Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sụp mi bẩm sinh tại bệnh viện mắt trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 77 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI

ON ANH
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của
sụp mi bẩm sinh tại bệnh viện mắt trung ơng
Chuyờn ngnh: Nhón khoa
Mó s : 60.72.56
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Nguyn Xuõn Hip
H NI 2012
1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Tiến sỹ Nguyễn Xuân Hiệp và Phó giáo sư,
Tiến sỹ Vũ Bích Thủy những người thầy, cô đã dìu dắt, dạy bảo, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn vừa qua.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn toàn thể khoa Mắt trẻ em Bệnh viện Mắt
Trung Ương, đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc bệnh viện Mắt Trung Ương, Bộ
môn Mắt, khoa Sau Đại học Trường Đại Học Y Hà Nội đã dạy bảo, tạo những
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, gia đình và bạn bè những người luôn
ở bên động viên, dành cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất.
Tác giả
Đoàn Anh
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số


liệu, kết qủa nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Đoàn Anh
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mi mắt là một bộ phận rất nhỏ trên khuôn mặt nhưng lại có chức năng
hết sức quan trọng, ngoài việc thể hiện cảm xúc mi mắt còn bảo vệ đôi mắt
tránh khỏi tác nhân có hại từ bên ngoài, một trong những giác quan quan
trọng nhất của con người. Do đó, khi có bệnh lý nào xảy ra ở mi mắt thì đều
có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải phẫu và chức năng của đôi mắt.
Sụp mi bẩm sinh là một tình trạng bệnh lý của mi mắt và thường gặp ở
trẻ em. Trong một công trình nghiên cứu về tình hình các bệnh mắt và mù lòa
ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Miền Bắc Việt Nam (1985 - 1986) [5] cho thấy tỉ lệ sụp
mi bẩm sinh là 0.18% [5] và theo Berke thì tỷ lệ sụp mi bẩm sinh chiếm
khoảng 62 - 88% số trẻ bị sụp mi [13], [17].
Sụp mi bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng
đến chức năng thị giác. Theo Fiergang D.L. và cộng sự (1999) ở bệnh nhân
sụp mi tỷ lệ nhược thị có thể tăng cao từ 18% đến 27%. Theo Thapa R. (2010)
có 19,2% bệnh nhân sụp mi bị nhược thị và hay đi kèm theo lác và tật khúc
xạ. Sụp mi bẩm sinh thường liên quan đến sự phát triển bất thường quá trình
hình thành phát triển cơ nâng mi. Đánh giá bệnh nhân sụp mi bẩm sinh đầu
tiên phải khai thác các yếu tố như tiền sử sản khoa, tiền sử gia đình hoặc qua
hình ảnh cũ của bệnh nhân.
Như vậy sụp mi có liên quan và nhiều khi là nguyên nhân gây ra một
loạt các hệ lụy khác như loạn thị, nhược thị hay các tư thế bù trừ. Vì vậy việc
đánh giá đúng tình trạng sụp mi và các bệnh lý đi kèm trong sụp mi sẽ góp
phần quan trọng trong việc khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị. Phẫu thuật
nhằm đạt được yêu cầu thẩm mỹ và duy trì chức năng thị giác, phòng ngừa
nhược thị cho bệnh nhân sụp mi bẩm sinh.

