Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh dịch tả lợn tại một số huyện ngoại thành hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH DỊCH TẢ
LỢN TẠI MỘT SỐ HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH DỊCH TẢ
LỢN TẠI MỘT SỐ HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI


CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN BÁ HIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn đối với sự quan tâm, giúp đỡ đặc biệt của thầy
giáo hướng dẫn khoa học - PGS - TS Nguyễn Bá Hiên và các thầy, các cô bộ
môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm; các thầy, các cô trong khoa Chăn nuôi, khoa
Thú y; khoa Sau đại học đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ công chức Cơ quan
Chi cục Thú y Thành phố Hà Nội, Trạm Thú y các huyện, thị xã thuộc Thành
phố Hà Nội và các bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình của tôi đã tạo mọi điều kiện và động viên
tôi suốt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tăt


vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1

3

Lịch sử hình thành bệnh dịch tả lợn trên thế giới và trong nước

1.1.1 Trên thế giới

3

1.1.2 Ở Việt Nam


4

1.2

Bệnh dịch tả lợn

5

1.2.1 Virus dịch tả lợn

5

1.2.2 Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh DTL

10

1.2.3 Triệu chứng, bệnh tích bệnh DTL

17

1.2.4 Các phương pháp chẩn đoán bệnh DTL

20

1.2.5 Phòng chống bệnh DTL

21

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


24

2.1

Đối tượng nghiên cứu

24

2.2

Nội dung nghiên cứu

24

2.2.1 Điều tra tình hình bệnh dịch tả lợn trên địa bàn các huyện Quốc
Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ - Thành Phố Hà Nội

24

2.2.2 Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn lợn bằng phản ứng
ELISA

24

2.3

Nguyên liệu, địa điểm, thiết bị, máy móc nghiên cứu

25


2.4

Phương pháp nghiên cứu

25

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học

25

2.4.2 Phương pháp tính

25
iv


2.4.3 Mẫu xét nghiệm

27

2.4.4 Phương pháp xét nghiệm

27

CHƯƠNG 3KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1

34

Một số đặc điểm tự nhiên, xã hội có liên quan đến bệnh dịch tả lợn tại

Thành Phố Hà Nội.

34

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

34

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

35

3.2

Công tác tiêm phòng bệnh dịch tả lợn của huyện Quốc Oai, Thanh
Oai, Chương Mỹ - Thành Phố Hà Nội năm 2012 - 2014.

3.3

39

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dịch tả lợn tại một số
huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội

41

3.3.1 Xác định tỷ lệ mắc bệnh :

41


3.3.2 Xác định tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong

43

3.3.3 Xác định tỷ lệ mắc DTL so với các bệnh khác ở đàn lợn tại Quốc
Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ từ năm 2012 - 2014

46

3.3.4 Tình hình bệnh DTL ở lợn các lứa tuổi năm 2012 - 2014

47

3.3.5 Tình hình bệnh DTL xảy ra ở các tháng trong năm từ 2012 -2014

49

3.3.6 Tình hình bệnh DTL ở các hình thức chăn nuôi khác nhau

51

3.3.7 Tình hình bệnh DTL ở các giống lợn nuôi tại Quốc Oai, Thanh
Oai, Chương Mỹ - Hà Nội năm2012 - 2014
3.3.8.Nguồn dịch

52
53

3.3.9 Một số nhân tố xã hội ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và lây
lan bệnh DTL tại các huyện ngoại thành Hà Nội.

3.3.10 Nghiên cứu về thể bệnh, triệu chứng, bệnh tích
3.4

54
55

Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn sau tiêm phòng vắc xin tại
các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ - Hà Nội bằng phản ứng
ELISA

59

3.4.1 Kết quả khảo sát kháng thể kháng virus DTL trong huyết thanh
lợn xét theo cơ cấu đàn tại các huyện ngoại thành Hà Nội

v

59


3.4.2 Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch kháng virus DTL sau tiêm
phòng vắc xin ở các thời điểm 21, 90 và 180 ngày
3.5

61

Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn tại các huyện
ngoại thành Hà Nội.

62


3.5.1 Đối với nguồn bệnh

62

3.5.2 Đối với động vật cảm nhiễm

63

3.5.3 Đối với nhân tố trung gian truyền bệnh

63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

Kết luận

64

Đề nghị

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC


70

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

70

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
BVD

Border disease virus.

BVDV

Bovine viral diarrhea virus.

CS

Cộng sự.

DTL

Dịch tả lợn.

ELISA

Enzyme linked immuno sorbent assay.


OIE

Office International des Epizooties.

OD

Optical Density

H.

Huyện.

HSTD

Hệ số tháng dịch.

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

TLC

Tỷ lệ chết

TLMB

Tỷ lệ mắc bệnh.

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam.

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
3.1

Tên bảng

Trang

Kết quả tiêm phòng các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội năm 2012 - 2014

3.2

Tình hình bệnh DTL ở Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ từ năm
2012 – 2014

3.3

42

Xác định tỷ lệ chết và tỷ lệ Tử vong do bệnh DTL gây ra ở Quốc Oai,
Thanh Oai, Chương Mỹ

3.4


44

So sánh tỷ lệ bệnh DTL với các bệnh khác ở đàn lợn trong các năm
từ 2012 – 2014

3.5

40

46

Tình hình bệnh dịch tả lợn ở lợn các lứa tuổi tại Thanh Oai, Quốc Oai,
Chương Mỹ - TP Hà Nội năm 2012 - 2014

48

3.6

Tình hình bệnh DTL xảy ra ở các tháng trong năm, từ 2012 -2014

50

3.7

Tình hình bệnh DTL ở các hình thức chăn nuôi khác nhau năm 2014

52

3.8


Tình hình dịch tả lợn ở các giống lợn các huyện ngoại thành năm 2014 52

3.9

Kết quả điều tra về thời gian mắc bệnh – chết ở một số ổ dịch

3.10

Xác định tỷ lệ biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh DTL ở lợn

56

các lứa tuổi

57

3.11

Bệnh tích đặc trưng ở lợn các lứa tuổi qua mổ khám

58

3.12

Kết quả khảo sát kháng thể kháng virus DTL trong huyết thanh của
lợn xét theo cơ cấu đàn tại các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Chương
Mỹ - Hà Nội.

