Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

LIÊN môn tác hại NGHIÊM TRỌNG của VIỆC sử DỤNG túi NI LÔNG (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.24 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG III

BÀI DỰ THI
“ CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
Vận dụng kiến thức liên môn để tuyên truyền đến mọi người
“An toàn giao thông ở địa phương em’’

1. Họ và tên: Chu Thị Hằng
Ngày sinh: 06/02/2001

Lớp: 10A1

2. Họ và tên: Nguyễn Nhật Lệ
Ngày sinh: 01/08/2001

Lớp: 10A1

NĂM HỌC: 2016-2017


1. TÌNH HUỐNG: An toàn giao thông ở địa phương em
Sau buổi ngoại khóa về an toàn giao thông do nhà trường kết hợp với
công an trạm Tân Đệ tổ chức. Chúng em hiểu được phần nào diễn biến phức tạp
của tình hình tai nạn giao thông hiện nay. Sắp tới chúng em phải chuẩn bị cho
cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về ATGT do liên đội kết hợp với nhà
trường tổ chức, do đó em đã quyết định tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin ,
vận dụng kiến thức các môn học để phục vụ tốt cho cuộc thi với chủ đề: An
toàn giao thông ở địa phương em


2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Tai nạn giao thông ngày một diễn biến phức tạp. Việc thực hiện trật tự
an toàn giao thông là việc làm cần thiết để giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Từ giải quyết tình huống học sinh được rèn luyện kĩ năng sống, hiểu
biết kiến thức pháp luật, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Chấp hành
nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ.
- Vận dụng kiến thức liên môn ở một số môn học như Giáo dục công dân,
âm nhạc, ngữ văn, mĩ thuật, toán… để áp dụng vào việc giải quyết tình huống
thực tiễn.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Khi tìm hiểu vấn đề em thấy có thể vận dụng kiến thức một số môn học
trong nhà trường để giải quyết tình huống đã nêu ở trên. Chẳng hạn như:
- Về môn giáo dục công dân: Vận dụng kiến thức bài trật tự an toàn giao
thông để phổ biến luật giao thông đường bộ.
+ Giáo dục ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông
+ Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình
và cộng đồng.
- Về môn Ngữ văn:
+ Sử dụng văn bản thuyết minh, hoặc văn nghị luận, có thể là văn biểu
cảm để tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của bản

2


thân, nhà trường, các đoàn thể, cũng như mọi người dân đối với vấn đền an toàn
giao thông đường bộ.
+ Làm thơ về đề tài an toàn giao thông ở địa phương
+ Đóng kịch giáo dục ý thức tham gia giao thông.
- Về môn Mĩ thuật:

+ Vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông như: Biển báo, cảnh sinh hoạt thể
hiện ý thức của con người khi tham gia giao thông
- Về môn âm nhạc:
+ Sưu tầm, sáng tác các bài hát về an toàn giao thông: Chúng em với an
toàn giao thông, Từ một ngã tư đường phố.
- Về môn Toán:
+ Đặt ra bài toán kinh tế cho người dân .
+ Thống kê số liệu các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn xã Tân Lập nói
riêng, huyện Vũ Thư nói chung.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Tìm kiếm thông tin trực tiếp từ thực tế, qua sách báo, qua các phương
tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet
- Kết hợp trạm công an Tân Đệ tổ chức ngoại khóa tuyên truyền an toàn
giao thông với lứa tuổi học sinh.
- Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội tổ chức cuộc
thi tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông.
- Thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các lớp, kết hợp với đoàn thanh
niên các thôn và đoàn xã tổ chức hội thi về an toàn giao thông giữa các thôn
trong xã.
- Các tình nguyện viên các lớp, các bạn trong trường thành lập nhóm
tuyên truyền về an toàn giao thông, đồng thời kết hợp với công an xã làm công
tác điều tra các đối tượng vi phạm an toàn giao thông.
- Phát thanh măng non của trường nhắc nhở những bạn vi phạm ở các lớp;
ở địa phương nhắc nhớ những người hoặc gia đình vi phạm an toàn giao thông.

