Như
chúng ta đã biết tai nạn giao thông đã lấy đi bao nhiêu là con người
từ người già, trẻ em, từ cán bộ tới anh nông dân, không trừ một ai.
Thật là khủng khiếp mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 14 triệu
người phải rời xa gia đình vì tai nạn giao thông mà ra , đó là mối đe
dọa sự bình yên trong mỗi con người, trong mỗi gia đình, đã có biết
bao đau thương khi chúng ta phải chứng kiến cảnh vợ mất chồng,
mẹ mất con trong nỗi xót xa vì tai nạn. Chắc hẳn chúng ta điều biết :
Vì sao lại có những kết cục đau thương như vậy ? Có thể nói không
ai mà không biết, chỉ có điều biết mà như không biết mà thôi. Thưa
tất cả mọi người, chúng ta hãy ngước lên bầu trời mà nghĩ rằng
chúng ta là những con người đang ngày đêm làm đẹp cho quê
hương, đất nước, cho gia đình, bản làng, cho mọi người...Hãy hướng
cuộc sống này vì ngày mai thân yêu của chúng ta, hãy tự rèn cho
mình thói quen chấp hành Luật an toàn giao thông khi tham gia giao
thông.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay
chúng ta thấy rằng các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại,
số lượng ngày càng tăng.Văn hóa giao thông nói chung và văn hóa
giao thông đường bộ nói riêng luôn là vấn đề phải quan tâm của toàn
xã hội. Ở Việt Nam nước ta giao thông đường bộ là loại hình phổ
1
biến nhất, có số lượng người tham gia đông nhất, đây cũng là loại
hình thường xảy ra tai nạn nhiều nhất. Chính vì những lẽ nêu trên
mà tôi đã chọn chủ đề cho bài viết của mình về vấn đề liên quan
đến an toàn giao thông đường bộ. Lạng Sơn là vùng núi với địa
hình đi lại khá phức tạp đường đi lại nhiều đoạn quanh co như quốc
lộ 1A đi qua Văn Quan, Bình Gia, Bác Sơn. Đây là con đường
huyết mạch của Bình Gia chúng ta. Nếu điểm lại hàng giờ các bạn sẽ
thấy không biết có bao nhiêu chiếc xe chạy trên con đường này.
Các bạn thân mến ! lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt
ẩu, chở quá số người quy định, không tuân thủ luật lệ giao thông đó
là những hành vi mà lớp thanh niên bây giờ cho là " Như thế mới
giống đi xe" bây giờ đã quá lạc hậu . Những người tự giác chấp hành
pháp luật về an toàn giao thông. Ngoài việc chấp hành những quy
định về giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông cần biết
thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn những đối tượng tham gia giao
thông là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người tàn tật, biết
cứu giúp những người bị nạn, người gặp rủi ro trên đường. Bên cạnh
đó người có văn hóa giao thông là người biết tỏ thái độ lên án những
hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông như: không
đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, chở quá tái, đua xe, đi hàng ba, gây
nạn rồi bỏ trốn, cố ý làm sai lệnh hiện trường...vv. Rất nhiều tiêu chí
để đánh giá về văn hóa giao thông mà chúng ta vừa kể trên, văn hóa
giao thông còn thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về những thông
tin cần thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng
2
phó trợ giúp khi có rủi ro tai nạn xảy ra như số điện thoại của cơ
quan công an, bệnh viện, dịch vụ cứu thương..v..v đó chính là sự
hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm
vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý trật tự an toàn giao thông khi cần thiết,
ngoài ra nét văn hóa đó còn thể hiện ở trang phục quần áo gọn gàng,
tiện lợi khi tham gia giao thông giữ gìn trật tự và vệ sinh môi
trường.
