Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Về Đổi Mới PPGD Và Đánh Giá Đối Với Các Học Phần LLCT Theo Đào Tạo Tín Chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.78 KB, 17 trang )

VỀ ĐỔI MỚI PPGD VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÁC HỌC PHẦN LLCT
THEO ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
Đỗ Văn Đạo - Bộ môn Lý luận Chính trị
1- Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá không chỉ là yêu cầu tất yếu của đào
tạo theo hệ thống tín chỉ, mà còn là yêu cầu tất yếu của giảng dạy ở bậc đại học, là
nhân tố quyết định đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá được tiến hành đối với các
học phần Lý luận chính trị, việc làm này tạo ra sự chuyển biến về cách dạy của người
thầy và cách học của người trò. Người dạy sẽ không còn sa vào thuyết giảng độc thoại
và kinh điển, người học không còn thụ động tiếp thu mà chuyển sang chủ động, đề cao
ý thức tự học, tự nghiên cứu. Đổi mới PPĐG học tập của người học chuyển từ đánh
giá chủ yếu thể hiện ở mặt điểm số của các bài kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ, mà
chuyển sang đánh giá một cách toàn diện và được thực hiện suốt quá trình theo học
học phần.
Trên cơ sở những lý luận đã nghiên cứu và quá trình triển khai trong thực tiễn về
đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá đã được tiến hành đối với các học phần
Lý luận chính trị trong thời gian qua, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm về “Áp dụng
phương pháp giảng dạy đàm thoại nêu vấn đề và thảo luận nhóm trong giảng dạy
và đánh giá học phần Những nguyên lý vơ bản của CN Mác – Lênin 2”
2- Mô tả Phương pháp
2.1- Một số lý luận chung về PPGD nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là việc giáo viên đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề và bài toán có
vấn đề, còn sinh viên thì tự lực suy nghĩ, thảo luận, giải đáp dưới sự định hướng của
giáo viên. Quá trình suy nghĩ, thảo luận, giải đáp là điều kiện tốt để kích thích tính
năng động sáng tạo, sự độc lập suy nghĩ, sinh viên dần dần tiếp thu kinh nghiệm hoạt
động sáng tạo hình thành phong cách học tập và làm việc mới.
Trong quá trình đó, giáo viên vừa là người cung cấp thông tin, truyền đạt kiến
thức (bằng cách nêu vấn đề) để sinh viên lĩnh hội, vừa là người kích thích tự giác, tích
cực suy nghĩ sáng tạo của sinh viên trong học tập đồng thời tạo ra bầu không khí dân
chủ giữa thầy và trò để đạt hiệu quả cao trong học tập.


Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm lấy người học
là trung tâm của quá trình dạy học.
Các phương pháp dạy nêu vấn đề:
+ Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề


+ Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề
+ Phương pháp quan sát nêu vấn đề
Các PPGD theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho
người học chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập,
sáng tạo của chủ thể nhận thức.
2.2- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề (Còn gọi là phương pháp hỏi đáp)
và thảo luận nhóm.
a- Phương pháp giảng dạy đàm thoại nêu vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề là phương pháp bao gồm một hệ
thống câu hỏi được người dạy đưa ra để người học độc lập phát hiện và giải quyết vấn
đề mới trong nhận thức.
- Hệ thống câu hỏi bao gồm: câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề, trong
đó câu hỏi có vấn đề là thành tố chính. Các câu hỏi tái hiện giúp cho người học tìm ra
các tri thức là cơ sở khoa học của vấn đề mới, là điểm tựa cho hoạt động giải quyết
vấn đề.
- Giảng viên đưa ra câu hỏi có vấn đề có tác dụng định hướng cho
người học phát hiện mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn logic của chủ thể
và đề xuất phương án giải quyết vấn đề đó.
- Trong phương pháp này, giảng viên phải kết hợp giữa 2 loại câu hỏi tái
hiện và câu hỏi có vấn đề một cách hợp lí, hài hòa sao cho câu hỏi tái hiện có tác dụng
hỗ trợ tích cực giúp người học độc lập giải quyết các câu hỏi có vấn đề.
- Kiểu tổ chức đàm thoại cho người học :
+ Giảng viên xây dựng một hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi chính
và các câu hỏi gợi mở theo một trình tự logic chặt chẽ thể hiện cấu trúc dạy học nêu

vấn đề.
+ Hoạt động tích cực, độc lập của người học được tăng cường theo
kiểu tổ chức cho người học đàm thoại.
b- Phương pháp hoạt động nhóm
Dựa trên sĩ số của từng lớp, giảng viên tiến hành chia nhóm, thành viên của
1 nhóm không quá 10 người. Ngồi học theo nhóm cho đến hết học kỳ.
Hoạt động của nhóm:
Thứ nhất: Thảo luận những nội dung tự nghiên cứu theo kết cấu của chương
trình giảng dạy học phần.
Trên cơ sở của chương trình giảng dạy đã đưa cho sinh viên ngay từ buổi
học đầu tiên của học kỳ, trong đó mỗi chủ đề đều có nội dung sinh viên tự nghiên cứu
và những câu hỏi liên quan trong nội dung này.


