ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
( TIẾNG VIỆT)
1. Tên học phần: Tài chính quốc tế
2. Số tín chỉ: 03
3. Chuyên ngành đào tạo: Tài chính – ngân hàng
4. Phân bổ thời gian:
- Lý thuyết: 32 tiết
- Bài tập và thảo luận: 11 tiết
- Kiểm tra: 02 tiết ( 02 bài)
- Tự học: 15 tiết
- Hệ thống môn học: 03 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vĩ mô, vi mô, Kinh tế quốc tế, TCTT
6. Nghiệp vụ kinh doanh của NHTM
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần tài chính quốc tế mang tính chất lý luận, nghiệp vụ, trình bầy
có hệ thống và khái quát hóa những vấn đề có liên quan tới sự vận động
của các luồng tiền tệ giữa các quốc gia. Học phần bao gồm những nội
dung chính yếu sau:
- Tổng quan về Tài chính quốc tế
- Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế
- Thị trường tài chính quốc tế
- Thanh toán quốc tế
- Đầu tư quốc tế và tài chính công ty đa quốc gia
- Viện trợ, vay và nợ quốc tế
- Liên minh thuế quốc tế
8. Nhiệm vụ của sinh viên
- Nghe giảng trên lớp
- Làm bài tập
- Thảo luận
- Kiểm tra giữa kỳ, thi hết học phần
- Tự học theo chương trình tự học ở nhà
9. Tài liệu học tập
- Tài liệu chính:
+ Giáo trình Tài chính quốc tế, Học viện tài chính, 2012, PGS. TS
Phan Duy Minh và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đồng chủ biên.
+ Câu hỏi và bài tập Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính, 2015,
PGS,TS Nguyễn Thị Minh Tâm chủ biên
- Sách tham khảo:
+ Giáo trình Tài chính quốc tế, Học viện Ngân hàng, 2011, GS.TS
Nguyễn Văn Tiến
+ Giáo trình Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, Học viện Tài
Chính, 2010, PGS.TS Phan Duy Minh.
+ Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế, HVTC, 2011, PGS.TS Phan
Duy Minh
+ Giáo trình Quản trị vay và nợ quốc tế, HVTC, 2011, PGS.TS Phan
Duy Minh.
- Các sách tham khảo khác
10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Thời gian nghe giảng trên lớp theo quy định
- Thảo luận và làm bài tập đầy đủ
- Kiểm tra điều kiện dự thi 02 lần
- Hình thức thi hết học phần: Thi viết. Tiêu chuẩn đạt yêu cầu: theo
quy định học tín chỉ
11. Thang điểm: theo quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín
chỉ
12. Mục tiêu của học phần: Môn học TCQT nhằm trang bị cho người học
những kiến thức cơ bản, có hệ thống về hoạt động TCQT và các nghiệp
vụ chủ yếu của chúng để từ đó giúp họ có thể xử lý tốt các vấn đề có
liên quan đến hoạt động TCQT, kể cả việc tổ chức thực hiện các hoạt
động TCQT, cũng như khả năng nắm bắt nhanh chóng và thích ứng với
những thay đổi không ngừng trong lĩnh vực TCQT.
13. Nội dung chi tiết của học phần:
a. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
STT
chương
Tên chương
Tổng
số tiết
1
Tổng quan về Tài chính
quốc tế
2
Trong đó
Lý
thuyết
Bài
tập
Kiểm
tra
3
3
0
0
Tỷ giá hối đoái và cán cân
thanh toán quốc tế
6
4
2
0
3
Thị trường tài chính quốc tế
10
6
3
1
4
Thanh toán quốc tế
3
3
0
0
5
Đầu tư quốc tế và tài chính
công ty đa quốc gia
10
7
3
0
6
Viện trợ, vay và nợ quốc tế
6
4
1
1
7
Liên minh thuế quốc tế
7
5
2
8
Các tổ chức tài chính quốc
tế và quan hệ với Việt Nam
0
0
0
0
Tổng
45
32
11
2
b. Nội dung chi tiết
Chương 1- Tổng quan về Tài chính quốc tế
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tài chính quốc tế
1.1.1 Điều kiện xuất hiện và tồn tại tài chính quốc tế
1.1.2 Vài nét về quá trình hình thành, phát triển của tài chính quốc tế
1.2 Khái niệm và đặc điểm hoạt động của tài chính quốc tế
1.2.1 Khái niệm tài chính quốc tế
1.2.2 Đặc điểm hoạt động của tài chính quốc tế
1.3 Cấu thành (nội dung) của tài chính quốc tế
1.3.1 Cấu thành theo phạm vi hoạt động của tài chính quốc tế
1.3.2 Cấu thành của tài chính quốc tế với tư cách là một lĩnh vực tài chính
1.4 Vai trò của tài chính quốc tế
1.4.1 Tác động mạnh mẽ trở lại với chính các điều kiện tiền đề của tài chính
quốc tế
1.4.2 Mang lại lợi ích cho mọi quốc gia
1.4.3 Yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa
Chương 2 - Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế
2.1 Hệ thống tiền tệ quốc tế
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế
2.1.2 Các hệ thống tiền tệ quốc tế chủ yếu
2.2 Tỷ giá hối đoái
2.2.1 Khái niệm và phương pháp xác định
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
2.2.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái
2.2.4 Chế độ tỷ giá hối đoái
2.3 Cán cân thanh toán quốc tế
2.3.1 Khái niệm và đặc điểm
2.3.2 Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế
2.3.3 Phương pháp lập cán cân thanh toán quốc tế
Chương 3 - Thị trường tài chính quốc tế
3.1 Sự hình thành, vai trò của thị trường tài chính quốc tế
3.1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển của thị trường tài chính quốc tế
3.1.2 Phân loại thị trường tài chính quốc tế
3.1.3 Vai trò của thị trường tài chính quốc tế
3.2 Thị trường hối đoái quốc tế
3.2.1 Thị trường hối đoái quốc tế và thị trường ngoại hối
3.2.2 Các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái quốc tế
3.3 Thị trường vốn quốc tế
3.3.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường vốn quốc tế: (giảng một số khái niệm
cơ bản)
3.3.2 Thị trường trái phiếu quốc tế
3.3.3 Thị trường cổ phiếu quốc tế
Chương 4 - Thanh toán quốc tế
4.1 Khái quát về thanh toán quốc tế
4.1.1 Khái niệm và đặc điểm thanh toán quốc tế
4.1.2 Phân loại thanh toán quốc tế
4.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
4.1.4 Các công cụ thanh toán quốc tế
4.2. Quy trình thực hiện thanh toán quốc tế
4.2.1 Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền – Remittance
4.2.2 Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu – Collection
4.2.3 Quy trình thực hiện phương thức thư tín dụng – Letter of Credit (L/C)
Chương 5 - Đầu tư quốc tế và tài chính công ty đa quốc gia
5.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư quốc tế
5.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế
5.1.2 Động cơ của đầu tư quốc tế
5.1.3 Cơ hội và thách thức đối với đầu tư quốc tế
5.1.4 Các loại đầu tư quốc tế
5.2 Đầu tư quốc tế trực tiếp
5.2.1 Khái niệm và đặc điểm
5.2.2 Các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp
5.2.3 Xu hướng đầu tư quốc tế trực tiếp
5.2.4 Vai trò của đầu tư quốc tế trực tiếp
5.2.5 Nội dung cơ bản của đầu tư quốc tế trực tiếp
5.3.Đầu tư quốc tế gián tiếp
5.3.1 Khái niệm, đặc điểm của đầu tư quốc tế gián tiếp
5.3.2 Đối tượng chủ yếu và chủ thể của đầu tư quốc tế gián tiếp
5.3.3 Đầu tư vào chứng khoán quốc tế:
5.4 Tài chính công ty đa quốc gia
5.4.1 Những vấn đề cơ bản về công ty đa quốc gia
5.4.2 Tài chính công ty đa quốc gia
Chương 6 - Viện trợ, vay và nợ quốc tế
6.1. Khái quát về viện trợ, vay và nợ quốc tế
6.1.1 Viện trợ quốc tế
6.1.2 Vay quốc tế của quốc gia
6.1.3 Nợ quốc tế
6.2 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
6.2.1 Xuất xứ, khái niệm của ODA
6.2.2 Yếu tố không hoàn lại của ODA
6.2.3 Phân loại ODA
6.2.4 Vai trò của ODA
6.2.5 Qui trình thu hút, sử dụng ODA
6.3 Quản lý vay, nợ và khủng hoảng nợ quốc tế
6.3.1 Quản lý vay và nợ quốc tế
6.3.2 Khủng hoảng nợ quốc tế
Chương 7 - Liên minh thuế quốc tế
7.1 Khái quát về liên minh thuế quốc tế
7.1.1 Sự cần thiết và khái niệm của liên minh thuế quốc tế
7.1.2 Các nguyên lý đánh thuế và qui chế đối xử trong quan hệ kinh tế quốc tế
7.1.3 Các loại liên minh thuế quốc tế
7.2 Liên minh thuế quan
7.2.1 Ảnh hưởng của thuế quan và sự cần thiết phải liên minh thuế quan
7.2.2 Nội dung của liên minh thuế quan
7.2.3 Một số liên minh thuế quan Việt Nam tham gia
7.3 Liên minh quốc tế về tránh đánh thuế trùng
7.3.1 Đánh thuế trùng giữa các quôc gia
7.3.2 Hiệp định về tránh đánh thuế trùng
7.3.3 Ký kết hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam
Chương 8 - Các tổ chức tài chính quốc tế và quan hệ với Việt Nam ( sinh
viên tự nghiên cứu)
8.1 Khái quát về tổ chức tài chính quốc tế
8.2 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
8.3 Ngân hàng thế giới (WB)
8.4 Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO HỌC VIỆN
TRƯỞNG BỘ MÔN
PGS,TS Nguyễn Thị Minh Tâm