3.13


59

Kết quả kiểm tra khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn ở các thời điểm
khác nhau sau khi tiêm phòng vắc xin

viii

61


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

3.1

Tỷ lệ tiêm phòng DTL các năm 2012 - 2014

3.2

So sánh tỷ lệ chết do bệnh DTL tại Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ
từ năm 2012 - 2014

3.3

45


So sánh tỷ lệ bệnh DTL với các bệnh khác xảy ra ở đàn lợn năm
2014 tại 3 huyện ngoại thành Hà Nội

3.4

46

So sánh tỷ lệ mắc bệnh dịch tả ở lợn các lứa tuổi nuôi tại các huyện
ngoại thành Hà Nội.

3.5

41

49

Tình hình bệnh dịch tả lợn xảy ra ở các tháng trong năm tại Quốc
Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai thành phố Hà Nội

51

3.6

So sánh tỷ lệ mắc bệnh DTL ở các giống lợn

53

3.7

So sánh kết quả kháng thể kháng virus DTL trong huyết thanh của lợn

xét theo cơ cấu đàn tại các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ Hà Nội

60

ix


MỞ ĐẦU
Bệnh dịch tả lợn (Pestis suum) là bệnh đã và đang gây thiệt hại cho ngành
chăn nuôi lợn ở nhiều nước trên thế giới và ở cả Việt Nam. Bệnh do một loại
virus có tên là Hog cholerae gây ra, virus thuộc họ Flaviridae (Nguyễn Văn Ty.,
1975). Bệnh dịch tả lợn (DTL) là bệnh truyền nhiễm của loài lợn, khi bệnh xảy ra
sẽ giết chết nhiều lợn, tỷ lệ chết từ 60 - 90 %; số còn lại không chết thì còi cọc,
chậm lớn, làm giảm năng xuất chăn nuôi và ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
Ở nước ta, hiện nay bệnh DTL được xếp vào một trong những bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm ở lợn. Bệnh DTLlà một trong những bệnh mà Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định phải tiêm phòng bắt buộc, khi dịch xảy ra phải
công bố dịch và nằm trong danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật, các bệnh
phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc. Mặc dù rất quyết liệt trong
công tác phòng, chống dịch nhưng bệnh DTL vẫn xảy ra ở nhiều địa phương
trong nước.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở các huyện ngoại thành Thành Phố Hà Nội phát triển rất mạnh, đặc biệt chăn nuôi với quy mô trang trại.
Do vậy các loại dịch bệnh gia súc thường xuyên xảy ra, lây lan làm thiệt hại lớn
cho ngành chăn nuôi của Thành phố, trong đó bệnh dịch tả lợn là một trong
những bệnh gây thiệt hại nhiều nhất.
Xuất phát từ tình hình dịch bệnh nói trên, việc nắm bắt được các được các đặc
điểm dịch tễ học, biết được các quy luật của bệnh dịch tả lợn tại các huyện ngoại
thành – Thành Phố Hà Nội; khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn lợn sau
tiêm phòng sẽ giúp địa phương đề ra các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn một
cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh dịch tả lợn tại một số huyện
ngoại thành Hà Nội ".

1


Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dịch tả lợn tại một số huyện
ngoại thành Hà Nội.
Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn lợn sau khi tiêm phòng vắc
xin dịch tả.
Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với điều kiện một số
huyện ngoại thành Hà Nội nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do
dịch bệnh gây ra.

2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử hình thành bệnh dịch tả lợn trên thế giới và trong nước
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh dịch tả lợn là bệnh lây lan rất nhanh, tỷ lệ chết cao (có thể từ 60 90%). Bệnh thường ghép với phó thương hàn, tụ huyết trùng. Lợn mắc bệnh
thường có triệu chứng bại huyết, xuất huyết ở nhiều cơ quan, bộ phận, hoại tử,
loét niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh tiến triển ở nhiều thể khác nhau: Quá cấp,
cấp tính, mạn tính và thể tiềm ẩn. Cho đến nay nguồn gốc của bệnh dịch tả lợn
chưa được xác minh chính xác, hiện vẫn còn hai quan điểm song song tồn tại:
Năm 1810 bệnh dịch tả lợn được Hanson (1957) mô tả đầu tiên ở
Tenessce. Đến năm 1833, bệnh dịch tả lợn được thông báo đầu tiên ở Ohio (Bắc
Mỹ), sau đó bệnh lan ra cả nước Mỹ nhất là vùng Cornbert, vì đây là vùng chăn
nuôi lợn nhiều nhất). Theo Dahle và Liess (1992) dịch diễn ra ở Pháp năm 1862,

ở Đức 1893.
Theo Fuchs (1968), bệnh xuất hiện đầu tiên ở Anh vào năm 1862, sau đó
lây lan sang các nước châu Âu khác là Đan Mạch, Thụy Điển vào năm 1887. Các
nhà khoa học Mỹ cho rằng bệnh xuất phát từ châu Âu và lan sang khắp các nước
trên thế giới, ở Nam Mỹ năm 1899, Nam Phi năm 1900.
Hiện nay bệnh DTL vẫn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, thiệt hại về
kinh tế do dịch tả lợn gây ra vẫn rất lớn, năm 1997 các nước: Đức, Hà Lan, Italia,
Tây Ban Nha, Bỉ có hơn 10 triệu con lợn bị giết hủy (Rassow, 1997). ở Hà Lan
tính đến 31/12/1997 có 424 ổ dịch trong một năm. Cộng hòa liên bang Đức từ
tháng 11/1982 - 9/1984 có 1.457 ổ dịch xảy ra ở 248 đàn lợn
giống, 777 đàn lợn thịt và 412 đàn hỗn hợp, với 395.000 lợn bị xử lý.
Theo OIE (1998), năm 1984 ở Mêhyco có 179 ổ dịch, Malaysia có 5 ổ
dịch, Hàn Quốc có 45 ổ dịch. Năm 1997 dịch tả lợn xuất hiện ở Italia, Tây Ban
Nha và Bỉ đều có nguồn gốc từ Hà Lan (Mesplede et al., 1999).
Về địa dư bệnh lý, bệnh dịch tả lợn có tính chất phân bố toàn cầu. Theo
Edwards S, 1998, bệnh xảy ra ở tất cả các nước có chăn nuôi lợn. Riêng các
3


