Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho MC donalds tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.34 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHÓM
Môn: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Giảng viên: Phạm Ngọc Quý

Chuyên đề:

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO MCDONALD’S TẠI VIỆT NAM
NHÓM 17 - Lớp D13_MAR01


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

DANH SÁCH NHÓM
STT

Họ tên

MSSV

Lớp

1

Cao Minh Khoa

DH71300517 D13_MAR01


2

Nguyễn Thị Mỹ Linh

DH71300621 D13_MAR01

3

Trần Thị Phương Trâm DH71301360 D13_MAR01

4

Phạm Nguyễn Việt
Thanh

DH71301227 D13_MAR01

5

Đào Kim Yến

DH71301612 D13_MAR01

6

Nguyễn Xuân Phương
Anh

DH71300097 D13_MAR01


Công việc
Phân chia công việc,
tổng hợp tài liệu, chỉnh
sửa tài liệu
Tìm tài liệu, chỉnh sửa
tài liệu
Tìm tài liệu, chỉnh sửa
tài liệu
Chuẩn bị tài liệu thuyết
trình
Tìm tài liệu, chỉnh sửa
tài liệu
Tìm tài liệu, chỉnh sửa
tài liệu

Đánh giá
đóng góp
100%

Kí tên

Ghi chú
Nhóm
trưởng

100%
100%
100%
100%
100%


2


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

MỤC LỤC

3


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO MCDONALD’S TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

I.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ray Kroc ông chủ của McDonald’s

trước đây là một người bán hàng, chuyên
cung cấp sữa lắc cho một cửa hàng thức ăn
phục vụ lái xe và khách hàng qua đường
của hai anh em Dick và Mac McDonald.
Kroc ước tính rằng hằng tháng cửa hàng
này bán được trên 2,000 hộp sữa lắc và từ
đó, ông tò mò muốn biết nhiều hơn lí do tại
sao công việc kinh doanh của hai anh em

nhà McDonald lại thành công đến thế. Ray
Kroc quyết định đến thăm cửa hàng của
anh em nhà McDonald và nhận thấy đây là
một mô hình kinh doanh đặc biệt. Khách
hàng chọn đồ với một menu được ấn định
sẵn rất đơn giản. Quy trình làm bánh được
sắp xếp một cách rất khoa học khiến tốc độ hoàn thành món ăn cực nhanh. Khách hàng lựa
chọn món ăn, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và cũng nhận đồ ăn luôn tại đó. Chứng kiến
lượng khách hàng khủng của McDonald’s, Ray Kroc lập tức mường tượng ra một viễn cảnh
khi phát triển McDonald’s ra toàn bộ các thành phố lớn trên toàn nước Mỹ Kroc quyết định
tham gia vào mô hình kinh doanh của anh em nhà McDoanald’s. Anh em nhà McDonald đã
đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền quán ăn này rằng hai anh em nhà
vẫn sẽ được hưởng 1% doanh số bán hàng từ các cửa hàng. Vào ngày 15 tháng 4 năm
1955,Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines,
ngoại ô phía bắc Chicago.
Khi đó Ray Kroc đã 52 tuổi và kiếm được nhiền tiền nhưng khát vọng xây dựng nên
một đế chế đồ ăn nhanh đang sôi sục khiến ông cảm thấy mình tràn trề sinh khí. Với tốc độ
phát triển cực nhanh cửa hàng McDonald’s thứ 100 đã được khai trương 4 năm sau đó. Việc
phát triển chuỗi McDonald’s thành công rực rỡ, vượt quá sức tưởng tượng khiến anh em nhà

4


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
McDonald sợ hãi, muốn dừng lại. Năm 1961, Ray Kroc đã quyết định vay mượn và mua lại
toàn bộ chuỗi McDonald’s với giá 2,7 triệu USD.
Không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ, chuỗi cửa hàng McDonald’s còn nhanh chóng
lan rộng ra những thị trường quốc tế khác như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Cho đến nay,
McDonald’s đã có khoảng 31.000 nhà hàng tại 119 quốc gia.


II.

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Trong quá trình phát

triển,

Ray

Kroc

đã

đưa

McDonald’s trở thành một
trong những thương hiệu đáng
giá

bậc

nhất

toàn

cầu.

McDonald’s đã định vị bản
thân là nhà hàng kinh doanh
thức ăn nhanh với chi phí

thấp, thân thiện với gia đình.
Trong những năm gần đây,
McDonald’s có xu hướng mở
rộng phạm vi của mình để thu hút khách hàng hơn. Ngoài ra, công ty đang tập trung vào việc
cắt giảm thời gian giao hàng và cắt giảm chi phí thức ăn thông qua các thiết bị hiện đại nhất
và công nghệ tiên tiến nhất. Nhiều nhà hàng McDonald’s có hai hệ thống drive-thru để giảm
thời gian chờ đợi và để tăng lượng khách hàng phục vụ.
Đứng trước những thương hiệu mới nổi thông minh và hiếu thắng, người khổng lồ
McDonald’s vẫn không sụp đổ và tiếp tục dẫn đầu. Tận dụng sức mạnh và lợi thế của mình,
McDonald’s đã đối đầu với từng đối thủ một cách hiệu quả. McDonald’s khi mới thành lập,
khách hàng mục tiêu đầu tiên của họ là trẻ em, nhưng theo những nghiên cứu gần đây đã cho
thấy rằng, người lớn tiêu thụ nhiều hamburger hơn so với trẻ em. Vì vậy, McDonald’s đã
thêm vào hai nhóm khách hàng mục tiêu mới cho mình là thanh thiếu niên và người lớn.
McDonald’s đã từng bước định vị cho mình trở thành “ông chủ” của công nghệ thức ăn
nhanh thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn còn lại cho ngành công nghiệp này

5


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

III.

