Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Quy Hoạch Mạng Lưới Quan Trắc Tài Nguyên Và Môi Trường Quốc Gia Giai Đoạn 2016 - 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.93 KB, 80 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số
/2015/QĐ-TTg ngày
của Thủ tướng Chính phủ)

Hà Nội, tháng

năm 2015

tháng

năm 2015


MỤC LỤC
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG QUY HOẠCH..........................6
MỞ ĐẦU..............................................................................................................7
PHẦN THỨ NHẤT...........................................................................................10
HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ
MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC
GIA ĐẾN NĂM 2015........................................................................................10

I. MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
.....................................................................................................................10
A. TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH MẠNG QUAN TRẮC


TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2015...............10
B. ĐÁNH GIÁ CÁC MẠNG QUAN TRẮC THÀNH PHẦN CỦA
MẠNG QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA........11
1. Mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn.........................................12
1.1. Mạng lưới trạm khí tượng bề mặt............................................12
1.2. Mạng lưới điểm đo mưa...........................................................12
1.3. Mạng lưới trạm khí tượng cao không......................................12
1.4. Mạng lưới trạm thủy văn.........................................................14
1.5. Mạng lưới trạm khí tượng hải văn...........................................14
1.6. Mạng lưới trạm, điểm quan trắc môi trường đã lồng ghép tại
các trạm khí tượng thủy văn........................................................................16
1.7. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch...................................16
2. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước.............................................17
2.1. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước quốc gia......................17
2.2. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch...................................18
3. Mạng lưới quan trắc môi trường.....................................................20
3.1. Mạng lưới quan trắc môi trường nền......................................20
3.2. Mạng lưới quan trắc tác động.................................................20
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch...................................24
4. Mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường biển............................27
4.1. Mạng lưới quan trắc bằng radar biển.....................................27
4.2. Mạng lưới quan trắc bằng phao biển......................................28
4.3. Đánh kết quả thực hiện Quy hoạch.........................................29
5. Mạng lưới quan trắc định vị vệ tinh và địa động lực......................30
5.1. Mạng lưới quan trắc định vị vệ tinh........................................31
5.2. Điểm quan trắc địa động lực...................................................31
6. Mạng lưới quan trắc viễn thám.......................................................32
2



6.1 Mạng lưới quan trắc viễn thám.....................................................32
6.2. Một số kết quả đạt được...............................................................32
6.3. Đánh giá mạng lưới quan trắc viễn thám.....................................33
7. Mạng lưới quan trắc tài nguyên đất.................................................34
8. Hiện trạng mạng lưới phòng thí nghiệm.........................................35
II. ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT
ĐỘNG QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM
2015.............................................................................................................37
1. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quan trắc.............37
2. Ứng dụng khoa học công nghệ trong truyền tin, xử lý, dự báo, quản
lý, khai thác và chia sẻ thông tin, số liệu.....................................................38
III. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐẾN
NĂM 2015..................................................................................................39
1. Nguồn nhân lực...............................................................................39
1.1. Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay.......................................40
1.2. Thuận lợi, khó khăn.................................................................41
2. Kinh phí đầu tư phát triển...............................................................42
3. Kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên.......................................43
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG......................................................................45
1. Những kết quả đạt được..................................................................45
2. Những mặt còn hạn chế...................................................................45
PHẦN THỨ HAI...............................................................................................47
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC..................................................47
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA............................................47
GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030................................47

I. PHẠM VI, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH........47
1. Phạm vi của quy hoạch....................................................................47
2. Quan điểm xây dựng quy hoạch......................................................47
2.1. Quan điểm chung.....................................................................47

2.2. Nguyên tắc và tiêu chí lồng ghép các trạm quan trắc.............48
3. Mục tiêu của quy hoạch..................................................................48
3.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030...........................................48
3.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................48
II. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016- 2025, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030.........................................................................................50

3


A. TỔNG HỢP CHUNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016- 2025,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.....................................................................50
B. QUY HOẠCH CÁC MẠNG QUAN TRẮC THÀNH PHẦN CỦA
MẠNG QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA........55
1. Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn.........................................55
1.1. Mạng lưới quan trắc khí tượng................................................55
1.2. Mạng lưới quan trắc thủy văn.................................................56
1.3. Mạng lưới quan trắc khí tượng hải văn...................................58
2. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước.............................................59
2.1. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mặt..............................59
2.2. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất.......................61
3. Mạng lưới quan trắc môi trường.....................................................63
3.1. Mục tiêu...................................................................................63
3.2. Cơ sở xây dựng quy hoạch.......................................................63
3.3. Nội dung quy hoạch.................................................................63
4. Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường biển.......................65
4.1. Mục tiêu...................................................................................65
4.2. Cơ sở xây dựng quy hoạch:.....................................................65

4.3. Nội dung của quy hoạch..........................................................65
5. Mạng lưới quan trắc định vị vệ tinh và địa động lực......................66
5.1. Mục tiêu...................................................................................66
5.2 Nội dung quy hoạch..................................................................66
6. Mạng lưới quan trắc viễn thám.......................................................67
6.1 Mục tiêu....................................................................................67
6.2 Nội dung quy hoạch..................................................................67
7. Mạng lưới quan trắc địa chất, khoáng sản.......................................67
7.1 .Mạng lưới quan trắc tại các mỏ khoáng sản độc hại..............68
7.2. Mạng lưới quan trắc tai biến địa chất và trượt lở đất đá........69
8. Mạng lưới quan trắc tài nguyên đất.................................................69
8.1. Mục tiêu...................................................................................69
8.2. Thực hiện quan trắc tài nguyên đất.........................................70
9. Mạng lưới các phòng thí nghiệm....................................................70
10. Hệ thống sơ đồ quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi
trường..........................................................................................................71

4


III. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
TRONG HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030.................72
PHẦN THỨ BA.................................................................................................74
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.........................................................74

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.............................74
1. Hoàn thiện về chính sách pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy......74
2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ quan trắc.......74
3. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ và đào tạo

nguồn nhân lực............................................................................................74
4. Mở rộng hợp tác quốc tế.................................................................75
5. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư.........................75
II. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.................................75
1. Nguồn nhân lực...............................................................................75
2. Kinh phí đầu tư phát triển...............................................................75
3. Kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên.......................................75
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH................................76
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường.........................................................76
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính............................................76
3 Các Bộ, ngành khác..........................................................................77
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...............77
KẾT LUẬN........................................................................................................78
PHỤ LỤC...........................................................................................................79

5


MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG QUY HOẠCH
Trong Quy hoạch này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Điều tra cơ bản là hoạt động điều tra để có được các thông tin, dữ liệu cơ
bản (về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các yếu tố kinh
tế - xã hội khác) phục vụ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung,
dài hạn cho các ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế xã hội.
Quan trắc là một dạng điều tra cơ bản đặc thù, được thực hiện lặp lại về
vị trí, phương pháp, đối tượng, yếu tố, tần suất.
Quan trắc tài nguyên và môi trường là việc quan sát, đo đạc trực tiếp
hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số phản ánh sự biến đổi của các
yếu tố khí tượng thuỷ văn, tài nguyên đất, nước, môi trường và các yếu tố tự
nhiên khác; xử lý thông tin thu thập được để cung cấp cho người sử dụng.