nước: Australia, Canada, Newzeland, Ireland, Thụy Sỹ và các nước thuộc bán
đảo Scadinavia được coi là không có bệnh dịch tả lợn (Van Oirchot, 1992).
Do tầm quan trọng của bệnh dịch tả lợn, khi xảy ra gây chết nhiều lợn và
làm thiệt hại lớn về kinh tế nên nhiều nước đã xây dựng chương trình thanh toán
bệnh này. ở Mỹ chương trình khống chế dịch tả lợn được thực hiện trong 14 năm
(1962-1976), kinh phí cho chương trình này là 140 triệu đô la. EC cũng tài trợ
cho các nước thành viên một chương trình thanh toán bệnh DTL dựa trên phương
pháp giết loại gia súc ốm cùng với biện pháp vệ sinh thú y triệt để. Tuy vậy bệnh
vẫn xảy ra và gây thiệt hại nhiều về kinh tế, như ở Hà Lan, chi phí cho chương
trình khống chế DTL từ năm 1983 - 1985 lên tới 93 triệu USD.
1.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bệnh DTL được phát hiện vào các năm 1923 - 1924 bởi
Houdenner (Đào Trọng Đạt và cs., 1989) và đến nay bệnh DTL vẫn là một trong
“4 bệnh đỏ” gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta (Lê Minh Chí.,
1993 - 1997).
Năm 1960, bệnh DTL xảy ra ở các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ do việc vận
chuyển lợn bệnh từ tỉnh ngoài vào. Năm 1968 có tới 481 ổ dịch (Lê Độ., 1980).
Năm 1973, bệnh DTL xảy ra ở 11 trại lợn xung quanh thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1974 dịch xảy ra ở 17 tỉnh phía Bắc, làm thiệt hại trên 4 vạn lợn, 15 tỉnh
Nam bộ có dịch, gây chết 145.078 con lợn (Đào Trọng Đạt và Trần Thị Tố Liên.,
1989); năm 1983 dịch xảy ra ở Hải Hưng. Trong những năm 1972-1973 dịch kéo
dài ở Nghệ An, Hà Tĩnh do nhân dân mua lợn bệnh về trong dịp ăn tết cổ truyền
làm lây lan dịch bệnh. Tại các tỉnh Trung bộ dịch xảy ra mạnh vào những năm
1976 - 1978; năm 1976 có 17 ổ dịch, 1977 có 36 ổ dịch, năm 1978 có 18 ổ dịch
(Báo cáo dịch tễ tháng 11/1978 của Cục Thú y).
Từ những năm 1980, do việc tiêm phòng đã triển khai đồng bộ nên các ổ
dịch lớn không xảy ra, nhưng bệnh vẫn tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp, có
nhiều thay đổi về triệu chứng lâm sàng, bệnh tích cũng như về độ tuổi mẫn cảm.
Nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, Đào Trọng Đạt và Trần Tố Liên (1989)
cho rằng, triệu chứng, bệnh tích của bệnh DTL ở lợn các lứa tuổi khác nhau và
4


những biến đổi phức tạp, bệnh diễn ra ở thể mạn tính, không điển hình do các
chủng virus bị giảm độc lực thường xảy ra đối với lợn nái chưa tiêm phòng, lợn
con theo mẹ và gây chết nhiều nhất là lợn con.
Đào Trọng Đạt và Nguyễn Tiến Dũng (1984), Nguyễn Xuân Bình (1998)
đều cho rằng bệnh DTL xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là ở lợn
con theo mẹ và lợn con mới cai sữa. Nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng và cs (1997)
về khả năng thải virus cường độc ở lợn được tiêm vắc xin, cho thấy những lợn đã
tiêm vắc xin DTL trước hoặc sau khi có khả năng miễn kháng chống sự xâm

nhập của virus cường độc, phát bệnh hay không phát bệnh đều có hiện tượng thải
virus cường độc sau khi bị nhiễm và gây bệnh qua tiếp xúc cho những lợn chưa
có miễn dịch cùng nhốt chung.
Đào Trọng Đạt và cs. (1988) nghiên cứu về miễn dịch thụ động và ảnh
hưởng của nó đến phản ứng miễn dịch của lợn con chống virus DTL đã đi đến
khuyến cáo nên tiêm phòng cho lợn con ở 40 - 50 ngày tuổi và lợn nái tiêm
phòng trước khi phối giống.
Theo Thông tư 04/2011/TT-BNNPTNT, 2011 có nêu: Bệnh DTL ở nước
ta xảy ra quanh năm, tuy nhiên do thời tiết thay đổi (thể hiện rõ ở miền Bắc) và
do biến động của đàn lợn trong năm nên bệnh có lúc tăng lúc giảm. Ngoài ra,
bệnh dịch tả lợn còn phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ tiêm phòng, lợn lớn đã có miễn
dịch bị giết mổ, lợn con thay đàn bổ sung vào chưa kịp tiêm phòng làm cho tỷ lệ
lợn mẫn cảm trong đàn tăng lên. Việc tiêm phòng theo mùa vụ và tiêm phòng bổ
sung thường xuyên góp phần ổn định và hạn chế dịch bệnh rất nhiều, nhưng
trong sản xuất thực tế do nhiều lý do nên việc tiêm phòng chưa thực hiện đúng
quy định, vì vậy dịch tả lợn vẫn xảy ra vào các tháng trong năm.
1.2. Bệnh dịch tả lợn
1.2.1. Virus dịch tả lợn
1.2.1.1. Phân loại
Năm 1885 Salmon và Smith cho rằng bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn
mà hai ông đặt tên là Bacillus cholerae suis (tức Salmonellasuis). Nhưng đến
năm 1903, Schweinitz và Dorset đã xác định được tác nhân gây bệnh DTL là một
5