MÔ HÌNH NHƯỢNG QUYỀN CỦA MCDONALD’S
Trong khi các công ty tập trung kiếm tiền bằng cách bán độc quyền sản phẩm trên

toàn lãnh thổ sau đó bán sản phẩm đầu vào trực tiếp tới các cửa hàng thuê thương mại hoặc
yêu cầu bên đi thuê quyền thương mại phải nộp một khoản tiền lớn, thì Ray Kroc có chiến
lược ngược lại. Năm 1955, Ray Kroc nhận ra rằng chìa khóa để thành công là nhanh chóng
mở rộng kinh doanh. Cách tốt nhất để đạt được là thông qua hình thức nhượng quyền thương

mại. Ngày nay, hơn 70 % cửa hàng McDonald’s được điều hành theo phương thức này. Hiện
nay, tập đoàn đã có trên 1.200 nhà hàng cùng với hơn 70.000 nhân công, trong đó có 36 %
được quản lý bằng hình thức nhượng quyền.
Thay vì kiếm tiền bằng cách yêu cầu nộp lệ phí nhượng quyền thương mại cao hay
bán sản phẩm đầu vào, Harry J.Sonneborn - đối tác kinh doanh của Kroc đã vạch ra một
chiến lược khéo léo nhằm đảm bảo thành công tài chính cho McDonald’s và sự kiểm soát lớn
hơn đối với các đại diện. Đó là biến Tập đoàn trở thành "chủ đất" của hầu hết tất cả các nhà
hàng sử dụng thương hiệu này trên đất Mỹ. Tập đoàn McDonald’s đã tạo cho mô hình
nhượng quyền của mình một bước tiến mới với việc kết hợp việc cho thuê cửa hàng vào hợp
đồng nhượng quyền. Việc kết hợp này được xem như một hình thức thu lợi gián tiếp từ
thương hiệu. Dựa trên đó, công ty sẽ mua mảnh đất mà một nhà hàng được nhượng quyền
theo kế hoạch được xây dựng tại đó. Sau đó sẽ cho người chủ nhà hàng nhượng quyền thuê
mảnh đất đó trong một thời gian nhượng quyền nhất định. Tuy nhiên, tiền thuê hàng tháng sẽ
được tính dựa trên doanh thu. Và khi hết thới hạn nhượng quyền chính thương hiệu của
McDonald’s đã làm cho giá trị của lô đất đó tăng lên nhiều lần và đó là một trong những yếu
tố gián tiếp tạo thêm lợi thế cho chính lô đất, và tương ứng là một khoản lợi nhuận gia tăng
thêm cho lô đất được tạo ra từ nhượng quyền.
Hoạt động cho thuê nhà đất này mang lợi nhuận nhiều đến mức đã có một công ty
riêng (Franchise Realty Corporation) được lập lên chỉ để phục vụ cho việc quản lý các hoạt
động này của McDonald’s.

IV.

MÔ HÌNH MCDONALD’S TẠI VIỆT NAM
Dù ở Việt Nam mô hình kinh doanh nhượng quyền không mấy thông dụng nhưng với

McDonald’s điều đó không thể ngăn cản thương hiệu sang giá này có mặt tại Việt Nam. Ngày
08/02/2014, nhà hàng McDonald’s đầu tiên ở Việt Nam được khai trương tại cửa ngõ phía
Đông của thành phố Hồ Chí Minh. Người nhận nhượng quyền thương hiệu này tại Việt Nam


6


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
là doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng, người thường được biết tới chủ yếu với vai trò Tổng giám
đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (IDG Ventures) trị giá hơn 100 triệu USD.
Có thể nói, hiện phí nhượng quyền của McDonald's được coi là khủng nhất. Tổng
cộng tổng vốn đầu tư (phí chuyển nhượng, thuê mặt bằng, thiết bị, trang trí nội thất) cho mỗi
cửa hàng McDonald's có thể vào khoảng 200.000 - 2,2 triệu USD. Mặt khác việc McDonald’s
có mặt tại việc Nam đã mở ra một cuộc chiến giữa các “ông lớn” đang chiếm giữ thị trường
thức ăn nhanh Việt Nam như KFC, Lotteria với McDonald’s.
Hiện nay, McDonald’s đã có 8 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của
McDonald’s khi vào Việt Nam là thiết lập một chuẩn mực mới cho ngành công nghiệp nhà
hàng phục vụ thức ăn nhanh tại đây, đồng thời mang đến cho khách hàng những trải nghiệm
độc nhất chỉ có tại chuỗi nhà hàng của McDonald’s.

7


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

I.

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1. Môi trường kinh tế
Xét trên tổng quy mô kinh tế, thì Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về tăng GDP bình
quân đầu người trong 10 năm qua. Các số liệu GDP bình quân đầu người không phản ánh
hoàn toàn chính xác mức sống của người dân, do các số liệu GDP thường chênh lệch với

GNP, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, lợi nhuận được tính vào GDP của
nước này có thể được tính vào GNP của nước khác, và các nguyên nhân khác. Cụ thể theo
thống kê của WB, thì GDP năm 2014 là 186,2 tỷ USD, trong khi GNI là 172,9 tỷ USD nghĩa
là tiền của người Việt Nam kiếm được ở nước ngoài ít hơn tiền của người nước ngoài kiếm
được ở Việt Nam, cũng có nghĩa là phần tiền kiếm được ở VN (GDP) nhưng người nước
ngoài tiêu hộ cao hơn ở chiều ngược lại.
2. Môi trường chính trị, pháp luật
Chính sách bảo vệ người tiêu dùng
Chính phủ luôn có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng thông qua luật pháp, hoặc cho
phép thành lập các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Trong diều kiện đó, các doanh nghiệp
phải điều chỉnh các hoạt động Marketing sao cho đáp ứng được quyền lợi của người tiêu
dùng.
Môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến
tranh là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Sau sự kiện khủng bố
tại Trung tâm thương mại Mỹ ngày 11/09/ 2001 và nhiều vụ khủng bố trên thế giới, vấn đề ổn
định chính trị được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Hiện nay, Việt Nam được
xem như một quốc gia ổn định chính trị và an toàn nhất thế giới để thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài, trong đó có McDonald’s.
3. Môi trường văn hoá
Việt Nam một đất nước có trên 4.000 năm văn hiến với một nền ẩm thực dân tộc
truyền thống, dựa trên hạt nông phẩm và gia vị chế biến tạo hương vị nồng ấm của món ăn
hòa quyện với tình cảm nồng ấm của người ăn là thân nhân, đồng nghiệp hay bạn hữu. Họ coi
trọng bữa cơm gia đình, thích món ăn dân tộc nên các món ăn truyền thống luôn “ăn đứt” lời
mời gọi của các nhãn hiệu McDonald's, Haagen Dazs, Burger King... nổi tiếng thế giới. Đây
có thể là rào cản đối với thức ăn nhanh. Nhưng trong nhịp sống công nghiệp như hiện nay,

