn
đoán bằng đo HA tại nhà hoặc HA liên tục ban ngày:
HA phòng khám (mmHg)
HATT < 140 và
HATT ≥140 Hoặc
HATTr < 90
HATTr ≥ 90
HATT < 135 hoặc HA bình thường
Tăng HA áo

HA tại nhà hoặc
HATTr < 85
thật sự
choàng trắng
liên tục ban ngày HATT ≥ 135 hoặc
Tăng HA ẩn giấu
Tăng HA bền bĩ
(mmHg)
HATTr ≥ 85
- Tăng HA giả tạo: Trong một số ít bệnh nhân lớn tuổi, các động mạch nuôi
cơ ngoại biên trở nên cứng nên băng quấn phải có áp lực cao hơn để nén lại.
- Tăng HA tiến triển: Tăng nhiều gần đây về trị số HA với tổn thương cơ
quan đích.
- Tăng HA khẩn cấp: Là những tình huống liên quan với việc tăng HA trầm
trọng không có rối loạn chức năng cơ quan đích tiến triển.
- Tăng HA cấp cứu: Là khi trị số HA >180/120 mmHg và phối hợp với tổn
thương cơ quan đích.
- Tăng HA ác tính: Là khi trị số HA >220/120 mmHg cùng hiện tượng phù
gai thị khi soi đáy mắt và tổn thương cơ quan đích.
- Tăng HA kháng trị: Khi trị số HA >140/90 mmHg mặc dù đã sử dụng 3
hoặc nhiều hơn các thuốc thuộc nhóm thuốc khác nhau trong đó có một loại là lợi
tiểu Thiazide.
- Tăng HA trong thai kỳ gồm 5 loại:
+ Tăng HA mạn tính: Là khi trị số HA >140/90 mmHg trước thai kỳ hoặc
trước thai tuần thứ 20.
+ Tăng HA tiền sản giật - sản giật: Là bệnh lý do thai nghén hoặc ảnh hưởng
của một thai nghén rất gần gây nên với sự xuất hiện tăng huyết áp với protein niệu,
có hoặc không kèm theo phù. Tiền sản giật – sản giật thường xảy ra sau tuần lễ thứ
20 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau đẻ. Tiền sản giật: Tiền sản giật nhẹ, tiền
sản giật nặng.

+ Tiền sản giật trên tăng HA mạn tính: Tăng huyết áp mạn tính trước khi có
thai nặng lên trong khi có thai. Tăng huyết áp nặng lên thành tiền sản giật.
+ Tăng HA thai nghén.
+ Tăng HA thoáng qua: Thường là chẩn đoán hồi cứu. HA trở về bình
thường trong vòng 12 giờ sau sinh. Là yếu tố tiên lượng tăng HA trong tương lai.
3.2. Theo nguyên nhân:


- Tăng HA nguyên phát (vô căn).
- Tăng HA thứ phát.
4. Nguyên nhân tăng HA:
4.1. Tăng HA nguyên phát (vô căn): Chiếm khoảng 90% các loại tăng HA.
4.2. Tăng HA thứ phát: Chiếm khoảng 5-10% các loại tăng HA, gồm có các
loại:
- Tăng HA do bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, hở động mạch
chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng do xuất phát động mạch thận.
- Tăng HA do bệnh nội tiết: Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận, bệnh
vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng Conn, cường aldosterone tiên
phát…
- Tăng HA do bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn hai bên do
mắc bệnh thận đa nang, u thận làm tiết resnin, ứ nước bể thận, hẹp động mạch
thận...
- Tăng HA do nhiễm độc thai nghén.
- Tăng HA do thuốc: Corticoides, Cyclosporine, các IMAO, thuốc chống
trầm cảm vòng, các hormon ngừa thai, cam thảo, Carbenoxolone...
- Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh Paget xương, bệnh Beriberi, bệnh đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, tăng áp sọ não, toan hô hấp...
5. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:
5.1. Triệu chứng lâm sàng:
- Đa số bệnh nhân tăng HA không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện
bệnh. Đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp, hồi hộp, mệt, khó thở, hoa

