Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thu hoạch về bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 14 trang )

BÀI THU HOẠCH
VỀ BUỔI HỌC THỰC TẾ TẠI BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT
NAM

Qua chuyến thăm quan Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam vào ngày 15/10/2015
chúng em đã có thêm nhiều hiểu biết bổ ích về thiên nhiên Việt Nam.
1. Cây tiến hóa sinh giới
Trái đất hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm, trải qua hang tỉ từ các tế báo
sơ khai tiến hóa và chọn lọc tự nhiên đã hóa thành thế giới sống đa dạng như ngày
nay.
Sinh vật trên trái đất được chia thành 5 giới : Sinh vật tiền nhân (nhân sơ)
(tầng dưới cùng), giới sinh vật nguyên sinh tầng thứ 2, giới động vật (màu đỏ), giới
thực vật (màu xanh) và giới nấm.
- Giới sinh vật tiền nhân (nhân sơ): Hình thành cách đây khoảng 3,6 tỉ năm.
Đại diện sinh vật này thường gặp là virus, vi khuẩn và tảo lam.
- Giới sinh vật nguyên sinh: Từ một số nhóm sinh vật của giới nhân sơ đã tiến
hóa thành sinh vật nguyên sinh, khoảng 2,5 tỉ năm trước. Đại diện là tảo lục, mip,
trùng đế dày, nấm nhầy.
Từ một số sinh vật nguyên sinh tiến hóa thành 3 giới sinh vật có mức độ tiến
hóa cao hơn, đó là các giới động vật, thực vật, nấm.
- Giới thực vật : Tiến hóa từ nhóm sinh vật nguyên sinh song cố định và có
khả năng tự dưỡng bằng quang hợp.
1


Rêu là ngành nguyên thủynhất, xuất hiện 450 triệu năm trước, khoảng 360
triệu năm trước thực vật hạt trần, rồi thực vật có hoa.
- Giới nấm : Được hình thành cách ngày nay khoảng 1,5 tỉ năm. Nấm có trên
mặt đất khoảng 500 triệu năm trước.
- Giới động vật : Hình thành từ giới động vật nguyên sinh, có phương thức
dinh dưỡng, dị dưỡng, đỉnh cao của quá trình tiến hóa giới động vật là hình thành


lớp thú (khoảng 250 triệu năm trước).
2. Các kỷ địa chất
Các kỷ địa chất được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ kỉ Tiền Cambri đến kỷ
Đệ Tứ kèm theo là:
- Mốc thời gian bắt đầu và kết thúc của các kỷ:
+ Kỷ Tiền Cambri: 4000 – 541 triệu năm trước
+ Kỷ Cambri: 541 – 485 triệu năm trước
+ Kỷ Ordovic: 485 – 443 triệu năm trước
+ Kỷ Silur: 443 – 419 triệu năm trước
+ Kỷ Devon: 419 – 359 triệu năm trước
+ Kỷ Carbon: 359 – 299 triệunămtrước
+ Kỷ Permi: 299 – 252 triệu năm trước
+ Kỷ Trias: 252 – 201 triệu năm trước
+ Kỷ Jura: 201 – 145 triệu năm trước

2


+ Kỷ Creta: 145 – 66 triệu năm trước
+ Kỷ Paleogen: 66 – 23 triệu năm trước
+ Kỷ Neogen: 23 – 2,588 triệu năm trước
+ Kỷ Đệ Tứ: 2,588 triệu năm trước – Ngày nay
- Một hình ảnh to thể hiện về tự nhiên ở kỷ đó
- Bảng thông tin về những sinh vật tiêu biểu ở kỷ đó
- Trưng bày các đá, hóa thạch, bút thạch, tay cuộn… hoặc hình ảnh sưu tầm
được thuộc về kỷ đó cùng với thông tin về:
+ Tên khoa học của chúng
+ Nơi thu thập được

3. Lịch sử tiến hóa của loài người

3


Lịch sử tiến hóa của loài người đã được nhân thức ngay từ những thời kì đầu,
trong các học thuyết tôn giáo cho rằng con người được bắt nguồn từ hai người đầu
tiên xuất hiện trên thế giới có tên là Adam và Eva, dần dần con người được hình
thành từ đó. Còn trong thực tiễn cổ đại đã chứng minh, khoảng 6 triệu năm trước
nòi giống loài người bắt đầu tách ra từ tinh tinhloài có quan hệ gần gũi nhất với
chúng ta.