4
Bên cạnh việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ sụp mi ảnh hưởng nhiều đến
chức năng giải phẫu nhãn cầu, nhiều nghiên cứu trên thế giới nhận thấy tỷ lệ
lác, loạn thị và nhược thị là không nhỏ có thể tới 25 - 30% [19], [24], [28].
Tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn thể
đặc điểm lâm sàng và các bệnh lý nhãn cầu đi kèm trong sụp mi bẩm sinh.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng của sụp mi bẩm sinh tại Bệnh Viện Mắt Trung ương” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của sụp mi bẩm sinh.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sụp mi bẩm sinh.
5
Chương I
TỔNG QUAN
1.1. CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỌC MI MẮT
1.1.1. Phôi thai học của mi mắt
Về phương diện bào thai học, sự phát triển của mi mắt gắn liền với sự
hình thành của lệ đạo và nhãn cầu. Mi dưới xuất hiện trước và mi trên xuất
hiện sau. Mi mắt có nguồn gốc từ trung bì, vào khoảng tháng thứ hai của bào
thai mới bắt đầu hình thành hai nếp trung bì che trước mầm của mắt. Trong
tuần thứ bảy, hai nếp mi trên và mi dưới phát triển trên nhãn cầu, hai nếp mi
dưới dính với nhau trong tuần thứ tám. Lông mi và các tuyến tiếp tục phát
triển. Cơ vòng cung mi hình thành từ nếp trung bì trong tuần thứ mười hai.
Hai nếp mi tách rời nhau vào cuối tháng thứ năm trùng khớp với sự tiết ra của
chất nhầy từ tuyến bã nhờn và sự sừng hóa của biểu mô bề mặt [7].
1.1.2. Giải phẫu sinh lý mi mắt [1], [9], [12]
Mắt có hai mi mắt, mi trên và mi dưới cách nhau bởi khe mi. Bề rộng
của khe rất thay đổi tùy theo chủng tộc, tùy theo từng cá nhân. Khi mở mắt,
khe mi dài khoảng 30mm, rộng khoảng 15mm. Khi nhắm mắt hai mi khép
chặt đáy của hốc mắt che kín mặt trước nhãn cầu, do đó mi mắt có vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ nhãn cầu chống các yếu tố bên ngoài như: ánh

sáng, sức nóng, bụi bặm và các dị vật khác. Nhờ những động tác chớp mắt, mi
mắt dàn đều nước mắt lên giác mạc và kết mạc đảm bảo độ ướt cần thiết cho
các tổ chức này.
6
1.1.2.1. Đại cương về hình thể của mi mắt
Mỗi mi có hai mặt: trước – sau, hai góc: trong – ngoài và bờ tự do.
Hình 1.1. Hình thể ngoài mi mắt [24 ]
Mặt trước
Giới hạn không thật rõ rệt, có thể coi như mi trên bắt đầu từ bờ dưới
của lông mày trở xuống, và mi dưới thì bắt đầu từ rãnh mi trở lên.
Mỗi mi có một nếp da song song với bờ tự do, nếp này càng rõ khi ta
mở to mắt, đó là những rãnh hốc – mi mắt. Khoảng giữa bờ tự do của mi mắt
và rãnh hốc mắt – mi mắt là phần sụn của mi mắt, phía ngoài của rãnh hốc mi
mắt là phần da mềm mại hơn tương ứng với tổ chức mỡ của hốc mắt nằm sâu
ở phía sau.
Trong hai rãnh hốc – mi mắt thì rãnh trên sâu hơn rãnh dưới, còn rãnh
dưới thì gần bờ tự do hơn. Đôi khi có một nếp da đứng dọc có độ cong quay
ra ngoài nối liền hai rãnh kể trên, nếp da này đi qua chỗ dính của dây chằng
mi trong đó là nếp quạt (epicanthus).
7
Mặt sau
Mặt sau của mi có kết mạc mi phủ kín. Bình thường kết mạc mi màu
hồng, trơn, bóng, khi nhắm mắt thì độ cong của mặt sau mi áp sát vào bán
phần trước của nhãn cầu.
Góc ngoài
Góc ngoài của khe mi cách thành ngoài hốc mắt 6 -7mm về phía trong
và cách khớp nối trán – gò má chừng 10mm.
Góc trong
Có hai tổ chức cần chú ý: cục lệ và nếp bán nguyệt.
Bờ tự do của mi mắt