Công trình quan trắc là công trình đơn lẻ được sử dụng để phục vụ quan
trắc một hoặc nhiều yếu tố cần quan trắc.
Điểm quan trắc tài nguyên và môi trường là vị trí tại đó tiến hành quan
trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn, tài nguyên đất, nước, môi trường, địa chất
khoáng sản, biển, hải đảo hoặc các yếu tố tự nhiên khác.
Tại mỗi điểm quan trắc không có nhà trạm, không có đội ngũ kỹ thuật viên
thường trú để thực hiện quan trắc nhưng có thể có một hoặc vài công trình quan trắc.
Trạm quan trắc tài nguyên và môi trường là nơi được xây dựng tại
những vị trí cố định đã được lựa chọn theo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành
chặt chẽ và thống nhất nhằm quan trắc một hoặc nhiều yếu tố khí tượng thuỷ
văn, tài nguyên đất, nước, môi trường, địa chất khoáng sản, biển, hải đảo và các
yếu tố tự nhiên khác ngay tại khu vực đặt trạm hoặc tại các điểm quan trắc trong
phạm vi hàng chục ki lô mét xung quanh trạm.
Tại mỗi trạm có các loại phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng; có
nhà trạm, diện tích đất chuyên dùng, hệ thống bảo vệ công trình, hành lang an
toàn kỹ thuật và các công trình phụ trợ khác; có đội ngũ quan trắc viên thường
trú hoặc định kỳ có mặt tại trạm để thực hiện việc quan trắc.
Trạm vùng là trụ sở của tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, quan trắc nhiều
trạm, điểm quan trắc chuyên ngành trên địa bàn nhiều tỉnh; có các loại phương
tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng; có nhà trạm, diện tích đất chuyên dùng, có
đội ngũ quản lý, quan trắc viên thường trú.
Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường là tập hợp các trạm, điểm
quan trắc.
6


MỞ ĐẦU
So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu
đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Tài nguyên là nguồn
lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước. Để bảo đảm

đạt được các mục tiêu phát triển trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, tài
nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh
tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và
bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh tài
nguyên. Tuy nhiên trong thực tế tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử
dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn
tới suy thoái, cạn kiệt; sử dụng lãng phí, kém hiệu quả.
Việc phát triển kinh tế trong 40 năm qua, kể từ ngày đất nước thống nhất
đã đạt được những thành tích to lớn, không thể phủ nhận, song cùng với quá
trình phát triển, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng;
đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên
diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời
sống nhân dân. Như vậy, môi trường là vấn đề toàn cầu và cũng là vấn đề bức
thiết của Việt Nam hiện nay. Phải coi bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là
một nội dung cơ bản của phát triển bền vững; việc đầu tư cho bảo vệ môi trường
là đầu tư cho phát triển bền vững.
Trong gần hai thập kỷ qua, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức
nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu đã và
đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi
toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn
nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và
các hệ thống kinh tế - xã hội. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay
đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng,
nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại. Ở
Việt Nam trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, việc
ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng. Để tiếp tục tăng trưởng
theo hướng bền vững, cần đồng thời việc thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm
nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu,
chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.

Để tiếp tục phát triển bền vững theo nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được
những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ mai sau", Việt Nam cần có thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi
7


trường đủ để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án
phát triển kinh tế - xã hội; dự báo, cảnh báo thiên tai và các hiện tượng thời tiết
nguy hiểm phục vụ cho việc phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngoài ra, thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường còn cung cấp cho cơ
quan quản lý nhà nước các cấp thực trạng và diễn biến ô nhiễm môi trường không
khí, môi trường nước, môi trường đất và suy giảm đa dạng sinh học, từ đó, đề ra
các chính sách, biện pháp cần thiết trong việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và phục
hồi môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Trong những năm
gần đây, do biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai bão, lũ xảy ra ngày càng nhiều,
cường độ tàn phá ngày càng khốc liệt và khó dự báo. Nhu cầu của xã hội đối với
công tác dự báo, cảnh báo phòng tránh thiên tai đòi hỏi ngày càng cao; đòi hỏi bản
tin dự báo phải chi tiết hơn, chính xác hơn, thời gian dự báo phải dài hơn. Như
vậy, thực tế cho thấy hoạt động kinh tế, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng
thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường càng cao.
Phần lớn nguồn thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường được thu
thập thông qua hoạt động điều tra cơ bản, trong đó có hệ thống các mạng lưới
quan trắc tài nguyên và môi trường. Việc xây dựng và đưa vào vận hành mạng
lưới quan trắc hợp lý, hoạt động tương đối ổn định, lâu dài nhằm đáp ứng đầy
đủ, kịp thời, chính xác và có hệ thống các dữ liệu, thông tin về tài nguyên và
môi trường cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế; phục vụ công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước luôn là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách.
Ngày 29 tháng 01 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
16/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài
nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” (sau đây gọi là Quy hoạch 16).

Theo đó, lần đầu tiên hệ thống các mạng quan trắc tài nguyên và môi trường đã
được hệ thống hóa, lồng ghép, bảo đảm tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về thông tin, dữ liệu phục vụ phát
triển bền vững đất nước và bảo vệ tổ quốc. Qua hơn 7 năm thực hiện, do cả yếu
tố chủ quan và khách quan, cho đến nay quy hoạch này đã bộc lộ một số bất cập
mà nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm giảm khả năng phục vụ của mạng lưới
quan trắc tài nguyên và môi trường, đó là:
- Chưa lường trước được tốc độ đô thị hóa quá nhanh và ảnh hưởng của
chúng đến các trạm quan trắc.
- Nhiều yếu tố, đối tượng quan trắc rất cần được quan trắc nhưng chưa có
trong quy hoạch nên khó khăn khi triển khai thực hiện trong thực tế.
- Một số mạng quan trắc chưa được xem xét và đưa vào quy hoạch như:
+ Mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đo gió cắt lớp, khí
hậu toàn cầu (đo thành phần khí quyển);
8


+ Mạng lưới quan trắc tổng hợp tài nguyên môi trường biển;
+ Mạng lưới ra đa biển, trạm phao biển;
+ Mạng quan trắc viễn thám;
+ Mạng quan trắc tai biến địa chất và trượt lở đất đá;
+ Mạng quan trắc tài nguyên đất;
+ Các trạm định vị vệ tinh và địa động lực.
Vì vậy, để giải quyết những nội dung còn thiếu, bất cập nêu trên và đáp
ứng yêu cầu ngày càng bức thiết, phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng tránh thiên
tai và phòng chống ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ chủ
quyền quốc gia và bảo vệ quốc phòng, an ninh, việc sửa đổi, bổ sung Quy hoạch
tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg
ngày 29 tháng 01 năm 2007 là rất cần thiết.

Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai
đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm mạng lưới quan trắc hoạt
động tương đối ổn định, lâu dài cơ bản được lồng ghép, kết hợp giữa các lĩnh
vực khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, môi trường, biển và hải đảo, viễn
thám, định vị toàn cầu và địa động lực. Đối với quan trắc tài nguyên đất, quan
trắc địa chất về trượt lở đất, đá sẽ được thực hiện bằng các dự án độc lập hoặc
nhiệm vụ thường xuyên khác.
Nội dung Quy hoạch gồm 03 phần chính sau:
- Phần thứ nhất: Hiện trạng và kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới
quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2015.
- Phần thứ hai: Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường
quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện Quy hoạch
Công tác xây dựng và giải pháp thực hiện Quy hoạch đã được cân nhắc
trên cơ sở khoa học chuyên ngành, khoa học quản lý và kinh nghiệm thực tiễn
về hoạt động của mạng lưới quan trắc những năm qua, về điều kiện kinh tế - xã
hội của đất nước và xu hướng phát triển khoa học, công nghệ quan trắc tài
nguyên và môi trường trên thế giới.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ
thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện, xem xét báo cáo Thủ tướng Chính
phủ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
trên cơ sở cập nhật kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện Quy hoạch, bảo
đảm phục vụ có hiệu quả cho yêu cầu phát triển đất nước.
9


PHẦN THỨ NHẤT
HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ
MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC
GIA ĐẾN NĂM 2015

I. MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
A. TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH MẠNG QUAN TRẮC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2015
Mạng quan trắc tài nguyên và môi trường trước năm 2007 (trước khi Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng quan trắc tài nguyên và
môi trường cả nước) gồm 499 trạm quan trắc, 1.051 điểm quan trắc và 641 công
trình quan trắc. Giai đoạn từ năm 2007- 2015 xây dựng được 162 trạm quan
trắc, 822 điểm quan trắc và 150 công trình quan trắc.
Trong thời gian từ năm 2007-2015, do sự phát triển về kinh tế và các yếu
tố khách quan khác, một số trạm quan trắc đã phải di chuyển vị trí, không tiếp
tục quan trắc ở vị trí cũ, cụ thể:
- Lĩnh vực khí tượng thủy văn: 5 trạm khí tượng phải di chuyển vị trí (Pha
Đin, Lai Châu, Lục Ngạn, Hưng Yên, Phan Rang), 6 trạm thủy văn phải di
chuyển (Mường Tè, Lai Châu, Thạch Hãn, Bình Tường, KonP Lông, Mỹ
Thanh), 3 trạm thủy văn bị giải thể (Quỳnh Nhai, Kỳ Phú, Tà Xa), 1 trạm khí
tượng bị giải thể (Quỳnh Nhai).
- Lĩnh vực Tài nguyên nước: Trong quá trình vận hành có 56 công trình
đã hư hỏng, hoặc hoàn thành nhiệm vụ quan trắc nên đã được dừng quan trắc.
Đến năm 2015 có 657 trạm quan trắc, 1.877 điểm quan trắc và 735 công
trình quan trắc hoạt động, trong đó có 79 trạm môi trường không khí, nước sông,
hồ lồng ghép trong trạm khí tượng thủy văn, 20 trạm hải văn lồng ghép trong
trạm khí tượng hải văn. Số liệu tổng hợp cụ thể trong bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp số liệu các công trình, trạm, điểm quan trắc đã thực hiện
theo quy hoạch mạng quan trắc tài nguyên và môi trường giai đoạn từ năm
2007 đến 2015
TT

Mạng quan trắc
thành phần


Công
trình/Điểm/
Trạm quan
trắc

Xây
dựng
trước
2007

Xây
dựng từ
20072015

Số
lượng
hiện
tại

Ghi chú

Trạm quan trắc

499

62

657

Có 1 trạm khí tượng, 3 trạm thủy văn

bị giải thể

Điểm quan trắc

1.051

822

1.877

Tổng

10

Quan trắc nước dưới đất (4 điểm
quan trắc đã hư hỏng hoặc hoàn
thành mục tiêu quan trắc hiện không
còn vận hành)


TT

Mạng quan trắc
thành phần

Tổng
Khí
tượng

1


Khí
tượng thủy
văn

Thủy
văn
Hải
văn
Đo
mưa
Đo
mặn
Tổng
Nước
mặt

2

Tài
nguyên
nước
Nước
dưới
đất

3

4


Môi trường

Đo đạc và bản đồ

Công
trình/Điểm/
Trạm quan
trắc

Xây
dựng
trước
2007

Biển và hải đảo
VN

Số
lượng
hiện
tại

Công trình

641

150

735


Trạm quan trắc

450

125

571

Điểm quan trắc
Trạm quan trắc
Điểm quan trắc
Trạm quan trắc
Điểm quan trắc

470
179
0
248

376
16

846
194
0
354
0

Trạm quan trắc


23

23

Điểm quan trắc
Trạm quan trắc

0

0

Điểm quan trắc

402

353

755

Trạm quan trắc
Điểm quan trắc
Trạm quan trắc
Điểm quan trắc
Công trình

68
39
288
641


23
20
91
150

91
59
375
735

Trạm quan trắc

0

15

15

Trạm quan trắc

39

5

44

109

Điểm quan trắc


288

83

367

Công trình

641

150

735

Trạm quan trắc

10

7

17

Điểm quan trắc

293

290

583


Trạm quan trắc

0

6

6

73

73

4

4

Điểm quan trắc
5

Xây
dựng từ
20072015

Trạm quan trắc

0

Ghi chú
Quan trắc nước dưới đất (56 công
trình đã hư hỏng hoặc hoàn thành

mục tiêu quan trắc hiện không còn
vận hành)
Có 3 trạm thủy văn, 1 trạm khí
tượng bị giải thể
Có 1 trạm khí tượng bị giải thể
Có 3 trạm thủy văn bị giải thể
- 20 Trạm Hải văn lồng ghép trong
trạm Khí tượng - Thủy văn; 3 trạm
Hải văn nằm độc lập.

Quan trắc nước dưới đất (4 điểm
quan trắc đã hư hỏng hoặc hoàn
thành mục tiêu quan trắc hiện không
còn vận hành)
Quan trắc nước dưới đất (56 công
trình đã hư hỏng hoặc hoàn thành
mục tiêu quan trắc hiện không còn
vận hành)
Trạm quan trắc tác động môi trường
vùng và trạm quan trắc tự động
(Không khí, Nước mặt)
Điểm lấy mẫu
Bộ Tài nguyên và Môi trường quản
lý: 6 trạm
Điểm mốc
1 trạm trung tâm tại Hà Nội;
3 trạm: Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng
Bình

Điểm quan trắc


B. ĐÁNH GIÁ CÁC MẠNG QUAN TRẮC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG
11


QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
1. Mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn
1.1. Mạng lưới trạm khí tượng bề mặt
Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia hiện có 194 trạm khí tượng bề
mặt (78 trạm hạng I, 67 trạm hạng II và 49 trạm hạng III). Mật độ trạm phân bố
không đều, khu vực phía Bắc, từ Đèo Hải Vân trở ra, có mật độ khoảng
1.540km2/trạm, phía Nam khoảng 2.600 km2/trạm (mật độ trung bình khoảng 1.930
km2/trạm). Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mật độ trạm khí tượng bề mặt dày nhất,
có những vùng, các trạm chỉ cách nhau khoảng 20 km, trong khi ở miền núi, nhất là
vùng núi cao như Tây Nguyên mật độ trạm xấp xỉ 3.200 km 2/trạm. Dọc theo bờ
biển dài 3.260 km chỉ có 30 trạm khí tượng bề mặt, tính trung bình khoảng cách
giữa 2 trạm khoảng 110 km, có nơi khoảng cách giữa hai trạm tới 400 km. So với
các nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc thì mật độ quan trắc còn
quá thưa chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác dự báo khí tượng thủy văn
và nghiên cứu, quy hoạch của các ngành kinh tế quốc dân.
Trên mạng lưới chỉ có 14 trạm quan trắc bức xạ mặt trời, mật độ trung bình
23.571 km2/trạm. Với mật độ này thì chưa thể đáp ứng yêu cầu đánh giá tiềm năng
năng lượng bức xạ mặt trời trên toàn bộ lãnh thổ nước ta phục vụ nghiên cứu, quy
hoạch, đặc biệt là cho ngành công nghiệp khai thác năng lượng tái tạo.
Trên mạng lưới hiện có 29 trạm quan trắc khí tượng nông nghiệp, trong
đó có 15 trạm cơ bản, 12 trạm quan trắc phổ thông và 2 trạm nghiên cứu thực
nghiệm. Mạng lưới khí tượng nông nghiệp được phân bổ theo địa hình và theo
các vùng cây trồng của nước ta. Quy phạm quan trắc khí tượng nông nghiệp
chậm được đổi mới, vì vậy kết quả quan trắc vật hậu ít có tác dụng phục vụ sản
xuất nông nghiệp.