8


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

nhiều người sống tại thành phố không có đủ thời gian và không gian cho việc nấu nướng nên
thường có xu hướng đi mua đồ ăn bên ngoài và ăn ngay tại chỗ. “Đó là thị trường của thức ăn
nhanh”.
4. Môi trường nhân khẩu học
Việt Nam với hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35 và tốc độ
tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong vòng 5 năm trở lại đây ( từ 2005-2010) đang là thị trường
vô cùng hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh. Một số cuộc điều tra gần
đây tại Việt Nam cho thấy 70% người dân Việt Nam đã thích đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh.
Hiện Mc Donald’s, Lotteria, KFC là 3 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood
khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên
và nước ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao
điểm có từ 400 đến trên 1000 khách/ngày.
-

Lứa tuổi : Mc Donald’s chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17-29 tuổi, gia đình có trẻ em. Do nhiều
nguyên nhân mà Mc Donald’s đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Với việc xác
định thị trường thì Mc Donald’s chủ yếu đánh vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận
văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài ra Mc Donald’s cũng đặc biệt quan tâm đến
trẻ em, trẻ em sẽ là đối tượng khách hàng được ưu tiên số 1. Có thể nói họ tác động vào nhận
thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ.

-

Thu nhập : Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn
của Mc Donald’s khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

-

Nghề Nghiệp : Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì Mc
Donald’s có thể tiếp xúc một thị trường lớn là : Học sinh, sinh viên, các bạn trẻ làm việc ở

khu vực trung tâm Thành phố.
5. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn lực
đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động
Marketing của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên, môi trường...

-

Ô nhiễm môi trường:
Vào những năm 60 dư luận thế giới đã cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường
do hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây ra. Trước tình thế đó, các ngành sản

9


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
xuất hàng hoá cũng bắt đầu phải thay đổi công nghệ sản xuất nhằm giảm ô nhiễm môi trường
như sử dụng bao bì dễ tái chế, sử dụng xăng không chì, sử dụng hệ thống lọc nước, khí thải.
Các sản phẩm "thân thiện với môi trường không chì ¼ ngày càng xuất hiện nhiều và đang
chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng và xã hội.
Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi
trường cũng trở nên ngày càng trở nên nặng nề, được xã hội quan tâm lo lắng.
-

Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu:
Các nguyên, nhiên liệu truyền thống như vàng, bạc, sắt, thép, đồng, dầu mỏ,
than đá... ngày càng cạn kiệt. Điều này buộc các công ty sử dụng các nguyên, nhiên liệu đó
phải chi phí nhiều hơn do thuế tài nguyên tăng lên đồng thời với chi phí cho các đầu tư
nghiên cứu tìm các nguyên liệu mới thay thế. Năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt ngày càng

được sử dụng nhiều hơn. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh cho các ngành sản xuất mới.

-

Sự can thiệp của luật pháp:
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự điều tiết nghiêm ngặt của
các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của dư luận xã hội và của
các tổ chức bảo vệ môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm các giải
pháp mới tránh vi phạm luật lệ bảo vệ tài nguyên, môi trường.
6. Môi trường công nghệ
Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều điều kỳ
diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp.
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ
mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ.
Hệ thống thiết bị tiên tiến, chế biến ra cả trăm món ăn, thức uống đạt tiêu chuẩn dinh
dưỡng, nghiên cứu sản xuất ra những mẫu bao bì bắt mắt nhất. Có thể thấy rằng, ngày nay
dưới tác động của công nghệ, thức ăn nhanh xuất hiện với nhiều chủng loại phong phú đa
dạng hơn, nhiều mẫu mã bắt mắt hơn
Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới
cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới
giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Các doanh
nghiệp mới thường dùng công nghệ mới để cạnh tranh với doanh nghiệp cũ như là một chiến
lược thọc sườn. Và môi trường mạng xã hội cũng là một trong những

phương thức

Marketing hiệu quả

10



Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
7. Môi trường toàn cầu
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.
-

Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội
nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công
lao động của khu vực và của thế giới.

-

Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh
nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các
doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà
còn các khách hàng đến từ khắp nơi.

II.

MÔI TRƯỜNG VI MÔ:
Phân tích môi trường cạnh tranh (mô hình 5 áp lực cạnh tranh Michael Porter)

1. Sự đe doạ của đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ mới trong thị trường thức ăn nhanh dễ gia nhập thị trường vì rào cản gia
nhập không cao
Đối thủ dễ tiếp cận được nhà phân phối
Vì quy mô của các cửa hàng thức ăn nhanh ở Việt Nam không lớn do đó yêu cầu gia
nhập ngành không cao


