Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Đại học Quốc gia Hà Nội
2006
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
Luận văn ThS. Kinh tế
Nguyễn Thị Thu Trà
MỤC LỤC
Mở đầu.................................................................................................................
2
Chương 1. Sở hữu trí tuệ và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong
kinh tế thị trường.............................................................................
7
1.1. Sở hữu trí tuệ và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ...............................
7
1.2. Kinh nghiệm của một số nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tụê............
22
Chương 2. Tình hình về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời
gian qua.....................................................................................
34
2.1. Tình hình đăng ký quyền sở hữu trí tụệ ở Việt Nam trong thời gian qua.....
34
2.2. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam......................
51
2.3.Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ...............................
68
Chương 3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động bảo hộ quyền Sở
hữu trí tuệ tại Việt Nam.......................................................
79
3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ..................................
79
3.2. Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan bảo đảm thực
thi........................................................................................................
82
3.3. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ............................................................................................
90
3.4. Trừng trị nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí
......................................................................................................
Kết luận.....................................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................
tuệ
94
97
100
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện cách mạng Khoa học và Công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Một số
nước phát triển nhất đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì tri thức ngày càng trở thành nhân
tố sản xuất hàng đầu và là một loại hàng hoá công cộng. Hiệu quả sử dụng đòi hỏi phải truyền bá
miễn phí các tri thức, nhưng nếu không có phí sử dụng thì không thể khuyến khích sản xuất ra tri
thức. Bởi vậy phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên thế
giới nói chung có tầm quan trọng đặc biệt. Ở Việt Nam nói riêng theo xu hướng tất yếu của tiến
trình hội nhập kinh tế Quốc tế, khung pháp lý để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng
được hoàn thiện.
Số lượng các tổ chức, các nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã tăng
lên đáng kể đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh… Trong số các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đăng ký quyền sở hữu trí tuệ vào Việt Nam
phải kể đến các nước hàng đầu như: Pháp, Đức, Mỹ, Italia, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… Trên
cơ sở xác định cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như
trong nước an tâm hơn trong việc sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam, chống lại việc cạnh tranh
không lành mạnh, cấm sản xuất và buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người
sản xuất và người tiêu dùng. Nhiều đơn vị sản xuất và buôn bán hàng giả đã bị phát hiện và xử
lý.
Tuy nhiên các hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có nhiều hạn
chế như: Số lượng các tổ chức, cá nhân trong nước đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn ít,
chưa tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế, tình trạng vi phạm luật kéo dài gây nhiều thiệt
hại cho chủ sở hữu trí tuệ và người tiêu dùng.
Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt kể từ ngày
26/10/2004 công ước Berne mà Việt Nam cam kết thực hiện để tạo ra môi trường kinh doanh lành
mạnh bắt đầu có hiệu lực.
Trong những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ta đã tích cực nâng cao
hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như các
tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Song thực tiễn cho thấy rằng số
lượng các vụ tranh chấp, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn không giảm mà ngược lại càng gia
tăng.
Từ tình hình trên buộc chúng ta phải nhìn lại một cách thẳng thắn, khách quan về việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
trong thời gian qua, từ đó vạch ra những giải pháp đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của đất
nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Do đó “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với việc
phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trên thế giới việc nghiên cứu sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được các
nước và các tổ chức quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong thời gian qua.
Ở Việt Nam cho đến nay vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn là vấn đề mới mẻ vì vậy việc nghiên
cứu quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn ít ỏi. Trong Thư viện
Quốc gia chỉ có hai luận án tiến sỹ viết về đề tài này:
- Tiến sỹ Lê Xuân Thảo: “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”- Chuyên ngành Luật học.
- Tiến sỹ Nguyễn Thị Quế Anh: “Bảo hộ các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm, dịch
vụ ở Việt Nam dưới ánh sáng của hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)”- Chuyên ngành Luật học.
Năm 2001 - 2005 Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn có một số luận văn thạc sĩ về đề tài này như: Nguyễn Thị Hồng Yến: “Thực thi
quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS/WTO trong so sánh với pháp luật Việt Nam” Chuyên ngành Luật học.