mắt, chóng mặt.
- Có thể có nôn và buồn nôn.
- Đo HA tại phòng khám thì HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90
mmHg.
- Tại nhà, khi đo nhiều lần đúng phương pháp với trị số HA >135/85 mmHg.
- Đo HA bằng máy HA lưu động 24 giờ với trị số HA bình quân >130/80
mmHg.
5.2. Cận lâm sàng:
a) Các xét nghiệm thường quy:
- Công thức máu.
- Bilan lipid (Cholesterol, HDL - cholesterol, LDL - cholesterol, Triglycerid)
- Acid uric huyết tương.
- K+ huyết tương.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Điện tâm đồ (ECG).
b) Các xét nghiệm khuyến cáo:
- Siêu âm tim.
- Siêu âm động mạch cảnh và động mạch đùi.
- CRP (C-Reactive Protein).


- Albumin niệu vi thể.
- Protein niệu.
- Soi đáy mắt.
c) Các xét nghiệm mở rộng:
- Tăng HA có biến chứng: Test chức năng não, tim và thận.
- Chẩn đoán tăng HA thứ phát: Định lượng Renin, Aldosterone,
Corticosteroid, Catecholamin, chụp động mạch, siêu âm thận.
6. Chẩn đoán:
Chẩn đoán xác định THA khi có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

như trên.
7. Điều trị:
7.1. Chế độ ăn uống và sinh hoạt:
- Ăn muối dưới 5g/ngày, hạn chế ăn mỡ và các chất béo động vật, ăn các
thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá, trứng, tôm, cua..., ăn niều rau xanh, củ, quả.
- Nếu không có bệnh về tim mạch, suy thận và một số bệnh khác thì mỗi
ngày uống 2-3 lít nước đun sôi để nguội hoặc nước có chất khoáng đã tiệt trùng.
- Không uống rượu, bia, hạn chế uống các loại nước ngọt có ga, hạn chế
dùng các chất kích thích như cà phê, tiêu, ớt.
- Không hút thuốc lá.
- Lao động trí óc hợp lí, tránh căng thẳng, không lo lắng nhiều.
- Ngủ đúng giờ và mỗi ngày ngủ đủ 8 giờ, không thức khuya.
- Tập luyện thể dục mức độ vừa, tập thể dục mỗi ngày 30 phút và ít nhất 5
ngày/tuần.
7.2. Thuốc:
7.2.1. Các khuyến cáo (Guidelines) và phối hợp thuốc điều trị THA:
a) Các khuyến cáo điều trị THA:
Theo Phân Hội THA Việt Nam/Hội Tim mạch học Việt Nam 2014-2015
(VSH/VNHA 2014-2015) thì điều trị THA có 5 nhóm thuốc: ƯCMC, CTTA,
CKCa, BB, lợi tiểu.
b) Phối hợp thuốc điều trị THA:
Theo VSH/VNHA 2015 thì các thuốc được phối hợp như sau:
Lợi tiểu thiazide

Chẹn bêta đưa vào liệu trình nếu có
chỉ định bắt buộc đối với chẹn bêta

ƯCMC hoặc
CTTA


Chẹn Kênh
Canxi


c. Chọn lựa thuốc điều trị THA:
- Chọn lựa thuốc điều trị THA đơn thuần, không có tình huống lâm sàng đi
kèm:
Thuốc đầu tiên*
Loại bệnh nhân nhưng xem xét ưu
tiên

Thêm thuốc thứ 2
nếu cần đạt HA
<140/90 mmHg

Thêm thuốc thứ 3
cần đạt HA <
140/90 mmHg**
CKCa +
CTTA/
ƯCMC
CKCa
hoặc
thiazide
ƯCMC/CTTA +
THA: < 60 tuổi
lợi tiểu thiazide
CKCa hoặc thiazide CTTA/ƯCMC
CKCa +
(hoặc CKCa hoặc

