CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai"
Dành cho học sinh
Năm học 2016-2017
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và Tự luận)
Họ và tên:
……………………….………………………………….…………....
Ngày sinh:
Lớp:
Trường:
……………………….………………………………….…………....
……………………….………………………………….…………....
………………………..…………………….…...…..………….........
Địa chỉ nhà trường:
…………………..…………………….…...…..………….................
Số điện thoại di động:
Email:
....................................................................................................
…………………..……………………………….…...…..…………..
PHẦN 1: 10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Khoanh tròn vào 01 phương án trả lời đúng nhất)
1. Theo em, trong các yếu tố dưới đây. Yếu tố nào quan trọng nhất chi phối đến người
lái xe khi tham gia giao thông?
a) Tình trạng cơ thể
b) Kỹ năng điều khiển phương tiện
c) Ý thức đạo đức của người tham gia giao thông
d) Tất cả các yếu tố trên
2. Em hãy cho biết các bước đi xe đạp qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau
không có tín hiệu đèn giao thông?
a) Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Giảm tốc độ - Khi thấy không có xe nào
đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.
b) Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu
chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan
sát an toàn.
c) Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần
mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn
d) Đi qua đường bình thường.
3.
a)
b)
c)
d)
Chúng ta thường gặp những yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn nào khi tham gia giao thông?
Khuất tầm nhìn bởi các vật cố định.
Khuất tầm nhìn bởi các vật di động.
Hành động bất ngờ của các đối tượng tham gia giao thông khác.
Cả ba phương án trên
1׀3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh
4. Theo Luật giao thông đường bộ thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm những
hạng mục nào sau đây?
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
b) Tín hiệu đèn giao thông.
c) Biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
d) Tất cả các phương án trên.
5. Người điểu khiển xe đạp được chở bao nhiêu người khi tham gia giao thông?
a) Chỉ được chở một người.
b) Chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối
đa hai người.
c) Chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 14 tuổi hoặc chở người
bệnh đi cấp cứu thì được chở tối đa hai người.
d) Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em.
6. Theo em, hành vi nào dưới đây là sai?
a) Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường
thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.
b) Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có
cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
c) Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho
người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an
toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
d) Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao
thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại
cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
7.
a)
b)
c)
d)
Người ngồi trên xe đạp được thực hiện các hành vi nào sau đây?
Mang, vác vật cồng kềnh
Sử dụng ô
Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác
Không hành vi nào
8. Người đi bộ sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi vi phạm
nào sau đây?
a) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an
toàn
c) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2׀3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh
9. Biển nào báo hiệu đường hai chiều?
a)
b)
c)
d)
Biển 1
Biển 2
Biển 3
Biển 4
10. Khi gặp biển nào xe đạp không được đi vào?
a)
b)
c)
d)
Biển 1 & 2
Biển 2 & 3
Biển 1 & 3
Biển 2 & 4
PHẦN 2: CHIA SẺ KINH NGHIỆM (500 từ)
1/ Giả sử trường em có Câu lạc bộ an toàn giao thông và em là Chủ tịch Câu lạc bộ. Với tư
cách chủ tịch Câu lạc bộ, em có sáng kiến gì/kế hoạch hành động gì để thu hút các bạn tham
gia vào câu lạc bộ, đồng thời góp phần giúp các bạn trong trường tham giao thông an toàn?
2/ Hãy lựa chọn một trong hai nội dung sau đây và xây dựng thành quy tắc:
- Quy tắc đội mũ bảo hiểm an toàn, đúng quy cách.
- Quy tắc qua đường an toàn.
3׀3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh
CÂU 1: Giả sử trường em có Câu lạc bộ an toàn giao thông và em là
Chủ tịch của Câu lạc bộ đó. Với tư cách là chủ tịch Câu lạc bộ, để thu
hút các bạn tham gia vào câu lạc bộ, đồng thời góp phần giúp các bạn
trong trường tham gia giao thông an toàn, em sẽ đưa ra các kế hoạch
hành động như sau:
Đặc điểm của câu lạc bộ:
- Bao gồm tất cả các học sinh của trường muốn đăng ký tham gia.