Các đề tài trên đều nghiên cứu dưới góc độ pháp luật chưa đi sâu nghiên cứu dưới góc độ
kinh tế và ảnh hưởng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Năm 2005 tại Học viện Nguyễn Ái Quốc, Ngô Tuấn Nghĩa đã bảo vệ thành công luận
văn thạc sĩ: “Sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường” - Chuyên ngành Kinh tế chính trị nhưng
đó là một đề tài rất rộng nghiên cứu về sở hữu trí tuệ chứ chưa nghiên cứu dưới góc độ bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường.
Thời gian gần đây đã có nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế do Cục sở hữu trí tuệ tổ
chức, đã có nhiều báo cáo trình bầy về từng vấn đề cụ thể về Luật sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống về bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, nhất là phân tích một cách sâu sắc sự tác động của nó đối với
sự phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn là tìm hiểu lý luận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò của
nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Từ đó đề xuất những phương hướng và giải
pháp khả thi nhằm thực hiện nghiêm việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và phân tích tác
động của nó đến sự phát triển kinh tế nói chung.
+ Khảo sát tình hình thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian
qua và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển kinh tế xã hội.
+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu ở tầm vĩ mô để thực thi nghiêm việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu.
Tuy có đề cập cơ sở pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, nhưng luận văn không đi sâu nghiên
cứu pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn làm nổi
bật vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và
sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói riêng.
* Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả, có tham khảo kinh
nghiệm của một số nước về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế Chính trị, nhất là phương
pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, sử
dụng số liệu thống kê.
6. Những đóng góp của luận văn
- Nêu rõ được tầm quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phát triển kinh tế
nói chung và phát triển kinh tế ở Việt Nam nói riêng.
- Khắc họa thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian
qua và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
- Luận giải có cơ sở khoa học một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Sở hữu trí tuệ và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh tế thị
trường.
Chương 2: Tình hình về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động bảo vệ quyền Sở hữu trí
tuệ tại Việt Nam.
Chương 1
SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Sở hữu trí tuệ và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1. Quyền sở hữu trí tuệ
Sang đầu thế kỷ XXI, nhiều nước phát triển trên thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ từ
nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn
minh trí tuệ. Trong bối cảnh đó, tri thức trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế xã hội. Con người có tri thức khoa học và công nghệ cùng với kỹ năng
lao động cao là lợi thế có ý nghĩa quyết định sự phát triển của mọi quốc gia, các lợi thế tự nhiên
(tài nguyên thiên nhiên, nhân lực rẻ, vốn…) ngày càng lui xuống hàng thứ yếu. Chính vì vậy
trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu đối với tri thức hay là quyền sở hữu trí tuệ trở thành
quan trọng nhất hơn cả quyền sở hữu về vốn, tài nguyên thiên nhiên và đất đai. Giá trị xã hội cũ
lấy sản phẩm vật chất làm chủ đạo nay đang được thay thế bằng giá trị mới lấy việc sản xuất
thông tin, tri thức để tiến hành sản xuất làm chủ đạo. Ai nắm được tri thức thì người đó dành
được ưu thế và thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. Đây là tài sản vô hình nhưng có khả năng tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần to lớn, mang lại sức mạnh và ưu thế cạnh tranh cho chủ sở
hữu.
Sở hữu trí tuệ được thể chế hoá thành các quyền cụ thể bao gồm quyền tác giả (đối với
tác phẩm), quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền đối với sự trình diễn tác phẩm) và quyền sở
hữu công nghiệp (quyền đối với phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh
doanh...).
1.1.2. Những đặc điểm của tài sản trí tuệ
+ Thứ nhất: Đó là tài sản vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể và khó kiểm soát.
Tài sản trí tuệ là nguồn khai thác vô tận không bao giờ cạn kiệt, có thể rất nhiều người
chiếm hữu và sử dụng nó mà không làm giảm đi giá trị thực tế của nó. Một tri thức có thể thuộc
quyền sở hữu của nhiều người. Có thể vô số người cùng sử dụng một tri thức mà không ai mất
phần. Một người có thể sử dụng nhiều lần mà không phải trả thêm tiền. Người sau có thể kế thừa
“tài sản trí tuệ” của người đi trước để tạo ra một tri thức mới. Bởi vậy, tài sản trí tuệ là tài sản
khó kiểm soát nhất.
