Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.79 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN SONG HÀ

VAI TRÒ C A NHÀ N C I V I TH TR NG
CH NG KHOÁN M T S QU C GIA VÀ BÀI H C
KINH NGHI M CHO VI T NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN SONG HÀ

VAI TRÒ C A NHÀ N C I V I TH TR NG
CH NG KHOÁN M T S QU C GIA VÀ BÀI H C
KINH NGHI M CHO VI T NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI


Hà Nội - 2008


MỤC LỤC

Trang:
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT…………………………….……………… ……. 4
MỞ ĐẦU………………………………………….……………………..

……. 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TTCK VÀ VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK…………………..…...…

……. 10

1.1. Lý luận chung về TTCK………………..……….…..….……..... ……. 10
1.1.1. Khái niệm về chứng khoán và TTCK…………..………….…. ……. 10
1.1.2. Cơ cấu và các thành phần tham gia TTCK…..……….….…… ……. 14
1.1.3. Nguyên tắc hoạt ñộng và cơ chế vận hành của TTCK………. ……. 20
1.1.4. Các yếu tố tác ñộng và ảnh hưởng trên TTCK…………..…...

……. 27

1.2. Vai trò quản lý của nhà nước ñối với TTCK………………... ……. 31
1.2.1. Mục tiêu của nhà nước trong việc quản lý TTCK………….… ……. 31
1.2.2. Các biện pháp quản lý của nhà nước ñối với TTCK………..... ……. 33
1.2.3. Các mô hình quản lý TTCK……………………….………...… ……. 39
1.2.4. Các tiêu chí ñể nhà nước quản lý TTCK……………………… ……. 40
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK Ở

MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...

……. 44

2.1. Vai trò của nhà nước ñối với TTCK ở một số quốc gia….... ……. 44
2.1.1. Thị trường chứng khoán Mỹ…………….…………………..…. ……. 44
2.1.2. Thị trường chứng khoán Nhật Bản……………………..….…..
2.1.3. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc…….………….…….….…

……. 47
……. 50

2.1.4. Thị trường chứng khoán Thái Lan………………….….…...…. ……. 55
2.1.5. Thị trường chứng khoán Trung Quốc…………………….…… ……. 56
2.2. Nhận xét …………………………………………….……..……… ……. 62
2.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam qua nghiên cứu
vai trò của nhà nước ñối với TTCK ở một số quốc gia……. ……. 63
2.3.1. Về mô hình tổ chức và hoạt ñộng của cơ quan QLNN ñối với
TTCK…….……….……...…………….…..……………..……….
-2-

……. 63


2.3.2. Về xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan ñến
chứng khoán và TTCK….……………….……………….……… ……. 68
2.3.3. Về phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa ……. 69
2.3.4. Về mô hình sở hữu của SGDCK……………………..……..…. ……. 70
2.3.5. Về việc thu hút ñầu tư của nước ngoài vào TTCK…..…….…
2.3.6. Về quản lý TTCK phi tập trung………………..…………..….


……. 70
……. 71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM……………….….

……. 73

3.1. Vai trò của nhà nước ñối với TTCK Việt Nam…………........ ……. 73
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của TTCK tại Việt Nam…..….… ……. 73
3.1.2. Vai trò của nhà nước ñối với sự hình thành và phát triển
TTCK Việt Nam………….……………...……………………….. ……. 81
3.1.3. Một số ñánh giá về thực trạng quản lý nhà nước ñối với
TTCK Việt Nam………………..…………………….………….. ……. 86
3.2. Cơ hội và thách thức ñối với TTCK Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế………………..…….………......… ……. 93
3.2.1. Những cơ hội ñể phát triển TTCK Việt Nam…….…………..… ……. 93
3.2.2. Những thách thức ñối với TTCK Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế……………….………….………………..... ……. 94
3.3. Một số gợi ý về vai trò của nhà nước ñối với TTCK Việt
Nam trong thời gian tới…….…………………………….….… ……. 96
3.3.1. Một số quan ñiểm về tăng cường vai trò QLNN……………… ……. 96
3.3.2. Một số quan ñiểm về phát triển TTCK…………………..……. ……. 100
3.3.3. Một số giải pháp nâng cao vai trò QLNN ñối với TTCK ở
Việt Nam……...……………………..……….……………………

