Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá hiệu quả công tác đồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện cảm khê tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------------

NGUYỄN ANH DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------------

NGUYỄN ANH DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ”

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
: 60.85.01.03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO VIỆT HƯNG

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và
sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Cao Việt Hưng đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong
quá trình hoàn chỉnh Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản lý Đất đai đã giúp
tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Kinh

tế, Phòng Thống kê huyện Cẩm Khê, UBND các xã, cán bộ, nhân dân địa
phương nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số
liệu, những thông tin cần thiết để hoàn thành Luận văn.
Cảm ơn gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện Luận văn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Nguyễn Anh Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................ iv
Danh mục bảng ................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam qua các thời kỳ ....... 4
1.1.1. Giai đoạn 1945-1981 .......................................................................... 4
1.1.2. Giai đoạn 1981-1988 .......................................................................... 5
1.1.3. Giai đoạn 1988 đến nay (Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau
đổi mới) ............................................................................................. 6

1.2. Chính sách đất đai của một số nước trên thế giới ......................................... 7
1.2.1 Chính sách đất đai ở Nhật Bản............................................................. 7
1.2.2. Chính sách đất đai ở Đài Loan ............................................................ 8
1.2.3. Chính sách đất đai ở Trung Quốc........................................................ 9
1.2.4. Chính sách đất đai ở Indonesia: ........................................................ 10
1.2.5. Chính sách đất đai ở Châu Âu và các nước phát triển khác ............... 11
1.3. Tổng quan về dồn điền đổi thửa ................................................................. 11
1.3.1. Khái niệm về manh mún ruộng đất ................................................... 11
1.3.2. Thực trạng về manh mún ruộng đất tại đồng bằng sông Hồng .......... 14
1.3.3. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản
xuất nông nghiệp và quản lý nhà nước về đất đai ............................... 16
1.3.4. Khái niệm về dồn điền đổi thửa ........................................................ 17
1.3.5. Yêu cầu của dồn điền đổi thửa .......................................................... 18
1.3.6. Các hình thức dồn điền đổi thửa ....................................................... 18
1.3.7. Nguyên tắc của DĐĐT ..................................................................... 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


1.4. Tình hình dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh khác ......................................... 24
1.5. Những công tác đạt được trong quản lý nhà nước về đất đai và sản xuất
nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ......................................................... 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 30
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 30
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 30
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 30
2.3.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ...................................................... 30

2.3.3. Thực trạng công tác DĐĐT huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ ............. 30
2.3.4. Đánh giá hiệu quả sau DĐĐT ở huyện Cẩm Khê ............................. 30
2.3.5. Đề xuất giải pháp thực hiện.............................................................. 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 31
2.4.1. Chọn vùng, điểm, hộ nghiên cứu ...................................................... 31
2.4.2. Phương pháp kế thừa, điều tra và thu thập số liệu ............................ 31
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu ............................ 32
2.4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân thông qua phiếu
câu hỏi đã soạn sẵn .......................................................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 33
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ............................................................................................... 33
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Cẩm Khê ........................................... 33
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .................................................................. 42
3.1.3. Về môi trường.................................................................................. 51
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. ......... 52
3.2. Kết quả nghiên cứu về dồn điền đổi thửa huyện Cẩm Khê ......................... 53
3.2.1. Cơ sở pháp lý của việc dồn điền đổi thửa ......................................... 53
3.2.2. Tổ chức thực hiện công tác dồn điền đổi thửa .................................. 54
3.2.3. Hiệu quả công tác dồn đổi ruộng đất ở huyện Cẩm Khê ................... 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.3. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình dồn điền đổi thửa trên địa
bàn huyện Cẩm Khê ................................................................................... 81
3.4. Những thành công về chính sách dồn điền đổi thửa tại địa bàn huyện ........ 83
3.5. Một số giải pháp để nâng cao tính hiệu quả của dồn điền đổi thửa ............. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 88

Kết luận ............................................................................................................ 88
Kiến nghị.......................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1:

Diện tích và số thửa ruộng của mỗi hộ nông dân Trung Quốc ................. 10

1.2:

Tình hình tích tụ ruộng đất tại các trang trại ở một số nước Châu Âu
và Mĩ. ..................................................................................................... 11

1.3.

Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng
của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH .......................................................... 14


1.4.

Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH ......................... 15

1.5.

Đặc điểm manh mún ruộng đất của các kiểu hộ ...................................... 16

1.6.

Tình hình chuyển đổi ruộng đất ở một số địa phương.............................. 26

2.1:

Số hộ đã được lựa chọn điều tra ở các xã ................................................ 31

3.1

Diễn biến thời tiết qua một số năm .......................................................... 35

3.2.

