Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hợp tác quốc tế trong phát triển chương trình đào tạo ngành kĩ thuật môi trường ở Đại học Cần Thơ, Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.18 KB, 11 trang )


1
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Ở ĐẠI HỌC CẦN THƠ, VIỆT NAM
- KHẢO CỨU TỪ DỰ ÁN VLIR-E2 -

Lê Anh Tuấn
1*
, Lê Hoàng Việt
1
, Nguyễn Hiếu Trung
1
, Guido Wyseure
2


1

Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên Nước
Khoa Công nghệ, trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam
Khu II, đường 3/2, Thành phố Cần Thơ, Việt nam
Tel/Fax: 00-84-71-834 539

2

Phòng Quản lý Đất đai
Bộ môn Quản lý đất đai và Kinh tế học
Khoa Kỹ thuật Khoa học sinh học, trường Đại học Thiên chúa giáo Leuven, Bỉ
Celestijnenlaan 200E., B-3001 Leuven, Belgium

*


E-mail liên lạc:


TÓM TẮT
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích 4 triệu ha và gần 18 triệu cư dân.
Vùng đồng bằng được xem là khu vực sản xuất nông ngư nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Khu vực chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực của sông Mekong nhưng cung cấp cho toàn
quốc trên 50% lượng lương thực chính, 60% lượng tôm cá và 70% lượng trái cây nhiệt
đới. Hằng năm, xấp xỉ 2 triệu tấn gạo sản xuất từ ĐBSCL được xuất cảng ra thế giới.
Tuy vậy, việc nhanh chóng mở rộng thâm canh nông nghiệp và đô thị hóa dẫn đến sự ô
nhiễm môi trường. Vấn đề môi trường và phát triển bền vững cho vùng Đồng bằng sẽ
không thể giải quyết một cách hiệu quả nếu kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi của
người dân không được cải thiện. Do vậy, giáo dục môi trường phải đóng một vai trò
quan trọng trong các chính sách bảo vệ và bảo tồn môi trường.

Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là cơ sở đào tạo đại học lâu đời nhất ĐBSCL với
chức năng phát triển nguồn nhân lực cho khu vực. ĐHCT đã thiết lập mối liên kết với
nhiều tổ chức quốc tế và chính phủ trong việc cách tân các khái niệm mới đang phát
triển trong đào tạo cũng như việc tiếp cận mới trong thực hành nghiên cứu. Liên quan
đến chương trình giáo dục môi trường và liên quan, ĐHCT có mở hai ngành học: Kỹ
thuật Môi trường và Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên, cấp bằng Cử nhân Kỹ thuật và
Thạc sĩ Khoa học. Đại học đang phấn đấu nâng cao chất lượng trong việc phát triển
chương trình và phương tiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên và
chuyển giao kỹ thuật một cách thực sự như là một lợi ích hiệu quả từ hợp tác quốc tế.
Báo cáo này mô tả tiến trình phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trường
ở Khoa Công nghệ với sự hỗ trợ của dự án VLIR giữa ĐHCT và Đại học Thiên chúa
giáo Leuven như một trường hợp nghiên cứu.

Từ khóa:
ô nhiễm, giáo dục môi trường, phát triển bền vững, tài nguyên nhân lực, hợp

tác quốc tế
.





2
I. GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam, phần cuối cùng của hạ lưu sông
Mekong, với 4 triệu ha đất nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được xem là khu vực
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Vùng Đồng bằng (hình 1)
thực tế là một khu đất ngập nước rộng lớn và vùng đất phù sa bằng phẳng, có mật độ
sông rạch và kênh đào dày đặt và một hệ sinh thái đa dạng sinh học phong phú với
nhiều thành phần thực và động vật. Hiện tại, đồng bằng có 2,4 triệu ha đất canh tác
nông nghiệp và hơn 350.000 ha mặt nước dùng cho việc nuối trồng và đánh bắt thủy
sản. Khu vực chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực của sông Mekong nhưng cung cấp cho
toàn quốc trên 50% lượng lương thực chính, 60% lượng tôm cá và 70% lượng trái cây
nhiệt đới.

