Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tình Hình Phát Triển Công Nghệ Cao Ở Một Số Nước Và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.79 KB, 23 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
_____________

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo kèm theo Dự án Luật Công nghệ cao


Hà Nội, 5-2008

2


MỤC LỤC
I. CÔNG NGHỆ CAO VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN.......................................................2
CÔNG NGHỆ CAO TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI...........................................2
1. CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .........................................2
2. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO Ở MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ...........5
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN .....................................8
CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM........................................................................................8
1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CNC Ở VIỆT NAM .........................9
a) Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao ở Việt Nam.....................................................9
b) Ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam..........................................................................10
2. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO (gọi
tắt là nhân lực CNC).........................................................................................................13
3. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM..........14
a) Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC TP. Hồ Chí Minh....................................................14
b) Sự hình thành một số mô hình khu CNC khác.............................................................16
Khu công nghiệp công nghệ cao.......................................................................................16
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.......................................................................16
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO Ở


VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI......................................................................17
a) Những quan điểm cơ bản..............................................................................................17
b) Mục tiêu chung đến năm 2020......................................................................................17
c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015......................................................................................18
1. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NGHỆ CAO.....................19
2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHỆ
CAO.................................................................................................................................19
a) Các đạo Luật.................................................................................................................19
b) Các văn bản dưới luật có quy định liên quan đến công nghệ cao.................................19
3. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ
CÔNG NGHỆ CAO.........................................................................................................20
a) Những ưu điểm.............................................................................................................20
b) Những bất cập...............................................................................................................21


I. CÔNG NGHỆ CAO VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ CAO TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Phát triển công nghệ cao (CNC) và công nghiệp CNC là ưu tiên hàng đầu của
nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế, trình độ khoa
học và công nghệ và vào ý chí của các nhà lãnh đạo từng nước lại lựa chọn cho mình
một đường lối chiến lược với các mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình riêng để phát triển.
1. CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
a) Công nghệ cao
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD): Tổ chức này đã đưa ra một khái
niệm rất khái quát về CNC như sau: CNC là các công nghệ có tỷ lệ chi cho NC&PT
lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia, các sản phẩm và quy trình công nghệ
được đổi mới nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đối với sự hợp tác và cạnh tranh
quốc tế trong NC&PT, sản xuất và chiếm lĩnh thị trường trên quy mô thế giới.
Tại Mỹ và Nhật Bản công nghệ cao được hiểu là công nghệ tiên tiến, công

nghệ hàng đầu với ba đặc điểm:
- Là công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm giá trị
gia tăng, có đổi mới quan trọng;
- Là công nghệ đòi hỏi nhân lực trình độ cao xuyên suốt quá trình từ nghiên
cứu - thiết kế - chế tạo sản phẩm;
- Là công nghệ đòi hỏi chi phí lớn cho nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm,
thương mại hoá, sản xuất và phân phối sản phẩm.1
Tại các nước trong khu vực (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...)
những nội dung chủ yếu của CNC cũng được thống nhất như khái niệm của OECD.
Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế và ý chí của các nhà lãnh đạo của mỗi nước
khác nhau nên những tiêu chí về công nghệ cao như tỷ lệ chi cho NC&PT, nhân lực
nghiên cứu KH&CN được quy định ở những mức khác nhau.
Khái niệm CNC ở Việt Nam đã được quy định tại một số văn bản như: Nghị
định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 về Quy chế khu CNC và Luật Chuyển giao
công nghệ - 2007. Trong Dự thảo Luật Công nghệ cao, những nội dung chủ yếu của
khái niệm CNC vẫn được giữ nguyên, không đổi và hoàn thiện như sau:
Công nghệ cao là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến; tạo ra các sản phẩm có tính năng vượt trội, chất lượng và giá trị gia
tăng cao; có khả năng hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới; tác động mạnh đến
1

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS)

2


sự phát triển nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh; đòi hỏi
chi phí lớn và nhân lực trình độ cao cho nghiên cứu và phát triển.
b) Sản phẩm công nghệ cao
Các nước OECD và một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á -Thái

Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan,…) coi sản
phẩm CNC là sản phẩm mới, có chất lượng và tính năng vượt trội so với sản phẩm thế
hệ trước, có hàm lượng khoa học và có giá trị gia tăng cao, được sản xuất nhờ ứng
dụng CNC2. Một đặc điểm khác của sản phẩm CNC thường được nhắc đến đó là chu
kỳ sống của sản phẩm thường ngắn, tiêu tốn ít nhiên liệu, nguyên liệu. Trung Quốc đặc
biệt nhấn mạnh đến tính chất mới của sản phẩm với nghĩa là lần đầu tiên sản xuất ở
Trung Quốc, mặc dù có thể chưa đạt tiêu chuẩn CNC của các nước phát triển nhưng
phù hợp với trình độ phát triển của nước này. Vì vậy, khái niệm CNC ở Trung Quốc
thường được dùng trong cụm từ công nghệ cao, mới.
Trong giai đoạn vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Danh mục
các sản phẩm CNC được khuyến khích đầu tư sản xuất (theo Quyết định 27/2006/QĐBKHCN ngày 18/12/2006) để khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNC
nói chung và thu hút đầu tư vào hai khu CNC Hòa Lạc và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
Danh mục này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và
thế giới, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.
Sản phẩm CNC trong Dự thảo Luật Công nghệ cao được hiểu như sau:
Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm mới, có chất lượng và tính năng vượt
trội, hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao, được sản xuất nhờ ứng dụng công
nghệ cao.
c) Doanh nghiệp công nghệ cao
Nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đến việc phát triển doanh nghiệp sản xuất
các sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp này đều có đặc điểm chung là ứng dụng CNC để sản xuất các sản phẩm
CNC, có số lượng nhân lực KH&CN và mức đầu tư lớn cho NC&PT. Tuy nhiên, ở mỗi
nước tên gọi có thể khác nhau, như:“doanh nghiệp đổi mới” (Đức, Nga, Úc,...), “doanh
nghiệp dựa trên công nghệ mới” hoặc “doanh nghiệp dựa trên CNC” (phần lớn các nước
OECD), “doanh nghiệp CNC” (Trung quốc). Trung Quốc đưa ra các tiêu chí cụ thể đối
với doanh nghiệp CNC, như: 70% doanh thu từ sản phẩm CNC, có ít nhất 30% biên chế
là cán bộ KH&CN, chi phí hàng năm cho NC&PT chiếm từ 5-10% tổng doanh thu, v.v...
Nghị định số 99/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định doanh nghiệp CNC là
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hoá trên dây chuyền sản xuất ứng dụng CNC

với một số tiêu chí cụ thể.
2

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS)