1.2. Mạng lưới điểm đo mưa
Mạng lưới điểm đo mưa độc lập gồm 755 điểm. Mưa thay đổi rất mạnh
theo không gian nên mật độ điểm đo mưa như hiện tại là quá thưa so với yêu
cầu. Mặt khác, có sự khác biệt khá lớn về mật độ phân bố các điểm đo mưa giữa
các vùng trong cả nước, khá dày ở đồng bằng ven biển, khá thưa ở vùng núi cao
và Tây Nguyên. Đối với vùng núi cao, nơi có địa hình biến đổi mạnh mẽ, nơi
đầu nguồn các hệ thống sông suối, mạng lưới điểm đo mưa chưa đủ dày để đáp
ứng nhu cầu phục vụ công tác dự báo, nhất là cho công tác cảnh báo lũ quét, cho
ứng dụng các mô hình tính toán thuỷ văn, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng
như cho công tác quy hoạch phát triển của các địa phương trong khu vực.
1.3. Mạng lưới trạm khí tượng cao không
1.3.1. Mạng lưới trạm ra đa thời tiết
12


Mạng lưới ra đa thời tiết của Việt Nam bao gồm 07 trạm, trong đó có 06
trạm được bố trí nằm dọc theo ven biển nhằm mục đích theo dõi hoạt động của
bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Hầu hết các ra đa thời tiết đều bị che
khuất do hoạt động ở những vùng đồi núi cao hoặc do mức độ đô thị hóa nhanh.
Mạng lưới ra đa thời tiết hiện tại có bán kính hiệu dụng là 200 km.
Cụm ra đa thời tiết miền Bắc hiện tại có 04 trạm: Phủ Liễn, Việt Trì,
Vinh, Đông Hà), khoảng cách trung bình giữa hai trạm liền kề là 300 km, phạm
vi hoạt động hiệu dụng chưa phủ trùm toàn bộ lãnh thổ. Mật độ mạng lưới ra đa
ở phía Nam còn thưa hơn. Với cụm ra đa thời tiết gồm 03 trạm: Tam Kỳ, Nha
Trang, Nhà Bè, khoảng cách giữa các trạm xấp xỉ 400 km, do đó các ra đa thời
tiết chưa thể bổ trợ thông tin cho nhau do chưa giao sóng ở bán kính hoạt động
hiệu dụng.
Các ra đa thời tiết được trang bị trong những thời gian khác nhau với
nhiều chủng loại khác nhau, một số ra đa quá cũ, công nghệ lạc hậu. Chưa đầu
tư đồng bộ công nghệ xử lý thông tin thu được từ ra đa thời tiết nên sản phẩm ra

đa thời tiết chưa được sử dụng có hiệu quả.
1.3.2. Mạng lưới trạm thám không vô tuyến
Hiện nay, mạng lưới trạm thám không vô tuyến gồm 06 trạm (05 trạm
trên đất liền: Điện Biên, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Tân Sơn Hòa (Tp. Hồ Chí
Minh)) và 01 trạm trên đảo (Bạch Long Vĩ).
Các trạm thám không vô tuyến đều được trang bị thiết bị đo đạc tự động,
hiện đại do Phần Lan sản xuất. Tuy nhiên, toàn bộ số liệu quan trắc vẫn phải truyền
về Trung ương bằng mã điện truyền thống theo các phương pháp thông thường.
Với 06 trạm hiện có, mạng lưới trạm thám không vô tuyến ở phía Bắc đạt
mức trung bình của các nước trong khu vực. Ở phía Nam còn thưa so với yêu cầu.
1.3.3. Mạng lưới đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học (đo gió
Pilot)
Mạng lưới đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học hiện nay gồm 08
trạm: Lạng Sơn, Hà Nội, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Pleiku, Buôn Ma
Thuột và Cà Mau.
Như vậy, các trạm đo gió Pilot này chủ yếu được phân bố ở phía Nam của
lãnh thổ Việt Nam. Ở phía Bắc rất thưa thớt, chỉ có 02 trạm. Các trạm quan trắc
tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với khoảng cách
trung bình giữa 02 trạm gần nhau là 200 km. Khu vực Nam bộ hiện có một trạm
duy nhất là Cà Mau.
1.3.4. Mạng lưới trạm ô zôn - bức xạ cực tím
Mạng lưới quan trắc ô zôn và bức xạ cực tím hiện gồm có 03 trạm: Sa Pa,
13


Hà Nội, Tân Sơn Hòa.
1.4. Mạng lưới trạm thủy văn
Mạng lưới trạm thủy văn có 354 trạm, trong đó: 122 trạm hạng I (13 trạm
vùng ảnh hưởng triều), 36 trạm hạng II và 196 trạm hạng III (89 trạm đã được
đầu tư mới từ dự án WB4, 16 trạm từ ODA Ý- các trạm này không thuộc Quy

hoạch 16 cũ). Mật độ trung bình của các trạm trên 9 hệ thống sông chính là
4.140 km2/trạm, trên các sông nhỏ là 4.090 km 2/trạm. Về phân bố, các trạm chủ
yếu nằm trên sông chính và nhánh lớn; các trạm đầu nguồn, các nhánh trung
bình và nhỏ đang thiếu, đặc biệt là trong vùng có khả năng xảy ra lũ lớn, lũ quét.
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trạm còn thưa, đặc biệt trên các sông
nhánh cấp 3, cấp 4 có lưu lượng nước lớn, ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy các
sông chính, đã gây khó khăn rất lớn tới công tác dự báo và cảnh báo sớm lũ trên
các hệ thống sông.
So với chỉ tiêu tối thiểu về mật độ trạm đo dòng chảy của Tổ chức Khí
tượng Thế giới (WMO), mật độ trạm ở Việt Nam chỉ đạt 26%. Trong đó, khu
vực Tây Bắc đạt 8-25%, Việt Bắc đạt 11-33%, vùng núi Đông Bắc đạt 4-14%,
vùng còn lại của Đông Bắc đạt 20-60%, đồng bằng Bắc Bộ đạt xấp xỉ 100%,
Bắc Trung Bộ đạt 8-25%, Trung Trung Bộ đạt 5-16%, Nam Trung Bộ đạt 725%, Tây Nguyên đạt 7-25% và Nam Bộ đạt 12-33%.
Xét theo diện tích lưu vực sông, thường các nước trên thế giới bố trí trạm
đo dòng chảy tại các lưu vực có diện tích từ 100km 2 trở lên, nhưng ở nước ta
vẫn còn tới 178 phụ lưu có diện tích trên 200 km2, 45 phụ lưu có diện tích trên
500 km2, 17 phụ lưu có diện tích trên 1.000 km2 chưa có trạm.
1.5. Mạng lưới trạm khí tượng hải văn
Đến nay, nước ta có 23 trạm khí tượng hải văn. Với bờ biển dài, chế độ
thủy triều phức tạp, thường xuyên bị ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới thì
mạng lưới trạm khí tượng hải văn hiện nay còn ít, phân bố không đều; chưa
phản ánh được những biến đổi khá phức tạp của mực nước và thuỷ triều dọc bờ
biển Việt Nam; chưa đủ để phục vụ cho việc xác định đúng vị trí và đường bao
của nước dâng do bão, nhất là với vùng biển từ Hải Phòng tới Quảng Bình.
Trong tổng số 23 trạm hiện đang hoạt động có tất cả 18 trạm được đầu tư
thiết bị đo tự động, trong đó:
- 16 trạm được đầu tư thiết bị tự động từ Dự án “đầu tư 18 trạm hải văn
phục vụ dự báo bão, nước dâng và sóng” có 4 trạm truyển tin bằng SMS/GPRS,
12 trạm truyền tin bằng vệ tinh.
- 01 trạm (DK1/14) được đầu tư trong dự án sửa chữa, nâng cấp công

trình DKI/14, DKI/15 do Bộ Quốc phòng đầu tư và 01 trạm (Dung Quất) được
đầu tư trong dự án ODA Ý giai đoạn I sử dụng công nghệ truyền tin bằng
14


