Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

nghiên cứu sự phát thải ch4 và co2 của các chất thải nông nghiệp trong điều kiện ủ có thông khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

HOÀNG THỊ THU HƯỜNG

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT THẢI CH4 VÀ CO2
CỦA CÁC CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP
TRONG ĐIỀU KIỆN Ủ CÓ THÔNG KHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

HOÀNG THỊ THU HƯỜNG


NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT THẢI CH4 VÀ CO2
CỦA CÁC CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP
TRONG ĐIỀU KIỆN Ủ CÓ THÔNG KHÍ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ QUANG ĐỨC

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được nêu rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày .... tháng .... năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Hường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp, tận
tình của thầy hướng dẫn PGS.TS. Hồ Quang Đức và sự giúp đỡ của các thầy cô
trong bộ môn Công nghệ môi trường, khoa Môi trường – Học Viện Nông nghiệp
Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn PGS.TS. Hồ Quang Đức cùng
toàn thể các thầy cô trong khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và góp
ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn dự án SUSANE II đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho
tôi được tham gia vào dự án. Để hoàn thành luận văn này, tôi cũng xin biết ơn
TS. Vũ Dương Quỳnh đã giúp tôi được tham gia vào dự án của anh và cho những
ý kiến đóng góp quý báu. Đồng thời, tôi cũng xin cám ơn Ban Lãnh đạo Viện
Thổ Nhưỡng Nông Hóa đã tạo điều kiện cả về không gian và thời gian cho việc
bố trí thí nghiệm của chúng tôi được hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp: những người
giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Hà nội, ngày .... tháng .... năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Hường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan


ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3


1.1. Thực trạng phát sinh phế thải nông nghiệp

3

1.1.1. Phế phụ phẩm trồng trọt

3

1.1.2. Chất thải chăn nuôi

5

1.2. Thực trạng phát sinh khí nhà kính
1.2.1. Phát thải KNK từ nông nghiệp

8
8

1.2.2. Phát sinh KNK từ chất thải

13

1.2.3. Phát thải KNK từ ngành năng lượng

14

1.2.4. Phát thải KNK từ các quá trình công nghiệp

15


1.3. Tổng quan về các phương pháp ủ

15

1.3.1. Phương pháp ủ kỵ khí

15

1.3.2. Phương pháp ủ hảo khí (hiếu khí)

19

1.3.3. Phương pháp ủ bán hảo khí

23

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

26

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

26

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:


26

2.2. Nội dung nghiên cứu

26

2.2.1. Đặc tính của vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu.

26

2.2.2. Diễn biến và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát thải CO2 và CH4.

26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.2.3. Tỉ lệ chuyển hóa Cacbon thành CH4 và CO2 trong các công thức thí nghiệm. 26
2.2.4. Tính chất của sản phẩm hữu cơ trong các công thức sau ủ.

26

2.2.5. Đề xuất công thức ủ nhằm giảm thiểu phát thải CO2 và CH4.

26

2.3. Phương pháp nghiên cứu:


26

2.3.1. Phương pháp thu thập

26

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm:

26

2.3.3. Phương pháp lấy mẫu khí:

29

2.3.4. Phương pháp phân tích

29

2.3.5. Phương pháp tính lượng phát thải CO2 và CH4

30

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu

31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32


3.1. Đặc tính của vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu

32

3.2. Diễn biến và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát thải CO2 và CH4

35

3.2.1. Diễn biến sự phát thải trong các công thức thí nghiệm

35

3.2.2. Sự khác biệt phát thải giữa các công thức ủ

39

3.2.3. Tổng lượng phát thải của các công thức thí ngiệm trong cả quá trình ủ 41
3.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới lượng phát thải CO2 và CH4 trong các
công thức ủ

43

3.3. Tỉ lệ chuyển hóa Cacbon thành CH4 và CO2 trong các công thức thí nghiệm

48

3.4. Tính chất của sản phẩm hữu cơ sau ủ của các công thức thí nghiệm

50


3.5. Đề xuất công thức ủ nhằm giảm thiểu phát thải CO2 và CH4

52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

60

PHỤ LỤC

60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu


BNN&PTNT

: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

BVTV

: Bảo vệ thực vật

EPA

: United States Environmental Protection Agency - Cơ quan
Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

IEA

: International Energy Agency - Cơ quan Năng lượng Quốc tế

IPCC

: Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên
chính phủ về Biến đổi khí hậu

IRRI

: International Rice Research Institute - Viện nghiên cứu lúa
quốc tế.


KH&CN

: Khoa học và Công nghệ.

KNK

: Khí nhà kính

TCTK

: Tổng cục thống kê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam

6


1.2.

Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực nông nghiệp

8

1.3.

Phát thải metan từ động vật nhai lại ở Việt Nam, tấn/năm

13

1.4.

Phát thải KNK năm 2010 trong chất thải

13

1.5.

Phát thải KNK năm 2010 trong lĩnh vực năng lượng

14

1.6.

Hiện tượng cộng hưởng và đối kháng của các cation đối với quá trình
lên men yếm khí


18

2.1.

Tên công thức, tỷ lệ trộn các nguyên liệu trong các công thức ủ

27

3.1.