Chiều dài của bờ tự do khoảng 30mm, chiều dày bình thường đo được là
2-3mm. Cách góc trong mắt phía ngoài 6mm, trên bờ tự do của hai mi có
bộ lệ.
Lông mi
Nằm trên bờ tự do của mi mắt, mi trên có từ 70-140 sợi, mi dưới có từ
70-80 sợi, mỗi sợi dài từ 8-12mm. Giữa hàng lông mi và bờ sau mi mắt có
một hàng khoảng 30 lỗ tuyến, những lỗ này rất bé thông với các tuyến
Meibomus ở trong mi.
1.1.2.2. Cấu tạo giải phẫu học của mi mắt [1], [4], [9]
Mi mắt được cấu tạo bởi 5 lớp từ ngoài vào trong là:
Da: da mỏng, dễ di động có hệ thống mao mạch khá phong phú nên sức sống
tốt, đó là điều kiện thuận lợi để tiến hành phẫu thuật tạo hình ở vùng này.
Mô dưới da: nhão và không chứa mô mỡ [4], [9].
Lớp cơ: mi mắt có 2 cơ chính (cơ nâng mi trên và cơ vòng cung mi). Nhiệm
vụ chủ yếu của hai cơ này là mở và nhắm mắt, ngoài ra còn có ba cơ nữa ít
quan trọng hơn là cơ Muller, cơ Riolan và cơ Horner [11], [12].
8

Hình 1.2: Mi trên (cắt đứng dọc) [24]
Cơ nâng mi trên [8], [12]
- Phôi thai học: cơ nâng mi trên có nguồn gốc từ trung bì cùng với cơ
trực trên và cơ chéo trên (vì vậy bệnh lý của cơ nâng mi thường phối hợp với
2 cơ này). Trong thời kỳ phôi thai cơ trực trên xuất hiện trước, rồi đến cơ
chéo và sau cùng là cơ nâng mi trên. Từ tháng thứ 2 của bào thai, phần cuối
cùng của cơ nâng mi ra khỏi bờ trên của sụn và tiến ra mặt trước của sụn mi
9
trên. Đến tháng thứ 4 cơ nâng mi mới phát triển hoàn chỉnh và gắn vào nửa
dưới mặt trước của sụn bởi những dải mô liên kết.
- Giải phẫu cơ nâng mi trên: cơ nâng mi trên là một cơ dài xuất phát từ
gân Zinn, đi thẳng ra trước, sát thành trên hốc mắt và đi phía trên cơ trực trên.

Khi ra phía trước cơ xòe ra như hình nan quạt, đến bờ trên hốc mắt thì dẹt dần
và bám tận vào mi trên ở 2 phần: phần trên các thớ cơ xuyên qua các bó sợi
cơ vòng cung mi và bám tận vào lớp sau da mi trên, phần dưới dính vào nửa
dưới mặt trước sụn.
- Mạch máu của cơ nâng mi:
+ Động mạch: các nhánh của động mạch mắt đi vào cơ nâng mi theo bờ
trong của cơ, đôi khi còn có một nhánh của động mạch trên hốc đến nuôi
vùng này. Ngoài ra ở phía trước cơ nâng mi còn nhận nhánh của động mạch lệ
đi vào theo bờ ngoài của cơ.
+ Tĩnh mạch: tập trung ở phần trước của cơ.
Ở phần hốc mắt của cơ, máu chảy về phía trong thì theo tĩnh mạch mắt
hay rễ trên của tĩnh mạch này, phía ngoài thì theo tĩnh mạch lệ.
Ở phần mi, các tĩnh mạch của cơ nâng mi đổ cả vào cung tĩnh mạch trên sụn.
Thần kinh chi phối cơ nâng mi do thần kinh III chi phối.
10
Hình 1.3: Cơ nâng mi trên [24]
Cơ vòng cung mi: là một cơ vân, mỏng, dẹt gồm nhiều bó sợi tròn đồng
tâm, có nhiệm vụ nhắm kín mắt. Cơ gồm 2 phần:
- Phần mi: ở ngay trên mặt sụn mi, gồm nhiều bó sợi
+ Một bó nhỏ sát ngay bờ mi.
+ Một bó ở ngay trước mặt sụn.
+ Một bó ở cao hơn, ngay trước vách ngăn.
- Phần hốc mắt: phần cơ này rải rộng trên xương trán phần trước của hố
thái dương, phần trên xương gò má và cành trên của xương hàm trên.
- Thần kinh chi phối do thần kinh VII.
11
Hình 1.4. Cơ vòng mi và các cơ liên quan [24]
A. Cơ trán; B. Cơ mày; C. Cơ khớp mũi; D. Cơ vòng mi phần trước hốc mắt
E. Cơ vòng mi phần vách; F. Cơ vòng mi phần trước sụn;
Cơ Muller: là một cơ trơn, bé đi từ mặt dưới cơ nâng mi đến phần trên