Giới trẻ hiện nay đặc biệt là học sinh, sinh viên những thế hệ
đang đứng trên giảng đường nhưng hiểu biết của các em còn hạn
chế, các em thiếu hiểu biết hay hiểu biết mà vô tình không cần biết
bởi tình trạng học sinh, sinh viên tham gia giao thông vi phạm về
luật giao thông đường bộ hiện nay là một con số không nhỏ. Nhiều
gia đình vì quá nuông chiều con nên đã để cho con đi xe gắn máy
đến trường khi chưa đủ tuổi .Các bậc cha mẹ sẽ không nghĩ rằng các
em sẽ sử dụng xe gắn máy ấy như thế nào? vi phạm ra sao ? trong
khi đó nhiều nhà trường thiếu sự quan tâm, giáo dục, chưa tuyên
truyền giáo dục sâu sát đến từng học sinh. Hiện nay việc học sinh
tham gia giao thông bằng xe gắn máy rất phổ biến lại thường xuyên
tụ tập xe gắn máy rất đông dưới lòng đường. Không mũ bảo hiểm,
không giấy tờ xe, lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, chở
quá số người quy định đây là những hành vi rất phản cảm, là những
hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
Đáng buồn hơn là các em tỏ ra coi thường pháp luật, cố tình vi
phạm lại còn ngang nhiên chống lại người thi hành công vụ.Tất cả
3
những điều này đều đáng lo ngại cho tính mạng của các em và đây
cũng là điểm đáng báo động cho các nhà trường đang trực tiếp quản
lý và giáo dục các em nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Đành
rằng các em là học sinh sinh viên tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm sống
còn ít, các em chưa đủ chín chắn thì dễ phạm sai lầm nhưng với các
bậc phụ huynh thì sao? Tôi thấy rất đông các bậc phụ huynh đưa đón
con mà bất chấp mọi nguy hiểm, không mũ bảo hiểm, không giấy
phép, phương tiện đi lại đôi khi không đảm bảo, chở quá tải..v.v
việc làm này thường xuyên diễn ra nhưng ít ai nghĩ về những hậu
quả của nó. Mặt khác nếu như ai đi qua cổng các trường học nhũng
lúc tan tầm các bạn thử nhìn xem chúng ta nên làm gì khi mọi người
ùa ra đường, tôi đa chứng kiến rất nhiều người khi thấy đông người
là cố gắng phóng thật nhanh để mọi người nhìn thấy mình rồi còi lên
tỏ ra là mọi người đang làm phiền họ.Những nơi có trường học cấp
Tiểu học phần đa các em còn nhỏ nhiều lúc ra đường rất bỡ ngỡ,
thậm chí hoảng sợ vì tốc độ của người lớn, vậy là vô tình chúng ta
đã gián tiếp đe dọa đến các em mà ta không hề biết. Ngược lại khi đi
qua cổng trường lón như cấp 2, cấp 3 chúng ta cũng không ngại lo
lắng. Các em tuy lớn nhưng ý thức các em sao mà khiêm tốn quá
vậy ? Chỉ một lối thôi để dành cho người đi lại còn khó hình ảnh
những người đi xe gắn máy chờ, nhường cho khi nào vắng mới đi là
có thật.
Từ những yếu tố nêu trên tôi thấy rằng nhà trường có vai trò
rất lớn trong việc giáo dục tuyên truyền cho các em cũng như các
4
bậc phụ huynh những kiến thức cơ bản về luật giao thông đường bộ
nhằm khơi dậy trong họ ý thức tham gia giao thông để góp phần cải
thiện được tình trạng vi phạm giao thông như hiện nay. Xây dựng
văn hóa giao thông cũng chính là cho các em và các bậc phụ huynh
có những nhận thức đúng đắn hơn về an toàn giao thông để làm
được điều đó nhà trường và ngành giáo dục cần phải phối hợp và
vào cuộc tích cực, cần có những buổi tập huấn về luật giao thông
đường bộ và được tuyên truyền dưới nhiều hình thức. Nhà trường là
nơi các em có thể hoàn thiện mình, là nơi các em có thể tiếp thu
những kiến thức mà chúng ta cần mong đợi. Chính vì thế mà nhà
trường có vai trò trong việc làm thay đổi nhận thức cho các em về
những vấn đề này.
