Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống lạc mới tại tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 154 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
………………………………







LÊ BÁ THÀNH







NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC MỚI
TẠI TỈNH BẮC GIANG








LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP










THÁI NGUYÊN – 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
………………………………





LÊ BÁ THÀNH








NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC
MỚI TẠI TỈNH BẮC GIANG


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯ NGỌC THÀNH
PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH





THÁI NGUYÊN – 2010





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Những đóng góp mới của đề tài 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Nguồn gốc và phân loại của cây lạc 5
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới 6
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 6
1.2.2. Một số yếu tố hạn chế chính đến sản xuất lạc trên thế giới 8
1.2.3. Nghiên cứu và chọn tạo giống lạc trên thế giới 10
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam 11
1.3.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 11
1.3.2. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam 16
1.3.3. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam 17
1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lạc ở Bắc Giang 20
1.4.1. Tình hình sản xuất lạc ở Bắc Giang 20
1.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lạc ở Bắc Giang 21
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Vật liệu nghiên cứu 24

2.2. Nội dung nghiên cứu 25
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Bố trí thí nghiệm và điều kiện thí nghiệm 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.4.2. Một số tính chất đất trƣớc thí nghiệm 26
2.4.3. Các chỉ tiêu và Phƣơng pháp theo dõi 27
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Đặc điểm khí hậu vùng nghiên cứu 31
3.2. Đặc điểm sinh trƣởng của các giống lạc trong vụ xuân và thu-đông tại
Bắc Giang 32
3.2.1. Một số đặc tính sinh trƣởng phát triển của các giống lạc 32
3.2.2. Đặc điểm sinh trƣởng của các giống lạc 35
3.2.3. Mức độ nhiễm bệnh của các giống lạc thí nghiệm 38
và thu-đông tham gia thí nghiệm 39
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 39
3.3.1. Đặc điểm số lƣợng quả của các giống lạc 39
3.3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 41
3.4. So sánh năng suất của các giống lạc tham gia thí nghiệm 43
3.4.1. Năng suất sinh vật, năng suất quả lý thuyết, năng suất hạt lý thuyết
44
3.4.2. So sánh năng suất thực thu của các giống lạc với giống đối chứng. 46
3.4.3. Hiệu quả kinh tế của các giống lạc tham gia thí nghiệm 48
3.5. Một số đặc điểm của các giống lạc có triển vọng 49
3.5.1. Một số đặc điểm nông học của các giống thâm canh 49
3.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 50
3.5.3. Kết quả xây dựng mô hình nhân rộng các giống có triển vọng vụ
thu-đông năm 2009 tại Bắc Giang 51

3.5.3.1. Khả năng sinh trƣởng và tính chống chịu 53
3.5.3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 56
3.5.3.3. Hiệu quả kinh tế của 3 giống lạc trong vụ thu-đông 2009 59
3.5.3.4. Kế hoạch mở rộng mô hình trên đồng ruộng nông dân 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
A. Kết Luận 63
B. Kiến nghị 65
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ được viết tắt
Chữ viết tắt
Cục nông nghiệp quốc gia Mỹ
USDA
Khối lượng 100 hạt
KL.100hạt
Khối lượng 100 quả
KL.100quả
Năng suất hạt
NS hạt
Năng suất quả

NS quả
Phân chuồng
PC
Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc
FAO
Thời gian sinh trưởng
TGST
Tỉ lệ nhân
TLN
Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm đậu đỗ
TT đậu đỗ
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
VKHKTNNVN
Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng Nhiệt đới Bán
khô hạn
ICRISAT
Năng suất quả thực thu
SNTT
Năng suất quả lý thuyết
NSLT
Năng suất sinh vật
NSSV
Trung tâm giống cây trồng
TTGCT
Tổng sản phẩm quốc nội
GDP







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích năng suất, sản lượng lạc tỉnh Bắc Giang 2000 - 2008 21
Bảng 2.1. Kết quả phân tích đất khu vực nghiên cứu 27
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt và đốm lá ở lạc
(ICRISAT 1990) 30
Bảng 3.1. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi và năng lượng trung
bình năm 2008 - 2009 32
Bảng 3.2. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của các giống lạc thí nghiệm vụ
xuân và thu-đông năm 2008 - 2009 kể từ ngày gieo (ngày) 33
Bảng 3.3 . Đặc điểm sinh trưởng của các giống lạc thí nghiệm 36
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm bệnh hại ở các giống lạc trong vụ xuân và thu-đông
tham gia thí nghiệm 39
Bảng 3.5. Số hạt/quả của các giống lạc thí nghiệm vụ xuân và thu đông 40
Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất các giống lạc thí nghiệm vụ xuân và
thu-đông 42
Bảng 3.7. Năng suất sinh vật, năng suất quả lý thuyết và năng suất hạt lý
thuyết của các giống lạc thí nghiệm (tạ/ha) 44
Bảng 3.8. Năng suất thực thu của các giống lạc thí nghiệm trong vụ xuân và
thu-đông tại Bắc Giang 47
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các giống lạc 49
Bảng 3.10. Đặc điểm nông học của một số giống có triển vọng 50
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc
có triển vọng 50
Bảng 3.12. Diện tích, số hộ tham gia mô hình 51

