Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

35 đề thi học sinh giỏi lịch sử 12 có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 127 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: LỊCH SỬ
Lớp 12 THPT
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này có 01 trang, gồm 05 câu.

Số báo danh
…...............……

Năm học: 2011-2012

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1 (5,0 điểm)
Trình bày sự thành lập, hoạt động, phát triển và phân hoá của Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên trong những năm 1925-1929.
Câu 2 (4,0 điểm)
Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? Phân tích những thuận lợi
cơ bản để cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn thử thách đó.
Câu 3 (5,0 điểm)
Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 được mở ra trong hoàn cảnh lịch sử
nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch.
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 4 (3,0 điểm)


Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và
vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên
hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam.
Câu 5 (3,0 điểm)
Vì sao Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh? Sự kiện này đã
tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào?

---------------------------------HẾT-------------------------------------


=Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
Năm học: 2011-2012

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
(Đề chính thức)
Lớp 12 THPT
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012
(Hướng dẫn gồm 05 trang)

Câu
Yêu cầu nội dung
Trình bày sự thành lập, hoạt động, phát triển và phân hoá của
Câu 1
(5,0điểm) Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên trong những năm 1925-1929.
* Sự thành lập: (1,0 đ)
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc,
Người đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong tổ chức

Tâm tâm xã để lập ra Cộng sản đoàn (2-1925)...
- Đến tháng 6-1925 thành lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, cơ quan cao nhất là Tổng bộ, do Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng
Mậu, Lê Hồng Sơn lãnh đạo. Trụ sở của Tổng bộ ở Quảng Châu –
Trung Quốc...
* Hoạt động: (1,5 đ)
- NAQ mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ... Các hội viên bí mật
về nước tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân
đấu tranh...
- Hội phát hành báo Thanh niên, số đầu tiên ra ngày 21-6-1925 và tác
phẩm Đường Kách mệnh đầu năm 1927. Báo Thanh niên và tác phẩm
Đường Kách mệnh, là cơ quan ngôn luận và vũ khí tuyên truyền,
huấn luyện cách mạng của Hội...
- Từ cuối năm 1928 Hội chủ trương tiến hành phong trào “vô sản
hóa”...
* Sự phát triển: (1,0 đ)
- Trong những năm 1927-1928, Hội xây dựng được các tổ chức cơ sở
ở khắp cả 3 kỳ... Năm 1928 đã có tới 300 hội viên, đến năm 1929 đã
lên đến 1700 người
- Hội còn phát triển được các cơ sở cả ở nước ngoài như TQ, Thái
Lan...
* Sự phân hóa: (1,5 đ)
- Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã thành lập Chi bộ Cộng sản đầu
tiên ở Việt Nam (3-1929) ...
- Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên (5-1929),đoàn đại biểu Bắc kì kiến nghị về việc thành lập
một Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận. Ngày 17-6-1929,
1


Điểm

0,5đ
0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ

0,25 đ
0,5đ


đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc quyết định thành lập Đông
Dương Cộng sản đảng....
- Tiếp đó, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên ở Trung Quốc và Nam Kì cũng quyết định thành lập An nam
Cộng sản đảng (8-1929)...
- Như vậy, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành
hai tổ chức cộng sản.. Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên không phải là sự phân hóa để tan rã mà là phân hóa để phát
triển cho phù hợp với xu thế phát triển khách quan của cách mạng
Việt Nam.
Câu 2
Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt
(4,0điểm) Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc”? Phân tích những thuận lợi cơ bản để cách mạng nước ta vượt

qua những khó khăn thử thách đó.
* Tại sao nói....(2,5 đ)
- Sau cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách....
- Về chính trị, quân sự:
+ Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, còn non trẻ...
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc
kéo vào nước ta....
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều
kiện cho quân Pháp quay trở lại xâm lược
+ Hơn 5 vạn quân Nhật vẫn còn lại ở nước ta......
+ Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy hoạt động....
- Về kinh tế: vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá.... Nạn
đói trầm trọng...
- Tài chính: Ngân sách nhà nước trống rỗng, chỉ còn 1,2 triệu đồng....
- Văn hóa: tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến để
lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ......
- Nhận xét: Những khó khăn thử thách chồng chất, trong đó khó khăn
lớn nhất là kẻ thù bao vây từ nhiều phía. Vân mệnh dân tộc như “ngàn
cân treo sợi tóc”.
* Phân tích những thuận lợi: (1,5 đ)
- Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ, bước đầu được hưởng
quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa lại nên rất phấn khởi, tin
tưởng vào chế độ mới .....nên đã phát huy được sức mạnh đoàn kết
toàn dân – là điều kiện cơ bản làm nên thắng lợi...
- Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng suốt lãnh đạo ....Đây là điều kiện quyết định đưa nước ta vượt
qua khó khăn thử thách...
- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào
2


0,5đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ
0,5đ


giải phóng dân tộc dâng cao....Đây là hoàn cảnh thuận lợi để cách
mạng nước ta có sự ủng hộ từ bên ngoài...
Câu 3
Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 được mở ra trong hoàn
(5,0điểm) cảnh lịch sử nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch.
* Hoàn cảnh...(3,0 đ)
- Quốc tế:
+ Cách mạng Trung Quốc thắng lợi... ngày 1-10-1949 nước CHND
Trung Hoa ra đời ...
+ Lực lượng XHCN hình thành .... Liên Xô, Trung Quốc và các nước
XHCN đặt quan hệ với ta...

- Trong nước: Mĩ từng bước can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến
tranh Đông Dương. Được sự trợ giúp của Mĩ, Pháp thực hiện kế hoạch
Rơve, với âm mưu:
+ Tăng cường phòng thủ trên tuyến đường số 4...
+ Thiết lập hành lang Đông – Tây ...
+ Ngăn chặn quan hệ giữa ta với TQ và thế giới...
+ Chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ 2
- Trong hoàn cảnh trên, 6-1950 Trung ương Đảng và Chính phủ quyết
định mở chiến dịch Biên giới...
- Mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch.... khai thông biên giới Việt –
Trung... Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc...
* Kết quả: (1,0 đ)
- Về phía Pháp: hơn 8000 tên bị tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu,
nhiều vũ khí phương tiện chiến tranh bị phá hủy ... Hành lang Đông –
Tây bị chọc thủng nhiều nơi. Kế hoạch Rơve bị thất bại
- Về phía ta: Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi .Ta đã giải phóng
một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn
dân. Căn cứ Việt Bắc được giữ vững và mở rộng. Đường liên lạc với
các nước XHCN được khai thông...
* Ý nghĩa: (1,0 đ)
- Đây là một chiến thắng quân sự lớn của ta, với thắng lợi này quân đội
ta đã trưởng thành về nhiều mặt...
- Với chiến thắng Biên giới, ta đã giành được thế chủ động trên chiến
trường chính (Bắc bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng
chiến...
Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục đích, nguyên tắc
Câu 4
(3,0điểm) hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Kể tên một số tổ
chức chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam.
* Sự thành lập: (0,5 đ)