Australopithecus afarensis, một trong những họ người hominid đầu tiên, sinh
sống cách đây khoảng 3,8 triệunăm. Người Australopithecus afarensis đã tiến hóa
đặc điểm đi bằng hai chân và sống ở phía đông châu Phi. Họ có đặc điểm sinh học,
kích thước não và chế độ ăn uống tương tự với khỉ không đuôi hình người (Ape).
Người Homo habilis sống ở châu Phi cách đây khoảng 2,2 triệu năm và có
phần thân mình ngắn, cánh tay và não lớn giống khỉ không đuôi hình người.

4


Homo erectus là chủng người cổ nhất có hình dáng cơ thể giống người hiện
đại ngày nay. Homo erectus xuất hiện cách đây hơn 1,8 triệu năm. Người Homo
erectus có dáng đi thẳng, hộp sọ bằng 60-70% kích thước hộp sọ người hiện đại.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, chủng người có liên quan đến Homo antecessor
hay còn được gọi là người tiên phong (Pioneer Man) đã tồn tại cách đây khoảng
900.000 năm. Kết luận này xuất phát từ việc phát hiện một dấu chân người ở một
bờ biển thuộc Norfolk, phía đông nước Anh.
Người Neanderthals xuất hiện và sinh sống ở phía tây của lụa địa Á-Âu cách
đây khoảng 200.000 năm. Các nhà khoa học cho rằng họ có kích thước não bộ lớn
hơn một chút so với não của người hiện đại ngày nay.

Cách đây khoảng 195.000 năm, người Homo sapiens hay còn được gọi là
người thông minh bắt đầu xuất hiện ở châu Phi. Người Homo sapiens được coi là
có quan hệ gần gũi nhất với người hiện đại ngày nay. Họ bắt đầu di cư và sinh sống
ở châu Âu khoảng 40.000 năm trước.
4. Quá trình di cư của loài người trong lịch sử
Quá trình di cư của loài người trong lịch sử: Loài người sinh sống đầu tiên là
ở Đông Phi (khoảng 4000 năm) sau đó di cư sang châu Úc, châu Á và dần dần do
có sự giao thoa sang các vùng các châu lục khác nên con người cho đến ngày nay
có mặt hầu hết trên các lục địa. Từ đó cũng sinh ra năm màu da khác nhau như: da
vàng, da trắng, da đỏ, da đen,…

5


5. Mô hình sa bàn số
Nếu như các khu vực khác miêu tả các kỷ địa chất, quá trình tiến hóa cũng
như sự di cư của loài người trong lịch sử thì mô hình sa bàn số thể hiện các điều
kiện tự nhiên của Việt Nam, đó là: Mô hình nước biển dâng, mô hình số địa chất,
các nhóm đất chính ở Việt Nam, ảnh vệ tinh, phân bố lượng mưa trung bình tháng,
phân bố nhiệt độ trung bình tháng, độ che phủ thực vật, mật độ dân số, phân bố các
nhóm dân tộc chính, các điểm động đất, phân bố các mỏ dầu và khí, rừng và biến
động diện tích rừng qua các năm. Ở mỗi nội dung, sa bàn số đều thể hiện sinh động
qua các hình vẽ màu sắc khác nhau. Hơn nữa sa bàn số còn cho phép chúng em có
thể dừng hình ảnh để quan sát cụ thể từng nội dung.
6. Hệ thực vật
Hệ thực vật ở Việt Nam vô cùng phong phú và ấn tượng với số lượng vô cùng
lớn, đa dạng.
6



Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh
vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh
thái khác nhau.
Đầu tiên là các nhóm thực vật đặc trưng như là:
Tảo: gồm nhiều ngành (tảo lục, tảo silic), ngành Tảo lục là cơ thể đa bào, tự
dưỡng vì chứa diệp lục, chưa có rễ, thân, lá. Sống chủ yếu trong nước.
Rêu: là thực vật bậc cao, không mạch. Rêu không có hoa, không sản sinh hạt,
sinh sản bằng bào tử.
Quyết lá thông: là nhóm thực vật có mạch cổ nhất, lá là các chồi nhỏ, không
có rễ thực sự, bám vào môi trường sống bằng rễ giả.
Thạch tùng: là nhóm thực vật có mạch cổ, các lá chỉ có một gân. Sinh sống
bằng bào tử.
Cỏ tháp bút: là các loài thân rỗng có đốt, có khả năng quang hợp, có thân rễ
ngầm, sinh sản bằng bào tử.
Dương xỉ: dương xỉ là các thực vật có mạch, có lá, không có hạt, sinh sản
bằng bào tử.
Hạt trần: là những thực vật có hạt, hạt tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Thụ
phấn chủ yếu nhờ gió.
Tiếp theo, đó chính là thực vật có hoa:

7


Thực vật có hoa hay còn gọi là thực vật hạt kín, là một nhóm chính của thực
vật. Chúng tạo thành một trong hai nhóm thuộc thực vật có hạt. Chúng bao phủ các
hạt của mình bằng cách đưa hạt vào trong quả thực thụ. Chúng chứa các cơ quan
sinh sản trong một cấu trúc được gọi là hoa; noãn được bao phủ bởi lá noãn, nó sẽ
dẫn tới sự hình thành quả.
Thực vật có hoa được coi là nhóm tiến hóa nhất rất đa dạng về hình dáng từ
dây leo, cây thảo, cây bụi đến cây gỗ rất lớn. Hoa, quả với nhiều màu sắc, hình

dạng khác nhau. Theo ước tính, thực vật có 250.000 đến 400.000 loài trong khoảng
hơn 400 họ thực vật với hai nhóm chính là Hai lá mầm và một lá mầm.
Thực vật có hoa cung cấp một nguồn thực phẩm lớn cho con người, gia súc,
gia cầm. Phần lớn lương thực ở họ hòa thảo, họ cà, họ đậu…và cung cấp các loại
như là gỗ, sợi, tinh dầu, thực vật…
Cuối cùng đó chính là nấm, một loại thực vật đặc biệt nhất:

8


Nấm phân bố trên toàn thế giới và sinh sống ở nhiều dạng môi trường khác
nhau.
Nấm gồm những cơ thể dinh dưỡng bằng phương thức hoại sinh, ký sinh,hoặc
cộng sinh.
Các ngành chính của nấm được phân loại chủ yếu dựa trên cấu trúc cơ quan
sinh sản hữu tính của chúng. Hiện tại nấm được chia làm 7 ngành.
Nấm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, phân hủy các chất hữu cơ,
tham gia chu trình vận chuyển và trao đổi chất trong hệ sinh thái. Nấm được sử
dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, nhiều loại được sử dụng trong quá trình
lên men, làm thức ăn hoặc công nghệ thực phẩm. Nấm còn được sử dụng làm dược
liệu, sản xuất chất kháng sinh, hooc môn trong y học và enzim. Tuy nhiên, nhiều
loại nấm lại chứa chất độc đối với động vật và con người. Vài loại nấm có thể gây