Tính chất vật liệu ủ đầu vào của quá trình ủ phân compost

33

3.2.

Tỉ lệ mất cacbon trong khi ủ thông qua phát thải khí CH4 và CO2

48

3.3.

Tỉ lệ chuyển hóa cacbon trong quá trình ủ

49

3.4.

Các tính chất của sản phẩm sau 81 ngày ủ


50

3.5.

Tỉ lệ pha trộn giữa các nguyên liệu phù hợp

53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1.

Sử dụng và xả chất thải từ bể ủ trên trang trại chăn nuôi biogas

1.2.

Biểu đồ lượng khí metan phát thải do hoạt động của con người trên

7


toàn cầu, Stern & Kaufmann

10

1.3.

Biểu đồ lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, FAO (2010)

12

2.1.

Thiết kế thùng ủ thông khí (trái) và đóng kín (bên phải)

28

3.1.a.

Diến biến lượng phát sinh khí thải trong quá trình ủ (81 ngày)

35

3.1.b. Diến biến lượng phát sinh khí thải trong quá trình ủ (81 ngày)

36

Diến biến lượng phát sinh khí thải trong quá trình ủ (81 ngày)

37


3.1.d. Diến biến lượng phát sinh khí thải trong quá trình ủ (81 ngày)

37

3.1.c.
3.2.

Sự biến động về khí thải CO2 đối với công thức thí nghiệm khác
nhau trong quá trình 81 ngày ủ.

3.3.

39

Sự biến động về khí thải CH4 cho công thức thí nghiệm khác nhau
trong quá trình ủ 81 ngày ủ.

3.4.

40

Ước lượng tổng lượng khí thải CH4 cho các công thức thí nghiệm
trong quá trình ủ

3.5.

42

Ước lượng tổng lượng khí thải CO2 cho các công thức thí nghiệm
trong quá trình ủ


43

3.6.

Sự biến động nhiệt độ ủ trong 81 ngày của các công thức (a, b, c và d)

44

3.7.

Đồ thị tương quan giữa hàm lượng cacbon đầu vào với lượng phát
thải CO2 của các công thức ủ.

3.8.

46

Đồ thị tương quan giữa hàm lượng cacbon đầu vào với lượng phát
thải CH4 của các công thức ủ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

47

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát thải khí nhà kính đã và đang dành được sự quan tâm nghiên cứu của
các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt nam. Có 3 loại khí nhà kính (KNK)
chính CO2, CH4 và N2O. Khí CO2 có khối lượng lớn nhất nhưng ảnh hưởng của
nó tới sự nóng lên của trái đất nhỏ hơn CH4 và N2O, tương đương là 24,5 và 298
lần. Theo báo cáo kiểm kê KNK năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
lượng KNK ở nước ta đang tăng lên nhanh chóng từ 103,8 triệu tấn năm 1994 lên
150,9 triệu tấn và đến năm 2010 là 246,8 triệu tấn CO2 tương đương. Một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến hàm lượng KNK phát thải lớn là do các hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, quản lý chất thải nông nghiệp ở nước ta chưa thực sự hiệu quả.
Phế phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rơm rạ không được sử dụng hết bị đốt
ngoài đồng ruộng (khoảng 30%). Theo đó, cacbon hữu cơ và đạm sẽ bị đốt cháy
hoàn toàn và sinh ra một lượng lớn các khí CO2, CO, CH4, NOx, NMHC (nonmethane hydrocarbon)... cùng với những đám khói đặc quánh. Điều này là lợi bất
cập hại, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe
con người cũng như lãng phí nguồn tài nguyên.
Trong chăn nuôi, phần lớn các loại phân gia súc, gia cầm được sử dụng để
sản xuất khí sinh học (biogas) thay vì để ủ bón cho cây trồng như trước đây. Tuy
nhiên, chất thải từ các bể ủ này cùng với nước vệ sinh chuồng trại thường được
thải trực tiếp xuống hệ thống ao hồ, sông ngòi lân cận. Điều này sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm mùi và nước mặt. Các chất dinh dưỡng
có trong nước thải biogas (chiếm khoảng 60% lượng đầu vào) theo đó cũng bị
mất đi.
Việc tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi kết hợp với các phế phụ phẩm nông
nghiệp trong ủ sinh học làm phân hữu cơ bón cho cây trồng không những giúp
người dân tiết kiệm chi phí mà còn giải quyết được các vấn đề ô nhiễm môi
trường nói trên. Bởi vì, khi sử dụng phân hữu cơ sẽ làm giảm đáng kể lượng phân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