2. Áp lực của nhà cung cấp
McDonald’s đưa ra những tiêu chuẩn rất cao cho nhà cung cấp của họ. Các nhà phân
phối và nhà cung cấp được lựa chọn kỹ càng và buộc phải tuân theo các quy chuẩn về đạo
đức của McDonald’s đề ra. Các nhà cung cấp của McDonald’s bao gồm cả những nhà cung
cấp trực tiếp và không trực tiếp. Các nhà cung cấp trực tiếp hầu hết là những nhà cung cấp
nguyên vật liệu đề tạo ra các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng như bột mỳ, thịt…Ngược
lại,các nhà cung cấp gián tiếp thường là những nhà cung cấp những công cụ, dụng cụ phục vụ
quá trình tạo ra sản phẩm cũng như phục vụ khách hàng… Do đó,số nhà cung cấp đạt được
yêu cầu của McDonald’s rất ít, khó tìm được nhà cung cấp mới nhanh chóng trong trường
hợp nhà cung cấp cũ có vấn đề …

11


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
McDonald’s đã từng dừng hợp đồng với hai nhà cung ứng tại Anh vì họ không đáp
ứng yêu cầu chất lượng như đã thỏa thuận, và nhà cung ứng thịt tại Trung Quốc với cùng lý
do

3. Sự đe doạ của sản phẩm thay thế
Có nhiều sự lựa chọn thức ăn thay thế cho thức ăn nhanh: cơm, phở, các món ăn
truyền thống hoặc các món ăn của các nước Châu Á khác …

4. Áp lực khách hàng
McDonald’s khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam phải “nhập gia tuỳ tục”, tức là
phải chấp nhận thay đổi bản thân để phù hợp với thị hiếu khách hàng. Ví dụ như cỡ bánh của
McDonald’s buộc điều chỉnh với kích cỡ mới, thực phẩm luôn phải kèm rau xanh do thói
quen ăn của người Việt, …

5. Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành

Đầu tiên phải kể đến đó là BurgerKing: là một chuỗi cửa hàng ăn nhanh
bán hamburger có trụ sở tại Quận Miami-Dale chưa hợp nhất, Florida, Hoa Kỳ. Khởi đầu với
chuỗi nhà hàng tại Jacksonville, Florida vào năm 1953, công ty khi đó được gọi là InstaBurger King. Đến năm 1954, Insta-Burger King gặp phải các khó khăn tài chính. Nhân cơ hội
đó, David Edgerton và James McLamore, hai người được nhượng quyền thương hiệu công ty
tại Miami đã mua lại công ty và đổi tên nó thành Burger King. Trải qua nửa thế kỷ tiếp theo,
Burger King đã bốn lần đổi chủ.Cuối năm tài chính 2012, Burger King thông báo nó có
12.700 cửa hàng tại 73 quốc gia, trong đó, 66 phần trăm là tại Mỹ.BurgerKing gia nhập Việt
Nam nằm 2012
Sau đó phải kể đến KFC: KFC là l một chuỗi các nhà hàng đồ ăn nhanh chuyên về gà
rán, có trụ sở tại Louisville, Kentucky, Hoa Kỳ. Đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ 2 thế giới (ước
tính dựa trên doanh thu) sau McDonald's, với 18.875 cửa hàng tại 118 quốc gia và vùng lãnh
thổ, tính đến tháng 12 năm 2013. Nó là một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum!
Brands, bên cạnh Pizza Hut và Taco Bell.KFC đã có mặt từ rất lâu đời ở Việt Nam , đó là một
trong những vấn đề đáng lo ngại cho Mc’Donald (12/2997)
Ngoài ra còn có Lotteria, Jolibee với lợi thế cạnh tranh là đã gia nhập vào Việt Nam từ
rất sớm và giá thành rẻ hơn so với Mc’Donald rất nhiều.

12


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

III.

PHÂN TÍCH NỘI BỘ CÔNG TY

1. Môi trường nhân sự
McDonald’s dựa trên sự pha trộn giữa nguồn nhân lực là người Mỹ với các nhân viên
địa phương được đào tạo bài bản theo các quy chuẩn toàn cầu. Con số nhân viên của
McDonald’s lên đến hàng triệu và trung bình tăng gấp đôi sau 5-7 năm. Do đó, tuy luôn tồn

tại những câu hỏi về nguồn nhân lực mà McDonald’s phải trả lời, chẳng hạn như Luật lao
động sẽ tác động ra sao? Số lượng nhân viên địa phương bao nhiều là vừa đủ? Liệu có nảy
sinh những rào cản văn hoá hay không?…, nhưng điều đó không làm giảm bớt mối liên kết
chặt chẽ với lực lượng lao động địa phương trong các chiến lược kinh doanh toàn cầu của
McDonald’s
2. Môi trường tài chính
Tài chính mạnh là niềm mơ ước của rất nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là lợi thế của
McDonald’s khiến nhiều đối thủ “thèm muốn”. Với sức mạnh tài chính này củng cố thêm mô
hình franchise cho McDonald’s, từ đó giúp khách hàng biết đến sản phẩm của McDonald’s
nhiều hơn, điều này chính là chiến lược khiến đối thủ sợ khi thấy hệ thống của Mc ngày càng
mở rộng. McDonald’s tận dụng lợi thế về tài chính của mình rất tốt, minh chứng là với hệ
thống trên 30000 cửa hàng hoạt động tại 120 nước trên 6 châu lục, cùng với việc đầu tư
nghiên cứu ra nhiều sản phẩm mới. Đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài hamburger như thị
trường café, McDonald’s đưa ra dòng sản phẩm café để cạnh tranh với Starbuck. Vì vậy với
yếu tố này weight được chấm ở mức 0.8 và rating là 4
3. Môi trường công nghệ
Bước đi đầu tiên trong tham vọng đẩy mạnh doanh thu đồng thời thu hút một lượng
lớn khách hàng, McDonald đã trang bị các loại máy nghe nhạc MP3, hệ thống tải nhạc từ
Internet tại các cửa hàng fastfood của mình trên toàn nước Mỹ. Đáng chú ý nhất là mạng
Blaze Net của McDonald cho phép khách hàng có thể vừa dùng thức ăn nhanh vừa download
nhạc, ảnh kỹ thuật số từ Internet vào điện thoại di động hay máy tính xách tay của mình.
Mạng này được tích hợp vào các máy ATM lắp đặt trong cửa hàng của McDonald.
Hiện McDonald vẫn chưa công bố cụ thể sẽ có bao nhiêu cửa hàng được trang bị
những chiếc ATM gắn Blaze Net. "Chúng tôi muốn hướng tới những cửa hàng fastfood của
tương lai, nơi mà khách hàng cảm thấy thoải mái với những công nghệ hiện đại" - Bill
Whitman, phát ngôn viên của McDonald cho biết.