Theo tiến trình giảng dạy, khi đến nội dung kiến thức tự nghiên cứu, giảng
viên sẽ giành thời gian để các nhóm thảo luận rồi trình bày những kiến thức của phần
này và trả lời câu hỏi liên quan.
Thứ hai: Thảo luận những câu hỏi do giảng viên đặt ra trong quá trình
thuyết giảng.
Trong quá trình thuyết giảng để trang bị cho người học những kiến thức cơ
bản của chủ đề, giảng viên sẽ đưa ra những câu hỏi có vấn đề để các nhóm thảo luận
và trả lời.
2.3- Phương pháp đánh giá: Đánh giá quá trình kết hợp thi kết thúc học phần –
Hình thức tự luận đề mở.
a- Đánh giá quá trình: (50%).
Được công bố ngay từ buổi học đầu tiên và có lịch trình cụ thể trong
Chương trình giảng dạy học phần.
- Kiểm tra giữa kỳ (10%): Hai lần, được tiến hành sau mỗi 15 tiết học đã
kết thúc (1 TC), hình thức kiểm tra: vấn đáp.
- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ (15%): hình thức đánh giá - trắc nghiệm. Với

bài đánh giá tổng quát kiến thức bằng trắc nghiệm và tự luận trải dài hết cả chương
trình đã phần nào đánh giá thực chất kiến thức của sinh viên. Qua lần đánh giá này sẽ
cho sinh viên biết được mình còn hạn chế phần nào, từ đó khắc phục để cho lần thi
cuối kỳ làm được tốt hơn.
- Đánh giá tự nghiên cứu (5%): Chấm vở soạn. Soạn bài đầy đủ những
nội dung tự nghiên cứu; trả lời các câu hỏi thảo luận được giao trong học kỳ.
- Đánh giá qua hoạt động nhóm (15%): Chuẩn bị nội dung được giao,
thuyết trình, trả lời câu hỏi chất vấn…
- Đánh giá chuyên cần, thái độ tham gia học trên lớp (5%): lên lớp đầy
đủ, chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận.
b- Thi kết thúc học phần: (50%).
Được thông báo tới sinh viên trước khi kết thúc học phần 2 tuần về: Thời
gian và địa điểm thi; hình thức thi; thời gian làm bài; kết cấu của đề thi. Lịch trình này
cũng được báo cáo với Trưởng bộ môn và báo với Phòng Đào tạo để theo dõi và thông
báo trên mạng cho sinh viên biết.
- Hình thức thi tự luận – đề mở, nội dung bào gồm 2 phần: Lý thuyết
(Dưới dạng vấn đề thực tiễn, 5 điểm); bài tập toán, 5 điểm.
- Thời gian làm bài 60 phút.


3- Đánh giá kết quả của phương pháp áp dụng.
3.1- Những thành tựu chung.
- Các lớp đã tiến hành áp dụng: MLDH2; MLDH1; MLDH30; MLDH3.
- Phát huy tính tự học, tính sáng tạo trong sinh viên; tăng cường đàm thoại giữa
GV với SV, giữa SV với SV, tăng thời gian thảo luận nhóm.
- Đánh giá tương đối chính xác kết quả học tập của sinh viên; khuyến khích
được sinh viên tới lớp học và tích cực xây dựng bài. Hướng tới yêu cầu đánh giá công
bằng, khách quan, đánh giá cả qúa trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới
mức độ hoạt động tích cực, chủ động của người học trong từng tiết học.
- Bài giảng được cập nhật mới thường xuyên với những vấn đề mang tính thời