(mặc dù
ƯCMC/CTTA +
THA: > 60 tuổi
ƯCMC/CTTA cũng thiazide, nếu
Lợi tiểu thiazide
ƯCMC/ CTTA đã
thường hiệu quả)
sử dụng đầu tiên)
Ghi chú:
CKCa: Chẹn kênh Canxi; ƯCMC: Ức chế men chuyển; CTTA: Chẹn thụ thể
angiotensin II; BB: Chẹn bêta
*Chọn 1 trong 5 nhóm: ƯCMC, CTTA, CKCa, BB, Lợi tiểu thiazide.
** Không đạt mục tiêu phối hợp 4 thuốc: Xem xét thêm chẹn bêta, kháng
aldosterone hay nhóm khác (giãn mạch, chẹn alpha, kháng alpha trung ương…)
- Lựa chọn thuốc điều trị THA có tình huống lâm sàng đi kèm (Chỉ định bắt buộc):
Thuốc đầu tiên ưu Thêm thuốc thứ 2 Thêm thuốc thứ 3
Loại bệnh nhân
nếu cần để đạt HA để đạt HA <
tiên
< 140/90mmHg
140/90 mmHg*
Thuốc thứ 2 thay
THA và Đái tháo CTTA /ƯCMC
CKCa hay thiazide thế (thiazide hay
đường
CKCa)
THA và Bệnh
CKCa hay lợi tiểu Thuốc thứ 2 thay
CTTA /ƯCMC
thế (thiazide**

thận mạn
thiazide**
hay CKCa)
THA và Bệnh
Thuốc thứ 2 thay
BB*** +
CKCa hay
động mạch vành
thế (thiazide hay
CTTA/ƯCMC
thiazide
lâm sàng
CKCa)
Thuốc thứ 2 thay
THA và tiền sử
Lợi tiểu thiazide
ƯCMC /CTTA
thế (CKCa hay lợi
đột quỵ
hay CKCa
tiểu thiazide)
CTTA/ƯCMC + BB*** + Spironolactone khi suy tim độ IITHA và suy tim
IV + Lợi tiểu thiazide, quai khi ứ dịch. CKCa nhóm
Dihydropyridine có thể thêm vào nếu cần kiểm soát HA
Ghi chú:


* Không đạt mục tiêu phối hợp 4 thuốc: Xem xét thêm chẹn bêta, kháng
aldosterone hay nhóm khác (giãn mạch, chẹn alpha, kháng alpha trung ương…)
** Nếu mức lọc cầu thận < 40ml/phút một lợi tiểu quai (Furosemide) thay

thế thiazide.
***Các BB thế hệ mới có tính chọn lọc cao và giãn mạch: Bisoprolol,
Metoprolol succinate, Carvedilol, Nebivolol được ưu tiên.
7.2.2. Các thuốc điều trị THA:
Nhóm thuốc
* Lợi tiểu:
- Thiazides và các dẫn xuất:
Hydrochlorothiazide
Bendroflumethiazide
Chlorthalidone
Chlorothiazide
Indapamide
- Lợi tiểu tác dụng lên quai
Henlé:
Bumetanide
Torsemide
Furosemide (Lasix)

- Lợi tiểu đối kháng
aldosteron (Lợi tiểu giữ
kali):
Amiloride
Canrenone

Liều
(mg)

25-50
5-10
12,5-25

125-250
1,25-2,5

0,5-2
5-10
40-80
30-60
20-40

10-20
50-200
200
50-100
50-200
25-100

Eplerenone
Spironolactone
Triamterene
- Lợi tiểu hỗn hợp:
Aldactazine (Spironolactone 25+15
+ Altizide)
Cycloteriam (Triamterene + 150+3
Cyclothiazide)
Prestole (Triamterene +
50+25
Hydrochlorothiazide)

Trình Lượng
bày

/ngày

Chống chỉ định

1-2
1-2
1/2-1
1/2-1
1/2-2

Gút, hội chứng
chuyển hóa, không
dung nạp glucose,
mang thai, tăng canxi
máu, hạ kali máu.
Mẫn cảm với thuốc
nhóm Thiazides.

1/2-2
1-2
1-2
1-2
1-2

Mẫn cảm với thuốc
lợi tiểu tác dụng lên
quai Henlé, tiền hôn
mê gan, hôn mê gan,
vô niệu hoặc suy thận
do các thuốc gây độc

với gan, thận.

viên
nang
ống
viên
viên
viên

2-4
1-4
1
1-2
1-4
1-4

viên

1-2

Tăng kali máu khi
nồng độ kali trên 5,5
mmol/lít. Dùng đồng
thời với các thuốc giữ
kali khác hoặc bổ
sung kali. Vô niệu,
suy thận cấp hoặc
mạn, có bệnh thận do
đái tháo đường. Quá
mẫn với thuốc.


viên

1/2-1

viên

1-3

viên
viên
viên
viên
viên

viên
viên
viên
nang
ống

Gút, suy thận, vô
niệu, mang thai, mẫn
cảm với các thuốc lợi
tiểu phối hợp.


