Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích nghành dược việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.42 KB, 14 trang )

4

BÀI TẬP NHÓM
Tính huống số 2: Phân tích nghành dược Việt Nam

Mục Lục

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

1.1 Sử dụng mô hình năm lực cạnh tranh của M.Porter để đánh giá tính hấp
dẫn của thị trường dược phẩm Việt Nam
1.1.1 Các rào cản gia nhập mới
Theo báo cáo mới nhất của Business Monitor Index (BMI) cho thấy mức tiêu thụ
dược phẩm tại Việt Nam tiếp tục duy trì với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 16% vào 2013.
Giá trị ước tính đạt khoảng 3,3 tỉ USD, hiện tại chi tiêu cho dược phẩm của người Việt
chiếm khoảng 2% GDP. Chính tiềm năng phát triển của ngành dược đã biến lĩnh vực kinh
doanh này trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất trong lẫn ngoài nước. Tuy
vậy rào cản cho việc gia nhập ngành của doanh nghiệp là khá lớn:
Quy mô sản xuất lớn: Tháng 11/2013, Công ty Dược Hậu Giang là công ty dược
lớn nhất của Việt Nam đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm mới.
Đây là nhà máy hứa hẹn tạo ra năng suất gấp đôi với công suất thiết kế dự kiến lên tới
hơn 9 tỉ đơn vị sản phẩm một năm. Cùng lúc đó, công ty dược Imexpharm cũng đã xây
dựng xong nhà máy thuốc tiêm penicillin mới tại Bình Dương. Tính kinh tế của quy mô
được thể hiện rõ khi các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất sẽ làm giảm chi chí bình
quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra. Đây sẽ là rào cản đầu tiên về giá cho mỗi doanh
nghiệp có chiến lược gia nhập ngành.


Chuyên biệt hóa sản phẩm: công ty dược Traphaco tập trung vào nhóm sản phẩm
thuốc mang dáng dấp của sản phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên với 2 sản phẩm nổi
bật là Hoạt Huyết Dưỡng Não – mang dấu ấn của một bài thuốc cổ truyền trị các chứng
đau đầu, giảm trí nhớ rất hay gặp ở người trung niên. Và Boganic – một sản phẩm giải
độc gan cho người uống rượu bia nhiều đã trở nên rất thành công ở Việt Nam.
Sự trung thành với nhãn hiệu: Sự trung thành với nhãn hiệu được xây dựng thông
qua quảng cáo liên tục về nhãn hiệu và về tên công ty. Việc xuất hiện dày đặc của những
mẩu quảng cáo các sản phẩm Đông dược trên ti vi mỗi tối cho thấy môi trường cạnh tranh
đang trong phân khúc này ngày càng gay gắt. Sự trung thành của nhãn hiệu gây khó khắn
rất lớn cho người mới nhập cuộc muốn chiếm thị phần của các công ty hiện tại. Bởi các
BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

công ty mới gia nhập muốn tạo dựng được lòng tin và làm lay động sự trung thành với
các sản phẩm cũ thì công ty đó phải tốn rất nhiều chi phí về thời gian cũng như tiền bạc
để gây dựng thương hiệu, lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng.
Hệ thống phân phối rộng khắp: Với chiến lược sản phẩm đánh chủ yếu vào kênh
OTC (hiệu thuốc nhỏ bán dược phẩm không cần toa bác sĩ), Dược Hậu Giang đã tận dụng
hiệu quả hệ thống phân phối rộng khắp cả nước của mình trong tiêu thụ sản phẩm. Không
phần kém cạnh, để thực hiện tham vọng thiết lập một mạng lưới phân phối rộng khắp cả
nước, Dược Traphaco đã mua lại những công ty thiết bị y tế tại các tỉnh thành trọng điểm
như Thái Nguyên ở khu vực phía Bắc, Đắk Lắk ở khu vực Tây Nguyên và Quảng Trị ở
khu vực Trung Trung Bộ. Đây sẽ là điều khá khó khăn khi các công ty mới gia muốn
thuyết phục những kênh phân phối sẵn sàng chấp nhận sản phẩm của mình bằng việc phá
giá, khuyến mãi, quảng cáo....
Chính sách của chính phủ: Cho dù doanh nghiệp cung cấp được 50% nhu cầu