hóa học. Hàng năm 60% phân hóa học sử dụng ở Việt nam là từ nhập khẩu. Sản
xuất phân đạm tiêu tốn rất nhiều năng lượng và là nguyên nhân phát thải CO2,
CH4. Vì thế, sử dụng phân hữu cơ hiệu quả sẽ làm giảm phát thải CO2, CH4
thông qua việc giảm sử dụng phân khoáng. Đồng thời, sử dụng phân hữu cơ đang
được khuyến khích để cải tạo chất lượng đất.
Vấn đề đặt ra là trong quá trình ủ sẽ sinh ra một lượng khí nhà kính và với
các tỷ lệ ủ khác nhau thì lượng phát thải cũng khác nhau. Vì vậy, việc tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu sự phát thải CH4 và CO2 của các chất thải nông nghiệp
trong điều kiện ủ có thông khí” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá mức độ phát thải khí CH4 và CO2 của tỷ lệ phối trộn các dạng
chất thải nông nghiệp trong điều kiện ủ có thông khí.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đo đếm và tính toán được lượng khí CH4 trong các tỷ lệ ủ theo thời gian.
- Đo đếm và tính toán được lượng khí CO2 trong các tỷ lệ ủ theo thời gian.
- Xác định được tính chất ở đầu vào và đầu ra của các công thức ủ .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng phát sinh phế thải nông nghiệp
1.1.1. Phế phụ phẩm trồng trọt
Hiện nay các nước trên thế giới thải ra khoảng 5,1 tỷ tấn chất thải nông
nghiệp (IEA, 2010). Chất thải này bao gồm phế phẩm cây trồng, chất thải chăn
nuôi và phụ phẩm sản sinh trong quá trình xử lý các sản phẩm nông nghiệp.

Trong phế thải cây trồng, rơm là loại phổ biến nhất. Rơm là phụ phẩm của
nhiều loại cây trồng như cây ngũ cốc (mỳ, gạo, ngô) hướng dương và các loại
cho hạt lấy dầu khác. Ước tính mỗi năm, các nước trên thế giới thải ra khoảng
2,5 – 3 tỷ tấn rơm khô. Ở châu Á, lượng rơm rạ thải bỏ khoảng 667 triệu tấn/năm
(Yoswathana et al.,2010). Hiện nay, hầu hết các nguồn tài nguyên phế thải này
chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Ở một số khu vực, phần lớn
rơm rạ được loại bỏ khỏi đồng ruộng bằng cách cày vùi, đốt hoặc được sử dụng
để ủ phân (He et al., 2008; Wani et al., 2007; Vlasenko et al., 1997).
Ngành nông nghiệp Việt Nam hàng năm sản xuất 43,65 triệu tấn gạo, 4,8
triệu tấn ngô, 20,7 triệu tấn mía đường và 0,47 tấn đậu phộng (GSO, 2012). Đổi
lại, điều này tạo ra 52,38 triệu tấn rơm rạ, 8,73 triệu tấn trấu, 5,76 triệu tấn bã
ngô, 4,04 triệu tấn bã mía, 2,42 triệu tấn bã đậu phộng (Mai Văn Trịnh, 2011).
Riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa thải ra khoảng 39,4 triệu
tấn/năm rơm rạ. Trong trồng mía thải ra ngọn lá mía khoảng 2,47 triệu tấn/năm,
lượng bã mía sau chế biến đường khoảng 1,42 triệu tấn/năm và bùn thải sản xuất
mía đường khoảng 0,94 triệu tấn/năm (Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây nam Bộ,
2011). Tuy nhiên, hiện nay nguồn chất thải này ít được điều tra và có số liệu cụ
thể, đặc biệt là những vùng cao, trồng cà phê, điều, …
Đối với thu hoạch lúa, nông dân Việt Nam thường cắt 50-60% của cây
lúa. Các phần còn lại (rạ), chiếm 40-50% dư lượng lúa, được sáp nhập vào đất
khoảng hai tuần trước khi mùa vụ tới. Rơm lúa, chiếm 20-30% dư lượng lúa,
thường được chất đống và đốt trực tiếp trên cánh đồng ngay sau khi thu hoạch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Hoàng Ngọc Thuận (2012) đã tiến hành một cuộc khảo sát về tình hình sử
dụng tàn dư cây trồng (rơm rạ) ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và huyện Đan
Phượng, Hà Nội, và báo cáo rằng 40-50% tàn dư cây trồng (rạ) đã được đưa vào