Isobar (Triamterene +
Methyclothiazide)
Moduretic (Amiloride +

Hydrochlorothiazide)
* Chẹn kênh canxi:
- Nhóm Dihydropyridine:
Amlodipine
Felodipine
Isradipine
Nifedipine
Nitrendipine
- Nhóm
Nondihydropyridine:
Diltiazem
Verapamil
* Chẹn bêta: Phân loại
thuốc chẹn bêta theo thế hệ
và chức năng.
- Chẹn bêta thế hệ 1: Chẹn
bêta không chọn lọc trên
bêta 1 và 2:
Propranolol
Nadolol
- Chẹn bêta thế hệ 2: Chẹn
bêta chọn lọc trên bêta 1:
Acebutolol
Atenolol
Bisoprolol
Metoprolol succinate
Metoprolol tartrate
- Chẹn bêta thế hệ 3:
+ Chẹn bêta có chọn lọc
trên bêta 1:

Nebivolol
+ Chẹn bêta không chọn lọc
trên bêta 1 và 2:
Carvedilol
Labetalol
* Ức chế men chuyển:
Benazepil
Captopril
Enalapril

150+5

viên

1

5+50

viên

1-2

2,5-10
5-10
5-10
20-40
10-20

viên
viên

viên
viên
viên

1-4
1-2
1-2
1-2
1-2

120-360
120-480

nang
viên

1-3
1-4

120-240
20-80

viên
viên

2-4
1-4

200-400
50-100

5-10
50-100
50-200

viên
viên
viên
viên
viên

1-2
1-2
1-2
1-2
1-4

2,5-5

viên

1/2-1

12,5-50
400-800

viên
viên

1-4
2-4


5-40
25-50
5-40

viên
viên
viên

1-8
1-2
1-8

Nhịp tim nhanh, suy
tim

Bloc A–V (độ 2 hoặc
3, 3 phân nhánh), rối
loạn chức năng thất
trái nặng, suy tim
Sốc tim, hội chứng
Raynaud, nhịp xoang
chậm, Bloc A-V (độ
2 hoặc 3), hen phế
quản,
Suy tim sung huyết,
Bệnh nhược cơ.

Mang thai, phù mạch,
tăng kali máu, teo hẹp

động mạch thận hai
bên, phụ nữ đang cho


Fosinopril
Lisinopril
Perindopril
Quinapril
Ramipril
Trandolapril
Imidapril
* Chẹn thụ thể agiotensin II:
Azilsartan
Candesartan
Eprosartan
Irbesartan
Losartan
Olmesartan
Telmisartan
Valsartan
* Ức chế renin trực tiếp:
Aliskiren

* Ức chế thụ thể alpha
Adrenergic:
Doxazosin
Prazosin
Terazosin

10-40

10-40
4-8
5-40
2,5-10
1-8
5-10
40-80
2-16
300-600
150-300
50-100
10-40
40-80
80-160
150-300

viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên

viên
viên

1-4
1-4
1-2
1-8
1-4
1/2-4
1-2
1-2
1-8
1-2
1-2
1-2
1-4
1-2
1-2
1-2

1-2
2-20
1-2

viên
viên
viên

1-2
1-10

1-2

* Dãn mạch:
Hydralazin
Minoxidil

40-100
5-40

viên
viên

4-10
1-8

* Đối kháng alpha trung
ương:
Clonidine
Methyldopa

0,2-0,4
viên
500-2000 viên

2-4
2-8

con bú.

Mang thai, tăng kali

máu, hẹp động mạch
thận hai bên, phụ nữ
đang cho con bú.