- Tại Hội nghị Ianta (2-1945) ... đã đưa ra quyết định thành lập tổ
chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới...
- Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945 tại Hội nghị Xan Phranxixcô
3

0,5đ

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ

0, 5 đ
0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ

0,25đ


(Mĩ), đại biểu 50 nước đã thông qua Hiến chương tuyên bố thành lập
tổ chức Liên hợp quốc
* Mục đích: (0,5 đ)
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành
hợp tác quốc tế giữa các nước...
* Nguyên tắc hoạt động: (1,25 đ)

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các
dân tộc
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa các nước lớn....
* Vai trò: (0,5 đ)
- Liên hợp quốc trở thành một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh có
vai trò rất to lớn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và
an ninh thế giới
- Đã góp phần giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều nước
và khu vực. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp
đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo...
* Một số tổ chức chuyên môn của LHQ đang hoạt động ở Việt
Nam: (0,25 đ)
- Tổ chức lương thực, nông nghiệp - PAO
- Tổ chức văn hóa - khoa học – giáo dục - UNESCO
- Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF
- Tổ chức thương mại - WTO
- Tổ chức y tế thế giới – WHO
.........
(Chỉ yêu cầu HS kể tên đúng được từ 3 tổ chức)
Vì sao Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Câu 5
(3,0điểm) Sự kiện này đã tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào?
* Vì sao....(1,25 đ)
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai
nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều mặt so với
các cường quốc khác...
- Nhiều khó khăn thử thách to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn

lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu...
- Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng
- Hai cường quốc Xô - Mĩ cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định
và củng cố vị trí của mình.
- Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta
(Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và G. Busơ đã
chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
4

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ



* Tác động đến quan hệ quốc tế: (1,75 đ)
- Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và những điều kiện
để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột diễn ra ở nhiều
khu vực trên thế giới...
- Hòa bình thế giới được củng cố. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát
triển đang mở ra một tương lai tốt đẹp cho loài người...
- Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát
triển tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực lực của
mỗi quốc gia...
- Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới “hai cực” sụp đổ, nhưng trật tự
thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của
các cường quốc lớn...Mĩ đang ra sức thiết lập một trât tự thế giới “một
cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng điều đó là không thể...

----------------------------------------HẾT-------------------------------------------

5

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM 2011 (VÒNG 1)


ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn: LỊCH SỬ (BẢNG A)
Thời gian: 180 phút (không kể giao đề)
Ngày thi: 06/10/2011
Câu 1 (1 điểm)
Với những kiến thức đã học trong bài: “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, em
hãy cho biết cư dân phương Đông sinh sống chủ yếu bằng nghề nào và điều trước tiên
họ cần phải quan tâm để thực hiện có hiệu quả của nghề đó là gì?
Câu 2 (3 điểm)
Vì sao Ấn Độ được coi là trung tâm văn minh của nhân loại? Nền văn
hóa Ấn Độ đã tỏa ảnh hưởng ra Đông Nam Á như thế nào?
Câu 3 (3 điểm)
Ở châu Á, từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX trong khi nhiều nước nơi đây
đều bị các nước phương Tây xâm lược thì Nhật Bản lại thoát khỏi số phận đó mà còn
vươn lên trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa. Vì sao nước Nhật làm được điều đó,
em hãy làm rõ?
Câu 4 (5 điểm)
Liên hợp quốc được thành lập nhằm những mục đích gì? Hãy nêu những
hoạt động của Liên hợp quốc mà em biết (qua báo, đài hoặc tại địa phương em).
Câu 5 (1 điểm)
Trình bày cơ cấu tổ chức của nhà nước Văn Lang thời kì cổ đại.
Câu 6 (4 điểm)
Nghệ thuật quân sự của nước ta được thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII. Trên cơ sở đó, em hãy rút ra
những bài học kinh nghiệm trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 7 (3 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử đã học trong phong trào kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, em hãy
chứng minh để làm rõ câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ

hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
----------------Hết----------------

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:............................................. SBD:................
Giám thị 1:...........................................................

Giám thị 2:......................................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM 2011 (VÒNG 1)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ (BẢNG A)
Ngày thi: 06/10/2011
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Thí sinh có thể trình bày theo cách khác không giống với nội dung trong hướng dẫn
chấm mà có ý đúng hoặc tương đương nhưng không sai về khoa học lịch sử, quan điểm,
đường lối của Đảng, Nhà nước thì được hưởng trọn điểm từng ý theo hướng dẫn chấm)
Câu
Câu 1
(1 điểm)

Câu 2

(3 điểm)

Nội dung

Điểm

- Cư dân phương Đông sống chủ yếu bằng nghề nông.
0,25đ
- Điều trước tiên cư dân phương Đông quan tâm là công tác thủy lợi.
0,25đ
- Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc
0,50đ
nước, biết đắp đê để ngăn lũ...
* Ấn Độ được coi trung tâm văn minh của nhân loại
- Ấn Độ là một quốc gia hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát
triển loài người với một nền văn hóa cũng được hình thành từ rất 0,50đ
sớm (khoảng thiên niên kỉ 3 TCN)
- Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao và toàn diện (tôn giáo, kiến
0,50đ
trúc, chữ viết...)
- Một số các thành tựu văn hóa còn lưu giữ đến ngày nay và ảnh
0,50đ
hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
* Văn hóa Ấn Độ đã tỏa ảnh hưởng ra Đông Nam Á
- Về chữ viết: Thế kỉ đầu Công nguyên, chữ Phạn của Ấn Độ được
truyền sang Đông Nam Á. Nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ
0,50đ
Phạn làm chữ viết của mình hoặc tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ
Phạn.
- Về tôn giáo: nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu

0,50đ
của Ấn Độ.
- Về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng
kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ như Tháp Chàm 0,50đ
(Việt Nam), Ăng-co-vát, Ăng-co-Thom (Cam-pu-chia).
* Nhật Bản thực hiện cải cách (cải cách Minh Trị)
Năm 1868, nước Nhật thực hiện cải cách hành chính về thể chế,
(0,25đ)
cải tạo nền kinh tế, giáo dục và xây dựng lực lượng quân sự.
* Nội dung cải cách
+ Về chính trị:

Câu 3
(3 điểm)

- Chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới theo kiểu
(0,25đ)
châu Âu (gồm 12 bộ).
- Xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia
thống nhất.
- Ban hành hiến pháp mới (1889), thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất.
- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và xây dựng cơ sở hạ tầng.