của sụn mi trên. Chiều rộng của cơ phía trên khoảng 15mm, phía dưới khoảng
10mm. Cơ Muller do thần kinh giao cảm chi phối.
Cơ Riolan: là một cơ bé, kích thước rộng khoảng 1mm, dày 1mm nằm
trong khoảng giữa hàng chân lông mi và kết mạc. Cơ đi từ mào lệ lượn qua 2 lệ
quản rồi đến góc ngoài khe mi và dính vào giữa 2 phần của dây chằng mi ngoài.
Cơ Horner: là một cơ bé, nằm ở trước vách ngăn của hốc mắt và ở mặt
sau dây chằng mi trong, bám vào mặt sau mào lệ sau, khi cơ co bóp đẩy nước
mắt vào túi lệ.
Lớp xơ: nằm giữa lớp cơ và kết mạc, gồm có mô liên kết, vách ổ mắt,
sụn mi. Mỗi mắt có hai sụn mi, trên và dưới. Sụn mi được cấu tạo bởi mô xơ
dày, có hình nửa bầu dục, dài 2,5cm, chỗ rộng nhất của sụn mi trên là 10mm
12
và của sụn mi dưới là 5mm ở bờ xa các sụn mi trên và dưới có cơ sụn mi trên
và cơ sụn mi dưới. Ở hai đầu ngoài và trong các sụn mi dây chằng mi ngoài
cả dây chằng mi trong [9].
Vách ổ mắt là một màng đàn hồi ngăn cách mi mắt với các tổ chức
trong hốc mắt, đi từ bờ xương hốc mắt, nối với sụn mi và các dây chằng mi.
Khi phẫu thuật ở mi nếu làm rách nó, mỡ trong hốc mắt sẽ phòi ra.
Lớp kết mạc: là lớp trong cùng của mi và là một phần mi của kết mạc
mắt [11], [12].
1.2. BỆNH HỌC SỤP MI
1.2.1. Định nghĩa
Bình thường mi trên phủ rìa giác mạc cực trên khoảng 1-2mm. Sụp mi
là sự sa của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường của nó.
1.2.2. Phân loại
Vấn đề xác định loại của sụp mi thì quan trọng vì nó giúp lựa chọn
phương pháp điều trị thích hợp. Có nhiều cách phân loại sụp mi, tuy nhiên đa
số các tác giả đều chia thành 2 nhóm chính là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc
phải [1], [8], [16], [22], [29], [36].
1.2.2.1. Sụp mi bẩm sinh: chiếm 75% trường hợp sụp mi, xuất hiện sớm ngay

từ lúc mới sinh, mức độ từ nhẹ đến trung bình, độ sụp không thay đổi trong
ngày và có thể bị cả hai mắt.
Sụp mi bẩm sinh đơn thuần:
- Thường gặp nhất (1 hoặc 2 bên).
- Có thể kết hợp với tật khúc xạ.
13
- Ít gây nhược thị.
Sụp mi phối hợp với những bất thường bẩm sinh khác:
- Sụp mi bẩm sinh phối hợp với bất thường vận nhãn:
+ Sụp mi phối hợp với yếu cơ thẳng trên (5 đến 10%), do mối liên hệ
giữa cơ nâng mi trên và cơ thẳng trên trong thời kỳ bào thai [24], [29].
+ Liệt cơ nâng mi: sụp mi 1 bên, lác xuống và có nguy cơ nhược thị.
+ Liệt thần kinh III bẩm sinh (hiếm gặp): lác xuống và ra ngoài ở mắt
sụp mi, thường nhược thị.
+ Hội chứng Marcus-Gunn: chiếm khoảng 5% trong sụp mi bẩm sinh.
Hình 1.5: Hội chứng Marcus-Gunn [16]
Hội chứng này bao gồm:
* Sụp mi, thường là sụp mi một bên và hay gặp bên mắt trái.
* Đồng động tác hàm – mi (mi trên bị kéo lên cùng với sự chuyển động
của hàm dưới). Mi mắt nâng lên khi bệnh nhân há miệng hoặc xương hàm
dưới chuyển động sang bên đối diện với mắt sụp mi. Điều này được giải thích
14
do một vài sợi thần kinh V bị dẫn truyền sai vào nhánh của thần kinh III điều
khiển cơ nâng mi trên [1], [9], [26].
* Thường có rối loạn vận nhãn (liệt cơ trực trên).
- Sụp mi bẩm sinh kết hợp với những dị dạng ở mặt: chiếm tỉ lệ 3-6%.
Hội chứng hẹp khe mi:
Sụp mi 2 bên và cân xứng.
Mi trên ngắn.
Nếp quạt ngược (epicanthus).