13



Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
4. Môi trường Marketing
a. Product
McDonald’s đã tạo ra một thực đơn phong phú từ các loại bánh burger đa dạng đến
các món ăn kèm theo, món tráng miệng và cả thức uống. Điều đó giúp khách hàng có nhiều
sự lựa chọn , phù hợp với sở thích của khách hàng.

14


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
b. Price
McDonald’s đã thực hiện chiến lược giá cao khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam
c. Place
Người khổng lồ thức ăn nhanh đến từ nước Mỹ McDonald’s đã chính thức công bố
việc lựa chọn địa điểm đầu tiên tại TP HCM để tiến hành kinh doanh. Mang tư cách ông lớn
trong cuộc chơi, McDonald’s lựa chọn mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt với các
thương hiệu fast food trên thị trường. Địa điểm mà McDonald’s chọn hoàn toàn nằm ngoài
khu trung tâm thành phố.
McDonald’s khôn ngoan tách biệt khỏi đám đông khi không lựa chọn các cửa hàng tại
khu trung tâm – downtown trong các thành phố lớn, tập trung cho những khách hàng thu
nhập cao sở hữu xe ô tô. Điều này cũng tương tự như Starbucks đã lựa chọn ngay khu trung
tâm để hấp dẫn các khách hàng nước ngoài. Đây là cách làm sáng tạo của McDonald’s.
Chữ “trung tâm” ở đây có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau, rất linh hoạt trong
bối cảnh phân khúc khách hàng mà công ty định hướng tới. Theo thống kê tới năm 2011 số
lượng xe ô tô toàn quốc hơn 1.3 triệu chiếc. Giả sử 40 % trong số đó là xe ô tô dân dụng và
chia đều tại hai miền, số lượng xe ô tô dân dụng tại phía Nam sẽ vào khoảng 250 ngàn chiếc.
Như vậy, có thể thấy McDonald’s khôn ngoan khi lựa chọn vị trí tại con đường chiến
lược nối TP HCM với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh trọng điểm phía Nam về du lịch và kinh
tế như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Hầu như chắc chắn các khách hàng sử dụng xe ô tô sẽ rất thú vị để thử nghiệm dịch
vụ duy nhất Driving Through tại McDonald’s Việt Nam. Đặt vị trí tại đây, có thể nói MC
Donald đã trở thành “trung tâm” cho toàn bộ tầng lớp xe hơi Việt Nam từ Nam tới Bắc..
d. Promotion
Muốn đứng vững và vươn xa trên thì trường , các công ty luôn tìm mọi cách đưa sản
phẩm của mình gần gũi với người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ.Nhờ có những lợi
thế về kinh nghiệm,tài chính và thương hiệu có sẵn mà các công ty có thể tiếp cận với người
dùng qua các sự kiện,truyền hình ..
McDonald’s đã sử dụng chiến lược kéo, với mục đích thu hút, gia tăng lượng khách
hàng mua sản phẩm của công ty mình bằng những công cụ Marketing như quảng cáo, khuyến
mại, quan hệ công chúng. Mục tiêu của McDonald’s là tác động trực tiếp đến người tiêu

15


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
dùng, khiến họ yêu thích và sử dụng sản phẩm, từ đó tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho
công ty.
5. Các vấn đề khác
Hiện nay thị trường fast food Việt còn có các tên tuổi khác như KFC (Hoa Kỳ), BBQ
Chicken (Hàn Quốc), Carl Jr, Taco Bell, Chicken Town, Paris Deli, Monaco, Subway, Burger
King, Jollibee (Phillipines), Pizza Hut, Affresco, Pizza Inn, Domino’s Pizza (Mỹ), Starbucks,
Kinh Đô (Việt Nam) v.v... đang có chỗ đứng khá tốt ở Việt Nam và gần đây nhất là ông lớn
McDonald’s.
Sau khoảng thời gian đầu khó khăn khi
khách hàng Việt Nam còn chưa chịu chấp nhận
sản phẩm thức ăn nhanh do những khác biệt về
văn hóa, các hãng thức ăn nhanh đang ngày càng
lấy được lòng tin khách hàng với quyết tâm thay
đổi khẩu vị của họ. Một sự thực là nhu cầu cho

sản phẩm thức ăn nhanh của người tiêu dùng
đang ngày càng tăng nhanh đặc biệt là tầng lớp
trẻ, tương lai của đất nước, với những chiến lược
marketing không biết mệt mỏi các hãng thức ăn
nhanh đã phần nào đạt được thành quả khi tạo
nên được một nhu cầu tiêu dùng mới cho người
dân.Hiện nay các hãng thức ăn nhanh (fast food)
nước ngoài hoạt động ở Việt Nam ngày càng nhiều và đang tiếp tục thâm nhập sâu vào thị
trường tiềm năng này với việc mở thêm nhiều cửa hàng, không chỉ ở Tp.HCM mà còn ở các
tỉnh thành khác. Điều này đồng nghĩa với việc McDonald’s ngày càng có nhiều đối thủ hơn.
Rất nhiều đối thủ có thể xuất hiện trong thời gian tới và sẽ luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho
việc này.

16


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

IV.

