Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề cương chi tiết học phần Biên dịch (Học viện Tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.88 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: MÔN BIÊN DỊCH
Học viện tài chính
Khoa: Ngoại ngữ

Bộ môn: Lý thuyết tiếng & Dịch

1. Thông tin về giảng viên
ST
T
1
2

Năm
Họ và
sinh
tên
Phạm
1967
Thị Lan
Phương
Bùi Thị 1984
Tuyết
Mai

Học hàm,
học vị

Nơi tốt
nghiệp

Thạc sỹ



Đại học Hà
Nội

Cử nhân

ĐHNN –
ĐHQG Hà
Nội

Chuyên môn

Giảng chính,
trợ giảng

Phiên dịch & Giảng chính
GD tiếng
Anh
GD tiếng
Giảng chính
Anh

Số ĐT
liên hệ
0912009
743

E.mail
phuongphamlan
@gmail.com


0912998 Buimai.aof@g
979
mail.com

2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Biên dịch
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 06
- Môn học: Bắt buộc
- Học phần cốt lõi: Ngữ pháp
- Các môn học trước: Lý thuyết dịch, Ngữ âm
- Các yêu cầu đối với môn học: Sinh viên dự lớp theo quy định của Học viện và
làm bài tập về nhà đầy đủ, nghiêm túc theo yêu cầu của giáo viên.
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 60 tiết
+ Làm bài tập trên lớp:
+ Thảo luận:
+ Thực hành, thực tập: 30 tiết
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học: 180 tiết
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Lý thuyết tiếng & dịch, khoa Ngoại
ngữ, tầng 3 toà nhà Hiệu bộ, Học viện Tài chính, Đông ngạc, Từ liêm, Hà nội
3. Mục tiêu của môn học
Môn học gồm những bài học có những nội dung đa dạng, bao trùm nhiều lĩnh vực khác
nhau, giúp xây dựng và phát triển kỹ năng biên dịch cho sinh viên năm thứ 3 và 4 để khi
kết thúc môn học, họ có thể đảm nhiệm một cách hiệu quả và tự tin công việc biên dịch
trong một môi trường làm việc tiếng Anh với những người nói tiếng Anh. Cụ thể là:
- Về mặt kiến thức: nắm được những kiến thức và từ vựng cần thiết về những chủ đề
thường gặp trong môi trường làm việc bằng tiếng Anh với những người nói tiếng

Anh.
1


- Về mặt kỹ năng: nắm được các kỹ năng biên dịch để chuyển tải thành công và trung
thực nội dung của văn bản gốc.
- Về mặt thái độ: hiểu được vai trò và tầm quan trọng của một biên dịch viên. Yêu
thích và có ý thức về đạo đức nghề nghiệp.
- Về mặt phương pháp học: có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ với sự trợ giúp
của từ điển và các tài liệu tham khảo mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo
viên.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học được giảng dạy trong 3 học kỳ (5, 6, 7) xoay quanh những chủ đề thuộc 6
mảng kiến thức với độ khó tăng dần:
- Các vấn đề xã hội 1
- Kinh tế và thương mại quốc tế
- Các vấn đề xã hội 2
- Các vấn đề của doanh nghiệp
- Chính trị ngoại giao
- Tài chính, kế toán-kiểm toán, tiền tệ, thuế, ngân hàng và bảo hiểm
- Mỗi mảng chủ đề gồm có các dơn vị bài học. Mỗi bài học có 1 bài dịch xuôi, 1 bài
dịch ngược, 1 bài tập củng cố cấu trúc, từ vựng và ngữ pháp, và 1 bài tập kỹ năng
dịch. Ngoài ra, có thể cung cấp1 danh sách các địa chỉ Internet về các chủ đề để sinh
viên có thể khai thác nhằm nâng cao, mở rộng và cập nhật kiến thức hoặc lấy bài tập
để luyện dịch.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chủ đề 1. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1
Bài 1. Giáo dục
Bài 2. Môi trường
Bài 3. Văn hoá, nghệ thuật

Bài 4. Sức khoẻ và phúc lợi
Chủ đề 2. KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Bài1. Các hiệp định Thương mại
Bài 2. Khủng hoảng tài chính
Bài 3. WTO và quá trình đàm phán gia nhập WTO
Bài 4. Toàn cầu hoá
Chủ đề 3. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 2
Bài 1.Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
Bài 2. Du lịch
Bài 3. Nông nghiệp
Bài 4. Tệ nạn xã hội và đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội
Chủ đề 4. CÁC VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP
2


Bài 1. Văn hoá trong kinh doanh
Bài 2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân
Bài 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bài 4. Marketing
Bài 5. Đổi mới và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Chủ đề 5. CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO
Bài 1. Chính trị quốc tế
Bài 2. Các cường quốc trên thế giới
Bài 3. Các quan hệ chính trị quan trọng
Bài 4. Các tổ chức quốc tế và các hoạt động ngoại giao
Chủ đề 6. TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN, THUẾ-HẢI QUAN, TIỀN TỆ,
NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM
Bài 1. Tài chính
Bài 2. Kế toán-kiểm toán
Bài 3. Thuế-Hải quan