- Kết nạp thành viên hàng tuần
- Có khẩu hiệu riêng: “An toàn giao thông vì nụ cười ngày mai”
- Có ca khúc tuyên truyền riêng (tự sáng tác): “An toàn giao thông hôm
nay vì thế giới ngày mai”
- Có facebook riêng của câu lạc bộ, thông qua facebook của Đoàn trường.
Thời gian sinh hoạt của câu lạc bộ:
- Tiết 4 và 5 vào chiều thứ 5 hàng tuần, sau khi các bạn học sinh tan học.
Nhiệm vụ của câu lạc bộ:
- Kêu gọi, tuyên truyền phổ biến cho các bạn về luật an toàn giao thông,
không những cho học sinh trong trường mà còn là cho những người xung
quanh (các bạn khác trường, phụ huynh…).
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ phong phú
và đa dạng (bao gồm các trò chơi và các buổi diễn kịch, hoạt cảnh…) để
các bạn trẻ có môi trường để thể hiện sự hiểu biết của chính mình cũng
như hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tham gia giao thông một cách
an toàn và tác hại của việc không tuân thủ các luật lệ giao thông.
- Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động của câu lạc bộ để các bạn
thấy được lợi ích to lớn của việc tham gia giao thông một cách an toàn
trên đường. Từ đó, góp phần vào việc xây dựng một xã hội có ý thức cao,
một đất nước phát triển, văn minh xứng tầm với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
Các hoạt động sinh hoạt hàng tuần của câu lạc bộ:
- Tham gia các trò chơi lớn: (nội dung liên quan đến an toàn giao
thông)
+ Nối biển báo với nội dung phù hợp
+ Bịt mắt đoán tranh an toàn giao thông
+ Đố vui các luật về an toàn giao thông
+ Thi hát về an toàn giao thông
- Nối nhịp nghĩa tình
+ Quyên góp tiền hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
+ Quyên góp tiền giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị tai nạn giao
thông.
Các hoạt động tổ chức lớn hàng năm của câu lạc bộ
- Tổ chức diễu hành vì an toàn giao thông mỗi năm một lần vào tháng
9
+ Thời gian: vào cuối tháng 9, sau khi khai giảng 1 tháng
(chú ý: không phải giờ cao điểm, chọn vị trí diễu hành và đứng hợp
lý tránh ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông và làm
việc xung quanh)
+ Địa điểm: diễu hành truyên truyền an toàn giao thông trên các con
đường chính của thành phố, và hát ca khúc tuyên truyền của câu lạc
bộ.
+ Thành phần: Bao gồm các thành viên trong câu lạc bộ sẽ cùng
nhau hóa trang và diễu hành.
- Tổ chức cuộc thi “Sưu tầm ảnh về an toàn giao thông trên đường đi
học”
+ Yêu cầu: Lập một facebook riêng cho cuộc thi thông qua trang
facebook của Đoàn trường để tất cả các bạn cùng tham gia.
+ Phụ trách kiểm soát nội dung và trao giải thưởng: Câu lạc bộ an toàn
giao thông của trường.
+ Thời gian tổ chức: Cả năm học
+ Giải thưởng: trao 3 giải hàng tháng cho các tác phẩm lần lượt có:
- Có tên cho ảnh sưu tầm hay
- Có số lượng like lớn từ các bạn học sinh
- Có số lượng bình luận quan tâm trên ảnh lớn.
Đồng thời cộng điểm thi đua cho các tập thể lớp có cá nhân có tác phẩm
đạt giải.
+ Nội dung cuộc thi: các cá nhân hoặc tập thể lớp của trường có thể nộp
tất cả những ảnh liên quan đến an toàn giao thông cho câu lạc bộ
- Ảnh chụp ở cuộc sống đời thường (trên đường đi học về, trước
nhà, sau ngõ …)
- Ảnh không được dựng cảnh
- Đặt tên cho ảnh khi nộp
- Tổ chức cuộc thi diễn kịch “An toàn giao thông vì nụ cười ngày
mai”
+ Yêu cầu: Mỗi lớp tham gia đóng góp 1 tiết mục
+ Phụ trách kiểm soát nội dung và trao giải thưởng: Câu lạc bộ an toàn
giao thông của trường.