sự diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội, trong nước và quốc tế…..
- Dễ triển khai ngay cả đối với những lớp học không được trang bị máy chiếu.
- Khắc phục được sự ngăn cách giữa GV với SV, tạo bầu không khí thân mật
trong trao đổi tri thức, trong học tập.
3.2- Về tinh thần và ý thức học tập của sinh viên.
Đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực: Đi học tương đối đông đủ, tỷ lệ
vắng từ 2-5%/lớp. Đã có sự chuẩn bị bài trước khi tới lớp, tỷ lê 85% - 95%; trong giờ
học đã tích cực xây dựng bài; có sự sôi nổi khi làm việc nhóm, tranh luận các vấn đề
giữa các nhóm; tạo sự ganh đua giữa các nhóm trong việc giải quyết các vấn đề mà
giảng viên nêu ra. Với việc áp dụng các bài toán ứng với mỗi nội dung lý thuyết, đã
tạo ra hứng thú trong học tập, người học không còn cảm thấy lý thuyết kiểu hàn lâm.
3.3- Về kiến thức
a- Đối với câu hỏi tái hiện
Câu hỏi tái hiện thường được hỏi dưới dạng: What? (cái gì); How? (như thế
nào). Với dạng câu hỏi này sinh viên tái hiện dưới dạng hoàn thiện các khái niệm, định
nghĩa và lấy ví dụ minh họa tương tự như trong sách.
Qua thực tiễn triển khai, đối với những sinh viên có chuẩn bị bài trước ở nhà,
thì 100% sinh viên trả lời được và lấy được ví dụ minh họa ngoài thực tiễn. Còn số
sinh viên không chuẩn bị bài trước, có đến 90% là không trả lời được.
Trong lần kiểm tra vấn đáp (không sử dụng tài liệu), lại sử dụng hình thức này
thì hầu hết sinh viên đều trả lời được (trừ những sinh viên không học bài).
Một số sinh viên diễn đạt sự tái hiện theo cách hiểu của mình, chứ không theo
câu cú của khái niệm, nhưng về bản chất của vấn đề thì đã hiểu đúng, hoặc tái hiện
thông qua việc lấy ví dụ.


b- Đối với câu hỏi có vấn đề.
Qua việc đưa ra một vấn đề thực tiễn nào đó, rồi đặt câu hỏi tại sao (Why?)
- Hầu hết sinh viên đã hiểu đúng và trả lời đi vào trọng tâm của vấn đề; phát
hiện được mâu thuẫn của vấn đề và đã giải quyết được mâu thuẫn qua kiến thức được

trang bị.
- Sinh viên không chỉ thu được các tri thức khoa học mới mà còn hình thành
phương pháp tư duy logic trong tiến trình giải quyết vấn đề.
- Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên trong quá trình nhận
thức. Vì vậy sinh viên lĩnh hội tri thức một cách vững chắc.
4- Những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong quá trình thực hiện.
4.1- Những thuận lợi:
- Sinh viên đã được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tích cực của
những GV thực hiện trước đó, cho nên người học không thấy bỡ ngỡ hoặc khó khăn
khi theo học, như: Tự nghiên cứu, làm việc nhóm…
- Sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình thực
hiện (đối với cả GV và SV), như Internet, báo chí, truyền hình…..phần nào giúp thuận
lợi cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi được cập nhật khi áp dụng phương pháp giảng
dạy này và đối với việc tìm kiếm thông tin, ví dụ thực tiễn của người học.
4.2- Những khó khăn:
- Sinh viên chưa hình thành thói quen mạnh dạn bộc lộ ý kiến riêng trước
vấn đề giảng viên nêu ra, vẫn còn tâm lý nói ra sợ sai, mặc dù có khi người học đã
chuẩn bị bài trước ở nhà. Vì vậy, phần nào làm giảm đi sự hào hứng của GV trong việc
triển khai phương pháp này.
- Tổ chức lớp học theo lớp học phần, nên có sinh viên từ nhiều ngành khác
nhau ….gây khó khăn đối với việc quản lý lớp và kiểm soát hoạt động nhóm.
- Những giảng đường không trang bị hệ thống âm thanh, nên việc đàm thoại
giữa GV với SV, hay giữa SV với SV gặp những khó khăn.
4.3- Những hạn chế
- Vẫn chưa khắc phục được triệt để trong một bộ phận sinh viên có thái độ
tiêu cực khi học học phần này; việc học và đến lớp còn mang tính đối phó.
- Vẫn còn tình trạng việc trả lời câu hỏi chỉ tập trung ở một số sinh viên hoặc
nhóm sinh viên. Do đó vẫn phải sử dụng biện pháp chỉ định trả lời.
- Còn tồn tại hiện tượng chép bài nhau đối với phần tự nghiên cứu, soạn bài
cẩu thả, sơ sài mang tính đối phó.