Dị ứng với
thuốc Aliskiren, tiền
sử phù mạch, mang
thai, Đái tháo đường,
bệnh thận.
Suy tim do tắc nghẽn
như hẹp động mạch
chủ, hẹp van 2 lá.
Mẫn cảm với thuốc
thuộc nhóm
quinazolin.
Tiền sử lupus ban đỏ
hệ thống, nhịp tim
nhanh, quá mẫn với
thuốc. Phình mạch
tách. Suy tim có tăng
lưu lượng tim, tâm
phế mạn. Hẹp van 2
lá hoặc van động
mạch chủ, viêm màng
tim co thắt.
Mẫn cảm với thuốc.
Hội chứng suy nút
xoang, viêm gan cấp
và xơ gan đang tiến



* Giảm adrenergic:
Reserpine

0,25-0,5

viên

1-2

triển. U tế bào ưa
crôm.
Quá mẫn với
Reserpin, viêm loét
dạ dày - tá tràng, loét
đại tràng, sỏi đường
mật, tiền sử trầm
cảm, phụ nữ mang
thai và cho con bú.

7.2.3. Các thuốc điều trị THA cấp cứu:
Thuốc
* Giãn mạch
Sodium
nitropusside

Nicardipine

Fenoldopam


Nitroglycerin

Enalaprilat

Hydralazine

* Ức chế
Adrenergic

Liều
0,25-10µg/kg/ph
truyền TM

Bắt đầu
tác dụng
Tức thì

Thời gian
tác dụng
1-2 phút

Chỉ định

Hầu hết THA cấp
cứu, cẩn thận khi
áp lực nội sọ cao
hoặc tăng ure
máu.
5-15 mg/giờ TM
5-10

15-30 phút, Hầu hết THA cấp
phút
có thể quá cứu trừ suy tim
4 giờ.
cấp, cẩn thận khi
thiểu năng vành.
0,1-0,3µg/kg/ph
<5 phút 30 phút
Hầu hết THA cấp
truyền TM
cứu, cẩn trọng
với glaucoma.
5-100µg/ph truyền 2-5 phút 5-10 phút
Hầu hết THA cấp
TM
cứu trừ tăng nhãn
áp, thiếu máu cơ
tim.
1,25-5mg mỗi 6 giờ 15-30
6-12 giờ
Suy tim trái cấp,
TM
phút
nhánh trong nhồi
máu cơ tim cấp.
10-20mg TM
10-20
1-4 giờ TM Sản giật
10-40mg TB
phút TM 4-6 giờ TB

20-30
phút TB


Labetalol

20-80mg TM bolus
mỗi 10 phút.
0,5-2,0mg/ph truyền
TM
Esmolol
250-500µg/kg/ph
bolus TM, rồi 50100µg/kg/ph truyền
TM có thể lập lại
bolus sau 5 phút
hoặc tăng truyền
đến 300µg/ph
Phentolamine 5-15mg TM bolus

5-10
phút

3-6 giờ

Hầu hết THA cấp
cứu ngoại trừ suy
tim cấp.

1-2 phút


10-30 phút

Bóc tách động
mạch chủ ngực,
chu phẫu

1-2 phút

10-30 phút

Tăng
Catecholamine

8. Phòng bệnh:
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, phát hiện sớm các bệnh có thể
gây biến chứng THA để điều trị tốt.
- Tránh béo phì, giảm cân nếu đang béo phì.
- Không ăn quá 6g muối/ngày, không ăn thức ăn nhiều chất béo như mỡ
động vật.
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
- Làm việc, học tập và lao động vừa sức, tránh căng thẳng và lo lắng nhiều.
- Tập thể dục mỗi ngày từ 30-60 phút và ít nhất 5 ngày/tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài giảng Bệnh học Nội khoa, Các Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Hà
Nội,
tập 2, NXB Y Học, Hà Nội, 2004.
2. Điều trị học Nội khoa, Các Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Hà Nội, tập
1, NXB Y Học, Hà Nội, 2004.
3.Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Bệnh viện Bạch Mai - Bộ
Y tế, NXB Y Học, Hà Nội, 2012.

4. Thuốc biệt dược và cách sử dụng, NXB Y Học, Hà Nội, 2012.
5. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Anh Vũ, Giáo trình sau đai học Tim mạch học,
Trường Đại học Y Dược Huế, NXB Đại học Huế, Huế, 2014.
6. Cập nhật khuyến cáo: Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp của Phân Hội
THA Việt Nam/Hội Tim mạch học Việt Nam 2015.
BSCKI. Đồng Huy Cường



×