Hình 1: Lưu vực sông mekong và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vào mùa mưa, một phần vùng Đồng bằng bị ngập lũ. Dọc theo 600 km ven biển, triều
biển ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng nước do sự xâm nhập mặn. Thêm vào đó, 2
triệu ha đất bị nhiễm phèn. Trong mùa khô và đầu mùa mưa, nước ô nhiễm tác động
nặng nề đến canh tác nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Tài nguyên thiên nhiên ở
ĐBSCL bị ảnh hưởng gia tăng theo các tác động của con người. Thêm nữa, việc nhanh
chóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, việc thâm canh với 2 đến 3 vụ mỗi năm ở các tỉnh
vùng tây - bắc, việc nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển và các hoạt động khác của
con người đã gây các vấn đề ô nhiễm trong Đồng bằng. Chất lượng nước là một trong

những yếu tố liên quan quan trọng trong tương lai (Vệ, 2002).

Có nhiều thử thách đến việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL liên quan đến môi
trường. Hơn 2/3 trong số 18 triệu dân (2005) ở ĐBSCL sống ở vùng nông thôn và phụ
thuộc hoàn toàn vào nguồn nước, nhất là về mùa khô. Áp lực dân số bởi sự gia tăng tự
nhiên và nhập cư trong những năm gần đây dẫn đến gia tăng nhu cầu lương thực và
nước cũng như việc tăng tiêu thụ năng lượng. Như một hệ quả, sự phá rừng và xâm lấn
các khu rừng sát và rừng ngập nước đang báo động nghiêm trọng. Dọc theo kênh rạch
ở ĐBSCL, chất lượng nước có liên quan đến việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu
trong nông nghiệp, ảnh hưởng sự phú dưỡng từ việc nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia
súc, nước thải từ nhà máy công nghiệp và dân số (Tuấn, 2004).

ĐBSCL hiện vẫn được xem là khu vực chậm phát triển về cán bộ có trình độ và giáo
dục cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dầu vùng đồng bằng có nhiều đóng góp tích
cực cho sản xuất lương thực quốc gia nhưng nhiều lĩnh vực khác vẫn lạc hậu. Để nâng
cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giải quyết vấn

3
đề môi trường ở ĐBSCL trở thành một áp lực và nhu cầu cần thiết của việc phát triển
bền vững. Giáo dục và đào tạo môi trường là một phần của mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực của trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), một cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất
ĐBSCL. Được thành lập năm 1966 với tên gọi là “Viện Đại học Cần Thơ”, toạ lạc tại
thành phố Cần Thơ, ngày nay ĐHCT gồm 3 khu với tổng diện tích 71 ha đất và một
trung tâm thực nghiệm 110 ha. ĐHCT là một trường đại học đa ngành đa lĩnh vực, năm
học 2005, trường đang có 52 ngành đào tạo khác nhau ở bậc đại học trong lĩnh vực
nông nghiệp, kỹ thuật, kinh tế, luật và sư phạm. Bên cạnh việc đào tạo, ĐHCT có những
nghiên cứu nhiều lĩnh vực liên quan đến khu vực và tích cực đảm nhiệm công việc
chuyển giao công nghệ ở các ngành khác nhau cho xã hội. Liên quan đến các chương
trình đào tạo môi trường và các môn liên quan, ĐHCT có hai ngành chính như ở bảng 1.


Bảng 1: Ngành học về môi trường ở ĐHCT
Số Ngành học Bằng cấp Đơn vị đảm nhiệm
1 Kỹ thuật Môi trường
(EE)
Cử nhân kỹ thuật
(BEng.)
Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài
nguyên nước, Khoa Công nghệ
2 Quản lý Môi trường
và Tài nguyên Thiên
nhiên (ENRM)
Cử nhân Khoa học (BSc.)
Thạc sĩ Khoa học (MSc.)
Bộ môn Quản lý Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên, Khoa Nông nghiệp


II. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Một trong các cơ sở lập luận quan trọng để xác định sự thành công của công cuộc hiện
đại hóa và công nghiẹp hóa đất nước là việc bảo đảm tài nguyên nhân lực. Việc này
nhằm đạt chất lượng và mẫu mực đáp ứng nhu cầu và có khả năng ứng dụng khoa học
và công nghệ hiện đại (ĐHCT, 2002). Cốt lõi trong các vấn đề là một đòi hỏi mạnh mẽ
để đầu tư cho nguồn nhân lực để giải quyết nhiều vấn đề môi trường đang phát sinh
như là một hệ quả của sự phát triển kinh tế ở ĐBSCL. Song song với việc mở các
ngành đào tạo về môi trường, ĐHCT luôn luôn đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm cải tiến
chương trình đào tạo, cập nhật giáo trình, huấn luyện giảng viên, lắp đặt và học các
thiết bị và dụng cụ mới, tiến hành nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên. Từ mười
năm qua, ĐHCT đã hợp tác với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu ở Đông Nam Á
(Thái Lan, Mã lai và Phillipines) và Châu Âu (Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức) qua các dự án
hợp tác quốc tế như MHO, VLIR, SANSED, … (Xem phụ lục 1). Nhiều giảng viên trẻ,

những người đã theo học các khoá học sau đại học ở trong và ngoài nước trong các
năm gần đây, đã tham gia các dự án nghiên cứu của trường đại học và đạt nhiều thành
quả (ĐHCT, 2002).

Những năm đầu thập niên 1990, Hội đồng các trường đại học nói tiếng Flemish VLIR đã
cung cấp tài chính cho các cơ hội hợp tác nghiên cứu mới cho các nước đang phát triển
và từ năm 1993, nhiều nhóm chuyên gia từ Đại học Gent và Leuven đã đề xuất nhiều
dự án nghiên cứu mới cho các đối tác khác nhau ở ĐHCT. Năm 1998, chương trình
VLIR đã khởi động cho một chương trình dài hạn Hợp tác Liên Đại học (IUC). Có hai
hợp phần chính: ứng dụng các công cụ hiện đại trong giáo dục đại học và phát riển
chương trình mới về kỹ thuật môi trường và công nghệ sau thu hoạch (Sorgeloos,
2004).

Chương trình Kỹ thuật Môi trường đã được phát triển như một sự hợp tác bởi các nhóm
giáo sư chuyên về môi trường từ trường Đại học Thiên chúa giáo Leuven (KULeuven),
Bỉ và trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và trường ĐHCT trong khuôn
khổ dự án VLIR-E2. Mục tiêu tổng quát của VLIR-E2 là: Nâng cao cơ sở giáo dục, thành

4
lập chương trình mới về Kỹ thuật Môi trường và nâng cấp khả năng giảng dạy và nghiên
cứu cho giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên Nước, Khoa Công nghệ,
trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu cụ thể đang được thực hiện là:

1. Trợ giúp việc hình thành ngành học mới về Kỹ thuật Môi trường ở Khoa Công
nghệ, trường ĐHCT.
2. Nâng cấp khả năng học thuật cho cán bộ ngành Kỹ thuật Môi trường.
3. Biên soạn cập nhật các bài giảng cho các môn học mới.
4. Nâng cấp thư viện bao gồm thêm các tài liệu tham khảo về kỹ thuật môi trường.
5. Thành lập phòng thí nghiệm và khả năng phân tích thực tế (phòng thí nghiệm hóa
phân tích, vi sinh học môi trường và thiết bị đo ô nhiễm không khí và tiếng ồn).

6. Lắp đặt các bộ trình diễn trong các phòng thí nghiệm Kỹ thuật Môi trường cho mục
đích giảng dạy và nghiên cứu.
7. Khởi động các nghiên cứu liên quan về Kỹ thuật Môi trường để nâng cao khả năng
giảng dạy.

Đến năm học 2005-2006, có đến 882 sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường, cả hệ chính
quy và tại chức, được hưởng lợi của dự án như hình 2.