nhưng thị trường nội địa chỉ đáp lại 38%,Chính phủ đặt mục tiêu thuốc nội địa phải đáp
ứng được 80% nhu cầu thị trường vào năm 2020. Nhưng với việc kiểm tra khắt khe của
Bộ Y tế mà nhất là các sản phẩm Đông dược có nguồn nguyên liệu chưa theo chuẩn quốc
tế sẽ là rào cản không hề nhỏ khi doanh nghiệp muốn tham gia ngành.
Rõ ràng ngành dược phẩm Việt Nam hứa hẹn các triển vọng tăng trưởng và lợi
nhuận bền vững song để có thể gia nhập ngành với những rào cản rất lớn các doanh
nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc mới có thể chiếm lấy một phần
miếng bánh ngọt màu mỡ này.
1.1.2 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Theo thang cấp độ đánh giá của WTO và UNIDO, công nghiệp dược của Việt nam
đang dừng lại ở gần mức độ 3 tức là Việt Nam có nền công nghiệp dược nội địa, sản xuất
được thuốc generic, xuất khẩu được một số thành phẩm, tuy nhiên, đa số vẫn phải nhập
khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài.

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

Sau khi hội nhập WTO, ngành dươc Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn
dồi dào và trình độ khoa học công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt lấy cơ cải
tiến cho mình. Do đó ngày càng nhiều các sản phẩm về thuốc mới xuất hiện thay thế sản
phẩm cũ , cải tiến về chất lượng lẫn chức năng. Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Trong những doanh nghiệp đó phải kể đến các ông lớn trong thị trường Dược Việt
Nam như Dược Hậu Giang, Traphaco đến các doanh nghiệp Dược Cửu Long,
Pharmedic… thì việc không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển - cải tiến sản phẩm là
công việc ưu tiên hàng đầu, bởi nó quyết định đến sự tồn tại trong ngành.

Hiện tại, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến thực phẩm chức năng như canxi, các
loại vitamin A, B, E… mà quên mất đi việc cung cấp các thành phần dinh dưỡng này
thông qua các sản phẩm thức ăn và đồ uống. Chính vì vậy việc cạnh tranh chỉ mới diễn ra
chủ yếu giữa các đối thủ trong ngành. Các doanh nghiệp nhận ra được con đường triển
vọng đó nên đã tích cực đầu tư công nghệ tạo ra sản phẩm mới. Sự xuất hiện ngày càng
nhiều của các sản phẩm thay thế sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh trong ngành dẫn đến tăng
cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và các doanh có liên quan.
1.1.3 Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành
Số lượng các các công ty đối thủ cạnh tranh: Ngành dược Việt Nam hiện có
khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó 100 công ty sản xuất tân dược và 78
doanh nghiệp sản xuất Đông dược. Ngoài ra còn có khoảng 300 cơ sở sản xuất Đông
dược và thực phẩm chức năng nhỏ lẻ. Đi đầu phải kể đến 13 công ty dược phẩm đang
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là Dược Hậu Giang, Imexpharm,
Domesco, Dược Cửu Long, Pharmedic, S.P.M (chuyên về tân dược ), Traphaco, Dược
OPC Dược Phong Phú ( Đông dược), cùng với 4 doanh nghiệp chuyên phân phối là
Vimedimex, Ladopharm, Dược Hà Tây và Dược Bến Tre.
Tăng trưởng của ngành: Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình giai đoạn 20092013 đạt 18.8%/năm. Sự tăng trưởng này ngược chiều so với các ngành kinh tế khác trong

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2013 vừa qua,

do

mặt


hàng dược phẩm là mặt hàng thiết yếu và không thể

thay thế.