Hai mắt xa nhau (telecanthus).
Lộn mi dưới bẩm sinh.
Hình1.6. Hội chứng hẹp khe mi
1.2.2.2. Sụp mi mắc phải: chiếm 25% trường hợp và do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Sụp mi mắc phải có thể xuất hiện lúc sinh và do đó có thể bị nhầm
với sụp mi bẩm sinh, được chia thành 5 nhóm [1], [6], [16], [22].
- Sụp mi do tổn thương thần kinh (nguồn gốc trung ương hay ngoại biên)
- Sụp mi do cơ: nhược cơ, bệnh cơ do ty lạp thể, bệnh Steiner.
15
- Sụp mi do cân.
- Sụp mi do chấn thương: chấn thương đụng dập hay chấn thương xuyên
vào cân cơ có thể gây sụp mi vĩnh viễn. Phẫu thuật hốc mắt và phẫu thuật
thần kinh cũng có thể gây sụp mi.
- Sụp mi do yếu tố cơ học.
1.2.2.3. Giả sụp mi: là tình trạng mi mắt trông có vẻ thấp hơn bình thường, và
có nhiều nguyên nhân:
Epicanthus và sự không cân đối của khuôn mặt.
Lõm mắt hoặc lồi mắt bên đối diện.
Nhãn cầu nhỏ, không có nhãn cầu hoặc teo nhãn cầu.
Thừa da mi trên quá mức.
Rộng khe mi bên đối diện.
Hẹp khe mi phối hợp với hội chứng Duane’s.
Lác lên hay lác xuống đối bên.
Co rút mi trên ở một mắt có thể làm cho mắt bên kia có vẻ sụp.
1.2.3. Cơ chế bệnh học của sụp mi bẩm sinh [8]
Có nhiều ý kiến khác nhau về bệnh sinh của sụp mi bẩm sinh.
- Berke và Wadsworth (1955) phát hiện dưới kính hiển vi cho rằng sụp
mi bẩm sinh là do sự phát triển bất thường trong phần trước của cơ nâng mi,
một phần các sợi cơ vân ở sau dây chằng ngang bị thay thế bởi mô sợi [21].
- Lemagne (1992) nghiên cứu trên 38 trường hợp cho thấy mối tương

