TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER VIỆT TRÌ
ĐỀ KIỂM TRA VĂN
Giáo viên: Hán Khánh Lân
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tên học sinh:…………. …………... ..... ..... .. .... Lớp: 8 ... .
Điểm Lời phê của cô giáo
I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm): Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tác phẩm nào của Bác Hồ với bút danh Nguyễn ái Quốc?
A. Tức cảnh Pác Bó C. Ngắm trăng
B. Bản án chế độ thực dân Pháp D. Đi đường
Câu 2: “Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp và thể hiện nỗi đau xót trước tình cảnh khốn khổ của
những người dân bản xứ thuộc địa” Nội dung trên ứng với văn bản nào?
A. Thuế máu B. Hịch tướng sĩ C. Chiếu dời đô D. Ngắm trăng
Câu 3: Văn bản nào thể hiện rõ nhất tình yêu quê hương trong sáng, mặn nồng, tha thiết?
A. Hai chữ nước nhà C. Ngắm trăng
B. Khi con tu hú D. Quê hương
Câu 4: Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời vào thế kỷ nào?
A. Thế kỷ XII B. Thế kỷ XIV C. Thế kỷ XV D. Thế kỷ XVI
Câu 5: Điểm giống nhau của các văn bản “Chiếu dời đo”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta” là gì?
A- Đều được viết theo thể văn nghị luận C. Đều có sự kết hợp yếu tố biểu cảm
B. Đều thuộc nghị luận trung đại D. Cả A, B, C.
Câu 6: Điểm tương đồng của ba văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại Việt ta là:
A. Đều thể hiện một khát vọng xây dựng một đất nước hùng mạnh vững bền.
B. Đều thể hiện ý thức, tình yêu và niềm tự hào dân tộc
C. Đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc
D. Đều thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân sâm lược
Câu 7: Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh và Tố Hữu qua các bài thơ đã học là:
A. Tình yêu cuộc sống tha thiết nồng nhiệt
B. Tình yêu thương con người
C. Tinh thần “ Thép “ của người chiến sĩ cách mạng
D- Gồm A, B và C
Câu 8: Một trong những điểm chung của các tác phẩm nghị luận trung đại học ở lớp 8 là:
A. Đều viết bằng chữ Nôm B. Đều viết bằng chữ Hán
Câu 9: Tác phẩm nào không được viết theo thể thất ngôn bát cú?
A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác C. Tức cảnh Pác Bó
B. Đập đá ở Côn Lôn D. Muốn làm thằng Cuội
Câu 10: Dòng nào, tất cả các tác phẩm được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
A. Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường C. Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng
B. Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó D. Cả A, B, C.
Câu 11: Nội dung sau ứng với văn bản nào?
“ Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu
nước của đồng bào “
A. Nhớ rừng C. Đập đá ở Côn Lôn
B. Hai chữ nước nhà D. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Câu 12: Văn bản bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược?
A. Nước Đại Việt ta B. Hịch tướng sĩ C.Thuế máu D. Khi con tu hú
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm): Chép lại và phân tích tác dụng biểu cảm của những câu cảm trong 2 bài thơ: “Quê hương”
và “Khi con tu hú”?
Câu 2: (4 điểm): Viết đoạn văn khai triển luận điểm: “Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện tình yêu thiên nhiên
tha thiết và tâm hồn nghệ sĩ của Bác”.
III- Đáp án và biểu điểm:
I- Trắc nghiệm: (3 điểm): Mỗi câu đúng 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
P/án B A D A D B D B C A B B
II- Tự luận:(7 điểm)
Câu 1: (3điểm):Chép đúng tất cả những câu thơ trực tiếp miêu tả cảm xúc ( có dấu !Kết câu)
- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Quê hương)
- Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phong, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú)
Phân tích giá trị biểu cảm(2 đ):
B1: Cảm xúc, ấn tượng, nỗi nhớ quê hương khi xa cách được tập trung vào mùi vị của làng biển.
(0,5).
B2: Cảm xúc ngột ngạt, tù túng, căm uất như là không chịu nổi nữa vì ngộp thở, vì mất tự do.
Tiếng chim tu hú cứ vang vang như giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi tranh đấu để tung
ngục tù ra... (1,5)
Câu 2: (4 điểm):
Phát triển luận điểm thành đoạn văn:
- Phân tích hình ảnh trăng trong bài thơ.
- Từ đó thấy được cảm xúc tâm trạng của nhà thơ khi ngắm trăng, tả trăng, trò chuyệnvới trăng->
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng tha thiết, tâm hồn nghệ sĩ của Bác.