Bảng 3.13. Khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của giống lạc L14, L23
và TB25 mô hình ở xã Hùng Sơn 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Bảng 3.14: Khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của giống L14, L23 và
TB25 mô hình ở xã Ngọc Sơn 55
Bảng 3.15. Khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của giống L14, L23 và
TB25 mô hình ở xã Lục Sơn 56
Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc mô hình tại xã
Hùng Sơn 57
Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc mô hình tại xã
Ngọc Sơn 57
Bảng 3.18. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc mô hình tại xã
Lục Sơn 58
Bảng 3.19. Hoạch toán kinh tế mô hình tại xã Hùng Sơn 60
Bảng 3.20. Hoạch toán kinh tế mô hình tại xã Ngọc Sơn 61
Bảng 3.21. Hoạch toán kinh tế mô hình tại xã Lục Sơn 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, nhờ sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch,
tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội
chủ nghĩa, bộ mặt đất nƣớc có nhiều thay đổi, GDP bình quân đầu ngƣời đạt
trên 1.000 USD/năm, nƣớc ta đã thoát khỏi nhóm các nƣớc nghèo trên thế
giới. Nền kinh tế đã và đang hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể, nhiều

sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu với khối lƣợng lớn mang lại nguồn lợi cho
đất nƣớc và cho ngƣời sản xuất. Từ một nƣớc thiếu lƣơng thực, hàng năm
phải nhập khẩu hàng nghìn tấn lƣơng thực, nay đã trở thành nƣớc đứng thứ 2
thế giới về xuất khẩu gạo. Do đó chúng ta có điều kiện để chú ý hơn vào phát
triển các cây trồng khác, trong đó có cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là
cây đậu đỗ, đáp ứng nhu cầu nội tiêu, phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Về giá trị kinh tế, cây lạc là một trong những cây lấy dầu quan trọng nhất
trên thế giới. Đối với Việt Nam, cây lạc đang đứng đầu trong số các cây công
nghiệp ngắn ngày tham gia vào thị trƣờng xuất khẩu, chính vì vậy lạc và đậu
tƣơng đang là một trong 10 chƣơng trình ƣu tiên phát triển của nhà nƣớc. Mỗi
năm nƣớc ta xuất khẩu khoảng 80-127 nghìn tấn lạc hạt, chiếm 30-50% tổng
sản lƣợng. Ngày nay, cây lạc đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất
nƣớc. Ở nhiều vùng sản xuất, lạc còn là nguồn thu nhập chính cho ngƣời
nông dân.
Những năm gần đây Bắc Giang mạnh dạn đƣa nhiều chủ trƣơng, biện
pháp và chính sách nhằm phát triển cây lạc, nên diện tích lạc đã đƣợc mở
rộng. Đánh gía sơ bộ năm 2008 [4] tổng diện tích lạc của tỉnh là 12,6 nghìn ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


đứng thứ nhất so với các tỉnh từ Ninh Bình trở ra, đứng thứ 5 so với cả cả
nƣớc sau Nghệ An 23,4 nghìn ha, Tây Ninh 21,8 nghìn ha, Hà Tĩnh 20,6
nghìn ha, Thanh Hoá 15,8 nghìn ha. Nhiều giống mới nhƣ: V79, MD7, L18
đã đƣợc đƣa vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lạc bình quân của tỉnh từ
11,95 tạ/ha (năm 2000) lên 20,05 tạ/ha (năm 2008). So với năng suất bình
quân của cả nƣớc là 20,9 tạ/ha thì năng suất lạc của Bắc Giang hiện nay tƣơng
đƣơng với cả nƣớc, thấp hơn so bình quân của một số tỉnh nhƣ: Nam Định
37,2 tạ/ha, Tây Ninh 33,9 tạ/ha, Long An 26,8 tạ/ha, Bình Định 25,4 tạ/ha,
Nghệ An 22,3 tạ/ha, Hà Tĩnh 21,7 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho năng suất lạc
của tỉnh còn thấp hơn so với các tỉnh là do nông dân trồng lạc thiếu vốn, chƣa

chú ý tới các biện pháp thâm canh nhƣ: sử dụng giống mới có năng suất cao,
thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng. Mặt khác, công tác nghiên cứu thử
nghiệm tìm ra bộ giống có năng suất, chất lƣợng tốt còn chậm, đôi khi còn do
tự phát của nhân dân. Hệ thống cung ứng giống lạc của tỉnh cũng chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức, nên tỷ trọng sử dụng giống mới còn thấp, giống mới lẫn
tạp nhiều. Các vùng trồng lạc trọng điểm của tỉnh còn thiếu hệ thống tƣới tiêu
chủ động, vì vậy năng suất thấp và không ổn định. Đất trồng lạc chủ yếu là
đất nghèo dinh dƣỡng, nông dân lại không có thói quen sử dụng phân bón hợp
lý, do vậy một số địa phƣơng đã đƣa giống mới vào sản xuất, nhƣng năng suất
vẫn chƣa cao, chƣa khai thác hết tiềm năng năng suất của giống mới.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu tính thích ứng và khả năng cho năng suất
của các giống lạc, chọn ra bộ giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng,
đồng thời xây dựng các mô hình khuyến cáo mở rộng các giống mới có triển
vọng vào sản xuất là một yêu cầu thiết thực đối với sản xuất. Do vậy chúng
tôi lựa chọn đề tài:''Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một
số giống lạc mới tại tỉnh Bắc Giang".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của một số
giống lạc có triển vọng, nhằm chọn ra các giống có năng suất cao, phù hợp
với điều kiện thực tế sản xuất, góp phần phát triển sản xuất lạc ở Bắc Giang.
Xây dựng mô hình khuyến cáo mở rộng các giống lạc mới có triển vọng
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ góp phần bổ xung cơ sở lý luận cho việc phát triển các giống
lạc mới ở vụ thu-đông và vụ xuân ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của

