Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương chi tiết học phần Cơ sở văn hoá Việt Nam (Học viện tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.04 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN: Tư tưởng Hồ Chí Minh

-----------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam
1. Tên học phần: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
2. Trình độ: Dành cho sinh viên đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, năm
thứ nhất.
3. Số tín chỉ:
02 (45tiết)
4. Điều kiện học phần: Không
5. Mục tiêu học phần:
5.1.Về kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản,
cần thiết cho việc hiểu về một nền văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói
riêng, từ đó có nhận thức đúng đắn về văn hoá, về vai trò của văn hoá trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như đối với sự phát triển của quốc gia.
5.2. Về kĩ năng: Sau khi học xong môn học này, sinh viên có kĩ năng nhận
biết, phân tích, đánh giá và nghiên cứu về một số vấn đề văn hoá.
5.3. Về thái độ: Sau khi học xong môn học này, hình thành ở sinh viên niềm
tự hào dân tộc, có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:


Môn học cung cấp hai khối kiến thức cơ bản: phần thứ nhất cung cấp
cho sinh viên các tri thức lí luận căn bản về văn hóa và văn hóa học; bao gồm các
vấn đề cơ bản như khái niệm, định nghĩa về văn hóa, đặc trưng, chức năng của văn
hóa, cấu trúc và loại hình văn hóa… Phần thứ 2 cung cấp các tri thức cơ bản về
văn hóa Việt Nam: diễn trình văn hóa Việt Nam, thành tố cơ bản của văn hóa, các
vùng văn hóa Việt Nam, văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:


-Tham gia học và thảo luận trên lớp theo quy định của Bộ GD-ĐT
- Đọc tài liệu và chuẩn bị đầy đủ bài tập được giao theo hướng dẫn của giáo
viên
- Làm bài kiểm tra định kỳ: 1 bài
- Tham gia thi kết thúc học phần
8. Tài liệu học phần:
8.1. Tài liệu bắt buộc:
[1] Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục
[2] Trần Quốc Vượng ( chủ biên ), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo
dục, H. 1998.
8.2. Tài liệu tham khảo:
[3] Hồ Chí Minh về công tác văn hóa văn nghệ, NXB Sự thật, H. 1971.
[4] Trường Chinh, Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Hội văn nghệ
Việt Nam, 1949.
[5] Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB TPHCM – Khoa sử
ĐHSPTPHCM, 1992.
[6] Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXBVNTT, H. 1998.
[7] Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXBVHTT, H. 1995.
[8] Nhiều tác giả, Hỏi và đáp về cơ sở văn hóa Việt Nam, NXBVHTT, H.
2006.
[9] Nhiều tác giả, Người Việt – Phẩm chất và thói hư – tật xấu, NXB

Thanh Niên – Báo Tiền Phong, H. 2008.
Và các tài liệu tham khảo khác trên các website chính thống trên mạng
Internet
9.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: theo các quy chế đào tạo đại học hiện
hành của Bộ GD-ĐT
10. Nội dung chi tiết môn học:


CHƯƠNG I
VĂN HÓA HỌC VIỆT NAM: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ
BẢN
Bài 1: VĂN HÓA HỌC VIỆT NAM
I. TỪ VĂN HÓA HỌC ĐẾN VĂN HÓA HỌC VIỆT NAM
1. Văn hóa học
a. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của khoa học văn
hóa
b. Văn hóa học với tư cách là một khoa học chuyên ngành
- Khái niệm văn hóa
- Cấu trúc của văn hóa
- Các chức năng xã hội của văn hóa
- Một số khái niệm gần gũi với văn hóa
- Đối tượng nghiên cứu của văn hóa học
2. Văn hóa học Việt Nam
a. Sơ lược lịch sử nghiên cứu văn hóa Việt Nam
b. Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
II. CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ CỦA VĂN HÓA VIỆT
NAM



1. Quan niệm chung
2. Chủ thể và khách thể của nền văn hóa Việt Nam
3. Những nhận thức khác nhau về con người Việt Nam

Bài 2: GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN TRONG VĂN HÓA
VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM
II. GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN TRONG VĂN HÓA VIỆT
NAM
1. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đông Nam Á
2. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
3. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ
4. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây
5. Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay

