Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

2017 - 2022 NHIỆM VỤ CỦA CHI ỦY VÀ CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.07 KB, 18 trang )

Chuyền đề 10:
KỸ NĂNG CHỦ TỌA VÀ ĐIỀU HÀNH
CÁC CUỘC HỌP CỦA ĐẢNG VÀ
CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở XÃ

Giảng viên:


CHUYÊN ĐỀ 10: KỸ NĂNG CHỦ TỌA VÀ ĐIỀU HÀNH
CÁC CUỘC HỌP CỦA ĐẢNG VÀ CÁC TỔ CHỨC
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở XÃ

I. KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG HỌP

NỘI DUNG
II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ
VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỌP

1. Khái niệm và vai trò của hoạt động họp
1.1. Khái niệm

?
Họp là 1 hình thức giao tiếp. Đó là một nhóm
người tập trung nhau lại với mục đích thảo luận,
trao đổi hoặc quyết định một vấn đề nào đó.



I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỌP

1. Khái niệm và vai trò của hoạt động họp
1.1. Khái niệm
ĐCS VN cầm quyền thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với
hệ thống chính trị và toàn xã hội bằng phương thức thích hợp:
+ Bằng cương lĩnh chính trị, chiến lược, chủ trương, chính sách.
+ Bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ.
+ Bằng hoạt động của hệ thống tổ chức đảng và đảng viên trong
cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội.
+ Bằng kiểm tra, giám sát thực hiện.
+ Bằng phát huy vai trò làm chủ và giúp đỡ nhân dân.

==> Các cuộc họp ở xã chính là một trong những hình
thức quan trọng để cụ thể hóa phương thức lãnh đạo
của Đảng bộ xã đối với chính quyền và nhân dân xã.


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỌP

1. Khái niệm và vai trò của hoạt động họp
1.2. Vai trò
Xây dựng nội bộ Đảng, củng cố,
tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Diễn đàn dân chủ phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của đảng.
Đảng viên từng bước trưởng thành, trình độ được nâng lên.
Chất lượng cuộc họp là yếu tố quyết định sức sống,
sự phát triển của đảng bộ, chi bộ. (Cuộc họp tốt: Duy trì
nề nếp, nội dung phong phú, thiết thực; hình thức đa dạng)



I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỌP

2. Phân loại cuộc họp và tính chất các cuộc họp ở xã
2.1. Phân loại
Cuộc họp tổ chức đảng ở cấp xã
Dạng họp nội bộ Đảng

+ Đại hội chi bộ, đảng bộ.
+ Các cuộc họp: đình kỳ; đột xuất.
+ Họp giao ban.
+ Họp nhằm học tập, quán triệt
đường lối, chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, chính sách...

Dạng họp mở rộng
+ Hội nghị các đoàn thể, các tổ chức
xã hội ý kiến vào các chủ trương,
nghị quyết lãnh đạo của Đảng.
+ Hội nghị quán triệt chủ trương...
+ Hội nghị các đoàn thể, các tổ chức
xã hôi bỏ phiếu tín nhiệm....
+ Hội nghị góp ý, phê bình CB, ĐV.


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỌP

2. Phân loại cuộc họp và tính chất các cuộc họp ở xã
2.2. Tính chất
- Tính lãnh đạo của cuộc họp,

họp thể hiện ở: trong sinh hoạt
đảng viên phải bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ những
vấn đề cần giải quyết và ra được quyết nghị về những hoạt
động của chi bộ, đảng bộ.
- Tính giáo dục của cuộc họp,
họp thể hiện ở: qua mỗi cuộc
họp trình độ của đảng viên và quần chúng nhân dân được
nâng lên dần dần, ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về
đường lối, chính sách của Đảng; có thêm kiến thức, tự nhận
thấy vững vàng hơn trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao; nêu gương đảng viên gương mẫu và phê bình
những sai lầm, khuyết điểm của chi bộ, đảng bộ và của đảng
viên.


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỌP

2. Phân loại cuộc họp và tính chất các cuộc họp ở xã
2.2. Tính chất
- Tính chiến đấu thể hiện ở chỗ: nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá ưu điểm, thành tựu, phê phán nghiêm khắc những
sai lầm, khuyết điểm của đảng ủy, đề ra được biện pháp chi
ủy, đảng bộ, chi bộ và từng cán bộ, đảng viên và phát huy
ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm.

Để cuộc họp đạt chất lượng, ngoài 3 tính chất trên thì
cần chú ý đến: tình đồng chí, thương yêu, tôn trọng lẫn
nhau, hiểu rõ hoàn cảnh, thông cảm, tạo điều kiện
đảng viên giải quyết khó khăn, vươn lên trong công tác
và đời sống.



II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ
1. Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp của tổ chức Đảng

1.1 Quy trình các bước sinh hoạt chi bộ
* Bước chuẩn bị:
- Căn cứ vào Nghị Quyết cấp trên, Nghị quyết của đảng ủy
xã, ban chi ủy và Bí thư chi hội phải hội ý chuẩn bị nội dung,
dự thảo trước khi sinh hoạt để thống nhất nội dung chương
trình.
- Lựa chọn hình thức sinh hoạt định kỳ, lồng ghép với sinh
hoạt chuyên đề.
- Xác định thời gian cụ thể là 1 ngày trong tháng.
- Mời đại biểu tới dự (nếu có).