loại virus còn vi khuẩn Bacillus cholerae suis chỉ đóng vai phụ (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978). Năm 1947 Holmes đặt tên cho virus gây bệnh DTL là Tortor suis.
Từ đó việc xếp loại virus này có nhiều ý kiến khác nhau. Những nghiên cứu gần
đây đã xác định virus gây bệnh DTL là thành viên của họ Togavirideae, giống
Pestivirus cùng với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò (Bovine Viral Diarrhea Virus BVDV) và virus gây bệnh Border ở cừu (Border Disease Virus). Nhưng khi

nghiên cứu về cấu trúc phân tử của Pestivirus cho thấy bộ gen của chúng
(genome) tương ứng với virus thuộc họ Flaviridae(Nguyễn Văn Ty, 1975), nên
giống Pestivirus được xếp vào họ Flaviridae.
1.2.1.2. Hình thái cấu trúc của virus
Virus DTL thuộc loại ARN virus, một sợi đơn, có vỏ bọc là lipoprotein.
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, virus có dạng cấu trúc hình cầu với
nucleocapside đối xứng hình khối bao bọc bởi lớp màng ngoài. Virion là đơn vị đặc
hiệu của virus, có đường kính 40 - 50 nm (nanomet), đường kính của một khối
nucleocapside là 29 nm, là lớp vỏ bao bọc sợi ARN của virus, có những gai lồi 6 - 8
nm tập trung trên bề mặt của virus. Bộ gene của virus là một chuỗi đơn ARN, có độ
dài 12 KB (Moormann và Hulot., 1998). Virus có 2 glycoprotein E155 và E146 KD
ở trên bề mặt và 1 nucleocapside protein 36 KD (Enzmann và Weiland., 1978). Hệ
số sa lắng là 140s - 180s. Hạt virus gây nhiễm gồm 3 thành phần chính sau đây:
Nhân (core): nhân là một sợi đơn ARN nằm ở giữa hạt virus, nên virus
chủ yếu nhân lên trong bào tương của tế bào vật chủ. Theo Moening V, 1988,
nhân vừa là yếu tố di truyền, vừa là yếu tố sinh sản của virus. Theo Moorrman R.
J. M và M. M Hulot, 1998 bộ gene virus DTL là một chuỗi AND sợi đơn dài
khoảng 12 kilobases (KB), có trình tự sắp xếp giống nhau giữa gene của virus
DTL và virus gây tiêu chảy ở bò (Bovine Viral Diarrhea Virus - BVDV) và virus
gây bệnh Border ở cừu (Border Disease Virus).
Vỏ protein (Nuleocapside): theo Van Oirchot (1992), vỏ protein mang
những thành phần bên ngoài có độ dày 29 nm, trên bề mặt có những gai lồi 6 - 8
nm là thành phần có tính chất bảo vệ virus. Theo P. J Enzmann và F. Weiland,
1978, lớp nucleocapside của virus bao gồm 2 glycoprotein có trọng lượng phân
6


tử là 55 KD (Kilodanton) và 46 KD cùng với một lớp 36 KD (Trần Đình Từ,
1990). Các protein này được đặt tên là Protein E1 (GP55), Protein E2 (GP46) và
protein C (G36). Bằng phương pháp đánh dấu các phân tử, các tác giả đã nhận

thấy E1 và E2 là những Glycoprotein nằm trên bề mặt của virus, E2 tạo nên các
gai của virus. Protein E1 chứa đựng các kháng nguyên chính của virus DTL.
Trong tế bào bị nhiễm, E1 luôn được liên kết với một lycopeptide khoảng 47 KD
(Mesplede et al., 1999). Những nghiên cứu gần đây cho thấy lớp vỏ protein gồm
4 thành phần: GP55, GP48, GP44 và GP33 cùng một số các protein nhân 36KD,
23KD và 14KD (Taylor, 1995). Bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ kết tủa, Stark
R, F. T. Rumenap, G.Mayers, H. J. Thiel 1990 đã nhận thấy GP48 và GP44 có
chung một trục Protein thông thường. Cả 3 dạng này đều nằm ở dạng nhị trùng
có cầu nối Disulfide trong virus ở tế bào bị nhiễm. Theo Thiel H. J., R. Stark, F.
T. Rumenap, G. Mayers- 1991, những sự tương tác đồng hóa trị phức tạp như
vậy giữa những Glycoprotein cấu trúc đến nay chưa được mô tả ở bất kỳ một
ARN virus nào.
Thứ tự các Glycoprotein trên bộ gene của virus DTL được sắp xếp như
sau: NH2 - GP44/GP48 - GP33 - GP55 - COOH.
Màng ngoài (Envelop): theo Moenning.V, 1988 là một lớp lypoprotein.
2.2.1.3. Phân loại
Năm 1939, Geiger đã kết luận rằng không có sự khác nhau cơ bản nào về
tính kháng nguyên để sắp xếp các chủng virus DTL vào nhiều type virus khác nhau
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Nhưng từ những năm 1950, một số tác giả đã phát
hiện được hiện tượng biến chủng của virus DTL và cũng nhận thấy độc lực của virus
biến chủng thường thấp hơn độc lực của virus ban đầu (Trần Đình Từ, 1990).
Theo Van Oirchot (1998), các chủng virus DTL được phân chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: gồm các chủng virus cường độc Alfort, chủng C, chủng Thiverval.
Nhóm 2: gồm các chủng 331 và nhiều chủng khác phân lập được từ những
lợn bị bệnh thể mãn tính.
Như vậy, trong tự nhiên đã tồn tại những chủng virus có độc lực khác
nhau. Những chủng có độc lực cao thường gây ra bệnh thể cấp tính và tỷ lệ chết
7