+ Thời gian tổ chức dự kiến: Cuối học kì 1 – sau khi các bạn hs đã thi học
kì xong.
+ Giải thưởng: trao 3 giải các lớp có tác phẩm hay ấn tượng, có ý nghĩa
sâu sắc liên quan đến nội dung của cuộc thi.
Đồng thời cộng điểm thi đua cho các tập thể lớp có cá nhân có tác phẩm
đạt giải.
+ Nội dung cuộc thi: Mỗi lớp tham gia đóng góp tối thiểu 1 tiết mục liên
quan đến an toàn giao thông.
CÂU 2: EM CHỌN QUY TẮC ĐỘI MŨ BẢO HIỂM AN TOÀN,
ĐÚNG QUY CÁCH.
Để đội mũ bảo hiểm an toàn và đúng cách nhé, các bạn hãy tuân theo
những bước sau:
1. Mua và chọn lựa mũ bao hiểm ở những nơi có uy tín, có tem chống
hàng giả và tem chuẩn CR.
2. Khi đội, hãy mở dây quai mũ sang 2 bên, đội mũ lên đầu và kiểm tra xem
mũ có vừa đầu không bằng cách xoay đi xoay lại. Nếu mũ quá rộng so với
đầu, khi đi xe máy mũ sẽ bị sụp xuống mặt hoặc lật ra phía sau hoặc bị lật
nghiêng sang 1 bên.
3. Hãy luôn cài quai mũ, vì nếu đội mũ mà không cài quai thì mũ sẽ không
có tác dụng bảo vệ. Không nên cài quá chật hoặc quá lỏng. Sau khi cài, hãy
thử nhét 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét được 1 hoặc 2 ngón tay là
vừa. Nếu chúng ta cài quai mũ, nhưng cài qúa lỏng, mũ cũng có thể bị lật
khỏi đầu ra phía sau gáy và quai mũ sẽ vướng vào cổ của chúng ta, điều
này sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra va chạm, vì khi ngã cổ của chúng ta sẽ bị
dây quai mũ thắt lại. Nếu quai mũ cài quá chật, sẽ tạo cảm giác vướng víu,
khó chịu khi bạn điều khiển xe trên đường
Lưu ý:
- Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chỉ có tác dụng khi người
điều khiển giao thông biết chấp hành luật lệ giao thông, đi với tốc độ vừa
phải và đội mũ đúng cách.
- Khi đi đường, nhất là đi đường dài, đường cao tốc, tốt nhất là nên đội
mũ bảo hiểm cả đầu. Mũ bảo hiểm cả đầu sẽ phòng tránh được chấn
thương toàn bộ vùng sọ não, chắn gió tốt giúp người lái xe tập trung hơn.
- Còn với mũ bảo hiểm nửa đầu cũng có tác dụng bảo vệ nhưng chỉ được
một phần đầu, với điều kiện đi chậm từ 20 - 30km/h. Còn nếu đi với tốc
độ cao, 50 - 60km/h khi bị tai nạn sẽ xô lệch, nghiêng vẹo, tác dụng
không nhiều. Khi đội mũ bảo hiểm, người dân cần học thói quen nhìn
gương để quan sát xung quanh. Nếu không nhìn qua gương lại đội mũ kín,
không nghe thấy còi, không làm chủ tốc độ sẽ làm tăng tai nạn.
- Đặc biệt không nên đội mũ ngược về phía sau sẽ rất dễ văng ra khỏi đầu
nếu xảy ra tai nạn. Người sử dụng không đội mũ như theo các trường hợp
như: Không cài quai; không có quai; quai quá lỏng; đội ngược.
Đối với trẻ em: Không nên chọn mũ quá rộng cho trẻ. Kiểm tra việc đội
mũ cho trẻ bằng cách xê dịch mũ tới lui, lên xuống, nếu không xê dịch
được hoặc khoảng cách xê dịch quá 5 cm thì chọn chiếc khác. Do trẻ hiếu
động, cần chọn loại có trọng lượng nhẹ, thông thoáng và có khe thông gió
bên trên.
--- HẾT ---