SMS/GPRS.
Các trạm này ngoài việc quan trắc mực nước biển còn quan trắc:
- Khí tượng, gồm các yếu tố: gió, khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức
xạ, tầm nhìn xa, sương mù...
- Hải văn: mực nước, nhiệt độ, độ mặn nước biển tầng mặt, sóng biển
(quan trắc chủ yếu bằng mắt thường, trừ các trạm Hòn Dấu, Hòn Ngư, Phú
Quốc).
Trong những năm gần đây, các thiết bị tại các trạm quan trắc khí tượng
hải văn ven bờ đã được tăng cường và bổ sung theo hướng hiện đại hóa và tự
động hóa, bao gồm: 11 sensor đo gió (hướng, tốc độ); 10 sensor Doppler đo
sóng, 8 sensor đo nhiệt độ không khí, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời, bay
hơi... Những thiết bị này cải thiện đáng kể độ chính xác của các số liệu đo của
các yếu tố khí tượng hải văn vùng ven biển. Tuy nhiên phân bố của các trạm này
chưa hợp lý, mật độ các trạm tại miền Bắc thì quá dày trong khi các trạm tại
miền trung và miền Nam thì lại thưa.
Các máy, thiết bị của các trạm không có dự trữ, không đảm bảo đúng quy
định, quy trình kiểm định máy và là những máy được sản xuất từ những thập
niên 70 như máy triều ký kiểu phao CYM do Liên xô cũ chế tạo, hoặc máy
ngắm sóng Ivanop có độ chính xác không cao. Những trạm không có máy đo
sóng hoặc bị hỏng thì quan trắc bằng mắt thường. Những trạm không có máy
triều ký thì quan trắc bằng thủy chí (thước bằng gỗ gắn vào vị trí cố định) 4
lần/ngày. Không có máy đo độ mặn nước biển thì quan trắc bằng phù kế, nhiệt
biểu thủy ngân đã rất lạc hậu, có thể sơ bộ như sau:
- Mực nước biển: Quan trắc bằng các thiết bị Stevens A71 của Mỹ, triều
ký kiểu SYM của Nga (Hòn Dấu, Hòn Ngư, Sơn Trà, Phú Quốc) và quan trắc tự

động bằng triều ký kiểu phao Sutron, triều ký áp lực, triều ký siêu âm (Quy
Nhơn và Vũng Tàu), bằng mắt qua thước đo cọc thuỷ chí (Cô Tô, Cửa Ông, Bãi
Cháy, Bạch long Vỹ, Sầm Sơn, Phú Quý, Thổ Chu, DK1-7, Trường Sa và Song
Tử Tây...).
- Sóng biển: Quan trắc bằng máy ngắm sóng Ivanop do Nga sản xuất
(Hòn Dấu, Hòn Ngư, Bạch Long Vỹ, Thổ Chu), mắt thường ở tất cả các trạm
còn lại, với tần suất 3 obs/ngày (7h00, 13h00 và 19h00).
- Các yếu tố khác: Quan trắc nhiệt độ bề mặt nước biển, độ mặn nước
biển, sáng biển với tần suất 4 obs/ngày (1h00, 7h00, 13h00 và 19h00).
Mặc dù trong những năm qua, Nhà nước đã có những đầu tư về cơ sở vật
chất, máy thiết bị đo đạc chuyên môn, mở những lớp đào tạo nâng cao trình độ
năng lực cho cán bộ làm công tác chuyên môn. Nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra của giai đoạn hiện nay.
15


1.6. Mạng lưới trạm, điểm quan trắc môi trường đã lồng ghép tại các
trạm khí tượng thủy văn
Đến nay, mạng lưới trạm này bao gồm: 26 trạm quan trắc môi trường
không khí, 53 trạm quan trắc môi trường nước sông, môi trường nước hồ, 06
trạm quan trắc môi trường nước biển và 91 điểm đo mặn.
1.7. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch
1.7.1 Kết quả đạt được
Số lượng các trạm, điểm quan trắc khí tượng thủy văn đã được nâng cấp,
xây dựng mới tính đến năm 2015 so với nội dung đã được phê duyệt tại Quyết
định số 16/2007/QĐ-TTg chi tiết theo bảng 2.
Bảng 2. Kết quả thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2007 - 2015
lĩnh vực khí tượng thủy văn

TT


1
1.1
1.2
1.3
2
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
4
5
6
6.1
6.2

Mạng lưới quan trắc
khí tượng thủy văn

Mạng lưới trạm khí
tượng
Mạng lưới trạm khí
tượng bề mặt
Mạng lưới trạm bức xạ
Mạng lưới trạm khí
tượng nông nghiệp
Mạng lưới điểm đo
mưa độc lập

Mạng lưới trạm khí
tượng cao không
Ra đa thời tiết
Trạm thám không vô
tuyến
Pilot
Ô zôn - bức xạ cực tím
Định vị sét
Mạng lưới trạm thủy
văn
Mạng lưới trạm khí
tượng hải văn
Mạng lưới trạm quan
trắc môi trường
Trạm quan trắc môi
trường không khí
Trạm quan trắc môi
trường nước sông

Tổng số trạm/điểm
theo Quyết định
16/2007/QĐ-TTg

Kết quả thực hiện Quy hoạch

Số lượng Số lượng
Đến 2015 Đến 2020 hiện tại chưa thực
(đến 30/4/ hiện đến
2015)
30/4/2015


Tỷ lệ % thực
hiện đến
30/4/2015

216

231

194

22

89,81

18

18

14

4

77,78

79

79

29


50

36,71

1000

1000

755

245

75,50

15

15

7

8

46,67

11

11

6


5

54,55

11
4
9

11
4
9

8
3
0

3
1
9

72,73
75,00
0,00

317

347

354


30

35

23

7

76,67

53

53

26

27

49,06

93

116

53

40

56,99


16


TT

6.3
6.4
6.5

Mạng lưới quan trắc
khí tượng thủy văn

Tổng số trạm/điểm
theo Quyết định
16/2007/QĐ-TTg

Kết quả thực hiện Quy hoạch

Số lượng Số lượng
Đến 2015 Đến 2020 hiện tại chưa thực
(đến 30/4/ hiện đến
2015)
30/4/2015

Trạm quan trắc môi
trường nước hồ
Trạm quan trắc môi
trường nước biển
Điểm đo mặn


Tỷ lệ % thực
hiện đến
30/4/2015

06

06

05

01

83,33

11

24

06

05

54,54

119

141

91


28

76,47

1.7.2. Tồn tại, hạn chế
- Việc khảo sát lựa chọn vị trí xây dựng trạm theo quy hoạch còn gặp
nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển dẫn tới
vị trí đặt trạm khó bảo đảm hành lang kỹ thuật trạm.
- Thủ tục xin cấp đất để xây dựng trạm còn gặp khó khăn.
- Thiết bị công nghệ quan trắc thay đổi, nhiều chủng loại thiết bị của các
hang sản xuất khác nhau cần được đồng bộ hóa.
- Hệ thống pháp quy kỹ thuật về quan trắc ban hành đã lâu và còn thiếu,
chưa đồng bộ, đặc biệt còn thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật về lắp đặt thiết bị đo khí
tượng thủy văn tại các công trình khác có sẵn như cột BTS,…
- Nguồn lực cho phát triển mạng lưới trạm chưa được đáp ứng.
2. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước
2.1. Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước quốc gia
Mạng quan trắc quốc gia tài nguyên nước được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về “Quy hoạch tổng thể mạng lưới
quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” bao gồm: 194 trạm
quan trắc thủy văn kết hợp tài nguyên nước hiện có, 76 trạm thủy văn kết hợp tài
nguyên nước dự kiến quy hoạch, 148 trạm quan trắc độc lập (78 trạm quan trắc
tài nguyên nước mặt và 70 trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất).
2.1.1. Mạng quan trắc tài nguyên nước mặt
Theo Quyết định 16/2007/QĐ-TTg đến năm 2020 cả nước có 78 trạm
quan trắc tài nguyên nước mặt, được quy hoạch theo từng lưu vực sông và được
phân theo các mục tiêu như trạm biên giới; thượng nguồn; nhập lưu trên sông
chính; nhập lưu trên sông nhánh; cửa ra; trao đổi nước; hồ chứa và chất lượng
nước. Thời gian xây dựng các trạm được chia làm 3 giai đoạn: 2007-2010 (25

trạm); 2011-2015 (29 trạm) và 2016-2020 (24 trạm).
Đến thời điểm hiện tại đã xây dựng hoàn chỉnh 7 trạm, trong đó có 4 trạm
17