(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)



+ Về giáo dục:
- Đặc biệt coi trọng, xem như là chìa khóa cho công cuộc hiện
đại hóa.
- Thực hiện giáo dục bắt buộc, cử thanh niên ưu tú đi du học ở
phương Tây.
- Nội dung khoa học, kĩ thuật được tăng cường trong chương trình
giảng dạy.
+ Về quân sự:
- Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
- Phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn
dược.
- Mời các chuyên viên quân sự người Đức, Anh sang giúp về lục
quân, hải quân.
* Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.

Câu 4
(5 điểm)

(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,5đ)
(1,0đ)


- Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo...
(0,5đ)
* Liên hệ
- Tháng 5/2008, đất nước Trung Quốc gánh chịu thảm họa kinh
hoàng của trận động đất (7,8 độ richte) đã cướp đi sinh mạng hàng
(0,25đ)
trăm nghìn người và đẩy hàng vạn gia đình vào cảnh tang thương,
màn trời chiếu đất.
- Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki Moon đã ra lời kêu gọi các
quốc gia, các tổ chức nhân đạo trên thế giới hãy có những hoạt
(0,25đ)
động thiết thực giúp nhân dân Trung Quốc sớm vượt qua thử thách
khắc nghiệt này.
- Chính Liên hợp quốc đã sớm cử các phái đoàn chuyên gia thuộc
Ủy ban tìm kiếm và cứu hộ hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn, cử các
(0,50đ)
phái đoàn viện trợ nhân đạo mang thuốc men, lương thực và nhu
yếu phẩm cần thiết giúp đỡ Trung Quốc.
- Với tư cách không chỉ là thành viên của Liên hợp quốc mà còn là
Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 –
(1,0đ)
2009, Việt Nam đã tổ chức quyên góp sâu rộng trong nhân dân và cử
đoàn cứu trợ khẩn cấp sang Trung Quốc.
- Những công việc nhân đạo mà Liên hợp quốc tiến hành với
Trung Quốc không chỉ giúp nước này vượt qua thảm họa thiên
tai mà còn gắn kết và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa
các quốc gia vì một thế giới hòa bình, tiến bộ và phát triển.

Câu 5
(1 điểm)


(0,25đ)

Cơ cấu tổ chức của nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng.
- Cả nước được chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.
- Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản .

(1,0đ)

(0,50đ)
(0,25đ)
(0,25đ)

* Nghệ thuật quân sự
Câu 6
(4 điểm)

- Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.

(0,50đ)

- Cả nước chung sức đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện,

(0,50đ)


trường kì.
- Đường lối chiến lược và phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo.


(0,50đ)

- Kết hợp chiến đấu dũng cảm với “tâm lý chiến”.

(0,50đ)

* Bài học rút ra trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược dựng nước đi đôi với giữ
nước, xây dựng, phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc.

(1,0đ)

- Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc.

(0,50đ)

- Xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các nước, chủ động trong
việc bảo vệ Tổ quốc.

(0,50đ)

* Trước khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng
- Trên mặt trận Đà Nẵng năm 1858: Đô đốc Phạm Văn Nghị và
(0,25đ)
300 quân xin vua Tự Đức vào Đà Nẵng chiến đấu

Câu 7
(3 điểm)

- Chiến sự ở Gia Định năm 1859: Nghĩa quân do Dương Bình

Tâm chỉ huy đánh đồn Chợ Rẫy (1860)
- Ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
+ Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hy Vọng) của
giặc trên sông Vàm Cỏ Đông (Vàm Nhật Tảo) (1861)
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công (1862)
- Ở 3 tỉnh miền Tây
+ Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho
+ Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm ở Bến Tre, Vĩnh Long... (1867-1868)
+ Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá) đánh
chiếm đồn Kiên Giang (1875)
+ Đấu tranh bằng thơ văn: Nguyễn Thông, Nguyễn Đình Chiểu,
Phan Văn Trị...
* Sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng
- Ở Bắc Kì: Khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh
đạo ở Hải Dương (1883 – 1892)
+ Khởi nghĩa Hương Khê ở Hà Tĩnh (1885 – 1896) do Phan
Đình Phùng lãnh đạo.
+ Khởi nghĩa Ba Đình – Hùng Lĩnh ở Thanh Hóa (1886 – 1887)
do Phạm Bành, Đinh Công Tráng... lãnh đạo.
+ Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo
(1884 – 1913)
------------------

(0,25đ)

(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)

(0,25đ)

(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1

Ngày thi: 06/10/ 2011
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn: LỊCH SỬ (BẢNG B)
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

Câu 1 (1,0 điểm)
Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn
thuộc châu Á và châu Phi?
Câu 2 (3,0 điểm)
Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Vì sao vào thế kỉ XV- XVI, con
người có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lí? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
Câu 3 (3,0 điểm)
Tính chất, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi? Vì sao nói: Cách mạng Tân Hợi là cuộc
cách mạng tư sản không triệt để?
Câu 4 (5,0 điểm)
Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế

giới thứ hai. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất và nguyên nhân đó có thể giúp ích gì
cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình?
Câu 5 (1,0 điểm)
Trình bày chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối
với nhân dân ta?
Câu 6 (4,0 điểm)
Giải thích lời hiểu dụ của vua Quang Trung:
“Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Em hãy cho biết những điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Quang
Trung - Nguyễn Huệ?
Câu 7 (3,0 điểm)
Chiếu Cần vương ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác dụng của chiếu Cần vương?
------------------- Hết ------------------* Thí sinh không được sử dụng tài liệu
* Giám thị không giải thích gì thêm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1

Ngày thi: 06/10/ 2011
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn: LỊCH SỬ (BẢNG B)
Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)


HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Thí sinh có thể trình bày theo cách khác không giống với nội dung trong hướng dẫn
chấm mà có ý đúng hoặc tương đương nhưng không sai về khoa học lịch sử, quan
điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước thì được hưởng trọn điểm từng ý theo hướng
dẫn chấm)
Câu
1
(1,0 điểm)