Trên thực tế cho thấy việc giáo dục văn hóa giao thông cho
thanh niên, học sinh trong nhà trường không phải là một việc làm
mới tuy nhiên chúng ta vẫn chưa phát huy hết hiệu quả của nó, phải
chăng là do hình thức và nội dung mà chúng ta truyền tải đến cho
các em còn nghèo nàn, còn đơn điệu, còn khô khan nên chưa kêu gọi
được các em cũng như các bậc phụ huynh tham gia một cách tích
cực. Chính vì điều đó giáo dục trong nhà trường về văn hóa giao
thông cần phải sinh động hơn, hấp dẫn hơn, cần chú thay đổi nội
dung lẫn hình thức nên tổ chức nhiều hơn các buổi tuyên truyền,
các cuộc thi tìm hiểu. Bên cạnh đó cần cho các em tiếp xúc với
những hình ảnh vi phạm giao thông bị xử phạt và nhiều hình ảnh tai
nạn giao thông khác để các em thấy được những hậu quả của việc
5
không chấp hành luật giao thông.Thông qua việc giáo dục của nhà
trường không chỉ giúp cho các em hoàn thiện về nhân cách, giúp cho
các em có cái nhìn đúng đắn hơn về văn hóa giao thông mà còn giúp
cho các bậc phụ huynh thêm khắc sâu về nội dung mà chúng ta cần
truyền tải.
Biết bao cái chết thương tâm của những người vô tội và biết
bao những con người còn sống mà cơ thể không lành lặn chỉ vì
những tai nạn giao thông. Nguyên nhân do đâu thì có lẽ ai cũng biết
tuy nhiên để giảm thiểu tình trạng này thì mỗi chúng ta ai ai cũng có
trách nhiệm bảo vệ mình trước khi người khác bảo vệ, đây là một
vấn đề liên quan đến tính mạng con người. Chính vì thế mà trách
nhiệm không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của toàn
xã hội.
Chúng ta phải thừa nhận rằng muốn làm tốt được việc gì đó cho
mình, cho người thân và cống hiến sức mình cho xã hội thì trước hết
chúng ta phải đảm bảo an toàn cho mình, chúng ta thử nghĩ xem nếu
như tai nạn không may xảy ra thì sẽ kéo theo biết bao điều đáng tiếc:
Học hành dở dang, ảnh hưởng đến tinh thần cũng như thể chất của
bản thân mà còn phải phiền lụy đến người khác hay nói một cách
ngăn gọn nếu như tai nạn không may xảy ra nó sẽ cướp đi cuộc
sống vốn tươi đẹp của chúng ta.
Để hưởng ứng năm an toàn giao thông mỗi người trong chúng
ta hãy là một người thật văn hóa khi tham gia giao thông .Chúng ta
hãy cùng nhau chung tay tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để
6
giảm thiểu những tai nạn giao thông đáng tiếc như hiện nay. Là một
giáo viên công tác trong ngành giáo dục tôi khá hiểu về tâm lý của
các em những thế hệ tương lai của đất nước. Các em năng động
nhưng nhân cách chưa hoàn thiện còn nông nổi, bồng bột, dễ bị kích
động, khó kiềm chế, đôi khi tự cao, tự mãn thích tự do phóng
khoáng hay đua đòi đặc biệt là các em chưa hiểu biết pháp luật một
cách toàn diện và sâu sắc. Do kỹ năng sống của các em còn hạn chế,
các em chưa đủ chín chắn để nhìn nhận mọi vấn đề nên dễ chịu tác
động của môi trường và những người xung quanh. Thế hệ của các
em là thế hệ đang trong quá trình học tập và rèn luyện, các em chưa
có điều kiện và khả năng để có những tư tưởng, quan niệm, quan
điểm về pháp luật an toàn giao thông trong đời sống cũng như kỹ
năng vận dụng pháp luật vào cuộc sống.Vấn đề các em hiểu và vận
dụng pháp luật an toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông
đường bộ nói riêng vào cuộc sống quả là một vấn đề không đơn
giản.
Giáo dục an toàn giao thông cho tầng lớp trẻ tuổi đang ngồi
trên ghế nhà trường đã là một việc khó, vậy những đối tượng là vùng
sâu vùng xa trình độ hiểu biết pháp luật của họ còn hạn chế thì việc
tuyền truyền giáo dục nội dung này cũng là một điểm nóng mà xã
hội cần phải đặc biệt quan tâm.Trên các phương tiện thông tin đại
chúng, chúng ta không thấy lạ khi thấy những bậc cha mẹ họ vi
phạm giao thông đơn giản chỉ vì họ không biết.Vậy giải pháp làm
thế nào để tác động vào cả hai đối tượng trên mà có hiệu quả nhất?