một số giống lạc mới ở vụ thu-đông, vụ xuân và các mô hình khuyến cáo mở
rộng các giống lạc có triển vọng sẽ là tài liệu cho các sinh viên, nhà nghiên
cứu tham khảo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá, lựa chọn và bổ xung đƣợc các giống lạc có khả năng sinh
trƣởng, phát triển tốt, cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sản xuất lạc ở
Bắc Giang.
Xây dựng mô hình các giống lạc có năng suất, chất lƣợng cao nhằm tăng
hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho nông dân.
Mở rộng diện tích lạc góp phần bảo vệ môi trƣờng đất. Cải tạo và nâng
cao độ phì cho đất bạc màu tỉnh Bắc Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Cây lạc (Arachis hypogaea L.).
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển và
năng suất của một số giống lạc mới ở vụ thu-đông và vụ xuân trong điều kiện
sinh thái tỉnh Bắc Giang. Xây dựng các mô hình đối với các giống có triển
vọng tốt.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Đối với khoa học: Cung cấp số liệu nghiên cứu về một số giống lạc trong
vụ xuân và vụ thu-đông trên địa bàn Bắc Giang.
Đối với sản xuất:
+ Xác định khả năng sinh trƣởng phát triển và tính ổn định về năng suất
của một số giống lạc trong điều kiện sinh thái ở Bắc Giang.
+ Lựa chọn giống lạc tốt, chất lƣợng bổ xung vào bộ giống lạc cho địa
phƣơng.
Đối với xã hội và đời sống: Góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng
thu nhập cho nông dân.






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại của cây lạc
Theo tài liệu của các nhà sử học, tự nhiên học, khảo cổ học và ngôn ngữ
học, ngƣời ta cho rằng lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đặc biệt trên những
vùng đảo Tây Ấn, Mêhicô, vùng biển Đông-Đông Bắc Braxin, trên những
vùng ấm áp thuộc lòng chảo Rio-plata (Achentina, Paragoay, Bôlivia, Cực
Tây Nam Braxin, Pêru). Sau đó phổ biến sang Châu Âu, tới vùng bờ biển
Châu Phi, Châu Á (Trung Quốc, Indônêxia, Ấn Độ), tới quần đảo Thái Bình
Dƣơng và cuối cùng tới vùng Đông Nam Hoa Kỳ. Nguồn gốc chính của loài
lạc trồng Arachis hypogaea ở nƣớc nào của Châu Mỹ cho tới nay vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau [5].
Lịch sử trồng lạc tại các nƣớc Nam Mỹ có từ khoảng 1500-1200 năm
trƣớc Công nguyên. Từ thế kỷ XV trở đi lạc đƣợc lan truyền sang các Châu
lục khác. Sau chuyến đi thứ nhất của Columbus cây lạc đƣợc đƣa vào Châu
Âu vào thế kỷ XVI và vào Châu Á khoảng thế kỷ XVII-XVIII.
Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam tới nay chƣa đƣợc xác minh rõ ràng. Sách
“Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn có mô tả nhận xét nhiều loại cây trồng
nông nghiệp ở nƣớc ta, nhƣng cũng không đề cập đến cây lạc. Nếu căn cứ vào
tên gọi mà xét đoán danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Hoa sinh” là ngƣời
Trung Quốc gọi là cây lạc. Nhƣ vậy cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào
nƣớc ta khoảng thế kỷ XVII, XVIII