BMI đã dự báo lượng tiêu thụ thuốc sẽ tăng lên
117,802.35 tỷ VND vào năm 2017, tương ứng với

tốc

độ

tăng trưởng trung bình là 15.5%. Hơn nữa, tỉ lệ đóng

góp của

ngành cho GDP của cả nước cũng tăng qua các năm

và được

dự đoán tiếp tục giữ xu hướng tăng trưởng này trong

vòng

5

năm tới. Có thể nói thị trường dược phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh do đó nó
cho phép một số lượng lớn các công ty thu được lợi nhuận lớn khi tham gia kinh doanh
ngành.
Đặc điểm của sản phẩm: Với trình độ kĩ thuật ngày càng được phát triển, sản phẩm

thuốc có chu kỳ sống ở mức phát triển. Dù là mặt hàng thiết yếu nhưng sản phẩm rất dễ
làm giả. Đặc biệt là sản phẩm Đông dược, với nguồn nguyên liệu là thiên nhiên nên rất dễ
pha trộn và thay thế thế. Do đó thiếu sự khác biệt hóa sản phẩm, áp lực cạnh tranh về giá
cũng không cao.
Mức độ cạnh tranh ngành: Hiện nay có 2 doanh nghiệp làm chủ trong 2 phân khúc
Đông dược và Tây dược đó là Traphaco và Dược Hậu Giang, nhìn thấy rõ khi Traphaco
tập trung vào các thực phẩm chức năng; Dược Hậu Giang thì chủ yếu đánh vào các sản
phẩm kháng sinh, hô hấp, giảm đau, các nhóm sản phẩm thuốc bình dân, đánh vào các
hiệu thuốc nhỏ bán dược phẩm không cần kê toa của bác sĩ. Tuy nhiên , đối với 2 phân
khúc này sự cạnh tranh chưa bao giờ giảm. Như đối với sản phẩm Đông dược có đặc tính
dễ sản xuất, dễ sao chép, dễ bán thì cường độ cạnh tranh ngày càng tăng lên.
1.1.4 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
o

Sức mạnh thương lượng của nhà cung ứng:
Mức độ tập trung ngành: Ngành dược Việt Nam hiện có khoảng 178 doanh

nghiệp sản xuất thuốc, trong đó 100 công ty sản xuất tân dược và 78 doanh nghiệp sản
xuất Đông dược. Ngoài ra còn có khoảng 300 cơ sở sản xuất Đông dược và thực phẩm

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

chức năng nhỏ lẻ. Cho thấy mức độ tập trung nghành là không lớn, các công ty có quyền
thương lượng khá thấp, khả năng tạo áp lực lên các công ty khác là không cao.
Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng: không hoành tráng như dược Hậu Giang hay

Traphaco, nhưng Domesco lại thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường ở góc độ hợp tác với cổ
đông chiến lược nước ngoài. Theo thống kê, hiện nay 90% nguyên vật liệu sản xuất thuốc
đều phải nhập khẩu . Hay Imexpharm đã định vị mình như nhà sản xuất nhượng quyền
hàng đầu cho Sandoz hay BD Pharm và Innotech của Pháp… chi phí cho tìm kiếm và
chuyển đổi nhà cung ứng là rất lớn gây sức ép cho các công ty khi chuyển từ nhà cung
cấp này sang nhà cung cấp khác.
o

Sức mạnh thương lượng của khách hàng :
Nhu cầu lớn: Dược phẩm là sản phẩm chuyên biệt và không có khả năng thay thế

nên người tiêu dùng thường ở thế bị động. Bên cạnh đó, nhu cầu về dược phẩm của khách
hàng ngày càng tăng do nhận thứ về sức khỏe và sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh
dịch bệnh gây hại.
Hiểu biết về sản phẩm: Phần lớn khách hàng chưa có thói quen tìm hiểu và nắm
bắt những thông tin về dược phẩm. Do đó mỗi khi bị mặc bệnh, bệnh lệ thuộc hoàn toàn
vào đơn thuốc của bác sĩ hoặc sự hướng dẫn của các dược sĩ tại quầy thuốc.
Thương lượng giá: Do chính sách giá thuốc hiện không có nhiều rào cản và ít bị
hạn chế nên giá thuốc mỗi nơi đều khách nhau. Khách hàng khi mua thuốc hầu hết họ
cũng không mặc cả về giá. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang gia tăng doanh thu bằng cách
trả hoa hồng cho các bác sĩ ở bệnh viện, phòng khám nếu họ kê thuốc qua đơn (với giá
hoa hồng cho bác sĩ là từ 10-30% trên tổng giá trị dược phẩm)
 Tất cả cho thấy quyền thương lượng của khách hàng là thấp.