2
(3,0 điểm)

3
(3,0 điểm)

4
(5,0 điểm)

Nội dung
Điểm
Xã hội có giai cấp và nhà nước phát triển sớm ở lưu vực các con
sông lớn thuộc châu Á và châu Phi vì:
- Ở đây có những điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho đời sống con
0,25
người:
+ Những đồng bằng ven sông rộng lớn -> Có nhiều đất canh tác,
0,25
đất đai phì nhiêu màu mỡ và mềm xốp, dễ canh tác.
+ Lượng mưa đều đặn theo mùa, khí hậu nóng ẩm (trừ Trung

0,25
Quốc).
- Dân cư tập trung đông.
0,25
- Nguyên nhân: Sự cần thiết phải tìm con đường giao lưu buôn
0,5
bán giữa châu Âu và phương Đông.
- Vì: khoa học- kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là
0,5
ngành hàng hải đã tạo điều kiện cho các thương nhân châu Âu đi
tìm nguyên liệu, thị trường.
- Hệ quả:
+ Đem lại những hiểu biết mới về trái đất, những con đường
1,0
mới, dân tộc mới, thị trường thế giới được mở rộng, tăng cường
giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, làm cho đời sống
0,5
thành thị khu vực này trở nên phồn thịnh.
+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ.
0,5
- Tính chất: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư
0,5
sản.
- Ý nghĩa: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư
1,25
bản phát triển, có ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc ở một số nước châu Á.
- Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
1,25

không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến
các đế quốc xâm lược, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho
nông dân.
* Nguyên nhân
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình
0,75


5
(1,0 điểm)

6
(4,0 điểm)

7
(3,0 điểm)

độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo
- Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí.
- Áp dụng thành tựu khoa học –kĩ thuật hiện đại nâng cao năng
suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất.
- Các tổ hợp công nghiệp- quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản
lũng đoạn ở Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả.
- Chính sách, biện pháp điều tiết của Nhà nước.
* Nguyên nhân quan trọng nhất: áp dụng thành tựu khoa học –
kĩ thuật hiện đại nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều
chỉnh cơ cấu sản xuất.
* Các nước đang phát triển có thể tận dụng thành quả của cuộc
cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai để phát triển nhanh nền
kinh tế của mình, rút ngắn thời gian và khoảng cách so với các

nước phát triển.
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện
chính sách đồn điền.
- Nắm độc quyền về muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược, tham ô, ra sức bóc lột dân ta để làm
giàu.
* Lời hiểu dụ của vua Quang Trung
- Câu 1,2: nói lên quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ
gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân
dân ta.
- Câu 3, 4: nói lên quyết tâm đánh tiêu diệt giặc, khiến cho quân
giặc không còn mảnh giáp nào, không còn chiếc xe nào để trở về.
- Câu 5: đánh cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ
* Những điểm nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo quân sự của
Quang Trung – Nguyễn Huệ
- Chủ động tấn công liên tục, đánh bất ngờ tiêu diệt kẻ thù.
- Biết cơ động lực lượng (hành quân) thần tốc và linh hoạt.
- Cách đánh sáng tạo, thích hợp cho từng trận hoặc cả chiến dịch.
- Tạo được sự đoàn kết quân dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc.
* Hoàn cảnh ra đời chiếu Cần vương:
- Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế thất bại, Tôn
Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở
(Quảng Trị).
- Tại đây, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm
Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân
dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
* Tác dụng của chiếu Cần vương: chiếu Cần vương nhanh
chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành
phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, kéo dài hơn 10 năm.


0,5
0,75
0,5
0,5
0,5

1,5

0,25
0,25
0,25
0,25

0,5

0,5
0,5

0,75
0,75
0,5
0,5
0,75

0,75

1,5



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn: LỊCH SỬ - THPT CHUYÊN
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Ngày thi: 02/11/2012

Câu 1(1,5 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng: Hiệp ước Bali năm 1976 mở ra thời kỳ
phát triển mới cho tổ chức ASEAN và giải thích? Tại sao Việt Nam gia nhập tổ
chức ASEAN năm 1995?
Câu 2(1,5 điểm)
So sánh giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân các nước tư bản
chủ nghĩa. Tại sao khẳng định năm 1930 giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp
nắm quyền lãnh đạo cách mạng?
Câu 3(1,5 điểm)
Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam từ
năm 1919 đến năm 1925.
Câu 4( 2,0 điểm)
Trình bày thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được trong phong trào
cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 5(2,0 điểm)
Làm rõ sự chuẩn bị của cách mạng nước ta cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 từ khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.
Câu 6(1,5 điểm)

Tại sao trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
(1946-1954) quân dân ta phải thực hiện phương châm kháng chiến lâu dài?
---------------------Hết-------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013
Môn: LỊCH SỬ – THPT CHUYÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
Câu
1

2

Nội dung
Có đúng hay không khi cho rằng: Hiệp ước Bali năm 1976 mở ra thời kỳ
phát triển mới cho tổ chức ASEAN và giải thích. Tại sao Việt Nam gia
nhập tổ chức ASEAN năm 1995.
1. Hiệp ước Bali
- Hiệp ước Bali năm 1976 mở ra thời kỳ phát triển mới cho tổ chức ASEAN là
đúng.
- Tổ chức ASEAN thành lập ngày 8-8-1967 gồm 5 nước. Thời kỳ từ 1967 đến
1975 chưa có hoạt động gì nổi bật, ít được biết đến. Năm 1976 thông qua hiệp