quan có ý nghĩa giữa sụ hiện diện và khiếm khuyết của sợi cơ vân với mức độ
sụp mi và chức năng cơ nâng mi [32].
16
- Theo Sullivan JH (1995) trong sụp mi bẩm sinh sợi cơ vân của nâng mi
bị thay thế bởi mô sợi và mô mỡ [44].
- Lê Tấn Nghĩa (2002) phân tích kết quả giải phẫu bệnh ở cả sụp mi
nặng và nhẹ thấy tất cả các mẫu cơ đều có sự thoái hóa ở các mức độ khác
nhau [10].
1.2.4. Thăm khám và đánh giá
Trong sụp mi bẩm sinh cần xác định tiền sử gia đình, tiền sử chấn
thương sản khoa, cần xem sụp mi ở một hay hai bên, mức độ sụp mi, chức
năng cơ nâng mi và các dấu hiệu khác kèm theo.
Theo Buerger DH [10] khi khám bệnh nhân sụp mi cần phải tiến hàng
theo 7 bước được viết tắt thành từ DESTINY trong đó:
D (droop): độ sụp mi.
E (excursion): biên độ hoạt động của cơ nâng mi.
S (superior rectus function): chức năng cơ thẳng trên.
T (tearing): khảo sát chế tiết nước mắt bằng test Schirmer.
I (iliff test): xác định chức năng cơ nâng mi ở trẻ nhỏ.
N (nerves): đánh giá sự nhạy cảm của giác mạc và tình trạng nhược cơ.
Y (yawn): dấu hiệu Bell và Jaw-Wink.
Theo Hội nhãn khoa Mỹ ở những bệnh nhân sụp mi cần đo 4 yếu tố
lâm sàng: độ cao khe mi, khoảng cách bờ mi - tâm đồng tử, vị trí nếp gấp da
mi trên và chức năng cơ nâng mi. Những dữ liệu này được ghi lại bằng hình
vẽ: bao gồm giác mạc, kích thước đồng tử và vị trí của mi trên và mi dưới đối
với cấu trúc này [1].
1.2.4.1. Đánh giá độ sụp mi
17
Có nhiều cách đánh giá mức độ sụp mi.
- Theo Phan Dẫn [3] dựa vào 2 yếu tố:

+ Đo độ rộng của khe mi khi mắt ở tư thế nhìn thẳng. Bình thường độ
rộng khe mi khoảng 9-10mm.
+ Vị trí bờ tự do mi trên so với vùng rìa và đồng tử. Bình thường bờ tự
do mi trên nằm ở điểm giữa khoảng cách nối giữa rìa trên với bờ trên của đồng tử.
+ Sụp mi có thể phân độ như sau:
Nhẹ: khi bờ tự do ở trên đồng tử (2mm).
Vừa: khi bờ tự do ở ngay sát bờ trên đồng tử (3mm).
Nặng: khi bờ tự do phủ lên đồng tử một phần hay toàn bộ đồng tử (4mm
hay hơn nữa).
- Theo Beard: đánh giá mức độ sụp mi bằng việc xác định khoảng cách
của bờ tự do mi trên so với rìa giác mạc cực trên bằng thước đo milimét. Cho
bệnh nhân nhìn thẳng, xác định vị trí cực trên rìa giác mạc ở thước đo
milimét, sau đó xác định vị trí của bờ tự do. Khoảng cách của 2 điểm trên
được coi là mức độ che phủ mi trên với giác mạc [19].
+ Sụp mi có thể phân độ như sau:
Nhẹ: khi bờ mi trên phủ rìa giác mạc 4mm.
Trung bình: khi bờ trên phủ rìa giác mạc 5mm.
Nặng: khi bờ mi trên phủ rìa giác mạc 6mm hoặc hơn.
- Theo một số tác giả khác: xác định mức độ sụp mi bằng cách đo
khoảng cách bờ mi – tâm đồng tử: là khoảng cách từ bờ mi trên đến điểm
phản quang trên giác mạc ở tư thế nguyên phát. Điểm phản quang có thể bị mi
che lấp trong những trường hợp sụp mi nặng, do đó có giá trị âm. Giác mạc
18
có đường kính trung bình là 11mm, nếu bờ mi ngang tâm giác mạc thì mi mắt
trên sẽ phủ rìa giác mạc 5,5mm [1]. Sụp mi được phân độ như sau:
Nhẹ: khi bờ mi trên phủ rìa giác mạc 4mm.
Trung bình: khi bờ mi trên phủ rìa giác mạc 5mm.
Nặng: khi bờ mi trên phủ rìa giác mạc >6mm.
- Theo Trần Thiết Sơn [13] đánh giá mức độ sụp mi bằng việc xác định
khoảng cách của bờ tự do so với rìa giác mạc cực trên bằng thước đo milimet.