3


Doanh nghiệp CNC trong Dự thảo Luật Công nghệ cao được đề xuất như sau:
Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ
cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; có số lượng nhân lực khoa học và công nghệ
và mức đầu tư đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển.
d) Lĩnh vực công nghệ cao
Việc xác định lĩnh vực công nghệ nào thuộc lĩnh vực công nghệ cao và số
lượng các lĩnh vực này là bao nhiêu phụ thuộc vào xu thế chung phát triển kinh tế và
KH&CN thế giới, đồng thời phụ thuộc vào nhu cầu phát triển của từng quốc gia, số
lượng này thay đổi theo thời gian. Đại đa số các nước lựa chọn từ 3 đến 11 lĩnh vực, ví
dụ như: Hoa Kỳ (11 lĩnh vực), Nhật Bản, Trung Quốc (10 lĩnh vực), Đức (6 lĩnh vực).
Trong điều kiện phát triển kinh tế và KH&CN của Việt Nam hiện nay, Dự thảo
Luật Công nghệ cao đề xuất 4 lĩnh vực CNC ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng và phát
triển:
- Công nghệ thông tin;
- Công nghệ sinh học;
- Công nghệ vật liệu mới (trong đó có công nghệ nanô);
- Công nghệ tự động hóa (trong đó có công nghệ cơ điện tử, quang điện tử).
Đây cũng là những lĩnh vực đã được xác định trong các văn bản của Đảng và
Nhà nước, cũng như đã có quá trình phát triển và ứng dụng trong thực tiễn ở nước ta.
đ) Công nghiệp công nghệ cao
Công nghiệp CNC là ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm CNC, đặc trưng
bởi sự đổi mới liên tục về công nghệ và sản phẩm.

Ngành công nghiệp CNC có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Tạo ra các sản phẩm phức tạp về cấu tạo, đa dạng về tính năng, thuận tiện cho
sử dụng, tiêu dùng hiệu quả về kinh tế do có ưu thế vượt trội về hàm lượng khoa học,
về tính cạnh tranh của công nghệ; có tiềm năng thị trường lớn.
- Là nơi tiếp nhận hiệu quả nhất các thành tựu tiên tiến của KH&CN, có khả
năng biến đổi tri thức thành các tài sản (hữu hình và vô hình) nhanh nhất.
- Là địa chỉ thu hút được những đầu tư lớn cũng như thu hút được nhiều nhân
tài, nhân lực trình độ cao, đồng thời cũng là các nhà đặt hàng lớn cung cấp tài chính
cho các viện nghiên cứu, các trường đại học.
- Là ngành sử dụng ít nhiên liệu, tiêu tốn ít năng lượng.

4


- Là ngành chứa ẩn nhiều rủi ro, thất bại do phải mạo hiểm đầu tư lớn cho đổi
mới công nghệ và tìm kiếm thị trường mới, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ
do sự hấp dẫn của nguồn lợi nhuận khổng lồ nếu thành công.
Kết luận Hội nghị TƯ 6 Khóa IX, Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến
năm 2010 đã xác định phải xây dựng một số ngành công nghiệp CNC với tư cách là
ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao.
Tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển cũng như các nước trong khu
vực, Dự thảo Luật Công nghệ cao dự kiến:

Công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản
phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao ; có tiềm lực đổi mới liên
tục về công nghệ và sản phẩm.
2. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO Ở MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ
a) Mỹ: Lịch sử hình thành và phát triển CNC của thế giới được bắt đầu tại Mỹ
vào những năm năm mươi của thế kỷ trước với những phát minh và sáng chế trong
lĩnh vực điện tử bán dẫn. Yếu tố quyết định, đặt dấu ấn quan trọng cho sự phát triển

CNC là khả năng thu được lợi nhuận rất lớn nhờ việc thương mại hóa nhanh các kết
quả nghiên cứu KH&CN từ các trường đại học và các viện nghiên cứu. Chính sự liên
kết chặt chẽ giữa các nhà doanh nghiệp với các nhà khoa học đã tạo ra đội ngũ những
người có khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học, bí quyết công nghệ làm
phương tiện, công cụ để mở ra các thị trường mới đầy tiềm năng, nhưng đầy rủi ro,
mạo hiểm.
Hàng năm Chính phủ Mỹ (Bộ Thương mại) công bố 500 sản phẩm CNC tiêu
biểu thuộc 10 lĩnh vực để định hướng cho thị trường cũng như cho các tổ chức nghiên
cứu. Tổng số các sản phẩm CNC các loại có mặt trên thị trường của Mỹ đã lên tới con
số hàng vạn.
Đối với Mỹ, phát triển CNC là một nhu cầu nội tại, tất yếu. Sự thành công của
Mỹ dựa trên ba yếu tố chính:
- Có một nguồn tài nguyên vô cùng lớn cho sáng tạo công nghệ, đó là các phát
minh sáng chế. Hàng năm số sáng chế của Mỹ chiếm 1/3 tổng số sáng chế của toàn thế
giới trong năm (ví dụ, năm 2006 tỷ lệ này là 51.214/149.582; năm 2007 tương ứng là
53.147/158.432). Đặc biệt số sáng chế thuộc các lĩnh vực CNC thường chiếm tỷ lệ xấp
xỉ 20% tổng số lượng sáng chế.
- Có hệ thống dầy đặc các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp bằng công
nghệ. Đây là các trung tâm, các vườn ươm hoạt động rất chuyên nghiệp và hiệu quả,
có mặt ở hầu hết các trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn của Mỹ với số lượng lên tới
hàng nghìn.

5


- Có nguồn tài chính chi cho hoạt động KH&CN đủ lớn và một hệ thống tài
chính mạnh dạn thực hiện đầu tư mạo hiểm. Chi phí dành cho KH&CN ở Mỹ đạt hàng
trăm tỷ USD một năm, ví dụ năm 2005 là 315 tỷ USD, trong đó phần ngân sách liên
bang là 123 tỷ USD. Việc đầu tư mạo hiểm được thực hiện bởi hàng trăm công ty tài
chính và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tính chất rủi ro, mạo hiểm của đầu tư phát triển

CNC thể hiện ở chỗ là chỉ có khoảng 15% đến 20% các đề tài, dự án nghiên cứu cho
kết quả là sáng chế và cũng chỉ khoảng 12%-15% số sáng chế này thành công khi đưa
vào thực tiễn trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm sau khi được đăng ký bảo hộ, nghĩa
là tỷ lệ thành công chỉ vào khoảng 1,8 đến 3%.
Tuy nhiên sự đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ CNC ở Mỹ đạt
khoảng 35% GDP cho thấy CNC đưa lại hiệu quả kinh tế rất to lớn.
b) Trung Quốc: Năm 1982, sau ba năm thực hiện Chương trình hiện đại hóa
KH&CN với mục tiêu chấn hưng nền KH&CN nước nhà, các cấp lãnh đạo Trung
Quốc đã chỉ đạo bắt đầu xây dựng đường lối, chính sách (kế sách) phát triển các ngành
CNC. Nội dung và nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng được Chương trình tổng thể quốc
gia để đến năm 1985 đồng loạt triển khai thực hiện. Trong các trường đại học mở một
loạt các ngành và chuyên ngành đào tạo mới ở tất cả các trình độ, dành các khoản đầu
tư lớn kể cả các nguồn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế cho việc trang bị các phòng
thí nghiệm hiện đại; cấp tốc tuyển chọn và gửi ra nước ngoài đào tạo một số lượng
đông đảo các thanh niên sinh viên ưu tú theo học các chuyên ngành KH&CN tiên tiến;
cho thành lập các khu CNC, công nghiệp CNC để thu hút không chỉ vốn mà còn thu
hút các nguồn công nghệ thông qua nhập khẩu các dây chuyền công nghệ và chuyên
gia nước ngoài.
Để đảm bảo chắc chắn cho việc hoàn thành các mục tiêu đồng thời hỗ trợ thực
hiện đúng định hướng, Chính phủ Trung Quốc quyết định cho tổ chức triển khai một
loạt các chương trình như Chương trình nghiên cứu và phát triển CNC (Chương trình
863, năm 86) tập trung vào nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong 8 lĩnh vực công nghệ
then chốt; Chương trình Ngọn đuốc (1988) chú trọng phát triển công nghiệp CNC đặc
biệt là ứng dụng thương mại các kết quả của Chương trình 863; Chương trình sản
phẩm mới quốc gia (1990) nhằm hỗ trợ các nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ đi đến các sản phẩm CNC mới, đặc biệt các sản phẩm dựa trên tài sản trí tuệ
được chế tạo bằng nội lực trong nước (thành phần nội địa hóa đạt 80% trở lên);
Chương trình ứng dụng KH&CN quốc gia (1992) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SME) ứng dụng thương mại hoác các kết quả KH&CN.
Trong thời gian này Trung Quốc cũng thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài

chính cho KH&CN nhằm tháo gỡ các vướng mắc, cản trở của cơ chế tài chính hành
chính. Năm 1986 thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ Khoa học quốc gia; năm 1995
thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN vừa
6


và nhỏ; năm 1999 thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm thực hiện các đầu tư vào phát triển
và thương mại hóa các sản phẩm CNC.
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn và xuất sắc trong sự nghiệp
phát triển các lĩnh vực CNC và công nghiệp CNC. Mặc dù Trung Quốc chưa phải là
nước công nghiệp hóa, trình độ KH&CN chưa đạt được ở các vị trí hàng đầu trong
nhiều lĩnh vực nhưng những gì mà KH&CN Trung Quốc, đặc biệt là CNC đã đưa
Trung Quốc trở thành một quốc gia đi đầu trong đổi mới với tốc độ và tiềm lực to lớn.
53 khu CNC và hàng trăm khu công nghiệp Trung Quốc đã thu hút được hầu
hết các tập đoàn kinh tế thuộc 500 tập đoàn lớn nhất thế giới với các khoản đầu tư lớn,
công nghệ hiện đại. Doanh thu từ hoạt động của các khu CNC đã đạt trên 400 tỷ USD,
trong đó xuất khẩu trên 180 tỷ USD với sự có mặt của trên 40.000 doanh nghiệp.
Trong hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại (151 phòng thí nghiệm chủ chốt
trong các trường đại học và viện nghiên cứu) nhiều công trình KH&CN mang tầm thế
giới đã được hoàn thành từ giải mã gien các giống lúa đến các sản phẩm của công
nghệ nano được sử dụng trong các nghiên cứu vũ trụ.
Đóng góp của các ngành công nghiệp CNC của Trung Quốc vào GDP đã đạt
mức 15%, tỷ lệ sản phẩm CNC xuất khẩu từ Trung Quốc cũng đạt 15% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng năm.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc thực hiện được sự đột phá quan trọng cải
cách luật pháp. Nhiều bộ luật quan trọng được ban hành đã thúc đẩy đầu tư CNC của
nước ngoài vào Trung Quốc, đồng thời cũng tạo ra sự bảo hộ cần thiết về luật pháp
cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và tài sản trí tuệ cảu
Trung Quốc, đó là: Luật Nhãn hiện thương mại (1982, 1993, 2001, 2004), Luật Hợp
đồng công nghệ và chuyển giao công nghệ (1987, 2002), Luật Phát minh, sáng chế

(1984, 1993, 2000, 2003), Luật Thúc đẩy chuyển hóa các thành tựu KH&CN (1996;
2000),...
c) Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là các quốc gia và vùng lãnh thổ rất thành
công trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đặc biệt tạo được những bước tiến quan
trọng, được coi là các kỳ tích trong lịch sử phát triển của các nước nghèo, chậm phát
triển. Đồng thời cũng là các quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng thành công nền CNC
và công nghiệp CNC của riêng mình. Mặc dù từng nước có cách đi riêng, các mục tiêu
cụ thể cũng khác nhau nhưng mục tiêu chung đều là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia, tính cạnh tranh của sản phẩm, năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng KH&CN, đặc biệt là các CNC. Các bài học kinh
nghiệm chính chủ yếu gồm:
- Từng quốc gia phải xây dựng được cho mình chiến lược và chương trình quốc
gia về phát triển CNC, bao gồm các khâu nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và thương
7


mại hóa các sản phẩm CNC, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế và với xu thế
phát triển của KH&CN, thương mại quốc tế.
- Nhanh chóng nhưng thận trọng chuyển dần việc thu hút đầu tư từ vốn, thiết bị
sang vốn, thiết bị và công nghệ và sang vốn, công nghệ. Trong quá trình này, việc sử
dụng các chuyên gia nước ngoài có trình độ cao về công nghệ và về quản lý là rất quan
trọng, vì vậy phải có chính sách hợp lý, hấp dẫn đối với các chuyên gia.
- Có chiến lược, chương trình, kế hoạch cụ thể, mạnh mẽ, khả thi trong việc đào
tạo nhân lực có trình độ cao, được trắc nghiệm qua thực tế tại các trung tâm nghiên
cứu lớn ở nước ngoài, đặc biệt trong các tập đoàn, công ty hàng đầu trong khu vực và
thế giới.
- Hình thành được một lực lượng đông đảo các doanh nghiệp khoa học (doanh
nghiệp công nghệ), trong đó có các doanh nghiệp CNC đi đầu trong việc tiếp thu, làm
chủ các CNC thay vì chỉ dựa vào các tập đoàn, các công ty nước ngoài trong hoạt động
chuyển giao công nghệ, sáng tạo công nghệ. Để làm được điều đó, cần sớm hình thành

các cơ sở ươm tạo công nghệ trong các trường đại học, các viện nghiên cứu dưới sự
bảo trợ của nhà nước và các doanh nghiệp.
- Nhà nước cần có các chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh
nghiệp tìm kiếm, giải mã công nghệ, từ bắt chước tiến dần tới đổi mới sáng tạo.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động sáng tạo khoa học và đổi
mới công nghệ. Sớm hình thành các quỹ phát triển KH&CN, quỹ đổi mới công nghệ,
quỹ đầu tư mạo hiểm để tạo được các nguồn đầu tư kịp thời, linh hoạt phù hợp với các
đặc thù hoạt động KH&CN từ khâu nghiên cứu cơ bản, đổi mới công nghệ đến thương
mại hóa sản phẩm công nghệ cao.
- Đổi mới (hoặc tiến hành cải cách) các văn bản pháp luật có tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự hình thành và phát triển thị trường công nghệ, hình thành và phát
triển quan hệ cung cầu công nghệ, trao đổi tài sản trí tuệ, trong đó có chính sách đầu
tư, chính sách thuế, chính sách tín dụng,... Vai trò chủ động, dẫn đường của nhà nước
trong thời kỳ đầu rất quan trọng, không nên cứng nhắc việc này của nhà nước, việc
này của doanh nghiệp bởi vì lúc này là việc chung của chúng ta.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM

8


1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CNC Ở VIỆT NAM
a) Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao ở Việt Nam
Từ năm 1991, bốn lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ sinh học
(CNSH), công nghệ vật liệu mới (CNVLM) và công nghệ tự động hoá (CNTĐH) đã
được đưa vào hệ thống các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước và được
duy trì trong suốt ba giai đoạn kế hoạch 5 năm vừa qua. Mục tiêu hình thành bốn
chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về CNC tập trung vào nghiên cứu ứng
dụng, tiếp thu để tiến tới làm chủ các công nghệ nhập phục vụ đổi mới công nghệ

trong các ngành kinh tế quốc dân như: viễn thông, nông nghiệp, thuỷ sản, y tế, các
ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, v.v... Nhằm đưa nhanh hơn kết quả
NC&PT vào sản xuất, bốn chương trình kỹ thuật - kinh tế về CNTT, CNSH, CNVLM,
CNTĐH cũng đã được xây dựng và triển khai thực hiện. Ngoài ra, một số đề tài, dự án
ứng dụng CNC cũng được hình thành và triển khai ở cấp Bộ, ngành, địa phương, các
tổ chức KH&CN và doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 1996-2000, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về
CNTT và truyền thông đã tạo được trên 70 sản phẩm bao gồm 30 thiết bị, 10 hệ thống
và trên 30 phần mềm các loại; hầu hết các kết quả đó đã được ứng dụng vào thực tế và
đời sống. Trong lĩnh vực CNSH có 37 kết quả đã được ứng dụng vào sản xuất và đời
sống. Kết quả của Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về tự động hoá đã
được hơn 100 doanh nghiệp tiếp thu.
Trong giai đoạn 2001-2005, những kết quả nghiên cứu của các chương trình
KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về CNC đã được áp dụng mang lợi hàng ngàn tỷ
đồng mỗi năm trong các lĩnh vực sản xuất nông sản xuất khẩu. Các kết quả nghiên cứu
trong Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về CNTT, CNTĐH và CNVLM
như hệ thống SCADA, vật liệu polymer - composite hoặc hệ tính toán hiệu năng cao
đã giúp cho giảm chi phí nhập ngoại nhiều trang thiết bị giá trị cao, tiết kiệm cho Nhà
nước nhiều tỷ đồng.
Trong thời gian qua, một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đã được
hình thành, góp phần phục vụ cho hoạt động NC&PT CNC, đào tạo nhân lực KH&CN
trình độ cao. Các đề tài, dự án có sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm đã công bố
được gần 700 bài báo, công trình trên các tạp chí khoa học, trong đó có nhiều công
trình đăng trên các tạp chí nước ngoài, nhiều kết quả NC&PT đã đăng ký cấp bằng
sáng chế, giải pháp hữu ích.
Hiện nay ở nước ta có khoảng 100 tổ chức NC&PT, khoảng 80 trường đại học
và cao đẳng có các hoạt động liên quan đến bốn lĩnh vực CNC, trong đó phần lớn tập
trung vào CNTT và CNSH.

9



Nhìn chung, những kết quả NC&PT của các chương trình KH&CN trọng điểm
quốc gia trong lĩnh vực CNC đã được áp dụng nhanh chóng, có hiệu quả vào sản xuất
và đời sống, góp phần giải quyết quan hệ gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất. Bên
cạnh một số kết quả đạt được, hoạt động NC&PT vẫn chưa tạo ra nhiều công nghệ
mang tính đột phá, một số kết quả nghiên cứu đã được áp dụng nhưng chưa thực sự ổn
định và hoàn chỉnh. Tại nhiều doanh nghiệp, hoạt động NC&PT nói chung chưa được
chú trọng. Thiếu gắn kết giữa các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại
học trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
b) Ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam
Công nghệ thông tin được ứng dụng khá sâu rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế
quốc dân và hoạt động xã hội như ngân hàng, dầu khí, hàng không, bưu chính viễn
thông. Hàng loạt công nghệ hiện đại đã được ứng dụng thành công như mạng viễn
thông số hóa, mạng cáp quang, công nghệ GSM và CDMA. Một số công nghệ mới
như 3G, 4G, WiMax và mobile TV đang được tiếp tục thử nghiệm để đưa vào ứng
dụng. Ngoài các tuyến cáp quang như SEA-ME-WE-3, Thái Lan-Việt Nam-Hồng
Kông, còn có hệ thống cáp ngầm Á - Mỹ sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2008.
Công nghệ WiFi ngày càng trở nên phổ biến.
Số lượng doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào kinh doanh (thương mại điện tử)
tăng nhanh. Theo báo cáo của Bộ Công thương năm 2007 có 38% doanh nghiệp xây
dựng trang web, 15% kết nối cơ sở dữ liệu với đối tác, 86% sử dụng thư điện tử cho
giao dịch và 78% nhận đặt hàng bằng phương tiện điện tử.
Thị trường CNTT đã phát triển khá sôi động với 6 doanh nghiệp cung cấp hạ
tầng mạng, gần 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet. Tốc độ tăng trưởng đạt
trung bình 20-25%/năm. Năm 2007, Việt Nam có hơn 5 triệu thuê bao và khoảng 18
triệu người sử dụng internet, hơn 750.000 thuê bao băng thông rộng. Giữa năm 2007,
tổng băng thông kết nối quốc tế của Việt Nam là 8,703 Mbps, tăng 150% sau 12 tháng.
Hiện có khoảng 55.000 trang chủ với tên miền là “.vn”; trên 764.000 địa chỉ IP. CNTT
cũng đã được thâm nhập mạnh vào các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng. Số

liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy các ngân hàng thương mại trong nước đã phát
hành gần 8,28 triệu thẻ tín dụng và thẻ debit trong năm 2007, nhiều hơn 3,5 triệu trong
năm 2006. Thị trường thẻ đã được mở rộng từ 150% đến 300% trong những năm gần
đây cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Giao dịch thẻ chiếm tới 6% tổng số
thanh toán phi tiền mặt trong nền kinh tế.
Ứng dụng công nghệ sinh học thể hiện nổi bật nhất ở việc sử dụng công nghệ
cùng với nguyên liệu trong nước để sản xuất ra một số loại vắc-xin và chế phẩm sinh
học phục vụ chẩn đoán bệnh, đạt tiêu chuẩn tiên tiến trong khu vực. Công nghệ vi sinh
đã được ứng dụng để sản xuất các loại kháng sinh phòng các bệnh hiểm nghèo như
viêm gan A, B, uốn ván, bạch hầu, v.v… và Việt Nam đã chủ động 9/10 loại vắc xin
10


