Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.86 KB, 12 trang )

An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam
Nguyễn Đức Tú
Người hướng dẫn : TS. Tạ Đức Khánh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, việc giải quyết các vấn đề xã hội là nhiệm vụ quan trọng, được
thực hiện song hành với các chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì mục tiêu hướng tới
sự phát triển bền vững. Ở các nước chậm phát triển, khi mà mọi nguồn lực của quốc gia đều
phải tập trung ưu tiên cho phát triển kinh tế thì việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giải
quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh luôn là một thách thức lớn của Chính phủ, trong đó việc đảm
bảo cuộc sống tối thiểu, ổn định cho mọi người dân trước những biến đổi và phát triển của xã hội
là một nhiệm vụ cấp bách. Bằng mọi cách, Chính phủ phải thiết lập một hệ thống an sinh xã hội
bao gồm nhiều tầng, nhiều lớp để che chắn những người nghèo, những người yếu thế không bị
tụt lùi xa so với xã hội.
Đối với Việt Nam, sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu
to lớn trên cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội, tạo nên một nền tảng quan trọng cho việc chăm lo
đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, trước xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ
cộng với những khuyết tật hiện hữu của nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự bất bình đẳng, sự
phân hoá giàu nghèo gay gắt trong xã hội. Một bộ phận người trong xã hội luôn đứng trước nguy
cơ của thất nghiệp, nghèo đói, thậm chí bần cùng hoá, do không có công ăn việc làm, thu nhập
không ổn định, mức độ rủi ro cao trong cuộc sống. Sự đau khổ của họ ảnh hưởng trực tiếp tới sự
ổn định chính trị và quá trình tăng trưởng kinh tế.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của
nước ta, giải quyết vấn đề an sinh xã hội sẽ là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền
vững đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,
văn minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “
Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và An sinh xã hội ...Thực hiện các chính sách xã
hội đảm bảo an toàn cuộc sống cho mọi thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với
người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh”.



Như vậy, an sinh xã hội đang vẫn là một bài toán, là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong
bối cảnh nền kinh tế thị trường ở nước ta, đặc biệt là vấn đề an sinh xã hội đối với khu vực kinh
tế phi kết cấu. Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách làm thế nào để đảm bảo an sinh xã hội
cho những người lao động thuộc khu vực phi kết cấu, giúp họ tiếp cận được đầy đủ với các dịch
vụ bảo đảm xã hội nhằm hạn chế bất bình đẳng với khu vực kinh tế chính thức và ổn định cuộc
sống trước những rủi ro, bất hạnh xảy đến vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Với những yêu cầu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn như trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu
về vấn đề: “An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam” là hết sức cần
thiết và tôi chọn đó làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đảm bảo an sinh xã hội đối với người lao động, đặc biệt là đảm bảo an sinh xã hội đối
với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam đang vẫn là một vấn đề mới, nóng bỏng và mang
tính thời sự được nhiều nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và nhiều cơ quan, ban ngành
quan tâm. trong những năm gần đây cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
trên, cụ thể như:
- TS. Mạc Tiến Anh: “Bản chất và tính tất yếu khách quan của An sinh xã hội”, Tạp chí
bảo hiểm xã hội số tháng 1 và tháng 2 năm 2005.
- TS. Đặng Anh Duệ: “Những luận cứ khoa học cho việc hình thành Bảo hiểm xã hội tự
nguyện”, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1996.
- PGS.TS. Phạm Văn Dũng (chủ biên): “Khu vực kinh tế phi chính thức – thực trạng và
những giải pháp quản lý”, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội - 2002.
- TS. Nguyễn Văn Định: “Vấn đề an sinh xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và các giải
pháp phát triển”, Tạp chí Kinh tế và phát triển số tháng 6/2004.
- TS. Bùi Văn Hồng: “Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội đối với lao động tự
tạo việc làm”, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002.
- TS. Trần Quốc Toàn: “Các giải pháp thực hiện bảo hiểm tự nguyện đối với lao động
thuộc khu vực Nông, Ngư và Tiểu thủ công nghiệp”, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2000.
- Vụ chính sách lao động và việc làm – Bộ Lao động thương binh và xã hội: “Phân tích
các chính sách hỗ trợ người thôi việc”, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1996.
Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các báo, tạp chí.



Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng
về hệ thống đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động phi kết cấu ở Việt Nam, nhưng về cơ bản,
các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với lao động khu
vực phi kết cấu được xem xét trong khuôn khổ tiến trình phát triển kinh tế của khu vực phi kết
cấu hoặc trong những giải pháp mang tính chất chính sách trợ cấp xã hội đối với người lao động
nói chung. Do mục đích, đối tượng, phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là
trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước vận
động trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập của Việt Nam thì việc nghiên cứu vấn đề
đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu cả về thực trạng lẫn giải pháp là rất
quan trọng.
Đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu là một vấn đề mới cả lý
luận và thực tiễn. Đó là một ẩn số quan trọng cho các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp
hóa đất nước cần phải tính tới nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội
và phát triển kinh tế bền vững.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của Luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống
đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam trong thời gian tới. Để
thực hiện được mục tiêu này, tác giả đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về an sinh xã hội
- Đánh giá thực trạng hệ thống An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở
Việt Nam 10 năm trở lại đây
- Trên cơ sở những phân tích trên, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển
hệ thống an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt
Nam
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội đối với lao động

khu vực phi kết cấu ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Đây được coi là mốc thời gian mà nền
kinh tế và đời sống người dân Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.


- Về không gian: Hệ thống an sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt
Nam (Có đưa kết quả khảo sát một số tỉnh trong ba miền của cả nước)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của Luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác
giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số
phương pháp: phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh,
phân tích dự báo… trong quá trình nghiên cứu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về an sinh xã hội
- Phân tích hoạt động đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động phi kết cấu ở một số nước
trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động phi kết cấu ở
Việt Nam trong 10 năm trở lại đây để từ đó thấy được những mặt còn tồn tại, hạn chế và vấn đề
đặt ra trong hệ thống an sinh xã hội trong thời gian qua.
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn, tác giả đề xuất những quan điểm
định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với lao động
phi kết cấu ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về an sinh xã hội đối
với lao động phi kết cấu
Chương 2: Thực trạng hệ thống an sinh xã hội đối với lao động phi kết cấu ở Việt
Nam trong thời gian qua
Chương 3: Quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và
phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với lao động phi kết cấu ở Việt Nam trong thời gian tới

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI KẾT CẤU


1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC PHI KẾT CẤU
1.1.1. Khu vực kinh tế phi kết cấu
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm khu vực kinh tế phi kết cấu xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ 20. Trên thế
giới, khu vực kinh tế phi kết cấu có một số tên gọi khác như: Kinh tế phi chính thức (Unofficial
economy); Kinh tế chìm (Underground economy); Kinh tế song song (Parallel economy); Kinh tế
vô hình (Invisible economy); Kinh tế giấu diếm (Concealed economy); Khu vực kinh tế phi
doanh nghiệp (Unincorporated sector); Khu vực dịch vụ phi chính thức (Informal service sector);
Kinh tế nhân dân (People’s economy)... Vì thế cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau.
Do sự khác biệt về kinh tế -xã hội, đặc biệt là trình độ phát triển giữa các quốc gia, quan
niệm về khu vực kinh tế phi kết cấu có sự khác biệt khá lớn. Ngoài ra, tùy theo những tiêu chí
nghiên cứu hoặc việc xem xét khu vực kinh tế phi kết cấu dưới những góc độ khác nhau thì cũng
có thể đưa ra những khái niệm khác nhau. Bởi vậy, khi nghiên cứu về khu vực kinh tế phi kết
cấu, các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế thường nêu lên những đặc điểm chính để nhận dạng
và qua đó giải thích cho tên gọi và khái niệm mà họ đưa ra. Chúng ta có thể nêu ra một số khái
niệm của các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới mà có nhiều điểm hợp lý và phù hợp
với điều kiện của các nước đang phát triển như Việt Nam sau đây:
Theo khái niệm của Liên hiệp quốc (UN): Khu vực kinh tế phi kết cấu là đơn vị sản xuất
có sử dụng các đầu vào về vốn, lao động, hàng hoá và dịch vụ để tạo ra hàng hoá hoặc dịch vụ
nhất định được thực hiện bởi các cá nhân người lao động hoặc hộ gia đình hoặc nhóm nhỏ
người lao động nhưng không đăng ký theo quy định của pháp luật, không thực hiện chế độ hạch
toán kinh doanh.
Với quan niệm này, khu vực kinh tế phi kết cấu được xem xét với tư cách là một bộ phận
cấu thành của nền kinh tế.
Năm 1972, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về khu vực kinh tế phi kết