đất. Lượng rơm rạ sử dụng để lót chuồng chiếm từ 10-15% và làm thức ăn cho
gia súc nhai lại là 15%. Tuy nhiên, có một số lượng đáng chú ý của rơm rạ (20 –
30%) bị đốt cháy trực tiếp trên các cánh đồng sau thu hoạch, không chỉ gây lãng
phí các chất dinh dưỡng mà còn gia tăng lượng khí thải CO2.
Tại thời điểm thu hoạch, độ ẩm của rơm rạ lên tới 60%. Tuy nhiên trong
điều kiện thời tiết khô hanh rơm rạ có thể trở nên khô nhanh đạt đến trạng thái độ
ẩm cân bằng vào khoảng 10- 12%. Rơm rạ thường có hàm lượng tro cao (> 22%)
và lượng protein thấp. Các thành phần hydrate cacbon chính của rơm rạ gồm
lienoxenlulozo (37,4%), hemicelluloses (bán xenluloza - 44,9%), linhin (4,9%)
và hàm lượng tro silica cao (SiO2, 9 - 14%) (Cục Thông tin Khoa học & Công
nghệ Quốc gia, 2010). Việc đốt rơm ngoài đồng được xem như là một biện pháp
thuận lợi, rẻ tiền nhất. Đốt ngoài trời là một quá trình đốt không kiểm soát, trong
đó CO2, sản phẩm chủ yếu trong quá trình đốt được giải phóng vào khí quyển
cùng với CO, CH4, NOx, và SO2 (Nguyễn Mậu Dũng, 2012).
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới Gadde et al.
(2009); Mendoza and Samson (1999) thì đốt rơm rạ bừa bãi ngoài đồng ruộng sẽ
tạo ra nhiều khí thải độc hại vào môi trường. Theo Streets et al. (2003) hàng năm
lượng phát thải do đốt rơm rạ và các phế thải từ cây ngắn ngày khác ngoài đồng
ruộng ở châu Á ước tính đạt 379 triệu tấn CO2, 23 triệu tấn CO, 680 ngàn tấn
CH4, 100 ngàn tấn SO2, 960 ngàn tấn NOx. Theo Parmod Kumar and Surender
Kuma (2008) đốt rơm rạ ngoài đồng gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm
phát thải một lượng lớn khí thải độc hại, góp phần biến đổi khí hậu toàn cầu. Đốt
1 ha có trung bình 7 tấn rơm sẽ phát thải 9,1 tấn khí CO2, 798 kg khí CO, 398 kg
các chất hữu cơ độc hại và 12 kg tro bụi. Các chất gây hiệu ứng nhà kính nếu qui
ra khí CO2 sẽ tương đương 13,9 tấn cho mỗi ha.
Theo ước tính của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), trong một tấn rơm
chứa 5 – 8 kg đạm, 1,2 kg lân, 20 kg kali, 40 kg silic và 400 kg cacbon. Khi đốt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



rơm rạ ngoài đồng, 400 kg cacbon bay vào không khí, gần như toàn bộ lượng
đạm có trong rơm rạ mất hết và mất khoảng 25% lân, 20% kali, 5 – 60% lưu
huỳnh. Chất silic còn lại hầu như cây trồng không sử dụng được vì bị đun nóng.
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay
xát. Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá
trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Các chất hữu cơ của trấu là
các mạch polycacbohydrat rất dài nên hầu hết các loài sinh vật không thể sử dụng
trực tiếp được nhưng lại rất dễ cháy nên có thể dùng làm chất đốt. Sau khi đốt,
tro trấu có chứa trên 80% silic oxit, đây là thành phần được sử dụng trong rất
nhiều lĩnh vực.
Ngành nông nghiệp Việt hàng năm sản xuất 43,65 triệu tấn gạo cho tương
đương 8,73 triệu tấn trấu. Vỏ trấu có rất nhiều tại đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng sông Hồng, 2 vùng lúa lớn nhất cả nước. Chúng thường không được
sử dụng hết nên phải đem đốt hoặc đổ xuống ao hồ, sông ngòi để tiêu hủy. Theo
khảo sát, lượng vỏ trấu sản sinh ra tại đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3 triệu
tấn/năm, nhưng chỉ khoảng 10% trong số đó được sử dụng. Sau này, trấu được
dùng làm củi trấu, nhưng cũng chỉ sử dụng được khoảng 12.000 tấn/năm.
1.1.2. Chất thải chăn nuôi
Hiện tại, ở nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi với gần
6 triệu con bò, gần 3 triệu con trâu; 27 triệu con lợn; 300 triệu gia cầm. Riêng về
nuôi lợn, từ 1 – 5 con chiếm 50% số hộ, nuôi 6 – 10 con chiếm 20%, từ 11 con
trở lên chiếm 30% (Cục Chăn nuôi, TCTK, 2011) bảng 1.1
Mặc dù chăn nuôi phát triển, song phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, quy
mô nhỏ. Do đó, chưa quan tâm đến việc quản lý chất thải đã làm cho môi trường
nông thôn vốn đã ô nhiễm càng ô nhiễm hơn.
Chất thải chăn nuôi đang là một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn,
bao gồm phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết,
chất thải lò mổ,... So sánh khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam trong

4 năm cho thấy tổng khối lượng chất thải chăn nuôi tương đối ổn định, do tổng số
các loài vật nuôi ít biến động. Tuy nhiên, theo ước tính, có khoảng 40 – 70% (tùy
theo từng vùng) chất thải rắn chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp ra ao
hồ, kênh, rạch,...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Bảng 1.1. Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam
CTR

Tổng số con (triệu con)

Loại vật
nuôi

2006

2007

2008

2009

2010



6,51


6,72

6,33

6,103

5,916

Trâu

2,92

2,99

2,89

2,87

Lợn

26,85

26,56

26,7

Gia cầm

214,6


226,0

Dê, cừu

1,52

Ngựa

0,087

bình quân

Tổng CTR (triệu tấn/năm)
2006

2007

2008

2009

2010

10

23,762

24,528


23,105

22,276

21,593

2,913

15

15,987

16,37

15,823

15,801

15,948

27,63

27,37

2

19,601

19,389


19,491

20,17

19,98

247,3

280

300

0,2

15,666

16,499

18,054

20,44

21.9

1,77

1,34

1,37


1,29

1,5

0,832

0,969

0,734

0,750

0,706

0,1

0,12

1,102

0,09

4

0,127

0,146

0,175


0,149

0,131

(kg/ngày/con)