ước Bali với nội dung...
- Hiệp ước phù hợp xu thế phát triển của thế giới và của các nước trong khu
vực…mở ra thời kỳ phát triển mới cho tổ chức này. Các nước trong khu vực
lần lượt gia nhập tổ chức... Tốc độ phát triển kinh tế của các nước thành viên
tăng nhanh...
- Mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực; xây dựng khu vực mậu dịch tự do... Tăng
cường quan hệ với các nước ngoài khối và các khu vực trên khắp thế giới:với
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
2. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995:
- Mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN nhất là Hiệp ước Bali
năm 1976 phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta. Quan hệ ASEAN với Việt
Nam chuyển sang đối thoại hợp tác. Xu thế của thế giới từ nửa sau những năm
70 chuyển dần sang đối thoại hợp tác...
- Đường lối đổi mới của Đảng ta năm 1986 về đối ngoại Việt Nam muốn làm
bạn với các nước, đa dạng hóa đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế...
So sánh giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân các nước tư
bản chủ nghĩa. Tại sao khẳng định năm 1930 giai cấp công nhân là giai
cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
1. Những điểm giống nhau: Đều bán sức lao động làm thuê, đều bị bóc lột giá
trị thặng dư, cuộc sống khổ cực…đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến,
là giai cấp cách mạng đấu tranh triệt để…
2. Khác nhau:
- Hoàn cảnh ra đời: Ở các nước tư bản giai cấp công nhân ra đời sớm....Ở Việt
Nam giai cấp công nhân ra đời do cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
- Về nguồn gốc: Công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân, công nhân ở các
nước từ bản có nhiều nguồn gốc khác nhau...
- Về kẻ thù: Công nhân ở các nước tư bản là giai cấp tư sản. Công nhân Việt
Nam là đế quốc, phong kiến, tư sản...
3. Năm 1930 giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạngViệt Nam vì:
- Giai cấp công nhân đã hoàn toàn đấu tranh tự giác.... sáng lập ra Đảng Cộng

sản - đội tiên phong của giai cấp mình …


Câu

3

4

Nội dung
- Đảng của giai cấp công nhân đã đề ra một đường lối cách mạng đúng đắn để
đoàn kết tập hợp các giai cấp khác…đấu tranh chống đế quốc và phong kiến
giải phóng dân tộc.
Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam từ
năm 1919 đến năm1925.
- Ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, giai cấp tư sản
Việt Nam sớm bị tư sản Pháp và tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép. Họ có
ý thức dân tộc, sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản nên đã sớm đứng lên đấu
tranh nhằm giành lấy một vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam.
- 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều ở một số
tỉnh và thành phố như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng…Ở Hà Nội có cuộc vận
động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam.
- 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền
cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
- Giai cấp tư sản đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư
sản và địa chủ lớn ở Nam Kì lập ra Đảng Lập hiến (1923) với cơ quan ngôn
luận là tờ Diễn đàn Đông Dương và tờ Tiếng dội An Nam. Ngoài Đảng Lập
hiến ở trong Nam còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh và nhóm Trung
Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh ở ngoài Bắc…
- Khi phong trào đấu tranh lên cao, thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi

(cho tham gia Hội đồng Quản hạt Nam Kì) tư sản Việt Nam đi vào con đường
thoả hiệp.
- Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 19191925 mang tính chất dân chủ công khai với những hình thức tổ chức và hoạt
động phong phú song phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản chủ yếu vì
quyền lợi kinh tế cho giai cấp mình, còn mang tính cải lương, thoả hiệp. Tuy
vậy, phong trào cũng có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ...
Trình bày thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được trong phong
trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương.
- Thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được trong phong trào cách mạng
1930-1931 đó là thành lập chính quyền cách mạng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà
Tĩnh - Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng tháng 9-1930 phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh
phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng
Nguyên ngày 12-9-1930 ...
- Trước khí thế đấu tranh của quần chúng làm cho hệ thống chính quyền của
Pháp ở các huyện bị tê liệt, nhiều thôn tan rã...Đảng bộ Nghệ -Tĩnh đã lãnh
đạo nhân dân tự quản lý đời sống ở địa phương ....các Xô viết ra đời.
- Chính quyền Xô viết đã thực hiện những chính sách tiến bộ về các mặt:
+ Về chính trị: Quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể
cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
+ Về kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế
chợ... xóa nợ cho người nghèo...
+ Về văn hóa- xã hội: Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân,
bài trừ mê tín dị đoan... trật tự trị an được giữ vững.
- Những chính sách này bước đầu đem lại quyền lợi cho nhân dân, tuy còn sơ


Câu


5

6

Nội dung
khai nhưng đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân...và
là thành quả cao nhất của cách mạng nước ta giành được trong phong trào cách
mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Làm rõ sự chuẩn bị của Đảng ta cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 từ khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.
- Chuẩn bị về chủ trương đường lối: Bản chỉ thị "Nhật -Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta" đã chỉ rõ kẻ thù... phương pháp đấu tranh để chớp thời cơ .
- Chuẩn bị về lực lượng chính trị: Những cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân
dân ở Cao- Bắc- Lạng.., Trung Kỳ...Mỹ Tho, Hậu Giang, phong trào phá kho
thóc....tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh.
- Chuẩn bị về lực lượng vũ trang: Đội du kích Ba Tơ..., Hội nghị Quân sự cách
mạng Bắc Kỳ đã thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải
phóng quân...
- Chuẩn bị căn cứ địa cách mạng: Khu giải phóng Việt Bắc ...và các khu căn
cứ khác được thành lập ở nhiều nơi trong cả nước...
- Chuẩn bị bộ máy lãnh đạo Tổng khởi nghĩa: Hồ Chủ Tịch từ Cao Bằng về
Tân Trào trực tiếp lãnh đạo Tổng khởi nghĩa...Thành lập Ủy ban Dân tộc giải
phóng Việt Nam và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp....
- Đến giữa tháng 8-1945, Đảng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trong
nước...cả dân tộc đã sẵn sàng đón chờ thời cơ Tổng khởi nghĩa...
Tại sao trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
(1946-1954) quân dân ta phải thực hiện phương châm kháng chiến lâu
dài?
- Kháng chiến lâu dài là một phương châm của cuộc kháng chiến toàn dân toàn
diện chống thực dân Pháp (1946-1954).

- Nguyên nhân:
+ Xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch trong buổi đầu kháng chiến…
+ Ta cần có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa
xây dựng hậu phương, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế.
+ Nhằm chống lại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh ” của thực dân Pháp
+ Trên cơ sở phương châm kháng chiến lâu dài, ta phải từng bước giành thắng
lợi, làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch từng bước có
lợi cho ta... tiến lên tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định.

(Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà khi làm bài học sinh phải đề cập đến.
Bài viết đủ nội dung, chính xác, logic thì mới cho điểm tối đa)


Họ và tên thí sinh:……………………..…………..

Chữ ký giám thị 1:

Số báo danh:……………………………..………...

…………….………………..