- Tình trạng “ăn theo” trong làm việc nhóm vẫn còn.


- Do một học phần lại dạy nhiều lớp trong một kỳ, nên việc nêu câu hỏi hay
vấn đề gặp tình trạng lặp lại, nên đối với người dạy đôi khi cảm thấy nhàm.
5- Những kinh nghiệm rút ra
- Đòi hỏi đối với mỗi chủ đề giảng viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi hoặc
đưa ra một vấn đề thực tiễn phù hợp đối với mỗi chủ đề và phải cập nhật mới.
- Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống câu hỏi và những vấn đề:
++ Thứ nhất: Đối với câu hỏi tái hiện, thì việc đặt câu hỏi phải làm sao đòi
hỏi sinh viên phải đọc giáo trình (gắn với quá trình tự học của sinh viên) để nắm được
những kiến thức cơ bản của chủ đề đó thì mới trả lời được.
++ Thứ hai: Đối với câu hỏi có vấn đề hay nhằm mở rộng kiến thức, thì
đòi hỏi phải phù hợp trình độ của người học, phù hợp với kiến thức của chủ đề và
mang tính cập nhật.
- Hệ thống lại kiến thức cho chủ đề: Sau khi sinh viên trả lời câu hỏi hoặc vấn
đề đã nêu ra, giảng viên sẽ tiến hành hệ thống lại kiến thức của chủ đề đó, có những
kết luận về sự trả lời câu hỏi của nhóm hoặc sinh viên.
- Tất cả nội dung chương trình học, cách thức đánh giá, hình thức thi kết thúc
học phần, lịch trình thực hiện các bài kiểm tra, thảo luận…phải được thông báo ngay
từ những buổi đầu lên lớp để sinh viên biết. Làm như vậy sinh viên sẽ chủ động về mặt
thời gian và lịch trình học tập cũng như tâm lý học tập.
- Cần có các biện pháp khuyến khích học tập đối với sinh viên, nhằm tạo động
lực trong học tập và phát huy tính sáng tạo của sinh viên.
- Hãy ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp hoặc câu trả lời của người học, không
nên phản bác thẳng thừng, hay nhận xét một cách gay gắt, nhằm khuyến khích sinh
viên mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trước vấn đề đặt ra.
6- Kết luận: Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi khi tiến hành đổi
mới PPGD theo phương pháp Đàm thoại nêu vấn đề và thảo luận nhóm, để cùng trao
đổi với các đồng nghiệp trong khoa. Qua việc áp dụng phương pháp này trong học kỳ

vừa qua, một mặt giúp tôi thấy được mức độ kiến thức và sự tiếp thu của sinh viên về
học phần này, mặt khác, qua kết quả đánh giá sẽ cho tôi thấy được kết quả của đổi mới
phương pháp giảng dạy mà mình đã áp dụng, Với những kết quả đạt được, cũng như
những khó khăn và hạn chế gặp phải, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các chuyên
gia và các đồng nghiệp để giúp tôi tháo gỡ những khó khăn và hạn chế trên.
******************************************************

Tài liệu tham khảo
1- TS. Dương Tấn Diệp - Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy tích cực
tại UEF - Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính TP.HCM, tháng 9/2010.


2- Đề tài Phương pháp dạy học nêu vấn đề - Tài liệu, ebook.doc.edu.vn/tai-lieu/de-taiphuong-phap-day-hoc-neu-van-de-36613/
3- Phương Lan – Tìm hiểu phương pháp dạy học nêu vấn đề. Nguồn:
http:/www.vnq.edu.vn.
4- PGS.TS Vũ Hồng Tiến – Phương pháp dạy học tích cực. Nguồn tin: Dạy học
intel.net

Phụ lục

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CN MÁC – LÊNIN 2
Chủ đề 1: Học thuyết giá trị
Mục tiêu

Nội dung trọng tâm

Làm rõ chất và lượng - Giá trị hàng hóa và lượng giá trị
của giá trị hàng hóa.
của hàng hóa.