Nguồn TCTK, Cục Chăn nuôi, 2011

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Trong những năm trước, công nghệ biogas được khuyến cáo sử dụng để
xử lý chất thải chăn nuôi đồng thời giúp tiết kiệm trong việc lấy khí đốt phục vụ
sinh hoạt, tuy nhiên vấn đề nước thải từ bể ủ lại đang gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường. Người ta đã ước tính rằng vào cuối năm 2012 có khoảng 500.000 hầm
biogas ở Việt Nam. Vu D Q et al. (2012) báo cáo rằng các trang trại chăn nuôi
bằng biogas với 24 con lợn trung bình sẽ thải ra 216 lít nước/ngày để vệ sinh cho
lợn và chuồng trại, 20 kg phân chuồng rắn và 80 lít nước tiểu mỗi ngày vào bể ủ
khí sinh học. Do đó, có thể suy ra rằng các trang trại chăn nuôi với biogas sản
xuất 316 lít chất thải biogas/ ngày. Do đó 500.000 hầm khí sinh học có thể sản
xuất khoảng 50 – 56 triệu m3 chất thải lỏng /năm (với 320 ngày sản xuất). Lê Thị
Xuân Thu (2007) báo cáo rằng một m3 chất thải chứa 0,4-0,8 kg N, 0,2-1 kg P và
0,3-0,6 kg K. Điều này tương đương với 20.224 - 40.448 tấn N, 10.112 - 50.560
tấn P và 15.168 - 30.336 tấn K/ năm. Việc sử dụng thích hợp chất thải sẽ không
chỉ tiết kiệm đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, và cũng làm giảm nguy cơ ô

Tỷ lệ của các loại sản xuất khác nhau hoặc


The proportion of different types of production or
xả thải ra môi trường
discharge to the environment

nhiễm môi trường.

100%

Xả thải ra môi
Discharge
trường
Environment

Fish

90%
80%
70%

Cây tree
ăn quả
Fruit

60%
50%

Rau
Vegetable

40%


Cây lương
Food
crop thực

30%
20%
10%
0%

N

P

K

Nutrients derived from digestate

Nguồn dinh dưỡng từ chất thải biogas

Hình 1.1. Sử dụng và xả chất thải từ bể ủ trên trang trại chăn nuôi biogas

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Thu CTT et al. (2012) đã chứng minh rằng các chất thải sau ủ khí sinh học
phân hủy được thải trực tiếp vào môi trường trong 56 trên 96 trang trại chăn nuôi
(58%) tại Hà Nội và 30 trong tổng số 50 trang trại chăn nuôi gia súc (60%) ở

Huế. Trên các trang trại lợn không khí sinh học, trung bình 16% tổng lượng phân
(chủ yếu là chất lỏng) được thải trực tiếp vào môi trường thông qua hệ thống dẫn
nước thải làng. Phần còn lại (84%) được phân phối giữa các loại cây trồng, cây
ăn trái và sản xuất cá. Trên các trang trại sử dụng biogas, một tỷ lệ đáng kể của
nước thải biogas (trung bình 60% tổng lượng phân đưa vào) được thải trực tiếp
vào môi trường.
1.2. Thực trạng phát sinh khí nhà kính
1.2.1. Phát thải KNK từ nông nghiệp
Tổng phát thải KNK năm 2010 ở Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp là
88.354,77 nghìn tấn CO2 tương đương, trong đó phát thải từ canh tác lúa nước
chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 50,49%, từ đất nông nghiệp 26, 95%, từ quản lý phân
bón 9,69%, từ đốt phụ phẩm nông nghiệp 2,15%.
Bảng 1.2. Phát thải khí nhà kính năm 2010 trong lĩnh vực nông nghiệp
Đơn vị: nghìn tấn CO2 tương đương
CO2
N2 O
Nguồn phát thải
CH4
tương
Tỷ lệ
đương
A. Tiêu hóa thức ăn

9.4651,51

9.46,51



5.399,23


5.399,23

Trâu

3.322,94

3.322,94

Cừu

8,27

8,27

127,04

127,04

Ngựa

35,19

35,19

Lợn

574,84

574,84


0,00

0,00



Gia cầm
B. Quản lý phân hữu cơ

2.319,51

6.240,49

8.560,00



380,86

380,86

Trâu

406,84

406,84

Cừu


1,54

1,54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

10,72

9,69

Page 8




21,91

21,91

Ngựa

14,65

14,65

Lợn

926,98

926,98


Gia cầm

566,72

566,72

Kỵ khí

49,26

49,26

Các hệ thống lỏng

N/O

N/O

Thu gom và lưu giũ dạng khô

N/O

N/O

6.191,24

6.191,24

0,00


0,00

6.109,64

6.109,64

81,59

81,59

0,00

44.614,22

Khác
Thải hàng ngày
Xử lý kỵ khí
Hầm ủ kỵ khí
C. Canh tác lúa

44.614,22

Tưới tiêu

41.310,27

41.310,27

3.303,95


3.303,95

Ngập sâu

0,00

0,00

D. Đất nông nghiệp

0,00

Tưới nước nhờ mưa

23.812,02

23.812,02

12.914,56

12.914,56

995,06

995,06

9.902,41

9.902,41


1,44

0,26

1,70

F. Đốt phụ phẩm nông nghiệp

1.506,29

393,04

1.899,33

Ngũ cốc

1.431,42

348,02

1.779,44

Đậu

23,01

14,98

37,99


Củ và rễ

36,33

26,47

62,80

Cây mía

15,52

3,57

19,09

Khác

N/O

N/O

N/O

G. Khác

N/O

N/O


N/O

57.908,95

30.445,82

88.354,77

Phát thải trực tiếp
Phát thải từ đồng cỏ và bãi

50,49

26,95

chăn thả
Phát thải gián tiếp
E. Đốt savana (đồng cỏ)