Bài 3: KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM
1. Vùng ( Không gian ) văn hóa là gì?
2. Vùng văn hóa – lịch sử
3. Vấn đề vùng văn hóa ở Việt Nam
II. CÁC VÙNG VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT ( KINH )


1. Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, với tiểu vùng Kinh Bắc,
tiểu vùng Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
2. Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ, vùng văn hóa Thuận Hóa
( Huế ) và đồng bằng ven biển Trung Bộ
3. Vùng văn hóa đồng bằng Nam Bộ, hay là đồng bằng sông
Cửu Long

III. ĐẶC ĐIỂM VÙNG VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
1. Vùng văn hóa Tây Bắc
2. Vùng văn hóa Việt Bắc
3. Vùng văn hóa Tây Nguyên

CHƯƠNG II:

VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Bài 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM
VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
I. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA
1. Môi trường tự nhiên là gì?
2. Mỗi quan hệ giữa văn hóa với môi trường tự nhiên
II. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN
HÓA VIỆT NAM

Bài 5: VĂN HÓA SINH HOẠT VẬT CHẤT
I. VĂN HÓA ẨM THỰC
II. VĂN HÓA TRANG PHỤC


III. VĂN HÓA NHÀ Ở, KIẾN TRÚC
IV. VĂN HÓA GIAO THÔNG ĐI LẠI

CHƯƠNG III:

VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
Bài 6: TÔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN
HÓA VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
I. CON NGƯỜI NHẬP THÂN VĂN HÓA

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VỚI MÔI TRƯỜNG
XÃ HỘI

Bài 7: NHỮNG ĐƠN VỊ CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC
XÃ HỘI DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
I. GIA ĐÌNH VIỆT TRUYỀN THỐNG
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của gia đình người Việt truyền thống
- Về loại hình
- Sự gắn bó giữa gia đình và dòng họ
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Hoạt động kinh tế của gia đình
- Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt truyền thống
- Vài nét khác biệt giữa gia đình Nam Bộ với gia đình Bắc Bộ
3. Vấn đề xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện
nay


II. LÀNG NGƯỜI VIỆT TRUYỀN THỐNG
1. Khái niệm, nguồn gốc
2. Diện mạo và đặc trưng văn hóa của làng
- Cơ cấu dân cư và tổ chức hành chính
- Chức năng kinh tế của làng
- Chức năng tâm linh của làng
- Hai đặc trưng tổng quát của làng Việt truyền thống:
Tính cộng đồng và tính tự trị, tự quản
- Vài nét khác biệt của làng (ấp) Nam Bộ so với miền
Bắc và miền Trung
- Vấn đề xây dựng văn hóa làng và làng văn hóa ngày
hôm nay.


Bài 8: NHỮNG ĐƠN VỊ CƠ BẢN TRONG TỔ
CHỨC XÃ HỘI DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ( tiếp )
I. NƯỚC ( TỔ QUỐC )
1. Nguồn gốc Tổ quốc được hình dung trên hai cấp độ
2. Đối với người Việt, tinh thần yêu nước là giá trị cao nhất
trong bảng giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
II. ĐÔ THỊ

Bài 9: NHỮNG THÀNH TỐ VĂN HÓA SINH HOẠT
TINH THẦN


I. NGÔN NGỮ
1. Tiếng nói
2. Chữ viết
II. TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
1. Khái niệm và sự phân biệt
2. Tín ngưỡng của người Việt truyền thống
- Tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên và một số
loài thực vật, động vật
- Tín ngưỡng phồn thực
- Tín ngưỡng thờ Mẫu

Bài 10: NHỮNG THÀNH TỐ VĂN HÓA SINH HOẠT
TINH THẦN( tiếp )
I. LỄ TẾT
II. LỄ HỘI
1. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng
2. Đặc điểm của lễ hội