Phân bổ thời gian
Giảng

Thảo luận

6

2

- Nội dung và tác động của quy luật
giá trị.
Phương pháp dạy – học: Nêu vấn đề kết hợp thảo luận
Hình thức
dạy – học

Nội dung

I – Điều kiện ra đời, đặc trưng và
ưu thế của sản xuất hàng hóa
1. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản
xuất hàng hoá:
II- Hàng hóa
1. Hàng hoá và hai thuộc tính của
Giảng
hàng hóa
2- Tính chất hai mặt của lao động
sản xuất hàng hoá.
3- Lượng giá trị của HH
IV- Quy luật giá trị

1- Nôi dung, yêu cầu của quy
luật giá trị.
Tự
III- Tiền tệ
nghiên cứu
1- Lịch sử ra đời của tiền tệ.
2- chức năng của tiền
IV- Quy luật giá trị

Phương pháp
giảng dạy

Yêu cầu sinh viên

- Đọc Q.1 tr. 191–
209; Q2 tr.58-72
Nêu vấn đề

Hướng dẫn

Chuẩn bị các ý
kiến để hỏi, đề
xuất khi nghe
giảng

- Đọc Q.1 tr. 210225; Q.2 tr.73-94

Chuẩn bị các ý
kiến để hỏi, đề



2- Tác dụng của quy luật giá trị trong
kinh tế hàng hóa.

Thảo luận

1- Tại sao nói Phân công lao động xã
hội lại là cơ sở của sản xuất và trao
đổi hàng hóa? Sự PCLĐXH ngày
nay có gì khác biệt so với thời kỳ
C.Mác nghiên cứu?
2- Để nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam trên thị trường
quốc tế, theo anh/chị, các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải làm gì? Vì
sao, Đảng và Nhà nước ta lại đề ra
chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam?”.
3- Từ sự nghiên cứu về quy luật Lưu
thông tiền tệ, anh/chị hãy liên hệ tới
vấn đề khủng hoảng tài chính tiền tệ
trên thế giới từ năm 2008 đến nay và
vấn đề lạm phát trong nền kinh tế
nước ta hiện nay?
4- Hãy phân tích vai trò của quy luật
cạnh tranh, cung – cầu trong nền
kinh tế hàng hóa?

xuất sau khi tự
nghiên cứu.


Thảo luận
nhóm

- Chuẩn bị nội dung
trả lời các câu hỏi
thảo luận

Chủ đề 2: Học thuyết giá trị thặng dư
Mục tiêu

Nội dung trọng tâm

Sinh viên hiểu rõ
được quá trình sản
xuất ra giá trị thặng
dư và các hình thái
biểu hiện của giá trị
thặng dư.

- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
- Các hình thái của tư bản và các
hình thức biểu hiện của giá trị thặng
dư.

Phân bổ thời gian
Giảng

Thảo luận


10

6

Phương pháp dạy – học: Nêu vấn đề kết hợp thảo luận
Hình thức
dạy – học

Nội dung

Phương pháp
giảng dạy

Yêu cầu sinh viên


I- Sự chuyển hóa của tiền thành tư
bản.
1- Công thức chung của TB
2- Mâu thuẫn của công thức
chung.
II- Qua trình sản xuất ra giá trị
thặng dư trong XHTB
1- Quá trình sản xuất giá trị thặng

2- Tư bản bất biến và tư bản khả
biến.
4. Hai phương pháp bóc lột giá trị
thặng dư.
IV- Sự chuyển hóa của GTTD

thành TB – Tích lũy TB.
Giảng
1- Thực chất, động cơ của tích
luỹ tư bản
2- Tích tụ tư bản và tập trung tư
bản
3- Cấu tạo hữu cơ của tư bản.
V- Quá trình lưu thông của tư bản
và giá trị thặng dư
1- Tuần hoàn và chu chuyển TB
VI- Các hình thái tư bản và các
hình thức biểu hiện của GTTD
1- Chi phí sx TBCN, lợi nhuận
và tỷ suất lợi nhuận
2- Lợi nhuận bình quân và giá cả
sx
3- Sự chuyển hóa của giá trị hàng
hóa thành giá cả sx.
Tự
I- Sự chuyển hóa của tiền thành tư
nghiên cứu bản.
3- Hàng hóa sức lao động.
II- Qua trình sản xuất ra giá trị
thặng dư trong XHTB
3- Tỷ suất và khối lượng giá trị
thặng dư
5- Sản xuất ra giá trị thặng dư quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB

Chuẩn bị các ý kiến
để hỏi, đề xuất khi

nghe giảng
- Đọc Q.1 tr.226-236;
Q.2 tr.96-100

- Đọc Q.1 tr.237-234;
Q2 tr.100-108

Nêu vấn đề

- Đọc Q.1 tr. 234266; Q2 tr.108-116

- Đọc Q.1 tr. 283315; Q.2 tr.137-155

Hướng dẫn

Chuẩn bị các ý kiến
để hỏi, đề xuất sau
khi tự nghiên cứu.