cao, các chủng có độc lực trung bình thường gây bệnh ở thể á cấp tính hoặc mãn
tính. Các chủng có độc lực thấp thường gây tỷ lệ chết cao đối với bào thai và lợn
sơ sinh.
Virus DTL có quan hệ với virus gây bệnh ỉa chảy ở bò (Bovine viral diarrhea
virus - BVDV) về mặt cấu trúc kháng nguyên. Virus BVDV lây nhiễm cho trâu, bò,
gia súc nhai lại nhỏ và lợn. Các lây nhiễm bẩm sinh với virus BDV (Border disease
virus) gây nên bệnh Border ở cừu, dê và virus phân lập được từ hai loại này thường
được gọi là virus Border (Terpstra, 1991).
Độc lực của virus
Virus DTL phản ứng chéo với virus BVDV trong phản ứng miễn dịch
khuếch tán và phản ứng miễn dịch huỳng quang, thậm chí virus DTL và BVDV ở
một mức độ nhất định có thể hấp thụ kháng thể trung hòa của các loài virus pha
tạp. Các thí nghiệm giải độc chéo cho thấy rằng các chủng virus DTL có dạng là
một nhóm pha tạp. Trong khi đó các chủng virus BVD hình thành những nhóm
đặc tính huyết thanh rõ ràng, khác hẳn với virus DTL.
1.2.1.4. Đặc tính nuôi cấy, phân lập
Khi tiêm truyền qua cơ thể lợn, các chủng virus DTL vẫn giữ nguyên các
đặc tính gây bệnh và miễn dịch (Moenning, 1988). Cũng theo Moenning (1988),
sự thích nghi của virus đối với các loài động vật khác nhau thường thay đổi tính
gây bệnh của virus đối với lợn. Trong các loài động vật thì chỉ có thỏ là được chú
ý nhất, đặc biệt là để chế tạo ra những chủng virus vắc xin nhược độc.
Ngoài những tế bào có nguồn gốc từ lợn, virus DTL có thể nhân lên trong
những tế bào động vật khác. Dòng tế bào thận lợn PK - 15 và SK - 6 rất thích
hợp cho việc nuôi cấy virus DTL. Các chủng virus DTL cường độc thường
không gây bệnh tích tế bào (CPE) khi chúng nhân lên trong môi trường tế bào
nuôi. Đối với những chủng được mô tả là có gây bệnh lý tế bào là do trong thực
tế chúng đã bị tạp nhiễm bởi một loại virus khác. Terpstra C, 1991 cũng cho rằng
tác động gây CPE chỉ xuất hiện khi có Adenovirus.
1.2.1.5. Sự nhân lên của virus
Virus DTL nhân lên có giới hạn trong nguyên sinh chất của tế bào và


8


không gây bệnh tích tế bào. Thế hệ đầu tiên của virus được giải phóng ra khỏi tế
bào khoảng 5 - 6 giờ sau khi gây nhiễm. Theo Saatkamp H.W, 1998, trong môi
trường tế bào, virus lây lan qua tế bào bên cạnh và từ tế bào mẹ sang tế bào con
qua cầu nối nguyên sinh chất, điều này dẫn đến không có khả năng phát hiện ra
kháng nguyên virus trên bề mặt tế bào bị nhiễm.
1.2.1.6. Nguồn bệnh và phương thức lây lan của virus
Bệnh DTL là một bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh do virus gây ra chỉ ở
loài lợn (bao gồm lợn nhà và lợn rừng) (Trần Đình Từ, 1990).
Theo tác giả Đào Trọng Đạt và Trần Thị Tố Liên (1989), virus DTL tồn
tại bất cứ ở đâu có chăn nuôi lợn.
Cũng theo Đào Trọng Đạt và Trần Thị Tố Liên (1989) ở một vài vùng
giống nguồn bệnh có ở chính ngay trong những lợn nái đã được tiêm phòng.
Nhận xét này phù hợp với ý kiến của tác giả
Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1970, Moenning V, 1988: Lợn là loài vật chủ
duy nhất mang mầm bệnh và lây lan. Sự tiếp xúc giữa lợn bị bệnh và lợn mẫn
cảm là phương thức lây truyền chính của virus DTL.
Virus truyền từ đàn này sang đàn khác có thể qua nhiều đường khác nhau,
trong đó sự du nhập của những con có bề ngoài khỏe mạnh nhưng đã nhiễm bệnh
vào trong một đàn là phổ biến nhất. Bệnh có thể lan truyền từ các trại chăn nuôi,
các phương tiện vận chuyển bị nhiễm virus,… virus có thể truyền đi rất xa theo
thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt hoặc truyền bởi người chăn nuôi, nhân viên
thú y, các dụng cụ, trang thiết bị thú y; virus dường như ít có dấu hiệu lây lan từ
đàn nọ sang đàn kia bằng con đường không khí (Moenning ., 1988). Trong phòng
thí nghiệm có thể truyền virus qua thỏ, chuột lang (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970).
Virus DTL có thể sống vài tháng đến vài năm trong thịt đông lạnh. Qua
con đường thương mại, virus có trong các sản phẩm của lợn có thể du nhập vào

các nước hoặc các vùng đang an toàn dịch. Lợn mẫn cảm có thể nhiễm khi ăn
phải thức ăn có chứa các thành phần phụ phẩm của quá trình giết mổ hoặc thức ăn
thừa chất thải từ nhà bếp không qua xử lý (Trần Đình Từ, 1990).
9