1.1.5 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác
Ngoài 5 lực lượng lực chính được chỉ ra ở trên một số các bên liên quan khác nằm
trong môi trường ngành của công ty như cổ đông, công đoàn, Chính phủ, các tổ chức tín

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2


NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

dụng, dân chúng, các nhóm quan tâm đặc biệt đều có tác động ảnh hưởng đến sự hoạt
động của doanh nghiệp. Những đối tượng liên quan tới doanh nghiệp này có thể là điều
kiện thuận lợi giúp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp hoặc có thể là điều kiện khó khăn
làm hạn chế hoặc làm suy tàn doanh nghiệp. Do đó mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm đến sự
có mặt của các nhân tố liên quan này để từ đó tận dụng cơ hội hoặc hạn chế sự bất lợi tới
doanh nghiệp.
1.1.6 Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường dược phẩm Việt Nam
Từ những phân tích đánh giá ở trên chúng ta có thể tổng hợp tổng quan tính hấp
dẫn của thị trường dược Việt Nam qua mô hình sau:

Với thị trường rộng lớn 90 triệu dân cùng với những kỳ vọng tăng trưởng ấn
tượng, Lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường hấp dẫn với
các nhà đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài bởi nhu cầu khám chữa bệnh cũng như chi phí
bình quân tiền thuốc/đầu người/năm ngày càng tăng cao. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn
dược phẩm quốc tế có uy tín đã có ý định mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để chiếm
lấy một phần miếng bánh ngọt này. Chính vì thế cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
ngày càng cao và gắt gao. Các sản phẩm mới luôn được nghiên cứu nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm và thay thế sản phẩm cũ. Với mức cạnh tranh cao như vậy khiến các
doanh nghiệp có ý định chiến lược tham gia ngành sẽ gặp những rào cản rất lớn về tính
kinh tế của quy mô, chuyên biệt hóa sản phẩm, hệ thống phân phối rộng khắp.... Do đó
doanh nghiệp muốn tham gia ngành phải có sự đầu tư lớn về cơ sở và sản phẩm có
chuyện biệt thì mới có khả năng chiếm được thị phần màu mỡ dược Việt Nam. Còn với
những điều kiện hạn chế, doanh nghiệp nhưng vẫn muốn tham gia ngành thì buộc phải từ
bỏ phần lớn lợi nhuận để tồn tại.


BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

1.2 Phân tích những yếu tố thành công cốt lõi (FKS) trên thị trường dược
phẩm Việt Nam
1.2.1 Kênh phân phối mở rộng
Mở rộng hệ thống, thay đổi chiến lược phân phối đang được các doanh nghiệp
ngành dược đẩy mạnh, nhằm tăng tỷ trọng doanh thu kênh OTC, đồng thời tạo lợi thế
cạnh tranh so với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp này được quyền phân phối
trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam.
Doanh nghiệp dẫn đầu ngành về hệ thống phân phối hiện nay là CTCP Dược Hậu
Giang (DHG) với 1.200 nhân viên kinh doanh, 12 công ty con bán hàng, 24 chi nhánh, 68
hiệu thuốc và hơn 22.000 khách hàng trên cả nước.
Đứng thứ 2 về hệ thống phân phối trong nước là CTCP Traphaco (TRA) cũng
đang có bước đổi mới trong cách thức bán hàng. TRA đã thay đổi chính sách chiết khấu,
trong đó, người bán phải cam kết không bán dưới giá sàn mới được nhận ưu đãi riêng và
các đại lý phải thanh toán tiền mới được nhận hoa hồng. Nhờ đó, TRA đã và đang sàng
lọc toàn bộ mạng lưới bán hàng hiện hữu một cách khá hiệu quả.
Tại CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP), để mở rộng mạng lưới phân phối, IMP
sẽ phát hành 2,63 triệu cổ phiếu, tương đương 10% cổ phần, cho một đối tác chiến lược
vào tháng 12 tới. Chủ tịch IMP cho biết, đối tác chiến lược của IMP là DN trong nước,
cùng ngành và có thế mạnh về hệ thống phân phối.
Bên cạnh việc mở rộng và nâng cao chất lượng các cửa hàng, đại lý hiện hữu, một
số doanh nghiệp ngành dược đang tăng cường thực hiện các thương vụ M&A với các
công ty phân phối dược phẩm ở các tỉnh, nhằm khai thác hệ thống phân phối, bán hàng,
đồng thời tạo dựng các mối quan hệ với các cơ sở y tế địa phương mà các đơn vị này đã