Tổng

2,15

100

Ghi chú: N/O – không xảy ra
Nguồn: Báo cáo kiểm kê KNK năm 2010, Dự án “Tăng cường năng lực
kiểm kê quốc gia khí nhà kính Việt Nam”, Bộ Tài Nguyên và Môi trường


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy, lượng khí CH4 trong sản xuất lúa nước, chăn
nuôi gia súc nhai lại và N2O trong quá trình phát thải trực tiếp ở đất nông nghiệp
là những nguồn chính gây phát thải KNK trong ngành nông nghiệp.
+ Phát thải CH4 từ sản xuất lúa nước:
Toàn thế giới hiện có khoảng 79 triệu ha, với 43% (34 triệu ha) ở Đông
Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Triều Tiên), 24 triệu ha ở Nam Á và 15 triệu
ha ở Đông Nam Châu Á. Những nước có nhiều diện tích đất nông nghiệp trồng
lúa là Trung Quốc (31 triệu ha), Ấn Độ (19 triệu ha); Inđônêsia (7 triệu ha) và
Việt Nam (4 triệu ha) (Thomas Fairhurst, 2000).
Hơn 90% diện tích trồng lúa trên thế giới là diện tích đất ngập nước trong
điều kiện nhiệt độ nóng ẩm, đây là điều kiện tối ưu cho sự sản sinh khí metan

Phát thải (Tg Metan)

thông qua quá trình phân hủy kỵ khí.

Khí đốt
Cung cấp khí đốt
Khai thác than
Đốt sinh khối
Chăn nuôi
Lúa
Bãi rác
Tổng số


Năm

Hình 1.2. Biểu đồ lượng khí metan phát thải do hoạt động của con người
trên toàn cầu, Stern & Kaufmann
Dựa vào sơ đồ trên ta thấy được sự gia tăng đột biến của lượng khí thải
metan trong các năm gần đây. Trong đó lượng metan do hoạt động sản xuất lúa
gạo là nguồn thải chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong lượng tổng khí thải ra. Nhưng
trong một vài thập kỷ trở lại đây, với sự phát triển của chăn nuôi, thì lượng metan
từ hoạt động chăn nuôi đã vượt qua lượng phát thải metan từ sản xuất lúa gạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Đã có rất nhiều nghiên cứu về phát thải CH4 từ lúa nước. CH4 được hình
thành trong đất ngập nước có thể được phát ra vào khí quyển thông qua ba con
đường: khuếch tán, sủi bọt và phát tán từ thực vật (Smith et al., 2003). Sự phát tán
của CH4 từ ruộng lúa chủ yếu trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực
vật ban đầu (Wassmann et al., 1995). Cicerone và Shetter (1981) thuộc Viện
Khoa học California là những người đầu tiên nghiên cứu về phát thải khí CH4 trên
ruộng lúa sử dụng phương pháp buồng kín. Và họ đã xác định được ở ruộng lúa có
sự phát thải từ 0,04 đến 0,3 g/m2/ngày. Ruser và cộng sự (1998) cho thấy hàng
năm lượng CH4 phát thải là 140 và 118 kg C/ha (hay 1,5 và 1,3 mg C/ m2/giờ) khi
bón 50 kg N/ha và 150 kg N/ha. Điều kiện thí nghiệm trên ruộng cấy 1 vụ lúa tại
New Delhi (Ấn Độ) năm 1997 với khí hậu bán nhiệt đới, bán ẩm ướt và ẩm, lượng
mưa trung bình 767 mm/năm, đất thịt nhẹ, pH= 8,2 lượng các bon hữu cơ 0,41%,
đạm tổng số 0,02% ruộng canh tác của nông dân trong vùng bón phân đạm, tưới có
rút nước định kỳ, lượng phát thải CH4 dao động trong khoảng 14 – 18 kg/ha/vụ,
giảm 28% so với ruộng ngập nước thường xuyên, cấy giống IR 72. Ngoài ra, đối