Virus DTL có thể lây lan ở lợn rừng và những đàn lợn rừng nhiễm bệnh là
nguy cơ tiềm tàng đối với lợn nuôi thông qua phương thức lây nhiễm qua thức ăn
hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt là phương thức lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp
thường xảy ra ở những nơi chăn nuôi với hình thức thả rông hoặc bán thả rông.
1.2.1.7. Sức đề kháng của virus DTL
Virus DTL có sức đề kháng yếu và tùy thuộc vào trạng thái vật lý của chất
chứa virus. Trong dịch nuôi cấy tế bào, virus bị vô hoạt ở 600C trong 10 phút; ở
máu đã khử fibrin lại không bị vô hoạt ở 680C trong vòng 30 phút. Virus có khả
năng bền vững ở pH từ 5 - 10, trên và dưới giá trị pH này thì virus bị phá hủy
nhanh chóng vì vỏ virus có chứa lipid nên các dung môi của mỡ như ether,
chloform, deoxychlolate và nonided P40, saponin làm bất hoạt virus rất nhanh.
Người ta thường dùng NaOH 2% để tiêu độc chuồng trại. Virus có thể
sống trong phân gia súc trong vài ngày, sống lâu trong các sản phẩm là thịt. Thịt
lợn đông lạnh và chính những sản phẩm này là nguồn gieo rắc mầm bệnh rất
nguy hiểm. Không phát hiện ra virus trong thịt đã được chế biến và đóng hộp từ
thịt của những lợn bị bệnh (Terpstra, 1991).
Trong máu, ở nhiệt độ bình thường, virus có thể sống được 3 tháng. Máu
trộn với axit phenic, virus mất độc lực trong 60 phút ở 580C, trong 7 ngày ở
370C. Nếu bảo quản máu ở âm 200C, virus tồn tại tới 9 tháng, ở âm 400C virus
tồn tại trong 14 tháng; máu để khô trên phiến kính virus sống 5 - 6 ngày. Trong
thịt xông khói, virus sống được 37 ngày, thịt để trong tủ lạnh virus tồn tại tới 33
ngày, trong thịt ướp đông 95 ngày.
Trong thịt, nước tiểu, xác động vật chết thối, virus bị chết trong vòng 2 - 3
ngày. Trong phân, rác virus bị mất hoạt tính sau khoảng 24 giờ (Trần Đình Từ, 1990).

1.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh DTL
1.2.2.1. Động vật cảm nhiễm
Trong tự nhiên, chỉ có loài lợn (cả lợn rừng và lợn nhà) mọi lứa tuổi đều
mắc bệnh DTL (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Những nghiên cứu gần đây cho
thấy lợn con theo mẹ và lợn cai sữa bị nhiễm nhiều nhất theo Nguyễn Bá Hiên và
Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2013) ; Đào Trọng Đạt và cs. (1988); Đào Trọng Đạt và Trần
Thị Tố liên (1989) đáng chú ý là lợn nái nhiễm những chủng virus có độc lực

10


thấp gây bệnh cho thai và sơ sinh (Đào Trọng Đạt và cs., 1957).
Trong phòng thí nghiệm, khi tiêm truyền cho lợn mẫn cảm, bệnh phát ra với
triệu chứng, bệnh tích giống như trong tự nhiên. Tiêm virus cho thỏ, chuột lang thì bệnh
thường ở thể ẩn tính, có thể tái phân lập virus sau vài ngày. Tiêm truyền cho thỏ liên tục
qua nhiều đời (khoảng 150 đời) sẽ tạo ra một chủng virus nhược độc, không độc với lợn
nhưng vẫn giữ được đặc tính kháng nguyên, dùng để chế vắcxin nhược độc DTL
(Nguyễn vĩnh Phước, 1970).
Những lợn khỏe mạnh mang trùng có vai trò quan trọng trong dịch tễ học
của bệnh DTL , đặc biệt là ở những vùng virus có độc lực thấp. Lợn ở những nơi
này thường xuất hiện những thể bệnh không điển hình do những chủng virus có
độc lực thấp gây ra. Đây chính là nguồn tàng trữ mầm bệnh rất nguy hiểm. Khi
lợn nái mang thai bị nhiễm thường làm cho bào thai bị chết lưu, hoặc lợn con bị
chết sau khi sinh hoặc lợn được sinh ra nhưng yếu ớt. Những lợn con này có thể
bị chết sau khi sinh một thời gian ngắn. Virus có thể có thể gieo rắc cho những
lứa đẻ sau. Những lợn con bị nhiễm bệnh bẩm sinh có thể mang virus suốt đời và
gây ra sự truyền bệnh tiếp xúc, vì vậy gây khó khăn trong công tác phòng chống
bệnh (Van Oirchot, 1998).
1.2.2.2. Chất chứa và độc lực của virus
Trong cơ thể, virus hấp thu mạnh trên bạch cầu nên máu có độc lực sớm

nhất; các chất bài xuất như nước dãi, nước mũi, nước mắt, nước tiểu, phân, các
phủ tạng đều chứa virus; hạch lâm ba và lách chứa nhiều virus nhất (OIE, 1985).
Các chủng virus có độc lực cao thường gây bệnh thể cấp tính, các
chủng có độc lực thấp thường gây ra thể á cấp tính hoặc thể không điển hình
(Mesplede et al., 1999). Các chủng virus có độc tính khác nhau thì có tốc độ
lây lan bệnh khác nhau; những chủng virus cường độc lây lan nhanh hơn và
gây ra tỷ lệ chết cao hơn so với chủng độc lực thấp (Terpstra, 1991).
Những lợn bị nhiễm bệnh có thể thải virus trước khi phát bệnh và tiếp tục
thải virus trong quá trình bệnh, sự thải virus chỉ dừng lại khi kháng thể được sinh
ra. Vì vậy những lợn bị nhiễm virus có độc lực cao có thể thải virus với số lượng
lớn trong thời gian 10 -20 ngày, những lợn bị bệnh thể mãn tính thải virus liên
tục hoặc từng đợt cho đến khi chết.
11