+ Thứ hai: Chi phí cho nghiên cứu rất lớn nhưng sản phẩm lại rẻ.
Ví dụ: Chi phí cho việc nghiên cứu đĩa CD đầu tiên tổn phí hết 50 triệu USD, nhưng đĩa
thứ hai và các đĩa tiếp theo chỉ tốn 3 USD [51].
Như vậy sản phẩm phải được bán với giá bao gồm cả chi phí cho nghiên cứu thì mới thu
hồi được vốn, có lợi nhuận và bản quyền dành cho tác giả. Nếu không những người có phát minh
hay sáng chế sẽ bị phá sản.
+ Thứ ba: Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, một tri thức mới ra đời dễ dàng được lưu
chuyển khắp thế giới. Bởi vậy lợi ích thu được từ tri thức và công nghệ mới không nhất thiết
thuộc về nơi phát minh ra chúng mà tuỳ vào khả năng ứng dụng và việc tổ chức sản xuất ra sản
phẩm với chi phí thấp nhất.
Ví dụ: Hoa Kỳ đã phát minh ra máy quay phim và máy ghi âm, máy fax. Hà Lan phát
minh ra máy CD nhưng phần lớn lợi nhuận của sản phẩm này lại rơi vào tay Nhật Bản [72].
Do những đặc điểm trên việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữ vai trò cực kỳ quan trọng, ở
đây nảy sinh hai xu thế đối lập nhau: Muốn sử dụng tài sản trí tuệ có hiệu quả phải phổ biến
nhanh, rộng rãi và toàn bộ tri thức với giá rẻ, thậm chí bằng không. Nhưng việc sản xuất ra tri
thức rất tốn kém, đòi hỏi phải tạo điều kiện cho những người đã sáng tạo ra tri thức bù lại được
những chi phí và có lãi gắn với việc sử dụng tri thức để họ tiếp tục sáng tạo ra tri thức mới.
Mâu thuẫn giữa một bên là mục tiêu bảo đảm quy mô toàn xã hội được sử dụng tri thức
với một bên là động lực khuyến khích sáng tạo tri thức bằng đãi ngộ vật chất, chỉ có thể giải
quyết bằng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật phải thừa nhận quyền sở hữu trí tuệ của
người đã sáng tạo ra tri thức như một tài sản cá nhân, cho phép họ độc quyền các phát minh,
sáng chế của mình trong một thời gian và không gian nhất định. Hoặc là nhà nước trả cho họ
những chi phí để sáng tạo ra tri thức mới ấy, khi đó họ sẽ từ bỏ quyền chuyên hữu tri thức của
mình, cái đã được sản xuất ra thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích người có óc sáng chế, dọn đường cho những
phát minh tiếp theo. Người phát minh muốn được cấp bằng sáng chế thì phải công bố chi tiết
phát minh của mình và dựa vào những thông tin này, có thể sẽ xuất hiện những phát minh tiếp
theo. Tuy nhiên, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua cấp bằng sáng chế nhiều khi lại hạn chế
việc sử dụng và khai thác tri thức mà nếu được tự do sử dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội
hơn. Do đó thời gian bảo hộ quá dài, sẽ cản trở tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ví dụ: Việc Quốc hội Anh kéo dài thời gian bảo hộ bằng sáng chế cấp cho Watt tới 25
năm đã dẫn tới chỗ Watt cản trở việc ứng dụng hơi nước có áp lực cao vào nghành đường sắt.
Nếu độc quyền của Watt chấm dứt trước năm 1783 thì nước Anh sẽ có đường sắt sớm hơn [84].
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1.
Quản Tuấn An (2002), “Các hiệp định song phương về quyền tác giả đã ký và được thực
hiện tại Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (2-212), tr.35.
2.
Vũ Ngọc Anh (1998), Khái niệm thực tiễn của hải quan Việt Nam trong việc thực thi pháp
luật về sở hữu trí tuệ, Tài liệu hội thảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới 1998.
