Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

hợp tác quốc tế đại học hồng đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.79 KB, 3 trang )

/>Trường

Đại học Hồng Đức đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế

Đoàn công tác Thị trưởng thành phố Oyabe, tỉnh Toyama (Nhật Bản) tham quan khu vườn ươm của Khoa Nông, lâm,
ngư nghiệp, Trường ĐH Hồng Đức.

(THO) - Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu của các trường đại học (ĐH) trong giai đoạn
hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH). Với lợi thế là
trường đa ngành nghề, Trường ĐH Hồng Đức đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
đơn vị, tổ chức nước ngoài trong việc tìm hiểu, đặt vấn đề liên kết đào tạo.
Trong 5 năm gần đây, nhà trường đã đón tiếp và làm việc với 45 đoàn khách thuộc các đối tác,
như: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Pháp, Hà
Lan, Anh... Riêng trong 2 năm 2014 và 2015 nhà trường đã đón, trao đổi, hợp tác với gần 20
đoàn thuộc các trường ĐH và đại sứ quán nhiều nước.

Bên cạnh đó, nhà trường đã cử nhiều đoàn cán bộ, giảng viên đi học nước ngoài,
tham gia các chương trình hợp tác quốc tế, đồng thời mời giảng viên các trường ĐH
uy tín trên thế giới về truyền đạt cho đội ngũ giảng viên nhà trường những kinh
nghiệm, kiến thức học thuật và giảng dạy tại trường... Nhà trường cũng đã phối hợp
với các tổ chức nước ngoài thực hiện nhiều cuộc hội thảo khoa học nâng cao năng
lực NCKH, phát triển công nghệ và gia tăng chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
Tiến sĩ Hoàng Đình Hải, Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế, cho biết: Trường ĐH Hồng
Đức xác định việc liên kết, hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo là cơ sở


để nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập giáo dục quốc tế. Vì vậy, nhà trường đã
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này. Hiện, nhà trường
đã và đang hợp tác với hơn 40 trường ĐH, tổ chức quốc tế trong đào tạo và NCKH.
Trong đó nhiều đơn vị hợp tác mang lại hiệu quả cao, như: ĐH Wollongong (Úc), Viện
Công nghệ Châu Á - AIT (Thái Lan), ĐH Zielona Gora (Ba Lan), ĐH Soongsil (Hàn


Quốc)... Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh, đội ngũ giảng
viên cho nhà trường, năm 2006, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Đề án “Liên kết đào
tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH và sau ĐH với các trường ĐH nước ngoài”, đến nay,
nhà trường đã gửi 202 học viên theo học ĐH, thạc sĩ và nghiên cứu sinh tại 81 trường
ĐH của 18 nước trên thế giới, trong đó có 160 học viên đã về nước. 60/160 học viên
về nước được nhà trường tiếp nhận công tác tại trường.
Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường ĐH Hồng Đức thời gian qua đã mang lại
những lợi ích thiết thực với trình độ ngoại ngữ, chuyên môn của một bộ phận cán bộ
quản lý, giảng viên được nâng cao; nội dung chương trình đào tạo và phương pháp
giảng dạy ở các ngành, như: Kỹ thuật công nghệ, quản lý kinh doanh, kinh tế, nông,
lâm, ngư nghiệp đã được đổi mới, từng bước phù hợp với quá trình hội nhập. Xây
dựng và triển khai chương trình liên kết đào tạo ĐH theo mô hình 1+2 chuyên ngành
vật lý ứng dụng và công nghệ với Trường ĐH Zielona Gora (Ba Lan); chương trình liên
kết đào tạo trình độ ĐH ngành quản trị kinh doanh theo mô hình 1+3 với Trường ĐH
Hoàng Gia Thái Lan (RMUTT); chương trình liên kết đào tạo sau ĐH chuyên ngành
quản trị kinh doanh theo mô hình 1+1 với Trường ĐH Soongsil (Hàn Quốc)... Qua đó,
uy tín của nhà trường từng bước được nâng cao, tạo thêm nhiều cơ hội hợp tác đào
tạo, NCKH với các trường ĐH, các cơ sở giáo dục trên thế giới. Bên cạnh đó, việc hợp
tác đào tạo quốc tế của nhà trường góp phần đáng kể trong việc cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao cho công cuộc CNH, HĐH quê hương, đất nước, thực hiện
chuyển giao công nghệ đào tạo, góp phần quan trọng vào đào tạo đội ngũ giảng viên
và cán bộ quản lý cho nhà trường.
Thành công của hoạt động hợp tác quốc tế đã tạo nền tảng quan trọng cho bước
phát triển quan hệ hợp tác tiếp theo. Phát huy kết quả đạt được, trong những năm
tới, Trường ĐH Hồng Đức tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng những yêu cầu mới và hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán
bộ, giảng viên, năng lực đào tạo và NCKH của nhà trường; tranh thủ các nguồn lực,
đặc biệt là về tài chính từ các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ phục vụ cho việc
duy trì cũng như thiết lập các quan hệ hợp tác quốc tế mới góp phần nâng cao vị thế
của nhà trường ở trong và ngoài nước.



.Bài và ảnh: Phong Sắc



×