1.2.2.3. Lứa tuổi mắc bệnh
Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy bệnh DTL xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi
(Trần Đình Từ, 1990), nhưng tập trung nhiều nhất ở lợn con theo mẹ và lợn mới
cai sữa. Theo Đào Trọng Đạt và Trần Thị Tố Liên (1989), do đàn lợn đã được tiêm
phòng vắc xin nhiều năm nên tuổi mắc bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng và tình
trạng miễn dịch của đàn lợn. Điều này khác với tính chất lây lan mạnh và lợn ở
mọi lứa tuổi bị bệnh, tỷ lệ chết tới 100% trong các ổ dịch của nhiều năm trước đây.
Tuy nhiên ở các huyện miền núi thuộc các tỉnh Bắc Trung bộ, do công tác tiêm
phòng không được thực hiện triệt để nên bệnh DTL vẫn xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi
(Báo cáo của Trung tâm thú y vùng III - 1998). Theo Nguyễn Xuân Bình (1998),
mặc dù quy trình tiêm phòng đã khép kín nhưng bệnh DTL vẫn xảy ra với lợn con
và lợn thịt giai đoạn 30 - 90 ngày tuổi với tỷ lệ 1- 1,5% tổng đàn.
Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh DTL tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm phòng của đàn lợn
và mức độ kháng thể trong cơ thể lợn đã được tiêm; phụ thuộc vào mức độ kháng
thể của lợn mẹ truyền qua sữa đầu mà lợn con thu nhận được, ở những vùng có tỷ

lệ tiêm phòng thấp hoặc không được tiêm phòng thì tỷ lệ chết cao và xảy ra ở
mọi lứa tuổi.
1.2.2.4. Mùa vụ bị bệnh
Theo Đào Trọng Đạt, Trần Thị Tố Liên, 1989, bệnh DTL phát ra quanh
năm, nhưng do biến động của đàn lợn nên bệnh có lúc tăng, lúc giảm. Theo thống
kê của Lê Độ (1980), ở các tỉnh miền Bắc có tới 80% số ổ dịch diễn ra trong thời
gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, các tháng còn lại số ổ dịch chỉ
chiếm khoảng 20%.
Theo thống kê của Cục thú y, những năm gần đây dịch xảy ra hầu hết ở
các tháng trong năm nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa các tháng của vụ
Đông - Xuân và Hè - Thu. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh cũng còn bị ảnh hưởng
của nhiều yếu tố như tỷ lệ tiêm phòng, số lợn lớn đã bị giết thịt, số lợn con ra đời
chưa được tiêm phòng làm cho số lượng cá thể mẫn cảm với bệnh DTL trong khu
vực tăng lên.

12


1.2.2.5. Sinh bệnh học
Trong điều kiện tự nhiên, virus vào cơ thể lợn qua đường tiêu hóa, niêm mạc
mắt, mũi, sinh dục, virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường hô hấp
hoặc các vết thương trên da; một số ý kiến còn cho rằng virus có thể đi qua nhau
thai. Theo Nguyễn Lương (1997), mọi phương pháp tiêm truyền trong phòng thí
nghiệm như tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm phúc mạc, cho ăn, hít thở đều có kết quả.
Các trường hợp lây nhiễm bệnh tự nhiên với các chủng có độc lực cao được
đặc trưng bởi các pha: nhiễm virus ở hạch, máu và nhiễm virus ở phủ tạng. Từ tế
bào thượng bì trong các hạch lâm ba, hạch amidan, virus xâm nhập vào lớp mô
lympho và từ đó virus được vận chuyển theo đường bạch huyết vào các hạch
lympho vùng. ở đó chúng được nhân lên nhanh chóng; một số lượng lớn virus
được tạo ra ở mô bào đích thứ hai là lách, hạch lâm ba nội tạng, tủy xương và

đường tiêu hóa,… Vì thế nồng độ virus trong máu cao, và chúng lại xâm nhập vào
các cơ quan khác như hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương. Tại cơ quan bị nhiễm
virus có hiện tượng thực bào do các đại thực bào tiến hành. Sự nhân lên của virus
trong bạch cầu và các tế bào hệ thống lưới nội bì dẫn đến giảm bạch cầu làm cho
lợn dễ nhiễm khuẩn thứ phát. Theo Trần Đình Từ (1990), các chủng virus có độc
lực cao thường lây nhiễm từ khi xâm nhập vào cơ thể, lan tỏa ra tất cả các cơ quan
khác trong cơ thể từ 5 - 6 ngày.
Các dạng xuất huyết trong bệnh DTL ở thể cấp tính là kết quả của sự thoái
hóa tế bào nội bì và biểu bì thành mạch quản do bị virus phá hủy, gây giảm tiểu
cầu và rối loạn tổng hợp sợi fibrin, hình thành các cục máu đông nhỏ làm tắc
nghẽn tuần hoàn gây xuất huyết lấm tấm. Virus tác động gây mụn loét ở niêm
mạc ruột già, những mụn loét này dầy lên, hình cúc áo do những sợi huyết đông
đặc lại và tạo ra những hình tròn đồng tâm.
Cách lây nhiễm đối với các chủng virus có độc lực trung bình cũng giống
với những chủng có độc lực cao nhưng tiến triển chậm hơn. ở giai đoạn lâm sàng
của bệnh, nồng độ virus trong huyết thanh thấp (hoặc không có), kháng nguyên
virus thường giới hạn ở các biểu mô, hạch amidan, tuyến nước bọt, hồi tràng và
thận. Sự xuất hiện của kháng thể đặc hiệu được đánh giá bằng sự biến mất của
13


virus DTL trong huyết thanh. Các chủng virus có độc lực thấp chủ yếu hạn chế ở
các biến đổi ở hạch bạch huyết và tuần hoàn cục bộ.
Lợn nái mang thai mắc bệnh có thể truyền virus cho bào thai ở tất cả các
giai đoạn phát triển của thai. Virus thường lan truyền qua đường máu và phát triển
ở một vài nơi dọc theo nhau thai và lan truyền từ bào thai này sang bào thai khác
(Van Oirschot, 1998). ở các bào thai, virus cũng phân bố trong các cơ quan nội
tạng và đường máu giống như lợn nhiễm bệnh với chủng có độc tính sau khi sinh.
Hậu quả cuối cùng của cách lây nhiễm từ trong bào thai có thể rất khác nhau, tùy
thuộc vào tuổi thai bị lây nhiễm và độc lực của chủng virus xâm nhập (Terpstra,