Thảo luận

III- Tiền công trong CNTB
1- Bản chất tiền công dưới
CNTB
2- Hình thức tiền công
3- tiền công danh nghĩa và tiền
công thực tế.
V- Quá trình lưu thông của tư bản
và giá trị thặng dư

2- Tái sản xuất và lưu thông của
tư bản xã hội
3- Khủng hoảng kinh tế trong
CNTB.
VI- Các hình thái TB và các hình
thức biểu hiện của GTTD
4- Sự phân chia GTTD giữa các
giai cấp bóc lột trong CNTB.
1- Vì sao sức lao động lại là một
hàng hóa đặc biệt?
2- Vì sao nói: “Sự phát hiện ra tính
hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa lại là một phát kiến vĩ đại
C.Mác?”.
3- Hãy nêu những đặc điểm khác
nhau giữa Sản phẩm thặng dư với
Giá trị thặng dư?
4- Hãy làm rõ nhận định sau: “Khi
KH-KT càng tiên tiến, hiện đại thì sự
bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư
bản tăng lên và sự bóc lột đó ngày
càng tinh vi?”
5- Máy móc có làm tăng thêm gia giá
trị hay tạo ra giá trị thặng dư không?
Vì sao?
6- Việc Chính phủ ban hành quy định
về
mức
lương
tối

thiểu
(1.900.000đ/tháng) mà người thuê
mướn lao động phải trả cho người lao
động ở nước ta hiện nay có ý nghĩa
gi?
7- Các cầu thủ bóng đá giỏi, một số

Thảo luận
nhóm

- Chuẩn bị nội dung
trả lời các câu hỏi
thảo luận


nhà khoa học… họ được trả tiền công
rất cao, vậy họ có còn bị bóc lột sức
lao động không? Vì sao?
8- Hãy phân tích nguyên nhân của
khủng hoảng kinh tế trong CNTB?
9- Hãy cho biết đặc điểm của khủng
hoảng kinh tế ngày nay?
10- Hãy so sánh giữa chi phí sx
TBCN với chi phí xã hội thực tế
trong sx hàng hóa TBCN?
11- Hãy cho biết quan hệ Cung – Cầu
có tác động như thế nào đến sự biến
động của giá cả hàng hóa, giá trị
hàng hóa và lợi nhuận?


Chủ đề 3: Học thuyết kinh tế về CNTB độc quyền và CNTB
độc quyền nhà nước
Mục tiêu

Nội dung trọng tâm

- Làm rõ nguyên nhân - CNTBĐQ
CNTB chuyển từ cạnh
+ Nguyên nhân chuyển biến của
tranh tự do sang độc CNTB từ cạnh tranh sang độc quyền.
quyền và các đặc điểm
+ Những đặc điểm kinh tế cơ bản
kinh tế cơ bản của
của CNTB độc quyền.
CNTBĐQ

- Làm rõ bản chất của
CNTB ĐQ nhà nước.

Phân bổ thời gian
Giảng

Thảo luận

4

2

- CNTBĐQNN
+ Nguyên nhân hình thành và bản

chất của CNTBĐQNN

Phương pháp dạy – học: Nêu vấn đề kết hợp thảo luận
Hình thức
dạy – học
Giảng

Nội dung
I- CNTB độc quyền
1- Nguyên nhân chuyển biến của
CNTB từ tự do cạnh tranh sang độc
quyền.
2- Những đặc điểm kinh tế cơ
bản của CNTB độc quyền
II- CNTB độc quyền NN.

Phương pháp
giảng dạy
Nêu vấn đề

Yêu cầu sinh viên
Chuẩn bị các ý kiến
để hỏi, đề xuất khi
nghe giảng
- Đọc Q.1 tr. 316-340;
Q.2 tr.157-176


1- Nguyên nhân hình thành và
bản chất của CNTB ĐQ nhà nước.

III- Những nét mới trong sự phát
triển của CNTB hiện đại
1- Sự phát triển nhảy vọt về
LLSX
2- Nền KT đang có xu hướng
chuyển từ KT CN sang nền kinh tế
tri thức.
3- Sự điều chỉnh về QHSX và
quan hệ giai cấp.
4- Thể chế quản lý kinh doanh
trong nội bộ DN có những biến đổi
lớn.
5- Các công ty xuyên quốc gia
hiện đại trong nền kinh tế thế giới.
I- CNTB độc quyền
3- Sự hoạt động của quy luật giá
trị và quy luật giá trị thặng dư trong
giai đoạn CNTB độc quyền
II- CNTB độc quyền nhà nước
2- Những biểu hiện chủ yếu của
CNTB độc quyền nhà nước.