ở Tây Nguyên và 3 trạm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra 8 trạm
quan trắc nước xuyên biên giới đã được phê duyệt dự án đầu tư, đang triển khai
xây dựng theo kế hoạch.
2.1.2. Mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất
Theo Quyết định 16/2007/QĐ-TTg đến năm 2020, mạng quan trắc nước
dưới đất được quy hoạch gồm 70 trạm quan trắc với 1331 công trình phân bổ
thành 7 vùng quan trắc, khống chế các tầng chứa nước chính của 11 lưu vực
sông lớn cả nước. Trong quá trình vận hành có 4 điểm, 56 công trình quan trắc
đã hư hỏng, hoặc hoàn thành nhiệm vụ quan trắc nên đã được dừng quan trắc.
Bên cạnh đó từ năm 2008 đến nay, mạng được đầu tư xây dựng mới 83 điểm,
150 công trình quan trắc. Hiện nay có 44 trạm, 367 điểm với 735 công trình
quan trắc đang hoạt động.
Tuy đã được quan tâm, đầu tư phát triển mạng trong những năm gần đây
nhưng số lượng công trình còn rất hạn chế so với quy hoạch được Thủ tướng
phê duyệt năm 2007, do vậy còn nhiều vùng chưa có trạm quan trắc (Tây Bắc và
Đông Bắc) các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam trung Bộ mới được đầu tư
số lượng ít, còn nhiều vùng chưa có quan trắc; vùng Tây nguyên và Nam Bộ
mạng còn thưa. Đa số các công trình được đầu tư từ trong giai đoạn từ năm 1990
đến 1995, nhiều công trình đã xuống cấp cần phải thay thế, duy tu bảo dưỡng.
Do vậy để đáp ứng các yêu cầu thông tin phục vụ quản lý tài nguyên nước trong
thời kỳ mới, cần thiết hoàn tất đầu tư hoàn thành xây dựng hệ thống mạng. Theo
kết quả thống kê mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất đến tháng 5/2015,
đồng bằng Bắc Bộ có 12 trạm (209 công trình); Bắc Trung Bộ 3 trạm (46 công
trình); duyên hải Nam Trung Bộ có 2 trạm (46 công trình); Tây Nguyên có 10
trạm (218 công trình) và vùng Nam Bộ có 17 trạm (216 công trình).

2.2. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch
2.2.1. Kết quả đạt được
Thực hiện Quy hoạch mạng quan trắc tài nguyên nước, trong những năm
qua mạng đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Tính từ năm 2007 đến năm
2015, mạng đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 7 trạm quan trắc tài nguyên
nước mặt tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; 8 trạm quan trắc nước
xuyên biên giới đã được phê duyệt dự án đầu tư, đang triển khai xây dựng theo
kế hoạch; 150 công trình quan trắc nước dưới đất trên 5 vùng quan trắc, trong đó
đã phát triển mạng quan trắc tại khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ, khu vực hoàn toàn trắng công trình khi Quyết định 16/2007/QĐ-TTg
có hiệu lực. Kết quả thực hiện được thể hiện chi tiết tại bảng 3.
Bảng 3: Kết quả thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2007 - 2015
18


lĩnh vực tài nguyên nước

TT

Mạng lưới quan trắc tài
nguyên nước

Tổng số trạm/công
trình theo Quyết định
16/2007/QĐ-TTg

Đến 2015
I
II
1

2
3
4
5
6
7

Nước mặt (trạm)
Nước dưới đất (công
trình)
Tây Bắc
Đồng bằng Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ

Kết quả thực hiện Quy hoạch

Số lượng Số lượng
hiện tại chưa thực
Đến 2020
(đến hết hiện đến
2014) năm 2015

Tỷ lệ %
thực hiện
đến năm
2015

27,77

54

78

15

39

1.167

1.331

735

432

13
315
28
112
88
275
336

28
315
56
169

152
275
336

0
209
0
46
46
218
216

13
106
28
66
42
57
120

0,00
66,35
0,00
41,07
52,27
79,27
64,29

Dựa trên kết quả đánh giá cho thấy mạng quan trắc nước mặt mới thực
hiện được 27,77%, mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất theo quy hoạch đến

năm 2015 đa phần đã thực hiện được khoảng 50%, tuy nhiên số lượng trạm/công
trình được xây mới là không nhiều mà chủ yếu vẫn đang sử dụng những công
trình đã được xây dựng từ giai đoạn trước với thời gian sử dụng phần lớn là hơn
20 năm. Một số vùng quan trắc như: Tây Bắc, Đông Bắc và phía Nam khu vực
Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ đang hoàn toàn trắng công trình.
2.2.2. Tồn tại, hạn chế
- Về nước mặt: do mạng quan trắc tài nguyên nước mặt mới vận hành
được 7 trạm nên nhìn chung số liệu quan trắc còn thiếu nhiều. Các trạm được
xây dựng đang trong quá trình điều chỉnh tần suất quan trắc, phần nào đã bắt đầu
hoạt động ổn định. Nhưng để có thể lập dự báo cảnh báo cần phải có kết nối số
liệu với mạng khí tượng thủy văn. Số trạm mới được đầu tư ít, không tương ứng
với các giai đoạn theo quy hoạch như đã nêu trong Quyết định 16/2007/QĐTTg.
- Về nước dưới đất:
+ Các trạm bố trí tương đối hợp lý nhưng số điểm quan trắc và công trình
quan trắc trong các trạm còn thưa. Các sân cân bằng còn thiếu nên việc đánh giá
giá trị cung cấp thấm còn hạn chế. Các tầng chứa nước sâu còn thiếu nhiều công
trình quan trắc (ví dụ đối với khu vực Nam Bộ, hệ thống các tầng chứa nước
được phân thành 8 tầng nhưng có tầng vẫn chưa có công trình). Nhiều công trình
quan trắc đã thực hiện từ lâu và có công trình được tận dụng từ các đề án khác
có chất lượng không tương xứng nên đang bị xuống cấp cần có biện pháp cải tạo
19


và nâng cấp (Miền Bắc, Tây Nguyên, Miền Nam). Nhiều điểm quan trắc nằm vị
trí không thuận lợi cần di dời (Miền Bắc, Tây Nguyên, Miền Nam). Rất nhiều
điểm chưa có quyền sử dụng đất nên việc quản lý, cải tạo và vận hành gặp nhiều
khó khăn. Thiết bị quan trắc phần lớn còn ở dạng bán tự động;
+ Hiện vẫn còn 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc chưa có công trình quan trắc
tài nguyên nước dưới đất. Các vùng khác được đầu tư nhưng mật độ điểm quan trắc
còn thưa. Một số điểm ở vị trí bất lợi vẫn được quy hoạch và chưa có kế hoạch di

dời đến vị trí an toàn. Vị trí thiết kế mới tập trung vào yếu tố chuyên môn, chưa chú
ý đến khả năng sử dụng đất của điểm quan trắc. Việc triển khai thực hiện theo quy
hoạch chậm nhiều so với tiến độ. Việc lồng ghép với mạng quan trắc môi trường
còn nhiều hạn chế do chưa có sự tham gia hiệu quả của các cơ quan, đơn vị liên
quan. Chưa có sự kết nối giữa mạng quan trắc quốc gia với mạng quan trắc ở các
địa phương đã xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất.
3. Mạng lưới quan trắc môi trường
3.1. Mạng lưới quan trắc môi trường nền
Mạng lưới trạm, điểm quan trắc môi trường nền được lồng ghép với các
Trạm khí tượng thủy văn bao gồm: 26 trạm quan trắc môi trường không khí, 49
trạm quan trắc môi trường nước sông, 04 trạm quan trắc môi trường nước hồ, 06
trạm quan trắc môi trường nước biển và 91 điểm đo mặn. Tất cả các điểm, trạm
quan trắc môi trường nền do Trung tâm khí tượng Thủy văn quốc gia thực hiện.
3.2. Mạng lưới quan trắc tác động
3.2.1. Các đơn vị thuộc mạng lưới quan trắc môi trường:
a) Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường
Từ 2009 đến 2014, Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường (nay là
Trung tâm Quan trắc môi trường), Tổng cục Môi trường đã tiếp nhận 03 dự án
đầu tư gồm:
- Dự án “Xây dựng phòng kiểm chuẩn thiết bị quan trắc môi trường”.
- Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin môi trường đầu mạng phục vụ
mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia”.
- Dự án “Tăng cường thiết bị tự động quan trắc môi trường không khí và
nước”, trong đó đầu tư 6 Trạm quan trắc không khí tự động tại Phú Thọ, Quảng
Ninh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Hà Nội; 6 Trạm quan trắc môi trường nước
tự động tại Bình Dương, Huế, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội (2 trạm).
Ngoài ra, liên tục từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Quan trắc môi trường Tổng cục Môi trường đã triển khai quan trắc môi trường định kỳ nhằm đánh giá
chất lượng môi trường nước và khí tại các lưu vực sông, vùng kinh tế trọng điểm
trên địa bàn cả nước và các hoạt động quan trắc khác bao gồm thủy điện và
bauxit ở Tây Nguyên.