thiết lập và xây dựng đến tận tuyến huyện, xã.
1.2.2 Chiếm lĩnh được những phân khúc chủ đạo ( Đông dược)
Dược Hậu Giang và Traphaco đang là "bá chủ thị trường” với những sản phẩm đặc
trưng riêng biệt. Trong khi Dược Hậu Giang chọn nhắm vào nhóm sản phẩm kháng sinh,
BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

giảm đau và hô hấp với chất lượng hợp lí và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với thuốc ngoại,
thì Traphaco lại tập trung vào nhóm các sản phâm thuốc mang dáng dấp của thực phẩm
chức năng có nguồn gốc thiên nhiên.
Tận dụng nguồn nguyên liệu cây đinh lăng sẵn có, nhà máy dược phẩm công nghệ
cao Traphaco CNC đã cho ra đời Hoạt Huyết Dưỡng Não, mang dấu ấn của một bài thuốc
cổ truyền trị các chứng đau đầu, giảm trí nhớ hay gặp ở ngưòi trung niên. Tương tự,
Boganic - một sản phâm giúp giai độc gan cho người uống rượu bia nhiều đã trở nên rất
thành công ở Việt Nam, một quốc gia có lượng tiêu thụ bia trên đầu ngưòi vào loại cao
nhất châu Á
1.2.3 Tăng cường nhận thức cho khách hàng
Sự xuất hiện dày đặc những mẫu quảng cáo các sản phẩm Đông dược trên tivi mỗi
tối và trên các áp phích ở những nơi công cộng đông người đã giúp người tiêu dùng cập
nhập nhanh thông tin các sản phẩm mới của doanh nghiệp, và đảm bảo độ chính xác của
thông tin sản, phẩm tránh tình trạng khách hàng mua nhầm hàng giải,hàng nhái,hàng kém
chất lượng.
Từng có khoảng thời gian, người Việt rất ưu chuộng các sản phẩm thuốc ngoại với
tâm lý cho rằng thuốc ngoại tốt luôn hơn thuốc nội nhưng với sự đầu tư vào sản xuất kết
hợp với quảng bá hình ảnh một số sản phẩm dược của các công ty dược Việt Nam đã ra
đời làm thay đổi thói quen người tiêu dùng Việt. Ví dụ như : Traphoco với sự đầu tư về

công nghệ cao cho ra đời sản phẩm Hoạt Huyết Dưỡng Não và Boganic với công dụng
hiệu quả được thừa nhận cả trong lẫn ngoài nước đã trở nên rất thành công ở Việt Nam
khi được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn thay cho các sản phẩm nhập ngoại.
1.2.4 Định vị cho mình một vị trí tốt trong ngành
Chính tiềm năng phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong những
năm gần đây của ngành dược đã biến lĩnh vực kinh doanh này trở thành mảnh đất màu
mỡ cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất và nhà đầu tư vào.