Lạc thuộc loại cánh bƣớm (Fabaceae), chi Arachis. Từ lâu ngƣời ta chỉ
biết đến một loài của chi Arachis, đó là lạc trồng A. hypogaea do Line mô tả
từ năm 1753.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Dựa trên cấu trúc hình thái chia loài lạc trồng làm 2 nhóm lớn: nhóm
phân cành xen kẽ và nhóm phân cành liên tục ứng với nhóm Virginia và
nhóm Spanish, Valencia theo Gregory [27].
Theo thời gian sinh trƣởng lạc đƣợc phân làm 3 nhóm nhƣ sau:
Nhóm 1: Nhóm chín sớm từ 80-100 ngày
Nhóm 2: Nhóm chín trung bình từ 101-120 ngày
Nhóm 3: Nhóm chín muộn trên 120 ngày
Với điều kiện thời tiết và tập quán sản xuất nhƣ ở miền Bắc Việt Nam
(từ Thanh Hoá trở ra), để phù hợp cho việc bố trí cây trồng trong cơ cầu thời
vụ thì có thể chia ngƣỡng TGST ở các tỉnh phía Bắc chia làm 4 nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm chín cực sớm từ 90 - 100 ngày
Nhóm 2: Nhóm chín sớm từ 101 - 120 ngày
Nhóm 3: Nhóm chín trung bình từ: 121 - 140 ngày
Nhóm 4: Nhóm chín muộn từ trên 140 ngày
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Theo thống kê của FAO [34], USDA (2000 - 2005) [50] diện tích lạc
trên toàn thế giới trong 35 năm qua tăng 14,1%. Trong đó, diện tích khu vực
Đông Nam Á tăng 15,5%. Tây Á tăng 14,1%. Diện tích trung bình 6 năm trở
lại đây 2000 - 2005 trên thế giới là 22,415 triệu ha, tăng so với những năm 70
là 24,8%, so với những năm 90 là 8,7%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Năng suất lạc trung bình toàn thế giới tăng, song không đều ở các khu
vực, thậm chí nhiều nơi năng suất còn giảm. Khu vực Bắc Mỹ trong ba thập
kỷ 70, 80, 90 năng suất tăng không đáng kể từ 26,0 ta/ha lên 27,9 tạ/ha [32]
nhƣng những năm gần đây lại liên tục tăng, năm 2004 năng suất đạt 37,5 tạ/ha
(USDA-Agricultural statics, 2006) [50]. Nam Mỹ năng suất tăng từ 11,6 tạ
năm 1979 lên 16,7 tạ năm 1999 tăng 35,1%. Khu vực Đông Phi và Nam Phi
năng suất lạc bình quân giảm dƣới 10 tạ/ha từ 8,9 tạ/ha năm 1979 xuống còn
7,0 tạ/ha năm 1999 tƣơng ứng với giảm 25,2%. Tây Phi những năm 90 năng
suất lại tăng 30,6% so với những năm 70. Châu Á nhờ áp dụng các biện pháp
kỹ thuật trong việc chọn tạo, sử dụng giống mới nên năng suất lạc liên tục
tăng từ 9,1 tạ/ha năm 1979 lên 14,5tạ/ha năm 1999, khu vực Đông Nam Á
tăng từ 10,1 tạ/ha lên 13,0 tạ/ha (Florkowski W. J.,1994) [35]. Tây Nam Á có
năng suất lạc thấp nhất, song trong những thập kỷ gần đây năng suất lạc đã
tăng từ 7,9 tạ/ha năm 1979 lên 9,3 tạ/ha năm 1999 (Cesar. L. Revoredo,
Stanley M. Fletcher, 2002), (Florkowski W. J.,1994) [32], [35]. Các nƣớc
Châu Âu năng suất lạc tăng từ 16,1 tạ/ha năm 1979 lên 23,5 tạ năm 1999.
Sản lƣợng lạc trên thế giới luôn tăng, trung bình hàng năm thập kỷ 90 là
26,399 triệu tấn, tăng so với thập kỷ 70 là 58,01%. Tuy nhiên, sản lƣợng tăng
giảm ở các châu lục lại khác nhau. Châu Mỹ sản lƣợng giảm 4,9%, Châu phi
tăng 4,6%. Châu Á tăng mạnh nhất 104,69% từ 9,548 lên 19,543 triệu
tấn/năm, điển hình nhƣ khu vực Đông Nam Á những năm 90 tăng gần 300%
so với những năm 70 (Cesar. L. Revoredo, Stanley M. Fletcher, 2002),
(Florkowski W. J.,1994) [32], [35]. Sản lƣợng lạc trung bình của thế giới
trong 6 năm gần đây (2000 - 2005) là 32,261 triệu tấn/năm tăng so với nhƣng
năm 70 là 93,1%, tăng so với năm 90 là 23,5% (USDA-Agricultural statics,
2006) [50].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Ấn độ là nƣớc có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, song lạc chủ yếu

đƣợc trồng ở những vùng khô hạn, năng suất lạc thấp so với năng suất trung
bình của thế giới (theo Florkowski W. j (1994), Cesar. L. R., Stanley M. F.
(2002) [32], [35]. Diện tích lạc trung bình những năm 70 là 7,159 triệu ha,
năng suất 8,1tạ/ha. Theo thống kê của FAO, USDA (2000 - 2005) [34] diện
tích lạc trung bình của Ấn Độ là 8 triệu ha, năng suất trung bình 8,6 tạ/ha so
với những năm 90 giảm 8,5%. Trung Quốc diện tích lạc trong những năm 60
là 1,919 triệu ha năng suất 11,4 tạ/ha và tăng liên tục, năm 1980 diện tích lạc
của Trung Quốc là 2,647 triệu ha năng suất trung bình 17,6 tạ/ha [34], [35].
Theo USDA (2000-2005) [50] những năm gần đây trung bình diện tích trồng
lạc hàng năm của Trung Quốc là 5,035 triệu ha, chiếm 20% tổng diện tích lạc
toàn thế giới. Năng suất trung bình là 28,2 tạ/ha. Mỹ là nƣớc có diện tích lạc
và năng suất ổn định, năm 2000 - 2004 diện tích là 0,578 triệu ha, năng suất
trung bình 31,7 tạ/ha. Tiếp đến là Nigiêria năm 2000 - 2004 diện tích lạc từ
1,22 - 1,23 triệu ha, năng suất đạt 8,6 tạ/ha. Inđônêsia năm 2004 diện tích lạc
là 0,7 triệu ha, năng suất trung bình 15,9 tạ/ha. Ngoài các nƣớc trên lạc còn
đƣợc trồng một diện tích lớn lở Sênêgan, Bu Ma, Su Đăng, Bu Ki Na, Hàn
Quốc, Achentina.
1.2.2. Một số yếu tố hạn chế chính đến sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây trồng có tiềm năng cho năng suất rất cao, tuy nhiên nhiều nơi
con ngƣời chƣa chú ý khai thác đƣợc tiềm năng này. Vì vậy diện tích trồng
lạc của nhiều nƣớc giảm do năng suất lạc thấp, kém hiệu quả kinh tế. Để giải
quyết vấn đề này, việc xác định các yếu tố hạn chế đến sản xuất lạc là cần
thiết.
Yếu tố kinh tế xã hội: Theo Willam M. J., Dillon J. L (1987) [52] yếu tố
quan trọng nhất hạn chế năng suất của đậu đỗ là thiếu sự chú ý ƣu tiên phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