3


5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Sau buổi ngoại khóa về an toàn giao thông do nhà trường kết hợp với

công an trạm Tân Đệ tổ chức. Đồng thời chúng em được tìm hiểu kiến thức về
an toàn giao thông ở môn giáo dục công dân cấp THCS, soi vào thực tiễn cuộc
sống em thấy vấn đề về an toàn giao thông ở trường, ở địa phương Tân Lập,
huyện Vũ Thư chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cụ thể:
Xét về vị trí địa lý, Tân Lập là xã nằm ở phía tây huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình.
Xã Tân Lập nằm trên quốc lộ 10 nối liền với Nam Định qua cầu Tân
Đệ là đầu mối giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa - xã
hội của tỉnh.
Tuyến Quốc Lộ 10 đoạn từ Cầu Nhất đi qua xã Tân Lập đến trạm thu
phí Tân Đệ dài khoảng 1 km. Trên đoạn đường có ngã rẽ vào đường dân sinh,
trong đó nút giao thông chính là đường dẫn vào xã Tân Lập. Nhiều người khi
lưu thông từ hướng thành phố Thái Bình để vào xã Tân Lập khi đến cầu Nhất thì
chuyển sang làn đường một chiều, thay cho việc phải vòng lên điểm giao cắt
chân cầu Tân Đệ để vòng xuống. Đây là một hành động rất nguy hiểm và đã có
rất nhiều vụ tai nạn, va quệt giao thông xảy ra trên đoạn đường này.

4


Xét về tình hình tai nạn giao thông: Từ tháng 11/2012 – 5/2015, địa bàn
huyện xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 43 người chết, 24 người bị
thương, không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.
Tính đến tháng 11-2015 toàn huyện xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 14 người, bị thương 2 người (giảm 13 vụ, 8 người chết, 5 người bị thương
so với cùng kỳ năm trước).

Xét về đặc điểm tình hình học sinh trong trường: Cả trường có 449 học
sinh, trong đó có hơn 300 học sinh đi xe đạp và có 6 học sinh đi xe đạp điện ( do
một số bạn nhà xa, bố mẹ không có điều kiện đưa đón) mặc dù luật an toàn giao

thông học từ lớp 6 và thường xuyên được tham gia ngoại khóa về an toàn giao
thông ở mồi năm học tuy nhiên không ít học sinh vẫn thường xuyên vi phạm
luật an toàn giao thông. Để lại những nỗi đau và hậu quả đáng tiếc làm đảo lộn
cuộc sống, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Trường mầm non, trường THCS, UBND xã, Trạm y tế xã cùng chung một
con đường, buổi sáng, giờ tan tầm người dân đi lại, học sinh thường tụ tập trước
cổng trường vậy làm thế nào để không xảy ra ách tắc giao thông
Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông Lớp chúng em
liền chia làm 3nhóm
Nhóm 1: Lên mạng, sách, báo tìm hiểu về luật an toàn giao thông và các
biển báo về an toàn giao thông đường bộ.
5


Nhóm 2: Vẽ tranh, áp phích cổ động
Nhóm 3: Tìm bài hát và những vở kịch hoặc tự mình dựng về vấn đề an
toàn giao thông.
Chương trình thi tìm hiểu về an toàn giao thông.

1- Phổ biến luật an toàn giao thông tới các bạn học sinh
• Nhận biết các biển báo: đường cấm, cổng trường… (sử dụng máy
chiếu)
1 . Biển hiệu lệnh: Biển hiệu lệnh là biển báo đưa ra các hiệu lệnh và bắt
buộc người đi đường phải thực hiện, thi hành. Biển có 9 kiểu, có hình tròn, nền
màu lam và bên trong có hình minh họa hiệu lệnh cần thực hiện khi dichuyển
trên đoạn đường đặt biển báo. Biển hiệu lệnh được đánh số từ 301 đến309.
2.Biển báo cấm: Biển báo cấm là biển báo báo hiệu các điều mà người
điều khiển phương tiện không được phép làm khi di chuyển trên đường có biển
báo. Khi gặp biển cấm thì dù có bất kỳ trường hợp nào bạn cũng phải thực hiện
theo. Biển có 39 kiểu từ 101 đến 139, biển thường có hình tròn viền đỏ hoặc

xanh hoặc hình tròn màu đỏ và bên trong có hình vẽ màu đen
3. Biển chỉ dẫn
6


Biển chỉ dẫn là biển báo giúp bạn biết được các quy định chung khi di
chuyển trên đoạn đường có biển báo. Biển chỉ dẫn có hình chữ nhật hoặc hình
vuông, biển có màu xanh lam, bên trong có hình vẽ mang ý nghĩa hướng dẫn.
Biển chỉ dẫn bao gồm 48 kiểu và được đánh số thứ tự từ 401 đến 448 trong hệ
thống biển báo tín hiệu giao thông.
4.Biển báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm nằm trong hệ thống biển báo
giao thông đường bộ của nước ta với vai trò đó là cảnh báo nguy hiểm cho các
phương tiện tham gia giao thông. Biển báo nguy hiểm có 46 kiểu, số từ 201 đến
246, biển có hình tam giác, viền đỏ nền vàng và hình vẽ màu đen.
5. Biển phụ: Biển phụ là biển báo thường được kết hợp với một loại biển
báo khác nhằm cung cấp thêm các thông tin cần thiết bên cạnh thông tin chính
từ biển báo chính. Biển phụ có 9 kiểu và được đánh số 501 đến 509.
6. Vạch kẻ đường: Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn,
điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ
đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
+ Một số quy định về đi đường (chiếu trên máy)
Quy tắc giao thông với xe đạp
Tại Điều 31, Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người
ngồi sau xe đạp phải chấp hành các quy tắc sau:
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở
thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
2. Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng
kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng
hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