9


ra các chứng bệnh cho cả con người lẫn động vât, cũng như dịch bệnh cho cây
trồng, mùa màng.
7. Côn trùng
Đặc điểm loài: Là động vật chân đốt có 3 đôi chân; Nhện và bọ cạp không

phải là côn trùng; Hiện có hơn 900.000 loài, chiếm 78% số loài của toàn bộ thế
giới động vật trên trái đất; Là nhóm động vật có số lượng đông đúc nhất trên hành
tinh với 1000.000.000.000.000.000 cá thể.
Lợi ích của côn trùng: Phần lớn côn trùng có ích hoặc vô hại; Có lợi thu phấn
cho thực vật (ong, bướm, kiến) sản xuất mật, sáp, tơ (ong,tằm); Chỉ có 0,1% là đi
ngược lại lợi ích của con người truyền bệnh (ruồi, muỗi) phá hủy công trình (mối).
Các bộ côn trùng:

10


Chuồn chuồn: có mắt khép, đặc biệt với hàng trăm ngăn thấu kính bao phủ
khắp đầu giúp chúng có tầm nhìn rộng , phát hiện con mồi và kẻ thù.
Ve sầu: được biết đến với khả năng tạo âm thanh inh ỏi suốt mùa hè của ve
sầu đực. Hầu hết ve sầu có vòng đời từ 2 – 5 năm. Đặc biệt có loài lên tới 17 năm.
Cánh cứng : gồm các lời châu chấu, cào cào, muồng. Nhiều loài phát ra tiếng
kêu inh ỏi bằng cách cọ sát cánh vào nhau hoặc vào chân.
Bọ ngựa: là loài ăn thịt , màu sắc thường thay đổi theo màu của nơi ở nhất là
khi rình mồi.
Bọ que: ngụy trang rất khéo , có thể thay đổi sắc tố để phù hợp với môi
trường. Trong bộ côn trùng bọ que có kích thước dài nhất.
Côn trùng cánh cứng

11


Bộ có nhiều loài nhất trong lớp côn trùng. Rất đa dạng về hình dáng , màu
sắc, kích thước và nơi sống. Trên 350.000 loài trên thế giới. Kích thước cơ thể 0,5200 mm . Đôi cách trước hóa cứng che cho cánh sau (bằng chất màng mỏng ) và
mặt trên cơ thể. Phần lớn bọ cánh cứng ăn thực vật , cũng có nhiều loài ăn động vật
, tấn công các loại côn trùng nhỏ khác.

Có loài ăn các chất hữu cơ mục nát và xác động, thực vật. Cánh cứng điển
hình và quen thuộc là : cặp kim, cánh cam, xén tóc, bọ hung , vòi voi.
Côn trùng cánh vẩy

Bộ cánh vẩy bao gồm bướm 11 % và ngài hay còn gọi là bướm đêm với 89%.
Côn trùng cánh vây rất đa dạng và phong phú với hơn 170.000 loài trên thế giới.
Màu sắc được hình thành từ các lớp vẩy phấn nhu những viên ngói xếp trên cánh vì
thế chúng có tên là côn trùng cánh vẩy. Quá trình sinh trưởng , phát triển của bướm

12


từ lúc trứng nở, sâu non, nhộng đến trưởng thành có nhiều thay đổi phức tạp về
hình thức bên ngoài và các cơ quan bên trong đó là biến thái.
Ngoài ra Bảo tàng còn có phòng chiếu phim 3D. Tại đây chúng em đã được
xem 1 bộ phim 3D giới thiệu về sự hình thành của trái đất, về mẫu vật đầu tiên của
khủng long, sự thống trị của loài bò sát trên thế giới, thuyết lục địa trôi...
“Qua chuyến thăm quan tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tôi có một số suy
nghĩ như sau: Về mặt cảm quan, tôi nhận thấy bảo tàng trưng bày tương đối đầy
đủ về tiến trình hình thành sự sống trái đất, các kỷ, các hệ sinh thái đặc trưng từng
thời kỳ, các mẫu vật, sa bàn cụ thể và sinh động phản ánh rõ các giai đoạn phát
triển của sự sống trên trái đất, cũng như sự phong phú, đặc hữu của hệ sinh thái
Việt Nam: gồm các loài bướm, ngài (bướm đêm), côn trùng, lưỡng cư, động vật ăn
thịt như: hổ Đông Dương, bò sát: cá sấu Xiêm, rắn hổ mang, ếch đồng; thú: voọc
lưng trắng, cá heo,… ngoài ra còn có các mẫu vật khác như các loài cây, san hô,
… Ngoài hệ thống các tiêu bản , mẫu vật vật phong phú thì phần chú thích của
cung cấp thông tin tương đối khái quát, dễ hiểu, phù hợp với mọi người khi tham
gia thăm quan bảo tàng. Về bố trí các gian trưng bày của bảo tàng tương đối khoa
học bao gồm 2 gian trưng bày hiện vật như sau: Gian 1: Là sơ đồ hình cây trình
bày về hệ sinh vật trên trái đất (Sơ đồ quay tự động). Gian 2: Đây là gian trưng