triển của nhà nƣớc và nông dân, mà chủ yếu coi trọng phát triển cây lƣơng
thực, nhiều nƣớc nghèo không có cơ hội tiếp cận với các giống lạc mới và tiến

bộ mới trong kỹ thuật trồng lạc.
Yếu tố phi sinh học, đất chua, nghèo dinh dƣỡng khô hạn là yếu tố chính
hạn chế đến năng suất của cây lạc theo Reid và Cox (1973) [47] lạc trồng trên
đất có pH <5 năng suất thấp. Theo Sekhon (1982) đất cát, và đất li mông cát
thiếu Zn dẫn đến số hoa, tia quả và cành quả giảm, sinh trƣởng của rễ và thân
cây chậm, thiếu Bo lạc cho quả không có hạt [8]. Maccio và cộng sự (2002)
[40] cho rằng đất thiếu Ca, đất chua là yếu tố ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng
và xâm nhập của vi khuẩn nốt sần cộng sinh với cây lạc, từ đó hạn chế sự cố
định đạm sinh học của cây lạc. Murata (2002) [43] sự mất cân đối các chất
dinh dƣỡng ở trong đất là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất lạc thấp.
Ánh sáng và nhiệt độ: Lạc là cây mẫn cảm với nhiệt độ và cƣờng độ ánh
sáng ngày ngắn. Cƣờng độ ánh sáng thấp vào thời kỳ ra hoa làm cho lạc sinh
trƣởng chậm, cành sinh sản bị ức chế, hoa rụng, thời kỳ đam tia, hình thành
quả, làm cho số lƣợng tia và quả giảm (Hudge và Mc Cloud 1974 [38]. Nhiệt
độ là yếu tố hạn chế, làm quả lạc chậm hay ngừng phát triển dẫn đến năng
suất lạc thấp, đã đƣợc các tác giả nhƣ Leong S. K., Ong C. K., 1983 [39],
Moreshet 1996 [42] Awal M. A. và Ikeda T., 2002 [30] khẳng định qua các
kết quả nghiên cứu của mình. Theo các tác giả để khắc phục yếu tố hạn chế về
ánh sáng và nhiệt độ, cần phải bố trí trồng lạc đúng thời vụ, sao cho thời kỳ
mẫn cảm tránh đƣợc nhiệt độ thấp và ánh sáng ngày ngắn, đảm bảo cho lạc
sinh trƣởng tốt nhất.
Yếu tố giống: Hiện nay các nƣớc vẫn chƣa tìm ra đƣợc các giống lạc có
năng suất cao chống chịu đƣợc sâu bệnh vì vậy hàng năm các nƣớc trên thế
giới thiệt hại một lƣợng lớn về năng suất của lạc nhƣ: Ấn độ năm 1987 sâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


bệnh hại thiệt hại tới 150 triệu đô la, Nêgiêria năm 1975 thiệt hại 250 triệu đô
la [8]. Trung Quốc những năm 70 do chƣa có giống tốt, kháng bệnh nên năng
suất lạc chỉ đạt 11,0 - 12,0 tạ/ha. Từ đầu thập kỷ 90 đến nay nhờ có công tác

chọn tạo giống và kết hợp với các biện pháp nâng có năng suất lạc đã đạt tới
30,1 tạ/ha năm 2005 [50].
1.2.3. Nghiên cứu và chọn tạo giống lạc trên thế giới
Để khắc phục các yếu tố hạn chế, nâng cao năng suất, sản lƣợng lạc trên
thế giới trong những thập kỷ qua, nhiều công trình nghiên cứu về chọn tạo các
giống mới và các biện pháp kỹ thuật trồng lạc đã đƣợc thực hiện và đạt đƣợc
kết quả tốt.
Công tác thu thập và chọn tạo các giống lạc: Các giống lạc đã đƣợc
nhiều nƣớc và các tổ chức quốc tế thu thập, bảo tồn nguồn gen và để đánh giá
năng suất chất lƣợng giống, qua đó chọn tạo ra đƣợc các giống mới có khả
năng kháng đƣợc sâu bệnh và cho năng suất cao nhƣ: Ở Mỹ thu thập đƣợc
29.000 lƣợt mẫu giống (Banks, 1976) [31], Australia đã thu thập đƣợc 6.290
lƣợt giống (Arora R. K., 1989) [29]. ICRISAT là cơ sở nghiên cứu lớn nhất về
cây lạc, tại đây các nhà khoa học đã thu thập đƣợc 13.915 lƣợt mẫu giống lạc
từ 89 nƣớc khác nhau trên thế giới. Đồng thời thu thập đƣợc 301 lƣợt mẫu
giống lạc thuộc 35 loài dại của chi Arachis, đây là nguồn gen có giá trị trong
công tác cải tiến giống theo hƣớng chống bệnh và chịu đƣợc môi trƣờng đất
bất lợi. Cùng với thu thập đánh giá các giống lạc ICRISAT đã cung cấp
107.710 lƣợt mẫu giống lạc cho nhiều nƣớc để làm nguyên liệu nghiên cứu
chọn tạo giống mới (Mengesha,1993) [41]. Nhờ vậy mà ICRISAT đã chọn tạo
ra đƣợc nhiều giống mới có năng suất cao nhƣ: ICGV-SM 83005 [45], ICGV
89214, ICGV 91098, ICGV 88438, [37]; các giống lạc chín sớm ICGV 86015
[46], ICGV 86062, ICGS (E) [28]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Nhờ nguồn vật liệu của ICRISAT, các nƣớc đã tuyển chọn đƣợc các
giống lạc phù hợp với điều kiện khí hậu của nƣớc mình kháng đƣợc sâu bệnh
hại cho năng suất cao nhƣ: Ấn Độ đã tạo đƣợc giống lạc ICGV 86014
(Sudhakar, 1995) [48], ICGV 86143 cho năng suất đạt 20 tạ/ha, khối lƣợng