Các loại đất huyện Cẩm Khê ................................................................... 36

3.3.

Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013 ........................................... 38

3.4.


Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2013 ..................................... 41

3.5

Cơ cấu kinh tế huyện qua một số năm ..................................................... 43

3.6

Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản qua một số năm
(theo giá thực tế) ..................................................................................... 44

3.7

Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính của
huyện Cẩm Khê, giai đoạn 2008 – 2013 .................................................. 45

3.8

Kết quả sản xuất, chăn nuôi qua các năm từ 2008 2013........................... 45

3.9:

Tình hình biến động đất đai, dân số và kết quả sản xuất kinh doanh
của huyện Cẩm Khê (2011-2013)............................................................ 49

3.10: Tổng hợp kết quả một số xã thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện
Cẩm Khê Năm 2008 ............................................................................... 56
3.11 Tỷ lệ sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa .................................... 57
3.12 Hệ thống giao thông, thủy lợi trước và sau dồn điền đổi thửa.................. 57
3.13 Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra ........................................... 59

3.14 Diện tích các loại bình quân của nhóm hộ điều tra .................................. 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


3.15 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra trước và
sau dồn đổi.............................................................................................. 64
3.16 Sự thay đổi cơ cấu các loại đất nông nghiệp trước và sau dồn đổi ở
các nhóm hộ điều tra ............................................................................... 66
3.17 Sự thay đổi diện tích đất canh tác của nhóm hộ điều tra .......................... 69
3.18 Tình hình cơ cấu lao động của nhóm hộ điều tra trước và sau khi
dồn đổi .................................................................................................... 71
3.19

Đất công ích trước và sau DĐĐT của các xã thuộc địa bàn nghiên cứu.......... 71

3.20 Sự thay đổi cơ cấu cây trồng sau dồn điền đổi thửa ................................. 73
3.21: Mức độ cơ giới hóa trước và sau khi dồn điền đổi thửa của địa bàn
điều tra .................................................................................................... 74
3.22 Tác động về mức cơ giới hoá sau dồn điền đổi thửa ................................ 75
3.23 Mức độ đầu tư, chi phí của các hộ trên 1 ha lúa trước và sau dồn
điền đổi thửa ........................................................................................... 76
3.24. Hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa trước và sau DĐĐT tại các xã nghiên cứu. ......... 78
3.25. Giá thầu đất công ích thực tế trước và sau dồn điền đổi thửa ................... 80
3.26 Kết quả xử lý môi trường tại địa bàn xã nghiên cứu ................................ 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

3.1. Phân loại đất trên địa bàn huyện Cẩm Khê ............................................... 37
3.2. Cơ cấu các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Khê .................. 39
3.3. Cơ cấu một số ngành kinh tế qua các năm 2010 - 2013 ............................. 43
3.4 Sự thay đổi cơ cấu các loại đất tại xã Điêu Lương sau dồn đổi .................. 67
3.5 Sự thay đổi cơ cấu các loại đất tại xã Hiền Đa sau dồn đổi ........................ 67
3.6 Sự thay đổi cơ cấu các loại đất tại xã Sơn Nga sau dồn đổi ....................... 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là loại tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ là nơi con người
sinh sống mà đất đai còn là nguồn lực nơi tạo ra nguồn sản phẩm quý giá để nuôi
sống con người và bảo tồn phát triển hệ sinh thái.
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế với nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn,
vì vậy đất đai với Việt Nam không chỉ là nuôi sống con người mà còn là nguồn
lực chính để phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Đất đai là nguồn tài nguyên chỉ có thể là cải tạo chứ không thể sinh sôi,
mở rộng được và là nguồn tài nguyên đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp đất
đai là tư liệu sản xuất rất quan trọng và có hạn trong khi nhu cầu về đất đai ngày
càng tăng.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay đang là nhiệm vụ trọng tâm của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta. Từ một nước nông nghiệp, 80% dân cư sống ở nông thôn, lao động nông
nghiệp chiếm 70% lao động của xã hội, Đảng ta đã không những coi trọng nhiệm
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, để đất nước ta thoát khỏi
tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh.
Cả nước có khoảng 75 triệu thửa ruộng, bình quân mỗi thửa 300 – 400
m2, bình quân mỗi hộ có 7-10 thửa, vì vậy việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất
nông nghiệp khó khăn.
Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng đất của từng hộ nông dân là vấn đề cấp
bách của nước ta. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước bằng những chủ
trương chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân sử dụng đất đạt
hiệu quả hơn, trong đó có chủ trương khuyến khích người nông dân “Dồn điền,
đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần thúc
đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Việc tập trung ruộng đất giúp người sản xuất thuận tiện hơn trong đầu tư
cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy chuyển đổi ruộng đất, chống manh mún, phân
tán, tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết, tạo tiền để để cho thực hiện sự nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Nhiều địa phương đã thực hiện phong
trào khuyến khích các hộ nông dân dồn đồi ô thửa nhỏ thành ruộng ô thửa lớn

dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, UBND các cấp. Cho đến nay, phong trào
dồn điền đổi thửa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong cả nước và được sự ủng hộ
đồng tình đông đảo của các hộ nông dân
Phú Thọ có 96% diện tích đất nông nghiệp đã được giao cho nông dân
quản lý, sử dụng canh tác. Tuy nhiên, do ruộng đất manh mún, một hộ sử dụng
nhiều thửa đất nằm rải rác ở nhiều cánh đồng. Bình quân mỗi hộ canh tác 10
thửa, có nơi lên đến 60 thửa. Đây chính là rào cản cho tổ chức sản xuất tập trung,
làm tăng chi phí công lao động, khó áp dụng cơ giới hóa, điều hành thủy lợi và
quản lý đất đai. Trước thực trạng trên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã ban
hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 17/6/2004 và Chỉ thị số 05/CT-TU ngày
31/1/2006 về tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cẩm Khê là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, cũng năm trong tình trạng đất
đai manh mún, phân tán, hạn chế cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ,
tăng chi phí ảnh hưởng đến việc tăng năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp.
Cẩm Khê đã thực hiện công tác đồn điền đổi thửa trong thời gian từ năm
2004 đến 2008, tuy nhiên việc đánh giá lại hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa,
những kết quả đã đạt được, những thuận lợi, khó khăn và tổng kết kinh nghiệm, trên
cơ sở đó đưa ra những kiến nghị có ích trên địa bàn huyện và cho các địa phương
khác thực hiện công tác dồn điền đổi thửa được hiệu quả hơn vẫn chưa được thực
hiện.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá
hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa đến quá trình
sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, môi trường trên địa bàn huyện Cẩm Khê.
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình dồn điền đổi thửa nhằm phát
triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Và rút ra bài học
kinh nghiệm để áp dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 2


3. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã - hội của huyện Cẩm Khê trên cơ
sở đảm bảo tính chính xác và hệ thống.
Phản ánh đúng thực trạng dồn điền đổi thửa tại địa bàn nghiên cứu, làm cơ sở
cho việc đánh giá hiệu quả dồn điền đổi thửa, để rút ra bài học kinh nghiệm và đề
xuất giải pháp thực hiện tại những địa bàn chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt
công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Cẩm Khê.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam qua các thời
kỳ
1.1.1. Giai đoạn 1945-1981
Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế của
Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về sử dụng đất đai. Những mâu
thuẫn trong chính sách đất đai (vấn đề tiếp cận đất đai, sở hữu và sử dụng đất đai)
đã diễn ra trong suốt thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp; trong thời kỳ chiến
tranh chống Mỹ và các chính sách của Chính phủ từ sau ngày thống nhất đất
nước năm 1975.
Trước năm 1945, đất nông nghiệp được phân chia thành 2 loại chính: đất sở
hữu cộng đồng và đất tư hữu. Khu vực nông thôn được phân chia làm 2 tầng lớp dựa
trên tính chất sở hữu của đất đai: địa chủ và tá điền. Tầng lớp địa chủ chiếm khoảng

2% tổng dân số nhưng chiếm hữu trên 50% tổng diện tích đất, trong khi đó 59% hộ
nông dân là tá điền không có đất và đi làm thuê cho tầng lớp địa chủ.
Sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất và giảm
bớt thuế cho nông dân nghèo và tá điền. Sau khi kết thúc chiến tranh với thực dân
Pháp (năm 1954), miền Bắc thực hiện chương trình cải cách ruộng đất cơ bản.
Mục đích là để công hữu hoá ruộng đất của địa chủ người Việt và người Pháp,
tiến hành phân chia lại cho hộ nông dân ít đất hoặc không có đất với khẩu hiệu
“Người cày có ruộng”. Giai đoạn tiếp theo của chính sách cải cách ruộng đất đó
là miền Bắc bước sang giai đoạn sở hữu tập thể đất nông nghiệp dưới hình thức
hợp tác xã từng khâu (bậc thấp) và hợp tác xã toàn phần (bậc cao). Đến năm
1960, khoảng 86% hộ nông dân và 68% tổng diện tích đất nông nghiệp đã vào
hợp tác xã bậc thấp. Trong hợp tác xã này người nông dân vẫn sở hữu đất đai và
tư liệu sản xuất. Ở hình thức hợp tác xã bậc cao, nông dân góp chung đất đai và
các tư liệu sản xuất khác (trâu, bò, gia súc và các công cụ khác) vào hợp tác xã
dưới sự quản lý chung.
Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại và những hậu quả từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