với ruộng cấy giống IR72, khi bón phân hữu cơ và rút nước định kỳ, lượng
phát thải sẽ tăng từ 12 -20% so với không bón phân hữu cơ.
Nguyễn Hữu Thành và cộng sự (2011) đã tiến hành thí điểm ở Hải Dương
và Đại học Nông nghiệp ở vụ mùa năm 2010 và vụ xuân năm 2011, sau khi
nghiên cứu về tính chất đất, điều kiện khí hậu, chế độ bón phân… đã cho kết quả:
cường độ phát thải khí CH4 ở vụ xuân thấp hơn do nhiệt độ thấp hơn, thời gian
sinh trưởng của lúa chậm hơn 3 – 4 tuần, hoạt động của vi sinh vật sinh metan
giảm. Ở thời điểm sau cấy 2 – 4 tuần, cường độ phát thải CH4 đạt 4 – 9 mg
CH4/m2/giờ thấp hơn 3 – 4 lần so với vụ mùa. Cường độ phát thải đạt giá trị cao
nhất ở thời điểm 9 tuần là 53,6 – 44,7 mg CH4/m2/giờ sau đó giảm dần.
+ Phát thải CH4 từ chăn nuôi
Theo báo cáo mới đây của FAO, ngành chăn nuôi tạo ra khí thải nhà kính
tương đương với thán khí, 18% nhiều hơn cả lượng khí thải ra từ giao thông vận tải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Hình 1.3. Biểu đồ lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, FAO (2010)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lượng KNK phát thải từ chăn nuôi chiếm 40%
tổng lượng KNK của ngành nông nghiệp. Việc thu gom phân, sử dụng phân hóa
học và canh tác lúa nước cũng là những nguồn phát thải metan lớn.
Khí metan trong chăn nuôi được thải ra chủ yếu là thông qua hoạt động
chăn nuôi gia súc, đặc biệt là các loài nhai lại như bò, cừu, ngựa,... Sở dĩ như vậy
là vì trong quá trình tiêu hóa của các loài nhai lại, metan được sản xuất trong dạ
dày nhờ sự phân hủy yếm khí của hai loại vi khuẩn lên men methanognic và
protozoa, quá trình này gọi là quá trình lên men enteric. Trung bình một con cừu
thải ra 30 lít khí metan một ngày, một con bò thải ra tới 200 lít một ngày.
Như vậy theo tính toán, nền chăn nuôi gia súc thế giới mỗi năm thải ra

khoảng 80 triệu tấn khí CH4, chiếm khoảng 28% lượng CH4 được thải ra do hoạt
động của con người.
Ở Việt Nam, năm 1990 có 3,117 triệu con bò. Đến năm 2000, số bò tăng
lên 4,128 triệu con, tốc độ tăng 3,5 %/năm. Năm 2006 số bò đạt 6,51 triệu con,
tốc độ tăn 9,6%/năm. Đàn trâu dao động trên dưới 3 triệu con, tốc độ tăng chậm.
Tổng đàn trâu bò năm 2006 đạt 8,43 triệu con và 1,29 triệu dê và cừu (FAO,
2007), ít hơn các nước khác rất nhiều, do đó lượng khí metan phát thải từ nguồn
này chiếm tỷ lệ nhỏ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Bảng 1.3. Phát thải metan từ động vật nhai lại ở Việt Nam, tấn/năm (tính
toán dựa trên dữ liệu)
Loại vật nuôi/năm

2000

2005

2010

2015

2020

2030


Bò sữa

2,14

6,35

7,84

16,1

30,5

54,9

Bò thịt

194

260

278

444

564

714

Trâu


160

161

160

165

165

192



2,72

6,57

7,60

18,0

19,5

22,5

Nguồn: (Kebreab et al, 2012).
1.2.2. Phát sinh KNK từ chất thải
Phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải được ước tính từ năm nguồn chính:
bãi chôn lấp rác thải, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải sinh hoạt, chất

thải của người và đốt chất thải.
Bãi chôn lấp chủ yếu để xử lý rác thải từ các khu đô thị. Tổng hợp số liệu
từ Báo cáo hiện trạng môi trường của sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh/thành
trên toàn quốc cho thấy từ năm 2006 đến năm 2010 tổng khối lượng rác thải đô
thị được xử lý tại các bãi chôn lấp tăng bình quân khoảng 10 %/năm (từ 6,84
triệu tấn lên 10,1 triệu tấn).
Bảng 1.4. Phát thải KNK năm 2010 trong chất thải
Đơn vị: nghìn tấn
Hạng mục
Phát thải CH4 từ bãi chôn lấp rác thải

Phát thải
CO2

CH4

NE

238,324

5,005

77,005

1,617

325,085

6,827


Phát thải CH4 từ nước thải công nghiệp
Phát thải CH4 từ nước thải sinh hoạt
Phát thải N2O từ chất thải con người
Phát thải CO2 từ đốt chất thải

65,429

Tổng

65,429

640,413

N 2O

CO2tđ

5,928

1,838

NE

65

5,928

15.352

Ghi chú: NE – không ước tính

Nguồn: Báo cáo kiểm kê KNK năm 2010, Dự án “Tăng cường năng lực
kiểm kê quốc gia khí nhà kính Việt Nam”, Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Từ bảng cho thấy, lượng phát thải KNK từ lĩnh vực chất thải trong năm
2010 là 15.352 nghìn tấn CO2 tương đương, trong đó chủ yếu phát thải từ nước
thải sinh hoạt là 6.827 nghìn tấn, chiếm 44,5% và phát thải từ các bãi chôn lấp
rác là 5 triệu tấn, chiếm 32,6%.
1.2.3. Phát thải KNK từ ngành năng lượng
Tại Việt Nam, phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng bao gồm từ quá
trình đốt nhiên liệu và phát thải do phát tán trong quá trình khai thác, vận chuyển
nhiên liệu.
Tổng phát thải KNK năm 2010 trong lĩnh vực năng lượng là 141.170,8
nghìn tấn CO2 tương đương và được thể hiện chi tiết trong bảng 1.7
Bảng 1.5. Phát thải KNK năm 2010 trong lĩnh vực năng lượng
Đơn vị: nghìn tấn CO2 tương đương
Nguồn phát tán
Đốt nhiên liệu