IV- Vai trò, hạn chế và xu
hướng vận động của CNTB
Tự
1. Vai trò của chủ nghĩa tư
nghiên cứu
bản đối với sự phát triển của nền
sản xuất xã hội
2. Hạn chế của CNTB


- Đọc Q.1 tr. 340-357;
Q.2 tr. 117-181

Hướng dẫn

Chuẩn bị các ý
kiến để hỏi, đề
xuất sau khi tự
nghiên cứu.

3. Xu hướng vận động của
Thảo luận

CNTB.
1- Hãy nêu mặt trái của sự độc quyền
trong nền kinh tế?
2- Hãy nêu những lĩnh vực độc quyền
nhà nước ở nước ta? Nhà nước độc
quyền những lĩnh vực đó là nhằm
mục đích gì?
3- Hãy kể tên một vài công ty xuyên
quốc gia mà anh/chị biết? Vai trò của
nó đối với việc phát triển kinh tế - xã

Thảo luận
nhóm

- Chuẩn bị nội dung
trả lời các câu hỏi

thảo luận


hội?
4- Đặc điểm của nền kinh tế tri thức
là gì?
5- Sự điều chỉnh về QHSX và về giai
cấp của CNTB là nhằm mục đích gì?

Chủ đề 4 : Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng
XHCN
Mục tiêu

Nội dung trọng tâm

Làm rõ Nội dung sứ - Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
cấp công nhân.
- Những điều kiện khách quan quy

Phân bổ thời gian
Giảng

Thảo luận

5

3

định sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân.
Phương pháp dạy – học: Nêu vấn đề kết hợp thảo luận
Hình thức
dạy – học

Nội dung

I- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp CN.
1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh
lịch sử của nó
3. Vai trò của Đảng Cộng sản
trong quá trình thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp CN.
II- Cách mạng XHCN
Giảng
1. Cách mạng XHCN và nguyên
nhân của nó
2. Mục tiêu, động lực và nội
dung của cách mạng XHCN.
III- Hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa
1. Xu thế tất yếu của sự ra đời hình
thái kinh tế - xã hội CSCN.
Tự
I- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp CN
nghiên cứu 2. Điều kiện khách quan quy định sứ
mệnh lịch sử của giai cấp CN.
II- Cách mạng XHCN
3. Liên minh giữa giai cấp CN


Phương pháp
giảng dạy

Yêu cầu sinh viên
Chuẩn bị các ý kiến
để hỏi, đề xuất khi
nghe giảng
- Đọc Q.1 tr. 361-378;
Q.3 tr. 56-74

Nêu vấn đề
- Đọc Q.1 tr. 378-396;
Q.3 tr.75-104

- Đọc Q.1 tr. 397-419;
Q.3 tr.132-153
Hướng dẫn

Chuẩn bị các ý
kiến để hỏi, đề
xuất sau khi tự
nghiên cứu.


Thảo luận

với giai cấp ND và các tầng lớp lao
động khác trong cách mạng XHCN.
III- Hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa

2. Các giai đoạn phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội CSCN.
1- Hãy trình bày những điều kiện
khách quan quy định sứ mệnh lịch sử
của giai cấp CN? Ngày nay những
điều kiện khách quan đó có gì mới so
với thời kỳ của C.Mác?
2- Hãy làm rõ quan điểm sau đây của
Chủ nghĩa Mác: “Giai cấp công nhân
là con đẻ của phương thức sx
TBCN, đồng thời giai cấp công nhân
cũng là người đào mồ trôn CNTB”?
3- Trình bày nguyên nhân của cách
mạng XHCN? Tại sao hiện nay trong
lòng xã hội tư bản vẫn tồn tại mâu
thuẫn đối kháng giữa giai cấp VS với
giai cấp TS, mà cách mạng XHCN ở
những nước này vẫn chưa nổ ra?
4- Hãy trình bày những đặc điểm về
đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay?
5- Hãy trình bày những đặc trưng cơ
bản của hình thái KT - XH CSCN? Vì
sao, loài người đi lên XHCS là một tất
yếu?
6- Các giai đoạn phát triển của hình
thái KT - XH CSCN có ý nghĩa gì?

Thảo luận
nhóm


- Chuẩn bị nội dung
trả lời các câu hỏi
thảo luận

Chủ đề 5: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong
tiến trình cách mạng XHCN
Mục tiêu

Nội dung trọng tâm

Sinh viên hiểu rõ được
Những nguyên tắc cơ
bản của chủ nghĩa Mác
– Lê nin trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc và
vấn đề tôn giáo.