Cho bệnh nhân nhìn thẳng xác định vị trí của bờ tự do. Khoảng cách của hai
điểm trên được coi là mức độ che phủ mi trên với giác mạc. Sụp mi có thể
phân độ như sau:
Độ sụp mi trên
lâm sàng
Khoảng cách bờ mi tự do tới
rìa giác mạc
Mức độ sa trễ của
mi trên
Người bình thường 1 - 2 mm
Nhẹ 3 - 4 mm 1 – 2 mm
Trung bình 5 - 6 mm 3 – 4 mm
Nặng > 6mm > 4mm
1.2.4.2. Đánh giá chức năng cơ nâng mi [3],[4], [10], [25]
Đánh giá chức năng cơ nâng mi bằng cách đo biên độ bờ tự do mi trên
khi nhãn cầu vận động từ tư thế liếc hết sức xuống dưới rồi liếc hết sức lên
trên. Dùng ngón cái ấn lên cung mày để loại trừ sự tham gia của cơ trán.
Chức năng cơ nâng mi được chia thành 3 mức độ như sau:
Tốt : > 8mm
Trung bình : 5-7mm
19
Yếu: : <4mm
Hình1. 7. Đánh giá chức năng cơ nâng mi [16]
1.2.4.3. Các dấu hiệu khác kèm theo: các dấu hiệu này chứng tỏ sụp mi nặng
- Lông mi hướng xuống dưới.
- Mất nếp gấp mi trên.
- Co rút cơ trán biểu thị bằng rướn lông mày.
- Ngửa cổ ra sau.
- Giảm thị lực.
- Thử nghiệm lật mi, nếu mi trên luôn ở tư thế đã bị lật chứng tỏ cơ

nâng mi yếu hay không còn hoạt động [3].
1.2.4.4. Các dấu hiệu bất thường khác [16], [36]
- Bất thường vận nhãn: cần đánh giá mức độ liếc mắt lên trên hay dấu
hiệu Charles-Bell không vì nếu không rất dễ bị viêm giác mạc.
20
- Tình trạng giác mạc: đánh giá cảm giác giác mạc (có tăng hay giảm
cảm giác) phản xạ chế tiết nước mắt (có khô mắt hay không) do nguy cơ bị
viêm giác mạc.
- Đồng vận mi-xương hàm dưới trong hội chứng Marcus-Gunn.
- Hẹp khe mi bẩm sinh thường kèm theo sụp mi hai mắt, epicanthus, lật
mi dưới ngoài, thiếu hụt da mi hay còn gọi là mi nhỏ (micro-blepharie).
- Tình trạng lác và song thị kèm theo.
1.2.4.5. Các xét nghiệm để chẩn đoán sụp mi do nhược cơ
- Test prostigmine: tiêm bắp 1- 1,5mg prostigmine, trước đó 10 phút,
tiêm 0,5mg atropine để chống tác dụng phụ của prostigmine. Nghiệm pháp
prostigmine (+) khi sụp mi mất đi sau 30 phút và kéo dài 2 giờ.
- Test tensilon: tổng liều là 10mg, chia nhỏ để tiêm dần, đầu tiên tiêm
2mg tĩnh mạch, 1 phút sau nếu sụp mi không giảm thì tiêm thêm 4mg, 1-2
phút sau không giảm lại thêm 4mg nữa. Nghiệm pháp tensilon (+) khi sụp mi
giảm sau khi tiêm 1-2 phút.
- Đánh giá mức độ song thị.
1.3. Sự liên quan giữa sụp mi với một số yêu tố kèm theo
- Anderson (1980) cho rằng nhược thị là hậu quả của sụp mi, lác, lệch
khúc xạ và những rối loạn bẩm sinh khác như: rung giật nhãn cầu, sụp mi
phức tạp (sụp mi phối hợp với u sợi thần kinh hay u mạch máu). Nhưng qua
21
nghiên cứu tác giả thấy trên 123 bệnh nhân sụp mi đơn thuần cho thấy tỉ lệ
nhược thị 20%, và khuyến cáo khám cẩn thận những trường hợp sụp mi bẩm
sinh để phát hiện và điều trị nhược thị [17], [18].
- Merriam, Ellis và Helveston (1980) theo dõi 65 bệnh nhân sụp mi