Tổng

Tỷ lệ (%)

124,275,0

88,3


Công nghiệp năng lượng

41.057,9

29,08

Công nghiệp sản xuất và xây dựng

38.077,6

26,97

Giao thông vận tải

31.817,9

22,54

Thương mại/ Dịch vụ

3.314,2

2,35

Dân dụng

7.097,6

5,03


Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

1.630,8

1,16

Các ngành khác không sử dụng năng lượng

1.279,0

0,91

16.895,8

11,97

2.243,1

1,59

14.652,7

10,38

141.170,8

100

Phát tán

Khai thác than
Dầu và khí đốt tự nhiên
Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo kiểm kê KNK năm 2010, Dự án “Tăng cường năng
lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính Việt Nam”, Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


1.2.4. Phát thải KNK từ các quá trình công nghiệp
Phát thải KNK trong lĩnh vực các quá trình công nghiệp được ước tính từ các
hoạt động công nghiệp không liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Nguồn phát thải
chính từ các quá trình chuyển đổi về hóa học hay vật lý của các loại nguyên liệu thô.
Đối với năm 2010, việc tính toán phát thải KNK từ lĩnh vực này chỉ được thực hiện
cho hai ngành sản xuất xi măng và sản xuất vôi. Với các ngành khác như sản xuất
NH3, sản xuất các-bua (trong ngành công nghiệp hóa chất) và sản xuất thép (trong
ngành luyện kim) không tính phát thải vì số liệu về nhiên liệu dùng trong các phân
ngành trên đã được tính chung trong lĩnh vực năng lượng.
Tổng lượng CO2 phát thải từ lĩnh vực các quá trình công nghiệp năm 2010
là 21.172 nghìn tấn, trong đó sản xuất xi măng là 20.077 nghìn tấn, chiếm 94,8%
và sản xuất vôi là 1.095 nghìn tấn, chiếm 5,2%.
1.3. Tổng quan về các phương pháp ủ
1.3.1. Phương pháp ủ kỵ khí
1.3.1.1. Nguyên lý
Thực chất của quá trình ủ yếm khí là sự phân giải phức tạp gluxit, lipit và
protein với sự tham gia của các vi sinh vật kỵ khí. Nguyên lý ủ phân ở chế độ
yếm khí là sử dụng chủ yếu các vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên, sử dụng lượng

oxi tối thiểu trong quá trình phân hủy.
lên
Chất hữu cơ

men

----------->

CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S

yếm khí
Quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ chia thành 4 giai đoạn:
+ Thủy phân: trong giai đoạn này, dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn
tiết ra, các phức chất và các chất không tan (polysaccharides, protein, lipid)
chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường, các amino
acid, acid béo).
Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích
thước hạt và đặc tính dễ phân hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


+ Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất
hòa tan thành chất đơn giản như axit béo dễ bay hơi, alcohol, axit lactic,
methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới. Sự hình thành các axit có thể làm
pH giảm xuống 4,0.
+ Axetic hoá (Acetogenesis): Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm
của giai đoạn axit hóa thành axetat, CO2, H2 và sinh khối mới.

+ Methane hóa (methanogenesis): Đây là giai đoạn cuối của quá trình
phân huỷ kỵ khí. Acetic, H2, CO2, axit fomic và methanol chuyển hóa thành
metan, CO2 và sinh khối mới.
Các chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ:
Clostridium spp, Peptococus anaerobus, Bifidobacterium, Desulphovibrio spp,
Corynebacterium spp, Lactobacillus, Actinomyces, Escherichia coli, Staphylococcus,
Methanobacterium, Methanobacilus.
1.3.1.2. Yếu tố ảnh hưởng
Quá trình lên men yếm khí có thể được khởi động một cách nhanh chóng
nếu như chất thải của một hầm ủ đang hoạt động được dùng để làm chất mồi
(đưa vi khuẩn đang hoạt động vào mẻ ủ). Hàm lượng chất rắn trong nguyên liệu
nạp cho hầm ủ nên được điều chỉnh ở mức 5 - 10%, 90 - 95% còn lại là nước.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ và sự biến đổi
của nhiệt độ trong ngày
và các mùa ảnh hưởng
đến tốc độ phân hủy chất
hữu cơ. Thông thường
biên độ nhiệt sau đây
được chú ý đến trong quá
trình xử lý yếm khí:
25 – 40 oC: đây là khoảng
nhiệt độ thích hợp cho các vi sinh vật ưa ấm. 50 – 65 oC: nhiệt độ thích hợp cho
các vi sinh vật ưa nhiệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16



×