……. 102

KẾT LUẬN…………….………………………..…..…………………


……. 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO………….……….…………………..…… ……. 111

-3-


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN: Đầu tư nước ngoài
HNKTQT: Hội nhập kinh tế quốc tế
IOSCO: Tổ chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán
OTC: Thị trường chứng khoán phi tập trung
QLNN: Quản lý nhà nước
SGD: Sở giao dịch
SGDCK: Sở Giao dịch chứng khoán
TTCK: Thị trường chứng khoán
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCK: Ủy ban chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

-4-


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài:

Trong nền kinh tế, những chủ thể có cơ hội ñầu tư sinh lời nhiều thì
thường thiếu vốn, trái lại, những chủ thể có vốn nhàn rỗi thì lại không có cơ
hội ñầu tư. Do ñó, nền kinh tế hình thành nên một cơ chế chuyển vốn từ tiết
kiệm sang ñầu tư. Từ ñó, ñầu tư có thêm một khái niệm mới, ñó là ñầu tư tài
chính. Khi cung và cầu vốn không ngừng tăng lên theo ñà phát triển của nền
kinh tế thì hình thức huy ñộng và cung cấp vốn trực tiếp dựa trên quan hệ cá
nhân tỏ ra không ñáp ứng ñược nữa. Thực tế khách quan ñòi hỏi phải có một
thị trường cho các bên cung và cầu vốn gặp nhau, ñáp ứng nhu cầu tài chính
của nhau. Đó chính là thị trường tài chính. Thị trường tài chính là tổng hoà
các mối quan hệ cung - cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua
bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp
ñến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt ñộng kinh tế. Một hệ thống thị trường
tài chính hoàn chỉnh phải bao gồm hệ thống thị trường tiền tệ hoạt ñộng chủ
yếu thông qua hệ thống ngân hàng, kho bạc, các công ty tài chính và hệ thống
thị trường vốn, trong ñó thị trường chứng khoán (TTCK) là một ñịnh chế tài
chính giữ vai trò quan trọng. TTCK là kênh dẫn vốn trực tiếp, là nơi giao dịch
các nguồn vốn lớn, trung hạn và dài hạn, là nơi tạo ra những công cụ huy
ñộng và cung cấp vốn ñể các nhà ñầu tư lựa chọn và là phương tiện chuyển
dịch vốn rất tiện lợi với chi phí thấp.
Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK trên Thế giới ñã cho thấy,
thời gian ñầu, thị trường hình thành một cách tự phát, ñối tượng tham gia chủ

-5-


yếu là các nhà ñầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng ñông ñảo
của công chúng. Khi thị trường bắt ñầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính
phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ
quyền lợi của công chúng ñầu tư và sau ñó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt
ñầu ñược ban hành. Kinh nghiệm ở những nước có TTCK mới hình thành về

sau này cho thấy rằng thị trường chỉ có thể ñược thiết lập và hoạt ñộng có
hiệu quả, ổn ñịnh và nhanh chóng nếu chính phủ của các nước ñó có sự chuẩn
bị chu ñáo về hàng hoá, luật pháp, con người và bộ máy quản lý.
Ở một số quốc gia, do vai trò quản lý của nhà nước ñối với TTCK
không ñược quan tâm ñúng mức nên TTCK gặp trục trặc ngày từ khi mới
hình thành hoặc hoạt ñộng trì trệ trong một thời gian dài.
Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu ñã ñược Đảng và Chính phủ
Việt Nam ñịnh hướng từ những năm ñầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 nhằm xác
lập một kênh huy ñộng vốn mới cho ñầu tư phát triển. Đây là một nhiệm vụ
chiến lược có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng ñối với tiến trình xây dựng và phát
triển ñất nước, trước yêu cầu ñổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các
ñiều kiện kinh tế, chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế. Trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị
trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam ñã ra ñời
bằng việc ñưa vào vận hành TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh ngày
20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch ñầu tiên vào ngày 28/07/2000.
Việc tạo lập các tiền ñề cho sự hình thành và phát triển của TTCK Việt
Nam ñược “ñặt lên vai” Nhà nước bởi vì TTCK không thể ra ñời một khi các
thị trường nền tảng hỗ trợ tương ứng cho nó như các thị trường yếu tố ñầu vào
(thị trường bất ñộng sản, thị trường lao ñộng, thị trường tiền tệ, v.v.) và các
chủ thể thị trường (doanh nghiệp, nhất là công ty cổ phần, nhà ñầu tư, công