II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ
1. Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp của tổ chức Đảng

1.1 Quy trình các bước sinh hoạt chi bộ
* Bước tiến hành:
Bí thư chi bộ chủ trì hội nghị chi bộ, lựa chọn một đảng viên làm thư
ký ghi biên bản.
- Bí thư chi bộ thông báo những nội dung sinh hoạt chi bộ trong
tháng mà chi uỷ đã thống nhất cần thông qua hội nghị chi bộ, đánh
giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ tháng
qua, phương hướng tháng tới,
- Thông báo những nội dung của đảng uỷ xã, những chỉ thị, nghị
quyết của cấp trên…, công tác xây dựng Đảng theo tinh thần của cấp

ủy cấp trên.
- Chi bộ thảo luận, góp ý kiến, mỗi đảng viên phát huy dân chủ,
thẳng thắn, trung thực với tinh thần trách nhiệm cao,ý thức phê bình
và tự phê bình để đóng góp ý kiến, đánh giá, xây dựng nghị quyết.


II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ
1. Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp của tổ chức Đảng

1.1 Quy trình các bước sinh hoạt chi bộ
- Bí thư chi bộ cần theo dõi diễn biến của cuộc họp và ghi chép đầy
đủ để tổng hợp các ý kiến và kết luận. Nêu ra những giải pháp cần
thiết nhằm khắc phục những hạn chế trong việc lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ, Bí thư có thể biểu dương những đảng viên thực hiện tốt
hoặc phê bình những đảng viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao, uốn nắn, giáo dục đảng viên. Tiếp tục phân công đảng viên
thực hiện nhiện vụ, công tác xây dựng đảng trong tháng tới như
công tác đảng viên, công tác tư tưởng, công tác kiểm tra giám sát.
- Có thể gắn với một nội dung sinh hoạt chuyên đề mà chi uỷ đã
chuẩn bị như nội dung sinh hoạt đã nêu trên, bàn giải pháp thực
hiện và phân công nhiệm vụ cho mỗi đảng viên.
- Nếu cần thiết chi bộ biểu quyết, Bí thư kết luận, nhắc nhở các
đảng viên chấp hành Nghị quyết.


II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ
1. Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp của tổ chức Đảng

1.1 Quy trình các bước sinh hoạt chi bộ
* Bước kết thúc:

Thư ký hoàn thiện biên bản họp chi bộ và thông qua nghị
quyết, ký các văn bản cần thiết, lưu hồ sơ của chi bộ, đảng
bộ


II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ
1. Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp của tổ chức Đảng

1.2. Chương trình lễ kết nạp đảng viên
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
- Tuyên bố ly do; giới thiệu đại biểu;
- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp
đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;
- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;
- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người
đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên
chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;
- Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu y kiến (nếu có);
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).


II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ
2. Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp của tổ chức chính
trị - xã hội
2.1. Giai đoạn chuẩn bị
- Chuẩn bị nội dung và các tài liệu cần thiết
Người lãnh đạo có trách nhiệm phân công cho các bộ phận
chuyên môn và các cá nhân chuẩn bị nội dung và các tài liệu như
các báo cáo, tham luận (nếu có), thông tin cần thiết cho cuộc họp.
- Xác định thời gian họp và thành phần khách mời

- Chuẩn bị trước chương trình cuộc họp.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất.
Sau khi đã chuẩn bị các công việc cần thiết, trước khi cuộc họp
tiến hành nên kiểm tra lại lần cuối để đảm bảo cuộc họp không bị
ảnh hưởng.


II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ
2. Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp của tổ chức chính trị xã hội
2.2. Giai đoạn tiến hành
Cuộc họp thường diễn ra theo trình tự sau:
- Ổn định tổ chức trước cuộc họp.
- Khai mạc cuộc họp.
Trong phần khai mạc cần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, nêu
những mục tiêu chính của cuộc họp, chủ toạ cuộc họp, giới thiệu
thư ký cuộc họp, thông qua chương trình cuộc họp.
- Trình bày nội dung báo cáo và các vấn đề cần thảo luận.
- Điều khiển và tổng hợp các ý kiến thảo luận.


II. KỸ NĂNG CHỦ TRÌ VÀ ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP Ở XÃ
2. Kỹ năng chủ trì và điều hành cuộc họp của tổ chức chính trị xã hội
2.3. Giai đoạn kết thúc, bế mạc cuộc họp
Ở phần này, người điều hành cuộc họp cần tóm tắt lại các nội
dung và chốt lại các vấn đề đã được thống nhất, các vấn đề
chưa thống nhất (nội dung và nguyên nhân.
Thông qua biên bản cuộc họp
Sau khi cuộc họp kết thúc, vẫn cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc và
kiểm tra việc hoàn thành các văn bản về các vấn đề đã được
quyết định trong cuộc họp cũng như việc ban hành các văn bản

chính thức và văn bản thông báo về cuộc họp.


CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu 1: Anh, chị hiểu thế nào về vai trò của hoạt động
họp ở xã?
Câu 2: Anh, chị cho biết tính chất các cuộc họp ở xã?


BÀI GIẢNG ĐẾN ĐÂY LÀ
HẾT
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN



×