Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương chi tiết học phần Pháp luật kinh tế 45 tín chỉ (Học viện tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.25 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: PHÁP LUẬT KINH TẾ
Học viện Tài chính – Khoa Kinh tế
Bộ môn Luật Kinh tế - Tài chính
SỐ TÍN CHỈ: 02
1. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN:
STT

HỌ VÀ TÊN

NĂM

HỌC

NƠI TỐT

CHUYÊN

G.VIÊN

SINH

VỊ

NGHIỆP

MÔN

K.CHỨC,
T.GIẢNG

1



Lê Thị Thanh

1958


2

0912006503
Hoàng Thị Giang

PGS,

Viện

Tiến sĩ

NN&PL

3

1962

Tiến sĩ

Viện

chính
Giảng


kinh tế

chính

ĐH Luật

Pháp luật

thức
Giảng

1971

Thạc sĩ

Hà nội

kinh tế và

chính

Luật Q.tế

thức

Khoa Luật

Pháp luật

Giảng


ĐHQGHN

kinh tế

chính

0982871065
Hoàng Thu Hằng

kinh tế
Pháp luật

NN&PL



4

Giảng
thức



0906291963
Đỗ Ngọc Thanh

Pháp luật

1970


TS

Hoangthuhang71@yahoo

thức

.com
0906070778
5

Đỗ Thị Kiều Phương

1980

kieuphuonghvtc@yahoo.

Thạc sĩ

ĐH Luật

NCS

Hà Nội

Pháp luật

Giảng

kinh tế


chính
thức

com.vn
01639587776
6

Tô Mai Thanh

0936319313

1979

TS

Khoa Luật

Pháp luật

Giảng

ĐHQGHN

kinh tế

chính
thức
1



7

Đoàn Thị Hải Yến


ĐH Luật

sĩ,

Hà Nội

Pháp luật

Giảng

kinh tế

chính

NCS

0912347844
8

Thạc

Phạm Thị Hồng Nhung

1974


TS

thức
ĐH Luật
Hà Nội



Pháp luật

Giảng

kinh tế

chính
thức

0912664068
9

Phạm Thị Việt Hà

1987

0915532222
10

Vũ Thu Hương


11

1987

Bùi Hà Hạnh Quyên

12

Ngô Văn Hiền

1993

1960

Cử

ĐH Luật

Giảng

nhân

Hà Nội

chính

Cử

ĐH Luật


Pháp luật

thức
Giảng

nhân

Hà Nội

kinh tế

chính

Cử

Khoa Luật

Pháp luật

thức
Giảng

nhân

ĐHQGHN

dân sự

chính


PGS,
TS

Học viện
Hành

thức
Kiêm
chức

chính
Quốc gia

2. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
-

Tên môn học:

PHÁP LUẬT KINH TẾ

-

Mã môn học:

ELA0142

-

Số tín chỉ:


02 tín chỉ
2


-

Môn học:

bắt buộc

-

Các môn học tiên quyết: Pháp luật đại cương; Kinh tế vi mô; Kinh tế vĩ mô;
Lý thuyết tài chính - tiền tệ; Một số môn học về kinh tế, tài chính liên quan.

-

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

-

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
o Nghe giảng lý thuyết:

15 tiết

o Thảo luận:
o Tự học (có hướng dẫn)
-


15 tiết
60 tiết

Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học:
Bộ môn Luật KT,TC – Khoa Kinh tế - Học viện Tài chính

3. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
3.1. Mục tiêu về kiến thức người học cần đạt được:
Môn học Pháp luật kinh tế là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở chuyên
ngành trong chương trình đào tạo tại Học viện Tài chính nói riêng và các trường đại
học thuộc khối ngành kinh tế nói chung. Nội dung môn học cung cấp và trang bị cho
người học những kiến thức pháp lý cơ bản sau:
-

Các quy định mang tính nguyên tắc về quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Trên
cơ sở đó giúp người học thấy rõ sự khác biệt và mối liên hệ biện chứng giữa quản
lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

-

Các quy định của Nhà nước về địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Người học
cần nắm bắt được các quy định pháp lý về điều kiện và thủ tục gia nhập thị
trường, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia thị trường, điều kiện và
thủ tục ra khỏi thị trường.