b) Các trạm thuộc mạng lưới quốc gia:
20


Tiếp tục duy trì hoạt động quan trắc môi trường của 21 trạm quan trắc môi
trường quốc gia từ ngân sách sự nghiệp môi trường, trong tổng số 21 trạm quốc
gia, chỉ có 15 trạm được đưa vào quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi
trường, 6 trạm còn lại không thuộc quy hoạch vẫn tiếp tục được duy trì hàng năm.
Về kinh phí: hàng năm được giao chỉ đủ duy trì hoạt động quan trắc định
kỳ, không có bất kỳ kinh phí hay hỗ trợ để nâng cấp bổ sung.
c) Các trạm thuộc mạng lưới được đầu tư xây mới: hiện nay có 4 trạm
được đầu tư xây mới, trong đó có 02 trạm đã hoàn thành và 02 trạm đang trong
giai đoạn đầu tư.
- Trạm vùng tác động Miền Trung: Đã thực hiện đầu tư.
- Trạm vùng tác động Đông Nam Bộ: Đang thực hiện đầu tư.
- Trạm vùng tác động Tây Nam Bộ: Đang thực hiện đầu tư.
- Trạm vùng tác động Tây Nguyên: Đã thực hiện đầu tư.
Như vậy, tính đến nay nâng cấp và duy trì 01 Trung tâm Quan trắc môi
trường và 21 trạm quan trắc môi trường quốc gia; xây mới được 4 trạm vùng tác
động ; xây mới được 2 trạm vùng tác động, 2 trạm đang thực hiện đầu tư.
3.2.2. Trạm quan trắc không khí và nước mặt tự động tại các thành phố,
đô thị lớn
Từ năm 2008 đến 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư lắp đặt
các trạm quan trắc tự động không khí và nước. Các trạm không khí và nước tự
động cố định được đưa vào vận hành đã và đang hỗ trợ đắc lực cho công tác
quản lý môi trường thông qua chuỗi số liệu được cập nhật liên tục, tức thời. Tuy
nhiên, hiện nay, kinh phí để duy trì cho trạm hàng năm còn hạn chế, ảnh hưởng
đến sự hoạt động ổn định của các trạm.
a) Không khí: Theo Quy hoạch năm 2007, số lượng các trạm quan trắc
môi trường không khí tự động là 18, trong đó có 7 trạm là thuộc mạng lưới quan

trắc môi trường quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ/ngành
khác quản lý và 11 trạm còn lại thuộc quản lý của các Sở Tài nguyên và Môi
trường các tỉnh/thành phố: Hà Nội và Hồ Chí Minh. Từ năm 2008 đến 2014, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư xây mới 7 trạm quan trắc môi trường không
khí tự động, liên tục, cố định tại Phú Thọ (1), Quảng Ninh (1), Huế (1), Đà Nẵng
(1), Khánh Hòa (1), Hà Nội (2 trạm). Theo quy hoạch đến năm 2015, mạng lưới
trạm quan trắc không khí tự động sẽ đầu tư xây mới là 28 trạm. Số lượng trạm
được xây dựng chưa nhiều và nằm rải rác tại nhiều tỉnh trong cả nước do đó hiệu
quả sử dụng số liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự động không khí chưa
được phát huy triệt để.
Như vậy, tính đến nay, trừ các trạm hoạt động không hiệu quả và đã
ngừng hoạt động (Trạm quan trắc của Đại học Xây dựng - Bộ Giáo dục quản lý)
và các trạm thuộc đầu tư, quản lý của các Bộ/ngành khác thì tổng số trạm quan
trắc môi trường không khí tự động do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý là
21


17 trạm: 10 trạm quan trắc môi trường không khí tự động thuộc quản lý trực tiếp
của Trung tâm Khí tượng thủy văn và 7 trạm do Tổng cục Môi trường quản lý
trực tiếp.
b) Nước mặt: mạng lưới các trạm quan trắc nước mặt tự động không
thuộc quy hoạch, tuy nhiên, theo nhu cầu thực tế về quản lý môi trường các lưu
vực sông nên từ năm 2008 đến 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư
xây mới 10 trạm quan trắc tự động chất lượng nước tại các lưu vực sông gồm 07
trạm trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Hương, và sông Đồng Nai
được lắp đặt tại các tỉnh: Hà Nội (02 Trạm), Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình
Dương, Huế; Hà Nam, 01 trạm quan trắc nước xuyên biên giới tại Lào Cai (đầu
nguồn sông Hồng tại Lào Cai) và 01 trạm tại tỉnh Đắk Lắk.
Hiện nay, số liệu quan trắc từ các trạm đã và đang hỗ trợ đắc lực cho công
tác quản lý môi trường.

3.2.3. Điểm quan trắc tác động môi trường không khí và nước mặt
Kể từ năm 2007, Cục Bảo vệ môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) đã
xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện 12 chương trình quan trắc môi
trường không khí và nước mặt tại nhiều tỉnh/thành trên cả nước. Trong đó có 7
chương trình quan trắc môi trường nước lưu vực sông và 3 chương trình quan
trắc vùng Kinh tế trọng điểm, 1 chương trình quan trắc đánh giá ảnh hưởng của
hoạt động thủy điện và 1 chương trình quan trắc giám sát hoạt động khai thác,
vận chuyển Bauxit. Tính đến tháng 4/2015, 12 chương trình quan trắc môi
trường này đã thực hiện quan trắc không khí định kỳ tại 79 điểm, so với Quy
hoạch đạt 85,87% (79/92 điểm), trải dài trên địa bàn 16 tỉnh/thành phố; thực
hiện quan trắc môi trường nước mặt định kỳ tại 224 điểm đạt 87,84%, trên địa
bàn 30 tỉnh/thành phố thuộc 7 lưu vực sông.
3.2.3. Quan trắc tác động môi trường vùng cửa sông ven biển
Theo quy hoạch đến năm 2015, tổng số điểm quan trắc tác động vùng cửa
sông ven biển là 23 điểm. Tính đến tháng 4 năm 2015, tổng số đã thực hiện là 4
điểm quan trắc tại các cửa sông ven biển do Trung tâm Quan trắc môi trường
thực hiện tại các lưu vực sông (đạt 17,39%).
3.2.4. Điểm quan trắc tác động vùng biển ven bờ
Theo quy hoạch đến năm 2015, tổng số điểm quan trắc tác động vùng
biển ven bờ là 51 điểm. Tính đến tháng 4 năm 2015, tổng số đã thực hiện là 43
điểm quan trắc nước biển ven bờ (đạt 84,31%), trong đó có 22 điểm do 03 trạm
biển vùng ven bờ trong mạng lưới quan trắc do Tổng cục môi trường thực hiện
và 21 điểm do Viện Hàn lập khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tại 03
vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam.
3.2.5. Quan trắc mưa axít
Theo quy hoạch đến năm 2015, có là 21 tỉnh/thành phố thực hiện quan
22