-6-


chúng, v.v.), các ñịnh chế tài chính (ngân hàng thương mại, công ty chứng
khoán, công ty bảo hiểm, quỹ ñầu tư, v.v.) vẫn chưa ñược xác lập hoặc hoạt
ñộng không có hiệu quả.
Vì vậy, tác giả chọn ñề tài: “Vai trò của nhà nước ñối với thị trường
chứng khoán ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” ñể ñi

sâu nghiên cứu vai trò của nhà nước ñối với sự hình thành và phát triển TTCK
ở một số quốc gia, qua ñó rút ra những bài học kinh nghiệm và ñưa ra những
gợi ý về vai trò quản lý của nhà nước ñối với TTCK Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu:
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trong nước, một số ñề tài như:
“Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế chuyển ñổi” của tác giả Nguyễn
Minh Đức, “Chứng khoán và thị trường chứng khoán, kinh nghiệm của các
nước trên thế giới” của tác giả Lê Xuân Nghĩa chủ yếu nêu lên sự hình thành
và kinh nghiệm hoạt ñộng của TTCK ở một số nước.
Ở nước ngoài, cũng có nhiều công trình nghiên cứu TTCK, các ñề tài
này chỉ phân tích tình hình hoạt ñộng của TTCK tại một quốc gia, hoặc dự
báo về khuynh hướng vận ñộng của TTCK ở một số nước trên thế giới.
Đến nay, tác giả chưa thấy có ñề tài nào ở trong nước và nước ngoài
nghiên cứu vai trò của nhà nước ñối với TTCK ở một số nước phát triển và
một số nước ñang phát triển cũng như các gợi ý về chính sách ñể nâng cao vai
trò quản lý của nhà nước ñối với TTCK Việt Nam.
3. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Dựa vào kết quả khảo sát nêu trên, tác giả ñi sâu nghiên cứu, tìm hiểu
và lựa chọn ñề tài này với mục ñích:

-7-


- Nghiên cứu vai trò của nhà nước ñối với sự hình thành và phát triển
TTCK ở một số quốc gia, qua ñó rút ra ñược những bài học kinh nghiệm ñể
có thể vận dụng vào Việt Nam trong quá trình xây dựng và quản lý TTCK.
- Nghiên cứu vai trò của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng
và quản lý TTCK Việt Nam, ñưa ra những gợi ý ñể nâng cao vai trò quản lý
của nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK tại Việt Nam trong ñiều
kiện hiện nay, khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu, rộng vào quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu các chính sách quản lý và can thiệp vào quá trình
hình thành và phát triển TTCK ở năm quốc gia, bao gồm hai quốc gia phát
triển là Mỹ, Nhật Bản và ba quốc gia ñang phát triển là Hàn Quốc, Thái Lan
và Trung Quốc trong giai ñoạn khi TTCK của từng quốc gia này bắt ñầu ñược
hình thành cho ñến khi phát triển ổn ñịnh.
- Đề tài cũng nghiên cứu quá trình hình thành, tình hình hoạt ñộng của
TTCK Việt Nam từ năm 2000 ñến nay cùng một số biện pháp nhằm nâng cao
vai trò quản lý của nhà nước ñối với TTCK Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, ñồng thời kết hợp với các phương
pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp và so sánh ñể nghiên cứu.
6. Những ñóng góp mới của luận văn:
- Hệ thống hóa những vấn ñề lý luận chung về chứng khoán và TTCK.
- Phân tích vai trò quản lý của nhà nước ñối với TTCK nói chung.
- Đưa ra kinh nghiệm quản lý TTCK của một số quốc gia.
-8-


- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý TTCK của một số nước,
ñề tài ñã ñưa ra một số gợi ý ñể nâng cao vai trò quản lý của nhà nước ñối với
TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn ñược kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về TTCK và vai trò của nhà
nước ñối với TTCK.
Chương 2: Vai trò của nhà nước ñối với TTCK ở một số

quốc gia và bài học kinh nghiệm.
Chương 3: Một số gợi ý về vai trò quản lý của nhà nước ñối
với TTCK Việt Nam.