-

Kiến thức pháp lý cơ bản người học tiếp nhận được đặt nền tảng để tiếp tục
nghiên cứu các môn học chuyên ngành như: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính

doanh nghiệp, Kinh doanh chứng khoán,…

3.2. Mục tiêu về kĩ năng người học cần đạt được:
Qua việc nghiên cứu môn học, người học cần đạt được các kĩ năng sau:
-

Có khả năng đọc, hiểu, phân tích nội dung và vận dụng linh hoạt các quy định
của pháp luật vào hoạt động thực tế.
3


-

Có cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật trong cuộc sống thường
nhật và trong hoạt động nghiệp vụ.

-

Có khả năng phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội dưới góc
nhìn của khoa học pháp lý.

-

Có khả năng bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình và của chủ thể có liên quan
khi có tranh chấp hoặc vi phạm.

-

Có khả năng giải quyết các tình huống pháp luật kinh tế trên thực tế.


-

Đánh giá được cách dạy và học các môn học thuộc khoa học xã hội nói chung
và khoa học pháp lý nói riêng; có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật kinh
tế vào việc nghiên cứu các môn học chuyên ngành.

3.3. Mục tiêu về thái độ người học cần đạt được
Các yêu cầu đối với người học khi nghiên cứu môn học Pháp luật kinh tế:
-

Người học cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của các quy
định pháp lý trong quản lý kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế. Trên cơ sở
đó có sự đam mê, yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong tìm hiểu nội
dung môn học.

-

Người học có lòng tin đối với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; có thái độ tự tin khi vận dụng pháp luật vào hoạt động thực tiễn và
giải quyết các tình huống thực tiễn.

4. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
Môn học Pháp luật kinh tế tại Học viện Tài chính được xây dựng gồm 6 chương.
Chương1: Lý luận chung về Pháp luật kinh tế cung cấp cho người học những
kiến thức cơ bản về Pháp luật kinh tế. Trên cơ sở đó giúp người học có nhận thức
đúng đắn về nội hàm của khái niệm “Pháp luật kinh tế” và môn học Pháp luật
kinh tế.
Chương 2: Pháp luật về chủ thể kinh doanh cung cấp cho người học những kiến
thức cơ bản về địa vị pháp lý của các loại hình chủ thể kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường như điều kiện, thủ tục thành lập, đăng kí kinh doanh; quyền, nghĩa vụ

trong tổ chức hoạt động kinh doanh; tổ chức lại; điều kiện và thủ tục giải thể;…
Chương 3: Pháp luật hợp đồng giới thiệu quy chế pháp lý về hợp đồng kinh
doanh, thương mại như các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng, xử lý vi
phạm phát sinh trong quan hệ hợp đồng,…và làm rõ các quy định về một số hợp
đồng chuyên biệt.
4


Chương 4: Pháp luật phá sản giới thiệu về trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu phá
sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản . Trên cơ sở đó giúp
người học thấy rõ sự khác biệt giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chương5: Pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh doanh cung cấp cho người
học đặc điểm pháp lý cơ bản của các phương thức giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
5. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ
1. Khái quát về pháp luật kinh tế
1.1. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước nền kinh tế bằng pháp luật
1.2. Khái niệm Pháp luật kinh tế
1.3. Các nhóm chế định pháp lý chủ yếu về kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
2. Nội dung chủ yếu của pháp luật kinh tế
2.1. Xác lập và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế
2.2. Xác lập và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các tổ chức, cá nhân
3. Hình thức của pháp luật kinh tế
3.1. Khái niệm hình thức pháp luật kinh tế
3.2. Hình thức pháp luật kinh tế của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
3.3. Hình thức pháp luật áp dụng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế
Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH
1. Khái quát về chủ thể kinh doanh