3.
Nguyễn Thị Quế Anh - Vũ Trọng Lâm (8/2003), “Pháp luật về quyền tác giả ở Liên bang
Nga”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (số 4).
4.
Nguyễn Thị Quế Anh (2004), Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về xác lập
quyền sở hữu công nghiệp, Đóng góp luật dự thảo quyền sở hữu trí tuệ.
5.
Phạm Phi Anh (11/2003), “Thị trường khoa học công nghệ và vai trò của sở hữu công
nghiệp”, Tạp chí Tin tức hoạt động sở hữu công nghiệp, (27+28).
6.
Trần Thị Lan Anh (2004), “Hiệp định TRIPS và những thách thức về thực thi pháp luật
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (3-144).
7.
Nguyễn Mạnh Bách (2001), Tìm hiểu luật dân sự về quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Tổng hợp
Đồng Nai.
8.
Báo đầu tư (8/8/2005), “Bùng nhùng” sở hữu trí tuệ, (94-1361), TP Hồ Chí Minh.
9.
Báo khoa học và phát triển (16 - 22/12/2004), “Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể truy
cứu trách nhiệm hình sự”, (51).
10.
Báo tuổi trẻ Thủ đô (17/3/2006), “Tin kinh tế tham khảo”.
11.
Báo Thanh niên (28/4/2005), “Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm trên thế giới”.
12.
Lê Thế Bảo (2004), Lực lượng quản lý thị trường với công tác đấu tranh chống hàng giả
và hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, Cục sở hữu trí tuệ.
13.
Đỗ Đức Bình (2004), “Quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế
phát triển.
14.
Bộ Khoa học công nghệ (14/7/2004), Chỉ thị số 18/2004/CT - BKHCN của Bộ trưởng Bộ
Khoa học công nghệ về việc tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ và quản lý
chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
15.
Nguyễn Văn Cường (2005), “Một số ý kiến về việc sửa đổi hoàn thiện các quy trình bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ trong dự thảo luật dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, Số chuyên đề pháp luật về sở hữu trí tuệ.
16.
Cục Bản quyền tác giả Văn học nghệ thuật (2005), Báo cáo công tác từ năm 2001 - 2005
và phương pháp hướng nhiệm vụ năm 2006 - 2010.
17.
Cục Sở hữu trí tuệ (2004), Các thông tin khái quát mà các doanh nhân cần biết về sở hữu
trí tuệ - Dự án EC Việt Nam về sở hữu trí tuệ.
18.
Cục Sở hữu trí tuệ (2004), Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ.
19.
Cục Sở hữu trí tuệ, Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.
20.
Vũ Mạnh Chu (2002), “Cục bản quyền tác giả - Một chặng đường”, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, (2-212), tr.7.
21.
Lê Thị Kim Chung (2004), “Cần hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật về sở hữu trí tuệ.
22.
Nguyễn Bá Diến (2003), “Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam
hội nhập quốc tế”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật về sở hữu trí
tuệ.
23.
Phan Việt Dũng (2002), “Quản lý tập thể quyền tác giả và khả năng thực thi ở Việt Nam”,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (2-212), tr.27.
24.
Vũ Thế Dũng (2005), “Quốc tế hóa thương hiệu Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển,
(6).
25.
Đặng Đình Đào (2004), “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”,
Tạp chí Kinh tế phát triển, (10).
26.
Văn Giang (26/4/2006), “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đã đế hồi nóng bỏng?”, Báo Hà
Nội mới.
27.
Nguyễn Thanh Hằng (28/11/2003), “Sự khác biệt về hàng giả và hàng vi phạm quyền sở
hữu công nghiệp”, Tạp chí Tin tức hoạt động sở hữu công nghiệp.
28.
Nguyễn Thanh Hằng (28/11/2003), “Bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa những
quy định pháp luật chưa đồng bộ”, Tạp chí Tin tức hoạt động sở hữu công nghiệp.
29.
Phạm Thị Thu Hà (2002), “Vai trò của quyền tác giả trong đời sống hiện đại”, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, (2-212), tr.31.
30.