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

Cuối tháng 11 năm ngoái, Dược Hậu Giang đã trở thành công ty dược lớn nhất
Việt Nam, và việc hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm mới để tăng công
suất thiết kế lên hơn 9 tỉ đơn vị sản phẩm 1 năm càng làm củng cố thêm sự vững chắc của
doanh nghiệp.
Ở phía nam Dược Hậu Giang là “bá chủ” thì phía bắc Traphaco cũng là “ông
hoàng”. Cả 2 đều là những doanh nghiệp chọn cách đánh bao phủ thị trường và thực sự
chiếm lĩnh được những phân khúc chủ đạo.
Trái ngược với sự thâu tóm thị trường phân phối của hai ông lớn thì Imexpharm đã
định vị cho mình như nhà sản xuất nhượng quyền hàng đầu cho Sandoz hay BD Pharma
và Innotech của Pháp.
1.2.5 Có sản phẩm hỗ trợ đủ rộng
Công ty DHG tập trung vào những sản phẩm thuốc bình dân, dễ sản xuất như các
sản phẩm thuộc kháng sinh, hô hấp, giảm đau thì công ty bên Traphaco lại chọn những
sản phẩm thuộc bên thị trường bị bỏ ngỏ như những sản phẩm thuộc bên đông y có nguồn
gốc từ thiên nhiên

Nếu 5 năm trước Traphaco vẫn là công ty dược phẩm với quy mô thường bậc trung
thì sự ra đời của Hoạt Huyết Dưỡng Não và boganic đã thực sự khai thông mạch máu lợi
nhuận cho công ty. Còn ông lớn (công ty DHG) có trên 270 sản phẩm được đăng kí lưu
hành trên cả nước với đủ các loại mặt hàng trong đó có nhiều sản phẩm ưu thế như thuốc
đóng gói trẻ em thuốc giảm đau hạ sốt thương hiệu Hapacol.
1.2.6 Chính sách giá
Một trong những thành công của ngành dược nước ta hiện nay là do chất lượng
thuốc đảm bảo, được người tiêu dùng tin tưởng trong khi đó giá cả lại hợp lí, rẻ hơn so
với nhiều loại thuốc ngoại. Đây chính là yếu tố để ngành dược nước ta thu hút được sự
ủng hộ của khách hàng, người tiêu dùng.
Thông tư của Bộ Y tế ban hành ngày 31/8/2007 đã góp phần hạn chế tăng giá
thuốc bất hợp lý của các cơ sở sản xuất, nhà nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ. Bắt đầu từ
BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

12/2007, quy trình quản lý thuốc của cục quản lý dược phẩm khá chặt chẽ. Theo quy định
các cơ sở bán buôn và bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán và không được bán cao hơn giá
đã niêm yết. Mức giá niêm yết bán dựa trên mức giá do cơ sở sản xuất, giá nhập khẩu đã
kê khai với cơ quan quản lý dược phẩm. Cục quản lý dược phẩm đã đưa trang website
thông tin về thuốc nước ngoài, thuốc sản xuất trong nước và thuốc đã đăng kí lưu hành tại
Việt Nam và giá thuốc trúng thầu để giúp các cơ sở điều trị, doanh nghiệp, nhà buôn, bán
lẻ thuốc có thể tham khảo thông tin về giá thuốc.
Đối với thuốc nhập khẩu và lưu hành tại thị trường Việt Nam thì giá thuốc không
được cao hơn giá CIF thực tế trung bình của thuốc đó mà cơ sở nước ngoài đó bán cho
các nước trong khu vực và giá bán thuốc của các nước trong khu vực được cập nhật 1
năm để sát với thực tế. Như vậy theo quy định mới này các cơ quan nhập khẩu không thể