cho tiêm chủng mở rộng. Gần đây, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên
cứu dây chuyền công nghệ chiết xuất từ nguyên liệu trong nước (hoa hồi) tạo ra các
chất có tính năng tương tự để sản xuất ra thuốc Taminflu chữa bệnh cúm gia cầm
H5N1. Tiêu biểu trong việc ứng dụng CNC trong y tế là những thành công liên tiếp
của công nghệ ghép tạng, công nghệ thông liên thất, thông liên nhĩ, v.v...
Trong lĩnh vực nông nghiệp, CNSH đã giúp chọn tạo được nhiều sinh phẩm,
giống mới; thích nghi, thuần hoá các giống nhập nội; tạo ra các qui trình canh tác mới;
bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo quản, chế biến nông sản. Thông qua hệ thống khuyến
nông nhiều thành tựu khoa học và công nghệ về CNSH đã được chuyển giao nhanh
vào sản xuất. Trong chăn nuôi, Việt Nam đã sản xuất được kháng sinh cho gia súc và
gia cầm; tạo ra một số công nghệ sinh sản nhân tạo (công nghệ có tính tiên quyết đối
với các nước nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu) các loài tôm, cá và các loài nhuyễn thể
xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. CNSH đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu đạt trên
2 tỷ đô la một năm.
Trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa, những năm gần đây ngành công nghiệp
đóng tàu của nước ta đã ứng dụng mạnh mẽ CNC như các công nghệ thiết kế, phóng
dạng, cắt plasma, hàn, làm sạch, đóng phân đoạn, tổng đoạn v.v… nhờ vậy, đã thu hút

nhiều đơn đặt hàng của các khách hàng như Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Đức, Đan
Mạch với giá trị hợp đồng đến năm 2007 đạt gần 15 tỷ USD. Chúng ta đã nghiên cứu
làm chủ các công nghệ tính toán, thiết kế, chế tạo các loại thiết bị cơ khí siêu trường,
siêu trọng có độ chính xác cao như hệ thống xi lanh thủy lực trọng tải lớn đến 400 tấn
dùng trong các hệ thống đóng mở các công trình thủy lợi, thủy điện (kể cả công trình
lớn như thủy điện Sơn La), đạt tiêu chuẩn chất lượng EU, giá thành bằng 60% giá nhập.
Việt Nam hiện đứng đầu ASEAN về lĩnh vực chế tạo các loại cần cẩu trọng tải lớn (50 100 - 450 - 1.200 tấn) phục vụ cho công nghiệp đóng tàu, thủy điện... Chúng ta đã
nghiên cứu, cải tiến, chế tạo các máy công cụ điều khiển số - CNC (như chế tạo máy
phay CNC 5 trục của Đại học Bách khoa, có chất lượng tốt nhưng giá thành chỉ bằng
60% sản phẩm cùng loại của nước ngoài, đã có đặt hàng từ các công ty Nhật Bản;
nghiên cứu ứng dụng CNC để hiện đại hóa nhiều máy công cụ của Liên Xô trước đây).
Trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới, nhiều vật liệu mới đã được nghiên cứu
và ứng dụng trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, chế tạo, điện tử, đóng tàu. Vật liệu
polymer-composite đã được ứng dụng trong lĩnh vực đóng tàu, phục vụ sản xuất nông
nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu cách điện cao su silicon, các
thiết bị chống ăn mòn hoá chất, các thiết bị có tính năng mới cho máy phát điện và sứ
cách điện, v.v…
Một số ví dụ ở trên cho thấy tại Việt Nam CNC đã có những phát huy tác dụng
khá rõ trên thực tế, đóng góp cho sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng suất lao động
của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau. Việc ứng dụng CNC còn giúp tạo
11


ra những sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao. Ví dụ, nhờ ứng dụng CNTT trong thiết
kế và tổ chức sản xuất, các ngành công nghiệp chế biến hoặc chế tác như dệt may, da
giày,... đã tạo ra những sản phẩm cao cấp hơn.
CNC còn góp phần tạo các ngành nghề mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong lĩnh vực CNTT, cùng với việc phát
triển phần cứng, lắp ráp máy tính cá nhân, đang hướng đến phát triển công nghiệp
phần mềm. Cho đến cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, Việt Nam đã tập

trung vào lắp ráp máy tính cá nhân (PC) và sản xuất thiết bị viễn thông khác. Vào cuối
những năm 1990, nước ta đã hướng tới chiến lược phát triển phần mềm. Giá trị sản
xuất công nghiệp CNTT năm 2006 đạt 1,74 tỷ USD. Công nghiệp phần cứng bao gồm
các sản phẩm như máy tính cá nhân, thiết bị viễn thông, điện tử và cấu kiện. Một số
doanh nghiệp Việt Nam sản xuất trên cơ sở lắp ráp máy tính cá nhân từ linh kiện nhập
khẩu SKD. Một số đã sản xuất được máy tính nhãn hiệu Việt Nam như CMC, SingPC,
Elead, v.v... Năm 2006, công nghiệp phần cứng đạt doanh số 1,38 tỷ USD, trong đó
1,233 tỷ USD cho xuất khẩu và 147 triệu USD cho thị trường nội địa. Nhiều công ty
đa quốc gia đã và đang đầu tư sản xuất công nghiệp tại Việt Nam như Intel, Canon,
Fujitsu. Số lượng doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ tăng hàng năm với tỷ lệ 23%.
Doanh số phần mềm năm 2006 đạt 360 triệu USD, tăng 44% so với năm 2005, trong
đó 255 triệu USD từ thị trường nội địa (70,1%) và 105 triệu USD từ xuất khẩu
(29,9%). Doanh số năm 2007 đạt khoảng 500 triệu USD. Hiện nay có 9 khu phần mềm
và khoảng 6.000 công ty phần mềm, năng suất lao động đạt khoảng 10.000 USD/năm3.
Nhìn chung, nhu cầu ứng dụng CNC còn rất hạn chế do quy mô nền kinh tế của
nước ta chưa phát triển. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn thiên về hoạt động
thương mại; các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phần lớn làm gia công, lắp ráp nên
chủ yếu nhập khẩu dây chuyền thiết bị có sẵn. Nhiều ngành nghề truyền thống chưa có
động lực đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Một số cơ sở hạ tầng cho ứng
dụng CNC bước đầu đã được xây dựng, tuy nhiên mức đầu tư và quy mô còn hạn chế.
Sự phát triển trong thời gian qua của các ngành công nghiệp CNC chủ yếu tập trung
trong lĩnh vực CNTT. Song, phần lớn những doanh nghiệp CNTT của Việt Nam hiện
mới chủ yếu ở trình độ lắp ráp. Các doanh nghiệp chưa được khuyến khích và ít quan
tâm nhập khẩu CNC để tạo dựng năng lực cạnh tranh. Hoạt động đầu tư nước ngoài
chủ yếu còn dừng ở mức thu hút vốn, chưa chú trọng đến hoạt động chuyển giao CNC
vào Việt Nam. Hiệu ứng học hỏi và lan toả công nghệ từ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) ở Việt Nam mới chỉ giới hạn tại một vài doanh nghiệp và địa
phương.

3


Tổng quan về CNTT-TT Việt Nam năm 2007. Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh.