Vĩnh Hà (2005), “Bản quyền tác giả trong thời kỳ “kỹ thuật số””, Báo Giáo dục thời đại,
(150 + 151).
31.
Trần Văn Hải - Trần Điệp Thành (2005), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ với sự phát triển
của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hội
thảo quốc tế về sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tháng 12/2005, Hà Nội.
32.
Báo cáo chính và các tham luận tại Hội nghị toàn quốc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ
tháng 9/2004 tại Hà Nội.
33.
Bùi Nguyên Hùng (2002), “Giải quyết khiếu nại về quyền tác giả trong 15 năm (1987 2001)”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (2-212), tr.11.
34.
Nguyễn Mạnh Hùng (2003), “Xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp và yêu cầu đối với
đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số
chuyên đề pháp luật về sở hữu trí tuệ.
35.
Nguyễn Hữu Hiển (2004), “Hiệp định TRIPS, thách thức của Việt Nam trong tiến trình gia
nhập WTO”, Tạp chí Những vấn đề khoa học thế giới, (12-104).
36.
Hoàng Phước Hiệp (2005), “Các quy định của pháp luật Việt Nam cần sửa đổi bổ sung khi
gia nhập WTO và thực hiện hiệp định thương mại Việt – Mỹ”, Tạp chí Pháp luật và Kinh
tế, (6-159).
37.
Bùi Đăng Hiếu (2003), “Quá trình phát triển của khái niệm quyền sở hữu”, Tạp chí Luật
học, (7).
38.
Như Hoa (20/5/2005), “Khắc phục tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm”, Báo nhân
dân.
39.
Đặng Vũ Huân (2005), “Nâng cao vai trò nhận thức xã hội trong hoạt động bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (5-158).
40.
Hồ Ngọc Lâm (2002), “Các quy định hiện hành về quyền tác giả của Việt Nam với tiến
trình thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (2-212),
tr.40.
41.
Ngô Hoàng Liệu - Nguyễn Đức Giao (2001), Bình luận khoa hoạc bộ luật dân sự Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42.
Tô Văn Long (2002), “Hoạt động đăng ký bản quyền tác giả trong 15 năm qua”, Tạp chí
Văn hoá nghệ thuật, (2-212), tr.21.
43.
Nguyễn Văn Luật (2004), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ và cải cách các thủ tục tố tụng tại toà án”, Tạp chí Luật học.
44.
Trần Công Lý (2004), “Những nội dung cơ bản của dự thảo luật sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật , Số chuyên đề pháp luật về sở hữu trí tuệ.
45.
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46.
Hải Minh (9/2004), “Hàng giả - đến tết lại lên”, Báo Dân chủ và Pháp luật.
47.
Quang Minh (2004), “Vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, những thiệt hại đối với doanh nghiệp
và người tiêu dùng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật sở hữu trí tuệ.
48.
Đoàn Năng (2004), “Thực trạng pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, Số chuyên đề pháp luật về sở hữu trí tuệ.
49.
Đoàn Năng (2004), Mối quan hệ giữa các quy định về sở hữu trí tuệ với bộ luật dân sự và
các đạo luật khác có liên quan. Tài liệu hội thảo ngày 28/10/2004 tại Hà Nội.
50.
Đoàn Năng, Yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ.
51.
Nền kinh tế tri thức - Nhận thức hành động. Kinh nghiệm của các nước phát triển và đang
phát triển (2000). Nxb Thống kê, Hà Nội.
52.
Ngô Tuấn Nghĩa (2005), Sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường, Luận Văn thạc sỹ
kinh tế.
53.
Ngô Tuấn Nghĩa (2005), “Vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam: Định hình và khuynh hướng
vận động”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (4-108).
54.
Nhật báo Sài Gòn TPHCM, (7/6/2001).
55.
Đan Nhiễm (26/4/2006), “Hiểu biết về sở hữu trí tuệ còn hạn chế”, Báo Hà Nội mới.
56.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 1992 được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khoá X kỳ họp thứ 12 thông qua
tháng 11/2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), Khoá IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày
28/10/2005.
58.
Phạm Gia Sơn (2004), “Việt Nam trước thềm hội nhập WTO cơ hội và thách thức”, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, (4), tr.39-46.