-9-


CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TTCK VÀ
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TTCK:
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ TTCK:

1.1.1.1. Khái niệm chứng khoán:
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi
ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán ñối với tài sản hoặc vốn của tổ
chức phát hành. Chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
ñầu tư và các loại chứng khoán khác.
Vốn cổ phần của công ty cổ phần ñược chia nhỏ thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần.
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở
hữu cổ phần của người nắm giữ cổ phiếu trong công ty. Người sở hữu cổ
phiếu là cổ ñông của công ty cổ phần. Ngày nay, trên Sở giao dịch chứng
khoán, cổ phiếu còn có hình thức ghi trong máy tính ñiện tử, gọi là hình thức
phi vật chất, rất thuận tiện cho việc giao dịch cổ phiếu một cách nhanh, chính
xác, an toàn, tránh ñược việc nhầm lẫn trong mua bán và làm giả cổ phiếu.
Cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu ñãi:
Người sở hữu cổ phiếu phổ thông ñược quyền biểu quyết ñổi với các

quyết ñịnh lớn của công ty tại Đại hội Cổ ñông của công ty cổ phần và ñược
hưởng cổ tức (cổ tức này không cố ñịnh, có thể có và có thể không có).

- 10 -


Người sở hữu cổ phiếu ưu ñãi ñược hưởng cổ tức cố ñịnh hàng năm
mặc dù công ty có lãi hay không có lãi và có thể ñược hưởng một số quyền
biểu quyết nhưng rất hạn chế. Như vậy, cổ phiếu ưu ñãi gần giống với trái
phiếu.
Cổ tức là khoản tiền hàng năm công ty cổ phần phân phối cho cổ ñông
như là một khoản lãi. Việc chi trả cổ tức do Hội ñồng Quản trị quyết ñịnh.
Nếu trong năm, công ty có lợi nhuận, thì cổ tức ñược trích ra từ khoản lợi
nhuận ñó. Trong một số trường hợp công ty không có lợi nhuận trong năm,
nhưng công ty vẫn chi trả cổ tức từ khoản vay ngân hàng.
Trái phiếu là chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát
hành trái phiếu. Trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ.
Trái phiếu có thể có bảo ñảm hoặc không có bảo ñảm.
Trái phiếu có bảo ñảm có thể ñược bảo ñảm bằng phương thức sau: Bộ
Tài chính hoặc tổ chức tài chính bảo lãnh thanh toán; Bảo ñảm bằng tài sản
của tổ chức phát hành hoặc một tổ chức thứ ba.
Trái phiếu chuyển ñổi là trái phiếu có kèm theo quyền chuyển ñổi quy
ñịnh rằng ñến một thời ñiểm nào ñó (1,2,5 năm sau khi phát hành) thì người
sở hữu trái phiếu có quyền chuyển ñổi trái phiếu ñể lấy cổ phiếu của công ty
phát hành trái phiếu.
Ví dụ: tháng 1 năm 2008, công ty A phát hành trái phiếu C kèm theo
quyền chuyển ñổi 1 trái phiếu C thành 1 cổ phiếu của công ty A vào tháng 1
năm 2012. Nếu vào tháng 1 năm 2012, giá 1 cổ phiếu là 192.000 ñồng và giá
trái phiếu C là 170.000 ñồng, thì người nắm giữ trái phiếu sẽ chuyển ñổi trái
phiếu ñang nắm giữ sang cổ phiếu. Ưu ñiểm của việc phát hành trái phiếu

chuyển ñổi là nó hấp dẫn nhà ñầu tư hơn so với trái phiếu thông thường.