SỞ GDĐT BẠC LIÊU
CHÍNH THỨC
(Gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
* Môn thi: LỊCH SỬ
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)


ĐỀ
Câu 1: (4 điểm)
Chứng minh công xã Pari là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân.
Câu 2: (4 điểm)
Trình bày khái quát các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân
tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX? Qua đó
hãy rút ra những đặc điểm riêng biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở khu
vực này.
Câu 3: (4 điểm)
Nêu bối cảnh lịch sử và tóm lược diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm
lược Thanh (1788-1789)? Hãy cho biết nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong cuộc
kháng chiến này của quân Tây Sơn ?
Câu 4: (4 điểm)
Vì sao Nguyễn Thiện Thuật chọn khu Bãi Sậy (ở Hưng Yên) làm căn cứ
chống Pháp? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của nghĩa quân Bãi
Sậy.
Câu 5: (4 điểm)
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Vì sao
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được đánh giá là một chính đảng hoạt
động tiến bộ và đúng đắn nhất ở nước ta từ năm 1925 đến năm 1929 ?

--- HẾT ---

1


SỞ GDĐT BẠC LIÊU
CHÍNH THỨC
(Gồm 04 trang)


KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
* Môn thi: LỊCH SỬ
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4 điểm)
*Quá trình thành lập công xã (0,5đ)
- 18/3/1871, cuộc cách mạng thắng lợi.
- 26/3/1871, chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông
đầu phiếu.
- 28/3/1871, Hội đồng Công xã tuyên bố thành lập.
*Chính sách:
- Cơ cấu tổ chức :
+ Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, tập trung trong tay cả quyền
lập pháp và hành pháp, gồm 9 ủy ban.
(0,25đ)
+ Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước
nhân dân và có thể bị bãi miễn.
(0,25đ)
+ Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và lực lượng cảnh sát cũ thay bằng
lực lượng vũ trang an ninh nhân dân.
(0,25đ)
- Kinh tế:
+ Giao cho công nhân quản lí một số nhà máy, xí nghiệp chủ đã bỏ trốn
(0,25đ)
+ Kiểm soát chế độ tiền lương, bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh
đập công nhân
(0,25đ)
+ Đề ra chế độ ngày làm 8 giờ và tăng lương cho công nhân. 0,25đ)

- Xã hội:
+ Giải quyết nạn thất nghiệp, quy định giá bánh mì
(0,25đ)
+ Hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn nợ
(0,25đ)
+ Chăm lo đời sống nhân dân, ra sắc lệnh đảm bảo quyền công dân cho
phụ nữ…
(0,25đ)
- Văn hoá - giáo dục:
+ Đề ra chế độ giáo dục bắt buộc miễn phí…
(0,25đ)
+ Tách nhà thờ ra khỏi nhà nuớc, trường học không dạy kinh thánh
(0,25đ)
* Cơ cấu tổ chức, các chính sách của Công xã Pari là chăm lo đến đời
sống của nhân dân, vì nhân dân, không có áp bức bóc lột nhân dân như những
nhà nước trước đây. Vì vậy, Công xã Pari là nhà nước kiểu mới, do dân và vì
dân.
(0,75đ)
Câu 2: (4 điểm)
a. Khái quát các giai đoạn phát triển …
Sau chiến tranh thế giới thứ II , phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh mẽ, được gọi là lục địa mới trỗi dậy
1


* Giai đoạn 1945 – 1954:
- Phong trào nổ ở Bắc Phi với thắng lợi trong cuộc chính biến cách mạng
của binh lính và sĩ quan Ai Cập (7/1952) lật đổ nền thống trị của thực dân Anh,
thành lập nước Cộng hòa Ai Cập (18/6/1953).
(0,5đ)

- Cùng năm 1952, nhân dân Libi cũng giành được độc lập…
(0,25đ)
* Giai đoạn 1954 – 1960: Chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ của Việt
Nam, đã cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi và Tây Phi đứng lên
đấu tranh giành độc lập: Angiêri (1954 – 1962), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana
(1957) …
(0,75đ)
* Giai đoạn 1960 – 1975:
- Năm 1960, có 17 nước giành độc lập, nên gọi là “Năm Châu Phi”, mở
đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.
(0,5đ)
- Thắng lợi của ách mạng Angiêri (1962), Etiôpia (1974), Môdămbích,
Angôla (1975) … Chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ.
(0,25đ)
* Giai đoạn từ 1975 đến nay: Đây là giai đoạn hoàn thành phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Nhân dân Nam Rôđêdia tuyên bố thành lập nước cộng hòa
Dimbabuê(4/1980). Tháng 3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
(0,25đ)
- Ở Nam Phi, trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, bản Hiếp pháp tháng
11/1993 đã chính thức xóa bỏ chủ nghĩa Apácthai. Sau cuộc bầu cử dân chủ
(1994), Nenxơn Manđêla trở thành vị tổng thống người da đen đầu tiên trong
lịch sử cộng hòa Nam Phi.
(0,5đ)
b. Đặc diểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi:
- Năm 1963, thành lập tổ chức thống nhất châu phi (OAU) ,tổ chức này có
vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu
tranh cách mạng ở các nước Châu Phi.
(0,25đ)
- Giai cấp tư sản dân tộc ở châu Phi lãnh đạo các cuộc đấu tranh, vì giai

cấp vô sản ở đây chưa trưởng thành, chưa có một chính Đảng độc lập. (0,25đ)
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng.
(0,25đ)
- Mức độ độc lập và sự phát triển của các nước không đồng đều. (0,25đ)
Câu 3: (4 điểm)
a. Bối cảnh lịch sử: Sau khi dẹp tan các thế lực Lê- Trịnh ở đàng Ngoài,
quân Tây sơn ở Bắc Hà chỉ còn vài vạn quân. Trong bước đường cùng, Lê Chiêu
Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh, Vua Thanh huy động 29 vạn quân
sang xâm lược nước ta
(0,25đ)
b. Tóm tắt diễn biến:
- 11-1788 Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh tiến vào nước ta.Trước
sự xâm lược của quân Thanh các tướng lĩnh Tây sơn ở Bắc Hà như Ngô văn Sở,
Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú…họp bàn kế một mặt chống giặc, một mặt lui
quân về vùng Tam Điệp, Biện Sơn rồi báo cáo tình hình về Quy Nhơn cho
Nguyễn Huệ..
(0,5đ)
- Tháng 12 Quân Thanh kéo vào Thăng Long và đợi qua tết sẽ diệt quân
Tây Sơn.Chúng cướp bóc ,bắt dân nộp trâu bò để nuôi quân,bọn tàn quân Lê
2


Chiêu Thống thì bạc nhược,hàng ngày phải chầu chực ở Dinh Tổng đốc đợi
lệnh.
(0,25đ)
- 21-12-1788 (23 tết) Nguyễn Huệ nhân được tin cấp báo đã tức tốc chuẩn
bị lực lượng lên đường.Ngày 22-12 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là
Quang Trung rồi đưa quân ra Bắc.Trên đường đi ông ghé qua Nghệ An tuyển
thêm quân. Ngày 15-01-1789 Ông đến Tam Điệp và khen kế hoạch của Sở và
nhận định ta có khả năng đánh bại quân Thanh.