PHÂN TÍCH SWOT
ĐIỂM MẠNH

McDonald’s có sức mạnh tài chính lớn

ĐIỂM YẾU
Giá thành cao so với thu nhập người lao

Luôn đưa ra những chương trình khuyến động
mãi theo số lượng


Do lựa chọn nguyên vật liệu nhập khẩu nên

Một số sản phẩm được thiết kế riêng theo chịu phí cao.
khẩu vị Việt Nam nhằm lấp đầy diện tích Nguyên vật liệu lựa chọn tại Việt Nam do
yêu cầu cao dẫn đến thường xuyên khan

cửa hàng.
Diện tích cửa hàng lớn và có khu vui chơi
cho trẻ em

hiếm.
Luôn tồn tại những câu hỏi về nguồn nhân
lực mà McDonald’s phải trả lời.

Vị trí của cửa hàng McDonald’s cũng khá
thuận lợi để lưu thông.
CƠ HỘI

THÁCH THỨC

Hiện nay, nhiều người sống tại thành phố Người Việt Nam coi trọng bữa cơm gia
không có đủ thời gian và không gian cho đình, thích món ăn dân tộc.
việc nấu nướng nên thường có xu hướng đi Dưới tác động của công nghệ, thức ăn
mua đồ ăn bên ngoài và ăn ngay tại chỗ.
nhanh xuất hiện với nhiều chủng loại phong
Một số cuộc điều tra gần đây tại Việt Nam phú đa dạng hơn, nhiều mẫu mã bắt mắt hơn
cho thấy 70% người dân Việt Nam đã thích Thị trường fast food Việt còn có các tên tuổi
đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh
khác như KFC (Hoa Kỳ), Burger King,

Khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ Jollibee (Phillipines), Pizza Hut, Affresco,
dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ Pizza Inn, Domino’s Pizza (Mỹ), v.v... đang
hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu có chỗ đứng khá tốt ở Việt Nam
vực địa lý, khách hàng của các doanh Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh,
nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội các đối thủ đến từ mọi khu vực.
địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà
còn các khách hàng đến từ khắp nơi.

Rất nhiều đối thủ có thể xuất hiện trong thời
gian tới và sẽ luôn phải chuẩn bị sẵn sàng
cho việc này.

Nhu cầu cho sản phẩm thức ăn nhanh của Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

17


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
người tiêu dùng đang ngày càng tăng nhanh đặt biệt là đoanh nghiệp nước ngoài như
đặc biệt là tầng lớp trẻ

McDonald’s chịu sự điều tiết nghiêm ngặt
của các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự
theo dõi, giám sát chặt chẽ của dư luận xã
hội và của các tổ chức bảo vệ môi trường.

V.

PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
1. Chiến lược cấp công ty:

Thực tế cho thấy:

 Thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam là một thị trường tiềm năng với quy mô dân số thứ
13 thế giới, chủ yếu là dân số trẻ và có sức tiêu thụ lớn. Và thị trường cho đến nay vẫn không
ngừng tăng trưởng, nhu cầu sử dụng loại thức ăn này vẫn đang không ngừng tăng cao.
Các số liệu cho thấy, vào năm 2014, nghiên cứu của Euromonitor International
về thị trường thức ăn của Việt Nam cho thấy, trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống,
tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm (CARG) của mảng kinh doanh thức ăn
nhanh khá cao, giai đoạn 2008 - 2012 đạt 17,1% (hơn cả cà phê, bar, nhà hàng
tổng hợp...) và dự báo ở mức 18,2% thuộc giai đoạn 2013 - 2017.
Ngoài ra, vào năm 2017, giá trị của thị trường này sẽ đạt 1 tỷ USD so với 253,8
triệu USD của năm 2008.
 Theo bnew.vn , doanh thu của McDonald’s không ngừng tăng trong thời gian qua trên toàn
thế giới cũng như ở Việt Nam . Điều đó chứng tỏ Mc Donald’s đã và đang nắm giữ tốt thị
trường của mình, cần sử dụng các chiến lược thích hợp để tăng trưởng thêm trong những năm
tới.
Doanh thu thuần của Tập đoàn chế biến thức ăn nhanh khổng lồ McDonald's
của Mỹ trong quý I/2016 đã đạt 1,1 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm
trước.
Tại Việt Nam, McDonald’s lần đầu tiên trong 2 năm qua có được một quý đạt
tăng trưởng về doanh thu. Hồi tháng 10/2015, doanh số bán hàng của
McDonald tăng 5,7%, cao hơn 2,7% so với mức dự kiến của các nhà phân tích.
Và giá cổ phiếu của Hãng nhờ đó cũng tăng lên nhanh chóng.

18


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01



Nhận thấy được những điều kiện đó, khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường thức ăn nhanh của
Việt Nam, Mc Donald’s đã thực hiện chiến lược “hớt váng” tập trung vào đối tượng khách

hàng có thu nhập cao và có sử dụng xe hơi.
 Tuy nhiên, do gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh với mức giá cạnh tranh, McDonald’s cần
nhiều sự thay đổi và phát triển để giữ vững thị phần của mình tại Việt Nam.
Nhìn nhận về thị trường thức ăn nhanh Việt Nam, ông Trương Võ Hàm Liêm Giám đốc Marketing Lotteria (chuỗi cửa hàng Lotteria, thuộc Tập đoàn Lotte,
Hàn Quốc, phát triển 212 cửa hàng ở TP.HCM và một số thành phố lớn khác
tại Việt Nam), cho rằng, trong 2 năm trở lại đây, thị trường thức ăn nhanh có
dấu hiệu bị chựng lại và đang bị "đe dọa" bởi nhiều đối thủ, trong đó có các
thương hiệu F&B (food & beverage) địa phương, các chuỗi nhà hàng Nhật,
Hàn Quốc, chuỗi cà phê và cả các cửa hàng tiện lợi (có kinh doanh cả những
loại thức ăn nhanh, tại chỗ).
Chẳng hạn, với cửa hàng tiện lợi, do chi phí hoạt động thấp (chi phí thuê mặt
bằng thấp, chi phí lương thấp hơn do mỗi cửa hàng chỉ từ 2 - 3 nhân viên...)
nên giá thành sản phẩm rẻ hơn so với các cửa hàng thức ăn nhanh. Trong khi
các cửa hàng ăn uống địa phương, hay nhà hàng Nhật, Hàn Quốc giúp người
tiêu dùng có thêm lựa chọn về không gian, khẩu vị..