những chính sách trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung và thời kỳ kinh tế tập
thể trong nông nghiệp. Trong thời kỳ sở hữu tập thể trong nông nghiệp, sản xuất giảm
do người nông dân thiếu động cơ làm việc, sản lượng nông nghiệp tăng hàng năm ở
mức rất thấp 2%. Cùng thời điểm này dân số tăng rất nhanh (2,2-2,35%/ năm) đã dẫn
đến việc phải nhập khẩu bình quân hơn một triệu tấn lương thực mỗi năm trong suốt
thời kỳ sau chiến tranh. Điều đó đã dẫn đến một bộ phận lớn dân số sống trong tình
trạng nghèo và đói. Chính sách phân chia ruộng đất theo kiểu thời chiến đã không còn

có thể tiếp tục được nữa, thực tế đòi hỏi một phương thức quản lý mới về đất đai để có
thể đáp ứng được yêu cầu mới, điều kiện mới...
1.1.2. Giai đoạn 1981-1988
Sự thay đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp bắt
đầu bằng Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hay còn gọi là Khoán
100. Dưới chính sách Khoán 100, các HTX giao đất nông nghiệp đến nhóm và
người lao động. Những người này có trách nhiệm trong ba khâu của quá trình sản
xuất. Sản xuất vẫn dưới sự quản lý của HTX, cuối vụ hộ nông dân được trả thu
nhập bằng thóc dựa trên sản lượng sản xuất ra và ngày công đóng góp trong 3
khâu của quá trình sản xuất. Đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước và dưới sự
quản lý của HTX. Mặc dù còn đơn giản nhưng Khoán 100 đã trở thành bước đột
phá trong quá trình hướng tới nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của Khoán 100 đã
có những ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với sản xuất
lúa gạo, tăng 6,3%/ năm trong suốt giai đoạn 1981-1985.
Tuy nhiên, sau năm 1985, tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bắt đầu
giảm, cụ thể tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn
1986-1988 chỉ là 2,2%/ năm. Đầu năm 1988, sản xuất lương thực không đáp ứng
được nhu cầu dẫn đến sự thiếu ăn ở 21 tỉnh, thành trên miền Bắc. Ở miền Nam
một loạt các mâu thuẫn cũng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là mối
quan hệ đất đai bởi sự “cào bằng” về phân chia và điều chỉnh đất đai. Điều này
hiển nhiên đặt ra yêu cầu một cuộc cải cách mới trong chính sách đất đai.
Để giải quyết các vấn đề trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã
được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị vào tháng 4 năm
1988. Với sự ra đời của Nghị quyết 10 thường được biết đến với tên Khoán 10,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10-15 năm và lần đầu tiên

hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Bắt
đầu từ thời kỳ này, các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu, bò, gia súc và công cụ
khác) được sở hữu dưới hình thức cá thể. Một khía cạnh khác của chính sách này
đó là người nông dân ở miền Nam được giao lại đất họ đã sở hữu trước năm 1975.
Tuy nhiên, cùng với Khoán 10 chưa có luật tương ứng dẫn đến một số
quyền sử dụng đất như cho tặng hoặc thừa kế chưa được luật pháp hóa và thừa
nhận. Một loạt các vấn đề khác nảy sinh liên quan đến sản xuất chẳng hạn như
trạm điện, hệ thống giao thông nông thôn, thị trường,… mà trước đây thuộc
trách nhiệm quản lý của các HTX nông nghiệp. Để giải quyết các vấn đề này
Luật Đất đai năm 1993 đã ra đời.
1.1.3. Giai đoạn 1988 đến nay (Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau đổi mới)
Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong
lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến sử dụng đất đai đã ra đời.
Những chính sách quan trọng nhất đó là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là Luật Đất
đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2001; Luật Đất đai mới năm 2003; Luật đất đai
2013; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định việc
giao đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng có một loạt các chính
sách liên quan trực tiếp hoặc hỗ trợ gián tiếp đến vấn đề về đất đai.
Theo Luật Đất đai 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất
lâu dài với 5 quyền: quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền cho thuê,
quyền thừa kế và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao đất trong
thời hạn 20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm. Việc giao
đất sẽ được tiến hành lại tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người sử
dụng đất vẫn có nhu cầu sử dụng. Luật Đất đai cũng quy định mức hạn điền đối
với hộ nông dân, cụ thể đối với cây hàng năm là 2 ha ở miền Bắc và các tỉnh
miền Trung; 3 ha đối với các tỉnh phía Nam; đối với cây lâu năm quy định tối đa
là 10 ha đối với các xã vùng đồng bằng và 30 ha đối với vùng trung du và miền
núi. Cùng với việc giao đất cho các hộ nông dân thì giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cũng được các cơ quan chức năng xem xét và cấp cho các nông hộ. Đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 6