59.
Nguyễn Thanh Tâm (2004), “Bước đầu đánh giá thực trạng pháp luật về thực thi quyền sở
hữu công nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (6).
60.
Lê Xuân Thảo (11/2003), “Nhu cầu thông tin về sở hữu công nghiệp”, Tạp chí Tin tức
hoạt động sử hữu công nghiệp, (28).
61.
Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sửo hữu trí tuệ, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.
62.
Tất Thắng (2002), “Quyền tác giả và tiếng nói người trong cuộc”, Tạp chí Văn hoá nghệ
thuật, (2-212), tr.47.
63.
Đinh Văn Thanh (2004), “Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam trong điều kiện thế giới hiện
nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4).
64.
Kiều Thanh (2004), “Những khác biệt cơ bản giữa hai lĩnh vực của sở hữu trí tuệ”, Tạp chí
Luật học, (51).
65.
Lê Mai Thanh (2004), Nghĩa vụ điều ước quốc tế của Việt Nam liên quan đến chuyển dịch
quyền sở hữu trí tuệ, đóng góp cho dự thảo luật sở hữu trí tuệ.
66.
Lê Mai Thanh (2004), “Nghĩa vụ điều ước quốc tế của Việt Nam liên quan đến chuyển
dịch quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, (11).
67.
Thông tấn xã Việt Nam (2005), Tin kinh tế tham khảo, (01/6/2005), tr.11.
68.
Thông tấn xã Việt Nam (2005), Tin kinh tế tham khảo, (17/5/2005), tr.9.
69.
Thông tấn xã Việt Nam (2005), Tin kinh tế tham khảo, (24/5/2005) tr.13.
70.
Nguyễn Duy Thuận (5/2006), “Thương hiệu quốc gia từ góc nhìn của người tư vấn xây
dựng thương hiệu”, Tạp chí Tia sáng, (9).
71.
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, Hội thảo tổ chức tại Hà Nội ngày 20 - 22 tháng
8/1998.
72.
Đỗ Thế Tùng (2005), “Tác động của kinh tế tri thức đến quan hệ sản xuất”, Tạp chí Thông
tin những vấn đề kinh tế chính trị, (5, 6).
73.
Nguyễn Anh Tuấn (2004), “Sử dụng thương hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (4).
74.
Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Thưong hiệu quốc gia - tổng hoà của nhiều nhân tố”, Tạp chí
Tia sáng, (10).
75.
Đoàn Văn Trường (2004), “Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế”, Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế, (316), tr.6.
76.
Vũ Lê Trung (2004), “Bảo hộ quyền sở hữu công Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
và những vấn đề nghiệp và vấn đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của công ty
Honda Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (4).
77.
Uỷ ban khoa học công nghệ (2005), Báo thẩm tra dự án luật sở hữu trí tuệ (Trình Quốc
hội tại kỳ họp thứ 7), Báo cáo kết quả giám sát về tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở
nước ta hiện nay.
78.
Thuỳ Vân (2002), “Hoạt động quyền tác giả ở Việt Nam trong năm đầu thiên niên kỷ
mới”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (2- 212), tr.23.
79.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), “Bảo hộ về mặt pháp lý, quản lý và thương mại
hoá”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (3).
80.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Trung tâm thông tin tư liệu (2000), Nền
kinh tế tri thức (Nhận thức và hành động), Nxb Thống kê, Hà Nội.
81.
Viện Thông tin khoa học xã hội (2003), “Tham gia WTO - Cơ hội và thách thức đối với
doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội,
(8).
82.
Mai Thị Hải Yến (2005), Một số vấn đề về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài, Khóa luận
tốt nghiệp đại học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
83.
Vũ Thị Hồng Yến (2003), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS/WTO trong
so sánh với pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội.
Tiếng nước ngoài:
84.
Dominique Foray (2000), Kinh tế tri thức, NXB La Decowerte Daris (Bản dịch, tập 1,
chương V, VI).
85.
Kamul Jdris (2003), Intellectual property- Apower toll for Economic Growth, WIPO,
Geneva.
86.
Trade related Intellectual Property Rights (TRIPS) and Farmefs’Rights.