12


2. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
CAO (gọi tắt là nhân lực CNC)
Đào tạo nguồn nhân lực CNC sớm được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ.
Vào năm 1995 khi chúng ta có chủ trương CNH, HĐH đất nước, 7 trường đại học
được phép thành lập khoa công nghệ thông tin và đào tạo kỹ sư, cử nhân công nghệ
thông tin. Đến nay hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều có các chương trình đào
tạo công nghệ thông tin ở những trình độ, cấp bậc khác nhau, trong đó gần 1/2 số
trường có khoa công nghệ thông tin, hoặc bộ môn tin học. Tương tự như vậy, vào năm
1999 nhiều trường đại học kỹ thuật (khối công nghiệp, nông nghiệp), đại học khoa học
tự nhiên, đại học y dược chính thức mở ngành đào tạo theo mã ngành công nghệ sinh
học. Nhiều khoa công nghệ sinh học với các lĩnh vực chuyên sâu từ sinh học phân tử,
di truyền học, công nghệ gien, công nghệ tế bào... đến công nghệ chế biến lương thực,
thực phẩm, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch đã được thành lập. Tương
tự như vậy đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực vật liệu và công nghệ vật liệu,
công nghệ tự động hóa.
Hiện nay hàng năm có khoảng 25% sinh viên đại học và học viên sau đại học
trong tổng số 130.000 sinh viên, 20.000 học viên cao học, 1.500 nghiên cứu sinh tốt
nghiệp theo bốn lĩnh vực CNC. Nhìn chung nguồn nhân lực trình độ đại học tốt nghiệp
các trường đại học trọng điểm bước đầu đáp ứng được các yêu cầu của các nhà tuyển
dụng kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Toyota, Ford, Canon,
Fujitsu,...
Để nâng cao chất lượng đào tạo một số trường đại học đã triển khai thành công
Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, Chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng,
đồng thời tiến hành các chương trình đào tạo liên kết với các trường đại học của Mỹ,

Nhật, Đức, Pháp, Nga,... chủ yếu theo các lĩnh vực CNC.
Đồng thời với việc đào tạo số lượng đông đảo ở trong nước, nhà nước gửi một
số lượng đáng kể những sinh viên ưu tú học cao học và nghiên cứu sinh thông qua
tuyển chọn đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình:
- Học bổng nhà nước (Chương trình 322) với kinh phí hàng năm 100 tỷ đồng.
- Học bổng theo Quỹ giáo dục Việt Nam-Mỹ với kinh phí hàng năm gần 5 triệu
USD.
- Học bổng theo Chương trình đào tạo Việt - Nga.
- Học bổng theo nguồn vốn ODA hoặc WB.
- Hợp tác song phương giữa Việt Nam và một số quốc gia; giữa các trường đại
học, viện nghiên cứu của Việt Nam với các trường, viện nghiên cứu nước ngoài.

13


Ngoài ra cần tính đến một số lượng đông đảo các lưu học sinh đi học theo các
chương trình tự cá nhân khai thác được hoặc do gia đình tự lo.
Cho đến nay có gần 60.000 lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại các nước
ví dụ tại Mỹ gần 10.000 người, Trung Quốc trên 9.000 người, Úc khoảng 5.000 người,
Pháp hơn 4.000 người, Nhật hơn 3.000 người, tại Nga, Hàn Quốc, Bỉ, Canada,…
khoảng gần 2.000 người, với số lượng theo học các ngành KH&CN chiếm gần 40 % là
nguồn nhân lực không nhỏ, có trình độ cao, có khả năng đáp ứng một phần quan trọng
cho nhu cầu nhân lực CNC.
3. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam Khu công nghệ cao Hoà lạc và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
đã được xây dựng và bước đầu đi vào hoạt động. Ngoài ra đã có một số dự án CNC
được triển khai ở một số khu công nghiệp CNC, một số vùng, tạo tiền đề cho việc hình
thành khu công nghiệp CNC, khu nông nghiệp ứng dụng CNC.
a) Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC TP. Hồ Chí Minh
Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi

trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) lập Quy hoạch tổng thể Khu CNC Hoà Lạc
với tổng diện tích 1650 ha và UBND TP. Hồ Chí Minh lập Quy hoạch tổng thể Khu
CNC TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích 913 ha. Vào các năm 2000 và 2001, Ban
quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí
Minh được thành lập và ngay sau đó hai khu CNC này đã được khởi công xây dựng.
Trong giai đoạn đầu, Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC TP. Hồ Chí Minh tập
trung chủ yếu vào việc giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời xúc
tiến đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư vào các Khu CNC. Đến nay Khu CNC Hòa Lạc
đã giải phóng mặt bằng được 600 ha, trong đó đưa vào hoạt động 100 ha; Khu CNC
TP. Hồ Chí Minh đã giải phóng được mặt bằng 700 ha và đưa vào hoạt động hoạt động
300 ha.
Đến nay, tại Khu CNC Hoà Lạc đã có 12 dự án đã được cấp giấy chứng nhận
đầu tư với tổng số vốn 397 triệu USD và 337 tỷ đồng; Tại Khu CNC TP. Hồ Chí Minh
đến cuối năm 2007 đã có 33 dự án được cấp phép đầu tư (trong đó có 18 dự án FDI và
15 dự án trong nước) với tổng số vốn là 1.555 triệu USD và 2.500 tỷ đồng. Tổng vốn
đầu tư các dự án vào Khu CNC TP. Hồ Chí Minh trong năm 2007 chiếm tới 44% tổng
thu hút đầu tư trong năm của TP. Hồ Chí Minh. Trong các dự án đầu tư vào hai khu
CNC, có dự án đầu tư của Tập đoàn Intel Hoa Kỳ vào Khu CNC TP. Hồ Chí Minh
(với tổng vốn đầu tư là 1.050 tỷ USD) và dự án của Công ty V-CAPS Hoa Kỳ vào
Khu CNC Hoà Lạc (với tổng số vốn đầu tư 155 triệu USD) là các dự án CNC về sản
xuất chip máy tính có tác động đến việc thu hút các công ty CNC khác đầu tư vào Việt
Nam.
14


Tại Khu CNC TP. Hồ Chí Minh, giá trị xuất khẩu lũy kế tới năm 2007 của một
số nhà máy đã hoạt động đạt hơn 87 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho gần 3.000
lao động trong nước và 77 lao động người nước ngoài. Ngoài việc thu hút các dự án
sản xuất công nghiệp CNC, một số tập đoàn, công ty lớn cũng có ý định đầu tư phát
triển các loại hình dịch vụ CNC trong khu CNC. Một số dự án đầu tư vào Khu CNC