năm 1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông
dân, cuối năm 2000 con số này là trên 90%. Đối với đất rừng ở khu vực trung du và
miền núi nơi có rất nhiều phong tục tập quán thì việc giao đất phức tạp hơn, quá
trình cấp giấy chứng nhận diễn ra chậm hơn và quá trình này vẫn đang được tiếp tục
thực hiện. Vào năm 1998, người nông dân được giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó
là quyền cho thuê lại và quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh bằng đất đai.
Luật Đất đai 2013 tăng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp từ 20 năm lên 50
năm gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối. Điều này sẽ góp phần tạo tâm lý ổn định, yên tâm sản xuất cho người dân
sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục
vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn
hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp).
Tóm lại: Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981
đến nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát
triển khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai
đoạn 1994-1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000-2003. An toàn lương thực
quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và nghèo đói đang từng bước được
đẩy lùi.
1.2. Chính sách đất đai của một số nước trên thế giới
1.2.1 Chính sách đất đai ở Nhật Bản
Để chấn hưng nền nông nghiệp, năm 1961 Chính phủ Nhật Bản đã ban
hành chính sách nông nghiệp là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn.
Để thực hiện mục tiêu này Bộ Nông nghiệp đề ra "sự nghiệp xây dựng ruộng đất
với ba mục tiêu: rộng, chắc chắn, sâu".

Rộng: nâng kích thước thửa ruộng lên 0,3 ha.
Chắc chắn: cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn hay lún trên cơ sở thiết kế xây
dựng thoát nước cho từng thửa ruộng và từng khu vực để có thể sử dụng máy
móc cho thuận lợi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Sâu: cải tạo tầng canh tác ruộng đất đảm bảo độ dây khoảng 1 m.
Để làm được các yêu cầu nêu trên cần phải làm được hai việc:
+ Về mặt hành chính: xử lý chuyển đổi từ các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
+ Về mặt kỹ thuật: gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc
xây dựng hệ thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng.
Công tác dồn điền đổi thửa, xử lý ruộng đất như nêu trên là khó khăn phức
tạp vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân và việc chuyển đổi phải tiến hành với một số
biện pháp như công tác quy hoạch sử dụng đất...mới phát huy hiệu quả trong sử
dụng đất. Kết quả là khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước ở
Nhật Bản đã được chuyển đổi. Trước chuyển đổi, bình quân có 3,4 thửa/hộ, sau
chuyển đổi bình quân có khoảng 1,8 thửa/hộ. Việc chuyển đổi, xử lý đất nông
nghiệp đã tăng sức sản xuất của đất đai, tăng năng suất lao động của người nông
dân; việc áp dụng máy móc vào sản xuất được thuận tiện và hiệu quả,...tạo điều
kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trong nông
nghiệp. Vì vậy cùng với các yếu tố khác, việc chuyển đổi và xử lý đất nông
nghiệp đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3.000 kg gạo/ha/năm năm
1960 lên 6.000 kg gạo/ha/năm năm 1992.
1.2.2. Chính sách đất đai ở Đài Loan
Sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra. Lúc đầu
chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc
phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch

thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân, tạo điều kiện
ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, hòn đảo này đã có đến
679.000 trang trại với quy mô bình quân là 1,29 ha/trang trại. Đến năm 1991 số
trang trại đã lên đến 823.256 với quy mô bình quân chỉ còn 1,08 ha/trang trại.
Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi
phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,… nhưng do người Đài
Loan coi ruộng đất là tiêu chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