100 hạt đạt 56g, hàm lƣợng dầu đạt 469g/kg hạt, protêin đạt 250g/kg hạt
(Upadhyaya và cộng sự, 1997) [49]
Theo Duan Shufen (1998) [33] tính đến năm 1991 Trung Quốc đã tạo ra
đƣợc hơn 200 giống lạc có năng suất cao, trong đó có 50 giống đƣợc trồng
phổ biến nhƣ giống Fushuasheng và Baisha 106 là hai giống chín sớm có
năng suất cao đạt 10,33 tạ/ha
Mỹ là nƣớc luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống và đã tạo ra
đƣợc nhiều giống có năng suất cao phẩm chất tốt, kháng đƣợc sâu bệnh nhƣ
giống Florigant năng suất trung bình đạt 56,0 - 88,0 tạ/ha (Florkowski W.
J.,1994) [35].
Ngoài ra các nƣớc nƣớc có trồng lạc cũng đã tạo ra đƣợc nhiều giống lạc
có năng suất cao nhƣ Hàn Quốc chọn tạo đƣợc giống lạc ICGS35 có năng
suất trung bình là 56,0 tạ/ha (Nig và cs 1994) [44]. Pakistan đã chọn đƣợc
giống lạc thuộc nhóm chín sớm và có khả năng thích ứng tốt nhƣ BG1, BG2,
BG3
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất nên năng suất, sản lƣợng lúa không ngừng tăng, không chỉ đáp
ứng nhu cầu lƣơng thực trong nƣớc mà còn phục vụ xuất khẩu. Do đã cơ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


giải quyết đƣợc vấn đề an ninh lƣơng thực nên các địa phƣơng có điều kiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt là những diện tích lúa khó khăn, năng
xuất thấp và bấp bênh sang trồng các loại cây rau, mầu, cây công nghiệp có
giá trị kinh tế hơn. Trong đó, cây lạc nhờ ƣu thế về khả năng thích nghi rộng,
yêu cầu kỹ thuật canh tác và đầu tƣ không quá cao, giá trị thu đƣợc và thị
trƣờng khá ổn định, có nhiều giống lạc có tiềm năng xuất cao nên đã có một
vai trò quan trọng trong định hƣớng phát triển sản xuất hàng hoá ở các vùng

sản xuất và là cây trồng đƣợc chọn thay thế một phần diện tích lúa năng suất
thấp không ổn định.
Ở Việt Nam, năm 1932 chỉ có 3.8000 ha. Đến năm 1960, ở các tỉnh miền
Bắc diện tích trống lạc tăng nhanh, sau giải phóng 1954 đạt từ 25.000 -
30.000ha.
Sản xuất lạc đƣợc phân bố trên tất cả các vùng sinh thái nông nghệp của
Việt Nam, diện tích lạc chiếm khoảng 28% tổng diện tích gieo trồng các cây
công nghiệp ngắn ngày (Nguyễn Thị Chinh, 2005)[1] và do xu hƣớng tăng
trong giai đoạn 2000- 2008. Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2008 diện tích
lạc trên toàn quốc là 256.000 ha sản lƣợng 533.800 tấn với năng suất trung
bình 20,9 tấn/ha (Vietnam's Statistical Office, 2007-2008)[51]. Phân bố ở 8
vùng sinh thái khác nhau
Vùng đồng bằng Sông Hồng: Lạc đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh: Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Hƣng Yên,
Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình với diện tích 34,5.000 ha chiếm
13,48% diện tích trồng lạc của cả nƣớc với sản lƣợng đạt 82,5.000 tấn chiếm
15,46% sản lƣợng lạc toàn quốc đạt 23,9 tấn/ha. Cao hơn năng suất bình quân
cả nƣớc 14,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Vùng Đông Bắc: Lạc đƣợc trồng tập trung ở các tỉnh: Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai,
Yên Bái, Lạng Sơn với diện tích trồng 41.600 ha chiếm 16,25% diện tích
trồng lạc của cả nƣớc. Đạt sản lƣợng 73,3.000 tấn chiếm 13,73% sản lƣợng
lạc toàn quốc, đạt 17,6 tấn/ha, thấp hơn năng suất bình quân toàn quốc 15,8%.
Vùng Tây Bắc: Bao gồm các tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu với diện tích trồng lạc 7.700 ha, chiếm 3,1% diện tích trồng lạc của cả
nƣớc với sản lƣợng đạt 13,4.000 tấn, năng suất 17,4 tấn/ha, chiếm 2,51% sản
lƣợng lạc toàn quốc và thấp hơn năng suất trung bình toàn quốc 16,7%.