- Những nguyên tắc cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc.
- Những nguyên tắc cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo.

Phân bổ thời gian
Giảng

Thảo luận

3


2


Phương pháp dạy – học: Nêu vấn đề kết hợp thảo luận
Hình thức
dạy – học

Nội dung

Phương pháp
giảng dạy

I- Xây dựng nền dân chủ XHCN
và nhà nước XHCN

Chuẩn bị các ý kiến
để hỏi, đề xuất khi

1- Xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa
2- Xây dựng nhà nước xã hội
chủ nghĩa
Giảng

III- Giải quyết vấn đề dân tộc và
tôn giáo

Yêu cầu sinh viên


nghe giảng
- Đọc Q.1 tr. 420-466;
Q.3 tr.154-223
Nêu vấn đề

1. Vấn đề dân tộc và nguyên
tắc cơ bản của CN Mác-Lênin
trong việc giải quyết vấn đề dân
tộc
2- Tôn giáo và nguyên tắc cơ
bản của CN Mác-Lênin trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo.
II- Xây dựng nền văn hóa XHCN

1. Khái niệm nền văn hóa xã
hội chủ nghĩa
2. Tính tất yếu của việc xây
Tự
nghiên cứu dựng nền văn hóa xã hội chủ
nghĩa

Thảo luận

3. Nội dung và phương thức xây
dựng nền văn hóa XHCN.
1- Từ sự nghiên cứu lý luận của CN
Mác về “các nguyên tắc cơ bản trong
việc giải quyết vấn đề dân tộc và tôn
giáo”, anh/chị hãy liên hệ với thực tiễn
về đường lối của Đảng ta trong việc

giải giải quyết vấn đề này?
2- Anh/chị hãy cho biết, Đảng và nhà
nước ta đã vận dụng lý luận của CN
Mác về “Phương thức xây dựng nền
văn hóa XHCN” trong việc xây dựng
nền văn hóa Việt Nam hiện nay như
thế nào?

Hướng dẫn

Chuẩn bị các ý
kiến để hỏi, đề
xuất sau khi tự
nghiên cứu.

Thảo luận
nhóm

- Chuẩn bị nội dung
trả lời các câu hỏi
thảo luận


Chủ đề 6: CNXH hiện thực và triển vọng
Mục tiêu

Nội dung trọng tâm

Làm rõ nguyên nhân mô Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình
hình CNXH Xô Viết

CNXH Xô Viết và nguyên nhân của nó
khủng hoảng và sụp đổ.

Phân bổ thời gian
Giảng

Thảo luận

2

0

Phương pháp dạy – học: Nêu vấn đề kết hợp thảo luận
Hình thức
dạy – học

Nội dung

Phương pháp
giảng dạy

I. CNXH hiện thực

Yêu cầu sinh viên
Chuẩn bị các ý kiến

1. Cách mạng Tháng Mười Nga
và mô hình CNXH hiện thực đầu tiên
trên thế giới.


để hỏi, đề xuất khi
nghe giảng

2. Sự ra đời của hệ thống các
nước XHCN và những thành tựu
của nó.
Giảng

II. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô
hình CNXH Xôviết và nguyên
nhân của nó

Nêu vấn đề

2. Nguyên nhân dẫn đến
khủng hoảng và sụp đổ của mô
hình chủ nghĩa xã hội Xôviết
III. Triển vọng của CNXH
1. CNTB không phải là tương lai
của xã hội loài người
II. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô
hình CNXH Xôviết và nguyên
nhân của nó
Tự
1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của
nghiên cứu mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết.
III. Triển vọng của CNXH
2. Chủ nghĩa xã hội – tương lai
của xã hội loài người.
Thảo luận 1- Anh, chị hãy cho biết những bài

học kinh nghiệm được Đảng ta rút ra
từ sự sụp đổ mô hình XHCN ở Liên
Xô là gì?
2- Tại sao trong qua trình tìm đường
cứu nước, Nguyễn Ái Quốc lại lựa
chọn cho cách mạng Việt Nam đi
theo con đường của cách mạng

Hướng dẫn

Thảo luận
nhóm

Chuẩn bị các ý
kiến để hỏi, đề
xuất sau khi tự
nghiên cứu.
- Chuẩn bị nội dung
trả lời các câu hỏi
thảo luận


Tháng 10 Nga?



×