Bài 4. Bảo hiểm
Bài 5. Thị trường chứng khoán
Bài 6. Tiền tệ, ngân hàng
6. Tài liệu học tập
- Giáo trình chính: Giáo trình biên dịch do Khoa Ngoại ngữ Bộ môn Lí thuyết Tiếng
Và Dịch biên soạn
- Sách tham khảo: “In other words – a coursebook on translation” ( Mona Baker,
Routledge, London 2003); Tài liêu tham khảo từ các nguồn khác
7. Hình thức tổ chức dạy học
Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học
Lên lớp
Thực
Tự học, tự

Bài
Thảo hành, thí nghiên cứu,
nghiệm
chuẩn bị bài
thuyết
tập
luận

Tổng

Chủ đề 1: CÁC VẤN
ĐỀ XÃ HỘI 1

10


5

30

45

Chủ đề 2. KINH TẾ
VÀ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ

10

5

30

45

Chủ đề 3. CÁC VẤN
ĐỀ XÃ HỘI 2

10

5

30

45


Chủ đề 4. CÁC VẤN
ĐỀ DOANH
NGHIỆP

10

5

30

45

3


Chủ đề 5. CHÍNH
TRỊ NGOẠI GIAO
Chủ đề 6. TÀI
CHÍNH, KẾ TOÁNKIỂM
TOÁN,
THUẾ-HẢI QUAN,
TIỀN TỆ, NGÂN
HÀNG VÀ BẢO
HIỂM
Tổng cộng

10

5


30

45

10

5

30

45

60

30

180

270

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Đây là môn học có đặc thù riêng nên yêu cầu sinh viên ngoài việc lên lớp đầy đủ sẽ
phải rèn luyện thường xuyên, làm bài tập đầy đủ và có ý thức tự tìm tài liệu từ các nguồn
khác nhau để luyện dịch. Khi học trên lớp, sinh viên phải làm quen với phương pháp học
tập tích cực và tham gia đánh giá chất lượng bài chuẩn bị của nhau theo phương pháp
peer review.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học
Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra – đánh giá
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên:
Giáo viên thường xuyên theo dõi và đánh giá quá trình học tập của sinh viên, kết hợp sử

dụng phương pháp peer review.
9.2. Kiểm tra – đánh giá định kì
-Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận…):
10%
- Phần tự học, tự nghiên cứu ( hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên
giao cho cá nhân / tuần; bài tập cá nhân / học kì,…): 20%
- Kiểm tra – đánh giá giữa kì: 20%
- Kiểm tra – đánh giá cuối kì: 50%
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
Mỗi bài dịch sẽ được cho điểm theo 5 mức độ sau đây (từ thấp đến cao):
1. Sinh viên rõ ràng không có khả năng chuyển tải thông điệp. Câu cụt và đứt
quãng. Không có cấu trúc hay từ vựng rõ ràng. Mắc lỗi thường xuyên và nghiêm
trọng khiến mục đích về chuyển tải thông điệp bị thất bại.
2. Có chút ít khả năng dịch, nhưng cấu trúc và diễn đạt yếu, từ vựng sơ sài. Nhiều
lỗi nghiêm trọng khiến người đọc bản dịch cảm thấy khó hiểu hoặc hiểu sai ý tác
giả.
3. Khả năng dịch vừa phải. Có một số chỗ dịch sai. Cấu trúc câu và từ vựng đơn
giản. Tuy có nhiều lỗi, song sinh viên đã có thể chuyển tải thông điệp.

4


4. Sinh viên có khả năng dịch. Có khả năng dùng những mẫu câu và từ vựng phức
tạp hơn, những vẫn còn mắc lỗi nhỏ về ngữ pháp hoặc từ vựng, tuy những lỗi đó
không gây hiểu lầm. Sinh viên vẫn chưa biết cách trau chuốt bản dịch.
5. Ssinh viên dịch tốt, luôn thể hiện sự tự tin và thoải mái trong việc sử dụng cả
hai ngôn ngữ. Bản dịch không những chính xác mà còn hay và tự nhiên. Sinh viên
biết sử dụng những cấu trúc và lỗi diễn đạt hay (kể cả thành ngữ), và biết sử dụng
từ vựng phức tạp và phong phú (kể cả những thuật ngữ chuyên ngành). Tuy vẫn
còn mắc lỗi, nhưng đó là những lỗi nhỏ và không thường xuyên.

9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại):
Lịch thi và kiểm tra sẽ được Ban Đào tạo thông báo
Ý kiến của lãnh đạo Học viện

Trưởng bộ môn

Th.S Phạm Thị Lan Phương

5



×