7
Bản thân tôi cho rằng chúng ta cần lựa chọn nội dung giáo dục an
toàn giao thông từ tuổi mẫu giáo, tiểu học để dần dần các em được
thấm sâu và hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn. Tất cả các cơ sở
giáo dục nói chung cần áp dụng nội dung an toàn giao thông lồng
ghép vào bài dạy, tổ chức cho các em được tham gia vui chơi, học
tập và thi dưới nhiều hình thức. Khuyến khích cho các em về giải
thưởng, nhuận bút, .v.v để động viên các em tham gia một cách tích
cực. Các nhà trường cần tổ chức các buổi chuyên đề tập huấn cho
cán bộ giáo viên và học sinh, xây dựng các hoạt động vui chơi, văn
nghệ có liên quan đến chủ đề giao thông. Cần tham mưu với lực
lượng công an giao thông để tuyên truyền khi cần thiết và cần phải
thay đổi nội dung và hình thức tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền
cần phải sát thực, phù hợp, sinh động, không đơn điệu.. mới thu hút
được các em, tạo điều kiện cho các em vừa nâng cao kiến thức lý
luận vừa có kỹ năng vận dụng pháp luật an toàn giao thông vào cuộc
sống. Các nhà trường cũng cần xử lý nghiêm minh những trường
hợp mà các em vi phạm khi tham gia giao thông. Với ý nghĩa đó
ngoài việc học lý luận nghiên cứu các quy phạm pháp luật an toàn
giao thông các em còn được tham gia các bài thực hành vận dụng
pháp luật để giải quyết các tình huống pháp luật. Bằng cách đó thu
hút được các em trong quá trình học tập và rèn luyện.Còn đối với
những bậc cha mẹ chúng ta cũng cần lựa chọn nội dung và hình thức
tuyên truyền cho phù hợp, cần mở lớp tập huấn tại các thôn bản,
làng xã..và tuyên truyền với nhiều hình thức như: Băng cờ, khẩu
8
hiệu, bài viết, phóng sự...Tôi cũng mong rằng qua những cuộc thi
như thế này các cơ quan chức năng liên quan đến trật tự an toàn giao
thông cần có những biện pháp thật chặt chẽ đối với những vi phạm
do cố tình như khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm,
đánh võng hoặc chở quá tải...Trong mấy năm gần đây tôi chúng kiến
rất nhiều cảnh vi phạm giao thông đường bộ mà người điều khiển xe
không hề cố tình vi phạm Luật nhưng các anh ra đường làm nhiệm
vụ đâu có biết ? Thay vì phạt tiền có lẽ chỉ cần nhắc nhở là đủ để
người tham gia giao thông hiểu ra rằng: À mình có lỗi nhưng Luật
pháp Việt Nam còn rất khoan hồng đối với những trường hợp chấp
hành tốt. Tại sao tôi lại nói như vậy là vì, ví dụ như khi tham gia
giao thông người ngồi trên xe có đội mũ bảo hiểm, ăn mặc rất lịch
sự, tốc độ đi vừa phải nhưng khi được kiểm tra giấy tờ có mỗi cái
lỗi là do đăng kí xe không đúng tên, đúng chủ mà cũng bị phạt tiền,
nhiều người oan ức không biết làm thế nào được cả. Bản thân tôi
cũng suy nghĩ rất nhiều, phải chăng cứ phải như vậy? Vì nụ cười
ngày mai hay vì lí do nào đó chúng ta đã cướp đi nụ cười về với gia
đình. Đất nước Việt Nam mình còn nghèo nếu so sánh với các nước
khác trong khu vực, công nhân viên chức lương bổng còn hạn chế,
tích cóp mãi mới mua được một chiếc xe cũ để đi tạm, hoặc thậm trí
còn phải mượn xe đi làm hoặc đi công việc đột xuất. Thay vào đó là
nỗi sợ hãi khi ra đường khi gặp người kiểm tra. Chúng ta cũng dễ
dàng nhận thấy rằng tai nạn giao thông đâu phải do những nguyên
nhân mà tôi vừa nêu trên đây. Riêng cá nhân tôi thấy rằng để có
9
được "Nụ cười ngày mai" thực sự thì chúng ta cần có cách nhìn
thực tế hơn, một cái nhìn toàn diện hơn, có như vậy mới tạo được
tiếng cười cho mọi người hôm nay và ngày mai chứ !
Dự đoán:
Theo tôi, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn có khoảng
650 đơn vị có bài dự thi, số cá nhân dự thi 1500 bài .
10
BÀI DỰ THI
AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI
Họ tên :
Đơn vị :
Địa chỉ :
Tháng năm
11