(0,5đ)
- Nắm được tình hình quân Thanh Nguyễn Huệ dốc toàn lực tiêu diệt hệ
thống phòng thủ của địch ở phía Nam Thăng Long. Ngày 18-01 quân Tây Sơn
vượt sông Gián Khẩu đánh vào các đồn tiền tiêu (Thanh Quyết-Nhật Tảo), tiến
vào Thăng Long đánh vào đồn Hạ Hồi làm quân giặc bất ngờ.Ta lấy đồn một
cách dễ dàng.
(0,5đ)
- 29-01(mùng 4 tết) ta bao vây Ngoc Hồi một đồn kiến cố trong hệ thống
phòng thủ của Thế Hanh. Quân Tây Sơn phối hợp đánh ở các cứ điểm khác nhau
như Khương Thượng (Sầm Nghi Đống chỉ huy). Quân ta thắng lớn Nghi Đống
thắt cổ tự vẫn..
(0,5đ)
- Sáng mùng 5 tết ta đánh Ngọc Hồi nhờ tinh thần quả cảm quân Tây sơn
đã hạ được Ngọc Hồi và phục kích tiêu diệt quân còn lại ở Đầm Mực.Hệ thống
phòng thủ ở nam Thăng Long bị xuyên thủng.Quân Tây Sơn tiến vào Thăng
Long.Tôn Sĩ Nghị vội chạy về Trung Quốc.
(0,5đ)
c.Nghệ thuật:
- Tổ chức khao quân cho quân ăn tết trước để khích lệ tinh thần binh sĩ.
(0,25đ)
- Chia cắt đội hình địch, tấn công dồn dập, dồn địch vào thế bị vây không
cho chúng thoát.
(0,25đ)
- Dùng nghệ thuật lá chắn (lấy rơm ướt quấn vào tấm ván lớn khiêng để
chắn tên)…
(0,25đ)
- Tổ chức hành quân thần tốc, tạo ra yếu tố bất ngờ để đánh vào các đồn
lũy của địch
(0,25đ)
Câu 4: (4 điểm)

a. Mô tả sơ lược về căn cứ Bãi Sậy và giải thích: (2,0đ)
- Bãi Sậy là một vùng sình lầy, hoang vu, lau sậy mọc um tùm (cao đến
2m) thuộc các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mĩ, Mĩ Hào của tỉnh Hưng
Yên.
(0,25đ)
- Bãi Sậy có vị trí rất trọng yếu, án ngữ những tuyến đường giao thông
thủy bộ rất quan trọng của vùng tả ngạn sông Hồng.
(0,5đ)
- Địa thế rất hiểm trở bởi những cánh rừng lau sậy rộng lớn, sình lầy,
thêm vào đó là hệ thống hầm chông, cạm bẫy của nghĩa quân làm cho vùng này
trở nên bí hiểm đối với quân giặc.
(0,5đ)
- Bãi Sậy là một vị trí cơ động, có điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân ẩn
náu và chiến đấu, đặc biệt là chống giặc càn quét.
(0,5đ)
Do những yếu tố trên Nguyễn Thiện Thuật đã chọn Bãi Sậy làm căn cứ
chống Pháp.
(0,25đ)
b. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc: (2,0đ)
- Nghĩa quân Bãi Sậy lấy lối đánh du kích làm chiến thuật cơ bản (0,25đ)
3


- Căn cứ chỉ là nơi trú quân khi cần thiết. Toàn bộ hoạt động của nghĩa
quân không tập trung ở căn cứ thường xuyên mà phân tán khắp nơi ở toàn vùng
tả ngạn sông Hồng, vừa tham gia sản xuất, vừa chiến đấu.
(0,5đ)
- Nghĩa quân thường phân tán thành những nhóm nhỏ trong thôn xóm, tổ
chức nhiều trận tập kích chớp nhoáng, đánh úp những đồn lẻ, chặn đường giao
thông tiếp tế của địch, phục kích những toán địch đi lẻ tẻ rồi nhanh chóng phân

tán vào trong dân.
(0,5đ)
- Vì thế, quân Pháp không thể biết lực lượng chính của nghĩa quân ở đâu
để mà đàn áp.
(0,25đ)
- Tiêu biểu như đánh Hải Dương 1885, tấn công Quỳnh Côi (Thái Bình)
1886, tấn công Kẻ Sặt, Bình Giang (Hải Dương)1887, đánh Mỹ Hào (Hưng
Yên) 1888.
(0,25đ)
Ngoài ra nghĩa quân Bãi Sậy còn mở rộng phối hợp tác chiến với các toán
nghĩa quân các tỉnh lân cận (Bắc Ninh, Quảng Yên, Đồng Triều….) (0,25đ)
Câu 5: (4 điểm)
* Sự ra đời và hoạt động:
- 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với
những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm Xã.
(0,5đ)
- 2-1925, chọn một số thanh niên trong Tâm Tâm Xã lập ra Cộng sản
đoàn.
(0,25đ)
- 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên.
(0,5đ)
- Hoạt động:
+ Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo chiến sĩ cách mạng đưa về nước
hoạt động.
(0,5đ)
+ 21-6-1925, ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.
(0,25đ)
+ Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp in thành
cuốn Đường kách mệnh. Xây dựng được 3 kì bộ ở ba miền.

(0,5đ)
+ Năm 1928, tổ chức phong trào "vô sản hóa" để tuyên truyền vận động
(0,5đ)
nâng cao ý thức giác ngộ chính trị cho công nhân.
* Chính đảng tiến bộ và đúng đắn nhất:
- Có đường lối đúng đắn đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân.
(0,25đ)
- Phù hợp với xu thế cách mạng hiện đại của thế giới.
(0,25đ)
- Phương pháp tổ chức khoa học: Hội đã học tập được cách xây dựng
Đảng vô sản kiểu mới của Lênin và được sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc.
Chính vì vậy mà Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được xem là một tổ chức
tiến bộ và thành công nhất trong các tổ chức chính đảng lúc đó.
(0,5đ)
--- HẾT---

4


Họ và tên thí sinh:……………………..…………..

Chữ ký giám thị 1:

Số báo danh:……………………………..………...

…………….………………..