1991). Những bào thai bị nhiễm ở giai đoạn 45 ngày đầu sau khi thụ thai có
khuynh hướng chết trước khi sinh hoặc phát sinh hiện tượng lây nhiễm dai dẳng và
có đáp ứng miễn dịch cao hơn các bào thai bị nhiễm lúc 65 ngày hoặc muộn hơn.
Những bào thai lây nhiễm bởi những chủng virus có độc tính trung bình, lúc 45
ngày cuối của thời kỳ mang thai thường biểu hiện triệu chứng bệnh khi sinh hoặc
một thời gian ngắn sau khi sinh hoặc thải virus trong trường hợp lây nhiễm với
những chủng virus có độc lực thấp (Van Oirschot, 1998).
Sau khi virus xâm nhập, hệ thống nội bì của thành mạch quản có nhiều biến
đổi. Các tế bào bị sưng to do thủy thũng, các mạch quản ngoại biên bị giãn rộng,
một số bị tắc mạch dẫn đến các bệnh tích đặc trưng của bệnh DTL như xung huyết,
xuất huyết, nhồi huyết và hoại tử, viêm não - màng não và thoái hóa các tế bào nội
bì, nghẽn mạch, thâm nhiễm lymphocyte qua mạch thường thấy ở 70 - 90% các
trường hợp lợn bị chết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970).
1.2.2.6. Thể bệnh
Thể bệnh của bệnh DTL ngày nay có nhiều thay đổi, tùy thuộc vào lứa
tuổi lợn, phương thức chăn nuôi, chủng virus, thời điểm nhiễm bệnh…,nhưng các
thể bệnh chủ yếu thường gặp là: thể quá cấp, thể cấp tính, thể mãn tính và thể
tiềm ẩn (không điển hình).
* Thể quá cấp
Lợn không có triệu chứng ban đầu, bệnh xuất hiện đột ngột, sốt cao kết hợp
với trạng thái thương hàn. Lợn bệnh tử vong trong vòng 24 - 48 giờ, con vật chưa
kịp xuất hiện triệu chứng ỉa chảy. Thể này còn gọi là thể bệnh DTL khô.
14


* Thể cấp tính
Thời gian nung bệnh từ 3 - 4 ngày. ở thể này, lợn bệnh có triệu chứng điển
hình là sốt cao từ 41 - 420C, kéo dài 3 - 5 ngày. Con vật uể oải, mệt mỏi, ít vận động,
kém ăn hoặc bỏ ăn. Từ khi nhiễm bệnh đến 24 - 48 giờ thì mắt lợn sưng húp, viêm
kết mạc, mắt chảy rỉ. Xuất huyết ngoài da cũng có thể xuất hiện cùng lúc với giai

đoạn nhiệt độ tăng cao. Các triệu chứng ngoài da như điểm xuất huyết điển hình
màu đỏ (bằng đầu đinh ghim) hoặc có khi tạo thành mảng đỏ lớn ở vùng da mỏng
chân, bụng, bên trong đùi, da gốc tai,… thường ở giai đoạn cuối của bệnh. Con vật
bị viêm dạ dày, ruột, có triệu chứng nôn mửa. Lúc đầu lợn đi táo, có màng nhầy bao
quanh cục phân. Về sau ỉa chảy nặng, phân màu xám, mùi phân thối khắm rất đặc
trưng. Virus tấn công vào đường hô hấp thì con vật bị viêm niêm mạc mũi, tụ huyết,
xuất huyết ở phổi, rối loạn nhịp thở, khó thở. Virus xâm nhập vào hệ thống thần
kinh, gây xuất huyết màng não, con vật co giật, đi loạng choạng, liệt hai chân sau.
Những con vật không bị chết trong vòng 4 tuần sau khi nhiễm bệnh thì có thể phục
hồi nếu hàm lượng kháng thể trung hòa cao hoặc chuyển thành thể mãn tính. Lợn
nái chửa thường giảm khả năng sinh sản, sảy thai, đẻ non, thai khô,…
Mức độ nghiêm trọng của thể bệnh cấp tính tùy thuộc vào nhiều yếu tố
như: Tuổi con vật, khả năng đáp ứng miễn dịch, liều gây nhiễm và độc lực của
virus. Mổ khám thấy bệnh tích đặc trưng là xuất huyết hạch lâm ba. Huyết khối ở
lách, rìa lách bị nhồi huyết có hình răng cưa. Loét niêm mạc vùng van hồi manh
tràng. Trên bề mặt vết loét có phủ bựa, vẽ thành các vòng tròn đồng tâm, trông
giống như hình cúc áo. Xuất huyết thận, viêm cầu thận. Các hạch lympho chứa
đầy hồng cầu.
* Thể mãn tính
Khi lợn bị bệnh mà sống đến quá 30 ngày thì được coi là thể mãn tính.
Đặc trưng của thể bệnh này là lợn ăn rất ít hay bỏ ăn, sốt, ỉa chảy kéo dài hoặc
ngắt quãng, bạch cầu giảm. Thể này kéo dài vài tháng và cuối cùng cũng chết
(Trần Đình Từ, 1990). Các giai đoạn của thể mãn tính gồm:
- Giai đoạn đầu kéo dài 10 - 15 ngày, các triệu chứng giống như thể cấp
tính nhưng nhẹ hơn.
15


×