trường nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất
nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi nông nghiệp). Để giải quyết tình trạng
này, năm 1983 Đài Loan công bố Luật Phát triển nông nghiệp, trong đó công nhận
phương thức sản xuất uỷ thác của các hộ nông dân, có nghĩa là nhà nước công
nhận việc chuyển quyền sở hữu đất đai. Ước tính đã có trên 75% số trang trại áp
dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở
rộng quy mô, các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động
hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp,
nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất.
1.2.3. Chính sách đất đai ở Trung Quốc
Những năm cuối của thập kỷ 70, Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải
cách kinh tế mà trước tiên là cuộc cải cách nông thôn, xoá bỏ chế độ sở hữu tập
thể. Vì vậy mà loại hình kinh tế HTX không còn thay vào đó là hình thức khoán
đến hộ, theo đó đất đai từ sở hữu HTX chuyển thành sở hữu của thôn còn quyền
sử dụng đất được giao cho hộ. Cuộc cải cách này đã tạo ra động lực mới cho sự
phát triển nông nghiệp. Người nông dân được quyền tự chủ trong quản lý, sử

dụng và lựa chọn phương án sử dụng đất, vì vậy nông nghiệp Trung Quốc đã có
bước phát triển kỳ diệu. Tuy nhiên đến năm 1990 thì tốc độ phát triển của nông
nghiệp Trung Quốc suy giảm, điều này do hình thức khoán đến hộ không còn
phát huy tác dụng và bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Vì do ruộng nhỏ và manh
mún khi giao, chia cho từng hộ gia đình. Quá trình giao chia coi “ Chủ nghĩa
bình quân và công bằng” như là nguyên tắc bất di bất dịch. Tuy nhiên do dân số
đông và diện tích hạn chế nên diện tích đất cấp cho mỗi hộ gia đình là rất nhỏ,
manh mún và rải rác ở khắp nơi trong làng (xem số liệu tại bảng 1.1). Những hạn
chế và cản trở đối với phát triển sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy Chính phủ
Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách nông thôn bằng việc xây
dựng các mô hình thử nghiệm theo quy mô huyện, từ đó sẽ tổng kết, đúc rút và
lựa chọn mô hình thành công để nhân rộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Bảng 1.1: Diện tích và số thửa ruộng của mỗi hộ nông dân Trung Quốc
Năm

Diện tích canh

Số thửa

Diện tích trung

tác/hộ (ha)

ruộng /hộ


bình/thửa (ha)

1986

0,446

5,85

0,08

1988

0,466

5,67

0,078

1990

0,420

5,52

0,076

1998

0,470


3,02

0,18

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, 2000)
Trong các mô hình thử nghiệm, thì mô hình được coi là thành công nhất là
ở huyện Pindu và đã được nhân rộng trên quy mô toàn quốc. Theo mô hình này,
hay mô hình “ Hệ thống hai loại đất ” chia diện tích đất canh tác của thôn
thành hai phần: Một phần đất sản xuất lương thực, phần còn lại được sử dụng
cho ký hợp đồng. Sản xuất lương thực để đảm bảo nhu cầu lương thực của hộ
gia đình còn đất hợp đồng để làm kinh tế. Như vậy, từ những năm 1978 Trung
Quốc đã tiến hành cải cách thể chế kinh tế nông thôn, thực hiện hình thức kinh
doanh khoán sản lượng đến từng hộ nông dân thực chất là khoán ruộng đất,
thực hiện công việc thiết kế lại đồng ruộng thông qua dồn đổi ruộng giữa các
hộ, bước đầu “mềm hoá” hình thức chuyển đổi nông nghiệp trong nông thôn,
đồng thời cho phép hộ nông dân được quyền góp cổ phần bằng ruộng đất vào
các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên cơ sở chế độ cổ phần. Hiện
nay ởTrung Quốc mỗi hộ có khoảng 0,5 ha chia làm 3-4 mảnh, các hộ vẫn đang
tiến hành đổi ruộng cho nhau để có ruộng liền khoảnh.
1.2.4. Chính sách đất đai ở Indonesia:
Ở đồng bằng Java của Indonesia, ruộng đất cũng bị manh mún. Năm 1963,
số trang trại có diện tích đất nhỏ hơn 0,5ha chiếm trên 52% trong tổng số 7,9
triệu nông hộ; trang trại có từ 0,5 đến 1,0 ha chiếm 27%, chỉ có 0,4% loại trang
trại có 4 đến 5 ha. Trong khi đó, 40% số trang trại do người làm công quản lý
chứ không do chủ đất quản lý. Tình trạng này đã ảnh hưởng nhiều đến việc áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng xanh thời đó. Ở Indonesia nói
riêng và Đông Nam Á nói chung có sự gia tăng áp lực dân số trên ruộng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 10