7


3. Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện
các hành vi sau đây:
+ Mang, vác vật cồng kềnh;
+Sử dụng ô;
+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm
có cài quai đúng quy cách.
2- Thi hát, đóng kịch, thuyết trình, cảm nghĩ, nghị luận về vấn đề an toàn
giao thông.
Đặt ra một số tình huống thường gặp với các bạn học sinh ( đóng kịch)
- Mỗi nhóm đóng một tình huống về vi phạm an toàn giao thông ở trường
hoặc ở địa phương mình sau đó 2 nhóm còn lại đưa ra cách giải quyết tình
huống đó, phân tích hành vi đúng, sai.
• Học sinh đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?
• Học sinh cấp 2, 3 đi xe máy chở 3 chạy lạng lách trên đường làng,
đường quốc lộ.
=> Các tình huống đặt ra dành cho học sinh thảo luận và nêu ý kiến của
nhóm.
3 - Các tổ thi vẽ tranh tuyên truyền về an toàn giao thông.

Thời gian hoàn thành bức tranh bằng thời gian hát xong bài hát: Chúng
em với an toàn giao thông
Sau khi cuộc thi kết thúc, lớp chúng em đề xuất và trao đổi với BGH, tổng
phụ trách cho các lớp thi tìm hiểu về an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt
lớp. Kết hợp với đoàn xã, đoàn ở các thôn tổ chức tìm hiểu và đóng kịch về thực
hiện an toàn giao thông tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân. Đồng thời
kết hợp với đoàn thôn nhắc nhở hàng ngày trên loa truyền thanh của thôn những
gia đình có người vi phạm an toàn giao thông. Những bạn học sinh vi phạm
được nhắc nhở trên loa của trường.

8


6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Từ việc giải quyết những tình huống trong cuộc thi tìm hiểu trật tự an toàn
giao thông, mỗi học sinh phải tích cực tìm hiểu pháp luật về giao thông, phải
thực sự hiểu luật giao thông nhắc nhở chính mình, những người thân yêu trong
gia đình, hàng xóm nghiêm chỉnh thực hiện luật an toàn giao thông. Có như vậy
thì số vụ tai nạn giao thông sẽ nhanh chóng giảm và mỗi người dân có ý thức
văn hóa khi tham gia giao thông. Các bạn học sinh là những tuyên truyền viên
tích cực ở gia đình, thôn xóm của mình. Đây là việc làm thiết thực giúp mọi
người có thêm hiểu biết ứng xử và văn hóa tham gia giao thông.
Tuy vấn đề tuyên truyền và tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông ở
trường học cũng như ở địa phương còn ít nhưng các bạn trong trường đã có ý
thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động tập thể, đồng thời các
bạn còn thể hiện sự sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy tích tích cực tham gia
hoạt động trong lớp, trong trường và ở địa phương nơi cư trú. Giáo dục tinh thần
tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm cộng đồng.
Các bạn học sinh có thể sử dụng kiến thức liên môn và giải quyết tình
huống vào thực tiễn và biết cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông

trong trường, trong làng, ngoài quốc lộ cũng như khi tham gia giao thông. Đây
là việc làm rất thiết thực, lớn lao giúp các bạn có văn hóa ứng xử đẹp khi tham
gia giao thông, đồng thời giúp các gia đình giảm thiểu vi phạm, tai nạn giao
thông .
Trên đây là những góp ý, ý kiến của em. Em mong muốn mọi người dân
nâng cao ý thức tham gia giao thông, có văn hóa ứng xử đẹp khi tham gia giao
thông đường bộ trên quê hương đất nước mình. Điều đó giúp chúng ta khắc
phục tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông, vi phạm an toàn giao thông đồng
thời mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình, làm cho xã hội văn minh và phát triển
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 12 năm 2016
BAN GIÁM HIỆU

Nhóm thực hiện

9


Chu Thị Hằng
Nguyễn Nhật Lệ

10



×