bẩm sinh thấy có 19 bệnh nhân (29%) có bất thường về chức năng (lệch khúc
xạ, lác và nhược thị) [34].
- Gusek-Schneider và Martus nghiên cứu trên 100 bệnh nhân trong đó
có 128 mắt sụp mi (72 bệnh nhân sụp mi 1 bên và 28 bệnh nhân sụp mi 2 bên)
phát hiện 70% mắt nhược thị trong đó 3,9% là do sụp mi. Tác giả thấy rằng
những trường hợp sụp mi một bên có tỉ lệ nhược thị cao hơn sụp mi hai bên
và điều này được giải thích là do khi sụp mi 2 bên bệnh nhân có tư thế bù trừ
là ngửa đầu rướn trán nên sẽ ít nhược thị hơn. Ngoài ra tác giả còn nhận thấy
bệnh nhân sụp mi có tỉ lệ cận thị cao hơn so với người không sụp mi và tỉ lệ
cận ở mắt sụp mi cao hơn mắt bên kia (15% so với 4,4%) [28].
- Stark N có 70% bệnh nhân sụp mi bẩm sinh có tật khúc xạ trong đó
43% có loạn thị hơn 1diop và 50% có tình trạng nhược thị [42].
- Hornblass (1995) thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sụp
mi nặng và nhược thị [29].
- Fiergang DL (1999) thấy rằng nhược thị có thể gặp trong sụp mi bẩm
sinh mà không cần sự hiện diện của lệch khúc xạ và lác [27].
- Richard L. Aderson; Sally A. Baumgarner (1980) trong 113 bệnh
nhân sụp mi bẩm sinh thì có 32% bệnh nhân có kèm theo lác [18].
22
- Lê Tuấn Dương (2003) nghiên cứu 59 mắt sụp mi bẩm sinh thấy
15/59 mắt chiếm 25,4% nhược thị và 3/59 mắt chiếm 5% nhược thị chỉ tìm
thấy nguyên nhân sụp mi đơn thuần.[6]
23
Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Là những bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán xác định là sụp mi
bẩm sinh tại khoa Mắt Trẻ Em Bệnh Viện Mắt trung ương từ 1/2012 đến
6/2012.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân sụp mi bẩm sinh đang có bệnh lý nhiễm trùng ở mắt: viêm
loét giác mạc, viêm mủ túi lệ, viêm màng bồ đào
- Bệnh nhân không phải là sụp mi bẩm sinh.
- Bệnh nhân không hợp tác hay không đồng ý thăm khám.
2.1.3. Cách lấy mẫu nghiên cứu
Chọn tất cả các bệnh nhân có đủ các tiêu chuẩn trên cho đến khi đủ cỡ
mẫu nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu.

24
Trong đó: N là cỡ mẫu
Z là hệ số tin cậy, chọn Z = 95%, α = 0,05.
Ta có Z(1-α/2) = 1,96
p là tỷ lệ bệnh, p = 0,05
q = 1 – p
d là sai số ấn định trong nghiên cứu, d = 0,05.
Theo công thức trên, ta tính được số mẫu tối thiểu là 73 mắt.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
Thăm khám về chức năng:
- Bảng đo thị lực Snellen, bảng thị lực hình.
- Bộ thử kính.
Thăm khám về bệnh lý của mắt.
- Nhãn áp kế Maklakov với quả cân 10g.
- Máy Javal đo khúc xạ giác mạc.
- Bộ dụng cụ soi bóng đồng tử.

- Máy đo khúc xạ tự động.
- Máy sinh hiển vi khám bệnh.
- Đèn soi đáy mắt cầm tay.
- Dụng cụ khám lác: lăng kính, máy Synoptophore để phát hiện độ lác
chủ quan, khách quan, mức độ thị giác hai mắt.
Đánh giá bệnh lý sụp mi bẩm sinh.
- Thước milimet để đo chức năng cơ nâng mi trên.
25

×