Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương chi tiết học phần Cơ sở dữ liệu 3 (Học viện tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.27 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BỘ MÔN TIN HỌC TC-KT

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: CƠ SỞ DỮ LIỆU 3
1.Thông tin về giảng viên:

TT

Họ và tên

Học
hàm,
học vị

Năm
sinh

Nơi tốt
nghiệp

Chuyên môn

Giảng chính,
kiêm chức,
thỉnh giảng,
trợ giảng

1

Phan Phước Long


1973

ThS.

ĐH SPHN

Toán Tin

Giảng chính

2

Hà Văn Sang

1982

ThS.

ĐH SPHN

Toán Tin

Giảng chính

3

Đồng Thị Ngọc Lan

1982


ThS.

ĐH SPHN

Toán Tin

Giảng chính

4

Đào Đức Hoàng

1987

ThS.

HVTC

Tin học TCKT

Giảng chính

Điện thoại nhà
riêng,
di động; email

2.Thông tin chung về môn học:
- Tên môn học: Cơ sở dữ liệu 3
- Mã môn học: DTA0013
- Số tín chỉ: 2

- Môn học: Bắt buộc
- Các môn học tiên quyết: Cơ sở dữ liệu 1, Cơ sở dữ liệu 2, Cơ sở lập trình 1, Cơ
sở lập trình 2.
- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Có bài giảng, sách bài tập, slide bài
giảng Cơ sở dữ liệu 1 của Bộ môn.
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 90; trong đó:
+ Nghe giảng lý thuyết: 21 tiết
+ Thảo luận và làm bài tập trên lớp: 6
+ Kiểm tra: 3 tiết.
+ Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, thực tập)
+ Hoạt động theo nhóm: .
+ Tự học: 60 tiết.


- Địa chỉ: Bộ môn Tin học Tài chính kế toán. Địa chỉ: phòng 204, nhà Thư
Viện, Đức Thắng, Hà Nội; ĐT: 0438387141.
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức: Sinh viên nắm được
+ Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
+ Triển khai một số bài toán ứng dụng
- Kỹ năng thực hành: Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết thực tế,
thực hành thành thạo các dạng bài tập của môn học.
- Thái độ chuyên cần:
+ Dự học trên lớp đầy đủ và đúng giờ.
+ Kết hợp nghe giảng trên lớp với tự học và tự nghiên cứu tài liệu bắt buộc, tài
liệu tham khảo để vận dụng vào thực hiện tốt các bài tập và đề cương thảo luận trên lớp
theo yêu cầu.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Học phần này cung cấp cho SV ngành Hệ thống thống tin kinh tế những kiến

thức cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán và các ứng dụng của nó. Môn học bao hàm những
kiến thức về thiết kế và quản lí dữ liệu phân tán. SV học xong môn này sẽ nhận thức
được vai trò và sự cần thiết của hệ thống quản lí dữ liệu phân tán đối với một tổ chức
kinh tế xã hội. Có khả năng thiết kế và tạo lập những cơ sở dữ liệu phân tán bằng hệ
quản trị cơ sở dữ liệu Oracle.


5. Nội dung chi tiết môn học:
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN

1.1 Khái niệm về cơ sở dữ liệu phân tán
1.1.1 Khái niệm và phân loại CSDLPT
1.1.2 Đánh giá cơ sở dữ liệu phân tán
1.1.3 Các mục tiêu của cơ sở dữ liệu phân tán

1.2 Kiến trúc của cơ sở dữ liệu phân tán
1.2.1 Cấu trúc vật lí
1.2.2 Cấu trúc logic

1.3 Thiết kế các cơ sở dữ liệu phân tán
1.3.1 Giới thiệu
1.3.2 Bản sao dữ liệu
1.3.3 Sự phân đoạn

1.4 Xử lý câu hỏi phân tán
1.5 Quản lí các giao tác phân tán
1.5.1 Điều khiển tương tranh
1.5.2 Hợp thức hoá giao tác
CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE


2.1 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
2.1.1 Các khái niệm
2.1.2 Cài đặt Oracle


2.1.3 Môi trường làm việc của Oracle
2.1.4 Kiến trúc của Oracle
2.1.5 Các công cụ của Oracle

2.2 Tạo cơ sở dữ liệu, kết nối và quản lí người dùng
2.2.1 Tạo cơ sở dữ liệu
2.2.2 Kết nối cơ sở dữ liệu và hoạt động mạng
2.2.3 Quản lí người dùng và bảo mật

2.3 Từ điển dữ liệu và view
2.3.1 Từ điển dữ liệu
2.3.2 Sử dụng view tĩnh trong từ điển dữ liệu
2.3.3 Sử dụng các bảng về quá trình thực hiện động
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG ORACLE TRONG QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

3.1 Đặt bài toán
3.2 Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu
3.3 Hiện thực hoá bài toán
6. Tài liệu học tập
- Tài liệu học tập bắt buộc:
(1) Tập bài giảng cơ sở dữ liệu phân tán – Học viện Tài chính.
- Sách và tài liệu tham khảo
(1) Gorge Colouris, Jean Dollimore, Tim Kindberg, Distributed systems – Concepts
and Design, second editor, Addison-Weesleg, 1994
(2) Glenn Maslen, Introduction to Oracle: SQL, SQL*Plus and PL/SQL course Note,

second editor, Oracle Corporation UK Ltd, 6/1992
(3) T.Ozse, Valduriez, Principles of distributed database system, second editer,
Prentice-Hall,1999 (Bản dịch tiếng việt của Trần Đức Quang, NXB Thống
Kê,1999)
7. Hình thức tổ chức dạy học và phân bổ thời gian học tập
Ghi tổng số giờ cho mỗi cột


Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Tổng

Lên lớp

thuyết

Bài tập

Thảo
luận

Chương 1

6

12

Chương 2


12

3

30

Chương 3

6

3

18

Tổng cộng

24

6

60

8. Yêu cầu đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên.
- Dự lớp đầy đủ, đúng giờ.
- Thực hiện tốt nội quy, quy chế học tập của Học viện Tài chính.
- Đọc đầy đủ các tài liệu tham khảo bắt buộc.
- Chuẩn bị và thực hiện tốt bài tập
- Hoàn thành bài kiểm tra theo đúng quy định.
9. Phương pháp,hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học:

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
Thường xuyên kiểm tra tính chuyên cần và đánh giá mức độ kiến thức sinh viên
tiếp nhận.
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì
- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận:
10%
- Phần tự học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân /tuần; bài tập nhóm /tháng; bài tập cá nhân/ học kì, …): 30%
- Kiểm tra - đánh giá giữa kì: 30%
- Kiểm tra - đánh giá cuối kì: 30%
- Các kiểm tra khác
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
- Các bài tập giao cho từng cá nhân sẽ đánh giá dựa trên yêu cầu cụ thể của từng
bài trong từng chương.
- Bài tập theo nhóm sẽ đánh giá dựa trên sản phẩm nộp của nhóm, báo cáo kết
quả thực hiện của nhóm trong các buổi thảo luận và phần trả lời câu hỏi chấp vấn của
giáo viên và các sinh viên trong lớp.
9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
- Bài kiểm tra sẽ được thực hiện trên lớp và kết quả đánh giá trong phần 9.2.


- Lịch thi của môn học sẽ theo kế hoạch của ban Khảo thí và ban Đào tạo của
Học viện Tài chính.
Ý kiến của lãnh đạo học viện

Trưởng bộ môn




×