cấu như sau: Khu vực kinh tế phi kết cấu đó là các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất, phân
phối hàng hoá và dịch vụ cho người lao động tự do, người lao động trong gia đình và một số ít
người lao động khác đảm nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về vốn
thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) rất quan tâm tới vấn đề này và tiếp tục nghiên cứu về khu
vực kinh tế phi kết cấu. Năm 1993, khái niệm về khu vực kinh tế phi kết cấu của ILO được đưa
ra khá hoàn chỉnh, nó phản ánh một hiện thực của nền kinh tế các nước đang phát triển.


Khu vực kinh tế phi kết cấu bao gồm các đơn vị kinh tế sản xuất ra của cải và dịch vụ
nhằm tạo việc làm và thu nhập, hoạt động với quy mô nhỏ, trình độ tổ chức thấp, tỷ lệ giữa vốn
đầu tư và lao động cũng ở mức độ thấp, quan hệ lao động gắn liền mật thiết với quan hệ họ
hàng, quan hệ cá nhân, quan hệ xã hội hoặc còn có các mối quan hệ mang tính ngẫu nhiên hơn
là quan hệ kinh tế, quan hệ theo theo hợp đồng và được đảm bảo. Đó là các xí nghiệp cá thể
trong đó người có việc làm, các chi phí và các cam kết khó tách rời các cam kết của hộ gia đình
của những người chủ của chúng. Tuy nhiên các xí nghiệp tuyệt nhiên và không nhất thiết tự khép
mình vào các nghĩa vụ pháp lý và các xí nghiệp này khác biệt với nền kinh tế “ngầm”.
Từ những khái niệm khác nhau được trình bày trên đây, chúng ta có thể khái quát
lại như sau: Khu vực kinh tế phi kết cấu ở các nước đang phát triển là một khu vực của nền
kinh tế bao gồm các doanh nghiệp rất nhỏ và một số lượng lớn những người lao động tự
tạo việc làm cho mình; là khu vực có trình độ công nghệ thấp, nhu cầu về vốn, tài nguyên
thấp; có đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân, nhưng nhìn chung vẫn đang nằm ngoài
tầm kiểm soát và hỗ trợ của Nhà nước.
1.1.1.2. Nguồn gốc hình thành khu vực kinh tế phi kết cấu
Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử của loài người, ngay từ thời xa xưa, lao động
đã giúp cho con người tồn tại và phát triển. Cho đến nay, trước những biến đổi của nền kinh tế,
chính trị, xã hội, một bộ phận người vẫn luôn phải bươn chải, lao động, tự tìm kiếm việc làm để
duy trì cuộc sống. Chính vì vậy, sự tồn tại của những người lao động tự do, tự tạo việc làm cho
mình là khách quan trong xã hội tại bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên ở các quốc gia phát triển, do
nền kinh tế phát triển cao, năng lực quản lý Nhà nước và hệ thống chính sách pháp luật tốt nên