- Lễ hội là sinh hoạt của một cộng đồng dân cư nhất
định
- Lễ hội gồm hai bộ phận: Lễ và Hội
- Các loại hình lễ hội
3. Ý nghĩa văn hóa của lễ hội
- Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, tích tụ vô số các


lớp văn hóa
- Lễ hội thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, giải trí của con
người
- Lễ hội mang ý nghĩa cộng đồng và cộng cảm sâu sắc
- Lễ hội mang ý nghĩa dân chủ, nhân bản và giá trị
thẩm mỹ cao
- Lễ hội dân gian có ý nghĩa chống lại sự đồng hóa về
văn hóa ( đặc biệt là thời kỳ Bắc thuộc ), tiếp thêm sức mạnh
cho người Việt xây dựng và bảo vệ đất nước

CHƯƠNG IV

DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
Bài 11: VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TIỀN SỬ VÀ
SƠ SỬ
I. VĂN HÓA THỜI TIỀN SỬ
1. Mở đầu cho giai đoạn tiền sử là văn hóa Núi Đọ
2. Văn hóa Sơn Vi
3. Văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn
II. VĂN HÓA THỜI SƠ SỬ
1. Văn hóa tiền Đông Sơn và văn hóa Đông Sơn
a. Văn hóa tiền Đông Sơn

b. Văn hóa Đông Sơn
2. Văn hóa Sa Huỳnh
a. Sự hình thành của văn hóa Sa Huỳnh và chủ nhân


của nó
b. Đặc trưng văn hóa
3. Văn hóa Đồng Nai

Bài 12: VĂN HÓA VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỶ ĐẦU
CÔNG NGUYÊN
I. VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ THỜI BẮC THUỘC
1. Bối cảnh lịch sử
2. Đặc trưng văn hóa
a. Tiếp xúc cưỡng bức và giao lưu văn hóa Việt – Hán
b. Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn
c. Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bả sắc văn hóa dân tộc
II. VĂN HÓA CHĂM PA
1. Bối cảnh lịch sử
2. Văn hóa Chăm pa có hai đặc trưng mang tính khái quát
a. Nét bản địa trong văn hóa Chăm pa
b. Một nền văn hóa đặc sắc với những dấu ấn sâu đậm
của văn hóa Ấn Độ
III. VĂN HÓA ÓC EO

Bài 13: VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI ĐẠI VIỆT


1. Bối cảnh lịch sử
2. Đặc trưng văn hóa

a. Đặc trưng văn hóa thời Lý – Trần
- Về văn hóa vật thể
- Về văn hóa phi vật thể
b. Đặc trưng văn hóa thời Minh thuộc và Lê sơ
- Chính sách văn hóa của nhà Minh
- Một nền văn hóa phát triển rực rỡ thời Lê sơ
c. Đặc trưng văn hóa từ thế kỷ XVI đến năm 1858
- Hệ tư tưởng, tôn giáo
- Sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ
- Văn học và nghệ thuật

Bài 14:

VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945

1. Bối cảnh lịch sử - văn hóa
a. Người Pháp xâm lược và dân tộc Việt Nam chống
xâm lược
b. Chính sách văn hóa củ thực dân Pháp
2. Đặc trưng văn hóa
a. Văn hóa vật thể
b. Văn hóa phi vật thể


Bài 15:

VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY


1. Bối cảnh lịch sử - văn hóa
2. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam từ 1945 đến nay
a. Sự định hướng trong phát triển văn hóa
b. Sự phát triển của nghệ thuật chuyên nghiệp
c. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có
những biến chuyển lớn
d. Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng

CHƯƠNG KẾT LUẬN: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI NGÀY
NAY
I. THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm thời đại và trong nước
2. Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam
về văn hóa
II. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
ĐẤT NƯỚC
1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
2. Văn hóa là động lực và mục tiêu của sự phát triển
a. Văn hóa là động lực của sự phát triển
b. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển
III. BẢN CHẤT CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN


ĐẠI
1. Văn hóa Việt Nam hiện đại là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
a. Tính tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam hiện đại
b. Bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam

2. Văn hóa Việt Nam hiện đại là nền văn hóa thống nhất
trong đa dạng
a. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, đa văn hóa
b. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa
dạng

Ý kiến của Lãnh đạo Học viện

Phó trưởng Bộ môn

Nguyễn Thị Thu Hiền



×