tự khai khống giá bán thuốc quá cao trước khi vào Việt Nam.
1.2.7 Trình độ khoa học - kĩ thuật
Từ giữa những năm 1990 cho đến nay, nhờ thay đồi cơ chế quản lý và tác động
tích cực của cơ chế thị trường, nền công nghiệp dược Việt Nam có những bước tiến vượt
bậc. Hàng loạt các dây chuyền sản xuất thuốc với công nghệ hiện đại đã được đầu tư. Đến
tháng 6/2011 đã có 103 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt GMP-WHO trong đó có một vài
nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP Châu Âu, GMP Nhật Bản sản xuất 919 triệu USD dược
phẩm (số liệu đến tháng 12 - 2010); Những con số này minh chứng chắc chắn cho chất
lượng thuốc nội bởi khi đạt chuẩn GMP nghĩa là thuốc sản xuất trong nước đạt tiêu
chuẩn khu vực và quốc tế từ nguyên liệu đầu vào, dây chuyền sản xuất, hệ thống kiểm
nghiệm, kho bãi và cả khâu thực hành và phân phối thuốc tốt.
Sau hơn 15 năm áp dụng GMP, hiện nay công nghiệp bào chế dược phẩm Việt
nam đang tỏ ra có lợi thế cạnh tranh tương đối trong khu vực. Nhiều tập đoàn đa quốc gia
đang nhắm tới các nhà máy dược phẩm Việt Nam để tìm kiếm khả năng họp tác trong lĩnh
vực bào chế phù hợp với chiến lược chuyển công nghiệp bào chế sang Châu Á có nhiều
lợi thế cạnh tranh (khả năng hấp thu công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại vói

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

chi phí rẻ hơn ở phương Tây, nhân lực có trình độ thích hợp nhưng chi phí rẻ tương đối so
với chi phí nhân lực ở phương Tây ).
1.2.8 Sự hậu thuẫn của nhà nước, chính phủ
Ngành dược trong nước còn được hậu thuẫn bởi Chính phủ đã phê duyệt chiến
lược phát triển ngành dược theo hướng nâng tỷ lệ sản xuất thuốc trong nước từ 50% tổng
giá trị như hiện nay lên 80% đến năm 2020. Đồng thời Bộ Y Tế cũng khuyến khích

doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để cải tiến công nghệ sản xuất và xây dựng các
dự án mới. Mặc dù thuốc nội chiếm khoảng 40-50% số lượng thuốc dùng tại các bệnh
viện, nhưng chi phí rẻ hơn rất nhiều nhưng hiệu quả điều trị vẫn cao và người dùng đang
thay đồi quan niệm về thuốc nội.
Tuy nhiên, theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam xếp thứ
3/4 về mức độ phát triển của ngành công nghiệp dược. Tức là chỉ dừng ở việc có nền công
nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một số sản phẩm. Vì thế,
như DHG muốn tăng trưởng mạnh cần đầu tư hơn nữa vào chiến lược sản phẩm.
Hay vấn đề của DMC là phải tìm cách khắc phục năng lực sản xuất. Riêng
Traphaco (TRA), hiện vẫn chưa có nhiều đột phá về sản phẩm (sau 2 nhãn hiệu khá thành
công là hoạt huyết dưỡng não và thuốc bồ gan Boganic). Do vậy, đầu tư cho nghiên cứu
và sản phẩm là điều mà TRA cần quan tâm.
Để sản phẩm của doanh nghiệp nội địa có chất lượng cao hơn, Chính phủ khuyến
khích các doanh nghiệp phai đạt chứng chỉ thực hành sản xuất thuốc (GMP). Tuy nhiên,
tới nay chỉ có khoảng một phần ba các công ty dược Việt Nam đạt GMP.
Thực tế, các công ty cũng đang dồn lực để giải quyết những hạn chế nội tại nhu
nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm mới, nâng cấp chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh kênh bán
hàng, mở rộng sản xuất và giảm bớt sự lệ thuộc về nguyên liệu nhập khẩu (90% nguyên
liệu phải nhập khẩu). Những công ty dược nhỏ lẻ thiếu đầu tư, thiếu lợi thế cạnh tranh và
sản phẩm bị trùng lắp, khó khăn sẽ càng chồng chất.