khu vực này ngày càng thu hẹp. Ngược lại, đối với các quốc gia đang phát triển thì khu vực kinh
tế phi kết cấu có xu hướng mở rộng và tồn tại song song với khu vực kinh tế chính thức do
những nguyên nhân sau:
a. Chính sách phát triển nền kinh tế thị trường
Phát triển kinh tế thị trường là điều kiện cần thiết để tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Chính vì thế mà trong những năm gần đây, tuyệt đại đa số các nước đang phát triển đều chuyển
sang kinh tế thị trường. Một trong những điều kiện để phát triển kinh tế thị trường là thực hiện
kinh tế nhiều thành phần.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi cá nhân, hộ gia đình là một chủ thể kinh tế độc
lập, quyết định việc trả lời những câu hỏi cơ bản của nền kinh tế thị trường: Sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Điều đó cũng có nghĩa là tạo cơ hội cho các cá nhân, hộ gia


đình tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm được việc làm ngoài khu vực nhà nước, mang lại thu nhập,
đảm bảo đời sống cho chính họ.
Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng có rất nhiều khuyết tật và việc khắc
phục các khuyết tật đó là chức năng của Nhà nước. Phát triển kinh tế thị trường sẽ làm nảy sinh
nhiều vấn đề xã hội như: phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng, nghèo đói, thất học, tệ nạn xã
hội...Giải quyết các vấn đề xã hội đó đòi hỏi phải có hàng loạt chính sách xã hội và bộ máy thực
thi các chính sách đó. Tuy nhiên, trong điều kiện các nước đang phát triển, các chính sách xã hội,
các chương trình và mạng lưới an toàn xã hội chưa đủ che chắn cho tất cả những người nghèo
trong xã hội, đa số trong số đó vẫn phải tự lo cho cuộc sống của mình, bằng cách tìm đủ mọi
công việc để có thu nhập đảm bảo duy trì cuộc sống của bản thân. Điều đó làm cho khu vực kinh
tế phi kết cấu ngày càng mở rộng.
b. Quá trình công nghiệp hoá
Mục đích các nước đang phát triển muốn đạt được là tăng trưởng kinh tế. Để đạt được
mục tiêu đó, đa số các quốc gia này đều tiến hành công nghiệp hoá, mà trước hết là tập trung vào
xây dựng các ngành công nghiệp hiện đại và những cở sở kết cấu hạ tầng cần thiết.
Quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Nền kinh tế tăng trưởng nhờ sản xuất phát triển, nạn thất nghiệp và nghèo đói giảm đáng

kể. Tuy nhiên công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế đã làm gia tăng sự cách biệt về thu nhập và
mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Cùng với sự nâng cao trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, nhu
cầu về việc làm giảm, bộ phận những lao động có trình độ học vấn và tay nghề thấp, ít có cơ hội
tìm được việc làm.
Ngoài ra, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm cho một bộ phận nông dân không còn
đất đai để canh tác và họ không dễ để thích ứng ngay được với những công việc mới ở khu vực
kinh tế chính thức. Do đó, việc làm và thu nhập đối với họ là vấn đề cấp bách. Sự di dân từ nông
thôn ra thành thị là tất yếu và rất mạnh mẽ. Từ đó hình thành những nhóm người không được
khu vực chính thức tiếp nhận. Đây chính là lý do làm cho khu vực kinh tế phi kết cấu vẫn tiếp
tục mở rộng ở các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay.
c. Thu nhập, mức sống thấp, mức độ thất nghiệp cao
Đặc điểm quan trọng của các nước đang phát triển là mức thu nhập, mức sống thấp. Để
đảm bảo cuộc sống, người lao động phải tự tạo việc làm bằng mọi hình thức. Đây chính là một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành khu vực kinh tế phi kết cấu.