Vùng Bắc Trung Bộ: Đây là vùng trồng lạc lớn nhất cả nƣớc tâp trung
chủ yếu ở 3 tỉnh : Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, với diện tích trồng 73.700
ha, chiếm 28,79% diện tích trồng lạc của cả nƣớc. Sản lƣợng đạt 146.500 tấn
với năng suất bình quân là 19,9 tạ/ha, chiếm 17,44% sản lƣợng lạc toàn quốc,
thấp hơn năng suất bình quân cả nƣớc là 4,8%.
Vùng Duyên Hải Trung Bộ: Diện tích lạc đƣợc trồng là 27.300 ha, chiếm
10,66% diện tích trồng lạc cả nƣớc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng với sản lƣợng là 51.300 tấn với
năng suất bình quân là 18,8 tạ/ha, chiếm 9,61% sản lƣợng lạc toàn quốc, thấp
hơn năng suất trung bình toàn quốc là 10%.
Vùng Tây Nguyên: Diện tích trồng 19,900 ha, chiếm 7,77%, tập trung ở
các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai. Sản lƣợng là 32,200 tấn với năng
suất bình quân là 16,2 tấn/ha, chiếm 6,03% sản lƣợng lạc toàn quốc, thấp hơn
năng suất toàn quốc tới 22,5%.
Vùng Đông Nam bộ, diện tích 35.900 ha, chiếm 14,02%, tập trung ở các
tỉnh Tây Ninh, Binh Thuận, Bình Phƣớc Sản lƣợng đạt 91.300 tấn chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17,10 sản lƣợng lạc toàn quốc với năng suất bình quân là 25,4 tạ/ha, cao hơn
năng suất bình quân cả nƣớc là 21,5%.
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long: Diện tích trồng 13.900 ha, chiếm
5,43% tập trung chủ yếu ở các tỉnh Long An và Trà Vinh với sản lƣợng đạt
43.300 tấn chiếm 8,11% với năng suất trung bình là 31,2 tạ/ha, cao hơn năng
suất trung bình toàn quốc 49,3%.
Nghệ An là các tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nƣớc (23.400ha),
tiếp đến là Tây Ninh (21.800 ha) và Hà Tĩnh (20.600 ha), Thanh Hoá (15.600
ha).
Diện tích trồng lạc của Việt Nam liên tục tăng năm 2000 diện tích trồng
lạc là 244.900 ha nhƣng đến năm 2008 diện tích đã tăng lên 256.000ha.

Tuy chƣa phải là nƣớc có năng suất lạc cao trong số các nƣớc trồng lạc
trên thế giới, nhƣng năng suất lạc của nƣớc ta luôn cao bằng và cao hơn năng
suất trung bình của toàn thế giới. Trong những năm gần đây, do thị trƣờng
tiêu thụ khá ổn định, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lạc
nhƣ: Giống mới , kỹ thuật canh tác tiên tiến đƣợc triển khai áp dụng rộng rãi,
điều kiện phục vụ sản xuất nhƣ tƣới tiêu đƣợc cải thiện, đầu tƣ thâm canh
trong sản xuất đƣợc chú trọng, nên năng suất lạc của nƣớc ta không ngừng
đƣợc cảo thịện và nâng cao, năm 2000 sản lƣợng lạc chỉ đạt 355.300 tấn
nhƣng đến năm 2008 là 533.800 tấn.
Tỉnh có sản lƣợng lạc cao nhất là Tây Ninh (73.900 tấn) tiếp đến là Nghệ
An (52.100 tấn), Hà Tĩnh (44.600 tấn), Thanh Hoá (28.800 tấn)
Theo theo Đƣờng Hồng Dật (2007)[5] diện tích và năng suất lạc trong
những năm 1960 - 1974 là năm 1960 diện tích lạc miền Bắc là 41.400 ha,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


năng suất đạt 9,4 tạ/ha, các tỉnh phía Nam 28.440 ha, năng suất 8,61 ta/ha.
Nhƣng đến năm 1974 diện tích lạc miền Bắc là 37.260ha, năng suất đạt 8,59
tạ/ha, miền Nam là 39.200 ha với năng suất 11,30 tạ/ha.
Những năm gần đây, nhà nƣớc ta có chủ trƣơng phát triển mạnh cây lạc,
cho nên diện tích trồng lạc tăng lên đáng kể. Năm 2008, diện tích trồng lạc
của cả nƣớc đạt 256.000 ha, Năng suất lạc cũng tăng nhiều đạt 20,09 tạ/ha,
với sản lƣợng đạt 533.800 tấn.
Cho đến nay, diện tích trồng lạc ở nƣớc ta vẫn khá phân tán, diện tích
manh mún, rải rác ở các hộ, cho nên sản lƣợng lạc không có điều kiện tập
trung thành khối lƣợng hàng hoá lớn, chất lƣợng không đồng đều. Ở một số
địa phƣơng đã hình thành một vài vùng trồng lạc tập trung nhƣ Diễn châu
(Nghệ An), Hậu Lộc (Thanh Hoá), Hiệp Hoà, Lục Nam (Bắc Giang). Trong
cả nƣớc chỉ có khoảng 5 - 6 tỉnh có diện tích trồng lạc trên 10.000 ha.
Theo Vietnam's Statistical Office (2007-2008)[51] sản lƣợng lạc Việt