nhưng ít xảy ra phân cực giữa các loại nông hộ, các trang trại quy mô lớn đến
hàng chục ha chỉ là cá biệt, mặc dù số nông dân không có ruộng đất vẫn tăng lên.
Như vậy ruộng đất vẫn không tập trung được vào một số trang trại lớn mà chỉ
được trao đổi giữa các chủ nhỏ. Thậm chí, quy mô ruộng đi thuê ở tất cả các
nhóm hộ đều giảm xuống. Giá ruộng đất (địa tô) vẫn tăng lên, nhưng lãi từ việc
đầu tư thêm lao động giảm xuống, làm thay đổi một loạt các thể chế nông thôn,
chủ yếu là gia tăng số hộ cho thuê đất. Như vậy thị trường ruộng đất đã không
vận hành hoàn toàn theo nguyên lý kinh tế.
1.2.5. Chính sách đất đai ở Châu Âu và các nước phát triển khác
Kể từ sau cách mạng nông nghiệp lần thứ 2 (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX), một loạt các trang trại nhỏ, manh mún năng suất thấp đã bị loại thải, thay vào
đó là các trang trại quy mô vừa, năng suất lao động cao. Số liệu được thể hiện ở
bảng 1.2
Bảng 1.2: Tình hình tích tụ ruộng đất tại các trang trại ở một số nước
Châu Âu và Mĩ.
Quy mô trang trại (ha)

Tên nước

1955

1975

1995

Mỹ


90,00

170,00

190,00

Anh

35,00

70,00

80,00

Pháp

12,00

20,00

25,00

(Nguồn: Phương pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam)
Ở Pháp năm 1955 mỗi hộ nông dân có quy mô 12 ha, đến năm 1995 đã lên
đến 25 ha. Ở Mỹ, năm 1955 quy mô diện tích bình quân 86 ha/hộ, đến năm 1995 là
190 ha. Nhìn chung, tiến trình tích tụ ruộng đất và vốn nhanh chóng của các nông hộ
ở châu Âu và những nước phát triển khác chủ yếu là nhờ thành tựu khoa học
công nghệ phát triển trong quá trình cơ giới hoá nông nghiệp của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 2.

1.3. Tổng quan về dồn điền đổi thửa
1.3.1. Khái niệm về manh mún ruộng đất
Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có
quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng.
Hai là sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số
lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố
sản xuất khác.
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất
thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề
cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp,...dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém
hiệu quả. Vì thế người ta luôn tìm cách khắc phục tình trạng này.
Manh mún đất đai xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới
và ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này rất đa dạng:
Nguyên nhân thứ nhất liên quan đến phương pháp chia ruộng bình quân theo
nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64/CP năm 1994
(theo nguyên tắc người cày có ruộng). Việc chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công
bằng giữa các hộ đã góp phần không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất.
Quan điểm muốn bảo vệ sự công bằng cho những người dân được chia ruộng và
nhiều lý do sau đây khiến đa số các địa phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:
+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy
mới thể hiện tính công bằng.
+ Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.

+ Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải
chia đều đất cho các hộ.
+ Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn, chua... do
đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng.
+ Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các
trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu công
nghiệp... vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có thể
hưởng "thành quả" đền bù đất hay cùng chịu "rủi ro"nếu đất đai bị chuyển mục đích
sử dụng.
Nguyên nhân thứ hai là sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


trung du. Do địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có
3 loại đất: đất cao, đất vàn và đất thấp, trũng. Do được khai phá từ rất sớm, ruộng
đất của các làng, xã đã bị các đê phân cắt thành ô thửa có địa hình cao thấp khác
nhau. Mỗi làng, mỗi xã đều có ruộng cao, ruộng thấp khác nhau khá phức tạp.
Nguyên nhân thứ ba là chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con cái.
Ở Việt Nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi
ra ở riêng. Vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của
nông hộ.
Nguyên nhân thứ tư là tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên
quan đến ruộng đất.
Nguyên nhân thứ năm là sự bùng nổ dân số: Vào thời điểm 0 giờ ngày 01
tháng 4 năm 2014, tổng số dân của Việt Nam (trừ 5 huyện đảo nhỏ: Bạch Long
Vĩ, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo) là 90.493.352 người. Với quy mô
dân số gần 90,5 triệu người, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước

đông dân trên thế giới và trong khu vực vẫn không thay đổi so với năm 2009 (thứ
13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á). Theo kết quả này, tỷ lệ
tăng dân số bình quân trong 5 năm sau Tổng điều tra là 1,06%/năm. Đây là thời
kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 35 năm qua.
Tóm lại: Tình trạng manh mún đất đai là một trong những đặc điểm của
nền nông nghiệp một số nước đông dân, diện tích canh tác nhỏ, nhất là các nước
đang phát triển. Ở Việt Nam, manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt là ở miền
Bắc. Theo con số ước tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu thửa, trung bình một hộ
nông dân có khoảng 7-8 thửa. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào
cản của phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là trồng
trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập
trung đất đai. Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này trong những năm
gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các
nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ
tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng ở các ngành khác hiệu quả hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh
mún đất đai.
1.3.2. Thực trạng về manh mún ruộng đất tại đồng bằng sông Hồng
Tình trạng manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ:
Ở đồng bằng sông Hồng sự manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ thể hiện ở
các đặc điểm sau:
+ Diện tích canh tác bình quân trên hộ hay trên lao động rất thấp (khoảng
0,25 ha/hộ).
+ Số lượng các hộ có diện tích từ 02 ha trở lên không đáng kể (khoảng

2116 hộ) đa số có diện tích nhỏ hơn 0,20 ha (1.731533 hộ).
+ Bình quân diện tích canh tác trên hộ và trên khẩu có xu thế giảm do mất
đất nông nghiệp và sự gia tăng của dân số nông thôn.
Bảng 1.3. Số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng
của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSH
(ĐVT: hộ)

Phân theo quy mô sử dụng
TT Tên địa danh

Tổng số

dưới 0,2
ha

I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

ĐBSH
Hà Nội

Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Hà Tây
Hải Dương
Hải Phòng
Hưng Yên
Thái Bình
Hà Nam
Nam Định
Ninh Bình

3054770
174537
212851
187569
457290
348086
242419
228183
457669
172615
396281
177270

1731533
123610
109564
109037
279625
187579

139110
127289
266379
94132
221735
73473

Từ 0,2 ha

Từ 0,5 ha

đến dưới

đến dưới 2

0,5 ha

ha

1223905
48121
94017
73951
160362
151986
89842
94950
187376
72196
165630

85474

97216
2718
9057
4539
16955
8335
13340
5837
3843
6165
8814
17613

Từ 2 ha
trở lên
2116
88
213
42
348
186
127
107
71
122
102
710


(Nguồn: Tổng cục Thống kê kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Tình trạng manh mún về số ô thửa:
+ Diện tích/thửa: Với cây lúa, diện tích/thửa có thể diễn biến từ 200 đến
400 m2, với rau thì rất nhỏ chỉ từ 20 – 50 m2, tỷ lệ thửa có diện tích < 100 m2
chiếm đến 5 - 10% tổng số thửa, đặc biệt có những thửa đất mạ < 10 m2 hoặc có
những thửa chiều dài vài chục mét nhưng chiều rộng chỉ từ 30 – 50 cm.
+ Số thửa/hộ: Số liệu ở bảng 1.4 cho thấy mức độ manh mún ruộng đất thuộc
1 số tỉnh Đồng Bằng sông Hồng rất khác nhau, các tỉnh đông dân, diện tích đất nông
nghiệp ít thì mức độ manh mún càng cao; trung bình số thửa/hộ thấp nhất 5,7 thửa
(Nam Định) và cao nhất là 11 thửa/hộ (Hải Dương), cá biệt có hộ quản lý 47 thửa/
hộ (Vĩnh Phúc); về diện tích sử dụng cũng có sự khác nhau, diện tích thửa lớn nhất
là 5968 m2 (Vĩnh Phúc), thửa nhỏ nhất là 5 m2 (Ninh Bình) đây cũng là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng các loại cây trồng.
Bảng 1.4. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH
Diện tích bình quân/thửa (m2)

Tổng số thửa/hộ
TT

Tỉnh

ít
nhất


1

Hà Tây

2

Nhiều

Trung

nhất

bình

Nhỏ

Lớn

nhất

nhất

Trung
bình

-

-

9,5


20

700

216

Hải Phòng

5,0

18

68

20

-

-

3

Hải Dương

9,0

17

11,0


10

-

-

4

Vĩnh Phúc

7,1

47

9,0

10

5968

228

5

Nam Định

3,1

19


5,7

10

1000

288

6

Hà Nam

7,0

37

8,2

14

1265

-

7

Ninh Bình

3,3


24

8,0

5

3224

-

(Nguồn: Viện quy hoạch và phát triển nông nghiệp 2003)
* Các đặc điểm manh mún ruộng đất ở ĐBSH:
Hàng thế kỷ trước đây, tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH đã được
miêu tả khá cụ thể, với những đặc điểm như sau:
Thứ nhất: sự manh mún ruộng đất không có mối quan hệ nào với mật độ dân
số. Nói cách khác, không phải ở đâu đông dân thì ở đó ruộng đất manh mún.
Thứ hai: sự manh mún ruộng đất thể hiện sự khác biệt giữa các vùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×