Thất nghiệp trầm trọng là một trong những đặc điểm khá đặc trưng của lao động ở các
nước đang phát triển. Những người lao động không thể tìm được việc làm ở khu vực kinh tế
chính thức đã buộc phải tìm đến khu vực kinh tế phi kết cấu. Do đó, nếu không có khu vực kinh
tế phi kết cấu thì sẽ có một số lượng lớn những người không có việc làm, không có thu nhập.
Ngoài ra khu vực kinh tế phi kết cấu không chỉ tiếp nhận những người không có việc làm mà còn
tạo ra việc làm thêm cho những người nghèo ở khu vực chính thức để tăng thêm thu nhập. Như
vậy, khu vực kinh tế phi kết cấu là nơi nuôi sống không chỉ đối với từng cá nhân, mà còn nuôi
sống phần lớn gia đình họ.
d. Một số nguyên nhân khác
+ Do tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. Tình trạng khá phổ biến này
dẫn đến nghèo đói và gây mất cân đối cung cầu về lao động nói chung trong nền kinh tế. Mặc dù
các nước đang phát triển đã và đang tìm cách kiểm soát và ổn định dân số, nhưng chỉ có một số ít
nước thành công. Sức ép về việc làm gia tăng trong khi khu vực kinh tế chính thức không đủ khả
năng đáp ứng.

+ Sự tồn tại của khu vực kinh tế phi kết cấu ở các nước đang phát triển còn có nguyên
nhân là sự không đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều kẽ hở của hệ thống văn bản pháp luật. Bên cạnh
đó là sự yếu kém của bộ máy quản lý hành chính và một bộ phận công chức Nhà nước, đã làm
cho Chính phủ không có khả năng kiểm soát một bộ phận không nhỏ của nền kinh tế.
+ Do điều kiện kinh tế – xã hội của các nước đang phát triển, một phần không nhỏ người
lao động, đặc biệt là người nghèo không được thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục... Vì vậy sức
khoẻ thể lực của họ yếu, trình độ học vấn, tay nghề thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu của
khu vực kinh tế chính thức. Bên cạnh đó, chính sách giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp
còn nhiều bất cập về cơ cấu, chất lượng... làm cho những người đã được đào tạo cũng không dễ
tìm được việc làm ở khu vực kinh tế chính thức, nên họ phải làm những công việc không mong
muốn, và đương nhiên là họ phải gia nhập vào đội ngũ những người lao động thuộc khu vực kinh
tế phi kết cấu.
1.1.1.3. Cấu trúc của khu vực kinh tế phi kết cấu
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, khu vực kinh tế phi kết cấu là khu vực kinh tế không
thuần nhất bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, các thành phần kinh tế cá thể, tiểu
chủ theo ý nghĩa đây là khu vực không sử dụng người làm công ăn lương mà chỉ sử dụng nhân
công trong gia đình; những người bán hàng rong, lao động trẻ em, những người lao động tàn tật,


những người làm việc nhà. Bộ phận dân số tham gia vào khu vực kinh tế phi kết cấu bao gồm cả
những người mà trong khoảng thời gian nhất định có việc làm trong một cơ sở thuộc khu vực
kinh tế phi kết cấu bất kể đó là việc làm chính hay phụ, nghề của người này là gì. Tuy nhiên cần
phân biệt bộ phận dân cư chuyên làm việc cho khu vực kinh tế phi kết cấu và bộ phận dân cư
làm việc cả trong khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế phi kết cấu. Đối với bộ phận dân
cư này thì việc làm ở khu vực kinh tế phi kết cấu chỉ là làm thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu Tiếng Việt:


-

TS. Nguyễn Huy Ban: Hoàn thiện hệ thống pháp luật BHXH,
Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2000.

-

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Cẩm nang ASXH, Hà Nội –1999.

-

Bảo hiểm xã hội Việt nam: Bảo hiểm xã hội Việt nam, 10 năm xây dựng và phát triển, Hà
Nội, Tháng 2 - 2005

-

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội: Tài liệu điều tra về khu vực phi kết cấu tại một số
tỉnh thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Bắc Ninh – Tháng 10
năm 2002.

-

Bộ Lao động thương binh và xã hội: Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam 2001,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2002.

-

Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

-


Các Mác- ĂngGhen: Tuyển tập, Tập IV, Nhà xuất bản Sự thật- Hà Nội, 1983.