bày chính của bảo tàng, được trình bày theo tiến trình hình thành của trái đất gồm
các thời kỳ sau: Tiền Cambri; Đại Cổ sinh; Đại trung sinh; Đại tân sinh, đặc biệt
sự hình thành của các loài sinh vật trong lịch sử đặc biệt sự hình thành, phát triển,
tuyệt chủng của sinh vật trên trái đất với 5 của đại tuyệt chủng đã từng diễn ra
trong lịch sử trái đất, đó là quá trình hình thành, thống trị của loài bò sát: loài
khủng long (Kỷ Jura), sự cực thịnh của các loài thực vật có hoa (Kỷ phấn trắng)
như: cây hạt trần - ( thông); các loài côn trùng; Kỷ băng hà với loài voi mamut
nổi tiếng, sau đó là thời kỳ Đại tân sinh với sự phát triển của các loài thú có vú với
13


bộ óc phát triển, các loài thú ăn thịt như hổ răng kiếm xuất hiện ở khu vực Bắc
Mỹ hiện nay. Đặc biệt sự tiến hóa của bộ linh trưởng tiến hóa thành người hiện
đại như hiện nay, tiếp theo là các mẫu vật về hệ động thưc vật của Việt Nam, sa
bàn số hóa về các vấn đề môi trường ở Việt Nam như : Diện tích đất , các nhóm
đất, biêt độ che phủ rừng..., hệ thống màn hình chiếu phim tư liệu về lịch sử của
trái đất. Gian 3: Phòng chiếu phim 3D, tại đây chúng tôi được xem 1 bộ phim 3D
giới thiệu về sự hình thành của trái đất, về mẫu vật đầu tiên của khủng long, sự
thống trị của loài bò sát trên thế giới, thuyết lục địa trôi,… Bên cạnh đó trong
chuyến thăm quan ngày 15 tháng 10 năm 2015 tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
thuộc Viện hàn lân khoa học công nghê Việt Nam đã bồi đắp thêm cho cá nhân tôi
nhiều tri thức khoa học, đặc biệt là ngành cổ sinh vật học, môi trường, lịch sử trái
đất phục vụ đắc lực vào công việc sau này của bản thân”.
(Trần Kim Cương)
Thực sự chuyến thăm quan bảo tàng đã đem lại cho chúng em nhiều kiến thức
bổ ích về thiên nhiên Việt Nam, điều này không chỉ phục vụ cho công việc giảng
dạy sau này mà còn giúp nâng cao vốn hiểu biết bản thân đồng thời khiến chúng
em thêm yêu, thêm tự hào về thiên nhiên Việt Nam, từ đó ý thức được trách nhiệm
của bản thân đối với môi trường tự nhiên.
Chúng em xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cô giáo Bùi Thị Thảo, cô giáo đã

tạo điều kiện cho chúng em có một buổi học thực tế bổ ích, lý thú và nhiều kỷ
niệm. Chúng em cũng mong Ban chủ nhiệm khoa sẽ tạo điều kiện để chúng em
cũng như các sinh viên khóa sau được tham gia nhiều buổi học thực tế như vậy.

14



×