trắc mưa axit. Tính đến tháng 4 năm 2015, đã có 18 điểm quan trắc mưa axit tại

18 tỉnh/thành phố do 3 Trạm quan trắc mưa axit thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia thực hiện (đạt 85,7%).
3.2.6. Điểm quan trắc môi trường đất
Số lượng điểm quy hoạch là 224 điểm trong đó đang duy trì thực hiện
quan trắc định kỳ tại 137 điểm trên địa bàn cả nước (đạt 61,16%) do 3 trạm quan
trắc môi trường đất thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia thực hiện.
3.2.7. Quan trắc môi trường phóng xạ
Trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, số tỉnh/thành phố đã thực
hiện quan trắc phóng xạ là 12 tỉnh/thành phố với tổng số điểm là 54 điểm quan
trắc định kỳ.
Mạng lưới quan trắc môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản được đưa
vào vận hành quan trắc từ năm 2009 đến năm 2014 với tổng số 27 điểm quan
trắc đặt tại 27 mỏ khoáng sản thuộc 16 tỉnh từ Quảng Nam trở ra. Trong đó có
có 16 điểm quan trắc đặt tại các mỏ khoáng sản phóng xạ và mỏ khoáng sản có
chứa phóng xạ (urani, đất hiếm, ilmenit); 11 trạm quan trắc đặt tại các mỏ
khoáng sản chì - kẽm, vàng, thủy ngân, asbest).
Các hoạt động quan trắc môi trường phóng xạ giúp xây dựng cơ sở dữ
liệu về môi trường phóng xạ quốc gia, theo dõi diễn biến môi trường phóng xạ
chung trên cả nước. Kết quả quan trắc môi trường phóng xạ các mỏ khoáng sản
đã đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo với các cơ quan nhà nước ở trung ương và
địa phương, cộng đồng dân cư về tác động của phóng xạ đến môi trường sống
trong vùng mỏ và lân cận các mỏ này, giúp cho việc phòng, tránh, giảm nhẹ
thiệt hại do phóng xạ gây ra tại đây.
Tuy nhiên, việc quan trắc phóng xạ môi trường các mỏ khoáng sản thực
hiện chưa thật sự hợp lý, cần có sự điều chỉnh yếu tố quan trắc, vị trí quan trắc,
tần suất quan trắc cho phù hợp trong giai đoạn tới. Đối với các mỏ khoáng sản
độc hại không phóng xạ, cần được đặc biệt chú trọng trong thời gian tới, nhất là
các mỏ có nguy cơ lan truyền ô nhiễm, có đông dân cư sinh sống trên và lân cận
vùng mỏ.
3.2.8. Quy hoạch quan trắc đa dạng sinh học

Có 29 khu bảo tồn, vườn quốc gia và 20 vùng đất ngập nước được quy
hoạch quan trắc đa dạng sinh học tuy nhiên đến nay hoạt động quan trắc chưa
được triển khai. Trong thời gian qua, đã thực hiện nhiều chương trình về giám
sát, quan trắc, điều tra, hay kiểm kê đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các chương
trình được thực hiện rải rác và không đồng bộ, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài
trợ của các tổ chức quốc tế và chỉ được thực hiện trong vòng từ 1 đến 3 năm.
Một số ít các chương trình được thường xuyên cấp Ngân sách nhà nước được
triển khai thực hiện nhưng chủ yếu tập trung vào đánh giá tài nguyên rừng trên
23


toàn quốc.
3.2.9. Quan trắc chất thải
Theo quy hoạch có 17 tỉnh/thành phố thực hiện quan trắc chất thải. Tuy
nhiên, do hạn chế về kinh phí nên việc quan trắc chất thải không được ưu tiên
thực hiện. Do đó, từ năm 2007 đến nay không có đầu tư mới cũng như chú trọng
quan trắc chất thải rắn.
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch
3.3.1. Kết quả đạt được
Số lượng các trạm, điểm quan trắc môi trường đã được nâng cấp, xây
dựng mới tính đến năm 2015 so với nội dung đã được phê duyệt tại Quyết định
số 16/2007/QĐ-TTg chi tiết như sau:
Bảng 4: Kết quả thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2007 - 2015 lĩnh vực môi trường

TT

I
II
1
2

2.1
2.2
2.3
2.4
3

4
5
6

Mạng lưới quan trắc môi
trường không khí

Các đơn vị thuộc mạng
lưới quan trắc môi trường
Quan trắc tác động
Trạm không khí tự động tại
các thành phố, đô thị lớn
Điểm quan trắc tác động
Điểm quan trắc tác động
môi trường không khí (tỉnh
thành)
Điểm quan trắc tác động môi
trường nước mặt(tỉnh/ thành
phố trực thuộc trung ương)
Quan trắc tác động môi
trường vùng cửa sông ven
biển
Điểm quan trắc tác động
vùng biển ven bờ

Điểm quan trắc mưa axít
(tỉnh/ thành phố trực thuộc
trung ương)
Điểm quan trắc môi trường
đất (tỉnh/ thành phố trực
thuộc trung ương)
Điểm quan trắc môi trường
phóng xạ
Quy hoạch quan trắc đa

Tổng số trạm/điểm
theo Quyết định
16/2007/QĐ-TTg
Đến
2015

Đến 2020

Kết quả thực hiện Quy hoạch
Số lượng Số lượng
hiện tại chưa thực
(đến
hiện đến
12/2014) hết 2014
26
14

40

40


46

58

18

152

202

361

28

Tỷ lệ %
thực hiện
đến năm
hết 2014
65

39,13

33

92

116

79


33

85,87

255

320

224

0

87,84

23

48

4

0

17,39

51

64

43


8

84,31

21

23

18

10

85,7

224

247

137

87

61,2

92

120

81


11

88,0

24


TT

Mạng lưới quan trắc môi
trường không khí

Tổng số trạm/điểm
theo Quyết định
16/2007/QĐ-TTg
Đến
2015

Đến 2020

Kết quả thực hiện Quy hoạch
Số lượng Số lượng
hiện tại chưa thực
(đến
hiện đến
12/2014) hết 2014

Tỷ lệ %
thực hiện

đến năm
hết 2014

dạng sinh học
6.1

Khu bảo tồn, vườn quốc gia

-

29

0

-

0

6.2

Vùng đất ngập nước

-

20

0

-


0

Điểm quan trắc chất thải
(tỉnh/ thành phố trực thuộc
trung ương)

52

64

0

52

0

7

3.3.2. Tồn tại và hạn chế
Về kinh phí đầu tư
- Ở cấp Trung ương: trong Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg đã xác định
tổng kinh phí dành cho mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia là 2.900 tỷ
đồng. Tuy nhiên, thực tế triển khai mới chỉ thực hiện được rất ít và nguồn kinh
phí này chủ yếu được lấy từ nguồn đầu tư phát triển. Có thể kể đến các dự án
đầu tư đã được thực hiện, bao gồm: 03 dự án đầu tư của Trung tâm Quan trắc
môi trường là Dự án tăng cường trang thiết bị tự động quan trắc môi trường
không khí và nước, Dự án xây dựng phòng kiểm chuẩn thiết bị quan trắc môi
trường, Dự án xây dựng hệ thống thông tin môi trường đầu mạng thuộc mạng
lưới quan trắc môi trường quốc gia; dự án đầu tư các trạm vùng miền Trung và
Tây Nguyên. Dự án đầu tư cho 2 trạm vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ đang

thực hiện đầu tư.
- Tại các địa phương: mặc dù trong các năm gần đây, hầu hết các địa
phương đã thành lập Trung tâm Quan trắc môi trường (thuộc các sở Tài nguyên
và Môi trường), tuy nhiên đầu tư cho trang thiết bị, con người và kinh phí để
hoạt động quan trắc (theo Luật Ngân sách là từ nguồn ngân sách của địa
phương) còn rất hạn chế. Ngoài một số địa phương có nguồn ngân sách dồi dào
(Đồng Nai, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...) đã
chú ý đầu tư cho hoạt động quan trắc, còn lại phần lớn các tỉnh thiếu kinh phí
nên bố trí kinh phí cho hoạt động quan trắc còn rất hạn chế, không đáng kể. Như
vậy, với việc bố trí kế hoạch và kinh phí hoạt động trong những năm qua đã
không hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các
trạm/điểm quan trắc trong Quy hoạch theo mục tiêu đề ra theo từng giai đoạn tại
Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg.
Về nhân lực:
25


×