SỞ GDĐT BẠC LIÊU
CHÍNH THỨC

(Gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: LỊCH SỬ
* Ngày thi: 05/11/2011
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ
Câu 1: (4 điểm)
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.”
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.”
Bốn câu thơ trên nói về những trận đánh nào? Em hãy tóm tắt diễn biến của
những trận đánh đó.
Câu 2: (4 điểm)
Trình bày nội dung Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
So sánh điểm giống và khác nhau của hai hiệp ước trên. Nêu nhận xét của em về các
hiệp ước đó.
Câu 3: (4 điểm)
Qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1925, em hãy
cho biết:
- Động lực nào đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?
- Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với các nhà
cách mạng tiền bối?
- Em nhận xét gì về con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?
Câu 4: (4 điểm)
Trình bày diễn biến cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc. Hãy xác định
tính chất của cuộc cách mạng này.

Câu 5: (4 điểm)
Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Hãy nêu những điểm
giống nhau về nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN (thể hiện trong Hiệp ước Bali
tháng 2 năm 1976) và tổ chức Liên hiệp quốc.
---HẾT---


SỞ GDĐT BẠC LIÊU
CHÍNH THỨC
(Gồm 04 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: LỊCH SỬ
* Ngày thi: 05/11/2011
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4 điểm)
- Đây là trận Tốt Động-Chúc Động và trận Chi Lăng - Xương Giang.
(0,5đ)
- Diễn biến trận Tốt Động-Chúc Động:
+ Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông
Quan. Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn,
đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ.
(0,5đ)
+ Sáng 7-11-1426, Vương Thông cho quân tiến về Cao Bộ.
(0,25đ)
+ Biết được ý đồ của giặc, nghĩa quân đã phục kích ở Tốt Động và Chúc Động. Khi
quân Minh lọt vào trận địa, bị nghĩa quân đánh tan tác đội hình của chúng, tiêu diệt

trên 5 vạn và bắt sống trên 1 vạn quân địch. Vương Thông bị thương, tháo chạy về
Đông Quan.
(0,75đ)
- Diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang.
+ Đầu tháng 10-1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào
(0,25đ)
nước ta do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy.
+ Quân ta quyết định ngăn không cho quân của Liễu Thăng tiến sâu vào lãnh thổ
nước ta. Ngày 8-10-1427, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước
ta nhưng bị nghĩa quân phục kích và tiêu diệt ở ải Chi Lăng. Liễu Thăng tử trận. (0,5đ)
+ Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, cho quân tiến
xuống Xương Giang, quân địch tiếp tục bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt
đến 3 vạn quân, Lương Minh bị giết chết , Thượng thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ
tự tử. Mấy vạn quân còn lại cố gắng lắm mới về tới Xương Giang nhưng bị nghĩa quân
tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống .
(1,0 đ)
+ Nghe tin viện binh bị đánh bại, Vương Thông vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin
hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút quân về nước. (0,25đ)
Câu 2: (4 điểm)
a. Nội dung Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt:
* Hiệp định Hác-măng
- Về chính trị : triều đình Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi
Việt Nam. Đất nước bị chia làm 3 kì
(0,25đ)
+ Nam Kì từ Bình Thuận vào Nam-thuộc địa.
(0,25đ)
+ Trung Kì từ Thanh Hóa đến Đèo Ngang-nửa bảo hộ.(triều đình quản lí)
(0,25đ)
+ Bắc Kì từ Đèo Ngang ra Bắc-bảo hộ.
(0,25đ)

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì .
(0,25đ)
- Về ngoại giao: của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
(0,25đ)
- Về quân sự:
1


+ Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì và toàn quyền xử lí quân Cờ Đen.
(0,25đ)
+ Triều đình Huế phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp,
phải triệu hồi binh lính từ Bắc về Kinh đô.
(0,25đ)
- Về kinh tế: Pháp nắm giữ và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
(0,25đ)
* Hiệp ước Patơnốt (0.25 điểm)
Nội dung có 19 điều khoản cơ bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng, nhưng trả lại
các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho triều đình Huế cai quản như
cũ.
b. Điểm giống nhau và khác nhau của hai hiệp ước trên?
- Giống nhau:
+ Đều thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp ở Bắc, Trung Kì.
(0,25đ)
+ Đều thể hiện thái độ của triều Nguyễn biến sự mất nước không tất yếu trở
thành tất yếu.
(0,25đ)
- Khác nhau:
+ Hác-măng: khu vực cai quản của triều đình Huế bị thu hẹp chỉ còn từ Khánh
Hòa đến Đèo Ngang.
(0,25đ)

+ Pa-tơ-nốt: khu vực cai quản của triều đình Huế được mở rộng từ Bình Thuận
đến Thanh-Nghệ-Tĩnh.
(0,25đ)
c. Nhận xét hai hiệp ước trên (0.5 điểm)
- Các hiệp ước trên đều thể hiện sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám
cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
(0,25đ)
- Tạo điều kiện cho thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược và đặt ách
thống trị lâu dài với nước ta.
(0,25đ)
Câu 3: (4 điểm)
- Động lực…
+ Chứng kiến nỗi tủi nhục mất nước và cuộc sống khổ cực của nhân dân lao
động dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai…
(0,25đ)
+ Sự bế tắc trong đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế
kỉ XX ở nước ta
(0,25đ)
+ Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, của nhân dân ta với ý chí quyết
tâm giành độc lập- tự do.
(0,25đ)
+ Kế thừa truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, cùng với lòng yêu
(0,25 đ)
nước, thương dân sâu sắc, ý chí, nghị lực phi thường của Nguyễn Ái Quốc
- Điểm khác…
+ Các nhà cách mạng tiền bối hướng về Trung Quốc và Nhật Bản còn Nguyễn
Ái Quốc hướng về nước Pháp và các nước phương Tây để học hỏi cái hay của họ.
(0,5đ)
+ Các nhà cách mạng tiền bối chủ trương cầu viện tạo thanh thế và duy tân đất
nước, Nguyễn Ái Quốc đi để “xem xét họ làm như thế nào… trở về giúp đồng bào”.

(0,5đ)
+ Các nhà cách mạng tiền bối tuyên truyền, vận động duy tân, chuẩn bị bạo
động theo con đường dân chủ tư sản còn Nguyễn Ái Quốc vừa lao động, vừa học tập,
nghiên cứu lí luận vừa hoạt động thực tiễn cách mạng, để rồi quyết định đi theo con
đường cách mạng vô sản.
(0,5đ)
2


×