1.1. Khái niệm chủ thể kinh doanh
1.2. Phân loại chủ thể kinh doanh
2. Các chủ thể kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2.1. Quy chế pháp lý chung về doanh nghiệp
2.2. Công ty
2.3. Doanh nghiệp tư nhân
2.4. Tổ chức lại doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp
3. Các chủ thể kinh doanh khác
3.1. Hợp tác xã
3.2. Hộ kinh doanh
5


Chương 3. PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
1. Những vấn đề chung về hợp đồng và pháp luật hợp đồng
1.1. Những vấn đề chung về hợp đồng
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật hợp đồng
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
3. Hợp đồng lao động
3.1. Khái niệm hợp đồng lao động
3.2. Nội dung hợp đồng lao động
3.3. Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng lao động
4. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá
4.1. Một số vấn đề chung về hợp đồng vận chuyển hàng hoá
4.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ
4.3. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
4.4. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ
4.5. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt

4.6. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá đa phương thức
5. Hợp đồng bảo hiểm thương mại
5.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng bảo hiểm thương mại
5.2. Nội dung và hình thức của hợp đồng bảo hiểm thương mại
5.3. Hợp đồng bảo hiểm thương mại vô hiệu
5.4. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thương mại
5.5. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm thương mại
6. Hợp đồng tín dụng
6.1. Khái niệm và nội dung của hợp đồng tín dụng
6.2. Biện pháp bảo đảm tiền vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng
6.3. Những hạn chế khi tham gia hợp đồng tín dụng
Chương 4. PHÁP LUẬT PHÁ SẢN
1. Khái niệm về phá sản
1.1. Khái niệm, đặc điểm phá sản
1.2. Phân loại phá sản
6


2. Pháp luật phá sản
2.1. Quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật phá sản ở Việt Nam
2.2. Khái niệm pháp luật phá sản
2.3. Nội dung của pháp luật phá sản
2.4. Vai trò của pháp luật phá sản
3. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
3.1. Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
3.2. Hội nghị chủ nợ
3.3. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
3.4. Thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ
3.5. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Chương 5. PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

1. Khái niệm về tranh chấp trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh
1.2. Phân loại tranh chấp trong kinh doanh
1.3. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
2. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức thương lượng
và hòa giải
2.1. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng
2.2. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức hoà giải
3. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài
3.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài
3.2. Tổ chức trọng tài thương mại
3.3. Thẩm quyền của trọng tài
3.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
3.5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
3.6. Thủ tục tố tụng trọng tài
4. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Toà án
4.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Toà án
4.2. Tổ chức Toà án giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
4.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của tòa án tại Việt Nam
4.4. Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Toà án
7


4.5. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tại Toà án
6. TÀI LIỆU HỌC TẬP
-

Tài liệu bắt buộc:
+ Giáo trình Pháp luật kinh tế của Học viện tài chính;
+ Bài tập tình huống Pháp luật kinh tế của Học viện Tài chính


-

Tài liệu tham khảo:
o Giáo trình Pháp luật tài chính của Học viện tài chính;
o Giáo trình Pháp luật kinh tế của Đại học kinh tế quốc dân;
o Các văn bản pháp luật có liên quan;
o Website:

7. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Nội dung
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
TỔNG

Hình thức tổ chức dạy học
Lên lớp
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết
Thảo luận
(có hướng dẫn)

Tổng

2
4
4

2
3

2
4
4
2
3

8
16
16
8
12

12
24
24
12
24

15

15

60

90

8. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC

- Sinh viên phải nghiên cứu tài liệu, bài tập tình huống, chuẩn bị bài ở nhà theo
sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sinh viên phải lên lớp nghe giảng, tham gia thảo luận trên lớp theo sự hướng
dẫn của giáo viên.
9. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP MÔN HỌC
- Điểm học chuyên cần: 10%
- Bài kiểm tra định kỳ trắc nghiệm khách quan: 20% (Một bài kiểm tra)
- Thi hết học phần (tự luận ngắn): 70%
8


Ý kiến của lãnh đạo Học viện

Trưởng bộ môn

TS. Hoàng Thị Giang

9



×