-

Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

-

David Begg: Kinh tế học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, IX, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, 2001.
- TS. Lê Đăng Doanh, Lê Minh Tú: Khu vực kinh tế phi chính quy- Một số kinh nghiệm quốc
tế và thực tiễn Việt nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997.


-

TS. Lê Đăng Doanh, Lê Minh Tú: Nhận dạng đặc điểm của khu vực kinh tế phi chính quy
( trường hợp khảo sát ở Hà nội), Nxb. Lao động, Hà Nội, 1998.

-

Nguyễn Hoài Dương: Một số vấn đề về thu nhập và mức sống của dân cư trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế Thị trường ở Việt Nam, Hà Nội, Năm 1998.


-

Nguyễn Đình Dương, Vụ Lao động văn xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: BHXH trước yêu cầu
cải cách trong tình hình mới, Tạp chí Thông tin kinh tế – xã hội số 12(24) năm 2004.

-

Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tiêu dùng xã hội trong Ngân sách nhà nước, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

-

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

-

Học viện Tài chính: Giáo trình Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo ASXH, Nxb.
Thống kê, Hà Nội, 2002.

-

TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Quy hoạch, chiến lượcphát triển ngành, chương trình ưu tiên
trong phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020 và hệ thống
văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.

-


Luật Hợp tác xã nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-

Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, Tổng cục Thống kê, UNDP,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2001.

-

E.Wayne Nafziger: Kinh tế học của các nước đang phát triển,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1998.

-

Niên giám thống kê 2000, 2001, 2002, 2003,
Nxb. Thống kê, Hà Nội, năm 2001, 2002, 2003, 2004.

-

Pháp lệnh người cao tuổi –Uỷ ban Thường vụ quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

-

Nguyễn Thuỳ Phương: Nghiên cứu đánh giá mô hình bảo hiểm y tế toàn dân ở Sóc Sơn –
Hà Nội, Tháng 4 năm 2004

-

TS. Lê thị Hồng Phượng, Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH Việt Nam, Hệ thống

bảo đảm xã hội ở Trung Quốc, Nxb, Thống kê, Hà Nội, 2002.


-

Robert J.Gordon: Kinh tế học vĩ mô, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000.

-

Nguyễn Thị Hoài Thu: Giải pháp về tài chính cho y tế, Báo Nhân dân ngày 07 tháng 6
năm 2005.

-

TS. Mạc Văn Tiến, Trần Quang Hùng: Đổi mới chính sách BHXH đối với người lao
động, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1998.

-

PGS.TS. Trần Văn Tùng (chủ biên): Chất lượng tăng trưởng nhìn từ Đông Á, Nxb. Thế
giới, Hà Nội, 2003.

-

PGS.TS. Trần Văn Tùng: Nghịch lý trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Tạp chí
Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5/2003.

-

Trung tâm KHXH và NV Quốc gia: Báo cáo phát triển con người năm 2001, Nxb. Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

-

Trung tâm thông tin nghiên cứu khoa học BHXH (Biên dịch): Hệ thống bảo đảm xã hội ở
Singapo, Philipin, Thailan, Malayxia, Nxb. Thống kê, 2002.

-

Tư duy lại tương lai, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.

-

Winfried Jung: Kinh tế thị trường xã hội, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.

 Tài liệu Tiếng Anh:
-

Fiona Howell – Chief technical advier for purticity of Vietnam in the ILO training course
on social security polici, financing and administration, social security of Vietnam and the
international labour office –1998.

-

ILO office, Giơnevơ, ISBN 92-2-110734-5 - Social seccurity – 1998.

-

WB. Global Development Human 2003.


 Các trang Web:
 HTTP://WWW.GSO.GOV.VN.
 HTTP://WWW.MOI.ORG.VN.
 HTTP://WWW.OECD.ORG.
 HTTP://WWW.PRUDENTIAL_ILC.COM.VN.
 HTTP://WWW. SOCIALSECCURITY.COM.
 HTTP://WWW.SOCIALSECCURITY.ORG.UK.
 HTTP://WWW.UNDP.ORG.


 HTTP://WWW.WORLDBANK.ORG.



×