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

1.3 Các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam có thể được phân chia thành những
nhóm chiến lược nào?

Dựa vào loại sản phẩm ta có thể chia thành những chiến lược sau:
Chuyên về Tân dược
1. Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang
2. Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Y tế Domesco
3. Công ty Cổ phần Dược
phẩm IMEXPHARM
4. Công ty cổ phần hóa
dược phẩm Mekophar
5. Công ty cổ phần
PYMEPHARCO
6. Công ty cổ phần dược
vật tư y tế Hải Dương
7. Công ty cổ phần dược
phẩm Nam Hà

Chuyên sản phẩm chức
năng
1. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần
TraPhaco
Vimedimex
2. Công ty cổ phần dược
2. Công ty cổ phần dược
OPC
Hà Tây
3. Công ty đông dược
3. Công ty cổ phần dược
Thuận Thiên Hải

Bến Tre
4. Công ty đông dược Đông 4. Công ty thực phẩm chức
Hải
năng IMC
5. Công ty đông dược Xuân 5. Công ty thực phẩm chức
Quang
năng Cường Dương
6. Công ty đông dược Bình 6. Công ty thực phẩm chức
Đông
năng Khánh An
7. Công ty đông dược Lâm 7. Công ty thực phẩm chức
Vĩnh Sanh
năng Vision
Chuyên về Đông dược

 Nhóm thuốc Tân dược : giá bán rất cao , cần phải chữa trị khỏi bệnh trong thời

gian ngắn như sốt , hắt sì hơi …..
 Nhóm thuốc Đông dược : giá bán trung bình, chữa trị các bệnh mãn tính liên quan
đến hằng ngày như lao động nặng nhọc, làm việc trong môi trường không đảm bảo
và sử dụng trong thời gian lâu dài.
 Nhóm thực phẩm chức năng : giá bắn cao, sản phẩm này không phải là thuốc và
chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, thời gian sử dụng tùy sản phẩm.

Dựa vào hai nhân tố giá và chí phí R&D, ta có thể chia nhóm chiến lược trong
ngành dược Việt Nam như sau:

Nhóm
dược
phẩm

tiêu dùng trong nước

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

Nhóm dược phẩm
tiêu dùng ngoài nước

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


4

1. Công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang
2. Công ty cổ phần TraPhaco
3.Công ty Cổ phần Dược
phẩm Cửu Long
4.Công
ty
cổ
phần dược phẩm Phong Phú

1.Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Y tế Domesco
2.Công ty Cổ phần Dược
phẩm IMEXPHARM
3.Công
ty
Cổ
phần

PYMEPHARCO....

 Nhóm dược phẩm tiêu dùng trong nước: Nhóm chiến lược này đầu tư và phát

triển mạnh thị phần trong nước chính vì thế các công ty trong nhóm này có chi phí
R&D thấp và nhấn mạnh vào cạnh tranh giá. Họ theo đuôi chiến lược rủi ro thấpthu nhập thấp. Rủi ro thấp bởi vì họ không đầu tư hàng triệu USD vào R&D. Hơn
nữa, nguyên nhiên liệu để sản xuất không quá khó tìm kiếm hay chế biến, chủ yếu
là có sẵn nên giá thành sản phâm của nhóm này thấp.
 Nhóm Dược phẩm tiêu dùng ngoài nước: Đây là nhóm chiến lược mà các công
ty trong nhóm này đều liên kết, hợp tác, có cổ đông lớn là nước ngoài Các công ty
trong nhóm này đang theo đuổi các chiến lược rủi ro cao/thu nhập cao. Gọi là
chiến lược rủi ro cao bởi vì nghiên cứu thuốc cơ bản là rất khó khăn và tốn kém.
Để đưa ra thị trường một loại thuốc mói có thể tốn từ 100 đến 300 triệu USD cho
R&D với gần một thập kỷ để nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Chiến lược cũng
có thu nhập cao bởi vì chỉ cần một thành công có thể được cấp bản quyền, cho
phép người phát minh thòi gian độc quyền 17 năm về sản xuất và bán sản phẩm
đó. Điều này để người phát minh đặt giá rất cao đối vói thuốc có bản quyền, và cho
phép công ty có thu nhập hàng triệu nếu không muốn nói là hàng tỉ USD trong suốt
thời gian giữ bản quyền

BÀI TẬP NHÓM : TÌNH HUỐNG SỐ 2

NHÓM 5 – QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC



×