Nam đƣợc chia theo hai miền, miền Bắc và miền Nam, với 8 vùng trồng lạc
chính.
Miền Bắc có diện tích là 157.500 ha, năng suất trung bình 20 tạ/ha
(2008), gồm các vùng: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng diện tích là 34.500 ha, năng
suất cao nhất 24 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình cả nƣớc là 14,8%; vùng
Bắc Trung bộ có diện tích lạc là 73.700ha, năng suất trung bình là 20 tạ/ha;
vùng Tây Bắc, diện tích là 7.700ha, năng suất là 17,0tạ/ha, thấp hơn năng suất
trung bình cả nƣớc là 18,7%.
Miền Nam diện tích trồng lạc là 98.500 ha, năng suất trung bình là 22,5
tạ/ha (2008), gồm các vùng: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
trồng lạc là 13.900 ha, năng suất cao nhất là 31,1 tạ/ha, cao hơn năng suất
trung bình cả nƣớc là 49,0%; vùng Đông Nam bộ có diện tích trồng lạc là
35.900ha, năng suất đạt khá cao 25,0 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình cả
nƣớc 21,7%; Tây nguyên là vùng có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 16,2 tạ/ha,
thấp hơn năng suất trung bình cả nƣớc là 22,6%.
Một số tỉnh ở miền Bắc có năng suất lạc khá cao nhƣ Nam Định đạt
38,0tạ/ha, Hƣng Yên đạt 28,0 tạ/ha. Điển hình trên diện tích hàng chục ha,
nhiều địa phƣơng nhƣ Hà Tây [17], Bắc Giang [18], Bắc Ninh [19], Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Tĩnh, Nghệ An [14], sử dụng giống mới, kỹ thuật
mới, năng suất lạc đạt tới 35,0 - 45,0 tạ/ha.
1.3.2. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam
Cũng nhƣ các nƣớc thế giới, các yếu tố hạn chế đến sản xuất lạc Việt
Nam bao gồm các nhóm yếu tố: Kinh tế xã hội, sinh học và phi sinh học.
Yếu tố kinh tế - xã hội hạn chế đến sản xuất lạc là thiếu sự quan tâm của
Nhà nƣớc và lãnh đạo các địa phƣơng. Hoạt động của các hợp tác xã trong

sản xuất lạc kém hiệu quả, kết cấu hạ tầng nông thôn thấp kém, đặc biệt là hệ
thống tƣới tiêu. Mạng lƣới cung ứng giống lạc thiếu và không đảm bảo nhu
cầu, độ tin cậy chất lƣợng giống, có 75 – 80% số hộ ở các tỉnh vùng xuôi
thiếu vốn để trồng lạc, nên diện tích lạc trồng manh mún, hoặc không có điều
kiện đầu tƣ thâm canh.
Yếu tố phi sinh học: Việt Nam có tới 46,6% diện tích đang trồng cây họ
đậu là không thích hợp đối với cây đậu đỗ, có trên 70% diện tích trồng lạc
nhờ nƣớc trời , lƣợng mƣa lớn và phân bố không đều là yếu tố hạn chế lớn đối
với sản xuất lạc. Đất khô và nhiệt độ thấp ở đầu vụ xuân, trong vụ thu, đầu vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


thu-đông đều là những yếu tố hạn chế đến năng suất lạc ở miền Bắc Việt
Nam.
Yếu tố sinh học: hạn chế sinh học quan trọng nhất đới với sản xuất lạc ở
Việt Nam là thiếu giống chịu thâm canh, năng suất cao, có khả năng kháng
sâu bệnh hại và thích ứng cho từng vùng sinh thái.
1.3.3. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam
Để phục vụ công tác chọn tạo giống lạc, việc thu thập, bảo quản nguồn
gen lạc ở Việt Nam đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu kêt quả
nghiên cứu đã tạo ra đƣợc nhiều giống lạc nhƣ:
Các giống đƣợc chọn tạo bằng con đƣờng lai hữu tính: Giống lạc Sen lai
75/23 đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai giữa Trạm Xuyên và Mộc Châu trắng, có
khối lƣợng 100hạt là 50-55g, năng suất trung bình 28tạ/ha (Nguyễn Thị
Chinh, 2005)[1]. Giống L12 đƣợc chọn từ tổ hợp lai giữa V79 và ICGV
87157 có năng suất trung bình là 30tạ/ha, chịu đƣợc hạn tốt, kháng một số
bệnh nhƣ đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt, khối lƣợng 100 hạt 50 - 60g (Nguyễn
Văn Thắng và cs, 2005)[21]. Giống VD2 đƣợc tạo từ tổ hợp lai Lỳ Đức Hoà
với USA54 chín sớm, năng suất trung bình đạt 30 tạ/ha, khối lƣợng 100 hạt
46 - 48 g, tỉ lệ nhân cao 78 - 80% thích hợp cho các tỉnh phía Nam. (Nguyễn

Thị Chinh, 2005) [1].
Các giống đƣợc chọn tạo từ gây đột biến có: Giống V79 có năng suất
trung bình 25 tạ/ha, có khối lƣợng 100 hạt 48 - 52 g, chịu hạn khá, song dễ
mẫn cảm với các bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn (Lê Song Dự,
1995)[6]. Giống 4329 đƣợc chọn tạo từ xử lý đột biến trên giống Hoa17 bằng
tia 5000r, chín trung bình, có năng suất trung bình 25 tạ/ha, khối lƣợng 100

×