101
262
440
508
606
645
755
882
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
1998 - 1999 1999 - 2000 2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006
Academic year
No. of students

Regular students In-service students Cumulative numbers


Hình 2: Số sinh viên theo học ngành Môi trường theo luỹ tích từ năm 1998.

III. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Một trong các mục tiêu chính của dự án VLIR-E2 giữa ĐHCT và KULeuven là phát triển
chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trường dựa vào các yêu cầu thực tế của Đồng
bằng Cửu Long. Đó là cung cấp một kiến thức và kỹ năng vững vàng cho các sinh viên
từ các tỉnh ĐBSCL trong khảo sát, quan trắc, đánh giá ô nhiễm cũng như thiết kế và xây
dựng những công trình xử lý chất thải khác nhau.

Để hình thành chương trình đào tạo ngành kỹ thuật môi trường, nhiều hội thảo đã được
tổ chức với các thành viên liên quan từ các trường đại học và viện nghiên cứu, cả các
công ty quốc doanh và tư nhân, các trung tâm tư vấn ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng
bằng cũng như các chuyên gia nước ngoài. Dựa vào việc tiếp cận đa ngành cho vấn đề
giải quyết ô nhiễm ở ĐBSCL, các môn học chuyên ngành chính ở năm thứ tư được đề
xuất và sau đó lần lượt các môn học cơ sở và cơ bản cho các năm trước đó được yêu
cầu. Bên cạnh đó, các kỹ năng nghề nghiệp cũng được sắp đặt cho phù hợp với các
môn lý huyết và thực hành.

5
.

























Hình 2: Tiến trình phát triển và áp dụng chương trình học

Chương trình Kỹ thuật Môi trường kéo dài 4,5 năm áp dụng cơ chế tín chỉ, phân bố như
hình 3 và tóm tắt ở phụ lục 2.


Hình 3. Sơ đồ bố trí môn học

IV. THẢO LUẬN
Trong những năm gần đây, việc thâm canh trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở
ĐBSCL cùng với sự gia tăng dân số đang đe dọa môi trường. Do vậy, cơ hội nghề
nghiệp cho ngành kỹ thuật môi trường đột ngột gia tăng đáp ứng nhu cầu cho các cơ
quan và chính phủ. Để tạo dựng một chương trình đại học ngành Kỹ thuật môi trường,

các người biên soạn chương trình có thể toàn ý thiết kế chương trình theo các yêu cầu
thực tế ở ĐBSCL, nhưng Hội đồng Khoa học của Khoa Công nghệ là nơi chỉnh sửa lần
cuối chương trình. Ở mức độ trường, Hiệu trưởng ĐHCT là người có trọng trách cao
nhất cho các quyết định cuối cùng về chính sách đào tạo. Ông hiệu trường có trách
nhiệm toàn bộ hoạt động học thuật trước Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực sự, đóng góp của Dự án VLIR-E2 cho sự thành công cho chương trình Kỹ thuật
Môi trường là đáng kể mặc dầu hầu hết các công việc trực tiếp cho việc hình thành
chương trình Kỹ thuật môi trường tại ĐHCT đều do các cán bộ của Trường và các
chuyên viên trong nước thực hiện một cách độc lập. Dự án nhắm đến việc thực hiện tốt
Thị trường việc làm:
+ Cơ quan
+ Công ty
+ Tổ chức
+ v.v. …
Mô tả công việc:
+ Yêu cầu
+ Kiến thức
+ Kỹ năng
+ v.v. …
Học kỳ 7-9:
+ Môn chuyên môn
+ Đề tài luận văn
+ Đi thực địa
+ v.v. …
Học kỳ 5-6:
+ Môn chuyên môn
+ Môn cơ sở
+ Thực hành thí nghiệm
+ etc …

Học kỳ 3-4:
+ Môn cơ bản
+ Thực hành thí nghiệm
+ Môn hỗ trợ
+ v.v. …
Học kỳ 1-2:
+ Môn cơ bản
+ Thực hành thí nghiệm
+ Môn hỗ trợ
+ v.v. …

Hướng hình thành chương trình đào tạo

Hướng áp dụng chương trình đào tạo

×