Vì lý do đó, nhóm nhận thấy không thể cứ tiếp tục dùng chiến lược cũ để tồn tại trên thị
trường hiện nay, đề xuất chiến lược tạo nên sự cải tiến hoặc thay đổi để tạo ra lợi thế cạnh
tranh
→ Chiến lược tăng trưởng tập trung: chiến lược tập trung phát triển sản phẩm
2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:
Từ những ngày đầu đến với Việt Nam, McDonald đã thể hiện rõ chiến lược kinh doanh
của mình vào mục tiêu khách hàng tầng lớp trung lưu trong xã hội.
Nếu như vậy, McDonald sẽ không cạnh tranh với các đối thủ khác trong giá cả. Nó sẽ duy
trì giá cao của các sản phẩm để duy trì đẳng cấp cao cấp và bảo vệ chiến lược định vị thương
hiệu. Tuy nhiên, Mc Donald’s cần có những thay đổi về chiến lược để tăng trưởng lớn mạnh

trong thị trường thức ăn nhanh Việt Nam. Vì hai lí do trên, nhóm đề xuất chiến lược nhằm
mở rộng thị trường mục tiêu của Mc Donald’s bên cạnh giữ nguyên những giá trị chất lượng
của sản phẩm.
→ Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm (chiến lược cạnh tranh của Michael Porter)
19


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

20


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

I.

TẦM NHÌN
Trở thành thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu về giá trị chất lượng tại thị trường

thức ăn nhanh Việt Nam trong vòng 10 năm tới.

II.

SỨ MẠNG
Trở thành nơi yêu thích và phong cách ẩm thực của khách hàng.

III.
-


MỤC TIÊU
Trở nên tốt hơn chứ không phải lớn hơn.
Duy trì doanh số và độ yêu thích của khách hàng đã sử dụng. Mở rộng và tìm kiếm
thêm nhiều khách hàng mới.

IV.

CHIẾN LƯỢC

1. Chiến lược cấp công ty:
Chiến lược tăng trưởng tập trung: chiến lược tập trung phát triển sản phẩm
Với khách hàng mục tiêu là người có thu nhập cao, trẻ em cũng là một trong những
khách hàng mục tiêu mà Mc Donald’s nhắm tới. Bên cạnh những chương trình khuyến mãi,
quà tặng kèm và khu trò chơi dành riêng cho thiếu nhi, McDonald’s sẽ đặc biệt cho ra sản
phẩm mới, burgers mini size giành riêng cho thiếu nhi ( đường kính bánh 5-7cm, 25-30gram,
có đầy đủ các hương vị bò, gà, heo,… như menu chính thức)
Phần ăn Mini hamburger này sẽ đính kèm với phần thức uống size mini (250ml,
đường kính ly 6cm), với đầy đủ các loại nước giải khát mà McDonald’s phục vụ. Giá dự tính
của sản phẩm này khoảng 45.000 vnđ rẻ hơn so với “kid set” – phần ăn thiếu nhi mà
McDonald’s đang phục vụ cho khách hàng thiếu nhi hiện nay ( gồm burger tự chọn + nước
với giá 60.000vnđ)
2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm (chiến lược cạnh tranh của Michael Porter)
Với chiến lược này, McDonald’s đã thực hiện chiến lược tập trung khác biệt hóa sản
phẩm trước đó rất tốt bằng việc cung cấp cho khách hàng mục tiêu của mình những sản phẩm
chất lượng nhất, nguồn nguyên liệu nhập khẩu và bằng những giá trị tiện lợi mà McDonald’s
đem lại. Cho nên chỉ cần thực hiện mở rộng thị trường mục tiêu, thêm vào thị trường mục

21



Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
tiêu (trước đó bao gồm người có thu nhập cao, có xe hơi và gia đình có trẻ nhỏ )là giới làm
việc văn phòng.
Để phục vụ nhóm đối tượng này, Mc Donald’s sẽ cho ra một sản phẩm không mới về
hình thức, nhưng hoàn toàn khách biệt về cách nhìn, thức ăn nhanh giảm cân giành cho nhân
viên văn phòng vào các giờ ăn trưa . “Diet Meal” – menu Mc Donald’s gồm nhiều loại salad
giành cho những người muốn giảm cân nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng.
Menu sẽ bao gồm :
1. Salad Cá ngừ
Chi tiết sản phẩm:
− Cung cấp: 344cal
− Cá ngừ cung cấp hàm lượng Omega 3 giúp duy trì sức khỏe
cho mắt, giảm nguy cơ rối loạn mắt và hội chứng khô mắt
do sử dụng máy tính thường xuyên. Thuộc protein ít chất
béo và calo duy trì vóc dáng thon gọn mà vẫn cung cấp đủ
năng lượng.
− Thành phần chính: Cá ngừ oregano, xà lách hỗn hợp.
− Topping kèm: cà chua bi, dưa leo, đậu que, khoai lang áp
chảo, cải mầm, hành tây, bắp hạt.
− Bánh mì bơ tỏi.
− Lựa chọn sốt miễn phí đính kèm:
• Lấy cảm hứng từ ẩm thực Nhật, sốt mè rang Nhật là sự kết hợp tinh tế giữa nước tương Nhật
và sốt mayonnaise hòa quyện với mè rang đặc trưng Việt Nam. Nếu bạn đam mê sushi thì sốt


mè rang Nhật cho bạn cảm giác ăn rau xanh tươi tại xứ sở hoa anh đào tươi mát.
Bạn muốn trải nghiệm sự mới lạ có thể thử sốt chanh dây yogurt, hẳn vị chua nhẹ của chanh
dây hòa với vị ngọt béo của yogurt khiến vị giác như tan chảy vì cùng lúc cảm nhận vị chua




và béo. Đặc biệt chống ngấy hiệu quả.
Sốt cay là sự kết hợp giữa vị cay nhẹ của gừng và ớt và chút mặn mà như vị nộm chua ngọt

trong ẩm thực Việt.
− Mc Donald’s kết hợp cá ngừ vào salad cho bữa trưa văn phòng thêm mới lạ theo phong cách
Salad Nicoise nổi tiếng của nước Pháp. Chỉ cần dành chút thời gian trân trọng bản thân, bạn
sẽ thấy rõ những tác động tích cực lên cơ thể và tinh thần khi chú trọng đến sức khỏe bởi
những bữa ăn sạch và xanh của Mc Donald’s.
2. Salad Bò Úc thượng hạng:
Chi tiết sản phẩm