Hoà Lạc như Trung tâm nghiên cứu Y - Sinh học quốc tế, Công ty NPC Úc xây dựng
toà nhà Văn phòng xanh, Trung tâm CNC IDC Viettel, v.v… là các dự án có ý nghĩa
về khoa học và công nghệ.
Hoạt động đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển cũng đã được
tiến hành ở hai Khu CNC. Tại Khu CNC Hoà Lạc, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ cao mới được thành lập nhưng cũng đã triển khai được 05 dự án ươm tạo;
Trung tâm đào tạo về CNTT đã thực hiện nhiều đợt sát hạch trình độ kỹ sư CNTT theo
tiêu chuẩn của Nhật. Tại Khu CNC TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm NC&PT đã nghiên
cứu thành công nanô lỏng, chế tạo thành công mực in phun màu chống thấm, v.v... Hai
phòng thí nghiệm công nghệ nanô và bán dẫn, xây dựng phòng thí nghiệm cơ khí
chính xác cũng đang tích cực được xây dựng. Nhiều hoạt động đào tạo ngắn hạn về kỹ
năng chuyên nghiệp, hỗ trợ huấn luyện chuyên môn và cung cấp nguồn lực, hỗ trợ các
doanh nghiệp trong đào tạo, huấn luyện nhân sự, v.v... đã được triển khai.
Dự kiến đến năm 2010 Khu CNC Hòa Lạc giải phóng được 1.000 ha, hoàn
thành cơ bản việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung trong toàn khu, hoàn thành
việc xây dựng hạng mục hạ tầng cơ sở, 50-60% diện tích của Khu công nghiệp CNC
và Khu Công viên phần mềm được đưa vào sử dụng; Khu NC&PT có từ 8-10 viện
nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm; Khu Giáo dục & Đào tạo có từ 2-3 trường
đại học lớn và phấn đấu đến năm 2015 toàn bộ diện tích của các khu chức năng được
đưa vào sử dụng. Khu CNC TP. Hồ Chí Minh cũng đang tích cực xây dựng và phấn
đấu đến năm 2012 hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ diện tích các khu chức
năng về sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ trong khu CNC.
Bên cạnh một số kết quả nêu trên, nhìn chung, tiến độ xây dựng và triển khai
hai Khu CNC còn chậm, đặc biệt trong việc giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư.
Các dự án sản xuất sản phẩm CNC đầu tư vào hai khu nhìn chung có quy mô chưa lớn.
Cả hai khu còn lúng túng trong việc điều chỉnh quy hoạch chung khu CNC, trong việc
xây dựng khu chức năng về nghiên cứu trong khu CNC, một trong những khu chức
năng quan trọng nhất cho sự phát triển khu CNC.
Một số bất cập đã được bộc lộ trong việc xây dựng và phát triển hai Khu CNC
ở nước ta thời gian qua là: còn lúng túng trong định hướng phát triển lĩnh vực, CNC

được ưu tiên tập trung đầu tư, trong việc xác định mô hình hoạt động của từng khu
chức năng và sự liên kết giữa các khu chức năng trong khu CNC. Các Ban quản lý
cũng chưa xác định được mô hình phù hợp cho quản lý, vận hành khu CNC. Sự chậm
15


trễ về giải phóng mặt bằng do sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng giữa Ban quản
lý khu CNC và chính quyền địa phương và do chưa có kế hoạch cụ thể cho việc tái
định cư. Thủ tục hành chính rườm rà, không kịp thay đổi với các biến động giá cả, thị
trường làm chậm trễ việc xét duyệt và triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng. Sự thiếu hụt trầm trọng và chưa sẵn sàng về nguồn nhân lực CNC ở các vị trí
công việc khác nhau là nguyên nhân chủ yếu chưa thu hút được các dự án đầu tư sản
xuất sản phẩm CNC cũng như các dự án đầu tư cho NC&PT vào hai Khu CNC ở nước
ta.
b) Sự hình thành một số mô hình khu CNC khác
 Khu công nghiệp công nghệ cao
Gần đây, một số dự án sản suất sản phẩm CNC đã được đầu tư vào các khu
công nghiệp ở một số tỉnh, thành phố. Có xu hướng ngày càng có nhiều các dự án sản
xuất sản phẩm CNC đầu tư và tập trung đầu tư vào một số khu công nghiệp như Hải
Phòng, Hải Dương, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Việt
Nam - Singapore (Bình Dương), Nomura (Hải Phòng). Đến một giai đoạn nhất định,
khi phần lớn các dự án trong khu này là các dự án sản xuất sản phẩm CNC cùng với sự
xuất hiện hoạt động nghiên cứu trong các khu nêu trên, các khu này sẽ trở thành các
khu công nghiệp CNC.
 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Đến nay một số tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh, thành phố thuộc các thuộc
các vùng kinh tế trọng điểm đã có kế hoạch hoặc đã thực hiện việc xây dựng khu,
trung tâm sản xuất có chức năng như một khu nông nghiệp ứng dụng CNC. Một số
khu và trung tâm có chức năng như một khu nông nghiệp ứng dụng CNC là:
- TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng CNC ở huyện Củ

Chi với diện tích 88 ha, tổng vốn đầu tư 88 tỷ từ nguồn ngân sách thành phố. Đây là
một khu đa chức năng, định hướng nông nghiệp đô thị, tập trung vào các trồng các loại
rau, hoa, cây cảnh, v.v... có hàm lượng CNC. Ngoài ra Khu còn sản xuất giống sinh
vật cản, nhân giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu quý, sản xuất nấm và các chế phẩm
vi sinh.
- Từ năm 2004 dự án nông nghiệp ứng dụng CNC của Trung tâm Kỹ thuật rau
quả Hà Nội đã đi vào hoạt động (diện tích quy hoạch 15 ha) với số vốn đầu tư 24 tỷ
(50% từ ngân sách thành phố, còn lại tự huy động), trong đó có dự án với tổng chi phí
đầu tư là 7 tỷ đồng/1ha nhà kính. Sản phẩm chủ yếu của dự án này là các loại rau, quả,
hoa được trồng trong nhà kính với chế độ nuôi trồng được tự động hoá hoàn toàn theo
công nghệ của Ixrael.
- Tại Đà Lạt, việc phát triển các dự án trồng hoa sử dụng CNC đã đem lại hiệu
quả rõ rệt trong việc tạo ra những loại hoa mới có chất lượng cao xuất khẩu và tiêu
16


dùng trong nước. Từ các dự án này đã và đang hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng
CNC.
- Cần Thơ với nhu cầu đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu
vào sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số cơ sở nghiên
cứu đã và đang hình thành, gắn kết chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó
sẽ hình thành khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tại địa bàn này.
Khu công nghiệp CNC, khu nông nghiệp ứng dụng CNC cũng là vấn đề mới
đặt ra cho nước ta. Trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức
KH&CN sẽ tiến hành tổng kết thực tiễn, xây dựng mô hình để hình thành và phát triển
các loại hình khu CNC nêu trên.
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
CAO Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, để quá trình phát triển CNC và việc
ứng dụng, khai thác CNC trở thành động lực là một bài toán khó, một thách thức đối