- 11 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Ban Pháp chế - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2005). “Kinh nghiệm xây
dựng luật chứng khoán tại một số quốc gia”. Tạp chí Chứng khoán Việt
Nam, số 5/2005.
2. Bộ Chính trị-Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(2008). “Kết luận về một số vấn ñề kinh tế - xã hội quý I năm 2008 cần
quan tâm lãnh ñạo, chỉ ñạo”.
3. Lê Văn Châu (2000). “Thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn ñề
ñặt ra tại ñiểm khởi ñầu”. Tạp chí chứng khoán, số 8/2000.
4. Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh (2007). “Thị trường phi tập trung (OTC)
ở Việt Nam”. Bài nghiên cứu tính huống - Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996). Đại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ VIII.
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Đức (2006). “Hệ thống viễn thông chứng khoán”. Tạp chí
Bưu chính viễn thông, ngày 15/3/2006.
7. Nguyễn Minh Đức (2006). Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế
chuyển ñổi. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
8. Nghiêm Quý Hào (2005). “Động lực mới cho doanh nghiệp cổ phần hóa Quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất”. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam,
số 9/2005.
9. Học viện Hành chính Quốc gia (2000). Quản lý hành chính Nhà nước.
NXB Giáo dục, Hà Nội
10. Nguyễn Hữu Khiển (1999). Tìm hiểu về hành chính nhà nước. NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.

11. Vũ Thị Kim Liên (2005). “Đâu là chức năng chủ yếu của Ủy ban Chứng
khoán - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”. Tạp chí Chứng khoán
Việt Nam, số 1/2005.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006). Ngân hàng Việt Nam - Quá trình
xây dựng và phát triển. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Lê Xuân Nghĩa (1993). Chứng khoán và TTCK, kinh nghiệm của các nước
trên thế giới. Bộ Tài chính, Hà Nội.
14. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

- 111 -


15. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
16. Nguyễn Hà Thanh (2005). “Luật chứng khoán Trung Quốc (sửa ñổi)”. Tạp
chí Chứng khoán Việt Nam, số 12/2005.
17. Trần Đắc Sinh (2002). Sở Giao dịch chứng khoán, mô hình và bước ñi.
NXB TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
18. Trung tâm nghiên cứu khoa học và ñào tạo chứng khoán (1998). Những
kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK. UBCKNN, Hà Nội.
19. Lê Văn Tề, Trần Đắc Sinh, Nguyễn Văn Hà (2005). Thị trường chứng
khoán tại Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
20. Lê Văn Tư (2001). Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Thống kê,
Hà Nội.
21. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1997). Luật chứng khoán và giao dịch
chứng khoán Thái Lan. Tài liệu tham kháo (bản dịch).
22. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (2003). Báo cáo tổng kết ba năm hoạt
ñộng TTCK. Tài liệu trình Chính phủ.
Tiếng Anh:
23. Japan Securities Research Institute (2001). Securities Market in Japan.
24. Korea Securities Exchange Commission. Securities Supervisory Board,

Fact Book 2001, 2002.
25. Michael G.Hadjimichalakis (1995). Contemporary money, banking, and
financial markets. University of Washington.
26. Securities Market in Japan. Fact Book (2001).
Website:
27. (Website của Công ty cổ phần Tinh Văn)
28. (Website của Công ty cổ phần Chứng khoán Biển Việt)
29. (Website của Ủy ban Giám quản Chứng khoán
Trung Quốc)
30. (Website của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế
hoạch và ñầu tư Việt Nam)
31. (Website của TTGDCK Hà Nội)
32. (Website của Ngân hàng HSBC tại Việt Nam)
33. (Website của SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh)
34. (Website của Bộ Ngoại giao Việt Nam)
- 112 -


35. (Website của Công ty cổ phần Kỹ nghệ Vốn ñầu tư Việt
Nam)
36. (Website của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ)
37. (Website của Ủy ban Giám sát Tài chính Hàn Quốc)
38. (Website của UBCKNN - Việt Nam)
39. (Website của Tạp chí Cộng sản)
40. (Website của Công ty cổ phần Chứng khoán Tràng An)
41. (Website của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam)
42. (Website của Chính phủ CHXHCNVN)
43. (Website của Báo Vietnamnet)
44. (Website của Diễn ñàn kinh doanh Vinamap)


- 113 -



×