22


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
− Cung cấp: 358cal
− Protein của bò rất bỗ dưỡng và có thể thúc đẩy phát triển
cơ bắp phù hợp cho vận động viên, người thiếu máu, thiếu
sắt. Đặc biệt, salad bò Úc thượng hạng được thiết kế khẩu
phần đủ năng lượng và không gây tăng cân.
− Thành phần chính: 100% thịt bò Úc – bạn sẽ được thưởng
thức những lát thịt bò thơm béo, mềm mại nhưng vẫn





mang hương vị ngọt tự nhiên củ thịt ; Salad hỗn hợp,

Topping kèm: ớt chuông, cà chua bi, dưa leo, cải mầm, bắp cải, hành tây, olive
Bánh mì bơ tỏi.
Lựa chọn sốt miễn phí đi kèm:
Sốt ổi Rosemarry thơm ngào hương ổi xá lị và lá hương thảo, chút vị chua nhẹ của dấm đỏ



phù hợp cho vị khách thích sự mới lạ.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn trung thành hoặc mới bắt đầu đến với salad, có thể dùng kèm sốt dầu
giấm. Bởi với cách pha chế đặc biệt, dầu giấm Mc donald’s có vị chua ngọt vừa đủ, thoang
thoảng hương hành tây nơi đầu lưỡi, khiến bạn có cảm giác như đang ăn một món gỏi Việt

Nam hiện đại.
− Ở Mc Donald’s, bò được phủ lớp áo nguyên liệu để sau khi áp chảo với độ chín vừa phải, bạn
sẽ bất ngờ vì khẩu vị sau bao ngày uể oải nay được "vực dậy" bởi độ mềm mại khi cắn vào
thịt, vị mặn nơi đầu lưỡi, và hưởng trọn chất dinh dưỡng và độ tươi ngon của thịt bò.

23


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01
3. Salad ức gà:
Chi tiết sản phẩm
− Cung cấp: 341cal
− Ăn thịt gà giúp giảm nguy cơ mắc ung thư ruột, giúp kéo dài
tuổi thọ, tốt cho tim, chống trầm cảm,... và đặc biệt là protein






hàng đầu trong lựa chọn giảm cân.
Thành phần chính: Ức gà, xà lách hỗn hợp.
Topping kèm: bông cải xanh, cà rốt, bắp cải, cà chua bi, bắp hạt.
Lựa chọn sốt miễn phí đi kèm:
Cảm nhận sự ngất ngây với sốt ổi Rosemarry thơm ngào hương



ổi xá lị và lá hương thảo, chút vị chua nhẹ của dấm đỏ phù hợp cho vị khách thích sự mới lạ.
Hoặc bạn thích màu vàng và vị thơm nồng của cari Ấn Độ có thể trải nghiệm với sốt cari,
ngoài vị cari thơm nồng đâu đó vị béo của mayonnaise, chua của yogurt mang cảm giác béo



ngậy cùng chút cay nhẹ của cari.
Sốt trái cây là đặc trưng của Mc, ngất ngây sốt cam Dijon thoảng mùi cam chút chua nhẹ của
mù tat Dijon và tí béo ngậy của mayonnaise khiến vị giác bay nhảy mát lạnh cho ngày hè oi

bức.
− Vì McDonald’s phát hiện ra dùng ức gà trong các bữa ăn sẽ giúp chuyển hóa mỡ dạng cô
đặc, đốt cháy mỡ thừa ở dạng mô mỡ và giúp tiến trình giảm cân đạt hiệu quả nhanh nhất.
Thoáng qua chỉ như luộc qua bình thường nhưng khi ăn lại mềm ngon tan ngay trong cửa
miệng với hương vị đậm đà bởi phương pháp áp chảo đặc biệt, biện pháp chống ngán hiệu
quả cho phần rau củ đầy chất xơ những giảm cân.

24


Nhóm 17 – Lớp D13_MAR01

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT Ý KIẾN, GIẢI PHÁP
1. Những vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân chủ yếu:
a. Sản phẩm mới: các chiến lược trên đưa ra các sản phẩm mới, cần có thời gian để khách hàng
thử nghiệm và quen dần. Bên cạnh đó, việc đưa ra sản phẩm mới cũng cần tiêu tốn các chi
phí cho quảng cáo, dùng thử ra mắt sản phẩm → không tối đa hóa được lợi nhuận
b. Sự khác biệt: Mc Donald’s chú trọng vào chất lượng sản phẩm cũng như những giá trị cốt lõi
mà họ đem lại cho khách hàng, những đặc điểm khác biệt của sản phẩm mà họ duy trì có thể
bị đối thủ nhanh chóng học hỏi và bắt chước.
2. Đề xuất giải pháp:
− Tính toán kĩ lưỡng đưa ra kế hoạch Marketing phù hợp cho các sản phẩm mới, đem lại tiếng
vang lớn nhưng vần nhanh chóng thu lại lợi nhuận.
− Duy trì tính khác biệt của sản phẩm bên cạnh việc cải tiến liên tục, đưa ra những sản phẩm,
chương trình mới độc đáo hơn trên nền tảng những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

25


×