với nhiều quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải đẩy nhanh tốc
độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế để không bị tụt hậu. Lựa chọn hướng đi
theo CNC để góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 là một lựa chọn khôn ngoan và tất yếu. Dưới đây là đề
xuất những quan điểm và mục tiêu cơ bản về phát triển CNC ở nước ta.
a) Những quan điểm cơ bản
1. Ứng dụng và phát triển CNC là một giải pháp có ý nghĩa quyết định để thực
hiện hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Cần
ứng dụng rộng rãi CNC vào tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh đồng thời phát triển mạnh một số ngành công nghiệp CNC có lợi thế.
2. Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào chuyển giao, thu hút đầu tư CNC
từ nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng để tiếp thu, làm chủ, thích
nghi, đổi mới và từng bước tạo ra được một số CNC đặc thù trong nước.
3. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực xã hội cho ứng dụng, phát
triển, đào tạo CNC, phát triển công nghiệp CNC; tập trung xây dựng một số cơ sở hạ
tầng kỹ thuật trọng điểm làm nền tảng cho phát triển CNC của đất nước.
b) Mục tiêu chung đến năm 2020
1. Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả CNC trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội để
nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, chất lượng sống của nhân
dân và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Xây dựng được ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức trung bình của các ngành công nghiệp. Phát
17


triển nhanh các doanh nghiệp trong các lĩnh vực CNC khác. Tạo ra được một số sản
phẩm CNC chủ lực có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển một số ngành, lĩnh vực
kinh tế, xã hội.
3. Hình thành được tiềm lực và năng lực tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo

công nghệ trong một số lĩnh vực CNC trọng điểm. Xây dựng được một số cơ sở
nghiên cứu, đào tạo và nhân lực CNC đạt trình độ tiên tiến, có khả năng giải quyết một
số nhiệm vụ KH&CN trọng điểm quốc gia đạt trình độ quốc tế.
c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
1. Ứng dụng CNC rộng rãi và có hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã
hội, quốc phòng, an ninh để đẩy nhanh tốc độ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ
trong các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các
ngành và lĩnh vực.
2. Công nghiệp CNTT đạt mức tăng trưởng bình quân 30%; xây dựng được
ngành công nghiệp CNSH. Nâng cao tỷ trọng giá trị sản lượng sản phẩm CNC trong
tổng giá trị sản lượng công nghiệp và tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm CNC trong
tổng giá trị xuất khẩu.
3. Thu hút được các công ty CNC đa quốc gia có uy tín đầu tư vào các hoạt
động CNC ở Việt Nam; phát triển mạnh các hoạt động ươm tạo, hình thành được lực
lượng doanh nghiệp CNC trong nước.
4. Thúc đẩy hoạt động có hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm đã được
xây dựng, Khu CNC TP. Hồ Chí Minh, Khu CNC Hoà Lạc, các khu CNC khác và hạ
tầng thông tin KH&CN quốc gia. Hình thành và đưa vào hoạt động một số vườn ươm
doanh nghiệp CNC.
5. Hoàn thiện và xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận
lợi cho phát triển CNC và các ngành công nghiệp CNC.
III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương khuyến khích ứng
dụng, phát triển CNC nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập có
hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chủ trương của Đảng về ứng dụng, phát
triển CNC được thể hiện rất rõ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần
thứ VIII năm 1996, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Khoá VIII, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX năm 2001, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX, văn kiện Đại

hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X năm 2006, v.v... Các văn kiện này khẳng
định phải chú trọng phát triển CNC để đột phá, tăng nhanh năng lực KH&CN nội sinh
đi đôi với tăng cường tiếp thu, làm chủ, ứng dụng thành tựu KH&CN thế giới... xây
dựng tiềm lực KH&CN cho một số lĩnh vực trọng điểm và CNC; việc ứng dụng, phát
18


triển CNC được tập trung vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa.
Để thể chế hoá chủ trương của Đảng về ứng dụng, phát triển CNC, các cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước ta đã ban hành được một số văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh hoạt động CNC. Cụ thể như sau:
1. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NGHỆ CAO
- Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế
khu CNC.
- Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/4/2004 về
một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu CNC.
- Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản
phẩm CNC.
2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG NGHỆ CAO
a) Các đạo Luật
- Luật Khoa học và công nghệ năm 2000;
- Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2003;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003;
- Luật Đầu tư năm 2005;
- Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005;
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

- Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006;
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
b) Các văn bản dưới luật có quy định liên quan đến công nghệ cao
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất;

19


- Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp
CNTT;
- Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg ngày 31/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận của Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về KH&CN;
- Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010;
- Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Phát triển thị trường công nghệ;
- Quyết định số 15/2005/QĐ-BKHCN ngày 13/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ ban hành Quy định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ ươm tạo công
nghệ trong các trường đại học.

3. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ BẤT CẬP CỦA CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
VỀ CÔNG NGHỆ CAO
a) Những ưu điểm
- Đã xác định bốn lĩnh vực CNC được ưu tiên phát triển là công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá.
- Đã có một số quy định cụ thể về khu CNC, dự án sản xuất sản phẩm CNC (Quy
chế khu CNC ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP; Quyết định số
53/2004/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu CNC; Quyết định
số 27/2006/QĐ-BKHCN về việc ban hành “Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản
xuất sản phẩm CNC”).
- Đã có một số quy định liên quan đến nghiên cứu, ứng dụng, ươm tạo công
nghệ cao, đạo tạo nhân lực công nghệ cao (Nghị định số 81/2002/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ; Nghị định số 71/2007/NĐCP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin
về công nghiệp công nghệ thông tin; Quyết định số 15/2005/QĐ-BKHCN ban hành Quy
định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ ươm tạo công nghệ trong các trường đại học, v.v...).
- Đã ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi đối hoạt động CNC như: thuế,
đất đai, tín dụng (Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị
định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định
20


chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư ; Nghị định số 24/2007/NĐCP Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp).
b) Những bất cập
- Các văn bản hiện hành trực tiếp điều chỉnh hoạt động nghiên cứu, phát triển
và ứng dụng CNC mới chỉ được ban hành ở cấp văn bản dưới luật, hiệu lực thi hành
thấp.
- Các văn bản hiện hành trực tiếp điều chỉnh hoạt động nghiên cứu, phát triển
và ứng dụng CNC mới chủ yếu đề cập đến các vấn đề của các khu CNC, trong khi đó
hoạt động CNC diễn ra cả ở ngoài các khu CNC.
- Các khái niệm cơ bản như CNC, doanh nghiệp CNC, công nghiệp CNC, nông

nghiệp CNC, sản phẩm CNC, dịch vụ CNC, v.v… chưa được xác định rõ và thống
nhất, và cũng chưa xây dựng được tiêu chí để xác định.
- Các cơ chế, chính sách và biện pháp khuyến khích, ưu đãi, bảo đảm điều kiện
đẩy mạnh các hoạt động NC&PT, ứng dụng CNC; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ
CNC; ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp CNC; phát triển doanh nghiệp CNC,
công nghiệp CNC; đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực CNC v.v... chưa đồng bộ, còn
tản mạn, không thống nhất, chưa đủ tầm để tạo ra sự đột phá trong việc phát triển, ứng
dụng CNC.
Tóm lại, thực trạng pháp luật và thực tiễn ứng dụng, phát triển CNC ở nước ta
cho thấy, trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay, việc ban hành Luật Công nghệ cao để điều chỉnh thống nhất và toàn diện các
hoạt động CNC ở nước ta là hết sức cần thiết và cấp bách./.

_______________

21



×